CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA DƯỢC SỰ

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Lúc đó vua Vị sanh oán nước Ma-kiệt-đà và các Lật-cô-tỳ ở thành Quảng nghiêm đều tạo cầu thuyền cho Phật qua sông, các rồng suy nghĩ: “ta đọa trong nẻo ác nên tu phước nghiệp bằng cách ngẩng đầu lên nối nhau làm cầu cho Phật qua sông Căng già”, nghĩ rồi liền cùng ngẩng đầu lên nôi nhau làm cầu rồng. Lúc đó Phật bảo các Bí-sô: “trên ba chiếc cầu này, các thầy muốn đi qua cầu nào tùy ý. Ta cùng A-nanđà sẽ đi trên cầu rồng”, một Ô-ba-sách-ca thấy rồi nói kệ:

“Người trí vượt biển cả,
Nương thuyền không làm cầu,
Người ngu thường làm cầu,
Nương thuyền lớn qua sông.
Thế tôn đã qua sông,
Bà-la-môn trên bờ,
Thanh văn nương bè đi,
Bí-sô muốn tắm rửa,
Chỗ nào cũng có nước,
Cần gì phải tìm giếng,
Đoạn trừ gốc tham Ái,
Còn cầu mong gì nữa”.

Qua sông Căng già rồi từ xa thấy cao nguyên, Phật bảo A-nan-đà: “thầy có thấy cao nguyên không, muốn biết nhân duyên, ta sẽ nói cho nghe”, đáp: “xin Thế tôn khai thị”, Phật nói: “cao nguyên này xưa kia là nơi vua Đại khiếu thanh tạo dựng cây phướn báu cao một ngàn tầm được trang trí toàn vàng và châu báu. Dưới cây phướn vua rộng làm bố thí, làm công đức này xong liền quăng phướn báu này xuống sông Căng già, thầy có muốn nhìn thấy phướn báu đó không?”, đáp: “chính là lúc con và các Bí sô đều muốn nhìn thấy”, Phật đưa bàn tay thí vô úy trăm phước có tướng luân chạm vào đất, lúc đó các rồng suy nghĩ: “vì sao Thế tôn chạm tay vào đất”, liền biết Thế tôn muốn cho các Bí-sô nhìn thấy phướn báu nên các rồng lôi phướn báu đó lên khỏi mặt đất cho các Bí-sô nhìn thấy, chỉ riêng có Bí-sô Bạt-đà-ly ưa thích yên tĩnh ngồi nơi vắng vẻ vá y phấn tảo là không nhìn phướn báu. Phật bảo các Bí-sô: “các thầy hãy mau nhìn phướn báu vì không bao lâu nữa nó sẽ ẩn mất”, khi phướn báu ẩn mất các Bí-sô bạch Phật: “Thế tôn, chúng con đều nhìn thấy chỉ riêng có Bí-sô Bạt-đà-ly ưa thích yên tĩnh ngồi nơi vắng vẻ vá y phấn tảo là không đến xem. Đó là do vị ấy đã lìa tham Ái hay do trước đây đã từng nhìn thấy nên không đến xem nữa. Nếu vị ấy lìa dục thì ở đây cũng có người lìa dục, nếu đã từng thấy thì thấy ở đâu?”, Phật nói: “các thầy nên biết, vị ấy đã lìa tham Ái và cũng đã từng nhìn thấy phướn báu này. Thuở xưa có vị vua tên là Khiếu thanh là bạn thân của vua trời Đế thích, vua vì không có con nên lòng thường mong cầu, ngồi chống cằm suy nghĩ: “ta có nhiều của báu, nhiều bầy tôi nhưng lại không có con, sau khi ta chết không có người kế vị”, vua trời Đế thích hỏi rõ nguyên do rồi nói: “xin chớ lo buồn, khi các thiên tử của tôi có tướng chết hiện, tôi sẽ khuyến khích họ xuống làm con của vua”.

Thường pháp của chư thiên nếu ai sắp chết thì có năm tướng suy hiện:

1. Là thiên y dơ bẩn,
2. Là hoa trên đầu héo,
3. Là miệng thở ra hôi,
4. Là dưới hông đổ mồ hôi,
5. Là không thích chỗ ngồi của mình.

