GIỚI ĐÀN TĂNG
Soạn dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
(Nguyên bản chữ Hán)
MỤC LỤC
- 01. Nghi thức thọ Quy giới
- 02. Nghi thức thọ Ngũ giới
- 03. Phép thọ giới Bát quan trai
- 04. Nghi lễ xả giới Bát quan trai
- 05. Phép truyền thọ giới Sa Di
- 06. Nghi thức thọ giới Tỳ kheo
- 07. Khoa tiết truyền giới Bố Tát
- 08. Nghi thức của Giới sư ni đem Giới tử Ni đến chùa Tăng thọ giới
- 09. Vài điều cần yếu trong khi truyền giới Tỳ Kheo Ni
- 10. Phép lễ cầu thầy truyền giới
- 11. Phép bạch lễ tạ
- 12. Văn phục nguyện (sau khi truyền giới xong)
- 13. Phép kiết giới tràng và đại giới
- 14. Phép kiết giới không mất y
- 15. Phép giải đại giới
- 16. Phép kiết tiểu giới để thọ giới
- 17. Phép giải tiểu giới để thọ giới
- 18. Phép kiết giới tịnh trù
- 19. Phép giải giới tịnh trù
- 20. Phép kiết giới tịnh khổ
- 21. Vài điều cần khi kiết và giải các giới
- 22. Kiết hạ an cư
- 23. Sắp đến ngày an cư
- 24. Phép Thượng tọa đối thú an cư
- 25. Phép đại chúng an cư
- 26. Phép hậu an cư
- 27. Phép tâm niệm an cư
- 28. Phép thụ nhựt ra ngoài giới
- 29. Phép thụ bảy ngày ra ngoài giới
- 30. Phép thọ ngày còn dư ra ngoài giới
- 31. Phép thọ ra ngoài giới nửa tháng hoặc một tháng
- 32. Phép tự tứ
- 33. Phép sám hối
- 34. Phép chính tự tứ
- 35. Phép bốn người trở xuống lần lượt tự tứ
- 36. Phép một người tâm niệm tự tứ
- 37. Phép tu tiến hành đạo và thêm ngày tự tứ
- 38. Phép cho cạo tóc thọ giới
- 39. Phép cho cạo tóc
- 40. Phép cho xuất gia trao giới Sa Di
- 41. Phép cho ngoại đạo cùng ở
- 42. Phép cầu xin y chỉ
- 43. Nghi thức thế phát (cạo tóc)
- 44. Phép Tỳ Kheo Ni nuôi chúng
- 45. Phép Ni chúng trao giới cho Thức Xoa Ma Na Ni
- 46. Phép tự tứ của Ni chúng
- 47. Phép Ni sai người tự tứ đến trong Đại Tăng
- 48. Ngày rằm tự tứ
- 49. Phép gởi dục
- 50. Thọ dục rồi chuyển trao gởi dục cho vị khác
- 51. Phép thuyết dục
- 52. Đi bái tuế
- 53. Ni chúng sắp đến ngày an cư
- 54. Thỉnh Tam Sư Thất chứng
- 55. Có các nạn sự duyên không cho thọ giới
- 56. Nghi thức truyền thọ Thập thiện
LỜI TỰA
Nguyên bộ Giới Đàn này đã ra đời không biết từ thời nào. Đến đời Tự Đức (1847 – 1881) năm thứ 34, có Ngài Tỳ kheo Phổ Tấn học thông kinh luật, thấy bộ Giới Đàn này còn thiếu văn Yết ma, nên Ngài bạch lên Tổ Vĩnh Nghiêm xin nghiên cứu bộ Huyền Ty và bộ Yết Ma Chỉ Nam thêm vào cho đủ để người sau dễ thực hành. Bộ sách này bằng chữ Hán, từ trước đến nay chưa ai phiên dịch ra Việt văn.
Đến nay Hán học làn kém, nếu không phải là người tham học kinh luật uyên thâm, thì không làm sao mà đường được.
Muốn bớt chỗ khó cho đời sau, chúng tôi chẳng thẹn tài hèn, nguyện dịch bộ Giới Đàn ra chữ Việt, để cho sự truyền thọ giới pháp khỏi phải mất nhiều công nghiên tìm tham khảo. Tuy thế, nhưng cần phải thấy làm qua, hay có giải thích mới hiểu biết tường tận.
Trong bản chữ Hán, Ngài Phổ tấn đã sắp xếp lại rất công phu và đối với thời trước cũng rất thích hợp; nhưng đến đời nay xét kỹ lại thấy còn nhiều chỗ thừa, cần phải bớt ra, những chỗ thiếu cần thêm vào. Để cho việc Yết ma truyền thọ được dễ làm dễ hiểu.
Trong bản dịch này, còn nhiều chỗ cần phải để nguyên văn chữ Hán, để khi xướng lễ kêu gọi mới linh động.
Chương sau có đặt để câu văn tác bạch, vấn đáp sẵn sàng, giới tử sẽ tùy phương tiện mà châm chước và lời huấn thị của Giới Sư cũng sẽ tùy thời cơ mà khyến tấn.
Bộ Giới Đàn này có đủ nghi thức trao Tam quy, Ngũ giới, Bát Quan Trai giới, Sa Di giới, Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới và Tỳ Kheo Ni giới.
Việc dịch và sắp đặt lại bộ Giới Đàn này là cả một vấn đề khó khăn, vì phải so trước xét sau và phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm mới dám hoán cải.
Tuy vậy chúng tôi còn mong các bậc cao minh, thấy chỗ nào còn thiếu sót chỉ bảo thêm cho, để bộ Giới Đàn này càng được hoàn bị hơn.
CẨN CHÍ
THÍCH THIỆN HÒA