ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 31: CHÚC LỤY

Kế Phật bảo Đại hội tức là văn kinh, trước nói mười phương thế giới trần số Kim cương Bồ-tát nay nói kinh sắp xong nên thêm phần phó chúc. Các ông nên trụ vào không buông lung tức là nối theo văn trước. Đại Thừa Mật Giáo này phải pháp tướng như thế mà nối tiếp, nếu trao nhận sai phép tắc tức là nhậm vận nối nhau mà vượt pháp tắc. Nên nói trụ vào không buông lung. Lại nữa, như ba câu nghĩa trên hạnh tự lợi, lợi tha các ông phải trụ vào nghĩa chữ A, trong Bí Mật giáo mà làm Phật sự. Nếu chẳng theo đây tức là trụ vào không buông lung. Vì sai căn cơ mà trao làm tổn hại gốc lành của người ấy.

Cho nên kinh nói: Người có trí nếu nghe thì sẽ tin hiểu, người vô trí nghi ngờ thì mất hết. Nếu Bồ-tát chẳng quán kỹ các nhân duyên gốc ngọn chủng tướng thể tánh của chúng sinh mà truyền cho họ pháp này, thì là kẻ thù của trời, người, ấy là hạnh rất buông lung.

Kế là nói: Nếu chẳng biết người ấy thì chớ trao cho. Căn tức là tướng của… năm căn lợi độn như tín… Trừ đệ tử của ta, nghĩa là đã y theo lời dạy của ta mà trụ. Tâm tướng thể tín mới có khả năng cho. Nếu các loại ngoại đạo thế gian khác chưa vào chánh pháp, tín tâm chưa bền chắc thì phải dạy bày thiện lợi của thâm pháp khác. Chẳng được nói pháp này. Nếu Bồ-tát chiếu cơ chắc chắn tự do trí lực mình nay là người truyền pháp đời mạt, lại nói tướng ngoại tích có thể truyền, kinh trước nói tướng chọn đệ tử, nay lại nói nhưng đều là lược nêu tông, trong Đại Bản có nói đủ. Lương Thần sinh trong Đại Bản có nói đủ. Như thế thứ lớp như thế chấp trước thời tiết mà sinh, thì có căn tánh như thế, tướng mạo như thế, phải cùng giáo pháp như thế, điều ấy nói rất rộng. Lại mỗi điều đều có hai thứ cạn lược, sâu bí, nay ở trong đây chỉ nêu cương mục (đại khái). Cầu sự vệic cao quý hơn tức là phát tâm Bồ-đề, chỉ cầu đạo hạnh đầy đủ của Như Lai hễ có làm gì chẳng cầu việc khác, việc làm đều rộng khắp. Vi tế, nghĩa là nghe một chữ một câu thì có thể dùng trí lực mình mà hiểu rộng vô lượng nghĩa thú, giải thích rộng không sót, nghĩ nhớ ân đức, cho đến từ thầy nghe nghĩa một câu, cho đến thành Phật cũng chẳng quên báo ân mà thường biết ân báo ân. Kính ngưỡng, nghĩa là tâm tha thiết mong cầu thắng Pháp, phải như loại Tát-bà-ba luân mới có thể nói cho nghe. Hoan hỷ trụ, nghĩa là nghe pháp mầu tâm vui mừng khắp thân tâm. Chẳng cầu pháp ấn cho đến chẳng nhận một chữ các kinh khác.