Thời gian sau có một thiên tử đã hiện tướng suy, vua trời Đế thích khuyên: “Khanh nên thọ sanh vào bụng phu nhân thứ nhất của vua Khiếu thanh”, thiên tử này nói: “tất cả quốc đều thường gây lầm lỗi, nếu thần thọ sanh nơi đó sẽ làm việc ác, trái với pháp lý và sẽ đọa vào Vô gián, nên thần không muốn thọ sanh vào nơi ấy”, vua trời Đế thích nói: “ta sẽ gia bị cho khanh thường tĩnh giác”, thiên tử này đáp: “Thiên chủ nên biết, chư thiên phóng dật đắm trước dục lạc, làm sao nhớ đến thần”, vua trời Đế thích nói: “tuy là như vậy, nhưng ta hứa sẽ giúp khanh thường tĩnh giác”. Thiên tử này nghe rồi liền thác thai vào phu nhân thứ nhất của vua Khiếu thanh, ngày phu nhân mang thai, vua và mọi người trong cung đều vui mừng reo to. Đủ ngày tháng sanh một bé trai dung mạo đoan nghiêm… cho đến câu vua Khiếu thanh yêu cầu quyến thuộc đặt tên cho bé, quyến thuộc nói: “lúc Thái tử nhập thai, mọi người đều vui mừng reo to nên đặt tên cho Thái tử là Đại khiếu thanh”.

Thái tử Đại khiếu thanh được trao cho cho tám bà vú nuôi dưỡng: hai bà lo việc bú mớm, hai bà lo việc bồng giữ, hai bà lo việc tắm rửa, hai bà cùng vui đùa và được nuôi bằng các thức ăn ngon bổ dưỡng nên mau lớn như bông sen lên khỏi mặt nước, đến tuổi trưởng thành học thông các môn học và 18 môn kỷ nghệ, có trí huệ biện tài. Tất cả vua dòng Sát-đế-lỵ thọ ngôi quán đảnh có oai lực lớn, làm chủ nhân gian khiến cho các vua nước lân bang đều hàng phục và dân chúng được an vui thì phải có đủ tài nghệ như sau: giỏi điều khiển voi, ngựa, chạy xe, giỏi bắn cung tên, thông binh pháp… Giỏi cách bắn cung tên có năm:

1. Là bắn từ xa đều trúng đích.
2. Là nghe tiếng bắn liền có thể giết chết đối phương.
3. Là có thể bắn trúng vào chỗ yếu của đối phương.
4. Là hễ giương cung là bắn trúng.
5. Là bắn thủng được những chỗ cứng chắc.

Thường pháp của Thái tử là khi vua cha còn trên ngôi thì danh tiếng chưa hiển lộ. Thời gian sau vua Khiếu thanh băng, Thái tử Đại khiếu thanh lên nối ngôi, ban đầu dùng chánh pháp cai trị nhưng sau lại dùng phi pháp. Vua trời Đế thích nhắc nhở: “trước đây ta khuyên nhân giả làm con của vua Khiếu thanh, nay Nhân giả không nên dùng phi pháp trị nước, vì làm thế sẽ đọa địa ngục”, vua Đại khiếu thanh nghe rồi liền dùng chánh pháp trị nước, nhưng không bao lâu sau lại dùng phi pháp. Lần thứ hai vua trời Đế thích nhắc nhở như lần trước, vua Đại khiếu thanh nói: “làm vua thường hay phóng dật, đắm trước dục lạc, nghe rồi liền quên. Xin Thiên chủ từ bi lưu lại một vật gì đó để khi tôi nhìn thấy, tôi sẽ làm công đức”. Vua trời Đế thích ra lịnh cho Công xảo thiên (tiếng Phạm là Tỳ thủ yết ma thiên): “ông hãy đến đạo tràng trang nghiêm trong cung của vua Đại khiếu thanh hóa ra phướn báu cao một ngàn tầm được trang trí toàn vàng và các châu báu”, Công xảo thiên vâng lịnh làm theo lời vua trời Đế thích. Lúc đó vua Đại khiếu thanh thấy phướn báu rồi liền cho xây một nhà bố thí để làm công đức, cử người cậu ruột tên là A-thâu-ca lo liệu việc cúng dường. Lúc đó dân chúng trong nước đều thích nhìn phướn báu, đến nhà bố thí thọ bố thí rồi ra nhìn phướn báu mãi, bỏ việc mua bán nên đóng thuế cho vua không đầy đủ. Thấy các đại thần thâu thuế ít, vua Đại khiếu thanh hỏi rõ nguyên do rồi ra lịnh dẹp bỏ nhà bố thí. Thấy nhà bố thí dẹp bỏ, dân chúng tự làm thức ăn mang đến chỗ phướn báu ăn rồi nhìn ngắm, giống như trước bỏ việc mua bán nên đóng thuế không đủ. Vua hỏi rõ nguyên do rồi lập hội bố thí rộng rãi làm các công đức lần cuối cùng rồi quăng phướn báu xuống sông Căng già.

