ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 25: TAM TAM-MUỘI-DA HẠNH

Bấy giờ, Kim Cang Thủ hỏi về ba pháp Tam-muội-da này. Khi ấy, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nói ba Tam-muội-da. Vì sao nói pháp này là ba Tam-muội-da? Nói như thế xong, kế Phật bảo Chấp Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: Lành thay, lành thay! Bí Mật Chủ! Ông hỏi ta nghĩa như thế. Bí Mật Chủ! Ông nên lắng nghe! Hãy khéo tác ý! Ta sẽ giảng nói cho nghe. Kim Cang Thủ nói, thưa vâng! Bạch Thế Tôn con rất muốn nghe. Trước đã nói mà chẳng đầy đủ, nên nêu lên mà hỏi nên nói pháp này. Ý hỏi rằng: Trong Ba Tam-muội-da, pháp nào là Tam-muội-da? Phật cho câu hỏi này là việc nhân duyên lớn, nên khen rồi lại bảo lắng nghe. Cho đến xin vâng thọ giáo như văn rất dễ hiểu. Ba Tam-muội-da này trong Đại Bản có giải thích rộng, có đến một ngàn hai trăm bài kệ, nay trong đây chỉ nêu đại tông, các nghĩa khác không nói ở đây.

Phật nói có ba pháp nối nhau, trừ chướng ấy tương ưng với vô chướng. Nói chướng trừ tức là không có chướng tương ưng sinh. Gọi ba Tam-muội-da vì sao pháp ấy nối nhau? Kế Phật đáp ba pháp đầu nối nhau chẳng đứt quãng là nghĩa Tam-muội-da. Nhưng tiếng Phạm nối nhau đồng nghĩa với chướng, cũng có thể có đủ cả hai. Vì nối nhau nếu có đứt quãng tức chẳng phải Tam-muội-da. Đây tức là chướng sinh nên có hai nghĩa. Gọi là vô gián nối nhau, tức là nói hạnh nối nhau, tâm và miệng tương ưng.

Một khi phát tâm xong thì thân miệng thực hành chẳng trái nhau. Miệng có chỗ thệ, tâm làm cũng giống như thế, mà tu thì gọi là Tammuội-da. Kinh nói: Sơ tâm chẳng quán tánh mình, từ đây phát tuệ, kế là trí như thật sinh, lưới phân biệt vô tận, lìa tướng tâm Bồ-đề.

Thứ hai là không phân biệt Phật cú như thật thấy vô tận chúng sinh giới quán Bí Mật Chủ, Bi tự tại chuyển vô duyên quán, tâm Bồ-đề sinh. Nghĩa là tất cả hý luận đều lìa bỏ. Tâm Bồ-đề vô tướng chúng sinh trụ an trí. Đây là Tam-muội-da. Đó là văn kinh. Sơ tâm chẳng quan tự tánh, từ đây phát tuệ trí như thật sinh, nghĩa là liễu thật tướng, liễu là trí, lìa vô tận lưới phân biệt đó gọi là tướng tâm Bồ-đề thứ hai, không phân biệt câu Tam-bồ-đề. Bí Mật Chủ như thật thấy rồi mà quán vô tận thế giới chúng sinh, Bi tự tại chuyển vô duyên quán tâm Bồ-đề sinh, cũng gọi là lìa tất cả hý luận, an trí chúng sinh đều trụ vào vô tướng Bồ-đề tâm sinh. Gọi là tất cả hý luận an trí chúng sinh đều trụ vô tướng Bồđề nghĩa là nguyện đại bi này. Đó gọi là câu ba Tam-muội-da. Trong ba thứ này đầu tiên chỉ phát tâm, thệ muốn thành Phật, nhưng chưa thể chánh quán công đức Như Lai, chẳng thể hiểu được dùng pháp nào mà được thành Phật, chưa thể có tuệ quán chiếu, chỉ có tâm cầu Phật mà chưa thể hiểu được bổn tánh thân mình có công đức gì. Ở trong sinh tử đầu tiên phát tâm cầu quả Phật. Đây là Tam-muội-da đầu. Từ đây tâm sau được, trí như thật sinh, nghĩa là dùng tuệ để quyết trạch hiểu rõ đây là công đức, đây chẳng phải công đức, chỗ đó, chẳng phải chỗ đó, các tướng chánh tà. Vì được trí như thật nên lìa được lưới phân biệt vọng kiến vô tận, khéo dứt những hý luận, an trụ trong tướng chân thật. Nhưng thật trí này tức là Tâm Bồ-đề. Tam-muội-da là nghĩa đẳng, nhưng tâm này đẳng phát gọi là Tam-muội-da. Sơ tâm tuy chưa có thật trí nhưng cũng thề thành Phật độ người, tức là Đẳng tâm, cho nên cũng được gọi là Tam-muội-da. Từ tâm thứ hai này nối nhau vô gián, vô chướng. Kế là tức ở câu chân thật này mà hiểu rõ chân giả rồi, thì ở tất cả vô tận chúng sinh mà khởi tâm Đại bi, đó là Tam-muội thứ ba. Vì tất cả chúng sinh đều đồng tánh này mà chẳng thể tự liễu, mà chịu sinh tử luân hồi không bờ bến. Nay ta đã tự hiểu rõ, sẽ khắp mở ánh sáng trí tuệ của Phật, khiến đều như ta, tức là đại bi. Do thật thấy, không phải thật tự trừ, không phải từ ngoài có pháp đến nhập vào thân. Khi vọng dứt thì thật tướng tự hiện.

