CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA DƯỢC SỰ

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

Các đại đệ tử nói nhân duyên nghiệp báo (tt):

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Bạc-câu-la: “cụ thọ Tài ích đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Bạccâu -la nói kệ:

“Xưa ở thành Thân huệ ,
Tôi làm người bán thuốc,
Tỳ-bà-thi trụ thế,
Tôi đem thuốc cúng dường,
Đức Phật và chúng Tăng,
Ai đến xin cũng cho,
Thuốc rễ thân lá hoa,
Đều đem cúng chúng Tăng,
Trong ba tháng an cư,
Tùy cúng thức ăn uống.
Ai cúng Ha-lê-lặc,
Cho các vị Bí-sô,
Trong 91 kiếp,
Không đọa ba đường ác.
Do quả báo cúng thuốc,
Được quả thù thắng này.
Tuy cúng chút ít thuốc,
Thọ lạc đến vô cùng.
Ai cúng ha lê lặc,
Sanh thiên thọ thiên lạc,
Do nghiệp báo sót lại,
Được sanh trong loài người,
Sanh vào nhà Hữu học,
Không thọ đồ cúng dường,
Chỉ trong ba ngày đêm,
Thông suốt ba tạng kinh,
Chỉ đắp y phấn tảo,
Và thích A-lan-nhã,
Không thích chỗ ồn náo,
Tôi nay 160 tuổi,
Thân chưa từng có bịnh,
Do nhờ cúng ít thuốc,
Thường hưởng vui trời người.
Bạc-câu-la trước chúng,
Tự nói nghiệp báo xưa,
Ngồi yên trong hoa sen,
Trong ao lớn Vô nhiệt”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Tôn giả: “cụ thọ Bạc-câu-la đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Tôn giả nói kệ:

“Xưa làm người thuộc da,
Nhớ nghĩ việc đời trước,
Năm ấy gặp đói kém,
Nấu da làm thức ăn,
Để giữ gìn mạng sống.
Sau có một sa môn,
Từ xa đến khất thực,
Tôi khởi lòng tịnh tín,
Cúng thức ăn da này,
Vị Độc giác ăn xong,
Bay vọt lên không trung,
Tôi phát tâm thanh tịnh,
Chắp tay rất cung kính,
Thấy thần biến này rồi,
Càng khởi tâm ân trọng,
Nguyện cho con đời sau,
Thường gặp bậc Thánh này,
Được quả báo thù thắng,
Giống như bậc Thánh này,
Thể vật thí không sắc,
Cũng không hương và vị,
Người thấy, tâm thanh tịnh,
Đem cúng thức ăn này.
Tuy chỉ cúng chút ít,
Được quả báo vô lượng,
Hưởng vui cõi trời người,
Được thân người thù thắng.
Đây là thân sau cùng,
Được sanh trong loài người,
Thừa sự Đại đạo sư,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Xưa kia tôi phát nguyện,
Chứng được quả vô thượng,
Nay chứng A-la-hán,
Hết nóng được mát mẻ.
Tôi tên Đại Tôn giả,
Nay đối trước Thánh chúng,
Tự nói nghiệp báo xưa,
Trong ao lớn Vô nhiệt”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo các cụ thọ Ưu-lâu-tầnloa-ca-diếp, Na-đề-ca-diếp, Già-da-ca-diếp: “cụ thọ Tôn giả đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt các cụ thọ”, ba cụ thọ cùng nói kệ:

“Xưa chúng tôi là ba thương chủ,
Cùng đi chơi với các anh em,
Gặp tháp thờ đức Phật Ca-diếp,
Bị hư lở, sụp đổ gần hết,
Chúng tôi kêu gọi các thương nhơn,
Xây dựng tháp này lại cho mới,
Sau đó cùng nhau xây tháp lại,
Chúng tôi treo lọng báu trên tháp,
Chính do nghiệp lành thù thắng này,
Được sanh lên trời hưởng thiên lạc,
Trên trời hết phước sanh làm người,
Lại được giàu sang thường an lạc.
Nay gặp Thế tôn Đẳng chánh giác,
Được xuất gia trong giáo pháp Phật,
Thế tôn ở bên sông Ni liên,
Vận thần thông, hiện đại thần biến,
Chúng tôi nhờ chỉ bày chánh pháp,
Được vào cung Vô thượng Niết-bàn.
Do kính trọng giáo pháp Đại sư,
Nên treo lọng báu trên tháp Phật,
Do các thiện căn sai biệt này,
Nên hết nóng bức, được mát mẻ.
Nhóm Ưu-lâu-tần-loa-ca-diếp,
Ở trước các tôn giả kỳ túc,
Tự nói nhân duyên nghiệp báo xưa,
Ngồi tòa sen trong ao Vô nhiệt”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Danh xưng: “các cụ thọ Ưu-lâu-tần-loa-ca-diếp… đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Danh xưng nói kệ:

“Xưa tôi từng làm người bán hương,
Khéo phân biệt được các tánh thuốc,
Có một chỗ tôi mua hương và thuốc,
Vì nàng ấy hết sức xinh đẹp,
Khiến ai thấy cũng sanh tham dục,
Do tôi thấy nàng ấy xinh đẹp,
Bất giác tâm tôi sanh Ái nhiễm,
Ôm lấy nàng ấy làm việc dâm.
Do nghiệp ác này sanh ác đạo,
Sau được thân người, tay thường liệt,
Trong 500 đời thường chịu khổ.
Nay được thừa sự Phật Thế tôn,
Theo Phật xuất gia để học đạo,
Đã được chứng quả A-la-hán,
Trừ hết nóng bức, được mát mẻ.
Tôi nhớ nghĩ nghiệp ác đời xưa,
Đã qua 100 kiếp, nghiệp vẫn còn,
Nay đã đắc thần thông,
Do nghiệp còn sót lại,
Nên cánh tay trái tôi,
Không bằng cánh tay phải.
Dù là nam hay nữ,
Cướp vợ hay đoạt chồng,
Thường đọa trong địa ngục,
Chịu đau khổ dữ dội.
Hãy xa lìa vợ người,
Như xa ngọn lửa hừng.
Cho nên người có trí,
Chỉ vui với vợ mình.
Cần phải quán sát kỹ,
Nếu tham nhiễm vợ người,
Thường chịu khổ địa ngục,
Không lúc nào ngừng nghỉ.
Do tôi gây tội này,
Bất cứ sanh chỗ nào,
Cũng thọ quả báo ấy,
Ở trong Nại lạc ca.
Đây là thân sau cùng,
Vào giai vị Vô thượng,
Giải thoát tất cả khổ,
Hết nóng được mát mẻ.
Muốn cầu được an lạc,
Không nên dâm vợ người.
Giải thoát các phiền não,
Được an lạc vi diệu.
Tôi Bí-sô Danh xưng,
Ở trước các kỳ túc,
Tự nói nghiệp báo xưa,
Trong ao lớn Vô nhiệt”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Hỏa sanh: “cụ thọ Danh xưng đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Hỏa sanh nói kệ:

“Xưa khi tôi ở thành Thân huệ,
Có Phật chánh giác Tỳ-bà-thi,
Lúc đó tôi tên Vô sở trước,
Tôn quý nhật ở trong chúng nhơn.
Phật có 62 vạn chúng,
Đệ tử Thanh văn cùng vây quanh,
Tôi thỉnh Thế tôn Tỳ-bà-thi,
Và các đệ tử trong ba tháng,
Lúc đó quốc vương thành Thân huệ ,
Cũng thỉnh Thế tôn và đệ tử.
Cho nên tôi cùng vua thành ấy,
Cách ngày thiết thực để cúng dường.
Đến ngày tôi, cúng dường gấp bội,
Cho Phật và các chúng Thanh văn,
Như thế cúng dường ba tháng xong,
Tôi và vua đều cùng cúng dường.
Vào ngày cuối cùng vua thiết hội,
Ở trong cung của thành Thân huệ,
Cúng dường trăm vị món ăn ngon,
Y phục, ngọa cụ và vật báu,
Còn đặt tòa cao trong vườn hoa,
Tòa ấy trị giá trăm ngàn vàng,
Thức ăn, y phục cũng như thế,
Thiết cúng cho mỗi vị Bí-sô,
Trị giá không thể nào tính được.
Voi và ngựa đều được trang sức,
Dùng lưới kim tuyến trang nghiêm thân.
Trước mỗi vị tăng đều có lọng,
Thứ lớp chỗ ngồi đều đầy đủ.
Thể nữ trong cung được trang điểm,
Dùng hương Chiên đàn thoa thân thể,
Đều cầm bình vàng đựng nước thơm,
Đứng hầu ở chỗ Bí-sô tăng.
Sau cùng khi dâng lễ vật cúng,
Vua tự tay dâng cho Phật và tăng.
Khi tôi đang xem vua cúng dường,
Liền nhất tâm chánh niệm tư duy:
Ẩm thực thượng diệu đều lo được,
Tòa báu trang nghiêm thật khó làm,
Lại còn vật dụng thượng diệu khác,
Voi nhựa như vua kiếm đâu ra.
Tôi vừa suy nghĩ như vậy rồi,
Vua trời Đế thích liền hiện đến,
Lúc đó vua trời nói với tôi:
Lành thay, ta sẽ giúp cho ngươi.
Sau khi vua trời nói lời này,
Liền hóa ra vườn rừng tối thắng,
Vườn ấy hết sức là tuyệt đẹp,
Tòa ngồi chư thiên thật trang nghiêm,
Lại đem y phục của cõi trời,
Dâng cúng Phật và Bí-sô tăng.
Trước thỉnh Thế tôn Tỳ-bà-thi,
Và các chúng đệ tử Thanh văn.
Lúc ấy vua trời và chư thiên,
Voi báu bậc nhất đều hiện đến,
Mỗi vị tay cầm lọng báu trời,
Ở trong hư không che đầu Tăng.
Đem thức ăn cõi trời,
Cúng dường Chơn Thánh chúng.
Hưởng vui cõi trời người,
Trong 91 kiếp,
Không đọa ba đường ác.
Do nghiệp thiện đời trước,
Cảm quả thân mềm mại.
Nay thọ thân sau cùng,
Sanh tại thành Vương xá,
Trong cung vua Ảnh thắng ,
Gia tộc thế lực nhất,
Vua và đại phu nhân,
Thương yêu và nuôi dưỡng.
Quần thần đều yêu mến,
Người trong nước cũng vậy.
Trên trời thường thọ lạc,
Nay thọ sanh cõi người,
Thọ lạc như cõi trời.
Vô thượng Đại đạo sư,
Chánh giác Mâu ni chủ,
Vì điều phục nhơn thiên,
Nên đến thành Vương xá.
Tôi nghe tin Phật đến,
Trong lòng rất hoan hỉ,
Liền đến chỗ Như lai,
Đã thấy Thế gian đăng,
Bậc giữ đuốc sáng mãi,
Tôi từ trên xe xuống,
Đi bộ đến chỗ Phật,
Cung kính đảnh lễ Phật,
Thâm tâm tôi vui vẻ,
Tôi ngồi qua một bên,
Chiêm ngưỡng Đại từ tôn,
Vô lượng trời và người,
Đang cung kính vây quanh.
Thế tôn bảo tôi rằng:
Ngươi nên đoạn triền phược,
Vô thượng Thiên tôn sư,
Vì từ bi đến đây,
Nói pháp bốn Thánh đế,
Người nghe được khai ngộ.
Tôi nghe rồi liền bạch:
Xin Chánh giác Thế tôn,
Cho phép con xuất gia,
Được thành tánh Bí-sô.
Vô thượng Đại từ phụ,
Bậc không ai sánh bằng,
Thương xót gọi: “Thiện lai”,
Nói xong, thành Bí-sô,
Siêng năng không phóng dật,
Khổ hạnh mà tu tập,
Liền chứng quả vô sanh,
Được vào cung Niết-bàn,
Thừa sự Đại đạo sư,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Chứng quả A-la-hán,
Hết nóng được mát mẻ,
Thoát khỏi biển ba cõi,
Vượt qua sông sanh tử.
Tất cả khổ lo buồn,
Do đây đoạn trừ hẳn.
Tôi Bí-sô Hỏa sanh,
Đối trước chơn Thánh chúng,
Tự nói nghiệp đời xưa,
Trong ao lớn Vô nhiệt,
Ngồi yên trên đài sen”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Hộ quốc: “cụ thọ Hỏa sanh đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Hộ quốc nói kệ:

“Xưa có vua tên Kiết cơ lợi,
Chủ nước Ca thi làm lợi dân,
Tôi là con nhỏ nhất của vua,
Vua xây tháp lớn để thờ Phật,
Sau đó bảo người con nhỏ nhất,
Tự thân cầm lọng dâng cúng Phật,
Nghe vua cha dạy, tôi hoan hỉ,
Sắp đặt lọng báu rồi phát nguyện,
Chính do nhân duyện nghiệp thiện này,
Được thọ diệu lạc cõi trời người,
Thân thường có ánh sáng tối thắng.
Đời này thọ thân người sau cùng,
Sanh ra trong đại thành Thương khố,
Ở trong gia đình giàu có nhất,
Tôn quý bậc nhất ở thế gian.
Ai thấy cũng vui mừng cung kính,
Quả báo thù thắng hiện theo thân,
Sắc tướng trang nghiêm, tâm yên tĩnh,
Mọi thứ thọ dụng đều đầy đủ,
Không thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Trước trưởng lão, Bí-sô Hộ quốc,
Tự nói nhân duyên nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Sa để: “cụ thọ Hộ quốc đã nói bổn nghiệp xong, nay đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Sa để nói kệ:

“Xưa ở thành Vương xá,
Vua tôi rất giàu sang,
500 tiên nhơn đến,
Đều cùng nhau cúng dường.
Lúc đó tôi ra lịnh,
Chuẩn bị làm thức ăn,
Để cúng các tiên nhơn.
Thứ lớp phân cho tôi,
Tôi là người đứng đầu,
Nên cúng Tiên trước nhất.
Gia đình tôi lo liệu,
Đủ 500 phần ăn,
Đem cơm này cung cấp,
Cho các vị tiên nhơn.
Khi đem cơm cúng dường,
Tôi sanh tham tiếc, nghĩ:
Anh chị em của ta,
Vợ, con cái, bà con,
Ta còn không cho ăn,
Tiên này ngồi ba tháng,
Sẽ hao tốn rất nhiều,
Huống chi 500 người,
Ta cần phải làm cho,
Vị tiên này qua đời,
Nếu vị ấy chết rồi,
Ta không hao tốn nữa,
Không mắc tội giết Tiên.
Nghĩ việc ác này rồi,
Tôi nấu nước tiểu ngựa,
Hòa vào trong thức ăn,
Đưa cho Tiên này ăn.
Tiên ăn rồi mắc bịnh,
Gan ruột lộn ra ngoài,
Tiên chết rồi mới biết,
Tiên là người đắc đạo.
Lúc đó các Long thần,
Đều cùng la to rằng:
Thương nhơn này tội nặng,
Giết Tiên chết oan uổng,
Độc giác đã tự tại,
Bậc tịch tĩnh vô lậu.
Bà con đều giận tôi,
Nói rằng tôi đã gây,
Một nghiệp ác rất nặng,
Vì đã giết Tiên nhơn.
Tôi nghe rồi ưu sầu,
Đến các Tiên nhơn khác,
Chí thành xin sám hối.
Sau khi sám hối xong,
Cúng dường 500 vị,
Khiến đều được no đủ.
Sau đó tôi phát nguyện:
Nguyện con ở đời sau,
Nhờ phước cúng dường này,
Được giải thoát như thế,
Nguyện lìa các ràng buộc,
Không sanh nhà bần cùng.
Do tôi sanh tâm ác,
Đã hại chết Độc giác,
Nên sau khi tôi chết,
Đọa vào trong Địa ngục,
Ở đó cả ngàn năm.
Sau được sanh làm người,
Có tuổi thọ ngắn ngủi,
Tuy có nhiều của cải,
Bố thí cho nhiều người,
Nhưng mắc bịnh đường ruột,
Vì thế mà qua đời.
Đời này gặp Đại Thánh,
Được làm người xuất gia,
Y giáo được thành tựu,
Xả bỏ hết xan tham,
Ngồi tòa sen Vô nhiệt,
Nói nhân duyên bổn nghiệp”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Tất đa Ca-nhiếpba: “cụ thọ Sa Để đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Tất đa Ca-nhiếp-ba nói kệ:

“Xưa thỉnh chúng Bí-sô,
Suốt bảy năm liên tục,
Ở trong tụ lạc kia,
Gặp thời thế đói kém,
Tôi được phân cúng dường,
Vị Độc giác đáng tôn,
Tâm ý đều tịch tĩnh,
Không phiền não thanh lương,
Tôi trước có phát thệ:
Ai xin cũng không cho,
Dù con hay thân quyến,
Có làm việc mới cho.
Do phát nguyện như vậy,
Nên mới gây nghiệp ác,
Vì Bí-sô không làm,
Cớ sao lại cho ăn.
Tôi liền dẫn Bí-sô,
Đi băng qua đồng ruộng,
Vòng xa mới đến nhà,
Cho vị ấy ăn uống,
Do nghiệp ác này chín,
Tôi đọa vào địa ngục,
Chúng hoạt và Viêm nhiệt,
Chịu đủ các khổ sở.
Nghiệp báo địa ngục hết,
Mới được sanh làm người,
Đời đời thường nghèo khổ,
Khó kiếm được thức ăn.
Đây là thân sau cùng,
May gặp bậc Điều ngự,
Chánh giác Vô thượng tôn,
Tịnh tín xin xuất gia,
Trừ hết các Hữu lậu,
Chứng được sáu thần thông,
Được quả A-la-hán.
Nhưng đại chúng nên biết,
Tôi tuy chứng thần thông,
Khất thực rất khó nhọc,
Mới được thức ăn uống,
Phải trải qua đường xa,
Mới xin được chút ít,
Mệt như sắp đứt hơi.
Tôi họ Tất ca nhiếp,
Tên là Nhĩ đại oai,
Ngồi hoa sen Vô nhiệt,
Tự nói nghiệp duyên xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Châu-ly-bàn-đàca: “cụ thọ Tất đa Ca-nhiếp-ba đã nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Bàn-đà-ca nói kệ:

“Tôi ở trong đời trước,
Làm người chăn nuôi heo,
Sau khi cột miệng heo,
Dắt chúng lội qua sông,
Khi đi đến giữa sông,
Những con heo ngạt thở,
Nên đều bị chết hết,
Tôi cũng trôi theo dòng,
Hôn mê không biết gì,
Lúc đó có tiên nhơn,
Thương xót cứu vớt tôi,
Khiến cho thoát chết chìm,
Lại còn cho xuất gia,
Dạy Tam muội vô tướng,
Cho tôi được điều thiện.
Sau khi tôi qua đời,
Được sanh lên cõi trời,
Tuổi thọ trời hết rồi,
Sanh trở xuống làm người,
Cung kính Đẳng chánh giác,
Xả tục mà xuất gia,
Nhưng tôi rất ngu đần,
Chỉ dạy không nhớ được,
Trong vòng ba tháng trời,
Chỉ thuộc một câu kệ,
Khi hiểu được nghĩa câu,
Phiền não dục đều trừ.
Nghiệp đã tạo trước đây,
Nhớ nghĩ lại như vậy,
Trải qua vô lượng lần,
Luân hồi biển sanh tử.
Ở trước Phật Thế tôn,
Trong ao Vô nhiệt này,
Tôi Châu ly bàn đà,
Nói nghiệp đen trắng này”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Xà-bộc: “cụ thọ Châu ly bàn đà ca nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Xà-bộc nói kệ:

“Phật Ca-diếp diệt độ,
Tôi là đệ tử Phật,
Đa văn, thông ba tạng,
Nhưng thường bỏn xẻn pháp,
Không đọc tụng, giảng giải,
Cho các Bí-sô nghe,
Sợ các Bí-sô khác,
Có hiểu biết hơn mình,
Bí-sô đến chỗ tôi,
Cầu học hỏi chút nghĩa,
Vì tôi ôm lòng ác,
Hỏi vặn mà không dạy,
Nên các Bí-sô đến,
Quở trách khuyên can tôi,
Tại sao không giảng pháp,
Làm việc phi lý này.
Khi tôi sắp qua đới,
Trong lòng bỗng hối hận,
Chơn diệu pháp đã hiểu,
Không giảng cho người nghe.
Mạng chỉ còn bảy ngày,
Thời gian trôi không ngừng,
Tôi tập họp đại chúng,
Sám hối các tội lỗi,
Sau khi hối lỗi xong,
Dứt bỏ tâm xẻn pháp,
Liền ở trong đại chúng,
Nói pháp luôn bảy ngày,
Cho đại chúng hiểu nghĩa,
Mọi người nghe pháp rồi,
Cùng bàn luận với nhau.
Nhờ lúc sắp lâm chung,
Nói diệu pháp bảy ngày,
Tôi sanh lên cõi trời,
Thọđầy đủ thiên lạc,
Tuổi thọ trời hết rồi,
Sanh trở xuống làm người,
Ở thành Kiếp-tỷ-la,
Trong dòng họ Thích ca,
Giàu sang có địa vị,
Dung mạo rất đáng yêu,
Dân chúng đều yêu mến,
Thọ dụng đều đầy đủ.
Những người trong dòng họ,
Đều xả tục xuất gia,
Tôi do tham dục trói,
Nên không thích xuất gia.
Đấng Điều ngự trượng phu,
Chỉ vì thương xót tôi,
Nên nhiều lần khuyên can,
Tôi liền lạy Điều ngự,
Cho tôi trong bảy năm,
Thương xót thọ tôi thỉnh,
Bảy năm trôi qua rồi,
Tôi sẽ đến chỗ Phật,
Xin làm người xuất gia.
Phật bảo mạng mong manh,
Chắc gì đến bảy năm,
Mạng chỉ trong hơi thở.
Lời Phật tôi tôn trọng,
Tôi không dám không nghe,
Nhưng hẹn bảy ngày nữa,
Trong vòng bảy ngày này,
Được tùy ý bố thí.
Lúc đó trong ngoài thành ,
Bà con đều ủng hộ,
Ánh sáng lợi tối thượng,
Chiếu khắp trong thành quách,
Có đến vô số người,
Đều theo ra ngoài thành.
Tịnh tín cầu xuất gia,
Trong giáo pháp của Phật,
Suốt 25 năm,
Tâm không có giác ngộ,
Tội liền từ tâm khởi,
Muốn thối lui về nhà,
Không muốn ở chùa nữa,
Vì không được cam lồ.
Đã sanh tâm khiếp sợ,
Nên trong lòng hổ thẹn,
Cha mẹ và thân quyến ,
Ắt sẽ chê cười tôi,
Đã nghĩ điều bất thiện.
Thà tôi tự hủy mình,
Chẳng nên sống lây lất,
Nghĩ rồi liền cầm dao,
Ngồi kiết già ngay thẳng,
Để dao ở trên đầu,
Tâm liền được giải thoát,
Trừ hết các kiết phược,
Tôi hết lời ca ngợi :
Lạ thay, Phật Pháp Tăng,
Có pháp lành thù thắng.
Trước tôi có tư tưởng,
Phàm phu định tự vẫn,
Không còn tiếc thân mạng,
Lại được Vô thượng tịch.
Tôi ở trong đời trước,
Lười biếng hay xẻn pháp,
Chính do quả báo này,
Khó khăn mới giải thoát.
Do nhờ lúc lâm chung,
Nói diệu pháp bảy ngày,
Nay nghiệp này chín muồi,
Trừ hết tâm tham dục.
Pháp căn Thích ca tử,
Xà nô oai đức lớn,
Ở trong ao Vô nhiệt ,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ A-nê-lô-đà: “cụ thọ Xà-bộc nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ A-nê-lôđà nói kệ:

“Xưa tôi không nghề nghiệp,
Nghèo nàn gánh củi bán,
Nương bậc đủ danh xưng,
Phụng sự đại Sa môn.
Nay sanh dòng Thích ca,
Tên A-nô-lê-đà,
Rất giỏi ca và múa,
Thường sáng tác khúc ca.
May gặp được Đại sư,
Vô úy đẳng chánh giác,
Liền khởi tâm tính tín,
Lìa tục cầu xuất gia,
Nghe Phật nói diệu pháp,
Nghe rồi không buông lung,
Tinh tấn được ba Minh.
Theo lời Đại sư dạy,
Quán biết được túc mạng,
Sự việc đã trải qua,
Cõi trời Tam thập tam,
Thọ sanh đã bảy lần,
Bảy lần sanh làm người,
Đều được làm nhân vương,
Quán đảnh Sát-đế-lỵ,
Cai trị châu Thiệm bộ,
Kia bảy, đây cũng bảy,
Luân hồi 14 lần,
Đối với sự thọ dụng,
Đều biết được nguồn gốc,
Các loại quả báo này,
Đều đã thọ đầy đủ,
Dù sanh ra ở đâu,
Tôi đều được vui vẻ.
Quán thấy các hữu tình,
Luân hồi trong sanh tử,
Mất đây, hiện chỗ khác.
Tôi nhất tâm suy nghĩ:
Luân hồi trong năm cõi,
Thiên nhãn đều thấy rõ,
Khi đắc đạo an tường,
Thiên nhãn rất sáng sạch.
Thế gian Vô thượng sư,
Biết ý nghĩ của tôi,
Phật thân ý thần thông,
Hiện đến chỗ tôi ở,
Lúc đó tôi suy nghĩ:
Được nghe lời tăng thượng,
Đại sư không lầm lỗi,
Lời nói cũng không sai.
Sau khi nghe Phật nói,
Tôi y giáo tịnh trụ,
Tâm liền sanh tinh tấn,
Thường tu không phóng dật,
Thông đạt được ba Minh,
Việc cần làm làm xong,
Đối với Sống không thích,
Đối với Chết không buồn,
Chỉ biết đợi thời đến,
Chánh niệm trụ oai nghi,
Thôn Trúc lâm Quảng nghiêm,
Sẽ mạng chung tại đó,
Ở ngay dưới rừng Trúc,
Chọn làm nơi quy hóa.
Do trước cúng thức ăn,
Nay được quả thù thắng.
Cung kính Đại đạo sư,
Đẳng chánh giác vô tỉ,
Tôi chứng A-la-hán,
Nơi tịch tĩnh thanh lương.
Ai thấy cũng bảo tôi,
Là người có phước lớn,
A-nê-lô-đà này,
Trước Phật, chúng Bí-sô,
Ở trong ao Vô nhiệt,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Sư tử vương Ca-la: “cụ thọ A-nê-lô-đà nói bổn nghiệp xong, nay đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Ca-la nói kệ:

“Xưa tôi ép nước mía,
Đem đến lò nấu đường,
Có vị Độc giác bịnh,
Lê bước đến chỗ tôi,
Suốt bảy ngày tôi thường,
Dâng vị ấy dầu đường,
Sau khi mãn bảy ngày,
Độc giác bay lên không.
Lúc đó tôi đi vắng,
Trở về người hầu nói:
Có phước điền thù thắng,
Trước đây thọ chủ cúng.
Tôi nghe lời này rồi,
Phát lòng tin trong sạch,
Vội đến chỗ Ngài bay,
Lòng hết sức kính ngưỡng.
Do phát tâm trong sạch,
Lại do cúng dầu đường,
Trên trời, dưới nhân gian,
Tôi đủ phước, tâm sáng.
Đây là thân sau cùng,
Cung kính Đại đạo sư,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Tôi nay được xuất gia,
Trong giáo pháp đại sư,
Chứng quả A-la-hán,
Nơi tịch tĩnh thanh lương,
Tâm tôi rất an lạc,
Được rất nhiều lợi dưỡng,
Y thực và ngọa cụ,
Thuốc thang không thiếu thốn.
Do tôi có chút việc,
Phải cần bốn thùng đường,
Thí cho người may y,
Và cúng dường đại chúng.
Chư thiên biết ý tôi,
Liền bảo vua Ảnh thắng:
Hãy cúng cho Ca-la,
Nước đường cát trong mát,
Do cúng dường nước này,
Vua được lợi ích lớn,
Hãy sai Thị-phược-ca,
Đem Am-la và đường.
Vua Ảnh thắng phước lớn,
Liền cho bốn con voi,
Chở mỹ vị thơm ngon,
Đem đến cúng cho tôi.
Tôi được đường ngọt này,
Cung cấp ngàn hai trăm,
Năm mưới Bí-sô tăng.
A-la-hán Ca-la,
Đầy đủ sáu thần thông,
Ở trong ao Vô nhiệt ,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ La-hỗ-la: “cụ thọ Ca-la nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ La-hỗ-la nói kệ:

“Trước kia tôi làm vua,
Ở đô thành Quảng nghiêm,
Dùng chánh pháp cai trị,
Làm lợi ích mọi người.
Có một vị tiên đến,
Rất hùng dũng oai đức,
Đến chỗ tôi nói rằng:
Tôi chính là trộm cướp,
Đã lấy trộm nước uống,
Xin vua xử theo pháp.
Tôi liền bảo tiên nhơn:
Nếu tiên đủ pháp, đức,
Nước sông suối và giếng,
Đều được tùy ý uống.
Tiên vẫn còn nghi hoặc,
Không thể trừ hết được,
Cứ xin vua trị tội,
Để không còn lo nghĩ.
Tôi liền bảo Tiên ấy:
Hãy vào trong vườn hoa,
Sáu ngày không được ăn,
Sau đó tùy ý đi.
Do tôi tạo nghiệp này,
Tuy không có ý ác,
Trong Hắc thằng, Viêm nhiệt,
Chịu khổ 60 năm.
Thân cuối hết nghiệp báo,
Sáu năm trong thai mẹ.
Tuy do vô tâm tạo,
Không có nghiệp thân miệng,
Nhưng vẫn do duyên này,
Đã chịu các quả khổ,
Các trưởng lão nên biết,
Nghiệp đã làm không mất.
Tôi là La-hỗ-la,
Ở trước các tôn giả,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ A-nan-đà: “cụ thọ La-hỗ-la nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ A-nan-đà nói kệ:

“Thời Phật Tỳ-bà-thi,
Tôi lo liệu nước thơm,
Cho Bí-sô tăng tắm,
Rồi phát nguyện như vầy :
Nguyện con trong đời sau,
Cũng giống các vị này,
Trong sạch không vết nhơ,
Trừ hết các phiền não,
Dung nghi được đoan nghiêm,
Nhan sắc hơn hoa sen.
Sau khi tôi mạng chung,
Được sanh lên cõi trời,
Cõi trời rất tuyệt diệu,
Cõi người cũng thù thắng,
Dù sanh đến nơi nào,
Thường giàu có an vui.
Sau mang thân Độc giác,
Khi xây một cái tháp,
Trang trí và thoa hương,
Giát vàng lên trên tháp,
Tôi chắp tay phát nguyện:
Đời sau các căn đủ,
Thân tướng như vàng ròng,
Giữ mãi không thay đổi.
Chính do căn lành này,
Sanh Bà-la-nê-tư,
Làm người con thứ nhì,
Của vua nước Ca đà,
Thấy tháp Phật Ca-diếp,
Cung kính sanh tịnh tín,
Cúng dâng một cây lọng,
Để trong ngôi tháp này.
Do trước làm nước tắm,
Sau giát vàng lên tháp,
Nay cúng lọng cho tháp,
Nên thọ báo an lạc.
Do phước nghiệp sót lại,
Thọ thân sau cùng này,
Trong dòng họ thích ca,
Làm em của Như lai,
Đời nay thân của tôi,
Đầy đủ tướng trượng phu,
30 tướng thù diệu,
Không có chút khiếm khuyết.
Sau tôi được xuất gia,
Trong giáo pháp Thích ca,
Chứng quả A-la-hán,
Hết nóng được mát mẻ,
Tôi được Phật thọ ký,
Thân tướng tốt đoan nghiêm,
Đời này sanh đã dứt,
Đến được chỗ vô thượng.
Tôi là A-nan-đà,
Ở trước chúng Bí-sô,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Thật lực tử: “cụ thọ A-nan-đà nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Thật lực tử nói kệ:

“Tôi ở trong đời trước,
Là thương lữ Bổ ngư,
Nhân mua bán tiến phát,
Có Tiên đến cùng đi,
Là chơn thật Độc giác,
Lậu tận, tâm vô ngại,
Trong thời gian gặp nhau,
Tôi thường thỉnh cúng dường,
Ở chỗ vị ấy ngủ,
Tôi vì trải ngọa cụ,
Để nước rửa, dầu thoa,
Lại còn cúng đèn thắp,
Làm bạn với vị ấy,
Tâm cung kính thừa sự,
Khi đi đến phía trước,
Gần tới chỗ bờ biển,
Tôi quỳ xuống bạch rằng:
Đại đức có việc gì,
Mà đi đến nơi này,
Chúng tôi vì tham dục,
Nên không từ khổ não,
Đi đến chỗ hiểm nạn,
Trong biển cả không bờ.
Đáp đã trừ phiền não,
Nguyện ông thường an lạc,
Đời đời đủ phước lớn,
Nhiều của không thiếu gì.
Lúc đó tôi liền lấy,
Thượng y cúng cho Ngài,
Rồi đảnh lễ nhiễu phải,
Ngài vì thương xót tôi,
Nên thọ y tôi cúng,
Rồi bay lên hư không,
Tôi thấy thần thông này,
Liền chắp tay phát nguyện:
Đời sau con thường gặp,
Bậc tôn đức như vầy,
Diệu pháp vị ấy đắc,
Nguyện con cũng được chứng.
Đời sau nguyện gặp Phật,
Được làm người xuất gia,
Cúng dường chúng Tăng già,
Phát sanh thần thông lớn.
Chính do căn lành này,
Thường thọ lạc cõi trời,
Cõi người cũng an vui,
Dù sanh ở nơi nào,
Giàu có nhiều của cải,
Phước đức hằng ngời sáng.
Từ ban đầu thọ báo,
Đến nay thân cuối cùng,
Ở thành Câu thi na,
Được làm con lực sĩ,
Đẹp đẽ rất đáng yêu,
Dung mạo không ai bằng,
Mọi người đều kính yêu,
Nhà giàu có bậc nhất,
May gặp Thích sư tử,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Liền khởi tâm thanh tịnh,
Xả tục xin xuất gia,
Trụ ở trong Trúc lâm,
Và ở trong núi rừng,
Chúng Thanh văn tụ đến,
Bị Bí-sô xúc não,
Vì phân chia ngọa cụ,
Cùng Bí-sô nói lỗi,
Thường thường chê trách nhau,
Tôi buồn bã suy nghĩ:
Khi nào dứt sanh tử,
Sẽ làm người cung cấp.
Do tôi thường tinh tấn,
Tu tập theo giáo pháp,
Chứng được A-la-hán,
Đầy đủ sáu thần thông,
Liền đến chỗ Đại sư,
Đảnh lễ Phật chắp tay,
Xin Phật cho phép tôi,
Được làm người cung cấp,
Phân phát các ngọa cụ,
Không theo tham sân si,
Từ bi phân bình đẳng.
Đại sư biết ý tôi,
Liền im lặng nhận lời,
Cho tôi ở trong chùa,
Đối với các Bí-sô ,
Thân làm việc từ bi,
Miệng ý cũng như vậy,
Phân phát phòng, ngọa cụ,
Tâm khiêm nhường kính trọng.
Các Bí-sô đến đi,
Và các vị đi đường,
Gặp họ tôi vui mừng,
An ủi và thăm hỏi,
Khi phân phát ngọa cụ,
Năm ngón tay phát sáng,
Như đốt ngọn đuốc lớn,
Hiển hiện thần thông lớn.
Bí-sô nào muốn thấy,
Thần biến mà tôi có,
Đợi đến trời tối mịt,
Mới đi đến chỗ tôi,
Nhiều vị khác đến tiếp,
Tôi đều dùng tâm từ,
Phân phát ngọa cụ cho,
Không sanh tâm bực bội.
Trước tôi có thệ nguyện,
Nay đều được viên mãn,
Thánh tử Thật lực này,
Lậu tận, tâm tự tại,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Cận tướng: “cụ thọ Thật lực tử nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Cận tướng nói kệ:

“Tôi ở trong đời trước,
Là thợ săn trong rừng,
Vì muốn giết hươu nai,
Mang cung và tên độc,
Lên núi cao hiểm trở,
Qua đêm không mệt mõi.
Hễ gặp được cầm thú,
Liền sanh tâm giết hại,
Giương cung bắn tên độc,
Giết nó chết lập tức.
Lần đó tôi cầm cung,
Đi vào trong khu rừng,
Thấy một vị Độc giác,
Ở dưới một gốc cây,
Bỗng tôi sanh tức giận,
Ngài tịch tĩnh không lỗi,
Tôi lại giương cung bắn,
Do bị trúng tên độc,
Nên Ngài rất đau đớn,
Ngay tại gốc cây ấy,
Xả mạng vào Niết-bàn.
Tôi do nghiệp ác này,
Khi chết đọa địa ngục,
Trải vô lượng ngàn năm,
Chịu đủ các thống khổ.
Ở địa ngục hết rồi,
Lại mang thân súc sanh,
Bị giết hại trong rừng,
Lại đọa vào địa ngục,
Đời đời thường lo sợ,
Mỗi bước đều kinh hãi,
Thường khốn khổ vì đói,
Rất gầy ốm, tiều tụy,
Lại thường gặp thợ săn,
Kẻ giết hại mạnh bạo,
Đã dùng tên độc nhọn,
Bắn làm tôi ngã nhào,
Thấy tôi ngã xuóng đất,
Còn sống, thân oằn oại,
Thợ săn dùng dao bén,
Xả thịt tôi mang đi.
500 đời như vậy,
Thường chịu các khổ não.
Sau đó ở nơi khác,
Vì tìm kiếm thức ăn,
Thấy nhiều vị đại tiên,
Ở dưới chân núi ấy,
Đang tu tập khổ hạnh,
Có thần lực oai đức,
Sau khi thấy Tiên chúng,
Tôi sanh tâm vui mừng,
Quan sát các đại tiên.
Do tâm thanh tịnh này,
Được sanh vào cõi người,
Từ xa thấy Độc giác,
Đến để xin thức ăn,
Tôi thường xuyên thỉnh Ngài,
Đến nhà tôi thọ thực,
Cúng dường vị ấy xong,
Tôi chắp tay phát nguyện:
Nguyện tôi trong đời sau,
Thường gặp được tôn sư,
Được làm người xuất gia,
Đạt được Vô sở úy,
Dứt hết các Hữu lậu.
Chính do căn lành này,
Tôi được sanh lên trời,
Lại sanh trong cõi người,
Giàu có nhiều của cải,
Thừa sự Đại đạo sư,
Đẳng chánh giác vô tỉ,
Gặp được Đại Mâu ni,
Xả tục mà xuất gia,
Tịnh tâm xuất gia rồi,
Rất thích giáo pháp Phật,
Chứng được A-la-hán,
Đủ sáu đại thần thông.
Các đại đức, tôi nay,
Đoạn hết các kiết phược,
Sẽ vào trong hang núi,
Rồi mới xả thọ mạng,
Sẽ có rắn rất độc,
Bò xuống cắn thân tôi,
Lúc đó tôi viên tịch.
Các đại đức, tôi nghĩ:
Do đời xưa tạo nghiệp,
Chịu vô lượng quả báo,
Nghiệp đã tạo không mất.
Bí-sô Cận tướng này,
Đối trước chúng Tăng già,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Hiền tử: “cụ thọ Cận tướng nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Hiền tử nói kệ:

“Thời thế xưa đói kém,
Thật u ám đáng sợ,
Có tới 500 người,
Đi xin ăn để sống,
Tôi đứng đầu trong nhóm,
Dẫn họ đi xin ăn,
Họ xin được thức ăn,
Đều đến dâng cho tôi,
Dù thức ăn ngon dở,
Cũng đều cấp cho tôi,
Trong lòng không ý xấu,
Đều theo lời tôi bảo.
Lần đó có một người,
Vào chợ rao bán bánh,
Tôi liền cưỡng đoạt lấy,
Bỏ chạy ra khỏi chợ,
Chủ bánh đuổi theo sau,
Do tôi chạy rất mau,
Chủ bánh đuổi không kịp,
Cuối cùng đến một nơi,
Nhìn quanh không có ai,
Tôi định lấy bánh ăn,
Nghĩ là được no đủ,
Bỗng có một đại tiên,
Đang đi đến chỗ tôi,
Thấy vị Độc giác này,
Các căn rất tịch tĩnh,
Tôi liền suy nghĩ rằng:
Đói nghèo là khổ nhất,
Do trước chẳng tu phước,
Nay chịu quả đói nghèo,
Ta nên đem bánh này,
Cúng cho vị Độc giác.
Do phát tâm chí thành,
Sanh khởi ý trong sạch,
Nên tôi đem chiếc bánh,
Dâng cúng thắng phước điền,
Đại sư nhận bánh rồi,
Ăn ở trước mặt tôi,
Rồi vì thương xót tôi,
Nên bay lên hư không,
Tôi liền chắp tay lạy,
Nguyện cầu ở đời sau,
Sẽ sanh nhà phú quý,
Nhan sắc được đẹp đẽ,
Và nguyện thường được gặp,
Các đại đức như vậy,
Pháp mà vị ấy chứng,
Tôi nguyện cũng được chứng.
Chính do căn lành này,
Ở cõi trời cõi người,
Đều được nhiều an lạc,
Xinh đẹp và sáng sủa,
Lại còn được làm vua.
Do thiện cúng dường này,
Không sanh trong ác đạo.
Do nghiệp còn sót lại,
Thọ thân sau cùng này,
Trong dòng họ Thích ca,
Thừa sự Thích sư tử,
Vô thượng đẳng chánh giác.
Khi Đại đức Thế tôn ,
Về giáo hóa thân tộc,
Tôi cùng các thân quyến,
Xả tục đi xuất gia,
Trước đây tôi có nguyện,
Nay đều đã viên mãn,
Chứng quả A-la-hán ,
Nơi tịch tĩnh thanh lương,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Hiền diêm: “cụ thọ Hiền tử nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Hiền diêm nói kệ:

“Thời Phật Câu lưu tôn,
Có người xây tháp Phật,
Tôi là người làm thuê,
Thường làm thuê cho người,
Trong lúc xây tháp này,
Tôi thường nói lời ác :
Cần gì xây tháp lớn,
Biết ngày nào mới xong,
Chỉ cần xây tháp nhỏ,
Không nên quá tổn phí,
Giảm công, không còn lo,
Lại mau được thành tựu.
Chính do nơi khẩu nghiệp,
Nói lời thô ác này,
Nên sau khi mạng chung,
Tôi đọa vào địa ngục,
Hết nghiệp báo địa ngục,
Dù sanh ở nơi nào,
Nhan sắc đều xấu xí,
Mọi người đều ghét bỏ.
Thời Phật Ca-nhiếp-ba,
Tôi làm chim Câu la,
Thành Bà-la-nê-tư ,
Ở trong một khu rừng,
Có vị Đại minh đăng,
Chúng Bí-sô vây quanh,
Tôi hót tiếng hòa nhã,
Bay nhiễu phải phía trên.
Hễ gặp Phật và Tăng,
Khi đang đi khất thực,
Hoặc khi đi trở về,
Tôi đều bay nhiễu phải.
Chính do căn lành này,
Nên được sanh làm người,
Thừa sự bậc Điều ngự,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Được làm người xuất gia,
Trong giáo pháp thích ca,
Chứng quả A-la-hán,
Nơi tịch tĩnh thanh lương.
Phật thọ ký cho tôi,
Nghe nhiều, giữ phép tắc,
Tiếng hay, thường diễn thuyết,
4 chúng đến chỗ tôi,
Nghe tôi nói diệu pháp,
Trời người các hữu tình ,
Thảy đều ngưỡng mộ tôi.
Xưa tạo ít nghiệp lành,
Nhưng làm nghiệp ác nặng,
Nay thọ các quả báo,
Nghiệp đã làm không mất,
Tôi Bí-sô Hiền diêm,
Đối trước các trưởng lão,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

Lúc đó các Bí-sô Thanh-văn Kỳ-túc bảo cụ thọ Mật tánh: “cụ thọ Hiền diêm nói bổn nghiệp xong, giờ đến lượt cụ thọ”, cụ thọ Mật tánh nói kệ:

“Xưa ở bên Quảng Nghiêm,
Tôi là con khỉ chúa,
Thấy nơi ấy nhiều bát,
Tôi liền lấy bát Phật,
Các Bí-sô la to,
Thế tôn liền nói rằng:
Các Bí-sô đừng lo,
Bát không có mất đâu.
Lúc đó tôi cầm bát,
Leo lên cây đại thọ,
Đựng mật sạch đầy bát,
Rồi thong thả trèo xuống,
Đem dâng bát mật này,
Cho bậc đại đạo sư.
Do bát mật có trùng,
Nên Đại sư không nhận,
Tôi xem thấy có trùng,
Liền vớt lấy trùng ra,
Rôi đem dâng trở lại,
Thế tôn cũng không nhận,
Vì mật chưa tác tịnh.
Tôi liền lấy nước sạch,
Điểm tịnh vào bát mật,
Rồi với tâm chí thành,
Dâng cho Đẳng chánh giác.
Phật duỗi tay trăm phước,
Nhận bát mật tôi dâng,
Đưa cho chúng Thanh văn.
Trong lòng tôi vui sướng,
Ở trước đấng pháp vương,
Khom mình lạy rồi đi.
Tôi nguyện sau khi chết,
Thường gặp Đại đạo sư,
Thọ trì pháp vi diệu,
Chính do căn lành này,
Nên nay được thân người,
Thừa sự bậc Điều ngự,
Vô thượng đẳng chánh giác,
Được làm người xuất gia,
Trong giáo pháp Thích ca,
Chứng quả A-la-hán ,
Nơi tịch tĩnh thanh lương,
Đầy đủ 6 thần thông.
Danh xưng, phước vang xa,
Người tôn kính cúng dường.
Tôi cùng các Bí-sô ,
Du hành trong nhân gian,
Đến ở chỗ đồng trống,
Đại chúng đều khát nước,
Lúc đó tôi liền nghĩ:
Nếu có được mật sạch.
Phi nhơn ở bốn phương,
Biết ý nghĩ của tôi,
Liền mang bình mật lớn,
Đến dâng cúng cho tôi,
Tôi nhận rồi đem cho,
Các Bí-sô uống no.
Xưa tôi mang thân khỉ,
Do đem mật cúng Phật,
Nên thoát thân súc sanh,
Bước trên đất cam lồ.
Nguyện xưa kia đã phát,
Nay đều đã thành tựu,
Tôi Bí-sô Mật tánh,
Đối trước các trưởng lão,
Trong ao Vô nhiệt não,
Tự nói nghiệp báo xưa”.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18