ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 12: NHẬP BÍ MẬT MẠN-ĐỒ-LA

Phẩm Nhập Bí Mật Mạn-đồ-la, tức là tạng thân, miệng, ý bí mật của chư Phật, chỉ Chấp Kim Cang Bí Mật. Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói pháp nhập đàn bí mật, Bí Mật Chủ liền biết, cho nên Phật lại bảo. Nhưng Chấp Kim Cang này tức là hóa thân của Tỳ-lô-giá-na vì muốn phát minh pháp sâu kín này. Pháp này không thể hỏi. Chỉ có Phật và Phật hỏi nhau mới biết như kinh Kim Cang Đảnh Phẩm Phân Biệt Tích trở đi. Phật nhập vào Tam-ma-địa rồi, từ thân Phật phát ra hình chữ hình ấn và thân Bổn tôn đều từ các phương làm Phật sự, đó gọi là nhân duyên lớn mở tri kiến Phật. Làm như thế rồi lại nhập vào thân Như Lai. Bấy giờ, trên hư không có tiếng hỏi pháp. Hỏi Phật một trăm lẻ tám hiệu thế nào là Phật, thế nào là Chánh biến tri, cho đến hỏi ấn và chân ngôn của mười sáu vị Đại Bồ-tát, như đó mà nói rộng.

Bấy giờ, Phật tự khen rằng: Lành thay! Lành thay! Ông mới có khả năng hỏi được việc ấy. Cho đến tùy hỏi mà đáp. Bấy giờ, đại chúng được chưa từng có mà nghĩ rằng: Nay từ thân Phật mà hỏi Phật cũng như việc huyễn. Vô tác vô sinh mà thành Phật sự. Nay Chấp Kim Cang này cũng thế, từ Phật Kim Cang Tuệ Ấn mà sinh. Lại trì ấn Kim Cang Tuệ mà có điều hỏi thì được Phật đáp, sợ người không tin. Nếu tự hỏi, tự nói thì chẳng đáng tôn trọng, cho nên dùng thân Phật mà hỏi thân Phật. Lại, do đó mà gọi là Chấp Kim Cang, cũng có thể trì Như Lai thân mật, khẩu mật, tâm mật nên gọi là Trì Kim Cang Trí Ấn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói: Pháp Nhập Bí Mật Tạng Mạn-đồla. Trên đã nói Kim Cang Thủ Bí Mật Mạn-đồ-la mà chưa nói nhập vào pháp Bí mật, nên kế nói trì tụng, là khắp học Mạn-đồ-la, chân ngôn là nên khắp học. Cổ là Bí mật đàn. Tức trí giả là thông suốt, không có đuối lý nên gọi là trí giả (người trí). Trí giả dứt hết tất cả tội. Pháp Đệ tử như thế. Trì tụng tức là người thành tựu, nghĩa là A-xà-lê. Người phải học khắp, nhưng chỉ có Phật và Phật mới biết khắp, học khắp tất cả các pháp, đầy đủ đức này mới làm thầy. Nay đời mạt pháp người này khó được, làm sao được sở dĩ truyền pháp khắp. Nhưng A-xà-lê tuy chưa được chư Phật nhưng phải khắp hiểu biết tông chỉ kinh này, thứ lớp pháp dùng mỗi câu đều rõ ràng, và thuận theo kinh này có các pháp duyên. Mạn-đồ-la yếu phải khéo biết, phải tu hạnh Du-già, hiểu rõ các căn tánh lợi độn của chúng sinh có ngăn hay không ngăn và loại chân ngôn thân ấn của Bổn tôn mới truyền pháp, làm đệ tử, làm pháp, nhập vào Bí mật Mạn-đồ-la được, rõ ràng như thế. Nay pháp yếu chư Phật sâu xa khó hiểu, cũng được che chở chẳng truyền bá bừa bãi.

