ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 30: THẾ XUẤT THẾ GIAN TRÌ TỤNG

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Nói pháp Niệm tụng bí mật, cũng khiến vị đều mỗi tụng các Chân ngôn. Phật Bồ-tát… là nói riêng, nghĩa là lấy mỗi thứ trong đó, đều làm tâm tụng niệm riêng. Thứ hai là thở ra vào mà tụng niệm hai pháp này rất tương ưng bậc nhất, phải thực hành hai pháp này như thế gọi là thứ nhất niệm tụng, chớ khác pháp này. Nếu khác đây thì đối với ở niệm tụng có thiếu, do chi phần chẳng đủ. Nhưng vì trong ngoài tương ưng nên chia ra làm bốn. Ta trước đã nói nay sau đây lại nói, thế gian ấy là có phan duyên nghĩa là một chữ ấn thân trong ba thứ chỉ quán. Quán mà biết bản tánh nó. Như Ấn tức là chữ, chữ tức là thân. Vô ngại mà tâm vắng lặng. Sự niệm tụng này Nếu dùng chữ làm hơi thở ra vào, biết chữ là thể chân ngôn, dùng sự ra vào này để nuôi sức gọi là thở ra vào. Nhưng trong hai thứ này do thở ra vào mà có chút phan duyên, cho nên phải biết ý niệm tụng là cao hơn hết. Chữ ấn, tôn không phân biệt mà làm hơi thở ra vào cũng được. Phẩm Trì Tụng Thế Xuất Thế Gian này, như trên là ý toàn bộ kinh, chỉ lấy các Bồ-tát tu chân ngôn hạnh… làm pháp trì tụng nhập đạo. Mà nay chỉ có phẩm này được tên ấy. Phải biết nói yếu chỉ một bộ kinh, trước Kim cương Thủ đã có hỏi Phật về pháp trì tụng. Từ trước cũng có chỗ đáp lược nhưng chưa đầy đủ. Nay lại quyết trạch phân biệt đủ về hạnh tông yếu. Về Bí Mật Chủ từ trước các phẩm nói ra đều bí mật. Nhưng tông yếu trong đây là Bí mật nhất trong các Bí mật. Mỗi pháp niệm tụng, hoặc tác ý tiếng niệm tụng hoặc thở ra vào mà niệm tụng. Đây là nói chỗ hành pháp sai khác chẳng đồng. Mỗi mỗi niệm tụng nghĩa là chuyên tâm miệng tụng chân ngôn. Khi tiếng trong Chân ngôn phát ra thì mỗi tiếng mỗi chữ đều hiểu rõ chẳng đứt quãng phan duyên. Tác ý tức là trì niệm ngay tâm ấy. Làm tâm tưởng niệm không ngoài tiếng. Thở ra vào niệm tụng như trên đã nói gió trong bụng. Hai là tương ưng, nghĩa là trong ba niệm tụng tác ý và thở ra vào đây là tương ưng bậc nhất. Chớ làm khác, tức là thường y theo đây mà làm, chớ có duyên khác, tưởng khác. Nếu chẳng như thế, thì uổng dụng công vô ích. Trì chân ngôn, tức là chỉ thiếu mà dùng, nghĩa là chữ có dấu chấm mà chẳng nói, hoặc chữ thiếu, hoặc phải dài tiếng mà làm ngắn tiếng các loại như thế rất nhiều, đều gọi là niệm tụng thiếu chi phần. Trên đây trái lại, ngoài tương ưng hợp có bốn thứ niệm tụng. Nói thế gian có duyên nói tiếp gọi đó là Tự cú. Cú là dở chân bước đi, tức là quán chữ này như mỗi bước đi. Chữ là chữ hạt giống. Trước đã nói xuất thế niệm