ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 4: PHỔ THÔNG CHÂN NGÔN TẠNG

Bấy giờ, trong các vị Chấp kim cang thì Kim Cang thủ làm bậc thượng thủ; trong các Bồ-tát, thì Bồ-tát Phổ Hiền… làm thượng thủ. Trong các Phật thì Phật Tỳ-lô-giá-na làm thượng thủ, trong Đại bi thai tạng sinh Đại Mạn-đồ-la Chúa, như chỗ thông đạt pháp giới thanh tịnh môn, mỗi mỗi nói rộng chân ngôn cú nói ưa muốn thỉnh Phật.

Đó là các Bồ-tát Kim Cang, vì muốn thành tựu đầy đủ pháp này, thảy đều cúi lạy Như lai Đại Nhật xong, ở từ tâm lại thông đạt pháp môn thanh tịnh pháp giới, mỗi mỗi ưa muốn tự bày tỏ. Vì sao? Vì là thể của pháp giới thanh tịnh Đại Mạn-đồ-la vương như thế, mỗi vị Bồ-tát đều từ một môn mà được tự tại, xứng với chỗ hiểu kia mà nói rộng, nếu có chúng sinh, từ một môn kia mà tiến hành, không lâu liền được đồng với Bồ-tát kia, các Bồ-tát này, đều là đức nội chứng của Đại Nhật Như lai, vì muốn mở rộng cửa tri kiến, nên mỗi Bồ-tát đều giảng nói một môn.

Bấy giờ, Đức Phật Chấp kim cang kia và Bồ-tát, đem vô tận pháp nhĩ gia trì bảo rằng: Này các thiện nam! Nói đúng như sự thông đạt pháp giới chúng sinh giới tịnh trừ chân ngôn Cú: Khi Đức Phật thuận theo sự mời thỉnh của kia, dùng vô tận đây, hoặc cái gọi là không hại, hoặc cái gọi là không lay động, hoặc cái gọi là không hư hoại, lấy nghĩa dưới làm chính, như người đời tranh luận bị thua không thể giúp được, lại có người có thể xa lìa lỗi lầm kia, người khác không thể khuất phục, nghĩa bất hoại là như thế, năng lực Vô tận trang nghiêm tự tại, pháp như thế đã được năng lực vô công dụng, lại gia trì khắp các chúng sinh kia, sau đó bảo rằng: Thiện nam! Nay cái gọi là, như ông tự đã thông đạt môn pháp giới, vì muốn trừ sạch dơ bẩn của luống dối trong tất cả chúng sinh giới, đều khiến đồng chân pháp giới vô tận tạng kia, mỗi mỗi phải tự nói Chân ngôn cứ.

Khi Bồ-tát Phổ Hiền, trụ ở Tam-muội cảnh giới Phật trang nghiêm, dùng năng lực vô ngại nói Chân ngôn, trong các Bồ-tát kia làm thượng thủ, ở cảnh giới Phật này trang nghiêm pháp môn mà được tự tại, ngay lúc ấy nhập Tam-muội này. Cảnh giới Phật: Đây là các Đức Phật tự chứng cảnh giới chân thật, hàng Thanh văn không thể sánh bằng, như phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa có nói. Trang nghiêm: tức là thể tự chứng của Như lai, thể có vô lượng đức, mỗi đức có vô lượng tên, dùng vô tận trang nghiêm mà tự trang nghiêm, đây chính là pháp bất tư nghì, xa lìa danh tự, vì sao ở trong định này lại có ngôn thuyết được?

Nghĩa là Bồ-tát kia trụ trong Tam-muội này cho nên được năng lực vô ngại, từ khuôn mặt của tự tâm kia phát ra các thứ ánh sáng, trong ánh sáng nói Chân ngôn này.

Tam nạn đa nô yết đa, vi la xà, đạt ma nễ xà đa, Ma-ha ma ha.

Ý này nói, Đẳng: tức là các pháp rốt ráo bình đẳng. Tấn: nghĩa là đi, nghĩa là Đức Phật khéo đi qua mà thành chánh giác, nhưng pháp giới bình đẳng này không đi không đến, làm sao có đến, đi? Sau giải thích rằng, do có thể trừ cấu lìa tất cả chướng, đó nghĩa là thắng tấn không đi mà tiến lên trên hết là “Thiện thệ”, do đi lên như thế, có khả năng trở thành “pháp” sinh, tức là từ pháp tánh bình đẳng mà sinh trong nhà Phật, vì thế tiếp theo nói “Đại” ở trong “Đại”, tức là đẳng đẳng vô ngại, chứng trong “Đại không” Đại không là cảnh giới Phật.

Nhưng Chân ngôn này lấy chữ Ha làm thể, ha là Vui, nghĩa là tu hạnh mà Bồ-tát tu, nếu chúng sinh từ pháp môn này, mà thọ trì đọc tụng hoặc quán chiếu thì đồng với môn của Bồ-tát Phổ Hiền, không bao lâu sẽ được năng lực tự tại Tam-muội cảnh giới trang nghiêm của các Đức Phật.

Bấy giờ, Bồ-tát Di-lặc trụ trong Tam-muội Phổ biến đại từ phát sinh. Tự tâm nói: Khắp nghĩa là bình đẳng, đủ khắp tất cả pháp giới, xứng với pháp giới Vô sinh Đại Từ, có thể ban khắp tất cả chúng sinh niềm vui chánh pháp, đó là chỗ họ nhập môn, như kia đã đạt đến, vào trong Tam-muội mà nói Chân ngôn, vì thế nói là tự tâm nói, nói nghĩa cũng như trên.

A thệ đơn xà tà tát pha Tát-đỏa a xa da nô kiệt đa.

Nhưng chân ngôn này lấy chữ A làm thể, tức là sinh nghĩa vốn bất sinh, ấy là sinh, già, bệnh, tử tất cả pháp kia thay đổi mà thể thường tự không sinh nghĩa là chữ A. Do biết tự tánh các pháp bất sinh, thế nên tất cả chúng sinh không có gì hơn, trên không gì bằng.

Lại có thể biết pháp thể bất sinh, cho nên soi suốt tâm tánh tất cả căn cơ, không chỗ nào không biết rõ, tùy theo chỗ kia thích hợp mà thành tựu, tức là trên hết ở trong Từ, khắp thí cho tất cả chúng sinh không có cùng tận thì không bao lâu sẽ giống như hạnh Bồ-tát Di-lặc.

Bấy giờ, Bồ-tát Hư Không Tạng, nhập cảnh giới Tam-muội thanh tịnh từ tâm nói, nghĩa là trụ Tam-muội này, có thể biết bản tánh thanh tịnh của tự tâm. Hiểu rõ cảnh pháp giới thanh tịnh như thế, tức là bí mật tạng đại không; lại Hư không tạng này tức là Đại bi thai tạng, có thể nuôi lớn thành tựu tâm Bồ-đề.

A (là lớn), Ca xa (nghĩa là hư không), Tam Mạn Đa (Đẳng), nghĩa là tất cả pháp giống như hư không), Nô biệt Đa (hiểu biết), Phệ Chất đát lãm (y tạp sắc), nghĩa là các thứ hiển sắc kỳ lạ), Phạ (đại), La (y ), Đà (nghĩa là nắm giữ), La (đắp mặc, đức này sinh tức đắp các thứ y), Chân ngôn này lấy chữ A làm thể, A là bản thể vốn bất sinh, nay chữ A này là Thanh thứ hai, tức nghĩa là “không”, do vốn bất sinh cho nên đồng với hư không, tự hiểu biết được như vậy.

Y tạp sắc: tức là các thứ muôn đức trang nghiêm pháp môn, nếu người chứng được không Tam-muội này thì có thể dùng muôn đức trang nghiêm thân kia, như hư không trong sáng thấy rõ hiển sắc, ngoài ra y theo trước nói.

Bấy giờ, Bồ-tát Trừ Nhất Thiết Cái Chướng nhập vào Tam-muội Chân ngôn Bi lực mà nói, tức là Bi của pháp tánh, dùng năng lực tự tại dứt trừ tất cả cái chướng cho tất cả chúng sinh, vào trong chướng này mà được tự tại, trụ trong chướng này lại có thể dứt bỏ, đó là đại bi của Như lai.

A (là nghĩa hàng phục, nghĩa nhiếp phục, đây là bản thể chân ngôn, chữ A vốn Bất sinh, thanh dài chữ thứ hai là Tam-muội Kim cang, lại thêm chấm Bất động nghĩa là hàng phục). Tát đỏa hệ đa (lợi ích hữu tình), Phiếu Lưu Kiệt Đa (phát khởi, sinh khởi), Đán lãm đán lãm (đán tức là nhiều chữ nghĩa như như, Lam có chữ La là nghĩa là Vô cấu, thêm một chấm là chữ ma, tức là chứng nhập đại không). Lam lam (trong chữ La nghĩa vô trần, thêm một điểm tức là chứng đại không).

Ý chân ngôn này nói, thể hợp với như như, nhờ năng lực tự tại này mà dứt tất cả cái chướng, bụi nhơ, chứng nhập không, không ở trong không tức nghĩa là đại không, tướng này nhỏ nhiệm khó dứt trừ, khắp nơi nói Tam-muội phá vô minh, dứt sạch tướng hoặc trong tự thể, do đó nói lập lại, hai chữ lam lam, lại còn nói lập lại, lại giải thích lẫn nhau.

Do trụ chữ lam cho nên có thể vì tất cả chúng sinh, làm lợi ích lớn, phát sinh tánh này dứt bỏ các dơ bẩn. Nếu có chúng sinh nhập môn Chân ngôn này thì không bao lâu liền đồng đức của Bồ-tát kia. Hễ khi quán chiếu chỉ lấy bản thể một chữ làm chủ, trì tụng thì lời đầy đủ, đây chính là hạt giống của chữ.

Lại các chữ theo thứ lớp cùng giải thích, như trước hết có chữ A, theo thứ lớp của chữ đều chuyển thích, y theo trong tự môn ở trên không khắp thì không gọi là phổ, dùng phổ nhãn này mà quán sát chúng sinh, do đó gọi là “Quán tự tại”, nhập Tam-muội này rồi, từ tâm kia phát ra các thứ ánh sáng, trong ánh sáng hiện bày pháp môn chân ngôn.

Tát phạ tát tha kiệt đa, phạ lộ cát đa oa lô ni mi dã, la la la. Hồng là nghĩa sợ hãi, do dùng năng lực tự tại rất oai mãnh khắp sợ hãi, khiến ba lớp trần chướng được trừ sạch mà đồng Phật nhãn. Nhạ chữ sau cùng này là hạt giống, các chữ đều đều giải thích nghĩa chữ này, ngay nơi sinh là bất sinh nghĩa là chữ Xà, hoặc lấy chữ Tát đầu tiên làm thể, cũng đồng dùng, nghĩa là cảnh giác. Trong chữ Hồng có chữ Ha, nghĩa là hoan hỷ, trên có chấm không là Tam-muội, dưới có vẽ Tam-muội, trong đây chữ dưới cũng vẽ Tam-muội, hai Tam-muội hợp làm.