Im lặng lâu yếu này chẳng vội giảng nói. Nếu các thầy đời mạt pháp, chẳng hiểu rõ việc ma và phương tiện thứ lớp vào đạo mà dối dạy người, tức là không y cứ vào căn cơ làm lầm người khác, cho nên cần phải học khắp. Nói trí giả, tức nói người học khắp là đó, nên biết là cùng hay chẳng nên cùng, nên vào hay chẳng vào, các thứ như thế, nên gọi là trí. Nếu chẳng nhàn phương tiện chỉ là nói suông mà chẳng thể khiến nó kiến lập gốc lành Vô thượng, mau nhập vào tất cả vị Như Lai lại vời lấy chướng cực lớn hại mình, hại người. Vì sao gọi là người trí là tội thiêu đốt đệ tử, cũng như nó từ vô thỉ đến nay có vô lượng vô biên tội chướng. Pháp Đệ tử như thế, nghĩa là đúng pháp nhập vào đàn làm pháp, chướng sâu dày nếu chẳng trừ thì thân khí bất tịnh còn có chướng chẳng hợp vì nói tất cả đạo đầy đủ của Như Lai. Cũng như hàng Thanh văn có mười ba nạn chẳng nên trao giới, thiêu tuổi thọ của họ khiến chẳng còn sinh lại, đốt đến thành tro tàn. Nay tự có lửa Đại tuệ diệu phương tiện, mà đốt thân nghiệp phiền não khiến chẳng sinh trở lại. Tất cả chúng sinh đều do nghiệp phiền não chứa nhóm nối nhau mà sinh, luân hồi không dứt nên gọi là thọ, nay liền đốt đi không để sót. Phương phiền não là củi, trí phương tiện là lửa, vì nhân duyên này mà được không sót. Củi này đã hết, năng trị cũng dứt, gọi là thiêu, tức nghĩa chữ ấy, phải dùng chữ A làm thân đệ tử, khiến chữ A khắp làm thân ấy. Kế dùng chữ lửa tuệ mà đốt quặng vàng ròng của tánh Bồ-đề khiến cấu uế trừ hết không sót, nên dùng chữ La mà đốt chữ A. Đã đốt xong rồi đâu như Nhị thừa dứt diệt tro tàn mà chẳng sinh lại ư, chẳng như thế, là các củi cấu đã cháy hết thì lại có Diệu sinh, gọi đó là chân Bồ-đề, là chân thật sinh, sinh này tức là tánh thanh tịnh, hạt giống Như Lai.

Thầy lấy phương tiện nào mà khiến tro này hết, lại đốt hết đồng với tro, nó lại sinh ra. Dùng chữ đốt chữ, vì đốt nên cùng thành một thể. Thân đồng chữ A, mà dùng chữ La đốt tất cả phiền não tội trừ, cho đến thân cũng trừ, thể đồng kim luân mà sinh mầm diệu, nghĩa là sinh môn chữ Phược. Ở trong tâm đó mà quán tròn sáng, ở trong vòng tròn mà để chữ Phược. Từ chữ Phược này mà sinh thủy luân, cũng như sữa trắng mà rót vào. Dùng phương tiện này lại sinh tâm hạt giống Bồ-đề Phật. Sinh thân thanh tịnh này trong ngoài không nhơ, như vàng đã trăm luyện mà trau dồi thêm ngọc, dùng làm đồ đựng gì cũng được. Phải biết khi lửa động thì cũng có gió. Gió Luân tức là nghĩa chữ Ha-khư. Lại chữ Phược trên có thêm dấu chấm, dấu chấm này tức là Đại không môn chữ Khiếm. Nước pháp vi diệu từ hư không mà rót xuống để tịnh tâm khí.

Phải biết là có đủ năm chữ đất, nước, lửa, gió, không nhưng đây đều là nghĩa bí mật của Như Lai, chẳng cần như văn mà phải khéo suy nghĩ. Người tu đã được thân khắp tịnh vô cấu như thế, thì tuổi thọ sống lại đều là vô cấu, là ý sinh. Lại vì muốn cho bền chặt vì ý sinh thân như thế lại có phương tiện. Cũng để mười hai chữ lại được mười hai duyên, gọi là mười hai văn cú. Đây là trước nói mười hai chữ Chân ngôn vương phải bày khắp thân ấy. Trước có bốn chữ bày ở phần trên, nghĩa là từ đảnh đến trán. Một chữ không ở trên đầu, hai chữ ở tai, một chữ ở trán. Kế là như bổn tánh mà phối sinh. Từ mắt khởi là tốt. Có bốn chữ ở phần giữa, nghĩa là trên hai vai trên tim và trên cổ họng, kế có bốn chữ ở phần dưới, tức là trên rún trên eo, một chữ trên đùi một chữ dưới chân, nhưng một chân cả hai đều có. Nay chỉ ở một chân mà để, tức có cả hai chân. Phải biết mười hai chỗ này là nhiếp các phần khác của thân, như chữ ở hai tai là nhiếp cả hai mắt. Như chữ trên nói phải lấy Chân ngôn vương ở trên, từ chữ đầu rồi thứ lớp mà bày.