Trên nói kinh này có ba cú nghĩa. Tâm Bồ-đề là hạt giống tức cú nghĩa một, Đại bi là gốc tức cú nghĩa thứ hai. Trước dùng đại bi làm gốc, vì có công năng chiếu soi rõ ràng đúng sai mới sinh được nghĩa bi tướng thành. Thứ ba phương tiện là rốt ráo. Ở đây nói đại bi cũng là tướng thành. Do khởi đại bi bày phương tiện mà nhiếp tất cả. Ba việc này từ trước đến sau nối nhau không đứt quãng gọi là ba Tam-muội-da. Vì trụ chân liễu vọng, vì chúng sinh ấy mà khởi đại bi, trừ tất cả hý luận chúng sinh. Từ đây về sau dùng phương tiện làm Phật sự. Hý luận là như người đời đùa giỡn, vì tâm tán loạn làm động các thứ thân miệng, chỉ nói ở trước người mà không có nghĩa thật. Nay vọng thấy có người làm cũng đồng với đó, nên gọi là hý luận. Bồ-đề chúng sinh trụ, là khiến chúng sinh trụ trong pháp này như ta không khác, tức là nghĩa an trụ trong các tử bí mật tạng.

Kế là ba Tam-muội-da. Trước do đại bi phương tiện thành Phật rồi. Lại nữa, Bí Mật Chủ! Thế nào là ba Tam-muội-da. Trước hết gọi là Phật. Sơ tâm Đẳng Chánh Giác, thứ hai gọi là pháp, kia tiếp tục sinh tâm, gọi đó là hòa hợp tăng. Ba Tam-muội-da này Đạo sư nói như thế. Trụ ở ba thứ này tu hành hạnh Bồ-đề. Kế là các thứ dẫn đầu vì lợi các chúng sinh sẽ được thành Bồ-đề, ba thân tự tại chuyển. Lại nữa, từ Phật có pháp, kế từ pháp có tăng, ba thứ này là một thể, thật ra không có hai tánh. Cho nên gọi là Tam-muội-da.

