Nghi Thức Trì Niệm

NGHI THỨC TRÌ NIỆM
(Mật-Tịnh Song Tu)





Đệ tử chúng conKính lạy đức Phật A Di ĐàGiáo chủ cõi tịnh độ Phương TâyXin ngài đem ánh sáng vô lượng
Rọi vào tâm tư conRọi vào tâm thức của các hương linhKhiến cho tất cả chúng conPhiền não lắng yên
Nghiệp chướng tiêu trừTội báo dứt sạchOán kết giải tỏaKính xin ngài thương xót chúng con
Soi chiếu chúng con.Nam mô A Di Đà Phật!

* Trên đường tu MẬT-TÔNG, muốn được hiệu-nghiệm, thì điều cần-yếu là phải: GIỮ GIỚI-HẠNH:

– Hành-giả phải cố-gắng giữ trai-giới, hạn-chế xúc-dục.

– Tâm niệm phải trong sáng, luôn giữ từ-bi, tha-thứ, không ganh-ghét, đố-kỵ, tranh-đấu, hoặc dùng mọi thủ-đoạn xấu, ác (như dùng bùa, ngải, thư, ếm) để hại người, gìn lòng tin-tưởng tuyệt-đối và “HÀNH” theo lời vị Bổn-tôn của Thần-Chú ấy dạy. Phải biết Kính, nhường, luôn “nhớ ơn” và biết “báo-ơn”, nhất là ƠN THẤY, BẠN.

– Không nên khởi Tâm nghi-ngờ nơi Thần Chú (như chú ĐẠI-BI, CHUẨN-ĐỀ, CHÚ HỘ-THÂN, CHÚ DIỆT TỘI vv…..) mà mình đang trì-niệm.


(Dặn:
– Trước tiên rửa sạch tay, mặt.
– Lễ phục nghiêm-chỉnh(8).
– Khi đến nơi đạo-tràng, nơi lễ tụng … thì:

Ấn Kiết Tường (Ấn Cam Lồ)

Hành-giả tay trái dùng ấn “Kiết-tường” (xem đồ-hình, ấn-quyết và chú-giải) vẽ chữ RẢM sắc trắng vào trong lòng bàn tay mặt 3 lần. Kế đến tay mặt cũng kết ấn “Kiết-tường” vẽ vào lòng bàn tay trái y như vậy.

(Ý-nghĩa của việc làm nầy như sau:

 – Bởi vì tay ta thường dơ-bẩn nên phải dùng chữ RẢM màu trắng để rửa cho sạch trước khi bắt ấn, trì chú – Chữ RẢM là tiếng Phạn hàm-ẩn ý-nghĩa của sự thanh-tịnh, còn màu trắng là tượng-trưng cho sự trong sạch).

Nếu không thể bắt Ấn, thì hãy trì ba bộ chú như sau, mỗi câu chú niệm bảy lần trước khi trì chú cũng giúp ba mật tương ưng.

Pháp Giới Chân Ngôn:

“Án phạ nhật la đà đổ một.’’

Thanh Tịnh Chân Ngôn:

” Án lam sa ha.”

Ba Ðàn Chân Ngôn:

“Án hạ hồng.”


Chú Hộ Thân

1/. UM BRUM HÙM

2/. THA LA NA, THA LA NA, BRUM BRUM

 

Chú Hộ-thân và Phương thức quán-tưởng:

– Câu “Um Brum Hùm” là “Nhất-tự Chuyển-luân vương thần Chú” được phối hợp vào bất cứ câu chú nào cũng có công năng làm cho Chơn Ngôn đó mau kiến hiệu và chóng thành-tựu.

– Câu “Tha-la-na, tha-la-na, Brum Brum” câu này còn là “BỊ GIÁP HỘ THÂN”, là áo giáp vô hình giúp hộ Thân, Tâm người tu không bị khảo-đảo, và tăng thêm Thần-lực giúp
được “Minh tâm, kiến tánh và nhận thức được “Tà, Chánh” rõ ràng v.v….