Này các Bí-sô, cậu ruột của vua Đại khiếu thanh là A-thâu-ca nay chính là Bí-sô Bạt-đà-ly, vì ngày xưa đã lo liệu việc cúng dường từng thấy phướn báu nên nay không nhìn nữa”. Lúc đó các Bí-sô hỏi Phật: “phướn báu này sẽ bị hoại diệt ở đâu?”, Phật nói: “Vị lai khi con người thọ tám vạn tuổi, có Chuyển luân Thánh vương tên là Hướng khư cai trị đúng pháp, dùng pháp Thập thiện giáo hóa dân. Vua có đủ bốn binh, có thể hàng phục tất cả, đánh đâu thắng đó, thường tu phẩm thiện là Đại pháp vương và có đủ bảy báu: xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, thần coi giữ phục tàng báu, thần coi giữ quân binh báu. Vua có một ngàn người con mạnh mẽ dũng lực có thể phá tan oán địch chế phục bốn phương. Trong nước dân chúng không ai bị xâm đoạt, người phạm tội không cần dùng dao gậy mà chỉ dùng pháp tuyên lịnh liền điều phục được. Vua có đại thần tên là Thiện tịnh, vợ của Thiện tịnh tên là Tịnh diệu có lòng từ che khắp tất cả. Thời gian sau phu nhân Tịnh diệu này sanh một người con tên là Từ thị, đại thần Thiện tịnh đem tám vạn Manạp-bà mà mình đang dạy cho bốn bộ luận Bệ đà giao cho Từ thị dạy. Lúc đó bốn vị thiên vương đều đem phục tàng và phướn báu dâng cho vua Hướng khư : 1. Là phục tàng Băng kiệt la đến từ nước Yết lăng gia. 2. Là phục tàng Bàn trục ca đến từ nước Mật hy la. 3. Là phục tàng Y lA-bát-la đến từ nước Kiền đa la và 4. Là phục tàng Hướng khư đến từ thành Bà-la-nê-tư. Vua Hướng khư đem phướn báu này ban cho Thiện tịnh, Thiện tịnh lại đem cho Từ thị, Từ thị lại đem cho tám vạn Ma-nạpbà, các Ma-nạp-bà này cùng nhau phân chia, phướn báu vô thường chỉ trong chốc lát. Từ thị thấy rồi liền biết tất cả pháp đều sẽ tiêu diệt, trong lòng lo nghĩ đến trong rừng yên tịnh tu quán, phát tâm đại từ bi, dùng kiếm trí huệ chẳng đứt phiền não, chứng đắc Bồ-đề vô thượng, hiệu là Di lặc Ứng chánh đẳng giác. Khi vị này thành Phật, ngay trong ngày hôm đó bảy báu của vua Hướng khư ẩn mất, nhà vua liền cùng tám vạn quốc vương cũng xuất gia theo; vương nữ báu tên là Tỳ-xá-khư cùng tám vạn cung nhân, thể nữ cũng xuất gia theo, Thiện tịnh cùng tám vạn Ma-nạp-bà cũng xuất gia. Lúc đó Phật Di lặc cùng tám vạn Bí-sô đến núi Tôn túc ở chỗ Bí-sô Ca-nhiếp-ba lưu lại bộ xương, chỉ tay cho cửa núi mở rồi hai tay nâng bộ xương của Ca-nhiếp-ba và nói pháp cho các Thanh văn nghe: Quá khứ lúc con người thọ 100 tuổi có Phật hiệu là thích ca Mâu ni xuất hiện trên thế gian, vị Ca-nhiếp-ba này là Thanh văn ít muốn biết đủ, hành hạnh đầu đà bậc nhất trong chúng Thanh văn, sau khi Phật Thích ca diệt độ, chính vị này đã kiết tập giáo pháp của Phật Thích ca. Lúc đó các Thanh văn của Phật Di lặc nhìn thấy bộ xương của Ca-nhiếp-ba lưu lại đều sanh lo buồn suy nghĩ: “thân này làm sao có thể chứng được các công đức như thế”, do suy nghĩ như vậy nên các Thanh văn này đều chứng quả A-la-hán. Có tất cả 9 ức A-lahán đã chứng hạnh đầu đà đều sanh tâm nhàm lìa, lúc đó phướn báu này ẩn mất”. các Bí-sô bạch Phật: “do nhân duyên gì luân vương Hướng khư xuất thế đồng thời với Phật Di lặc?”, Phật nói do nguyện lực, lại hỏi do nguyện lực gì, Phật nói: “Thuở xưa ở nước Trung Thiên trúc có vị vua tên là Ma-ta-bà dùng chánh pháp cai trị nên đất nước phồn thịnh an vui, trong nước không có kiện tụng, dân chúng ấm no, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa. Ở Bắc Thiên trúc đồng thời có vua tên là Đa tài cũng dùng chánh pháp cai trị nên đất nước phồn thịnh an vui, trong nước không có kiện tụng, dân chúng ấm no, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa. Trong nước Trung Thiên trúc có một đại thần sanh được một trai, vừa sanh ra trên lỗ tai đã có đeo khoen báu, đại thần mở tiệc ăn mừng để đặt tên cho con, do lúc mới sanh đã có đeo khoen báu nên được đặt tên là Bảo quang. Đến khi lớn khôn nhìn thấy cảnh già bịnh chết, Bảo quang sanh tâm lo nghĩ rồi bỏ thế tục vào núi rừng tu tập, ngay ngày hôm đó chứng đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác hiệu là Bảo quang Như lai. Thời gian sau vua Đa tài ở Bắc Thiên trúc cùng các đại thần lên lầu cao, vua hỏi: “có vua nước nào dùng chánh pháp cai trị nên đất nước phồn thịnh an vui, trong nước không có kiện tụng, dân chúng ấm no, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa như nước của ta không?”, lúc đó có một vị từng đến nước Trung Thiên trúc liền tâu: “ở nước Trung Thiên trúc có vua Ma-ta-bà dùng chánh pháp cai trị giống như Đại vương”, vua nghe rồi liền nổi giận bảo các đại thần: “ta muốn thân chinh thảo phạt nước ấy”. Vua Đa tài liền thống lĩnh bốn binh với đầy đủ khí giới tiến đánh nước Trung Thiên trúc, đến sông Căng già đóng quân ở bờ phía nam. Vua Ma-ta-bà hay tin vua Đa tài thống lĩnh bốn binh đóng quân ở bờ phía Nam cũng thống lĩnh bốn binh với đầy đủ khí giới đến sông Căng già đóng quân ở bờ phía bắc. Lúc đó Bảo quang Như lai biết đã đến lúc điều phục hai vị vua này liền đến dừng nghỉ ở bên sông Căng già , ngay trong đêm đó khởi tâm thế gian. Thường pháp của chư Phật là khi khởi niệm thế gian thì vua trời Đế thích, Phạm thiên và Hộ thế thiện thần đều biết ý Phật nên đồng đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên, thân quang của chư thiên này chiếu sáng chỗ đóng quân của vua Ma-ta-bà. Lúc đó vua Đa tài thấy ánh sáng đó rất kinh ngạc liền hỏi quần thần là ánh sáng gì, một vị đáp: “trong nước của vua Mata-bà có Phật xuất thế hiệu là Bảo quang Như lai, hôm nay có chư thiên đại oai đức đồng đến cúng dường nên có ánh sáng ấy”, vua nói: “trong nước của vua Ma-ta-bà có Phật bảo là thắng phước điền xuất thế, chiêu cảm chư thiên đại oai đức đến cúng