Kế lại nói tướng ngoài, lược nói sắc ấy, nghĩa là xanh nhạt, tức là chẳng phải trắng cũng chẳng quá đen, tức là sắc cát tường. Đại Bản có nói rộng. Nay chỉ nêu một góc mà thôi. Đầu rộng, nghĩa là như đầu La-vân, như cái lọng, nhưng chẳng quá rộng cũng chẳng quá nhỏ, phải thẳng nhọn đầy đặn vừa phải mà đủ tướng). Cổ cao, nghĩa là cổ chẳng quá dài cũng chẳng quá ngắn, tóm lại là thẳng vừa phải không quá mức. Trán rộng mà nghiêm cũng gọi là cực ý quá rộng, lại đầy đủ tướng trang nghiêm. Mũi cao nghĩa là không quá phình cao hay quá phẳng xệp, phải như kim đính (thoi vàng). Lược nói thân tâm có khả năng làm tướng đạo khí. Người như thế mới có khả năng truyền bá sự tu tập. Đủ tướng nghĩa là Phật tử (con Phật) người như thế mới nên hết lòng nhiếp thọ dạy dỗ trong Du-già Luận Thập Địa nói: Lại khuyến chúc hẳn là có khả năng nối truyền. Phải hết lòng dạy trao chớ để mất thời gian. Bấy giờ, Đại đức như Kim cương Thủ… thính chúng nghe nói thế, là các Bổn tôn nói giáo, ta cúi đầu thọ trì rồi, nghĩa là như khắp vâng phép vua lưu bố rộng rãi. Phải thực hành cúng dường, lúc đó chúng lại lễ Phật vì muốn pháp trụ lâu ở đời nên thỉnh Phật che chở. Hỏi Phật nói rộng cúi đầu vâng giữ, vì tất cả người trí đảnh lễ mà thỉnh Như Lai che chở.

Vì sao? Phật đã phó chúc Bí tạng như thế, vì gánh vác việc Như Lai, chức ấy chẳng nhẹ. Nhưng pháp mầu này khi Như Lai còn tại thế vẫn còn bị nhiều người ganh ghét, huống chi trong đời ác Mạt pháp. Nhưng chúng ta đã phiền não thành thật khiến kinh truyền bá như thế rộng khắp. Thế nên thỉnh Phật dùng thần lực tự tai mà che chở chúng ta, khiến sở nguyện được thành. Đạo pháp nhãn ở lâu trên đời trùm khắp tất cả, tức là nguyện mở rộng kinh. Vì Phật che chở giữ gìn nguyện khiến pháp nhãn này ở lâu trên đời. Đây là đạo Đại Tuệ Khai Phật tri kiến, là đường tất cả Chư Phật đã đi, nên nói là đạo pháp nhãn, thường khiến đạo này ở lâu trên đời cùng tận bờ mé chúng sinh. Lại rộng khắp thế giới, đều lưu thông, tức là thượng hạnh. Theo chỗ có dấu Phật chúng ta đều thệ nguyện truyền pháp này. Đây là bổn ý hỏi về mở mang kinh.

Khi ấy, Phật nhận lời thỉnh liền dùng Chân ngôn mà gia trì pháp này như trong kinh nói. Lúc đó, các Bồ-tát Thượng Thủ nghe Phật nói xong đều cúi đầu thọ trì. Đã nói rộng kinh Ma-ha Tỳ-lô-giá-na thành Bồ-đề Gia trì Thần Biến xong.

Hỏi ba câu trước: Một là tâm Bồ-đề là hạt giống, hai đại bi là gốc, ba là phương tiện là sau cùng. Nay ở Đại Bi Tàng Mạn-đồ-la mà nói là dùng Trung thai làm tâm Bồ-đề. Kế dùng tám cánh làm đại bi, ba viện ngoài làm phương tiện. Đáp rằng ở đây có hai thứ. Nếu có tu hành trong nhân mà nói, có quả địa Như Lai mà nói. Lại viện ở ngoài nhất các trời như tám bộ… tức là trong tám tâm trước từ mới giữ trai giới trở đi, cho đến quả thọ dụng… nhưng có gốc lành khai phát tương ưng với chánh đạo, tức là nhân đài hoa của Đại Bi Thai Tạng. Như Lai dùng năng lực phương tiện mà dẫn dắt, cho đến khiến thành tựu tám tâm thế gian đến nay. Tức là địa vị của viện ngoài. Kế dần dần hướng vào trong và Nhị thừa cũng ở trong đó. Kế lại biết có thắng pháp Vô Thượng, tâm dần dần dẫn vào thứ hai, thứ ba, đều là câu Đại Bi. Kế thành quả Phật vào Trung Thai, tức là câu Phương Tiện. Nhưng tám cánh và Trung Thai năm Phật, bốn Bồ-tát chẳng lẻ khác thân ư? tức là một Tỳ-lô-giá-na mà thôi. Vì muốn phân biệt đức nội chứng của Như Lai biểu thị ra ngoài, nên ở trong một pháp giới, làm tám cánh phân biệt mà nói. Lại như bốn Bồ-tát ở phía Đông Nam, Phổ Hiền là sao?

