ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 16: A-XÀ-LÊ CHÂN THẬT TRÍ

Ở trên tuy nói rộng tướng đệ tử của A-xà-lê và phương tiện làm

Mạn-đồ-la độ đệ tử… Bấy giờ, Chấp Kim Cang kế lại hỏi Thế Tôn Đại Nhật các tâm chân ngôn Mạn-đồ-la, nhưng đối với tướng A-xà-lê chân thật cũng chưa nói rộng. Nay Kim Cang Thủ sẽ làm đầy đủ nghĩa vị ấy. Kế lại hỏi thế nào là tất cả tâm chân ngôn, trì pháp nào, dùng phương tiện gì mà được gọi là A-xà-lê? Lại tụng trì các tâm chân ngôn nào mà được gọi là A-xà-lê? Kế Phật vì Kim Cang Thủ mà lập ra tất cả gốc lành chúng sinh thực hành đầy đủ hạnh chân ngôn mà quán câu hỏi này, làm vui tâm ý, cho nên khen ngợi. Biết tâm chúng ấy muốn nghe pháp mà hỏi. Nên khiến vui mừng. Vĩ-phù là tên khác của Phật, cũng là nghĩa Pháp vương. Nghĩa là tiếng tiện lợi nên dùng âm này mà gọi. Lại tâm chân ngôn, tâm này tiếng Phạm là tâm Hãn-lật-đà, tức là tâm chân thật. Từ trên đến đây đều là kệ hỏi đáp, nay cũng là kệ. Kế đáp nói cao quý nhất trong các Bí mật. Chân ngôn trí là trí cao tột nhất không gì hơn trong các trí. Nay ta sắp nói pháp này, các ông phải một lòng lắng nghe kỹ. Kế nói Phật tử: Lành thay lành thay! Đại hữu tình. Phật khen Kim Cang Thủ muốn cho đại chúng ấy vui mừng nên nói như thế. Nghĩa là kế hỏi gì thì đáp ấy. Bí có tướng Tối bí từ tâm chân ngôn sinh ra trí. Trí này rất rộng lớn, nên gọi tất cả tâm, tức là chữ A. Vì tất cả tiếng nói đều từ chữ này làm đầu. Nếu không có tiếng A này, tức là lìa tất cả tiếng mà không thể nói. Phải biết tiếng mở miệng tức là tiếng chữ A. Văn trên là Nga-nhã Noa-na-ma. Tuy nói lìa tiếng A, nhưng A có trong ngoài. Nếu không có tiếng ngoài cũng không được lìa tiếng trong chữ A. Tiếng trong tức là tiếng A trong cổ họng. Phải biết chữ A này tức là nghĩa tất cả pháp vốn bất sinh. Nếu thấy rõ bản thể chẳng sinh lìa nhân quả như thế, thì được thường trụ bất sinh. Tâm chân ngôn này tức là nghĩa vô lượng chỗ, khắp sinh tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, lìa tất cả hý luận. Đối với các hý luận dứt hẳn mà trĩ khéo léo sinh ra. Trí này tức là trí Xa-ma-tha Trì-bát-xá-na, từ trí này mà có vô lượng tuệ phương tiện sinh, vì lìa phân biệt hý luận nên ở khắp tất cả chỗ. Trí Diệu Xảo tức là tên khác của Nhất thiết trí. Những gì là Bí mật chủ, thế nào là chữ A? Là tất cả chân ngôn tâm. Tất cả chân ngôn tâm tức là Phật, lại tự nêu câu hỏi mà đáp. Nhưng chữ A này tức là đồng hạt giống, như thế gian, Phật Lưỡng Túc Tôn nói chữ A gọi là hạt giống. Hạt giống sinh ra nhiều quả, mỗi quả lại sinh trăm ngàn muôn thứ. Cho đến xoay vần vô lượng chẳng thể nói. Nhưng thấy tử thì biết quả. Nhân đã như thế thì phải biết quả sẽ như thế. Nay chữ A này cũng thế từ trí căn bản tự nhiên vô sư này mà tất cả trí nghiệp từ đó mà sinh. Bày các chi phần, chi phần tức là tự tâm. Do tâm nay nhiếp tất cả thân phần, lìa tâm thì không thân, lìa thân thì không tâm, cũng đồng với chữ A, cho nên văn nêu lẫn nhau. Nếu bày đây tức là đồng chư Phật, nghĩa là từ chữ có quả, quả tức là Phật. Hay Chánh biến tri nên gọi là Chánh giác. Do biết lý tánh chữ này mà được gọi là Như Lai. Lý tánh chữ này tức là tâm này vốn bất sinh. Cho nên tất cả như thế, nghĩa là đều đồng với chữ A, đều là các chân ngôn. Và an trú chi phần, nghĩa là tuy thêm các chữ thì cũng có chữ A ở trong đó. Lại trụ khắp ở chi phần, chữ A làm tâm. Như người có tâm thì biết khắp chi phần, tâm này đều chịu khổ vui. Chữ A cũng khắp tất cả chi phần. Nhưng tức là nghĩa tâm này vốn bất sinh. Phật Lưỡng Túc Tôn nói thế nên tất cả chi phân an trú. Chi phần bày ra như tương ưng y pháp tất cả khắp trao. Kế là khuyên người tu phải bày trong chi phần, nghĩa là bày ở trên tim. Tiếng Phạm gọi là A-già-la. Chữ A trùm khắp tất cả chữ. Nếu không có chữ A thì các chữ chẳng thành, nên phải có chữ A. Nếu chữ không đầu thì chẳng thành chữ. A là đầu, khắp là khắp tất cả. Tất cả có sự lý, nghĩa là lý chứng của nói năng. Lý chân ngôn đều khắp cho nên lại nói tất cả. Chữ A này như chi phần thân người và nội tâm, chữ A này trùm khắp tất cả. Nếu bày tất cả chữ mà không có thân