Các Đức Phật ba đời đều đồng pháp quán này, nên gọi là đẳng quán. Đắc đại thế cũng nhập Tam-muội này đồng với Quán Âm, cho nên quyến thuộc nghe theo, nhiễm nhiễm nghĩa là sinh, cho nên có hai lớp, trên là phiền não chướng sinh, dưới là sở trì chướng sinh, nhập tự môn A tức là nêu thể hai sinh đều bất sinh. Trên có chấm nghĩa là đại không, nghĩa là trừ hai chướng thì được “đại không” sinh.

Chữ Sa là thể của hạt giống chân ngôn. Sa nghĩa là bất động, bất động trụ trong pháp động thì có sinh diệt, hễ vật có sinh diệt thì có trụ ở trong tướng động, vì thế kinh chép: Pháp động, bất động đều là tướng bất an, thêm hai chấm ở bên cạnh giống như Niết-bàn, tức nghĩa là an trụ vững chắc.

Đã lìa hai chướng đồng với đại không, an trụ vững chắc ở địa vị này như các Đức Phật an trụ, tức là địa vị thế lớn. Như người đời có quan vị lớn, các tài lực dồi dào, uy phục nhiều người gọi là người có thế, thế này tức là địa vị. Nói vượt qua nhị sinh đồng với Phật sinh, tức là địa vị của Như lai, đắc đại vị đại thế này, cho nên gọi là “Đắc đại thế”.

Tiếp theo, Đa-la-tôn cũng là quyến thuộc của Quán tự tại, Tammuội sở nhập cũng đồng như trước nói.

Ca lô noa đà bà phí đa lệ đa lợi ni.

Đa: nghĩa là Như như, một chấm bên cạnh là chữ A, nghĩa là hạnh “như như”. Chữ La là bụi, sáu bụi (sáu trần) tức là biển lớn sinh tử, quán lý tánh như như này thì tất cả các trần lao, liền đồng với “như”, xưa nay không sinh, tức nghĩa là biển rộng lớn. Có thể vượt qua các biển lớn sinh tử này, tức là đối với các pháp qua được. Trùng ngôn: Tiếng Phạm giải thích là sáu độ, mình được độ xong, lại độ khắp tất cả chúng sinh, do đó gọi là cực độ, nếu người chưa được độ mà độ người thì không nên như vậy. Nếu tự độ lại độ được người thì việc ấy là đúng.

Tiếp theo, chữ Đa tức là thể của Như lai. Quán sát:”như như” mà qua biển lớn trần lao, được thành tự thể. Như lai, như trong đại bản có 500 đa-la tôn, đều từ mắt Quán Âm sinh, đều là chị em Tam-miệu Adi-đà.

Thứ đến, Tỳ-câu-chi nhập Tam-muội, như trước.

Tát bà bội dã, đá la tát nễ hồng tát phả tra dã tóa ha.

Sở dĩ nói lại sợ hãi,vì tất cả chúng sinh đều có sợ hãi, do chưa được “Vô úy”, nhưng ở trong đây mà sinh biếng nhác ngạo mạn, ngã chấp tự cao, cho nên làm cho kia sợ hãi, lìa có sợ mà được không sợ, do làm cho kia sợ hãi để được không sợ hãi, vì thế nói lập lại. Tàn hại, tức là phá tất cả chướng, nhưng chân ngôn này lấy đa-la tự làm thể, các chữ đều đều giải thích chữ này.

Đa là như như, la: là bụi, bên góc có một chấm là A, A là hành. Các trần lao thể đồng với như như, do hành như như này sẽ chiết phục phá diệt tất cả ngọn cờ sinh tử, kiến, mạn, nga,ý chấp, đó nghĩa là đại tồi phục (phá diệt lớn). Trong đại hội của Phật, thì các Kim cang hiện ra hình dáng rất đáng sợ để hàng phục, bấy giờ Quán âm ở vết nhăn trên trán là hiện ra Bồ-tát này, như người đời khi giận dữ trên trán có nếp nhăn. Bồ-tát này hiện thân làm hình tướng rất giận dữ, bấy giờ các Kim cang đều sinh tâm sợ hãi, nhập trong thân Kim cang tạng, bấy giờ Tỳ-câu-chi kia tiến đến trước Chấp kim cang tạng.

Khi ấy, kia cũng rất lo sợ, vào dưới tòa Như lai mà thưa: Xin Phật cứu giúp con, lúc đó, Đức Phật bảo Tỳ-câu-chi kia rằng: Hãy đứng lại.

Khi ấy Tỳ-câu-chi liền đứng lại rồi bạch Đức Phật: Xin Đức Phật dạy bảo con sẽ vâng làm.

Bấy giờ, các Chấp kim cang liền hết sợ hãi, đều rất hoan hỷ mà bạch rằng, Bậc đại bi này, có khả năng hiện năng lực rất oai mạnh này, rất là ít có. Trong đây, ý sâu kín nên hỏi, tiếp đến bày tỏ chỗ ở của Bồtát.

Bản tiếng Phạm đang còn là đát tha kiệt đa, tỳ xá dã, tam bà phệ, bát đầu ma, ma lợi nề.

Nhưng Chân ngôn này lấy chữ Đát đầu tiên làm thể, tức là như như. Như như tức là cảnh giới các Đức Phật. Nay ta từ kia mà sinh. Bạch: tức là tâm Bồ-đề, trụ tâm Bồ-đề này, tức là chỗ tự trụ, tâm Bồ-đề này từ cảnh giới Phật sinh ra thường trụ ở đây có thể sinh ra các Đức Phật, đây là mẹ Quán Âm, tức là Liên Hoa Bộ chủ.

Kế đến là Bồ-tát Mã Đầu. Hồng (nghĩa là sợ hãi) Khư-đà (nghĩa là ăn nuốt, nghĩa là nuốt các chướng, nhưng Chân ngôn này lấy chữ khư làm thể, chữ Khư là không, chấm bên góc là hành, đà nghĩa là trao cho). Có chỗ nói không: là tướng thật các pháp, hành ở đây là thực hành mà được quả tướng thật các pháp, lại thường đem đây mà trao cho người.

Ở đây nói ăn nuốt tức là đem không này thực hành, nhốt tất cả

pháp làm chướng ngại Bồ-đề.

Bạn-xà: (Bạn là ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Xà: là sinh, hợp hai chữ để nói tức nghĩa là thuận theo sự phá hoại).

Tát-phổ-tra-dã (Phổ: phá vụn cho hết, nghĩa là do thực hành “không” này mà phá tất cả pháp, khắp không còn sót). Trừ tướng thật các pháp, ngoài ra đều là pháp chướng ngại Bồ-đề, do ăn nuốt phá hoại pháp này không còn cho nên trở thành đại thế rất uy mãnh, Bồ-tát này là Minh Vương Liên Hoa Bộ.

Kế là Chân ngôn Bồ-tát Địa Tạng: Bấy giờ, Bồ-tát nhập Tammuội Bất phá hoại Kim cang hành, Kim cang tức là tâm Bồ-đề, Tâm Bồ-đề này không thể phá hoại, nương đây mà đi lên ấy là Kim cang hành.

Ha ha ha (Chữ ha trước là thể Chân ngôn, ha nghĩa là hành, cũng là nghĩa lười, nghĩa vui, Nhập tự môn A thì lìa vui (hỷ), vui tức là pháp sinh diệt). Sở dĩ có ba tức là hành ba Thừa.

Bồ-tát này đem các pháp môn làm lợi ích chúng sinh.

Tô-đa-nô (Tô là tốt, Đa-nô là con, nghĩa là con tốt, cũng là nghĩa nhẹ nhàng) do khéo thực hành lợi ích hữu tình này, cho nên là đệ tử chân chánh của Phật, từ tánh lành sinh ra, do đó gọi là Thiện tử (con tốt). Bồ-tát này có khả năng nói các hạnh môn ba thừa, lợi ích chúng sinh, như trong Thập luân có nói rộng.

Kế là Văn-thù nhập vào Tam-muội Phật gia trì thần lực.

Tam-muội Gia trì này như ở đầu Kinh Tỳ-lô nói.

Hê-hê (nghĩa là kêu gọi), Cu-ma-la-ca (nghĩa là đồng tử, tức là kêu gọi khiến nhớ bản nguyện).

Lại, Câu nghĩa là phá dẹp.

Ma-la: là quyến thuộc của ma, đó là bốn ma.

Chân ngôn này lấy chữ Ma làm thể, tức nghĩa là Đại không, chứng Đại không này thì có khả năng phá hoại tất cả Ma.

Tỳ ngục ngật để, bát tha tất thể đa (giải thoát đạo trụ: nghĩa là kêu gọi đồng tử này trụ ở Đạo giải thoát, tức là các Đức Phật giải thoát, có chỗ nói Đại Niết-bàn)

Sa ma la sa ma la (nhớ nghĩ, nhớ nghĩ) Bát la để nhã (trước đã lập nguyện).

Ý Chân ngôn này nói: kêu gọi đồng tử trụ trong đạo giải thoát nhớ nghĩ bản nguyện đã lập. Tất cả các Đức Phật pháp thân thành Phật, nhập vào thể của thân, miệng, ý bí mật, tất cả có tâm không thể đến được, nhưng nhớ bản nguyện cho nên dùng năng lực tự tại, trở lại trong sinh tử cứu giúp chúng sinh, ý chân ngôn này cũng giống như vậy.

Đồng tử ở đây pháp thân thành Phật đã lâu, cho nên xin ngài nhớ nghĩ bản nguyện mà cứu giúp chúng sinh. Do thỉnh bản nguyện Bồ-tát, nếu con có thấy, nghe, xúc, biết, nhớ nghĩ đều ở ba thừa mà đắc Tất định, cho đến đầy đủ tất cả nguyện, Bồ-tát này không lâu sẽ thành Phật, có chỗ nói thấy khắp Như lai, hoặc nói khắp hiện Như lai, dùng năng lực đại Bi gia trì, thị hiện thân Đồng tử.

Kế đến là Tam-muội Kim cang vô thắng, không còn gì so sánh bằng gọi là Vô thắng, do hiện biết thể Kim cang các Đức Phật có công năng giữ gìn trí của các Đức Phật, cho nên gọi là Chấp kim cang. Quy mạng các Kim cang, Kim cang tức là trí ấn các Đức Phật, tức là tên khác của các Đức Phật.

Chiến-đồ (rất ác, cùng cực của điều ác, nghĩa là hiện ra hình tướng bạo ác không có gì hơn, cho đến ăn nuốt tất cả thế gian không còn gì cả, nên nói là cùng cực của điều ác).

Ma-ha-lô-sất-noa (nghĩa là rất giận dữ, cùng cực trong điều ác mà lại rất giận dữ, chính là nói các Đức Phật oai mạnh bậc nhất, phá hoại hết hang ổ của kia ở thế gian, khiến nhập pháp giới trở về với Kim cang giới).

Hồng là thể của Chân ngôn này, nghĩa không sợ hãi.

Ha là hành, trên có chấm là Đại không, dưới vẽ là Định, có chỗ nói là Tam-muội Đại không hành, tức là tên khác của Tam-muội Đại Kim cang, do có khả năng hàng phục, không còn có ai hơn.