Phổ Hiền tức là tâm Bồ-đề. Nếu không có nhân mầu này thì chẳng thể nào thể đến Vô thượng đại quả, cho nên đầu tiên được gọi tên. Kế là Văn-thù-sư -lợi là Đại trí tuệ. Trước phát tịnh tâm Bồ-đề như Phổ Hiền quán kinh thứ lớp, cho đến Tỳ-lô-giá-na khắp tất cả chỗ, thường, lạc, ngã, tịnh, Ba-la-mật nhiếp thành đều là tịnh tâm Bồ-đề. Kế là nói Đệ nhất nghĩa không. Tâm ta tự không, thiện ác vô chủ, quán tâm vô tâm pháp bất trụ pháp… tức là Diệu tuệ, vì Diệu tuệ này là Đệ nhất nghĩa không, tịnh khắp tất cả chỗ tịnh tâm Bồ-đề, Bình đẳng tuệ lợi nhẫn (dao tuệ bén nhọn bình đẳng), chặt đứt gốc vô minh từ vô thỉ, tức vào chánh vị Bồ-tát. Cho nên tuy có tâm Bồ-đề mà không có tuệ hạnh thì chẳng thể thành quả, cho nên kế nói Văn-thù. Kế là Phương Tây Bắc Di-lặc tức là đại từ đại bi đều là nghĩa trong câu thứ hai. Dùng Đại Bi Tàng này mà tăng trưởng thành tựu hoa lá cành nhánh của cây Bồ-đề, mầu nhiệu cho nên kế là nói Di-lặc. Nếu tuệ mà không bi thì thanh tịnh chẳng đủ, chẳng được thành Bồ-đề, chẳng thể đủ sáu độ nhiếp chúng sinh. Kế là phương Đông Bắc Quán Âm tức là chứng. Chứng nghĩa là hạnh nguyện trọn đầy được vào đài hoa Tam-muội này. Nếu chưa thành quả mà quán, đây thì cạn sâu khác nhau. Nay dùng tuệ bình đẳng của Như Lai mà quán từ nhân đến quả, chỉ là hạnh Như Lai một thân một trí mà thôi. Cho nên tám cánh đều là một thể Đại Nhật Như Lai. Nếu Như Lai chỉ trụ ở pháp tự chứng thì chẳng thể độ người. Vì sao? Vì chỗ vi diệu này ra ngoài tâm lượng (tâm không nghĩ đến được), làm sao nói chỉ người. Cho nên dần dần tuôn ra, dần dần nhập vào Đệ nhất viện, kế đến viện thứ hai, kế đến viện thứ ba. tuy làm tuôn ra như thế nhưng cũng chẳng lìa thân Phổ Môn. Chúng tám bộ ấy đều là hiện khắp cảnh giới sắc thân. Nếu nói theo căn cơ thì đàn ba lớp từ sâu làm cho đến cạn.