dường, ta há có thể làm hại vua và dân chúng nước ấy hay sao?”, nói rồi liền sai sứ đến báo với vua Ma-tabà: “mời Đại vương đến gặp vua nước tôi. Đại vương có phước đức lớn nên trong nước có bậc thắng phước điền là Bảo quang Như lai Ứng chánh đẳng giác được chư thiên đại oai đức đến cúng dường. Vua nước tôi muốn gặp Đại vương bắt tay giao ước hòa bình, hai bên không còn lo sợ và đều được an ổn”. Vua Ma-ta-bà nghe rồi còn ngờ vực chưa tin liền đến chỗ Bảo quang Như lai đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, vua Đa tài sai sứ mời con đến để bắt tay giao ước hòa bình, con không biết có nên đi hay không?”, Phật nói: “Đại vương nên đến gặp sẽ được an ổn”, vua lại hỏi: “khi đến gặp con nên thi lễ thế nào?”, Phật nói: “vua ấy có oai lực, vua nên lễ bái trước”. Vua Ma-ta-bà nghe theo lời Phật đi đến chỗ vua Đa tài định lễ bái thì vua Đa tài liền đứng dậy nghinh tiếp, hai bên hỏi thăm nhau rồi cùng hoan hỷ giao ước hòa bình, sau đó cùng đến chỗ Bảo quang Như lai đảnh lễ rồi ngồi một bên, vua Ma-ta-bà bạch Phật: “Thế tôn, trong tất cả các vị vua, ai là bậc tôn quý hơn hết đáng được kính lễ?”, Phật nói: “Chuyển luân Thánh vương đáng được kính lễ”, vua Ma-ta-bà ghi nhớ trong lòng, chắp tay bạch Phật: “cúi xin Thế tôn cùng các Bí-sô thọ con ngày mai thỉnh thực”, Phật im lặng nhận lời. Ngày mai sau khi Phật thọ thực xong, vua Ma-ta-bà liền ở trước Phật chí thành phát nguyện: “con nguyện đem công đức cúng dường Phật và Thánh chúng hôm nay, đời vị lai con sẽ được làm Chuyển luân Thánh vương”, phát nguyện vừa xong liền nghe tiếng thổi loa, Bảo quang Như lai liền thọ ký: “đời vị lai khi con người thọ đến tám vạn tuổi, vua sẽ xuất hiện ở đời làm Chuyển luân Thánh vương hiệu là Hướng khư”, mọi người nghe rồi đều vui mừng reo to lên. Lúc đó vua Đa tài đi chưa xa, nghe tiếng reo hò liền hỏi quần thần nguyên do gì có tiếng reo hò như thế, sau khi tìm hiểu quần thần tâu là vua Ma-ta-bà được Phật thọ ký đời vị lai sẽ được làm Chuyển luân Thánh vương nên mọi người vui mừng reo hò như thế. Vua nghe rồi liền quay xe lại, đến chỗ Bảo quang Như lai đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, trên thế gian này ai đáng được Luân vương lễ bái?”, Phật nói: “Đại vương, chỉ có Như lai Ứng chánh đẳng giác là bậc đáng được Chuyển luân Thánh vương lễ bái cúng dường”, vua nghe rồi liền chắp tay bạch Phật: “cúi xin Thế tôn và các Bí-sô thọ con ngày mai thỉnh thực”, Phật im lặng nhận lời… cho đến sau khi Phật thọ thực xong, vua Đa tài phát tâm đại từ bi trùm khắp thế giới phát nguyện: “con nguyện đem công đức cúng dường này ở đời vị lai được sớm thành Phật, làm thầy của trời người”, Phật liền thọ ký cho vua: “đời vị lai khi con người thọ đến tám vạn tuổi, Đại vương sẽ được thành Phật hiệu là Di lặc đầy đủ 10 hiệu”.