tâm tức chi phần chẳng đủ, là chi phần của thân ấy. Y pháp như lý là bày tất cả chỗ, khắp là bày khắp. Tuy chưa thể bày khắp tất cả chữ vì chữ A này làm đầu tiên thì hiền tức là bày khắp tất cả chữ. Nhưng chữ A này hay nói tất cả tiếng thế gian, lại do tiếng nói này mà hiểu tất cả lý xuất thế gian. Vì sao? Vì nhân cốt yếu chữ A này sinh tất cả tiếng nói thế gian. Nhưng tiếng nói này không lìa chữ A. Vì chẳng lìa chữ A, liền biết là chẳng lìa pháp thể chẳng sinh. Cho nên nhân tự môn A mà có tất cả pháp thế gian. Nhân tất cả pháp thế gian mà được ngộ tự môn A. Lại vì tâm này tức là trùm khắp tất cả thân phần, cho nên tùy bày ở chi phần của thân, tức là y pháp như lý bày qua các chi phần, cho nên khắp tất cả chữ, cũng khắp tất cả trong ngoài thân. Cho nên nay lý ứng khắp nghĩa là cùng hòa hợp. Cũng như chữ A này trùm khắp tất cả chữ, tức là hòa hợp. Tức chữ Rị-bí này thêm chữ A, nhưng chữ Ca… Nếu miệng không có tiếng A thì chẳng thành chữ. Phải biết chữ này vốn không nói đức danh tự, nhân chữ A mà có. Như người không đầu thì tất cả chi phần đều chết, chữ Ca này cũng như thế. Nếu chẳng dùng chữ A làm đầu thì chẳng thành cũng chẳng có tên gọi. Cho nên chữ A là mạng sống. Rị-bí được… tiếng Tam-muội cũng do định mà phát khởi. Nếu chữ Ca không có chữ A thì chỉ ở trong cổ họng mà làm tiếng y ngắn thì nói chữ Ca không thành, vì thân chữ A liền thành Ca. Phải biết chữ A này bất sinh, Ca là vô tác, nghĩa là tương ưng hòa hợp mà thành. Bắt chước theo kinh văn đây vì thế trùm khắp các thân, sinh ra các thứ, các thứ này là Tỳ-thấp-phược, nghĩa là khéo, sinh các pháp không thể suy nghĩ bàn luận, trùm khắp tất cả thân phần. Chữ tiếng Phạm có hai âm: Một là A-sát-la là chữ căn bản, hai là Rị-bí-bệ là chữ tăng thêm. Căn bản tức là chữ gốc, như chữ A hai âm đầu tiên, tức là căn bản. Kế từ y, y cho đến ô, áo gồm mười hai chữ là từ chữ gia tăng mà sinh, đều là tiếng nữ. Chữ căn bản là tiếng Nam. Tiếng Nam là Tuệ, tiếng nữ là Định. Chữ căn bản ở khắp tất cả chỗ căn bản là tăng thêm không khác nhau, đều dùng chữ căn bản mà thêm dấu chấm, cho nên căn bản tăng thêm chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác. Cũng như bình đựng đầy nước, nhân bình giữ nước, nước chẳng lìa bình. Ở đây cũng thế, cùng giữ gìn nhau khắp trong ngoài. Tương ưng tiếng Phạm là Du-kỳ, tức nghĩa chữ A tương ưng nghĩa Du-kỳ. Không phải chỉ có chữ A trùm khắp tất cả chỗ, mà từ Ca-khư… cho đến Tá-ha cũng trùm khắp tất cả chỗ. Vì sao? Vì những chữ này đều là âm căn bản, âm căn bản tức đồng với chữ A. Như chữ Ca… đều từ chữ tăng thêm sinh ra, như trong chữ Ca có kế, kê, cự, cu, kê, cái… đều là tiếng nữ. Nhưng trên thể chữ A lại thêm nét thì thành chữ tăng gia, thể nó là tuệ mà thêm nét là định. Định tuệ nương giữ nhau, hợp thành một thể chẳng mất. Chỉ quán song hành cũng trùm khắp tất cả địa, tăng gia khắp ở căn bản, căn bản khắp ở tăng gia. Tư sinh khắp ở hạt giống, hạt giống khắp ở tư sinh. Lại chữ A này, từ chữ có tiếng như từ một chữ A, trong tất cả tiếng nói đều có tiếng A, chẳng được lìa chữ này, từ chữ biểu thị mà có tiếng sinh, vì có tiếng nên sinh ở chi phần tiêu biểu cho tất cả pháp xuất thế gian. Nếu chỉ có chữ ấy không thể giải thích, tiêu biểu cho lý, phải nhờ âm thanh, lời nói mà có chỗ tiêu biểu nghĩa là đỏ, xanh, vàng, trắng, Đông, Tây, Nam, Bắc, lớn, nhỏ, vuông, tròn, trên, dưới, tôn, ty… tất cả việc mới hiểu rõ được. Từ chữ A mà sinh ra tất cả tiếng nói năng. Phải biết tiếng này biểu thị cho các thứ khác nhau, đã từ nghĩa vốn bất sinh mà sinh. Khi thấy nó sinh biểu thì liền hiểu nó vốn bất sinh. Cho nên khi tiếng phát ra thì lý tánh hiển sáng, vốn bất sinh tất cả mà từ pháp duyên sinh, cùng nhau sinh ra, cùng nhau biểu giải. Chữ A này chẳng phải ở khắp thân phần, nhưng tất cả chẳng phải thân cũng đều cùng khắp. Cho nên từ tâm chữ A này sinh ra các thứ công đức. Nay muốn nói pháp môn chữ bố này vì khiến người tu tức ở thân mình mà sinh ra tất cả công đức Như Lai. Cũng như gieo giống rồi thì vô lượng hạt quả xoay vần sinh nhau. Cho nên lại khuyên người tu lắng nghe nhận lấy.

