ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 14: BÍ MẬT BÁT ẤN

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ-lô-giá-na quán sát đại chúng trong hội, bảo Kim Cang Thủ rằng: Bí Mật Chủ ấy có tám ấn Bí mật rất bí mật. Trong phẩm Như Lai ở trước nói: Nhập trụ pháp Bí mật Mạn-đồ-la rồi. Lúc đó, các chúng sinh trong đại hội lại nghĩ rằng: Pháp bí mật như thế là pháp rất khó hiểu, lại có tướng phương tiện đầy đủ nào khiến hạnh chân ngôn mau thành tựu hay không?

Bấy giờ, Như Lai ấy biết ý nghĩ của đại chúng rằng: Đối với bí mật này lại có rất bí mật chăng, ngang bằng với đây chăng. Vì chẳng thể lường nên không có câu hỏi, nên Phật chẳng đợi hỏi, nhưng không hỏi mà tự nói. Nói có thần nghiệm là nếu người tu, hoặc trong hoặc ngoài, khi bày ra các tòa vị của Bổn tôn Mạn-đồ-la dùng tám ấn này và chân ngôn Bổn tôn mà gia trì, thì các tôn vị ấy tự nhiên giáng xuống đạo tràng mà làm tròn các việc nguyện trong chánh hạnh của người ấy. Lại ở trong vị Bổn tôn mà có đặt các thần nghiệm đồng, đồng nghĩa là đẳng đồng Bổn tôn oai thần, xong rồi bỏ đi. Đây là tánh cảm ứng không thể suy nghĩ bàn luận. Cũng như trong gương nước lửa do mặt trời, mặt trăng ứng hiện. Còn không thể suy nghĩ bàn luận, huống chi là cảm ứng pháp giới không thể suy nghĩ bàn luận của Như Lai. Đây là A-xà-lê ấn thực hành không được tập vội vàng. Nếu người đã vào Mạn-đồ-la thì cũng chẳng vội làm như trước, huống chi là người khác làm ư?

Không phải lấy bản Chân ngôn thú này mà làm cờ nêu. Đường là như sáu đường, đây là Chân ngôn thú, gồm Mạn-đồ-la như Bổn tôn tương ưng, là như Bổn tôn có pháp như thế, ta cũng có cho nên nói là đủ. Thân mình trụ trong hình Bổn tôn, phải biết như tri kiến, như Bổn tôn vị mà được Tất-địa. Nếu người tu y tám ấn Chân ngôn và Mạn-đồ-la này mà tương ưng phối trụ vị. Nên biết đây đã gần với Tất-địa, chẳng bao lâu sẽ an trụ, như Bổn tôn trụ, là trước phối hợp với Bí mật Mạn-

đồ-la. Nếu thỉnh Bổn tôn, nghĩa là cần phải làm pháp vuông này mới được, nếu chẳng làm pháp này thì chưa tròn. Kinh này đều trước sau thành nhau chung làm một việc nương tựa vào văn. Người tu phải rất soi rõ mới biết được. Nếu khi người tu trì tụng thì cũng phải làm pháp này nghĩa là thỉnh Bổn tôn và chỗ mong muốn, thì được mau được kiến lập.

Ấn thứ nhất, là chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, trong lòng bàn tay rỗng, hai ngón trỏ và út mở thẳng ra, các ngón khác co vào như cũ. Đây là Tỳ-lô-giá-na Như Lai Đại Oai Đức sinh ấn. Từ trong đây Như Lai Đại Oai Đức sinh ra. Đây là trí sáng của Nhất thiết trí. Mạn-đồ-la ấy làm hình tam giác, ở bốn bên lại có bốn tam giác vây quanh, nên nói là khắp.

(vẽ hình).

Trong đó, phải quán Thế Tôn Tỳ-lô-giá-na trụ ở giữa tam giác Mạn-đồ-la ấy phải quán hoa tám cánh, trên đài hoa làm tam giác Mạnđồ-la, tức là tòa Du-già ở trước. Làm tam giác này đầu nhọn quay xuống dưới, màu đỏ. Trước nói tam giác đầu nhọn hướng lên, nay nói hướng xuống thì nghĩa có khác. Tưởng Phật ở trong đây làm ấn oai quang, chân ngôn gồm ba chữ.