Này các Bí-sô, do nguyện lực này nên Phật Di lặc và Luân vương đồng thời xuất hiện ở thế gian.”. Lúc đó Phật bảo A-nan-đà: “thầy hãy cùng ta đi đến tụ lạc câu chi”, A-nan-đà liền cùng Phật du hành đến nước Phật lật thị dần dần đến tụ lạc Câu chi, dừng nghỉ ở trong rừng Thắng nhiếp phía bắc tụ lạc rồi bảo các Bí-sô: “các thầy nên biết, nếu phá giới cấm thì Tam-ma-địa cũng mất theo. Các thầy hãy tu tập trì giới thì Tam-ma-địa có thể thường còn. Dùng trí huệ ấy tu luyện thân tâm sẽ được giải thoát ba độc. Tu tập như vậy được giải thoát rồi, bậc Thánh hiểu rõ: sanh tử đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không thọ thân sau”. Sau đó Phật bảo A-nan-đà cùng đi đến tụ lạc Na- địa-ca, Anan-đà liền cùng Phật ở nước Phật lật thị du hành đến tụ lạc Na-địa-ca ở trong tòa nhà Quần thị ca. Lúc đó trong tụ lạc này bị bịnh dịch nên người chết rất nhiều, trong số đó có Lục mục thân cận, Cực tinh tấn cận, Thắng đoan nghiêm cận là bậc tối thượng trong chúng đoan nghiêm và các Ô-ba-sách-ca như Hiền thiện, Hiện danh xưng, Thí xưng, Thượng xưng… đều chết vì bịnh dịch. Sáng sớm các Bí-sô đắp y mang bát vào tụ lạc khất thực nghe được tin này, sau khi khất thực xong trở về đến chỗ Phật đem sự việc đã nghe được bạch Phật rồi hỏi: “Thế tôn, những người chết ấy sanh vào trong đường nào?”, Phật nói: “các Ô-ba-sách-ca Lục mục thân cận… đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử nên được hóa sanh, chứng quả Bất hoàn, không còn thối chuyển trong thế giới này nữa. Trong làng còn có 25một Ô-ba-sách-ca khác đã chết cũng đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử… giống như trên ; lại có 300 Ô-ba-sách-ca đã chết, đã đoạn ba hạ phần kiết sử và một phần tham sân si nên chứng quả nhất lai, một lần nữa thọ sanh sẽ đoạn trừ tất cả phiền não; lại có 500 Ô-basách-ca đã chết, đã đoạn ba hạ phần kết chứng quả Dự lưu, không còn đọa trong đường ác, phải bảy lần thọ sanh nữa, luân chuyển dứt rồi sẽ đoạn trừ hất phiền não. Các thầy nên biết, có người sắp chết đến hỏi ta: “sống suông não loạn, không có lợi lạc nhưng hễ có sống thì phải có chết; dù Như lai xuất hiện hay không xuất hiện thì sanh diệt là việc thường có gì lạ đâu”. Nhưng pháp ấy tức là pháp giới, Như lai do thần thông của chính mình, chứng Hiện giác rồi phân biệt chỉ bày rộng nói diệu pháp như sau : Do cái này có nên cái kia có ; do cái này sanh nên cái kia sanh. Do Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục xứ, Lục xứ duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái. Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão tử, ưu bi khổ não. Đây là quá trình sanh ra Khổ uẩn. Do cái này không nên cái kia không ; do cái này diệt nên cái kia diệt. Do Vô minh diệt nên Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thúc diệt nên Danh sắc diệt, Danh sắc diệt nên Lục xứ diệt, Lục xứ diêt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thọ diệt, Thọ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Sanh diệt, Sanh diệt nên Lão tử, ưu bi khổ não diệt. Đây là quá trình diệt trừ Khổ uẩn. Này các Bí-sô, nay Ta sẽ nói kinh Pháp cảnh, các thầy hãy lắng nghe: các thầy hãy sanh tin ưa Chánh giác, đó gọi là Pháp cảnh. Đối với Pháp và Tăng già, các bậc Thánh đủ giới đức trong sạch các thầy đều phải sanh tín kính, đó gọi là Pháp cảnh.”