tụng thân chữ ấn hợp thành một liền được. Nay thế gian niệm tụng là khác. Hoặc quán chữ, hoặc quán tôn, hoặc quán ấn. Nghĩa là cú là Bổn tôn trong niệm tụng thế gian mà thở ra, thở vào, tức là cao nhất. Trước thở ra vào là cao nhất: Trước thở ra vào biến chữ thành thở ra vào. Nay thế gian niệm tụng thì thấy trong hơi thở ra vào có chữ rất rõ ràng, đó là có phân biệt. Xuất thế gian ở trước chẳng có phân biệt như thế. Ở trong chân ngôn phân biệt thành hai, tức là thế gian trì tụng, nó có duyên tướng duyên chữ tự cú, trong đây tướng ở trong tâm Bổn tôn, như trước đã có nói, là tụng niệm ngoài. Lấy một chữ tức là chữ hật giống hoặc chữ đầu của chân ngôn, nếu chân ngôn nhỏ thì tưởng đủ câu ấy. Như trên có nói. Như liên hoàn mà bày trên tâm Bổn tôn, trong vầng ánh sáng tròn hai thứ này hoặc chữ hoặc câu theo hơi thở ra vào chẳng dứt, chẳng đứt quãng. Khi tụng muốn đi nhiễu thì có kinh nói nghĩa này. Như quán ảnh trong gương thấy rõ ràng, nay quán chữ thấy chữ, quán ấn tôn liền thấy. Đó là có tướng. Nếu người tu khi thấy tướng chân thật này liền chẳng chấp có tướng. Nhưng vì chưa nhập vào vô tướng. Nếu quán tâm Bồ-đề là một bề vô tướng. Thì tâm này tức là Phật, Phật tức là thân này, thân mình tức thành Phật. Thành Phật cho nên một tướng không khác, cho nên gọi là vô tướng. Tùy nghĩa tới lui tùy tâm. Thế gian tụng niệm dùng hơi thở ra vào làm trên. Phải biết xuất thế gian ý niệm tụng, xa lìa các chữ, từ Bổn tôn thành một hợp tướng. Bất hoại, nghĩa là chẳng phân làm hai. Thủ nghĩa là chia biệt (dính mắc) vào tướng. Một hợp tướng, tức là hợp thành một, khiến chẳng chấp lấy chẳng hoại tướng này, chẳng hoại ý sắc tướng. Tượng và tâm chẳng khác nhau, cho nên nói bất hoại. Chớ khác phép tắc tức là giáo pháp như thế, trụ pháp như thế thì tụng Tamlạc-xoa. Như trước nói ta đã nói nhiều thứ niệm tụng, nghĩa là khắp các thời tiết hiện tướng tăng ích… Tam-lạc-xoa là số, Số là thế gian. Xuất thế gian lạc-xoa là thấy ba tướng, tức là chữ, ấn và Bổn tôn tùy lấy một, một hợp tướng là đó. Chữ, ấn, tôn… thân ngữ tâm… gọi là thấy cho đến trì tụng cho thanh tịnh, là khiến tất cả tội dứt trừ. Nếu chẳng thanh tịnh thì lại một tháng bằng như trước mà nay nói tụng niệm số nghĩa là nhắc lại văn trên, chẳng khác pháp tắc này. Cho nên, nay tai nghe, thở ra thì chữ ra thở vào thì chữ vào khiến theo hơi thở mà ra vào. Nay nói thông kinh của Thiên thai là nhà sổ tức Viên đốn, chính là ý này. Nay dùng chữ này một duyên cùng hơi thở ra vào tự nhiên niệm niệm nối nhau, tâm không tán loạn, an nhiên nhập dễ vào Tam-muội. Đây là cao nhất trong thế gian niệm tụng.