Kinh nói: Phật tử hãy lắng nghe. Phật tử này phải lắng nghe kỹ, nay ta nói chữ Bố này nghe tâm kinh. Bố là chữ, Tâm là nội tâm. Tiếng Phạm gọi là Tô-đa-la là nghĩa trước (mang). Mang lấy pháp vi diệu, nên gọi là Tô-đa-la. Lại Tô-đa-la là bỏ tà về chánh, nên gọi Tô-đa-la, lại có nghĩa là cầu khắp. Kế là Phật đáp: Tâm tâm sắp bày các chi phần khác, như thế tất cả đều thành Phật, tự trụ ở tòa Du-già dùng tâm mà bày tâm, thứ khác là bày chi phần như thế, làm tất cả tức là đồng với tự thân ta. Làm nghĩa là đặt để, tức là làm như thế. Bày ở tâm nên gọi tâm tâm, tức là ý và mạt-na. Nay nghĩa trong đây có khác. Nghĩa là chữ A mà bày ở tâm người tu. A là tâm tất cả pháp, mà bày ở tâm, nên gọi tâm tâm, cũng như đây là đầu tiên nên trước bày ở tâm. Tâm là chủ tất cả chi phần, chữ A cũng như thế, là chủ tất cả chân ngôn. Đã bày cảnh này, ngoài ra các chữ khác đều bày ở tất cả chi phần, như phầm sau sẽ nói. Nhưng pháp bày chữ A này tức là văn trước đã nói. Trước quán tâm ấy tám lá nở ra mà đặt chữ A trên ấy, chữ A này tức có ánh sáng phát ra, dùng tâm nhiễm dục của người tu mà hòa hợp với tuệ tâm chân thật, tức đồng với chân mà cùng một vị. Như thế mà quán tức là Như Lai. Cho nên nói nếu người ấy làm như thế tức là ta. Ta là Phật tự chỉ mình, lại Đại ngã tức là Như Lai, nên nói là Ta. Tức là Ta tức là A-xà-lê. Không phải chỉ dùng Du-già này nên được gọi là A-xà-lê. Cũng dùng đây nên được thành đệ tử. Trụ tòa Du-già, tức là bốn phương, tức là tòa (tọa) đại Nhân-đà-la, tòa Kim cang luân. Trụ trên chữ A, lấy đây làm tòa, tương ưng với chân lý này, tòa gọi là tòa Du-già. Ngồi ở tòa Du-già Kim Cang này tức là Như Lai. Tầm niệm Như Lai, nghĩa là quán chư Phật có xứng trí rộng lớn này. Xứng tức là biết. Nếu y theo giáo mà biết, tức Chánh Giác Đại Đức Tôn nói đó là A-xà-lê, gọi tên hiệu như thế tức là thân ấy. Nếu đủ pháp này thì được tâm thành tựu trí rộng lớn, hay thành tựu trí rộng lớn nên được gọi A-xà-lê. Nếu A-xà-lê ấy phải biết tức là Phật, tức là đất. Nghĩa là giữ gìn tất cả mầm mống có của và báo thọ thế gian. Ta cũng giữ gìn tất cả quả báo của chúng sinh mà không phân biệt. Diệu Âm là tên trời. Kim Quang Minh nói là Đại Biện Thiên nữ. Đại biện là lưỡi. Ta phát ra tiếng hơn trăm ngàn tiếng Phạm nên được gọi tên ấy. Phạm nghĩa là Niết-bàn. Đại phạm ở trước là giải thoát. Phạm trong đây là Phạm chí, nghĩa là chưa chứng phạm hạnh nghĩa là tu phạm hạnh, phải biết tức là Bồ-tát, phải biết tức là Phạm thiên, phải biết tức là trời Vi-nữu là tên khác của trời Tự tại. Chánh gọi là Tỳ-sắc-nữu, phải 2 biết tức là Nhật thiên, phải biết tức là Gió thiên, Nguyệt thiên.

