ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 24: TÁNH BỒ-ĐỀ

Kế là phẩm tánh Bồ-đề. Tức là trong nghĩa phẩm Bách Tự Pháp mà nói dụ. Cho nên kinh nói cũng như phương hư không, giống như hư không tất cả phương thường nương tựu thành tựu. Như thế tất cả pháp Chân ngôn cứu thế thường trùm khắp tất cả không chỗ nương. Cũng giống như thế, Chân ngôn cứu thế đối với tất cả các pháp không có chỗ nương. Giống như hư không, vật tuy thấy mà không chỗ nương. Các vật chẳng nương vào hư không ấy. Chân ngôn cứu thế cũng như thế, chẳng phải là chỗ nương. Như giáo nói cực thành của thế gian, hư không xa lìa ba đời. Chân ngôn cứu thế cũng lìa ba đời. Chân ngôn cứu thế đồng với hư không, ba đời đều lìa. Đó là văn kinh.

Cũng như hư không trùm khắp tất cả nơi chốn, tất cả muôn hữu đều y theo đó mà được thành lập. Nhưng hư không chẳng có chỗ nương. Thanh tịnh tất cả chân ngôn đều y vào Chân ngôn cứu thế này. Thấy này là hiện thấy, hiện lượng thấy khói… hư không chẳng nhiễm cũng như thế, trụ vào hạnh Duy danh, xa lìa tác giả… hư không giả danh… đẳng (v.v…) là có các thứ giả danh. Nghĩa là người đời nói là hư không chỉ là giả danh. Điều Đạo sư giảng nói mà chân ngôn này bản thể vốn chẳng sinh. Giáo chẳng chỗ nương, đồng với hư không kia trùm khắp tất cả chỗ.

Lại như thế gian quán hư không, nghĩa là có chỗ thấy mà thật là hư không. Quán tất cả quán, chẳng đối diện với mắt, y cứ vào hư không có tất cả tướng mà chẳng phải không này có tất cả tướng không, cũng chẳng vào tướng ấy. Tự tha đều lìa, phải biết Chân ngôn cứu thế này cũng giống như thế, chẳng khác với hư không, tuy không chỗ nào chẳng có, mà rốt ráo thanh tịnh, thể đồng với hư không. Tuy đồng với hư không rốt ráo thanh tịnh, không pháp nào thật có, mà không chỗ nào chẳng có, không gì chẳng thành.

Lại như hư không lìa ba đời, tức quá khứ vị lai hiện tại. Chân ngôn cũng như thế. Tùy thế gian nên nói có ba đời, nghĩa là sẽ tu, đã tu và đang tu, đã chứng, sẽ chứng và hiện chứng. Mà thể cầu nguyện ở ngoài ba đời đồng với hư không, huống chi thuận theo người đời mà nói ba đời như thế. Cứu thế là phân biệt không mà thấy các pháp. Pháp này đã từ vốn chẳng sinh mà sinh. Phải biết thể này cũng đồng cội gốc. Cũng chỉ gọi là tác giả, cùng lìa hư không các giả danh tự, Đạo sư giảng nói không phải có chỗ nương như hư không, Chân ngôn cũng thế, Chân ngôn tự tại từ chữ này mà thấy. Ấy là văn kinh.

Như hư không chỉ trụ ở danh hạnh, hạnh này cũng có thể thú, nghĩa là có danh thú, nghĩa là chỉ danh là thú, chỉ lập danh thú. Cũng hợp tức là nghĩa nói năng. Hư không giả danh… là giả lập bày. Bài kệ trước nói chẳng những có tên, kệ sau ý nói: Tên này cũng đồng với không chẳng thật có. Chỉ có danh tự mà chẳng thật có. Lìa tác giả, như người thế gian. Vì phân biệt tướng hý luận mà cho tướng không ấy là thật có, sinh ra các thứ vọng chấp. Hoặc nói hư không là thường, hoặc nói các sắc bao quanh. Như trong lỗ này là hư không, hoặc nói hư không này y vào tác giả mà sinh. Đây dều là vô lượng vô biên các kiến chấp, như kinh luận có nói rộng. Tóm lại, chẳng lìa hai kiến đoạn thường, cho đến các sư Tiểu thừa cũng lập pháp không cho là thật có. Vì nhân duyên đó có vô lượng lỗi, tên cũng không thật có, cũng đồng với hư không. Chân ngôn chủ cũng như thế, thấy trụ ở giả danh, nghĩa là vô lượng giả lập.

