GIỚI ĐÀN TĂNG
Soạn dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
doahong

 

PHÉP TỲ KHEO NI NUÔI CHÚNG

Khi bấy giờ các Tỳ Kheo Ni si mê, độ người không biết dạy bảo, không giữ oai nghi, các Tỳ Kheo Ni bạch Phật, Phật quở trách rồi bảo các Tỳ Kheo: Từ nay trở đi cho Ni muốn độ người trao giới Cụ Túc, nên đến trong Tăng 3 lần xin phép độ người. Tăng nên xem xét vị Ni ấy có thể giáo hóa và dưỡng dục được không; nếu không thể được, nên bảo rằng, thôi đừng độ người. Nếu người có trí tuệ có thể kham năng được, Tăng nên bạch nhị Yết ma cho phép độ người.

Khi ấy Tỳ Kheo Ni tân học nghe đức Thế Tôn cho phép độ người, Ni kia liền xin phép độ người, Phật quở trách rồi kiết giới.

Nếu tỳ Kheo Ni chưa đủ 12 tuổi hạ mà trao giới Cụ Túc cho người, phạm oti65 Đọa; cho người y chỉ, nuôi Thức Xoa ma Na Ni, Sa Di NI, đều phạm tội Đột kiết la. Nếu đầy 12 tuổi hạ, Tăng không cho, liền trao giới Cụ Túc cho người, cho đến nuôi Sa Di Ni, phạm tội cũng như thế.

Trong luật tăng Kỳ: Ni nuôi đệ tử cách một thời mưa (cách năm); nếu Ni có phúc đức, có dạy bảo học giới, tuy mỗi năm nuôi chúng đệ tử không tội.

Trong luật Thập Tụng:  Nếu xin Yết ma nuôi chúng, nuôi đệ tử, mà không giáo hóa thuyết pháp, Tăng nên làm Yết ma ngăn đừng nuôi chúng nữa.

Nếu Tăng cho làm Yết ma rồi, mà còn nuôi chúng, nuôi một người, bị một tội Đọa.

­­­­­­­­­­­­

Nếu Tỳ Kheo Ni đủ 12 tuổi hạ, có thể dạy bảo, muốn xin phép nuôi chúng, độ Sa Di Ni, cần phải mỗi mỗi riêng xin. Vì sao? Vì mỗi năm độ đệ tử phạm tội, nên riêng xin cách một năm mới độ, tuy mỗi năm nuôi đệ tử, có thể khỏi lỗi này cho nên cần phải xin riêng. Nếu khi xin, tất cả các pháp nghi đều đồng trong Đại Tăng, chỉ trong một văn Yết ma. Dưới chữ Đại đức chỉ thêm một chữ Ni là khác.

Muốn độ người, cần phải xin phép nuôi chúng. Nên trước lễ thỉnh Đại chúng rồi mới đánh kiền chùy, tập Tăng chúng vấn hòa, việc làm như thường nên đáp rằng: “Yết ma cho nuôi chúng”.

Như thế đáp rồi, Ni cầu xin nên làm lễ ba lễ, quỳ dài chấp tay nên bạch như thế này:

Đại đức Ni nghe, tôi Tỳ Kheo Ni (A) cầu chúng Tăng xin độ người trao cho giới Cụ Túc, xin Tăng cho tôi Tỳ Kheo Ni (A), độ người trao giới Cụ Túc, xin Tăng thương xót cho.           

(Như thế ba lần xin rồi, chúng Tăng nên xem xét người ấy nếu không thể dạy bảo… thì không cho độ, nếu có thể dạy bảo v.v… người Yết ma nên bạch như thế này):

Đại đức Ni nghe, Tỳ Kheo Ni (A) này, nay theo chúng Tăng xin độ người, trao cho giới Cụ Túc, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng nay cho Tỳ Kheo Ni (A) độ người trao cho giới Cụ Túc, bạch như thế, (liền nên hỏi rằng): Tác bạch có thành không?

– Chúng đều đáp rằng : “Thành”.

Lại nói: Đại đức Ni nghe, Tỳ Kheo Ni (A) nay theo chúng Tăng xin phép độ người, trao cho giới Cụ Túc, Tăng nay cho Tỳ Kheo Ni (A) độ người trao cho giới Cụ Túc, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng cho Tỳ Kheo Ni (A) độ người trao cho giới Cụ Túc, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

– Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng: Tăng đã bằng lòng cho Tỳ Kheo Ni (A) độ người trao cho giới Cụ Túc xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

(Được làm phép Yết ma như thế rồi, độ người xuất gia, trao giới Sa Di, giới Cụ Túc, cho người y chỉ, mới gọi là như pháp).

Sơ bộ Căn Bản, bộ Thập Tụng, hai bộ Yết ma, đều nói rằng: “Đại đức Ni”. Trong Tứ Phận, Ngũ Phận, hai bộ Yết ma, hoặc kêu là Đại tỷ (chị cả) hoặc gọi là “A di”. ().

Phụ nữ xuất gia cắt hẳn ân ái, học pháp xuất thế, có thể làm trượng phu trong hàng Nữ lưu, đức hạnh kiêm ưu, huống nữa người thọ Đại giới, liệt vào háng Á Tăng (Tăng thứ hai) không nên như thế tục gọi chị và dì, nên gọi Đại đức Ni là tốt.