Hành-giả tay bắt ấn, miệng trì-Chú, dùng tâm thanh-tịnh tưởng chữ RÃM (xem hình chữ Rãm) màu trắng, hoặc màu đỏ (dùng để đốt…), màu xanh lá cây tươi (giúp thanh-tịnh, nhẹ-nhàng, trong sạch) hiện ra trước mặt, trên đầu, từ nơi chữ Rãm nầy phóng ra ánh sáng trắng, hoặc xanh, hoặc đỏ… rọi khắp thân thể, hoặc chỗ, nơi nào cần đến v.v…

Mỗi khi trì Chú HỘ-THÂN, 2 tay ta nên bắt Ấn Kim Cang Quyền (phải trì-Chú thật lâu (cho đến khi hành giả cảm thấy nóng ở 2 tay), sau đó mới đem ẤN nầy in vào các nơi sau đây, dùng tâm tưởng chữ ÚM (ÁN) (xem hình chữ ÁN) màu xanh, hoặc đỏ khi đóng ấn vào mỗi Huyệt, miệng phải luôn đọc 7 chữ “HÙM” liên-tiếp nhau, xong đến Huyệt khác cũng đọc y như trên, tâm quán-tưởng chữ ÁN hiện ra ngay Huyệt đó. Lần lượt như thế đóng Huyệt khắp người xong mới thôi. (Phải nhớ luôn để tay mặt nằm trên tay trái (khi đóng Ấn vào những chỗ (Huyệt đạo) nầy):

1. Giữa trán, đỉnh đầu (ngay xoáy tóc), xương gu sau cổ, yết hầu, chấn thủy (giữa ngực), đan điền (dưới rốn khoảng 2 phân), sau thận môn (chỗ thắt lưng).

2. (Phần dưới đây chỉ cần đóng mỗi tay cho mỗi bên): Hai bên màng tang, 2 lỗ tai, 2 bên vai (tức huyệt KiênTỉnh)

3. Bắp đùi (vế), 2 đầu gối, 2 lòng bàn chân

Đây là pháp-thức “trấn huyệt” (đóng huyệt lại) không cho tà ma xâm-nhập vào trong “nội thân” của người tu – vì các chỗ vừa kể trên là những “cửa ngõ quan-yếu” nhất mà Tà Ma ưa dùng đó độn nhập vào trong người để khống-chế (tâm thần), hút chân khí để sống và chiếm-đoạt thân mình để có nơi (nhà) ở, dần-dần mình (người đang tu-hành) biến thành ra Ma, Quỷ lúc nào không hay biết. Khi chết sẽ phải bị đọa vào trong loài quỷ vậy, chớ không được vãng-sanh.

Cho nên, không bao giờ để bất cứ một ai “MỞ HUYỆT” cho mình cả, phải nhớ như vậy chớ quên mà bị hại.

Sư-Tổ (Đại-Ninh) THÍCH THIỀN-TÂM đã thấy biết trước là sau nầy đa phần các người tu và Phật-tử bị Tà-ma dựa, nhập vào khống-chế hết cả… ít có ai được giải-thoát về cõi Phật lắm. Với lòng từ-bi quảng-đại ấy, Ngài mới khai mở ra  Thập Nhị Danh Lễ Sám Diệt Tội  pháp-tu “MẬT-TỊNH”, soạn ra những “THẦN CHÚ” (Đàrani) (Tâm Chú của PHẬT) từ trong “MẬT-TẠNG” (của Đại Tạng Kinh) hầu cứu-độ các Phật-tử có thiện-căn (và chân thật tu-hành) thoát khỏi Ma nạn, mới giữ vững được đường tu, mới bảo-đảm được vãng-sanh về nơi Phật quốc (Cực-Lạc Tịnh-Độ).

Bắt buộc phải kiêm thêm “TRÌ CHÚ” để HỘ thân và tâm không bị KHẢO-ĐẢO mà lạc vào lưới của MA… lấp đi con đường giải thoát sanh tử vậy.