Lúc đó Phật ở nước Phật lật thị du hành đến tụ lạc Na-trĩ-ca, phu nhân Yêm-một-la ba lợi nghe tin này rồi liền sai con chim Anh vũ tên là Viên diện hiểu được tiếng người, bay đến chỗ Thế tôn hỏi thăm Phật có được ít bịnh ít não và an lạc không; nếu Thế tôn du hành đến thành Quảng nghiêm xin thương xót đến trong vườn Yêm-một-la. Chim vâng lời bay đến chỗ Phật, vừa bay đến thành Quảng nghiêm thì gặp các đồng tử Lật-cô-tỳ ra ngoài thành vui chơi. Thấy chim Anh vũ bay qua, chúng đồng thanh nói: “chúng ta sẽ bắn chết ngươi”, nói xong liền giương cung bắn, nhưng mũi tên lại quay trở lại trên đầu của chúng, chim Anh vũ nói kệ:

“Hai nước là oán địch,
Không bắn chết sứ giả,
Huống chi sứ gặp Phật,
Mà giết hại hay sao ?”.

Các đồng tử cũng nói kệ:

“Mũi tên không sức lực,
Lời ngươi nói hiệu nghiệm,
Nhờ oai đức của Phật,
Ngươi bay đi, đừng sợ”.

Chim Anh vũ bay đền chỗ Phật rồi liên bạch lại lời chủ đã dạy, Phật im lặng nhận lời, biết Phật đã nhận lời chim liền bay về, nhưng bay chưa đến vườn của chủ đã bị con Diều hâu bắt ăn thịt. Sau khi chết, chim được sanh lên cõi trời Tứ thiên vương, sanh lên cõi trời này rồi Thiên tử suy nghĩ: “nhờ gieo nhân lành gì mà ta được sanh lên đây”, liền quán biết là nhờ làm sứ giả của Phật nên bỏ thân súc sanh được thiện báo này, quán biết rồi liền suy nghĩ: “ta không nên để qua đêm mới báo ân Phật”, nghĩ rồi liền trang nghiêm thân và mang các loại hoa trời, vào giữa đêm hiện đến chỗ Phật đảnh lễ và cúng dường, thân quang của vị trời này chiếu sáng khắp trong tụ lạc. Phật biết được căn tánh của thiên tử liền nói diệu lý của bốn Thánh đế khiến cho Thiên tử này sau khi nghe pháp xong được chứng quả Dự lưu. Chứng quả rồi Thiên tử bạch Phật: “Thế tôn đã làm lợi ích cho con, điều này không phải do cha mẹ… cho đến sa môn, Bà-la-môn có thể làm được. Thế tôn là bậc đại thiện tri thức đã cứu vớt con ra khỏi ba cõi, đặt để con vào cõi trời người, hết khổ sanh tử, được đạo Niết-bàn, làm cạn biển máu, vượt khỏi núi xương, núi thân kiến từ vô thỉ đến nay đếu bị phá tan bằng chày trí Kim cang, chứng được Sơ quả. Nay con xin quy y Tam bảo, từ hôm nay cho đến trọn đời thọ trì năm học xứ, cúi xin Thế tôn chứng biết con là Ô-ba-sách-ca”, lúc đó, thiên tử vui mừng giống như người buôn được tài lợi, như nhà nông được trúng mùa, như dũng sĩ chiến thắng địch, như người bịnh được lành, đảnh lễ Phật rồi trở về thiên cung.

Lúc đó Phật bảo A-nan-đà cùng đi đến thành Quảng nghiêm dừng nghỉ ở vườn xoài, Phật bảo A-nan-đà: “thầy hãy đến thành Phệ-xá-ly, khi chân bước đến cổng thành thì đọc chú và nói bài kệ sau đây:

Tì sa la tha, Tì sa la tha, Tì sa la tha, Tì sa la tha, phục đồ phục đồ, lô ca a nổ cam cấp cô a nhược ba dạ để tát phược phục đà a nô mạc để đề na tát phược phục đà ba la, phục đà a nô mạc để na tát phược Ala-hán a nô mạc để na tát phược thức xoa a nô mạc để tát phược thi la phược ca a nô mạc để tát phược tát để phược nịch.

Nô mạt để ba la để ca ma nô mạt để na ca thỉ phược la nô mạt để na nhơn đà la nô mạt để na đề bà nô mạt để na a tố la đà la nô mạt để na a tô la tất lý sái nô mạt để na tát phược phục đà nô mạt để na tì sa la tì sa la tì sa la tì sa la phục đồ lô ca nô can cấp câu miểu bát dã để văn giá đà, dứt tai nạn, đuổi tai nạn, đuổi ma quỷ.

