Ẩm Thực Chay

Duyên ngũ tân

– Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: Này Đại Tuệ! Như vậy tất cả cả loại hành, hẹ, tỏi là vật xú uế, bất tịnh, làm chướng ngại Thánh đạo, cũng chướng ngại nơi thanh tịnh ở thế gian, Trời, người, huống chi quả báo Tịnh độ của chư Phật. Rượu cũng như vậy.

– Lại nữa, trong kinh Niết bàn có dạy: Ngay cả ăn hành, hẹ tỏi, kiệu cũng đều như vậy, sẽ sanh vào đường khổ, là vật xú uế, bất tịnh, làm chướng ngại Thánh đạo, cũng chướng ngại nơi thanh tịnh ở thế gian, Trời, người, huống chi quả báo Tịnh độ của chư Phật. Rượu cũng như vậy, có thể làm chướng Thánh đạo, làm tổn hại nghiệp thiện, hay sanh các lỗi lầm.

– Lại nữa, trong kinh Tạp A Hàm có dạy: Không nên ăn năm loại cay nồng. Năm loại ấy là: hành, hẹ, nén, tỏi, kiệu.

– Lại nữa trong kinh Phạm Võng có dạy: Là người con Phật thì không được ăn năm thứ cay nồng. Hành, hẹ, nén, tỏi, kiệu là năm loại cay nồng nên không được ăn.

– Lại nữa, kinh Ngũ Tân Báo Ứng có dạy: Bảy chúng không được ăn thịt ướp các thứ cay nồng, vì ăn vào mà đọc tụng kinh luận thì sẽ mắc tội. Nếu người có bệnh thì Phật khai cho ra khỏi chùa vào ở nhà bạch y để chữa trị, uống đủ bốn mươi chín ngày rồi xông hương, tắm rửa sạch sẽ, sau đó mới cho phép đọc tụng kinh luận thì không phạm.

– Lại nữa, luật Tăng Kỳ, Thập Tụng, Ngũ Phần đều có dạy: Cuối cùng không còn thuốc nào trị được thì cho Tỳ-kheo bệnh được uống tỏi, cho phép bảy ngày ở trong phòng nhỏ mé chùa, không được nằm giường, nệm của chúng tăng, nhà vệ sinh của chúng và giảng đường đều không được đến, lại không được nhận lời mời thỉnh và ăn trong chúng, không được đến lễ bái Phật, được phép đứng ở đằng xa phía dưới gió mà làm lễ. Qua khỏi bảy ngày thì phải tắm rửa, xông y phục rồi mới được vào trong chúng. Nếu có mụt nhọt, thầy thuốc bảo cần hương để điều trị thì Phật dạy cúng dường Phật rồi, sau đó cho phép được thoa thân, ở chỗ khuất, còn tất cả các việc đều đồng như trước.

error: Alert: Content selection is disabled!!