ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 20: BÁCH TỰ QUẢ TƯƠNG ƯNG

Này Bí Mật Chủ! Nếu được nhập vào Chánh Đẳng Đại Trí Quán Đảnh Địa thì tự thấy trụ ở ba thứ Tam-muội-da. Bí Mật Chủ nếu nhập vào Đại Trí Quán Đảnh Thế Tôn này thì có hình Đà-la-ni thị hiện Phật sự. Bấy giờ, Phật Thế Tôn tùy ở trước tất cả chúng sinh mà làm Phật sự, nói ba thứ Tam-muội-da. Khi ấy, Tỳ-lô-giá-na bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: Phật Thế Tôn vào Đại Trí Quán Đảnh Địa, được ba thứ Tam-muội-da, hợp thân, miệng, ý bình đẳng thành một mà trụ lập ngã kiến, phải ở Bí Mật Chủ nhập Đại Trí Quán Đảnh có hình Đà-la-ni mà thị hiện Phật sự. Như trên là văn kinh.

Đại Trí Quán Đảnh Địa tức là Địa thứ mười một của Như Lai. Do trụ địa mười một mà nhập vào Đại Trí Quán Đảnh bèn làm việc Như Lai cho nên dịch là Đại Trí Địa, là thân Đà-la-ni mà làm Phật sự. Do đây cho nên có thể vì tất cả chúng sinh mà làm Phật sự. Đà-la-ni hình tức là bao gồm Chân ngôn luân mà làm thân, tức thành thân Phổ môn. Do trụ vào thân tổng trì này mà ở trước mắt tất cả chúng sinh hiện thân hỷ kiến, nói pháp ứng cơ, không có sai lầm, đồng vào Trí Phật.

Bấy giờ, Thế Tôn nói chúng sinh và các Phật có ba thứ Tammuội-da, tùy trụ Bí Mật Chủ, quán lời ta nói Tự luân thần biến rộng dài vô lượng thế giới khắp môn thanh tịnh, tất cả chúng sinh vui mừng như thế khiến pháp giới tùy loại biểu thị môn, cũng như nay Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni rất khác hư không giới trùm khắp thế giới siêng làm Phật sự. Này Bí Mật Chủ, không phải các hữu tình biết được Phật Ngữ luân như thế phát ra Chánh diệu âm, trang nghiêm chuỗi anh lạc Thai sinh hình tượng Phật, tùy tánh vui mừng của chúng sinh mà hiện sinh. Như trên là văn kinh.

Phật như trên đã nói, kế là bảo Kim Cang Thủ: Ông nên quán ngữ luân của ta, tức quán cảnh giới Phật Đà-la-ni Thân Tự luân. Phật dùng thần lực gia trì đại hội. Không phải chỉ nay Bí Mật Chủ quán Ngữ luân cảnh giới rộng dài của ta khắp đến vô lượng thế giới thanh tịnh môn như bản tánh tất cả chúng sinh, biểu thị tùy loại pháp giới môn khiến phát vui mừng. Cũng như nay Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni lưu thông khắp vô tận hư không giới, ở các cõi nước siêng làm Phật sự. Kim Cang Thủ được quán tất cả đại hội này cũng được đồng quán các cảnh thần diệu không thể suy nghĩ bàn luận này. Vì sao? Vì thân Đại Trí này thường trụ vắng lặng lìa các nhân duyên, không phải là cảnh có tâm, lìa thần lực gia trì của Phật thì không phải cảnh giới của tất cả Bồ-tát. Phật đã chỉ bày xong liền bảo rằng: Các ông hãy quán cảnh giới tự luân của ta rộng dài vô lượng. Dài (rộng) nghĩa là người chẳng thể kịp, chỉ gọi đây là sao? Là rộng ngang khắp tất cả thế giới chúng sinh, nói dài là sao? Tức dọc cùng cõi Phật, nên gọi là rộng dài. Thân rộng dài như thế khắp ứng tất cả, từ đâu mà được? Chính từ một chữ Chân ngôn vương này mà hiện việc này, một chân ngôn ấn thân, mà bày tất cả thân dùng một chân ngôn tự âm mà phát ra âm thanh vi diệu khắp cùng pháp giới, dùng một tâm Chân ngôn Bổn tôn mà khắp bày tất cả cảnh trí tuệ. Thích-ca Mâu-ni tức thân Bất không kiến này khắp vào thế gian mà làm Phật sự. Cho nên chỗ bày ở đây tức là thân Mâu-ni. Phật làm Phật sự tức là Đức Thích-ca này từ tự luân Tỳ-lô-giá-na mà ra. Nhưng không hai không khác, đều khắp tất cả chỗ. Vì một chữ này đồng với Đại không vốn chẳng sinh. Phải biết thân trăm chữ cũng giống như thế. Có khác tức là thân ba Tam-muội-da cùng khắp thế giới và mười phương hư không đều khắp, không có hư không nào chẳng khắp. Phải biết hư không chẳng thể lường thân cũng giống như thế.