Lại nữa, ba Tam-muội-da, nghĩa là trụ trong ba Tam-muội-da này tức thành Bồ-đề. Trụ Bồ-đề vì chúng sinh mà hiện các thứ sắc, nói các thứ đạo. Phải biết tức dùng tâm này mà nhiếp ba thân, là nghĩa Tammuội-da. Tức Tam bảo này gọi là ba Tam-muội-da. Từ ba Tam-muộida này kế là đủ ba thân, cũng gọi là ba Tam-muội-da. Vì trụ ba thân có lợi ích, lợi ích những gì? Tức là lợi ích chúng sinh. Trụ trong ba thân thị hiện các thứ đạo, cũng nhiếp được chúng sinh. Nhiếp là tự tại nhiếp lấy. Bí Mật Chủ. Phật chánh giáo biểu thị thành một thân gia trì. Gọi đó là Sơ hóa thân giáo, tức là mười hai phần giáo của các thứ phương tiện trong đây. Bí Mật Chủ Tam-miệu Tam-Phật-đà an lập giáo, dùng một thân gia trì gọi đó là Sơ biến hóa thân. Lại nữa, Bí Mật Chủ! Kế là ở một thân mà thị hiện ba thứ gọi là Phật, Pháp, Tăng. Lại nữa, Bí Mật Chủ! Từ đây thành lập thuyết ba thừa. Phải làm nhiều Phật sự hiện Bátniết-bàn để thành tựu chúng sinh, lợi ích chúng sinh đều được một thân gia trì, gọi đó là thân Biến hóa, cũng trụ vào Tam-muội nên có lợi ích này. Kế là đối với một thân mà thị hiện ba thân, tức là Phật, Pháp, Tăng tức là Nhất Thể Tam Bảo, phải biết đều từ một thân mà khởi. Ba Tammuội-da trong đây đều nối nhau, nhân trước sinh sau. Kế nương trên mà lại sinh, nghĩa là bày nói ba thừa làm nhiều Phật sự dẫn dắt chúng sinh, việc làm đã xong mà nhập vào Niết-bàn. Sau khi ở trong Niết-bàn lại thành tựu vô lượng chúng sinh, tức là một loài chúng sinh, khi Phật còn ở đời chưa kịp phát tâm, khi Phật diệt độ rồi hoặc ở thời tượng pháp mà thành tựu, thì đều thuộc trường hợp đó. Bí Mật Chủ quán ba Tam-muộida, biết các Chân ngôn môn Bí Mật Chủ, quán đó hiểu ba Tam-muội-da các môn Chân ngôn tu hạnh Bồ-đề các Bồ-tát đối với Chân ngôn pháp tắc mà làm thành tựu. Nó không dính tất cả vọng chấp, không thể làm chướng ngại, đối với đây có tên khác là trừ chẳng muốn lười biếng nói năng vô lợi, chẳng thể sinh tín tâm chứa để tiền của. Lại chẳng nên làm hai việc, đó là uống rượu và nằm giường cao, tu hạnh Bồ-tát, trì tụng Chân ngôn pháp tắc, kia chẳng dính mắc tất cả vọng chấp, trụ chướng vô vi, đó là văn kinh.

Phật bảo Kim Cang Thủ quán các điều ở trước nói đến đây đều do trụ ba Tam-muội-da, do trụ Tam-muội-da này đúng như pháp mà trì tụng, tâm tâm chẳng đứt quãng, gọi đó là chẳng dính tất cả vọng chấp. Do vọng chấp nên các chướng được sinh. Đây tức là lìa tất cả chướng Đại tông. Lại là nguyên do các chướng khác sinh ra. Gọi là Bất dục, tức trong hạnh Chân ngôn này vì có chướng không do đâu ưa thích này, hoặc do tâm chẳng muốn sinh mà chướng được vào. Chẳng muốn tức là chẳng mong cầu, biếng lười lại nói bàn vô ích, mà chẳng niệm tụng, chẳng siêng tu hạnh Chân ngôn, vì thế mà luống qua ngày tháng, nên chướng được dịp thuận tiện. Chẳng tin, là do chẳng tin nên chướng được dịp thuận tiện. Lại chứa để nhiều tiền của, vì khi cầu thì làm lụng cực khổ ra sức giữ gìn, khi mất thì chịu khổ. Vì các nhân duyên đó, lại có hai thứ, nghĩa là chẳng được uống rượu, rượu là duyên sinh chướng, đây là thứ nhất. Vì uống rượu nên các điều lành chẳng sinh, lại chẳng nằm giường cao, đây là thứ hai. Vì nằm ngủ trên giường sinh ra các dục tâm buông lung cho nên chẳng được, phải bày chiếu cỏ. Ở Tây phương trì tụng thường dùng cỏ cát tường làm chiếu, đây có nhiều lợi ích. Một là chỗ ngồi khi Như Lai thành đạo, tất cả thế gian cho là cát tường, vì khi trì tụng thì các chướng chẳng sinh, và khi trải chiếu cỏ này thì các trùng độc không đến, lại rất thơm sạch. Lại cỏ này rất bén, đụng vào thân thì rách thịt như dao bén. Người tu trì tụng khi rảnh rang mà ngủ nghỉ trên cỏ này, nếu buông lung thì bị thương tích, nên không dám khinh thường. Lại Phật dùng chiếu cỏ này là để dứt trừ tâm kiêu mạn cho thế gian. Xưa, khi còn làm Thái tử các thứ buông lung ngồi nằm trên giường báu ghế báu, nếu khi xuất gia cũng quen thói ấy thì như lúc ở nhà không khác. Vì bỏ thói quen ấy mà ngồi chiếu cỏ thì tất cả trời, người đều kính phục, cũng bắt chước dứt bỏ mạn tâm mà đi vào chánh pháp. Phật còn như thế, huống chi là chúng ta phải quán công đức như thế mà tu hành.