Lại trên nói Tôn thần là nói pháp tự cú niệm tụng, các Tôn vị đều như thế. Trên từ Phật bộ, dưới đến tám bộ, hễ có niệm tụng đều phải thực hành như thế. Thở ra vào niệm tụng cũng tùy pháp Bổn tôn mỗi thứ đều có thực hành pháp này. Xuất thế gian, phải biết pháp ý niệm tụng là lìa văn tự. Chẳng lẽ bác bỏ bát là lìa văn tự chân ngôn xưa nay mới gọi là lìa văn tự hay sao? Chẳng như thế, là thấu đạt được bản tánh chữ này tức là tròn sáng. Phải trụ vào xưa nay chẳng sinh tức là tâm. Thể tánh của tâm viên minh thanh tịnh đầy đủ các đức mà không phân biệt. Phải quán chữ như thế. Chữ này tức là tự và cú chân ngôn của Bổn tôn trước. Chỉ hiểu rõ chữ này từ tâm mà sinh. Tâm đã tròn sáng vắng lặng, từ tâm mà sinh ra chữ, tánh ấy cũng như thế. Nói lìa chữ tiếng… tức là lìa tâm bố thí duyên niệm và tưởng tiếng… Nhưng khi trì tụng thì có tụng có quán, hoặc có thể quán hành, hoặc có thể gồm cả hành, hoặc chỉ tu quán chiếu. Tụng nghĩa là như trên duyên với tiếng chữ hoặc thở ra vào. Chiếu nghĩa là quán thể tánh chữ này. Nhưng khi mới quán thường ở có tướng. Nếu quán một chữ hạt giống tròn sáng, mới thì làm nhỏ, nếu quán đủ câu… thì làm lớn hình vầng tròn sáng như vòng tròn nói liền, dùng tâm quán chiếu khiến cho rõ ràng. Sau mới từ đây mà quán tánh nó. Bổn tôn một tướng là bất hoại thủ, ý chẳng hoại hình. Chớ khác phép tắc, Bổn tôn là chữ mới quán tròn sáng, kế tức là quán Bổn tôn. Như trên đã nói. Một tướng tức là thân, miệng, ý quán Bổn tôn trên tâm tròn sáng này tức là Tâm. Thân ấn… tức là thân, chữ chân ngôn… tức là ngữ. Nay đã nói thấy Bổn tôn mà quán Bổn tôn ba việc, một tướng bình đẳng, tức đồng với ta, ba tướng của ta cũng lại là một tướng bình đẳng, chẳng khác Bổn tôn. Tánh tròn sáng này chẳng khác tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề chẳng khác Bổn tôn, tự tha bình đẳng. Lại chữ được quán tuy khác nhau nhưng đều là môn Tam-muội. Nếu hiểu tánh tướng một chữ tức là hiểu tánh tướng tất cả chữ. Chữ tức là Bổn tôn, Bổn tôn tức là tâm, tâm tức là thể tánh pháp giới. Cho nên chữ A này tức là không thể suy nghĩ bàn luận chữ, như chữ A tất cả cũng giống như thế. Như chữ, ấn… cũng giống như thế. Đối với ba tướng không thể suy nghĩ bàn luận này tức là chữ tướng chân ngôn tướng thân ấn, tướng tâm Bổn tôn đều chẳng trái chẳng lập, chẳng tăng thêm, chẳng tổn bớt. Phải làm tất cả tướng bình đẳng quán mà đạt tất cả pháp, thành tất cả trí. Phải y theo pháp tắc này, chớ khác đây mà làm. Đây tức là nghĩa Tam-lạc-xoa. Lạc-xoa là tiếng Phạm là nghĩa tướng cũng là nghĩa thấy. Ta đối với các thứ kinh giáo hễ có sự trì tụng tương ưng. Phần nhiều nói tụng một lạc-xoa hoặc ba lạc-xoa. Hoặc nói vì trừ tội chướng nên tụng một lạc-xoa. Chướng nặng nhất chẳng quá ba lạc-xoa, tội nghiệp liền được thanh tịnh. Nhưng nghĩa này có khác, nay sẽ quyết. Gọi lạc-xoa tức là tướng, nếu được ba tướng thì tội ấy sẽ được trừ. Trước nói tướng thân, nghĩa là thân thể trước thì nặng nề, nay thì nhẹ nhàng. Cho đến hoặc đi trăm dặm, ngàn dặm, đến chỗ nhanh chóng mà chẳng biết mệt, nhanh chóng khác thường. Lúc trước ngồi tĩnh tọa buộc duyên, thường bị sâu bọ ruồi muỗi quấy nhiễu, nay đều không có, lại không có tướng nhơ bẩn dễ ghét.

Như trong Đại phẩm có nói rộng: Đó là tướng thân. Về tướng miệng thì hễ chỗ nào có tụng, khi phạm phát ra tiếng thì Bổn tôn liền đến. Lại như Đại phẩm nói: Miệng phát ra lời thành thật, phi nhân chẳng quấy nhiễu người khác, đều là tướng tịnh của ngữ nghiệp. Ý cũng có tướng lạ. Nghĩa là phát sinh vô lượng tuệ giải. Như trải qua một tháng, bốn tháng, phân biệt chẳng hết. Hoặc lúc trước ham thích ăn ngon như thế như thế, nếu chẳng được thì thân chẳng yên, còn. Bấy giờ, thì tự nhiên không nghĩ đến, cho đến nhiều ngày không ăn, vẫn an nhiên vui vẻ, chẳng nghĩ đến ăn các vật khác mà tinh thần cũng chẳng khốn đốn. Hoặc trước có nhiều thứ phiền não thì nay đều dứt sạch, đều là tướng thanh tịnh của ý. Do đủ ba tướng thanh tịnh này. Cho nên nói ba lạc-xoa. Nếu chẳng như thế thì uổng công tụng biến số mà vô ích. Đã được ba tướng này thì lại phải tu thêm thắng hạnh. Hoặc lúc đó các vị trời, tám bộ hay trên hư không chẳng dám đạp vào bóng mình, hoặc đến kính lễ hỏi thăm. Các đồng tử cõi trời đến hầu hạ cung cấp chỗ cần dùng. Như thế có ai biết được, chỉ người tụng trì tự biết mà thôi. Đây cũng là tướng tội trừ sạch. Nhưng từ trên nói lìa tất cả tướng làm sao tương ưng với đây? Nay đáp ba tướng này dùng chữ A nên ba chữ này tức là một, tướng, cũng chẳng một cũng chẳng khác.