Cho đến Thế Thiên Chân Ngôn nghĩa cạn chỉ là Đạo Ứng thân, phương tiện chưa rốt ráo. Nếu khai thật tánh tức là Chân Ngôn Thế Thiên và Đại Nhật Như Lai làm sao có khác tướng. Từ Như Lai thì từ sâu đến cạn, từ trong dẫn ra ngoài mà thành đàn ba lớp. Lại như nghĩa chữ tức là thứ lớp này. Trước chữ A ở phương Đông như tiếng Phạm chữ A có nghĩa là Động thủ. Vì thuận theo pháp thế gian, hướng Đông là phương trên hết trong các phương dụ cho tâm Bồ-đề đứng đầu của muôn hạnh, tên gọi là Phật Bảo Tràng, kế tức chữ A là hạnh. Nếu chỉ có tâm Bồ-đề mà chẳng tu đủ muôn hạnh thì không bao giờ thành quả, nghĩa chẳng khác với bốn Bồ-tát. Phật ấy tức là hoa nở. Kế tức chữ Ám ba Bồ-đề, vì muôn hạnh nên thành Chánh giác, Phật ấy tên là A-di-đà tức là phương Tây. Kế Cổ Âm tức là Đại Niết-bàn, chữ Ác là quả Chánh Đẳng Giác, về quả cho nên nói kế. Kế tức là vào trong chữ Ác, là phương tiện. Đây là thân Tỳ-lô-giá-na Phật Bổn Địa là thể Đài Hoa, vượt ngoài tám cánh dứt hết nơi chốn. Chẳng phải Chánh giác có tâm, chỉ có Phật và Phật mới biết, vì niệm bổn thệ mở bày Tạng Đại Bi, khắp dẫn chúng sinh vào tuệ Phật. Lại dùng thần lực chẻ chở, khắp hiện thân, miệng, ý đầy khắp trong sinh tử. Phải biết đây là phương tiện. Nếu lìa phương tiện. Như Lai Bổn Địa còn chẳng nói được huống chi là chỉ bày cho người ư? Chẳng thể vì các Bồ-tát Thượng thủ mà nói, huống chi vào trong sinh tử ư? Vì phương tiện này đồng với Đại không mà hiện các tượng. Phải biết tất cả Đại Hội Mạn-đồ-la đều là một thân không có thân khác, tức là thân Phổ Môn, tức là thân pháp giới, tức là thân Kim cương Giới. Lại Bồ-đề sắc vàng là tánh kim cương, hàng kế là nghĩa lửa, tức là đồng nghĩa Văn-thù. Bạn hạnh dùng diệu tuệ dắt dẫn chẳng được lìa tuệ mà có làm. Kế là thành Bồ-đề sắc trắng, tức là nghĩa tròn đầy rốt ráo, lại là đủ, hóa ra tất cả chúng sinh đều khiến vào Phật đạo. Vì việc ấy là khởi đại bi. Kế là Đại Niết-bàn tích cực phản bổn (tích hết rồi về bổn). Chúng sinh có duyên củi hết thì Như Lai phương tiện lửa tắt, cho nên Niết-bàn. Mặt trời Phật đã lặn xuống núi Niết-bàn, cho nên sắc đen. Ở trung tâm trống đủ tất cả sắc, tức là chẻ chở thế giới Mạn-đồ-la, Hội Phổ Môn, rốt ráo thanh tịnh mà không gì chẳng có. Bách Tự Luân ấy sở dĩ từ ngoài hướng vào trong cũng là nghĩa này giống như Trung Thai, là tất cả Bổn tôn cũng như ở đây nói. Như hạt giống của Kim cương Thủ hạt giống chữ() Phược tức thành năm việc. Phược là tâm Bồ-đề? là hạnh () là Tam Bồ-đề: Là Niết-bàn là phương tiện. Sở dĩ nói phương tiện là sau, chính là nghĩa này. Như Liên Hoa Tôn cũng có năm sự,() ta là tâm Bồ-đề,() là hạnh () là thành Bồ-đề () là Niết-bàn, () là phương 772 tiện. Như Văn-thù dùng () là hạt giống, cũng có năm nghĩa () là tâm Bồ-đề, () là hạnh, () là thành Bồ-đề () là Niết-bàn () là phương tiện. Tất cả hạt giống của tôn vị khác đều cũng nói rộng như thế. Vì nghĩa đó nên Kim cương Thủ tức là Đại Nhật Như Lai, Quán Thế Âm cũng là Đại Nhật Như Lai, Văn-thù-sư-lợi cũng là Đại Nhật Như Lai. Cho đến quỷ thần tám bộ mỗi vị cũng là nghĩa này, cũng tức là thành Đại Nhật Như Lai. Thể tuy là một mà nghĩa đều khác.