NIỆM PHẬT được bất tư nghì “CÔNG-ĐỨC”,
TRÌ CHÚ được bất tư nghì “THẦN LỰC

Hành giả chỉ chuyên NIỆM PHẬT mà không có TRÌ CHÚ đi kèm, cũng giống như người đang bị đủ thứ bệnh tật…mò-mẫm, lê-lết mà đi, không may gặp phải “GIẶC CƯỚP
(MA) ồ ạt xông đến bắt, chừng đó thì:

Không có TÂM LỰC (không biết dụng tâm), không có SỨC LỰC (để chống trả), không có TRÍ LỰC (để phân biệt chánh tà), lại không có chút THẦN LỰC (nào để đề kháng) cả.
Lúc đó SỢ quá, không còn nhớ NIỆM PHẬT, á khẩu đứng tim mà chết, thần-thức sẽ đi về đâu? Cực-Lạc ư?!

Từ-bi phải có Trí-huệ đi kèm, Niệm Phật phải có Thần-Chú đi kèm (hai cái nầy không thể thiếu một).

Những người mà không có chánh tâm, không chân thật tuhành cần cầu giải-thoát, hoặc có cái TÂM NGHI-NGỜ, PHÂN-BIỆT, XẤU, ÁC v.v.. thì không TRÌ-CHÚ được, sẽ bị “Tẩu hỏa nhập ma” vậy. Cho nên trong thời kỳ “PHÁP diệt”, rất ít có người “dám” Trì-Chú, hoặc biết dạy về Ấn Chú của PHẬT GIA cả.

Có nhiều người “SỢ” không dám Trì-Chú, lại còn phỉ báng và ngăn cấm người Trì-Chú nữa!

Chính Đức PHẬT cũng đã dùng THẦN CHÚ để “hàng-phục Ma quân”, và cứu Đệ-tử của NGÀI ra khỏi Ma nạn.

Vậy Quý THẦY đã dùng THẦN CHÚ gì để SÁI TỊNH hằng ngày, cúng VONG LINH, triệu hồn, thí thực, phóng sanh, diệt tội, vãng sanh, công-phu mỗi sáng v.v…

Hỡi ôi! Có được mấy người chịu TIN, chịu TRÌ-CHÚ?

Hiện nay, đa phần Phật-tử chỉ thích tụng Kinh, niệm Phật, cầu Phước qua ngày và thích ngồi Thiền hơn là trì Chú (tức là tu theo MẬT TÔNG chân-chánh của PHẬT) vậy.

Giờ chúng ta thử nhìn ra ngoài xã-hội mà xem – đã có không biết bao nhiêu người đã, đang bị Tà-ma khống-chế, dựa, nhập…làm cho thế-giới bị đảo-điên hết cả. A-DI-ĐÀ PHẬT ! Khổ thay ! Khổ thay !

Thành-tâm mong mỏi cho mọi người Phật-tử có Tâm chân-thật tu-hành, biết hồi-tâm thức-tỉnh, rồi y theo pháp-môn “MẬT-TỊNH” (do Cố Hoà-Thượng THÍCH-THIỀN-TÂM khai-sáng) mà nhất dạ hành-trì để bảo-đảm cho bước đường “giải-thoát” và “vãng-sanh” trong tương-lai.

Mong mỏi lắm vậy thay!

Kế tiếp bắt Ấn, trì tiếp Chú ÐẠI-BI. Phật-tử nào trì-Chú nhiều, nên phát-tâm trì-Chú ÐẠI-BI từ 21 biến cho đến 108 biến (vào nước để uống), trì tiếng Việt hoặc tiếng Phạm-âm công-đức đều bằng nhau. Nếu nhất tâm và cung-kính, không lâu sẽ được cảm-ứng đạo-giao với Bồ-Tát, Phật.

***

Ấn Kim Cang Quyền

error: Alert: Content selection is disabled!!