Ấn thứ hai làm ấn như trước, cùng co hai ngón trỏ dùng đầu hai ngón cái hợp đều như hình chữ Phược. Đây là ấn Kim Cang Bất Hoại. Kim cang là trí Như Lai, không phải từ duyên sinh nên chẳng thể hoại, nên gọi là Kim Cang Bất Hoại. Mạn-đồ-la ấy hình tròn như chữ Phược, dùng Kim cang vây quanh.

Hỏi: Kim cang ấy cũng ở bốn bên Mạn-đồ-la như trên. Gọi chữ Phược là Mạn-đồ-la này tròn mà trắng, cũng ở trên đài hoa, trong đó có Đại Nhật Như Lai, từ sau đều bắt chước đây. Nhưng tám ấn này, trì tụng thì chỉ lấy bất cứ một ấn nào, tùy sự mà dùng. Chân ngôn gồm ba chữ.

Ấn thứ ba là làm như trước, tức chắp tay theo cách Tam-bổ-tra: Hai ngón áp út và ngón giữa đều duỗi thẳng, hai ngón cái và trỏ trước mở lớn, làm hình cắt hoa đầu tiên. Ấn Như Lai tạng này cũng gọi là ấn Liên Hoa Tạng. Mạn-đồ-la như trước làm Viên Nguyệt Luân, chỉ có bốn hoa sen vây quanh là khác nhau mà thôi. Ở trong cũng quán Đại Nhật Như Lai. Chân ngôn có hai chữ.

Ấn thứ tư, giống như ấn thứ ba ở trước, chỉ hai ngón út thì co vào lòng bàn tay, đây là ấn Phật âm trang nghiêm, cũng là ấn muôn đức trang nghiêm, cũng gọi là trong ngoài trang nghiêm. Như người thế gian có các thứ nhà cửa, y phục, đầy đủ các báu, không gì chẳng có để trang 70 nghiêm thì gọi là muôn đức đều đủ. Nay đây, hoặc trong hoặc ngoài các Đức Như Lai trang nghiêm đều đủ. Mạn-đồ-la hình bán nguyệt có các dấu chấm vây quanh. Các thứ khác như trước mà suy ra. Chân ngôn có hai chữ.

Ấn thứ năm, là chắp tay theo cách Tam-bổ-tra như trước nhưng hơi mở cong, hai ngón cái mở ra, hai bàn tay như bụm nước, gọi là ấn từ chi phần của Phật sinh ra, nghĩa là từ tất cả chi phần của Như Lai sinh ra. Mạn-đồ-la ấy nhừ hình cái bình, ý là lấy bụng bình làm hình tròn, dùng bốn Kim cang vây quanh. Các thứ khác như trước. Chân ngôn là ám ác.

Ấn thứ sáu như trước, hai ngón giữa hơi co tròn, đều co vào lòng tay như cái móc lưng đụng nhau, trụ ở ngón giữa này. Các ngón khác như cũ, tức giống như ấn thứ năm. Đây là ấn Trụ pháp. Mạn-đồ-la ấy như hình cầu vòng có nhiều màu xen nhau cũng như sắc cầu vồng. Hình này như cầu vồng úp, dưới bằng phẳng, trên có phướn kim cương. Từ trước, các Mạn-đồ-la đều có hoa sen, có Kim cang có dấu chấm… nay Mạn-đồ-la này đều có các tướng vây quanh để trang nghiêm xen kẽ nhau. Chân ngôn ấy nói chữ đầu tiên này làm hạt giống, tức là chữ Phược, tức không trói buộc Bột-đà Đà-la-ni là Phật Tổng Trì, Tát-mộtrị-để-mạt-là Đà-na-ca-rị, là chữ dẫn tiếng, Ca-lê làm ích, tức là năng lực ức niệm, Đà-la-đà-la-da, trên là tự trì trì ta, kế là trì người khác trì tất cả. Tát-bạn-bạc-ca-phược-để là Thế Tôn, gọi là Bổn Tôn, khen pháp.

A-ca-la-phược-để là đủ hình tướng. Tam-ma-địa-tá-ha, ở đây sợ chưa xét lại bản Phạm.