Kế là Kim cang mẫu, có chỗ gọi là Mang-mãng-kế. Mang nghĩa là mẹ (mẫu). Mãng-kế cũng là nghĩa nhiều (đa), tức là mẹ tất cả Kim cang, trí tuệ các Kim cang từ đây sinh ra.

Đát-lý-tra, đát-lý-tra; trong đây lấy chữ Đát lý ở đầu làm thể. Đa nghĩa là “như như”; La: nghĩa là lìa cát bụi(vô cấu). Y: là Tam-muội. Tức là Tam-muội Như như vô cấu, trí tuệ các kim cang do đây mà sinh. Chữ Tra bất thành là bán thể, phá hoại thể không thành tức nghĩa là tử (chết), do Tam-muội này, giết người ở vô minh trụ địa, đã giết vô minh trụ địa, cho nên Nhã-diễn-để nghĩa là thắng, cũng là nghĩa sinh, như hiểu rõ “Như như”, bụi dơ trừ sạch, sinh ra vô thắng, cho nên làm mẹ chúng, vô thắng mà sinh tức là sinh các Kim cang, Kim cang là Vô Thắng, cũng là sinh các người Vô Thắng, Vô Thắng sinh đây cũng gọi là cam lồ sinh.

Kế đến, Kim cang tỏa chân ngôn bạn-đà bạn-đà này. Chữ Phạ này, do ở dưới có chữ Na, lấy chữ này thêm ở trên chữ phạ, cùng chữ Na này tức là chấm Đại không. Nếu trên chữ phạ để chấm thì sau chữ Đà không cần thêm Na. Trong đây lấy chữ bạn làm tâm, nghĩa là trói buộc, tức là Kim cang trói buộc.

Bạn-đà nghĩa là khắp hộ, là khắp mọi nơi dùng kia để thắt buộc, khắp tất cả nơi trói buộc kia, tức là trói buộc thể pháp giới kia một chấm nghĩa là khắp tất cả mọi nơi, đã hiểu rõ thể pháp giới Kim cang, trói buộc kia không để hư hoại, đó nghĩa là kết hộ, mộ tra mộ tra dã (nghĩa là bền vững), đã tạo ra Kim cang trói buộc, trên chỗ trói buộc lại trói buộc cho kia được vững chắc, đó là Kim cang sinh, từ Kim cang giới mà sinh, tức là trì Kim cang các Đức Phật sinh ra Tát phạ đa la bát la để ha để, đây là các thứ không thể làm tổn hại, như thể Kim cang báu tất cả không thể phá hoại, vận biết rõ thể tánh kim cang này, Kim cang trói buộc rất bền chắc, thể dày kín cho nên không thể phá hoại; Kim cang trói buộc thì Chân Như không kẽ hở.

Kế là chân ngôn Phẫn nộ nguyệt áp kim cang: Cát-lợi, lấy chữ Cát-lợi trên làm tâm.

Lợi nghĩa là thu nhiếp kêu gọi, cũng là nghĩa mời thỉnh. Có chữ ha là hành, có chữ ha là lìa bụi nhơ, trên vẽ thêm nghĩa là Tam-muội, hai chấm ở bên cạnh tức đồng với Niết-bàn, đây là đầy đủ công đức của các Đức Phật, nguyện ta cũng giống như vậy, tiếp theo chữ hồng nghĩa là sợ hãi, vì mau đầy đủ công đức của các Đức Phật, nên mạnh mẽ chuyển đến hạnh Tam-muội ly cấu đồng với Niết-bàn, làm tất cả các ma sợ hãi, đều khiến lui mất.

Bạn-tra nghĩa là quát mắng, tức là quát mắng tất cả ma chướng khiến tan biến.

Kế đến chân ngôn Kim cang châm. Tát phược đạt ma (tất cả pháp, lấy chữ Tát trên làm thể hạt giống), ni bệ đà nễ (nghĩa là xuyên qua), Bạt-chiết-la-tô-chỉ (là Kim cang châm) phạt la ý nói châm đây nghĩa là trí sắc bén, dùng trí sắc bén Kim cang này để xuyên suốt thì pháp nào cũng xuyên suốt, tuệ thông đạt ý pháp tánh, đó nghĩa là Kim cang châm. Điều này người ta nói xâu suốt tận vô minh cho đến bờ tướng thật.

Kế đến, chân ngôn Nhất thiết trì kim cang: Bấy giờ, số Kim cang như cát bụi trong mười cõi Phật, đồng nhập Tam-muội Kim cang vô thắng, giống như Kim Cang Thủ không khác, cũng ở tự tâm phát ra ánh sáng không thể suy nghĩ bàn luận, trong ánh sáng hiện ra Chân ngôn này, phải biết tất cả quyến thuộc y theo để có.

Hồng hồng hồng, lấy chữ Hồng đầu tiên làm thể, cũng là Tammuội Đại không hành. Tam-muội này chính là người thực hành Vô thắng Đại Kim cang, nhập Tam-muội này nên gọi là Tam-muội không hành. Ba chữ nghĩa là rất nhiều, tất cả chúng sinh ngợi khen Kim cang đồng nói cho nên hiệp ba chữ.

Bạn tra bạn tra Bạn tra (nghĩa quở trách chướng, đồng với ở trên, tư nghĩa là nói lại, tức là quở mắng ba Chướng, nhiễm-nhiễm-xà nghĩa là sinh, trên có một chấm là Đại không, đã phá các chướng, sẽ được sinh Đại không, tức là sinh ra các Đức Phật, sinh trí Kim cang, tức là sinh pháp thân các Đức Phật, như kinh Ương-quật chép: Sinh ra thân bất sinh này, chính là nghĩa ấy.

Tiếp theo, các vị phụng giáo giả nói Chân ngôn này: Ở đây chuyên nói về Bản Tôn, vâng lệnh qua lại tùy những việc đã làm, cũng giống như các Kim cang trên, nhập Tam-muội Đại Kim cang Vô Thắng mà nói Chân ngôn, tất cả các bộ này đều vâng theo lời dạy, cùng dùng Chân ngôn này.

Hê hê (chữ hê trước là hạt giống, cũng là nghĩa kêu gọi) hạ ở đây là hành, là hỷ, trong có chữ ế là Tam-muội, trọng đạo: nghĩa là thực hành hạnh rất cao, nghĩa là rất định.

Khẩn chỉ la duệ tế (vì sao không nhanh, đây nghĩa là ban dạy, như người phân xử sai khiến, vì sao không làm nhanh việc này mà lại chậm vậy).

Nghị lý ngân noa, nghị lý ngân noa (nghĩa là cầm nắm giữ gìn, nghĩa giữ gìn Tam-muội Kim cang hành ở trên nói, lần thứ hai nói lời này nghĩa là giữ gìn, đã cầm nắm lại giữ gìn, không để tan mất, không bị các chướng lấn đoạt, giúp Tam-muội Kim cang hành chóng thành tựu).

Khư đà khư đà nghĩa là ăn nuốt, ăn nuốt các phiền não, lại ăn nuốt hết, cho nên nói lập lại, ngầm nói ăn nuốt phiền não cả nội giới lẫn giới bên ngoài do đó lập lại).

Bát lợi bổ la dã (là đầy đủ), nghĩa là ăn uống hết, khiến no đủ, người tu hành có thắng nguyện lại khiến đầy đủ.

Nguyện thứ nhất là Tam-muội Kim cang hành.

Tát phạ chỉ ca la nẫm sa phạ, bổ la, để nhiễm (thanh đầu gốc lập nguyện, tùy theo chỗ lập nguyện trước của kia, sẽ được đầy đủ. Câu trên nói đầy đủ, câu dưới nói gốc lập nguyện, nối liền với nhau), sứ giả chung cả ba bộ đều dùng.

Tiếp theo Thích-ca Như lai nhập vào Tam-muội Bảo xứ, báu từ kia phát ra gọi là bảo xứ, giống như biển lớn phát sinh ra các thứ báu, nếu đến bãi bồi kia thì vật cần dùng tùy ý không gì không đủ.

Đức Phật nhập Tam-muội này rồi, từ trên mặt ngài phát ra các thứ ánh sáng, trong ánh sáng hiện Chân ngôn này, cho đến rộng khắp tất cả cõi Phật, các chân ngôn khác phải biết đều giống như đây mà nói.

Tát phạ cật lệ xa (tất cả phiền não). Nê tô đà na (bẻ dẹp chiết phục, chung cả câu trên là bẻ dẹp hàng phục tất cả phiền não).

Tát phược đạt ma (tất cả pháp). Phạ thế đa bổ la bát đa (được tự tại), chung cả câu trên là đối với các pháp được tự tại, nhờ trừ các chướng nên được tự do.

Già già na (hư không cùng).

Ba ma (trong thanh bằng có thanh a).

Sa ma: sa ma nghĩa là Vô đẳng, tức là sánh bằng hư không, là làm giống như hư không vô biên thanh tịnh, đối với tất cả tự tại vô ngại, đồng với danh tự, câu dưới cùng chữ A tiếp nối nhau đó là Vô đẳng, bất đẳng tức là Nhị thừa, do có nơi thiếu cho nên gọi là vô đẳng tức là lập bày quyền.

Nhưng Chân ngôn này, lấy chữ Tát đầu làm thể, sa nghĩa là lậu (lọt) cũng là nghĩa vững chắc. Nếu có vững chắc thì đó là pháp sinh diệt phá hoại. Nếu khiến giống như chữ A, vững bền này xưa nay không sinh thì đối với các pháp được tự tại, giống như hư không, có thể trở thành tất cả đảo ngọc báu Tư nghĩa là Đức Thích-ca dùng năng lực Đại bi, ở khắp thể dày kín giống như Kim cang Nhất-xiển-đề… cũng khiến phá hoại sự thấy biết này vào pháp Phật, lập nguyện lớn quý báu kia, há không phải đối với các pháp được tự tại, có khả năng phá tất cả sự cứng chắc hay sao?

Kế là Chân ngôn Hào tướng: đây là Như lai dùng vô lượng công đức mà ngài đã thành tựu để làm trang nghiêm, đây là nhóm công đức, vì thế làm Tam-muội hình nữ; là quyến thuộc của Đức Thích-ca cũng nhập Tam-muội Bảo xứ mà nói Chân ngôn này.

Phiên-la-đề (cho nguyện, có thể cho tất cả chúng sinh nguyện).

Phiên-la-bổ-la-bát-để (nghĩa là nguyện được, tức là được nguyện, như người có vật báu mới có thể cho người, do ta tự đã thành tựu nguyện này, mới có thể tự tại cho người, khiến đều đầy đủ. Hồng: tâm này là hạt giống, chữ ha là hạnh đồng với Đại không, có chữ Ổ là Tam-muội, dấu chấm là Tam-muội Đại không hành, nương vào đây tiến tu thì được đến “Bảo Sở”, do đó có thể tự tại cho người, khiến điều nguyện đầy đủ.

