NÓI SƠ LƯỢC
KHEN NGỢI MỘT BÀI TỤNG SAU CÙNG TRONG KINH BÁT NHÃ

Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh Đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Sư Nghĩa Tịnh nhân lúc dịch và giải thích xong bài tụng Bát-nhã của Bồ-tát Vô Trước, có giải thích chín dụ của Đại sĩ, có thể nói văn tụng rất sâu xa, nghĩa lý mầu nhiệm ngắn gọn, bản thân sư mà không vui, thì ai phát được minh tuệ đây?Nhưng sự tướng Thừa ở Tây Vực nói: Bồ-tát Vô Trước xưa ở tầng trời Đỗ-Sử-đa chỗ Đức Từ Thị, đích thân thọ tám mươi bài tụng, giảng nói pháp yếu Bát-nhã, thuộc về nghĩa lý của tông Du-già, nói nghĩa Duy thức, bèn cho dạy lưu truyền ở Ấn độ, các vùng như Diễm-hách Phù-tang ở Kim Ô, nghĩa lý được mở mang ở Thần Châu, đồng với ánh sáng của thỏ ngọc trên đỉnh núi.

Nhưng kinh Kim Cương Năng Đoạn, bên phương Tây mới có giải thích nhiều, mà khảo sát đầu tiên về Kim Cương thì bài tụng nầy có đầu tiên, nên chính Đại Sĩ Thế Thân giải thích bài tụng nầy. Tuy ở Thần châu đã dịch xong, mà nghĩa dường như còn thiếu, nên ngài Thế Thân nghiệm xét hội hợp bàn luận, nói lại lý mầu ấy, rất phù hợp vừa ý. Lại dịch ra kinh nầy, Bồ-tát Thế Thân giải thích nghĩa bảy môn Bát-nhã, mà ở chùa Na-lan-đà truyền bá luận ấy rất thạnh hành, nhưng người tìm đầu mối u huyền đối với nghĩa khó mà suy lường được.

Bấy giờ, có Pháp, sư Sư Tử Nguyệt soạn lời giải thích luận nầy.

Lại có danh sĩ học rộng ở Đông Ấn-độ tên là Nguyệt Quan, Ngài xem xét hết các nhà dịch cũng giải thích nghĩa cho họ, ý của các nghĩa nầy đều phù hợp với ba tánh, nhưng khác với Trung Quán. Lại có giải 10 thích riêng, nhưng thuận theo ngài Long Mãnh, thì không khế hợp với Du-già. Du-già thì chân có tục không có, ba tánh làm gốc, Trung Quán thì chân vô tục có, thật hai đế làm đầu, đại tông Bát-nhã bao gồm hai ý nầy, cho đến Đông Hạ thì đạo chia ra Nam Bắc, phương Tây thì nghĩa tánh riêng có không, đã biết chia ra giềng mối, lý không xen lẫn, đều y theo ý chỉ bậc Thánh, thật khéo cạnh tranh trái ngược, nhưng một bài tụng cuối cùng chép:

“Tất cả pháp hữu vi
Như sao băng đèn huyễn
Sương mộng, bọt điên mây
Nên tác quán như vậy,

Mà văn giải thích đã ẩn ý, e cho người sưu tầm còn mờ mịt, do mươi tám việc dụ, nhờ làm mười tám đề, trông mong sứ triều xem xét, ngõ hầu tiêu dứt lưới ngăn trệ của Tiêu thần, đích thân được thọ ký trong đêm, không bao giờ có việc đè kiếm, nhưng chín việc như thấy v.v… tức cõi sinh tử. Bậc Đại Sĩ hiểu rõ như các ngôi sao, cho nên ở mà không đắm, trí không trụ bến mới, sánh bằng nước động của sen hồng, thương xót thay không ở chỗ viên tịch, như bị chìm ngọc trắng, do đó đáp Niết-bàn Vô Trụ trình bày chín dụ rằng.

1. Nói về thấy.

Quán thấy như sao trong đêm dài vọng chấp.

Tâm thấy cảnh đêm dài.
Vọng chấp tối lâu dài.
Ba tâm vừa mới phát.
Hai phần thảy đều trừ.

2. Dụ sao.

Sao dụ cho thấy đâu mà có sáng không.

Cây sao cảnh suốt đêm.
Sắc liễu sáng dịu dàng.
Nếu ngàn tia sáng phát.
Sáng mai thảy đều trừ.

3. Nói về cảnh.

Cảnh đạo như nhặm mắt vọng thấy hoa đốm trong hư không.

Cảnh sắc đều chướng ngại.
Vọng thấy có bụi trần.
Chỉ do sức chân trí.
Không còn thấy hoa cuồng.

4. Dụ mắt nhặm.

Dùng mắt nhặm để dụ cho cảnh vốn không, không nên vọng chấp.

Không hư vốn vô chướng.
Cảnh tịnh, tánh không vết.
Chỉ do sức mắt nhặm.
Liền thấy hoa trong không.

5. Nói về thức.

Nói thức như ngọn đèn, không bao giờ tắt.