Tiếng Phạm là Đế-thích, Đại phạm, phải biết tức là thần ban đêm tức là Diêm-la. Có Đại Niết-bàn gọi là Phạm. Vĩ là không, sắc-nữu là định. Định ấy là bốn thần túc của Phật. Tự Tại nghĩa là pháp được tự tại như Bạc-già có sáu nghĩa, dứt trừ tất cả các tối tăm. Nghĩa là mặt trời Đại bi. Lại Phược-lỗ-noa là rồng nước, vì đứng đầu về nước, tức là nước Đại bi có thể tưới khắp tất cả. Như mặt trăng nuôi lớn tất cả vật thế gian. Phật cũng nuôi lớn tất cả tâm Bồ-đề của chúng sinh. Đế-thích nhân trăm thí mà được thành. Trăm lần mở bốn cửa thành rộng thí. Thích là trăm. Ca-lạc thí mạnh mẽ, Phật có vô lượng trăm thí nên gọi là Đế-thích. Chủ tạo lập thế giới tức năm Đại thiên. Thế ngoại đạo gọi là chủ tạo lập thế giới, cũng là Tỳ-thủ-yết-ma. Ta cũng sinh tất cả tâm, tâm chủ, cho nên được gọi tên ấy. Ca-la thời, tam thời tức là Ta, tức là Diêm-ma, nghĩa là sắp có chỗ đi, tức là thiện đến ác đến. Sắp đến chỗ giết hại gọi là Diêm-ma-la. Ta sắp đến chỗ thiện mà giết hại phiền não kia. Dã là xe ba thừa, Ma là ta, là chỗ ta lập thời, quá ba thời đều là ta, đều là tâm ấy, đối với ngoại đạo đương thời.