Tiếp theo, tất cả Phật đảnh: Tất cả Phật đảnh nghĩa là đảnh của các Đức Phật nhiều như số cát bụi trong mười phương cõi Phật. Đảnh nghĩa là tôn quý hơn cả, ở chỗ cao nhất trong thân, chính là tên khác của Thập bát Phật Bất Cộng pháp. Hình tượng Bản Tôn này giống như Đức Thích-ca đầy đủ tướng Đại nhân. Chỉ có nhục kế trên đảnh làm hình búi tóc Bồ-tát là khác, cũng trụ trong Tam-muội Bảo Xứ mà nói Chân ngôn này. Sưu (không dám trái lại), Sưu sưu (lấy chữ Sưu thứ nhất làm hạt giống, nghĩa là trói buộc, nhập chữ A tức là nghĩ không trói buộc.

Lại phược nghĩa là đường “lời nói bặt”, trên chữ có dấu chấm đồng với Đại không, đã rất thành tựu giúp thành tựu, cố ý nói ba lần, cuối cùng giúp thành tựu thanh tịnh. Hoặc nghĩa là sợ hãi dùng năng lực oai mạnh phá khắp các sự ràng buộc đồng với hư không.

Phán-tra nghĩa là bất sinh, giống như thể hư hoại không thể sống được, vì thế chắc chắn phải chết, nghĩa là phá hủy các pháp không đâu không khắp, đều khiến không bao giờ sinh lại, đồng với Đại không giải thoát của các Đức Phật, liền nhập đảnh Phật Bất cộng pháp.

Kế đến, Chân ngôn Vô năng thắng, là quyến thuộc của Đức Thíchca, cũng nhập Tam-muội Bảo xứ như trên mà nói Chân ngôn, đây là hóa thân của Đức Phật Thích-ca, Thế-tôn giấu kín vô lượng thần lực tự tại, mà hiện ra thân minh vương phẫn nộ này, nghĩa là để hàng phục chúng sinh và hết các chướng.

Địa lăng, Địa lăng (chịu khuất phục) lấy chữ đầu làm thể, lấy Địa lăng thứ nhất làm hạt giống. Đà nghĩa là pháp giới, La nghĩa là các cấu trần chướng, cấu nhập tự môn A thì không còn bụi dơ tức là pháp giới, phải biết tức đồng với pháp giới, thì còn ở chỗ nào mà có bụi trần ư? Đây nghĩa là Đại không.

Nếu người trụ trong Tam-muội này thì tất cả cái, chướng đều dứt hết, nói lại nghĩa phá hết bụi chướng, do đó nói Tam-muội Vô trần. Có chỗ nói tự môn Lăng, tiếp theo nói chữ Tứ Lăng là Tam-muội, tức là các chướng không sinh mà được Đại không sinh, hạt giống của chữ này có các thứ định, tuệ, trang nghiêm, cho nên ở trong sinh tử được tự tại, Phật ngồi dưới gốc cây phá dẹp bốn chúng ma binh. Vô Năng Thắng: tức là nghĩa không thể phá hoại.

Kế đến, Vô Thắng Minh Phi làm thân hình người nữ, nói Chân ngôn này, nhập Tam-muội như trước đã nói.

A-ba (nhập) la-the-đế (vô năng thắng), Xà-diễn-đế (tên riêng của thắng, tức nghĩa là chiến thắng, nghĩa là có khả năng hàng phục người). Đa Trĩ đế (nghĩa phá dẹp, chịu khuất phục, trong đây chữ trà nghĩa là đánh nhau, Đức Phật ngồi ở đạo tràng, dùng lực định này đánh nhau với bốn ma, nhưng được thế lớn, không thể tổn hại, nhờ năng lực Tam-muội này. Lấy chữ thứ ba làm hạt giống.

Tiếp theo, Chân ngôn Địa thần, đất có công năng giữ gìn muôn vật, tất cả muôn vật nương vào đất mà được sinh ra lớn lên, phải biết chính là tâm Phật, cũng là Thích-ca Thế-tôn phương tiện hóa thân.

Bát-lật-năng-Tỳ-duệ (tên vị thần đất), liền lấy tên kia mà được Chân ngôn, nếu người trì tụng tu tập, không lâu cũng được tâm địa Như lai. Lấy chữ thứ ba của Chân ngôn làm hạt giống chữ đó là nghĩa lìa ngôn thuyết, trong đó thanh y là Tam-muội. Nhập Tam-muội Ly danh ngôn này tức là chứng tâm địa, Tam-muội này gọi là Tam-muội chuyên chở khắp, vì đồng với Đại Địa. Chữ Tỳ Duệ ở sau cùng nghĩa là trói buộc, liền mở rộng ra, đó nghĩa là đối phó.

Ế là Tam-muội, cũng là tiếng chỉ vật, tức là chỉ cho thể của Chân ngôn kia, do tâm địa Tam-muội này xa lìa ngôn thuyết, đối với “Thừa” xa lìa sự ràng buộc mà được đi lên.

Kế là trời Tỳ-nữu, có rất nhiều tên riêng, tức là tên khác của trời Na-la-diên, là hóa thân của Phật, Tam-muội đồng với Tỳ-sắt-nữu-phí (tức là lấy tên gốc làm Chân ngôn) ở trước. Lấy chữ thứ nhất làm hạt giống. Tỳ nghĩa là không, Sắt-nữu nghĩa là tiến, nghĩa sinh, nương hư không mà đi, có chỗ nói vị trời này cỡi chim Ca-lũ-la mà bay giữa không trung, thầm nói Đức Phật Thích-ca ở trong Ngũ Bộ Phật nương tòa Ca-lũ-la, tức nghĩa là bay lên giữa hư không.

Tiếp theo, Lỗ-nại-la, cũng là hóa thân của Phật, là hóa thân của Ma-hê-thủ-la (cũng gọi là y-xá-na). Lỗ-đà-la-dã (tức là lấy tên gốc mà đặt Chân ngôn). Lấy chữ Lỗ làm tâm, Đà-la nghĩa là trao cho, giống như mình có nhiều đem cho người khác, có chỗ nói nương vào các thừa, tức nghĩa là Tự, tự thông đạt thừa quý báu như thế, có thể thí khắp cho tất cả chúng sinh. Lỗ tức là Tam-muội Ví bụi nhơ, tự được Tam-muội này lại đem cho người.

Kế đến Chân ngôn Thần Gió. Cũng là hóa thân của Đức Phật, Tam-muội như trước. Bà (bình) dã phệ (bình, tức là lấy tên gốc làm Chân ngôn) lấy chữ Bà làm thể, phệ nghĩa là trói buộc, nhập tự môn A nghĩa là không trói buộc, tức là giải thoát. Bên cạnh có chấm chữ A, tức là hành. Chữ phệ thứ ba nghĩa là Vô ngôn thuyết, lại thêm chữ Y là Tam-muội-da, ấy là các thừa, dùng Vô ngại thừa mà vượt qua tất cả.

Kế là trời Mỹ âm, các vị trời này ngâm vịnh rất hay, hơi khác Càn-thát-bà, kia là vị tấu nhạc.

Tát-la-tát-Phật-để-tuệ (tức là tên mỹ âm) lấy chữ Tát đầu tiên làm thể, đó nghĩa là vững bền không có thành hoại, các chữ khác đều giải thích chữ này, ngầm nói dùng âm thanh nhiệm mầu làm vui lòng chúng sinh, dùng lời nói dịu dàng để vừa lòng mọi người, khiến được hoan hỷ, nói không bền chắc để biết là vô thường, xét được pháp bền chắc của Như lai.

Tiếp theo, Nô-lý-để, là chủ La-sát, cũng là hóa thân của Đức Phật. La (là dơ bẩn) Ngật-sát-sa là ăn, Sa nghĩa là bền chắc, đều nghĩa là có thể ăn). Kia thường ăn thịt chúng sinh; Như lai cũng giống như vậy, hay ăn tất cả trần chướng của loài hữu tình không biết thỏa mãn.

Đề-bát-để-duệ, chữ Đề có thanh Đà tức là pháp giới; thêm “y” là Tam-muội, tức là Tam-muội pháp giới.

Bát-để gọi là trụ, trụ Tam-muội pháp giới này gọi là khéo trụ. Quán sát tất cả cấu chướng tức là pháp giới nhập vào pháp giới, tức là nghĩa có thể ăn vào bụng. Chữ Duệ cuối cùng là thừa, thừa này nhanh chóng không gì bằng, là Thể củ tự môn A, là hạt giống của chữ.

Kế đến Chân ngôn Diệm-ma vương, cũng là hóa thân của Đức Phật.

Tỳ-phược-tát-phược, đã-dã (cùng lấy tên gốc làm Chân ngôn, lấy chữ đầu tiên làm thể để hỏi, nghĩa là Tam-muội Vô phược).

Tỳ-phạ nghĩa là trụ vững chắc, cũng là cởi mở các ràng buộc (phược), nghĩa là dùng Đạo lý cởi mở sự ràng buộc, không dùng phi pháp.

Trong chữ Đỏa có thanh đa, tức là như như. Chữ Tát có nghĩa bền chắc. Chữ Dã là nương, nương cỗ xe Như Như này mà đi tiến lên, ở bên cạnh có chấm chữ A, tức là hành, nương tướng như như mà đi lên, chính là để thành Chánh giác.

Tiếp theo là Chân ngôn Sinh tử. Đây là Minh Vương Diêm-la, cũng vì thành tựu đại Bi phát sinh Mạn-đồ-la, tùy theo chữ thông đạt mà nói Chân ngôn này.

Một-lật-để phệ (đây nghĩa là chết, chết nghĩa là giết, do ý nguyện của ta từ xưa là cắt đứt mạng sống của tất cả chúng sinh, mạng sống: chính là các phiền não, vô minh từ vô thỉ).

Tất cả chúng sinh dứt bỏ các phiền não… khiến hết không còn thừa, tức là giết. Đây nói đối với pháp môn chết được tự tại thì chỗ Phật hiện hóa thân không thật giết tất cả chúng sinh. Lấy chữ một đầu tiên làm hạt giống.

Kế đến, chân ngôn Hắc dạ thần, đây là tức vợ vua Diêm-la. Ca (bình), la la (đều gọi là hắc) để-lý-duệ (thanh bằng, tức là đêm). Lấy chữ Ca làm thể, vì trong đêm tối có nhiều sự sợ hãi và các tội lỗi, vì muốn dứt trừ vô minh trong đêm tối kia, các sợ hãi cấu chướng trong đêm dài, cho nên nói Chân ngôn này.

Tiếp theo, Diêm-la Vương Thất Mẫu. Có bảy chị em, tên thất mẫu này y theo các kinh khác, đều lấy tên gốc kia làm Chân ngôn, nay nói chung như ở dưới.

Ma-đát-lý-tệ-dã (Ma-đát-lý: nghĩa là đẳng, đẳng nghĩa là rất nhiều không phải một nghĩa là nhiều đến bảy chị em). Lấy chữ Ma đầu tiên làm hạt giống, nghĩa là Vô ngã.

Kế đến, Thích Đề-hoàn Nhân. Thích-ca-la-dã (tức tên Tự) Thíchca: nghĩa là trăm phước đức, do trong nhân đã trăm lần tu phước, có chỗ nói trăm lần làm đại hội “Vô già” bố thí khắp cho chúng sinh, cho nên được thành thắng sinh này. Lấy chữ Thích đầu tiên làm hạt giống, do đó lấy làm tên, đó nghĩa là dừng nghỉ, dừng nghỉ các chướng, chướng đã dứt rồi phước kia thêm lợi ích.