Thế tôn sắp vào, bậc đại tự tại tối thắng tôn cùng vua trời Đế thích, Phạm thiên sắp vào. Chủ thế giới, Hộ thế Tứ thiên vương cùng vô lượng trăm ngàn chư thiên quyến thuộc sắp vào. Vua A-tu-la cùng vô lượng trăm ngàn quỷ thần quyến thuộc có lòng tin Phật cũng sắp vào để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Các quỷ thần chớ gây tổn hại, hãy ra mau, ra mau; nếu có ai khởi tâm ác thì hãy ra mau, ai có tâm từ bi thì được ở lại, ai muốn ủng hộ cũng được ở lại. Vì thương xót hữu tình nên Thế tôn nói chú này:

Tô mẫu, tô mẫu, tô mẫu, tô lô lô mẫu lô mẫu mẫu mẫu lô tô mạc lô mạc tô mạc lô mạc lô mạc lô mạc lô mạc lô mạc lô mạc lô di lý di lý tô lô di lý tô lô di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý tô lữ di lý lý lý lý lý lý lợi lợi lợi lợi lợi lợi di lý di lý di lý di lý di lợi di lợi hạ tư di di lý di lý tư tư nhị căng già la già la ca-tra căng Ca-la Ca-la ca giá căng Ca-la căng Ca-la căng Ca-la căng Ca-la căng Ca-la căng Ca-la căng Ca-la câu lợi xa căng Ca-la căng ca li ca lơi xa lý lý lý lý a lý phá sa lý bô lý bô lý bô lý bô lý bô lý bô lý bô lý bô nại tha nại tha thác ly bố ly bố na tha thác niết lý ca xa thác ly bố ly bô lý niết lý xa thác ba la da tha ly bô ly bố ba la dạ tha.

Thế tôn thương xót thế gian sắp vào thành này để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì từ bi hỷ xả nên nói kệ này; vì thành tựu chư thiên và tất cả chúng sanh nên dùng trí huệ pháp tánh tối thắng mà nói kệ này:

Đoạn trừ các kiết tập,
Xa lìa các tham Ái,
Tâm ấy thường tịch tĩnh,
Có thể được an lạc.
Thế gian nếu có người,
Khéo trụ đạo Niết-bàn,
Nói được tất cả pháp,
Có thể được an lạc.
Lưu chuyển trong sanh tử,
Làm chỗ nương cho người,
Lợi ích các hữu tình,
Có thể được an lạc.
Luôn dùng tâm đại bi,
Nuôi dưỡng các hữu tình,
Thương yêu như con đỏ,
Có thể được an lạc.
Những người đã quy y,
Ở trong đường sanh tử,
Nương theo được thiện lợi,
Có thể được an lạc.
Chứng ngộ tất cả pháp,
Thanh tịnh không nhiễm ô,
Thân miệng ý tịch tĩnh,
Có thể được an lạc.
Dõng mãnh khi xuất hiện,
Làm tăng thêm tiền tài,
Thành tựu các việc nghĩa,
Có thể được an lạc.
Xưa kia khi đản sanh,
Đại địa đều chấn động,
Muôn loài đều hoan hỉ,
Có thể được an lạc.
Đât biến động sáu cách,
Chứng đắc đạo Bồ-đề,
Ma vương sanh sầu khổ,
Có thể được an lạc.
Khéo chuyển bánh xe pháp,
Danh tiếng vang 10 phương,
Nói các lý Thánh đế,
Có thể được an lạc.
Diễn nói pháp vi diệu,
Hàng phục các ngoại đạo,
Nhiếp thọ các hữu tình,
Có thể được an lạc.
Nguyện Phật đem an lạc,
Cho đến trời Đế thích,
Tất cả các quỷ thần,
Thường làm người ủng hộ.
Nhờ công đức của Phật,
Chư thiên đều hoan hỉ,
Các sự việc mong cầu,
Thảy đều được thành tựu.
Thường hộ loài hai chân,
Và các loài bốn chân,
Người đi được an ổn,
Người đến cũng an vui.
Ban đêm được an vui,
Ban ngày cũng an vui,
Không gặp các việc ác,
Tất cả đều an lạc.
Tất cả người thế gian,
Và tất cả chư thiên,
Quỷ, tu la, súc sanh,
Thảy đều không ưu não.
Quỷ thần nào đến đây,
Từ đất hay không trung,
Thường dùng tâm đại bi,
Ngày đêm làm việc lành.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18