Các thứ không phải… chẳng phải tịnh uế thọ sinh, hoặc quả cũng chẳng thể sinh. Đây hoặc là nhiều nghĩa, các quả cũng bất sinh. Nếu không như thế thì các thứ phân biệt, ở nó thường siêng tu cầu Nhất thiết trí; nghĩa là chí cầu ở đây. Nay trong đây nói hư không tức là chẳng thật có không, tức là Đại không không. Lại không chỉ có tên gọi mà thật thể tức chẳng không, lìa tướng không và chẳng không. Đạo sư vì dùng phương tiện giả dùng ngôn thuyết mà khai ngộ chúng sinh. Nhưng tên gọi không cũng chẳng thật có. Nếu còn giữ tên thì là có tướng, có tướng thì tâm sinh diệt mà không nhập vào được thật trí, làm sao được gọi chữ nào là tuệ tự nhiên, là trí thật tướng, như hư không chẳng có chỗ nương, nên biết chân ngôn cũng giống như thế, rốt ráo không chỗ nương. Phật dùng phương tiện muốn cho chúng sinh khắp vào tuệ Phật. Từ không mà lập giả, khiến nương giả này mà đến lý. Bổn thể Không đã vô sinh, từ không mà giả nương, từ đâu mà có. Phải biết sinh ấy (là sinh) ở thật thấy, thấy biết như thế là tánh Bồ-đề. Tánh Bồ-đề không lìa chân ngôn. Nghĩa chân ngôn này tức là Bồ-đề, lìa đây mà có Bồ-đề riêng thì không có điều đó. Chẳng phải đất, nước, gió, lửa, chẳng phải mặt trời mặt trăng, chẳng phải ngày đêm, chẳng phải sinh tử, chẳng phải tổn thương, chẳng phải sát-na Mâu-hô-lật-đa, chẳng phải năm tháng, chẳng phải kiếp số thành hoại, chẳng phải tịnh chẳng phải chẳng tịnh, quả thọ sinh hoặc cũng chẳng sinh. Nếu không có các thứ phân biệt thế gian như thế… thì đối với sự siêng tu kia thường làm câu ưa thích Nhất thiết trí. Đó là văn kinh.

Nói tánh chân ngôn không phải đất, nước, gió, lửa… như hư không trùm khắp đất, nước, gió, lửa bốn thứ này nương hư không mà thành tất cả việc. Mà đều có chỗ nương, trong Chân ngôn này, đất, nước, gió, lửa có dụng không thể suy nghĩ bàn luận y theo tự môn A. Mà chữ A này không phải là cậu đất, nước, gió, lửa không phải mặt trời, không phải mặt trăng tức là chấp chín ngôi sao đều là người đời lập ra, không phải chân thật. Nay tánh Bồ-đề này có các sai khác về vô minh và không vô minh. Vì sao được có ngày đêm khác nhau? Lìa nhân duyên thật tướng thường trụ tức là thể của Như Lai Đại Nhật, vì sao chẳng lìa sinh tử. Hại là nghĩa tổn thương, cũng là nghĩa suy hao, mà tánh chân ngôn này thường hằng không thay đổi, lìa các việc suy não thay đổi, không có tướng thời phân kiếp số thành hoại. Phải như thế mà chánh quán tánh chân ngôn chẳng nương vào vọng chấp. Cho đến thời kiếp số chẳng thành, thời kiếp tận chẳng hoại, gốc nó vô thỉ, ngọn nó vô chung, cho nên lìa kiếp số phần. Vì không chỗ nào chẳng có cho nên chẳng phải tịnh, rốt ráo không, cho nên chẳng phải không tịnh. Tất cả chúng sinh vì chữ A này mà có tất cả pháp nhơ bẩn. Như Lai dùng đó mà thành tựu tất cả công đức. Cho nên không phải tịnh, không phải chẳng tịnh.

Nếu nói từ quán mà sinh vì có chỗ quán, có chỗ thành, nên tùy hạnh mà thọ sinh. Chân ngôn đều lìa đây cho đến từ tịnh quán công đức, từ vô lượng công đức mà thọ (thân) ý sinh cũng đều không thật có, không có quả thọ sinh vì đây đều là có pháp sở đắc, mà tánh chân ngôn tự nhiên thật trí, đối với tất cả pháp đều không thật có. Phải biết các thứ phân biệt như trên, chẳng phải là thấy chân thật, số ấy vô lượng. Tóm lại, là tánh chân ngôn đều lìa thấy phân biệt thế gian như thế. Nếu hiểu biết đây, mà tu hạnh chân ngôn như thế, tức là câu Nhất thiết trí. Lạc dục (ưa thích) tức là tùy ý liền thành. Câu là nghĩa chỗ ở. Chỗ ở của Nhất thiết trí tức là chỗ Phật an trụ. Phải biết tánh Bồ-đề đồng với hư không, không đồng với tánh Bồ-đề. Tánh Bồ-đề tức là tự môn A câu Nhất thiết trí.