Ca-la là thêm lên, Xa tức là Xa-ma-tha (Chánh Định), thường dùng lời nói sâu sắc làm lợi ích cho các vị trời, vì thế tâm làm Chân ngôn, cũng là Phật hóa sinh.

Kế đến, chân ngôn Phạ-lỗ-noa long vương. Đây là Rồng dưới biển lớn. Các Long vương đồng với Chân ngôn này.

A-bán-bát-đa-dã, do ở trong nước mà được tự tại, cho nên gọi nước là chủ, lấy chữ A đầu tiên làm hạt giống.

Tiếp theo là Chân ngôn Phạm thiên. Vì muốn thành tựu Đại bi thai tạng kia, cũng như trên đã nói, Bổ-la-xà (tất cả sinh) ma-da-duệ (chủ), tức là người đứng đầu chúng sinh, tất cả chúng sinh nương vào Phạm Thiên, cho nên gọi là người đứng đầu tất cả chúng sinh, có khả năng sinh ra tất cả hữu tình.

Lấy chữ bổ-la làm hạt giống. Bổ nghĩa là thứ nhất, La là chướng cấu, đối với thắng nghĩa thì chướng, do đó chủ sinh ra chủ, cũng là hóa thân của Phật.

Lại, Chân ngôn Nhật Thiên tử. A (bốn bất sinh), Địa-đa-tà-dã lấy chữ A đầu tiên làm hạt giống, tức nghĩa là vốn bất sinh. Tự thông đạt lý này mà truyền trao cho người, tức là thường lợi ích chúng sinh, nghĩa, giống như mặt trời kia, người đời cho rằng mặt trời thường làm lợi ích cho chúng sinh.

Kế đến, chân ngôn Nguyệt Thiên tử: chiến (không chết), Đạt-la (là tên mặt trăng, lấy chữ đầu làm thể). Nếu không tử thì cũng không sinh, bất sinh bất tử thì gọi là cam lộ. Người đời cho mặt trăng có thể trừ độc nhiệt phiền não giống như cam lộ, vì thế lấy làm tên, tất cả vị cam

lộ không có gì hơn Tam-muội Tịnh nguyệt.

Tiếp theo, chân ngôn chư Long. Trước là Rồng đầu đàn, đây là tất cả các rồng thông dụng. Mô-ca (mây) phiến-nễ (ăn nuốt).

Duệ: Đây là giải thích là ăn mây. Mây thì đen tối, tức là cấu chướng của các chúng sinh, có thể ăn cấu chướng mà được tự tại, do đó lấy làm tên lấy chữ mê đầu tiên làm thể, tức nghĩa là ngã, vô ngã.

Kế là chân ngôn Nan-đà Bạt-nan-đà Thủ môn nhị Long vương. Nan-đồ (lấy chữ Nan làm thể, nghĩa là quán, tức là quán để xa lìa và quán sát mà trụ trong đó, tự thông đạt rồi, làm lợi ích cho chúng sinh).

Bạt-nan-đà-sưu (chữ Bạt thanh thế). Ổ là vượt, Tự vượt các pháp sinh tử trôi lăn trụ nơi tối thắng, do đây cứu giúp thế gian, cho nên lấy làm tên, ở trên, tất cả quyến của Đức Phật Thích-ca, đều trụ ở Tammuội Bảo xứ, do Đức Phật hóa thân, vì muốn thành tựu Đại bi thai tạng mà nói chân ngôn.

Bấy giờ, Đức Phật Tỳ-lô-giá-na tự dạy Tích Bất Không Tất-địa ưa muốn tất cả Bồ-tát Mẫu Minh Phi. Nói là tự dạy tích: tức là dạy tự thể pháp Phật, tức là Bí Mật bình đẳng giáo. Vì ở trong này, các vị tu hành thảy đều “bất không”, bất không nghĩa là không luống uổng, tùy theo năng lực kia có thể đều hướng về lý pháp thân, tức đồng với Đức Phật lia cho nên nói Bất không, như trên, các Bồ-tát nói chân ngôn đều muốn dắt dẫn các hành giả đồng loại, nếu có tu hành tức đồng với ta.

Nay pháp Phật tự nói chân ngôn minh phi, nếu có người tu hành thì liền từ hư không nhãn mà sinh pháp thân, như ta không khác.

Già-già-na (lấy chữ đầu tiên làm tâm, Già nghĩa là không đến đi; lại già-già-na là không, có chỗ nói đại không của các Đức Phật. Bà-la (là nguyện) lạc-khất-xoa-nỗ (Đại không).

Nguyện này hơn cả, tức đồng hư không một tướng thanh tịnh, không giới hạn, không thể phân biệt.

Già-già-na (không) Tam-mê (đẳng, ví như đại nguyện trên, như tướng hư không, bằng với hư không).

Tát-bà-đô (tất cả mọi nơi) Kiệt-đa (không còn gì so sánh, nghĩa là sánh với hư không này trùm khắp mọi nơi, đều không có ai sánh bằng, trên tâm có thanh A nối tiếp).

Bệ-tất-la (bền chắc không thể hư hoại), Tam-bà-phệ (từ sinh, nghĩa là từ bất khả hoại mà sinh ra) Xà-phạ-la (ánh sáng trong suốt, nhờ trụ trong hạnh không đến không đi, trở thành ánh sáng oai đức lớn không gì sánh bằng), Ma-mẫu (quý mạng, do trụ pháp này nên ta quý mạng), A-mục-già-nẫm (bất không, chỗ quay về ta đã quay về). Chân ngôn đầu tiên quy mạng khắp cả các Đức Phật, do danh nghĩa “nhất thiết” còn tự rộng khắp, giống như chỉ tất cả Phật ở phương Đông thì không khắp mười phương, để làm gọn nhẹ một phần nhỏ nhất thiết này, cho nên nói rộng khắp các Đức Phật kia, bắt chước tất cả các Đức Phật, Bồ-tát Mẫu Hư Không Nhãn đây xong.

Bấy giờ, Đức Phật lại làm dứt tất cả các chướng, phát sinh ra lửa gọi là chứng Tam-muội, nói chân ngôn này để phá trừ các chướng, chân ngôn này có uy thế có công năng tiêu trừ các thứ chướng nạn cho tất cả người tu chân ngôn, cho đến Đức Phật ở cây “Đạo”, dùng chân ngôn này làm cho tất cả ma quân đều tan hoại, huống chi các chướng ở thế gian.

Lại, chướng này lược có hai chướng:

  1. Nội chướng nghĩa là từ tự tâm mà sinh, hoại kia rất nhiều không thể nói rõ.
  2. Ngoại chướng, nghĩa là từ việc bên ngoài mà sinh, cũng có rất nhiều, đều có thể phá diệt.

Chiến-trà (rất ác, có chỗ nói bạo ác nhất trong các thứ bạo ác), Ma-ha-lô-sắt-noa (rất giận dữ), Tát-phả-tra-dã (phá hoại) Hâm là sợ hãi.

Đát-la-ca (vững chắc) Ngâm-sưu. Dùng hai chữ sau làm hạt giống, các cú nghĩa đều thành tựu hai chữ này, đầu tiên là chiến-trà: Chiến nghĩa là chết, nhập tự môn A tức nghĩa là không sinh tử. Vậy trà nghĩa là đánh nhau, đem chữ Vô sinh tử thế lớn này đánh nhau với bốn ma.

Kế, ma nghĩa là ngã, nhập tự môn A thì vô ngã cũng là “không”.

Ha nghĩa là vui, cũng là hành.

Lỗ-sắt có chữ la là cấu chướng, có thanh là Tam-muội. Tức Xama-tha nghĩa là Tam-muội. Noa nghĩa là không. Chữ thứ năm tức là Tam-muội Đại không. Tát nghĩa là vững chắc. Phả nghĩa là pháp, rõ biết thế gian như bọt nước nhóm họp cho nên dễ phá vỡ, ở bên có chấm chữ A tức là hành. Tra nghĩa là đánh nhau, có thể làm cho quân địch chướng sợ hãi mà phá diệt.

Cũng là nghĩa Thừa. Hâm: là Đại không hành. Tam-muội như trên nói Đát (là như như) La là không dơ. Ca là làm, nghĩa là tất cả pháp không tạo tác. Chữ Hàm, ha nghĩa là hành, lại có thanh A là Tam-muội bố ma chướng Kim cang, chấm tức là Đại không.

Do Đại không này làm bất động cho nên tất cả ma chướng rất sợ hãi. Chữ xọa Ma nghĩa là ngã, Nhập tự môn A liền vô ngã.

Lại, do Tam-muội Đại không vô ngã này mà các ma sợ hãi. Tự này cũng có thanh A và chấm.

Bốn chữ Ha, Lô, hàm, xọa đầu đều có thanh A lớp lớp làm ma sợ hãi, nghĩa là hai chướng nội ngoại vô cùng sợ hãi. Những Bậc Thánh bất động Chủ Chân Ngôn đã xong.

Tiếp theo, Chân ngôn Hàng Tam Thế Minh vương đều là Như lai Tỳ-lô-giá-na, trụ ở ngọn cờ pháp cao quán sát gia trì Tam-muội, như trong phẩm thứ nhất nói. Như lai nói nhị minh này, đều là pháp Phật Tam-muội kia, vì khiến người tu hành từ khi mới phát tâm Bồ-đề, giữ gìn, nuôi lớn khiến sinh thành quả Phật viên mãn, không bao giờ lùi mất, không rơi vào ngoại đạo, tức là Minh vương bất động.

Hàng phục chúng sinh khó điều phục ở thế gian, chính là Minh Vương Hàng Tam thế sẽ nói ở sau.

Cái gọi là Tam thế, đời gọi là tham, sân, si, hàng phục ba độc này gọi là hàng Tam thế, lại do như quá khứ tham lam cho nên phải chịu thân do quả báo tham này, lại sinh nghiệp tham thọ báo đời vị lai, ba độc đều như vậy, gọi là hàng Tam thế.

Lại nữa, tam thế là ba cõi nghĩa là Tỳ-lô-giá-na Như lai, bắt đầu từ hữu đảnh cho đến hạ địa, mỗi cõi trời đều biến đổi, biến đổi vô lượng chủ quyến thuộc đại thiên. Nay hơn trời kia trăm ngàn muôn khổ, kia sợ chưa từng có, đầu còn chúng sinh nào hơn ta, cho đến dùng pháp mà hàng phục, liền theo thứ lớp hàng phục, do có khả năng hàng phục người đứng đầu ba thế giới nên gọi là Minh Vương hàng Tam Thế.

Ha ha ha (ha nghĩa là hạnh, nghĩa là hỷ Tam hành này chính là người thực hành ba thừa. Chữ hành này, tức là ba hành này xưa nay không sinh, do vốn bất sinh cho nên liền vượt qua ba hành này tức là Phật hạnh.