Do đó, trong Du-già nói: Tỳ-lô-giá-na nói ta tức là Văn-thù, Quan Âm, ta tức là trời, tức là người, tức là quỷ thần, tức là rồng chim, như thế… đều tức là cả, là do nghĩa này.

Lại nói: Đại Bi Tàng, Bổn tôn vị thứ và hình sắc đều khác, vì người chưa thâm nhập Du-già, khi mới học chẳng chánh quán Bổn tôn. Phật vì phương tiện bày thứ này khiến tâm có chỗ duyên. Và khi quán thành bèn dùng pháp lực mà che chở, cho nên tự nhiên thường tương ưng với Phật. Nếu chẳng làm niệm cũng tự rõ ràng huống là thêm quán. Khi như thế thì thật thấy Mạn-đồ-la. Địa này tức là tâm Bồ-đề thanh tịnh. Như trên đã nêu đều là tường pháp thân diệu trang nghiêm của Đại Nhật Như Lai. Lại Quan Âm, Văn-thù, Phổ Hiền, Di-lặc đã ở trong tám cánh tức là Đại pháp thân của Đại Nhật Như Lai. Vì độ người nên tạm xuất ra ngoài. Cho nên kế trong đồ (hình) lại có Văn-thù, Quan Âm… loại đó rất dễ hiểu. Lại nói như trong tám cánh Phổ Hiền là tâm Bồ-đề, Vănthù là tuệ. Di-lặc là bi. Tâm Bồ-đề này tức là Như Lai Đại Nhật. Chẳng lìa Đại Nhật Như Lai này mà có tuệ riêng. Bi tức là Đại Nhật Như Lai, chẳng lìa Đại Nhật Như Lai mà có bi riêng. Phải biết nói y theo đây thì muôn đức đều thế. Cũng như nghĩa Pháp Thân, Bát-nhã, giải thoát của Thiên Thai. Nếu chỉ có pháp thân được tên thì hợp với đây.

Hỏi Bách Tự Luân trong ngoài, mỗi vị theo thứ lớp như thế tức là Mạn-đồ-la dẫn vào dần nhiếp đến nghĩa ở trong ấy chăng? Đó gọi là nhân quả. Nếu người tu hành mới phát tâm Bồ-đề, kế là tiến hành, kế thành Chánh giác, kế trụ Niết-bàn, kế khởi phương tiện, tức là thực hành thứ lớp như thế. Nếu nói theo quả địa tức là dùng chữ Ca () ở trong nhất, kế là chữ () hành, kế là chữ () Bồ-đề, kế là chữ () phương tiện ở ngoài nhất. Chữ Ca () đồng thể với chữ A () tức là quả của pháp thể, nói chẳng làm nhân địa cho tâm Bồ-đề, từ pháp thân mà khởi ứng, kế chảy ra ngoài để độ chúng sinh. Cũng như Mạn-đồ-la từ Trung Thai ra đến vị Bát Bộ Thế Thiên, lại từ ngoài dẫn vào quả Phật. Cũng như Mạn-đồ-la từ cho đến đầu tám tâm thẳng đến thành Bồ-đề phương tiện… Nói các chữ ngưỡng, nhương, noa, na, ma… cũng tùy nghĩa ra vào, thành ở trong trăm chữ, hoặc ở ngoài trăm chữ.

Lại hỏi trong tâm người tu quán hạnh, làm nghĩa Mạn-đồ-la Đại Bi Tạng, tức là lấy Trung Thai làm tâm. Bồ-đề dần dần hướng ra ngoài, cho đến thế gian Thiên vị làm phương tiện chăng?