Nhưng thực hành phương tiện có ba bậc: Một là thầy tự bày, hai là dùng làm Mạn-đồ-la, ba là gia vào thân đệ tử. Đây là Du-già Bí mật gia trì. Như thế mà làm rồi thì sẽ thành pháp khí, cho nên làm khí ấy. Như thế làm rồi tức là thành tựu Tam-muội-da. Tam-muội-da là nghĩa đẳng (bình đẳng) nghĩa là ta ngang bằng với Phật, Phật bằng ta, không hai, không khác, hai phần đều rốt ráo bằng nhau. A-xà-lê thì bằng với Phật, tức bằng với đệ tử. Đệ tử này không chỉ bằng với tất cả Như Lai mười phương ba đời, mà cũng bằng với tất cả các Bồ-tát, cũng bằng với tất cả Thanh văn, Duyên giác, cũng bằng với tất cả chúng trời, tiên trên thế gian. Nếu bằng tất cả như thế tức là thân Tỳ-lô-giá-na. Cho nên nói các thế gian… đồng đẳng đồng thuận. Cũng là Pháp Hoa đều chẳng trái với các thật tướng. Nên hiểu cùng bình đẳng với chư Phật như thế, nghĩa là không trái nhau. Xứng với Tam-muội-da Bí Mật Mạn-đồ-la mà nhập vào tất cả pháp giáo, các Mạn-đồ-la tự tại, như thế bình đẳng với ta, xứng với Tam-muội-da Bí Mật Mạn-đồ-la này mà nhập vào các pháp giáo, các đàn đều được tự tại như ta. Trì tụng cũng thế, là trì tụng chẳng khác. Tam-muội-da gọi là nói, giải là nghĩa hiểu rõ, biết rõ. Nếu hiểu biết phương tiện nhập vào Bí Mật Mạn-đồ-la này, tức là vào khắp tất cả Mạn-đồ-la. Đệ tử này vì đồng vào khắp tất cả Mạn-đồ-la, nên tức nghiệp tự tại, tu hành tất cả rốt ráo đẳng mà giải thích tên Tam-muộida. Cho nên nói Tam-muội-da gọi là tên. Như kinh mới đầu có đủ Nhập đại bi thai tạng, các pháp Mạn-đồ-la… bèn cho pháp này là pháp yếu dụng. Trước chẳng nói, bày nói ở đây. Nếu chẳng hiểu đây thì chỗ làm Mạn-đồ-la từ trước chẳng bao giờ được thành. Đối với lẫn nhau trước sau, chẳng thừa tiếp nhau. Chẳng lẽ Phật không thương tiếc hay sao? Chỉ vì muốn nhập vào chánh pháp nên phải y thầy mà học. Cũng như Phật ở trong kinh Thanh văn quở là hàng tặc trụ. Người nói được đủ Hòa thượng, A-xà-lê đúng như pháp thọ giới quyết tu phạm hạnh. Vì sao lại như tặc trụ? Nay đời mạt pháp người học cũng như thế. Chẳng kính gần thiện tri thức học hỏi pháp yếu, mà tự tâm thầy, muốn mong thành tựu nghiệp tự tại của Như Lai. Ngay đây mở văn, liền muốn được thành tựu thì không có việc đó. Không phải chỉ tổn hại mình mà lại muốn cầu danh lợi dối làm thầy người đã tự trái pháp mà muốn lập gốc lành Vô thượng cho người khác, làm sao có việc đó. Do đây mà không có hiệu nghiệm, cho nên lại chê bai pháp. Duyên phá pháp thì thành nghiệp Vô gián (địa ngục), sao có người nghiệp Vô gián mà thực hành tự lợi, lợi tha đầy đủ thành diệu quả ư? Thế nên thực hành pháp ấy phải kính cầu Minh sư, mỗi pháp đều học hỏi, nhận được vi chỉ, thấu hiểu rõ ràng, trước tự thành lập rồi kham lập gốc lành Vô thượng cho người khác, cũng như trong pháp Thanh văn có năm pháp thành tựu, tự thành năm phần pháp thân, cũng có khả năng thành năm phần pháp thân cho người khác, được lìa y chỉ, được lìa vị thầy.

Bấy giờ, mới có khả năng truyền pháp lợi người. Nếu chẳng như thế, thì cẩn thận chớ dối làm lợi khí, tự tổn hại mình. Cho nên kinh nói: Sai cơ nói pháp làm thầy người oan. Nay chẳng khéo khắp học trì Minh Tạng Du-già mà muốn tùy duyên người khác mà trao pháp thì cũng giống như thế. Vào Mạn-đồ-la có bài kệ Tam-muội-da có thể có đến mười bốn, mười lăm bài kệ, tức là cho đệ tử thọ Cụ giới Bồ-tát và giáo thọ dạy răn yếu thệ, chưa truyền đến cõi này. Kế phẩm Trụ Bí Mật Mạn-đồ-la phẩm ở trước là nói nhập vào Phương Tiện Bí Mật Mạn-đồla. Gọi đó là ba thứ gia trì. Nghĩa là dùng chân ngôn mà gia lên thân sư và đàn sẽ vào, cùng gia vào đệ tử khiến an trụ vững chắc. Sau mới được an trụ ở bí mật tạng. Cho nên kế là nói phẩm Trụ Chứng.