Tỳ-tát-ma-duệ (đây nghĩa là kỳ lạ thay, như Đức Phật thường dạy dùng từ đối trị sân, dùng vô tham để đối trị tham, dùng chánh kiến đối trị tà kiến, cho đến dùng đại sân giận để trừ sân giận, dùng đại tham trừ tất cả tham, việc này rất khó hiểu khó tin, vì thế nói kỳ lạ thay).

Tát-phá-đát-đa-yết-đa (tất cả các Đức Phật).

Tỳ-xá-dã (cảnh giới) Tam-bà-phạ (Sinh), nghĩa là từ cảnh giới các Đức Phật mà sinh ra, cảnh giới Phật có chỗ nói là tướng thật các pháp, từ tướng thật này mà sinh ra cho nên hiệu là hàng Tam Thế.

Đế-lộ-lộ-ca-dã (đây là tam thế).

Phệ-xà-dã (đây nghĩa là hàng thắng), Hâm (nghĩa giống như trên nói), Nhạ (mời gọi, nghĩa giật tỉnh, nếu trong đây có thể khắp nhập vào pháp thân Phật, giúp tất cả chúng sinh giật tỉnh tâm và các chướng không còn).

Nhưng chân ngôn này lấy chữ đế, lệ làm thể, trên có thanh đa tức nghĩa là như như. La là cấu chướng có thanh y tức là Tam-muội, mà thể như như tức là xưa nay không sinh, xứng lý này mà tu thì định tuệ đầy đủ, cho nên có thể hàng phục Tam thế.

Kế đến, chân ngôn Thanh văn. Hê-đô (nhân), Bát-la-để-dã (duyên), dã-tỳ-yết-da (lìa) Yết-ma (nghiệp), Nê-xá-đa (sinh) Hâm (chướng sợ) giải thích chung là lìa nhân duyên sinh, sinh từ nơi nghiệp, lìa sinh tức là do lìa nghiệp. Chữ Hê đầu tiên (có thanh ha là hành, là hỷ, tức là Tam-muội của Thanh văn thực hành, có thanh y là định của Thanh văn.

Tiếp theo là chữ Đô (có thanh đa, là Thanh văn đã nhập như như, cũng có Tam-muội Ổ thanh) sau là chữ Bát (nghĩa là chỗ thấy bậc nhất của Thanh văn), kế đến chữ La (là chỗ đối đãi với sáu trần của Tiểu thừa), Đế-dã (nghĩa là nương tựa, tức nghĩa là Thanh văn đã nương tựa), Tỳ (có thanh phạ là ràng buộc, Thanh y là Tam-muội). Yết đa (lìa) ngoài ra còn tùy theo loại nói rộng; chướng sợ hãi nghĩa như trên nói rộng, chỉ có hạnh Thanh văn là khác, đây là nguyên lực. Đại Bi của pháp Phật làm lợi ích loài hữu tình, ở trong Tam-muội mà hiện chân ngôn Thanh văn, Duyên giác. Nếu chúng sinh thích hợp theo pháp môn này nhập đạo thì khiến từ môn này nhập đại Bi tạng.

Tiếp theo là Chân ngôn Duyên giác, Phạ (nghĩa là đường lời nói dứt, tức là Duyên giác đã chứng minh giới cùng tột không có lời để nói, như trên đã trình bày. Tự từ trong đây được chứng, lại dùng pháp này làm lợi ích chúng sinh, tự mình thông đạt, cũng đem pháp này làm lợi người). Như trên nói: Thanh văn, Duyên giác lấy cú, pháp làm Chân ngôn, nay lấy một chữ, đây là điểm vô cùng quan trọng của Tông, tức là chỗ cuối cùng của người tu hành thuộc Tông kia, cho nên dùng một chữ.

Thứ đến là Chân ngôn các Đức Phật, Bồ-tát tâm. Tát-phạ-bột-đà (tất cả Phật) Bồ-đề Tát-đỏa (Bồ-tát), ha-lật-na-đa (tâm), đế-tỳ-xá-nỉ (nhập), nói chung đây để giải thích là nhập tâm tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, na-ma (quy mạng) tát-pha-tỳ-thê (cho nguyện, nghĩa là trao cho nguyện trí Nhất thiết trí. Tát nghĩa là bền chắc, có thể xa lìa các sự bền chắc và lìa các sự không bền chắc).

Trên là cấu (dơ), dưới phạ là trói buộc. Thế: nghĩa là trao cho, thanh y là Tam-muội, giống như mình đầy đủ nên sẽ cho người, như mình đắc trí Nhất thiết trí nên có khả năng đem nguyện này cho người, đây chính là tâm các Đức Phật.

Đế-dã, chữ này là hạt giống, cùng thanh A ở câu trên nối tiếp nhau. Chính lấy thanh A này làm thể của hạt giống, tức nghĩa là vốn bất sinh.

Tiếp theo là chân ngôn Phổ Thế Thiên Đẳng Chư Tâm: Lô ca lô ca (thế gian, tức nghĩa là tối tăm, có chỗ nói vô minh, bên chữ này đều có thanh A, tức nghĩa là vốn không, không tối tức là thật sáng, a-lô-ca là sáng), Ca-la-dã (là làm, có chỗ nói nghĩa là soi chiếu, tạo ra ánh sáng, do tạo ra ánh sáng, hiện ra thân tám bộ này đồng nhau, để xua tan sự tối tăm kia, khiến thực hàn hạnh trong sáng, làm trong sáng, khiến thế gian trong sáng), Tát-phạ-đề-bà (Thiên) Na-già (rồng) Dạ-khất-xoa (như) kiền-thát-phược (như) Yết-lộ-trà (lạc chủ) khẩn-na-la (lạc thanh) mahô-la-già (như), Nỗ (nhiếp các bộ) ha-lật-đà-dạ-na-dạ (tâm) Ca-sa-dã (nhiếp, tâm tám bộ này lại khiến làm cho trong sáng) phỉ-chỉ-đa-la-yếtđế (các hạnh như vậy, cũng là nghĩa “sắc, nhiễm”, tùy theo loại hiện ra tất cả thân đáng ưa thích gọi là nhiễm sắc, cũng là nghĩa nhiều sắc xen lẫn, dùng các hạnh và các pháp môn tạp sắc để xua tan các sự tối tăm ở thế gian, tức nghĩa là không gì so sánh trong các minh). Lấy chữ Lộ đầu tiên làm hạt giống.

Kế đến, Chân ngôn Nhất Thiết chư Phật. Tát-phụ-tha (tất cả) Tỳmạt-để (vô túc, do vô tuệ nên gọi là nghi, chữ này dịch đúng là nghi) Tỳ-kết-la-noa (trừ, sắc này nghĩa là nhiễm trần, như người đổ bỏ phân dơ gọi là trừ bỏ), Đạt-ma-đà-đố (Pháp giới) nghĩa là trừ tất cả vô tuệ, đều trụ ở pháp giới. Niết-xà-đa (sinh), chữ Niết-bàn là Tam-muội Đại Không, từ đây mà sinh chính là pháp giới sinh) Sâm-sâm-ha (ba chữ này đều là hạt giống, tát nghĩa là bền chắc, ấy là trừ sự bền chắc này được tối thắng sinh, chấm là nhập Tam-muội, như Nhị thừa nhập Niếtbàn, đây chính là nghĩa bền chắc, cho đến nếu có bền chắc thì tức là tướng sinh trụ, tất cả pháp loạn động đều bất an, nếu trừ hết đây, đều có nghĩa Tam-muội Trùng không, ha tức là hành, có chỗ nói hành (làm việc) của các Đức Phật.

Tiếp theo, là Chân ngôn hộ giả, tức là không thể vượt qua, chính là khó giữ (nghĩa là lực trì, nhìn xem không thật có, cũng có nghĩa khó hàng phục) người vâng giữ giáo pháp Đức Phật, thường ở bên phải trong cửa, gọi là sứ giả không thể vượt qua, oai lực các Đức Phật Tam-muộida, không thể vượt qua, giới Kim cang vâng giữ hành trì, tất cả không dám vượt, cũng gọi là không thể thấy, thường ở trong cửa Phật đã có dạy bảo như lời dạy mà hành trì, nên gọi là phụng giáo.

Nô-đạt-lý-sa (đây là tên kia, tức nghĩa là không thể vượt qua; Đàđạt là pháp giới, có thanh la là vô cấu; Xa: là Xa-ma-tha), Ma-ha-lôsất-noa (rất giận dữ), khư-đà-dã (ăn, nghĩa là ăn nuốt tất cả vọng tưởng phiền não, lấy chữ khư làm hạt giống các chữ đều để giải thích chữ này, tức nghĩa là không.

Đà nghĩa là cho, nghĩa là nương), Tát-phược-đát-tha-yết-đa (tất cả Như lai), Chiêm (tiếng kêu gọi lớn, tức là dạy bảo, cùng thanh a ở câu trên nối tiếp nhau), Câu lô (làm, tức là dạy bảo, bảo làm việc Như lai, tùy theo lời dạy bảo mà làm không sai trái, được xem nghĩa là nhận lãnh sự dạy bảo).

Kế đến, Chân ngôn Tương đối thủ môn giả. Hệ (tên gọi) Ma-habát-lật, Chiến-trà (rất giận dữ bạo ác, nghĩa là rất dữ).

A-bệ-mục-khư (tương đối, y theo giữ cửa ở trước) Tát-lật, hanoa (nhiếp thủ), Khư-đà-dã (ăn uống, cũng lấy chữ khư làm hạt giống) Khẩu-chỉ-la-duệ (vì sao không nhanh chóng) Ta-ma-da (mãi như trước) ma-nỗ-tát-ma-la (nhớ nghĩ, nghĩa là nhớ nghĩ Tam-muội-da, do rất giận dữ, đáng xem để bắt chước, không thể xem thường, đối lại với trước, cho nên lấy làm tên). Vâng lời dạy bảo của các Đức Phật, do không thật có không cho nên ăn nuốt tất cả chúng sinh chấp tướng, khó có thể hóa độ, hàng phục, khiến không còn thừa, tức nghĩa là rất giận dữ.

Lại đến Chân ngôn kết Đại giới. Như Đức Phật đã dạy, lại có vô lượng “trì minh”, e lại có những người trì Chân ngôn, do không kiết giới che chở, hay phá pháp sự tổn thương người trì tụng cho nên lập ra pháp kiết giới, cho đến các trì minh cũng không thể phá hoại, giống như Tỳkheo kiết giới làm pháp sư, Tỳ-kheo ở giới bên ngoài tuy tác pháp cũng không thể chướng phá, tùy theo phương đều khắp.

Tát-phạ-đát-la, nỗ-yết-để (tất cả mọi phương, cõi, nghĩa là mười phương đều phải kết khắp). Bạn-đà-dã-tử-mạn (mẫu giảm phản, câu trên là kiết, câu dưới là giới; ý này nói, kiết giới tất cả mọi phương, cõi).

Ma-ha Tam-muội-da (đại Tam-muội-da, tức là lấy đại Tam-muội-da này mà kết các giới). Nễ-la-xã-để (từ sinh, nghĩa là từ Tam-muội đại Bi sinh).