Đáp: Hễ tiến hành thì có thứ lớp. Trước y theo pháp trì tụng, làm Chân ngôn thủ ấn… quán ở vàng ánh sáng tròn, hoặc chỉ quán chữ, hoặc chỉ quán ấn. Hễ làm bất cứ một việc nào khi thành thì ba việc đều thành. Trước quán vầng ánh sáng tròn cũng chẳng thể thấy, do Thủ Ấn Chân Ngôn và niệm Bổn tôn, ba nghiệp dần dần thanh tịnh, tâm chướng đều sạch, sẽ dần thấy sự tròn sáng. Nếu khi thấy sự tròn sáng hoặc ở trong có chữ Bổn hạt giống rõ ràng sáng tỏ như hình sắc ấy. Nếu khi thấy được như thế mà tâm mình dứt hết loạn tưởng, vắng lặng tâm thường nhất chẳng bị duyên ngoài khuấy động. Đã thấy như thế thì cũng là duyên ngoài. Kế là phải dẫn ngoài vào trong làm quán sát như thế. Vầng ánh sáng tròn này từ tâm ta mà ra. Phải biết trong ấy cũng giống như thế. Hễ sự tròn sáng thanh tịnh tức là thể tánh của tâm chẳng phải pháp khác, cũng phải siêng năng phương tiện quán sát nội tâm, thì thấy chữ viên minh này chỉ là tâm mình chẳng còn duyên ngoài. Cho đến nếu ngoài sự tròn sáng thấy rõ Bổn tôn như phương tiện ở trên. Nay khi nội quán, tức là thân mình làm Tỳ-lô-giá-na Bổn tôn. Đã như thế tương ưng với Lý Du-già tức là thành tựu tứng phần. Vì tương ưng Du-già nên chỗ quán tùy ý liền thành, tức quán tâm tám cánh này như phương tiện ở trên, tức ở tâm này trên đài hoa làm Mạn-đồ-la Trung Thai. Ngoài tám cánh ấy cũng tùy Phật vị mà bày bố ra.

Bấy giờ, người tu quán tâm tám cánh làm ở Trung Thai, quán thân ấy tức là Mạn-đồ-la, từ tim trở lên là viện thứ nhất, từ tim trở xuống đến rún là viên thứ hai, từ rún trở xuống là viện thứ ba, là viện trời thế gian. Các tôn hình sắc đẹp đẽ đều khác nhau rõ ràng, trong tự thân mà hiện đối ra, cũng như thân vào hội Phật. Nhưng chưa thấy người chứng đế, cũng chưa thể như Tỳ-lô-giá-na làm các thứ thần biến chỉ là tâm quán thành tựu mà thôi. Nhưng có một việc chân thật chẳng dối gọi là Ta tức là đó, ta tức là đó là quyết định tin chắc ta tức là pháp giới, ta tức là Tỳ-lô-giá-na, ta tức là các thân Phổ môn. Việc này chẳng nhầm lẫn như Chân ngôn trên. Trong nghĩa gia trì ta tức là pháp giới. Lại nói pháp thân mà có tự tại thần biến g ia trì, điều nầy chẳng đáng nghi. Như trong Du-già Kim cương Đảnh có dẫn mấy trăm dụ. Đại Bản có nói rộng ý ấy. Nói rằng: Như Đế-thích ở trên cung trời, đất ấy tất cả đều là báu lưu ly, trong ngoài thanh tịnh. Mỗi vị trời tự ở cung điện mình mà thấy Đế77 thích thường ở trong cung điện của ông ấy rất rõ ràng như ở trước mặt. Vì sao? Vì đất này tất cả đều do diệu báu làm thành, soi chiếu lẫn nhau mà phát ra, chẳng đến chẳng đi, cũng chẳng hòa hợp nhau mà duyên đủ cho nên như thế. Mà thật không sinh không có, chẳng thể chẳng tin. Lại như các vị trời ở trong vườn hoan hỷ rất buông lung. Khi ấy do nghiệp lực đời trước từ cây lá có tiếng giáo pháp vang lên lời quở trách, khiến họ trụ vào chánh hạnh. Bấy giờ, các vị trời tạm ngừng buông lung tâm nghĩ làm lành, nhưng thật trong mỗi lá cây tìm chẳng thật có cũng chẳng từ thân trời mà sinh, chẳng phải mình chẳng phải người mà thành việc này. Lại như khi đánh nhau với A-tu-la. Trống trời phát ra tiếng an ủi các vị trời, khiến phát sinh ý mạnh mẽ, khiến Tu-la sợ hãi rút lui, mà thật trống ấy không có hình tướng không có chỗ nơi, chỉ vì công đức các trời các duyên tạo thành đều chẳng thể nghĩ bàn huống chi là pháp thân ư? Lại như Đại Phạm Vương ở trong cung điện mình, tất cả các vị trời nghĩ muốn thấy thì đều hiện ra. Vì các trời đều biết vị ấy tịnh hạnh, lại trang nghiêm, tướng tốt bậc nhất. Các tâm phiền não thâm dục đều dứt, vì sinh vô lượng nguyện lành, tùy theo khả năng tiến tu tịnh hạnh. Nhưng Phạm vương ở trong cung điện ấy chẳng lay động cũng chẳng tác ý rằng ta phải ứng hiện khắp trước mặt họ, hiện ra trước mỗi mỗi đều nghĩ rằng riêng vì ta mà hiện ra, riêng vì ta mà nói pháp. Đó là thế gian do chút phước nguyện mà còn có dụng không thể suy nghĩ bàn luận như thế huống chi là thực hành theo hạnh Như Lai mà chẳng thành tựu được các thần lực tự tại gia trì biến hóa hay sao? Song thường khi nói pháp, hoặc nói pháp tánh, hoặc nói pháp thân vắng lặng như hư không, không có động tác đều chẳng nói đầy đủ lực dụng như thế. Vì sinh khởi thần biến đều do tâm hữu vi và năng lực Tam-muội mà chẳng nói pháp thể, như thế đây là chưa hiểu.