Này Bí Mật Chủ! Không phải các hữu tình biết được Thế Tôn. Tướng ngữ luân ấy tuôn ra cũng xét theo kinh Hoa Nghiêm. Diệu Âm của tâm ta sinh ra diệu âm Đẳng Chánh Giác của chư Phật. Trang nghiêm anh lạc từ Thai tàng sinh ra ảnh tượng của Phật. Trang nghiêm nghĩa là dùng lời nói mà trang nghiêm tướng ấy, từ tâm thai tàng sinh ra hình Phật. Rộng dài không bớ bến mà làm Phật sự. Chúng sinh không thể biết được, tức là tự luân của Phật này, cũng không phải cảnh của Bồ-tát. Nếu lìa thần lực thì chẳng quán được, mà chúng sinh nào biết ích lợi ấy. Trong các tiếng nói, Phật là thứ trang nghiêm cao nhất trong các thứ. Nói tóm lại là dùng vô tướng trang nghiêm, từ tâm hiện sinh tùy loại thân Phật, do trụ Tam-muội Diệu Âm này mà hiện khắp ra trước, tùy bản tánh nó mà khiến được vui mừng tin hiểu. Chỗ sinh chính là cảnh đến và ở. Đây là âm thanh trang nghiêm vi diệu sau này. Thai tàng là từ một chữ mà sinh nên gọi là Thai tàng. Từ một chữ này mà sinh là thai. Tùy nó sinh mà dùng làm ảnh tượng, như tấm gương tròn sạch mà đối với các sắc đã chẳng đến, gương cũng chẳng đi. Nhưng nhân duyên hòa hợp thì hình ảnh rõ ràng, chẳng phải sinh chẳng phải diệt, chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng phải đến chẳng phải đi, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, tức đồng với thể không thể suy nghĩ bàn luận ấy. Ảnh tượng Như Lai cũng giống như thế, vô tư vô vi mà ứng tất cả, đều tùy tâm ấy khiến được vui mừng mà là Phật sự hiện đời. Tức là dùng tiếng nói của một Đức Phật mà sinh ra tất cả Phật sự. Như sáu căn tịnh phẩm mà còn có thể dùng một diệu âm thanh đầy khắp cõi tam thiên, huống chi là sáu căn cứu cực viên tịnh của Như Lai.

Bấy giờ, vô lượng hải môn thế gian, pháp giới thành Bồ-đề, siêng tu hạnh nguyện Bồ-tát Phổ Hiền. Bồ-tát này hoa bày khắp đất Thai tàng thế giới chủng tánh hải sinh thọ, các chủng tánh thanh tịnh môn, cõi Phật trừ sạch, tòa Bồ-đề hiện, ở trong Phật sự mà trụ. Như trên là văn kinh.

Do Đại Trí Quán Đảnh vô lượng thế giới hải môn này, môn là từ chỗ đó mà vào, vô lượng thế giới hải khẩu ấn chỉ rõ môn mà chúng sinh thú nhập. Do biết vô lượng thế giới hải môn này mà siêng tu Bồ-đề, mà một Bồ-đề này chẳng phải là một Bồ-đề kia, cho đến Bồ-đề khắp pháp giới. Vì chúng sinh vô lượng nên pháp giới vô lượng nay đây khiến cho khắp được thành.

Bấy giờ, Thế Tôn ở trong vô lượng thế giới hải môn pháp giới, hết lời khuyên phát thành tựu Bồ-đề, thực hành đầy đủ hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền. Phát ra hạnh nguyện Bồ-tát Phổ Hiền để gia trì mà hiện tướng như ở sau. Đối với hoa đẹp này trải đất Thai tàng thế giới này. Nói ở đây, tức là thế giới Sách-ha ở biển chủng tánh mà thọ sinh. Dùng các thứ chủng tánh thanh tịnh để trừ sạch cõi Phật hiện cội Bồ-đề mà làm Phật sự.