Dục là nói tên trời, nghĩa là tịnh thân, miệng, ý là Đệ nhất dục. Nói ngoại đạo tên ấy, bảo ta là đó, tức là Tỳ-kheo, tức là lậu tận, tức là cát tường, tức là trời Công đức, ta cũng có tất cả pháp. Nghĩa là Trì bí mật thành ba mật: Nhất thiết trí, ngoại đạo cũng có tên gọi này, ta tức là như thật. Dọ tự chứng nên không phải chỉ có tên suông. Nhất thiết kiến cũng là tên trời. Nhất thiết pháp tự tại cũng là thế gian truyền có vị trời này. Ta tức là như thật. Tài phú cũng là tên trời, nghĩa là tự tại, ai cần cho liền cho. Phật là đó. Nếu trụ vào tâm Bồ-đề và dùng tiếng trí tánh chẳng mê đắm tất cả pháp nói là khắp tất cả chỗ, tức là tên khác của Nhất thiết chủng trí, là tất cả trí. Nói tâm Bồ-đề tức là định. Từ chữ có tiếng phát ra, dùng trí phân biệt là trí. Tức là người trì tụng. Chân ngôn từ ta sinh ra, ta tức là người trì tụng, cũng là người trì chân ngôn do từ ta sinh nên ta trì. Do chữ chân ngôn từ ta sinh nên ta tức là trì. Có Đại Cát Tường cũng tức là Chân Ngôn Vương, tức là ta, tức là Chấp Kim Cang, tức là Trì Bí Tuệ này.

Kế có Tự luân nếu ở chi phần, thì tâm vị, tâm trụ tùy theo an trí. Trụ ở vị, vị tức chỗ trụ, tức là trời đất, tức là trời Diệu âm, tức là Thường dục và Thường phạm hạnh, cũng tức là Bổn tôn của ngoại đạo Thường tham dục.

Bát-la là giải thoát, tức là pháp thân, cũng tức là Tỳ-kheo, tức là người lậu tận, tức là Diệu cát tường, tức là trì Bí mật, tức là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến, tức Nhất thiết pháp tự tại vương, tức là người trụ tâm Bồ-đề, tức là trí tánh, tức là đối với tất cả pháp mà không mê đắm, tức là Nhất thiết biến, đều nói: tức là trì cát tường, tức là chân ngôn đứng đầu, tức là trì Kim cang. Tóm lại, tức là tất cả Mạn-đồ-la nêu bày ra và một trăm lẻ tám hiệu Như Lai không gì chẳng tức. Vì sao? Vì pháp thể chữ A này thường trùm khắp tất cả chỗ. Nếu tương ưng được như thế thì đồng với tất cả chỗ của Tỳ-lô-giá-na. Cho nên trong kinh Phật nói như thế.

Trên đây nói về tâm xong rồi, kế bày thân phần, nghĩa là giữa hai đầu chân mày để chữ () đây là chỗ Chấp Kim Cang đều trì. Kế ở trên tim khoảng bốn tấc quán mà để chữ () tức là chỗ ở của tất cả bộ Liên Hoa Thủ. Tâm ta trụ tất cả khắp tự tại, ta đều là chữ A đệ nhất mạng của các hữu tình và phi hữu tình, tức là dùng chữ A làm tâm, cho nên ở khắp tất cả tự tại mà thành, nói chữ A này chẳng khác ta, ta chẳng khác chữ A, đều khắp tất cả pháp tình và hữu tình, các pháp này đều dùng chữ A làm đệ nhất mạng (mạng sống bậc nhất). Cũng như người khác có thở ra vào lấy đây làm mạng sống, hơi thở dứt thì mạng không còn. Chữ A này cũng như thế. Tất cả pháp hữu tình lấy đây làm mạng sống.

Kế chữ phược nói tên thủy, kế tưởng () tức đồng hỏa. Kế là tưởng () hồng tức là tất cả Trì Minh phẫn nộ. Lại tưởng chữ khư () tức đồng với không. Sở dĩ thực hành quán này là muốn bày tất cả chữ, đối với thân phần đó tức là pháp pháp giới tất cả Như Lai, muôn đức đều đủ cũng như khi ngồi đạo tràng, không phải Kim cang ngồi thì chẳng thể thắng. Nay cũng như thế. Muốn đủ tất cả công đức Như Lai thì trước phải dùng đất, nước, lửa, gió này bốn luân và không, sau mới làm đủ pháp, vì như thế đệ nhất chân thật, nếu giải thoát thì được gọi là A-xà-lê. Trong đàn tên chữ tuy khác nhưng đều là công đức, Phật vì độ người ấy nên nói ra. Cho nên Phật nói: Tất cả phải biết thường siêng tu thì được câu bất tử, cũng như A-xà-lê dùng chữ A mà gia thân ấy, cho nên tức Mạn-đồla tất cả Đại hội thiên. Hiểu nghĩa ấy tức là chân thật A-xà-lê. Kế là khuyên thường phải tu hành như thế thì được câu bất tử là nghĩa thường trụ. Thường trụ tức là Phật.