Hỏi: Mạn-đồ-la Đệ nhất viện ở Phương Đông chỉ có ba việc Tam Giác Hư, Không Nhãn và Như ý bảo còn các thứ khác đều không đến, thiếu là sao?

Đáp: Như trong Chân ngôn và Thủ ấn, như tướng tốt của Như Lai, lưỡi Như Lai, răng Như Lai, rún Như Lai, móng Như Lai… đều phải trình bày kế trong lớp này. Đảnh Phật ở viện thứ ba trong đây không có.

Hỏi: Phật Bảo Tràng nghĩa là gì?

Đáp: Đây là tâm Bồ-đề. Như trong quân có cờ là cở nêu của quân đứng đầu trong chúng để mọi người trông vào tới lui vừa chừng không gì chẳng theo. Cũng như tất cả muôn hạnh đều là tâm Bồ-đề, lấy đó nêu làm chủ cho nên được gọi tên như thế. Kế nói Bảo tràng tức là hoa nở bày Phật là gì?

Từ đây là nghĩa thực hành mười độ muôn hạnh giúp tâm Bồ-đề thứ lớp mở bày, mầm cành, hoa lá đều xinh tươi đáng yêu, cho nên được gọi tên như thế. Kế hoa nở nói là A-di-đà là sao? Đây là thọ dụng của Phật tức là thành đại quả, thật thọ dụng của quả ấy. Vô lượng không thể suy nghĩ bàn luận hiện pháp lạc đều được gọi tên như thế. Kế tiếng trống Phật là phương tiện. Đã được đại quả tức là tự thọ dụng mà thôi. Sẽ khắp vì chúng sinh giảng nói các thứ phương tiện trí thành Sở tác cũng như tiếng trống trời vô tư mà thành sự nghiệp cho nên được gọi tên như thế. Lại trước nói phương Bắc Phật A-súc là kinh lầm. Đây là nghĩa Du-già chẳng tương ưng với đây, vì tiếng trống Phật là định.

Ngày 20 tháng 2 năm Gia Bảo 2, ở chùa Kim cương Gió, áo viện Đông Am Thất, Quán Âm viện Đại Tăng Độ soạn xong.