Tát-mạt-la-noa (đều trái với Nô, ngớ nghĩ), nghĩa là nhớ nghĩ tất cả lời Phật dạy), A-bát-la, để-ha-để (không thể hại, cũng nói không quái ngại, cũng là không thể hoại, nhờ kiết giới cho nên không thể hoại) Đà-ca-đà-ca (oai đức ánh sáng, do oai đức ánh sáng cho nên thành giới; Đà là pháp giới; Ca là làm; Nói thể pháp giới xa lìa các tạo tác, xa lìa các tạo tác tức là pháp giới).

Già-la-già-la (già: nghĩa là diệt, nghĩa là sinh diệt thay đổi, la: là câu chướng. Cú: cũng là hành bình đẳng, là kết khắp đến mười phương, cũng là hành, tức là đi đến, nói lập lại tức nghĩa là đến điểm cuối cùng, đây là đến nhanh).

Bạn Đà Bạn Đà (giải thích câu nghĩa là kết, trên nghĩa là năng, dưới là không, do không thể phá dẹp cho nên sánh đồng với hư không, lấy đây mà kiết giới nên không thể phá hoại), Na-xà (thanh thập ở trên) Nễ Thiên (phương, tức là kết mười phương), tát-phạ-đát-tha-yết- đa (tất cả các Đức Phật), Nô-hưởng-đa (Giáo, nghĩa là lời dạy của tất cả các Đức Phật, trước đã nhớ nghĩ, nay khiến nhớ nghĩ). Bát-la-pha-la (sở chứng) Đạt-ma (pháp, tức là pháp đã chứng của các Đức Phật), La (nhập) Đà (được chứng, đắc) Tỳ-xá-duệ (tức là không thể hơn, đối với các chướng thì hơn cả, tức là không thể phá hoại) Bạt già phiệt để (đây là chủ Chân ngôn, khen ngợi đức của Thế-tôn) Tỳ câu lệ (trừ, có công năng trừ cấu, trước hết khuyên trừ, cũng là khuyên khiến chớ làm) Tỳcâu-lệ (câu trước trừ có tướng cấu, chính là chớ làm, chính là trừ, câu sau xa lìa, diệt trừ tướng cấu, tức là trừ tất cả chướng) lệ (hạt giống) lỗ, bổ-lê (cú nghĩa là nhà cửa, là nơi chốn, lấy chân pháp trừ tướng cấu, chính là nhà các Đức Phật trụ ở, khiến đồng giới này).

Lại thêm chữ Vi-cư-lệ, chỉ lấy chữ lệ cuối cùng trong câu này làm hạt giống. La là tướng, lại thêm thanh ế, tức là Tam-muội, đầy đủ tất cả tướng nhưng xa lìa các tướng, đây là thể, tướng của giới. Trở xuống nói về hạt giống của chữ (từ một chữ có thể sinh ra nhiều chữ, cho nên nói hạt giống).

Ác: (hạt giống Bồ-đề, hễ người trì tụng, đều có tâm mong cầu Vô thượng Bồ-đề này, vì thế trước nói chữ này, từ đây sinh ra tất cả pháp, chính là tâm Bồ-đề), A (là hạnh, nghĩa là tu hạt giống hạnh Bồ-đề mà thành tựu phước trí).

Ám (thành hạt giống Bồ-đề. Chữ trước là tâm Bồ-đề, lại thêm trên một chấm tức là Đại không, chứng đại không này thì thành Bồ-đề).

Ác (Hạt giống Niết-bàn, bên có hai chấm đều là thanh ha kêu gọi nhanh chóng, nghĩa là trừ bỏ, trừ bỏ các cấu, nhập Niết-bàn).

Ha (Bỏ thanh là hàng Tam Thế. Ha là hạnh, thanh A là hạnh lớn, dùng đây trừ bỏ các hạnh, thì không làm tất cả hạnh, do đó có nghĩa trừ bỏ, dùng đây có thể hàng Tam thế).

Hãn (chủ Bất động, ha là hành, thanh ha lại là hành, có dấu chấm tức là Đại không, do trụ ngôi vị ấy có khả năng hàng phục tất cả, đem tâm Bồ-đề làm đại hộ).

A (trừ cái chướng, A là chướng, bên có hai chấm tức là trừ, bỏ đây tức nghĩa là trừ cái chướng). Sa (quán tự tại ở trên, Sa là các lậu, bên có hai chấm tức là quán sát để trừ bỏ các lậu vô lậu cho nên tự tại).

Phược (Kim Cang Thủ, nghĩa là ràng buộc, bên cạnh có hai chấm tức là trừ các phược, đây là hạt giống Kim cang). Man Văn-thù-sư-lợi, bản thể chính là không, trên chấm lại là không, có chỗ nói Đại không, vượt qua mười tám không gọi là Đại Không, trụ trong địa vị không gọi là Đại không, tức là Đại Bát-nhã).

Nghiêm (hư không nhãn. Già: là qua lại lìa qua lại, pháp tức là đồng Đại Không, cho nên thêm chấm) Lam (tất cả Phật, Bồ-tát đều từ trong đó mà đến pháp giới, lam là cấu, trên có chấm là lìa cấu, giống như Đại không, nghĩa là pháp giới).

Khiếm (hạt giống Đại Cần Dõng Đức Phật ngồi dưới đạo tràng hàng phục các ma, vì thế trời người gọi là Đại Cần Dõng, tức là Tỳ-lôgiá-na).

Khư nghĩa là không, trên có chấm là Đại không, lấy Đại không làm thanh tịnh tất cả không), Nhiêm (Bồ-tát Thủy Tự Tại, do từ nước sinh, gọi là Thủy tự tại, chính là tên Bồ-tát; trong Đại Bản có, nay ngôi vị Mạn-đồ-la không nói chỗ an trụ, cần phải rõ.

Xà nghĩa là sinh, trừ các sinh diệt đồng với Đại không). Đam (Đala Tôn; Đa là như như, tánh như như đồng với hư không), Bột lý (Tỳcâu-tri; Bà tức là ba cõi; Lý là Tam-muội, ở trong ba cõi mà được tự tại, bên cạnh có hai chấm là trừ bỏ ba cõi).

Sâm (Đắc Đại thế, Sa là các lậu, đồng với hạt giống Quán Âm, nhưng trên có chấm, ý nói các lậu này đồng với Đại không), bán (tự chỗ, Quán Âm Bộ Mẫu; Bả nghĩa là bậc nhất, thể giống như hư không).

Hàm (Mã đầu, Ha là Hành, thêm Đại không tức là hành Đại không), Diêm ( Da-luân-đà-la, tức là Liên Hoa Bộ Minh phi, nghĩa là nương, trên có chấm, ý nói là nương thanh tịnh, đồng với Đại không).

Sâm (hạt giống của Bồ-tát bảo chướng, giống như Đại Thế Chí lấy bảo xứ làm định, đem báu làm tay, vì thế báu kia sinh. Cũng có nghĩa thường, cũng có nghĩa làm).

Nhiệm (Bồ-tát Quang Võng, tức nghĩa là quyến thuộc Văn-thù, cũng đồng như trước).

Bà (trên là Đức Thích-ca, Bà là ba cõi, ở bên có hai chấm, tức nghĩa là trừ bỏ ba cõi). Hâm tra lam (chữ ha trên là hành, chữ ổ ở dưới là Tam-muội, trên có chấm là Đại không).

Lam chữ Tra ở dưới dịch là chiến đấu. La: là cấu, bên thanh ổ là Tam-muội, trên có Đại không). Hạt giống trên “Tam Phật đỉnh” theo thứ lớp phối hợp giống như trước.

Lân (là lọng trắng, la là tướng, trên tướng có chấm giống như Đại không).

Thiêm (Xả là chướng, nghĩa là oán địch đối lập nhau, tất cả có đối pháp, đồng với Đại không không hơn, kém).

Tứ (kính tin tối thắng Phật đảnh, Bà là bền chắc, lìa bền chắc không bền chắc tức là Đại không, lại có Tam-muội). Đát-lân (đà là như như, la: là cấu, lại có nghĩa Tam-muội và Đại không, đây là lửa nhóm họp). Ha lâm (ha là hành, la là cấu, ổ là Tam-muội, điểm dấu chấm là Đại không, đây là Trừ cái chướng Phật đảnh).

Hạt giống của “Ngũ Phật đỉnh” ở trên Đan hàm bán hàm Diêm (như như, trên có không, tức là như như không thật có giống như hư không), Hâm (hành, nhập chữ A tức là hành vô hành lại không), Vi (nhập, Đệ nhất nghĩa lìa đệ nhấỳt nghĩa).

Chỉ lý (hành, lìa hành), Nễ lý (tất cả thừa tức Thừa, vô thừa, thể đồng hư không), năm chữ này là hạt giống của chữ Minh Phi ở đời, tuy là Phật hóa những giống như thế gian, nghĩa là đồng với trời, khắp tất cả chỉ có Minh phi, lấy bất cứ một thứ kia.

Hồng: (hạt giống Tam-muội không gì hơn), Vi (hạt giống tự trói buộc thần đất này) Chỉ (làm Tam-muội) Lý (lìa tướng Tam-muội), Tương Ly (Kế-thiết-ni sứ giả của Văn-thù, nhân buộc tóc trang nghiêm mà có tên).

Nễ (không định) Lý (người cùng thí, tướng định. Đà: là thí, đối với vô tướng có thể đầy đủ tất cả nguyện).

Ổ-ba thiết-kế-ni (không định).

Nhị Lý giống như trước (Sứ giả Văn-thù này tên là Chất-đa).

Ma là không, là ngã, ở dưới.

La là tướng, còn có tướng cho nên có ngã, lìa tướng nên vô ngã, cũng là định của Văn-thù-sư-lợi).

Hệ (vui làm), Lý Tương (tuệ tài, sứ giả của Văn-thù, tức là có khả năng đầy đủ tất cả các nguyện đều khiến vui vẻ, còn có một sứ giả tên là A-ca-sa-ni, là sứ giả kêu gọi lấy vật trong kinh, thiếu hạt giống chữ chưa được năm vị sứ giả của ngài Văn-thù ở trên, mỗi sứ giả đều có một vị phụng giáo, đồng hạt giống chữ, đồng sứ giả.

Tiếp đến, Bồ-tát Trừ Nghi Quái, ha-sa-man (hành hạnh lìa không, lại là đại không), có chỗ nói pháp cam lồ. Tóm tất cả câu nghĩa là hỷ (nghĩa là hoan hỷ vui mừng), kế theo, tất cả vô úy thí La-sa-nan (cấu, như trên) giống như nghĩa chữ này cho nên có sợ, nếu nhập tự môn A thì sẽ trừ hết tất cả sợ hãi). Tóm cả câu là vị, (dùng pháp vị chân thật vô thượng thì đủ tất cả nguyện).

Lại nữa, trừ tất cả đường ác.

Trì Mông (trói buộc pháp giới) Sa-nan (như trên, chung cả câu nghĩa là vỡĂ vụn, như người tay cầm lấy vật bị vỡ).

Tiếp đến là Mẫn tuệ (từ chỗ thương xót tất cả mà được tên). Vi (ràng buộc, Tam-muội có thanh tịnh là định).