Ấn thứ bảy giống như Tam-bổ-tra ở trước, dùng hai ngón cái và út hai tay đều giữ nhau trong lòng bàn tay, mở ra ba ngón trỏ, giữa, áp út chụm đầu vào nhau, hai ngón út ở trên ngón giữa.

Mạn-đồ-la hình hư không, đây là sắc hư không, như trong hư không gồm có tất cả sắc tượng. Trí Đại Không của Như Lai gồm tất cả pháp, hai bên đều có một dấu chấm kẹp lại. Chân ngôn là có một chữ, đây là hạt giống. Hạnh một chữ này. A-phệ-đà nghĩa là đủ tất cả trí, tức là trí đã chứng. Phất-đề tức là tuệ đầy đủ, đem bố thí cho người khác.

Tá-ha là ấn thứ tám, chắp tay lại, chuyển tay trái (khi chuyển thì tay phải úp, tay trái ngửa) kế chuyển tay phải (khi chuyển thì tay trái úp, tay phải ngửa). Đây là Như Lai tấn tật trì ấn, nghĩa là sứ thần thông bí mật của Như Lai, nghĩa là sức trì nhanh chóng. Mạn-đồ-la đồng với hư không ở trước, chỉ đổi màu xanh dùng nhiều chấm trắng vây quanh.

Chân ngôn là một chữ, thêm Tam-muội là hạt giống Du-già Đại Du-già nghĩa là chư Phật Du-già.

Chân ngôn chủ Ma-ha-du-kỳ-nhĩ này trụ ở Du-già, ai chưa được Du-già thì sẽ được, nghĩa là trao nguyện cho người tu hành ở Du-già mà được tự tại. Du Nghệ Tiên Phạt Rị Khiếm là không, xà-rị là sinh, tức là không sinh. Ca là làm, tức làm cái này, sinh là ở không. Kê-tá-ha.

Lại nữa, thứ nhất phương Đông Bảo Tràng Phật, thứ hai phương Nam Khai Phu Hoa Vương Phật, thứ ba là phương Tây Phật A-di-đà, thứ tư phương Bắc Phật Cổ Âm, thứ năm là Đông Nam Bồ-tát Phổ Hiền, thứ sáu Tây Nam Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, thứ bảy Tây Bắc Bồ-tát Di-lặc, thứ tám Đông Bắc Bồ-tát Quán Tự Tại. Phải biết tám ấn này đều là ấn Tỳ-lô-giá-na. Như ấn phương Đông tức là Bảo Tràng Phật Ấn, cũng là Ấn Đại Nhật Như Lai, bắt chước theo đây.

Trong kinh, kế là răn A-xà-lê phải trao pháp, nếu chưa quán đảnh thì tất cả chẳng được bày. Kế là nếu người đã điều nhu, kế là người siêng năng tinh tấn có nguyện bền chắc, nghĩa là làm phát sinh siêng năng tinh tấn tự có thể phát ra vô lượng thệ nguyện rộng lớn. Kế là cung kính Sư trưởng, nghĩa là là như kinh Pháp Hoa nói: Thân làm giường tòa. Lại người nhớ nghĩ ân đức, người thanh tịnh, người xả bỏ tự thân. Tuy nhập vào Mạn-đồ-la nhưng phải có các đức như thế mới nói cho nghe được. Không được vội bày cho người. Vì sao? Vì đây là yếu bí tạng của Niết-bàn. Ở chỗ dạo chơi chẳng nên tuyên truyền gian dối. Đây cũng là Phật dạy cho A-xà-lê. Nếu vị đệ tử chưa được cho pháp thì, chắc chắn chẳng ở lời nói có hạn, làm sao có thể vọng nói khiến nó chê bai, tự vời lấy tội đọa địa ngục Vô gián. Sáu tháng là nêu số, trước sáu tháng chẳng thành thì lại làm sáu tháng nữa, dần dần cho đến lúc nào được thành mới thôi. Nếu nói ba tháng cũng có thể hiểu. Trước trì tụng kinh sáu tháng, nếu không tướng lại trải sáu tháng nữa, nếu có tướng rồi mới làm thành tựu. Nếu bí mật giải thích thì sáu tháng là thanh tịnh sáu căn. Nói ba tháng là thanh tịnh thân, miệng, ý.