Lại nữa, Bồ-đề như mình không khác, đồng nhập vào pháp giới. Đây chính là hạnh đại Bồ-đề. Nếu phát hạnh như thế tức là hạnh Phổ Hiền. Khởi nguyện như thế tức là nguyện Phổ Hiền. Bồ-tát làm việc này là do mới phát tâm. Hoa địa, như làm cho đất đai bằng phẳng, sạch sẽ, rải các thứ hoa, sắc, hương, vị, xúc đáng yêu, trang nghiêm cùng khắp mà ngồi trên đó. Nay Tâm Đại Bi Tạng này cũng giống như thế. Thai là mới khởi đầu, tức là chỗ khởi đầu của Như Lai, vì từ tánh Như Lai mà sinh. Tánh Như Lai là chữ mà sinh ra. Phát tâm như thế là giai vị Sơ địa. Hải nghĩa là biển Như Lai chủng tánh, từ thật tánh này sinh ra tất cả công đức Như Lai. Thai nghĩa là từ đó làm cội gốc, do hạnh Phổ Hiền, hạnh Như Lai, từ biển tánh của Thai tạng Như Lai, dần dần đầy đủ tất cả chi phần sáu căn của Như Lai. Thân Phổ môn này tùy tâm hạnh của chúng sinh khác nhau mà tánh dục đều khác. Tức dùng Diệu môn thanh tịnh mà thanh tịnh tâm mình chưa được rốt ráo. Thanh tịnh tâm như thế tức là trang nghiêm tất cả cõi. Người tu như thế khi trụ địa Bồ-tát thì có thể thấy khắp thế giới hiện thân tòa Như Lai trong đạo tràng mà thanh tịnh pháp giới luân, tức có thể biết khắp tất cả, tức là thành Phật. Cũng có thể tùy chỗ ưa thích mà làm mãn nguyện lỗi bất không.

Cho nên kế là kinh nói: Lại nữa, cầu câu Chánh biến tri là tâm vô lượng biết thân vô lượng chứng thân vô lượng, biết trí chứng vô lượng. Lại nữa, ưa cầu là lại tu đạo Bồ-tát, tức là Phật sự. Chúng sinh thấy đạo đó, liền khuyên phát tâm học đạo. Lại nữa, ưa thích siêng cầu Chánh biến tri. Biết tâm vô lượng tức biết thân vô lượng, biết thân vô lượng tức thành trí vô lượng, biết trí vô lượng là biết chúng sinh vô lượng, chứng chúng sinh vô lượng thì biết hư không vô lượng, chứng mà được thứ này Bí Mật Chủ tâm vô lượng bốn vô lượng mà được. Đã thành Chánh Đẳng Giác tức biết chúng sinh vô lượng biết chúng sinh vô lượng tức được biết hư không giới vô lượng. Bí Mật Chủ, vì tâm vô lượng mà được bốn thứ vô lượng, nghĩa là trừ tâm, trừ thân, trí chúng sinh hư không, đã được thành Tối Chánh Giác. Đủ mười thứ năng lực, hàng phục bốn ma, sư tử gầm thét… thành mười Lực bốn ma hàng phục, vô úy sư tử hống. Đây là tất cả dũng sĩ câu trí tối thượng học xứ bách môn, đối với tâm chư Phật mà nói. Như trên là văn kinh.

Đây ý nói: Giống như nhập vào môn Đại Trí Quán Đảnh này mà trụ chủng tánh Bồ-tát thì biết tâm vô lượng. Vì biết tâm vô lượng thì biết tất cả thân vô lượng. Vì biết thân vô lượng thì biết trí vô lượng. Vì biết trí vô lượng tức biết hư không vô lượng. Vì sao? Vì tất cả pháp do tâm mà có, hiểu rõ đây tức là pháp vô lượng, tức biết thân vô lượng duyên sinh mà thấy thân bèn hợp cơ, Trí Độ môn ứng đó mà khởi. Cũng lại vô lượng mỗi thứ đồng với hư không, vì thân trí chúng sinh hư không vô lượng nên gọi là bốn vô lượng. Do vô lượng này tức từ tâm sinh nên gọi là bốn tâm vô lượng. Nếu được bốn tâm vô lượng này tức là thành Chánh giác, tức là đủ mười lực, hàng bốn ma, tức là vô úy Sư tử hống. Như thế các việc đều do trụ bốn tâm vô lượng này mà trụ vào tất cả Vô thượng pháp cú mà được thành tựu. Nên gọi là quả Tất-địa chữ?? Đây là Bách môn, chẳng phải ta tự nói, tất cả Phật cũng đồng nói như thế. Đây là chỉ cho mười năng lực trên… các công đức như mười năng lực trên… Dũng sĩ tức là Bí Mật Chủ. Như thế cần học dũng sĩ tối thượng giác. Cú là đối với Bách môn học xứ chư Phật nói tâm. Trên là Bách tự quả thọ dụng phẩm, nghĩa là tùy theo mỗi môn có tương ưng mà thọ dụng.