Thấy khởi, khởi không thôi
Vọng sinh sinh không cùng.
Dính mắc chết trong cung
Do nương năng lực thức.

6. Dụ về đèn.

Dùng ngọn đèn để dụ cho lửa mạnh của thức không cùng.

Ngọn lửa phát không thôi.
Phát sáng, sáng không cùng.
Đuốc sáng giữa bầu trời.
Bởi nhờ năng lực dầu mở

7. Nói về cõi.

Nói cõi như huyễn, nương nghiệp phát sinh mà hiểu hết.

Sự nghiệp khéo trang sức.
Do mê sinh các tướng.
Vọng chấp quyết chẳng chân.
Giới thể toàn luống dối.

8. Dụ về huyễn.

Huyễn dụ cho giới, nhờ sư tượng khởi, rốt cuộc thì vô.

Nhà ảo thuật khéo léo.
Làm hình tướng giả tạm.
Thể quả bóng chẳng chân,
Chỗ thấy đều luống dối.

9. Nói về thân.

Thân như thể sương móc, không dững trụ lâu dài.

Bỏ thân sinh chỗ hiểm,
Gởi mạng chết dưới sông.
Đêm trên núi lơ lửng.
Lại tiếng gió vi vu.

10. Dụ sương móc.

Sương móc dụ cho thân, gặp gió thì tan biến.

Như châu trên đầu cỏ.
Giọt sương ở trong hoa.
Thương tiếc động rừng đêm.
Đều tan tác theo gió.

11. Nói về thọ dụng.

Nêu dụng như bọt bóng căn, cảnh, thức đối đãi.

Cõi trần chứa căn sắc.
Nương gá vào tâm hạnh.
Thật do ba xúc hợp.
Bèn khiến ba thọ sinh.

12. Dụ bọt nước.

Dùng bọt nước để dụ, tạm thời như giọt nước tan theo gió.

Trong ao mặt nước bằng.
Giọt nước rơi theo gió.
Chỉ do ba việc hợp .
Dù muôn bọt nước sinh.

13. Nói về lỗi.

Nói lỗi như mộng do suy nghĩ mà khởi.

Quá khứ tuy vô cảnh.
ÝSuy nghĩ cũng thông.
Bèn ở trong gang tấc.
Lại thấy dung chín thành.

14. Dụ mộng.

Mộng dụ cho lỗi do nhớ tưởng liền sinh.

Ban ngày thường duyên cảnh
Ban đêm ghi nhớ hết.
Nên khiến trong giấc ngủ.
Nhớ lại được thời xưa.

15. Nói về hiện tại.

Nói hiện tại như điện chớp chỉ tạm thời có.

Muôn tượng như điện chớp.
Ánh sáng bốn tướng thảy.
Đâu biết chỉ một niệm.
Vọng chấp có ba thường.

16. Dụ điện chớp.

Điện chớp dụ cho hiện tại bỗng chốc liền mất

Tiếng sấm sét khắp nơi.
Sấm nổi phát ánh sáng.
Sát-na trong một niệm.
Ngay thể tự vô thường.

17. Nói về sau cùng.

Nói về cuối cùng như mây bản thức, giữ gìn được hạt giống

Tạng thức không đầu cuối.
Sóng tình từng lượm khỏi
Bởi vì có tham ái.
Kèm giống định đâu nghi.

18. Dụ mây.

Mây dụ cuối cùng tự thể bao gồm thấm nhuần

Mây lành dồn hết lại.
Mây bay cảnh xán lạn.
Hoa quang rất đáng yêu.
Đều thấm nhuần vô nghi.

19. Lại dùng một câu bao gồm sự và dụ, rút ra yếu nghĩa kia mà thành một bài soạn:

Thấy tâm trí diệt như sao lặn.
Mê cảnh chân hết, mắt hết nhặm.
Khởi tưởng do thức như ngọn đèn.
Cõi có nương nghĩ đồng xe huyễn.
Một thân tạm thời đồng sương móc.
Ba thọ bỗng hiện đồng giọt nước.
Nhớ quá khứ mộng liền hiện.
Vọng chấp hiện tại như điện chớp.
Đã biết mưa thấm ở trong mây.
Chúng tánh thường nương vào tạng thức.

20. Kế sau là riêng y cứ ba tánh ba thân chân trụ Bát-nhã, để nói chín dụ quán hạnh, giải thích chín việc:

Ai quán sanh giới đều như thế.
Người trí nên làm việc chân thường.
Chân thường thật không huyền.
Viên thành ở trước mắt.
Hai thể giác thảy đều buộc không.
Hoàn toàn chẳng phải trăng treo gương.
Lúc trăng treo gương không suy nghĩ.
Chỉ làm duyên khác sinh chỗ phước.
Duy thức sơ tâm làm chỗ nương.
Sau chân như, niệm không chỗ nương.
Không nương tức Bát-nhã.
Thắng tục quên chân giả.
Bến phước như thuyền , bỏ mà không.
Bi trí theo sinh xả không xả.

Nói sơ lược về khen ngợi bài tụng sau cùng trong kinh Bát-nhã.

(HẾT)