Ha (hỷ) Sa (vững bền) Nan (như cả câu trên, dùng các thứ phương tiện khéo léo, khiến chúng sinh vui mừng đến chỗ đó, nghĩa là thêm lớn, chứa nhóm.

Siểm (Đại từ sinh ra hạt giống Bồ-tát, Từ này rất lớn, không so sánh được, từ trong Từ này sinh. Thừa nghĩa là đi đến, đồng với Đại không).

Diêm (Đại bi đây từ hạt giống Bồ-tát, do đại bi cho nên tự buộc tâm kia, do đó được tên).

Ri (là Bồ-tát Trừ nhất thiết nhiệt não, có khả năng trừ ba độc nhiệt não, nghĩa là cuối cùng của Tam-muội: Ổ cũng là nghĩa cuối cùng của Tam-muội).

Ô (Bồ-tát Bất tư Nghì Tuệ này lấy bất tư nghì tuệ để trừ vô tuệ; bố thí cũng là tự có cho nên được tuệ cho người), Than (Xa-ma-tha, lại là Bồ-tát Đại không bảo Sinh, ấy là có thể sinh tất cả pháp bảo mà được tên).

Sam (đây là Bồ-tát Bảo Thủ, giống như ngọc Như ý trong tay đầy đủ nguyện cho tất cả người, Bồ-tát này cũng giống như vậy, do đó được tên).

(Trang nghiêm, chữ thứ năm này là không, lại là Đại không), Thiệm (đây là “Trì Địa”, giống như mặt đất giúp đỡ muôn vật, Phật địa giúp đỡ chúng sinh, Bồ-tát này cũng giống như vậy, lấy nghĩa chữ này giữ gìn tất cả).

Nhiệm (chữ nhiễm, cũng là chữ thứ năm, lại là Đại không, bản Kinh thiếu tên Bồ-tát, xem ở trước.

Hất (phả nghĩa là bọt nước nhóm họp không bền chắc, hiểu rõ tự tướng tất cả pháp như vậy, đồng với Đại không) hạt giống của Bồ-tát Bảo ẩn Thủ này.

Xá (Bồ-tát Kiên cố ý, không lại không, tức là Bồ-tát kiên cố ý, trong không liền dứt cấu).

Lân (hư không tuệ, giống như hư không không bờ mé không chướng ngại, Bồ-tát Tuệ ấy cũng giống như vậy).

Hám (hư không không dơ, tuệ này như hư, không trong sạch không dơ, người tu hành đối với “không” tu hành thành tựu rồi sánh đồng hư không).

Không (như như tuệ đến, để: là đi, nghĩa là nói đến như khứ thành chánh giác).

Nghiệt đơn (Thanh tịnh tuệ, không cấu) Địa lam (hành tuệ, tâm thường đem tuệ ấy làm lợi ích cho chúng sinh).

Hâm (an tuệ, thường an trụ trong tuệ ấy, vì lợi ích chúng sinh cho nên được tên).

Cả câu ý nói không lo sợ, an trụ tuệ này giống như núi Kim cang không lay động.

Địa (pháp giới).

Thất lỵ (dừng lại, không dơ).

Hàm (hành không).

Một lan (hư không cấu phược).

Bốn chữ này và các ngươi vâng lời dạy bảo, cùng chung một việc làm, chọn bất cứ một chữ kia mà dùng.

Ngật-sa (dừng lại) Noa (hai chấm là sợ hãi, khiến dứt đánh nhau).

Là (chấm là đánh nhau lớn, khiến kia sợ hãi là đại thắng).

Diêm (như như không cấu đạt tất cả thừa) Kiếm (làm và không làm điều xa lìa, làm sao xa lìa thể Đại không? Cho nên chọn bất cứ một hạt giống chữ, ở đây thiếu chữ Đa thứ ba).

Sáu chữ như trên đã nói là hạt giống Bồ-tát số nhiều như cát bụi trong mười cõi Phật, sử dụng bất cứ một chữ liền được thông dụng, trong tất cả các Chân ngôn, chọn bất cứ một chữ đầu tiên, ở giữa, hoặc cuối cùng dùng làm hạt giống đều được. (quán sát chọn lấy chữ quan trọng của tông).

Tiếp theo là Chân ngôn Tịnh Cư Thiên: Ma-lô-la-ma (vừa ý, do thọ các điều ưa thích).

Đạt ma tam bà phược (pháp tánh, đây là do Đức Phật hóa sinh, không liên quan đến trời, người, nói cấu từ pháp sinh), phí-bà-phược, tùy theo có ba thứ, Tam cũng là hạt giống) Ca-tha-na (nói, chung với trên nói tùy theo kia có đã nói, theo pháp kia sinh để hiểu pháp, vì chúng sinh mà nói pháp), tam hạt giống tam (hạt giống vững chắc và không vững chắc đều xa lìa, thể đồng với hư không, cuối cùng khiến không cho nên lập lại chữ).

Kế là Chân ngôn La-sát, tức là dùng lời nói phương kia làm Chân ngôn.

Ngật-lam (tâm), kế lý gồm ba chữ chính là hạt giống, trong đó có hai Ca hai la, tức là có thể ăn tất cả nghiệp cấu, hai Tam-muội y Tự, nói lập lại là lại thanh tịnh.

Tiếp theo là chân ngôn Trà-cát-ni, đây là người thế gian có làm ra pháp thuật này, cũng chú thuật tự tại, có thể biết người sắp qua đời, trong sáu tháng liền biết, biết rồi liền làm phép, lấy tâm kia mà ăn. Vì sao? Vì trong thân người có vàng, có chỗ nói người vàng như trâu có vàng, nếu người ăn được thì sẽ được thành tựu rất lớn, một ngày dạo quanh bốn cõi, tùy ý làm gì đều được cũng có khả năng nhiều cách trị người, có người chê cười thì dùng thuật để trị, khiến họ rất bệnh khổ, nhưng pháp kia không được giết người, phải nương vào kế mình mới được dùng thuật, người sắp chết trong sáu tháng liền biết, biết rồi dùng thuật lấy tâm kia, tuy lấy tâm kia nhưng có phép thuật, phải dùng vật khác thay thế, mạng người cũng không mất, đến đúng lúc chết mới hoại, hoàn toàn đều do Dạ-xoa Đại tự tại, người đời nói rất nhiều, thuộc về Ma-ha Ca-la, có chỗ nói thần Đại Hắc.

Tỳ-lô-giá-na dùng pháp môn hàng phục Tam Thế, muốn trừ kia cho nên hóa thành thần Đại Hắc, thị hiện hơn kia vô lượng, xoa tro trên thân, ở chỗ hoang vắng dùng thuật triệu (gọi) hết tất cả pháp thành tựu, dẫm lên hư không, giẫm lên mặt nước đều không chướng ngại.

Các trà-cát-ni lại mắng trách, do ông thường ăn người, nay ta cũng sẽ ăn ông, liền ăn nuốt kia, nhưng không để kia chết, hàng phục xong thả ra, đều khiến thịt sinh trở lại.

Kia bạch Đức Phật rằng, nay con ăn toàn thứ thịt mà được tồn tại, phải làm thế nào tự cứu?

Phật dạy: cho ông an tâm người chết, kia thưa: khi người sắp chết, các Dạ-xoa lớn biết kia mạng sống hết, đến tranh muốn ăn, con làm sao mà được. Phật dạy cho ông nói pháp Chân ngôn và ấn, sáu tháng trước khi chưa chết liền biết, biết rồi dùng pháp gia hộ vật, khiến lũ khác sợ bị tổn hại, đến khi mạng hết cho ông lấy ăn, như thế dẫn sơ khiến nhập Đạo, do đó có Chân ngôn này.

Ha-lợi (ha: quyết định làm, lợi: Cấu ha (hành) trừ tà thuật dơ cấu kia.

Kế đến, Chân ngôn Dược-xoa nữ. Có thể ăn thế gian, có thể ăn các nghiệp cấu và các điều xấu ác, đó nghĩa là Dược-xoa.

Dược (như trên) ngật-xoa (dứt lời nói) vì (nương cho) nễ-dạ (nương) Đạt (pháp giới) lý (không dơ) Nghĩa cả câu là tâm trì chân ngôn Dạ-xoa như thế, dùng lời nói phương này làm “chú”.

Kế là Chân ngôn Tỳ-xá-già (Hán dịch nghĩa là Cực khổ sở, hạng này đa số là ngạ quỷ) Tỷ (Đệ nhất nghĩa định) Chỉ (chết) Tỷ-để (nghĩa diệt bậc nhất) cũng tùy theo lời nói địa phương mà làm.

Tiếp theo Chân ngôn Bộ-đa, đây là loài Dạ-xoa. Ngung (bỏ không) ải (quyết định) ngung ải (vô cùng) Mộng (ngã vững chắc) tán minh (không định).

Kế đến Chân ngôn A-tu-la, mỗi mỗi riêng làm hạt giống chữ, tùy theo kia chọn một la Tra, La-tra (lập lại) Trì Mộng đam (pháp giới không bị trói buộc, giống như hư không) Một-la (giống như hư không) Mật-la (đường lời nói dứt, đoạn lìa các cấu).

Trong câu có lời nói nhiễm dục giận tức, nghĩa là dứt bỏ tham dục, tức giận kia. Thiếu Ma-hỗ-la, cũng là hạt giống chữ. Chân ngôn các người đều là hạt giống chữ.

Đài (định) Xa (bỏ, bên cạnh có thanh a, là hành). Bát (Đệ nhất nghĩa) lam (Trần tức là đại không) Nỗ ( không, lại Đại không, thanh y là không) ma (không) Duệ-mê (quyết định nương người) Sa-ha (giống như trên). Ở trên tướng khác nhau giữa các Chân ngôn đã xong.

Tiếp theo Tỳ-lô-giá-na nói tâm Chân ngôn. Đem các Chân ngôn như trên, tùy theo trong mỗi chân ngôn sẽ có Chân ngôn căn bản, Chân ngôn tâm, Chân ngôn tùy tâm, các Chân ngôn như thế vô lượng, vô biên không thể biết số, nay nói chung các tâm của Chân ngôn chính là chữ A này, đây nghĩa là các pháp vốn bất sinh, nếu lìa Thanh A thì không còn chữ, tức là mẹ của các chữ, chính là chỗ sinh ra tất cả Chân ngôn. Nghĩa là tất cả pháp môn và Bồ-tát… đều từ tâm tự chứng tự thể của Đức Phật Tỳ-lô-giá-na, vì muốn làm lợi ích chúng sinh, dùng năgn lực gia trì mà hiện ra việc ấy, năng thật tức thể bất sinh, đồng với pháp thể của chữ A, chữ này ở trong Chân ngôn nhiệm mầu hơn cả, thế nên hành giả Chân ngôn, thường phải thọ trì như vậy, vì thế tất cả Chân ngôn trong chữ A, do an trụ trong đây cho nên tụng thì liền sinh.

Ở trên, phẩm tạng Chân ngôn phổ thông đã xong, chân ngôn này chung cho tất cả mọi nơi đều dùng. Dưới đây, đối với các pháp đều là hạnh riêng.