Như Thiên Thai đã giải thích, hơi giống với ở đây. Nghĩa là một tường là tất cả tướng, chẳng phải, không phải tất cả, tức tướng tức vô tướng, tức chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng đều là ý này. Ba tướng như thế bình đẳng trụ thật tướng là nghĩa ba lạc-xoa. Thân thật tướng là lạc-xoa thứ nhất, trừ tất cả thân cấu, tướng ngữ chân ngôn là lạc-xoa thứ hai, trừ tất cả ngữ cấu, ý thật tướng là lạc-xoa thứ ba trừ tất cả tâm cấu. Ba cấu trừ xong thì ba công đức sinh tức là phần chứng công đức Như Lai. Lại lạc-xoa là nghĩa đóa, nghĩa tiêu.

Như trong kinh Văn Thù nói: Học bắn tên, trước ụ đất xa, sau gần dần cho đến nhân vận trúng đích. Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội cũng thế, vì nhân duyên đó nên gọi là lạc-xoa. Lại nữa Thân ấn, Khẩu chân ngôn, Ý bổn tôn là ba hạnh khác nhau, tức là ba tướng, tức ba tướng này vào tự môn A, lìa ba tướng một tướng bình đẳng, như thế mà soi thấy, là nghĩa ba lạc-xoa. Lạc-xoa là thấy cho nên nói chớ khác, là chẳng được quán khác. Lại nữa trước nói nghĩa ba câu, nghĩa là hạt giống Bồđề, tâm tức Nhân đại bi là gốc, phương tiện là rốt ráo. Từ đầu đến cuối đều nói ba việc này. Hoặc từ hiển bày ba đức này, hoặc vì thành người khác ba hạnh. Nói ba lạc-xoa tức là tương ưng với đây. Nghĩa là người tu đầu tiên phải có tâm Bồ-đề tương ưng, đây là nhân của tất cả Phật pháp. Nếu chẳng phát tâm tức là lìa diệu nhân, làm sao có thực hành. Tuy đã có tâm rồi nếu còn trông thì đường khác chẳng tiến, có nguyện mà không hạnh, thì làm sao thành tựu Đại bi Thai tàng sinh tất cả thân công đức được. Hoặc dầu có tiến hành, nhưng lìa phương tiện mà tâm có nghi, do tâm nghi nên tất cả chẳng thành, cũng chẳng thể nhập vào thật tướng. Cho nên Phật khuyên các người tu hành phải nương thầy mà học, chẳng được tự chuyên dùng năng lực lợi căn phân biệt. Phải gấp tìm văn kinh mà tự làm, tùy nghe mà dùng, chẳng nhập vào Mạn-đồ-la chẳng thọ ba giới bình đẳng, chẳng thể hiểu đủ khuôn phép, vì chẳng biết nên tuy tâm tu hành siêng năng mạnh mẽ nhưng vì sai phương tiện nên chẳng thành, do đó mà sinh tâm nghi ngờ, vì tâm nghi ngờ nên chê bai Tạng Bí Mật của Như Lai tức là năm tội vô gián, ở trong năm đường Vô gián. Vì nhân duyên ấy nên phải đủ ba câu nghĩa chẳng được thiếu sót. Đó là nghĩa ba lạc-xoa. Vì việc này nên trong phẩm phó chúc sau đây lại nói tướng chọn đệ tử. Văn nối theo đó. Kế là phẩm quán chúc. Kinh tuy chẳng nói mà nghĩa như thế.