ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 27: XUẤT THẾ PHÁP HỘ-MA

Trong Tịnh Hạnh Vi-đà luận của ngoại đạo có nói pháp thờ lửa. Nhưng môn chân ngôn của Đại thừa cũng có pháp thờ lửa. Vì thế nên nhiếp phục một loài. Vì nói Vi-đà sự mà nhiếp phục. Nghĩa thú của nó cũng như trời đất chẳng thể chung cùng. Nay muốn chia tướng chánh tà, khiến người tu không còn nghi, nên người truyền pháp ở trong phẩm này mà rộng nêu duyên khởi. Phật muốn dứt tâm ngã mạn của các tịnh hạnh ở đời vị lai nên tự nói Bản sinh: Khi làm Phạm vương đã giảng nói pháp ngoại Vi-đà khiến cho tà tông kính phục, nhưng sau đó nói môn Chân ngôn chánh hạnh này.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Khi xưa lúc ta làm Bồ-tát, trụ ở Phạm thiên thực hành hạnh Bồ-tát. Tức là Phạm trụ ở trời phạm này. Lúc đó, Phạm thiên hỏi: Đại phạm muốn biết lửa có mấy thứ? Lúc đó là nói như thế, nghĩa là đối với người ấy ta nói như thế. Lửa ấy gọi là ngã mạn tự nhiên. Kế là Phạm Thiên tử sinh lửa gọi là câu Ky-phược, là lửa đầu tiên trên thế gian. Nghĩa là đời trước khi ta thực hành đạo Bồ-tát thì làm Phạm vương. Bấy giờ, có các người học phạm hạnh đến hỏi ta: Pháp thờ lửa có mấy thứ lửa, ta nói đầy đủ. Nay đã thành Chánh giác, bèn chứng minh lời nói trước là sai, nay nói là đúng. Cho nên người tu phải theo pháp lửa chánh hạnh này, chẳng nên dùng pháp luống dối bất chánh ở trước. Trở đi là nói pháp tà tông thờ lửa đều có nói rõ trong sách Vi-đà. Trước nói gốc thần lửa, đầu tiên là Đại Phạm vương. Vì nó chấp tất cả đều từ ta sinh ra, vì nó ngã mạn như thế, lại chấp mình nói là pháp thường nên được gọi ngã mạn và tự nhiên, tức là Đại phạm. Kế Phạm Thiên tử tức là Phạm vương, ý niệm muốn có chúng sinh, liền theo niệm mà sinh. Là Phạm vương vì mình mà sinh con. Đây là lửa trời đầu tiên, tự nhiên sinh ra.

Kế là Phạm Thiên tử trở xuống là kệ mà sinh ra câu Phược-ky. Đây là tên (gọi) lửa thế gian. Từ đây trở xuống thứ lớp sinh nhau, đều là thần lửa trong pháp ấy, chỉ cúng dường mà không có chỗ dùng Phạm thiên tử (là tên lửa trời tức con của Phạm Tử). Tất-đát-la (cũng là con), Phệ-duyệt-bà-nang-la (cũng là con), A-phược-nô (cũng là con), Hợptỳ-phược A-nang (cũng là con), Ky-thuyết-tam-tỷ-đô (cũng là con), Athát-mạt-noa (cũng là con), Bát-thể-đa (cũng là con), Bổ-sắc-ca-lộ-đào (cũng là con). Như trên đều cúng dường. Dùng khi đặt thai (là tịnh hạnh). Sau muốn tắm gội (có thai sáu tháng chồng bảo tắm). Khi tắm vợ dùng lò lửa mộng nghiệt (sinh con bảy ngày thì tắm vợ). Khi đặt tên (khi con đã sinh thì đặt tên). Khi ăn dùng lửa này (khi con biết ăn thì cha mẹ trước dùng thần chú lửa này) khi vì con làm tóc (khi con lớn lên cạo bỏ tóc thai để tóc trà), khi thọ giới cấm (khi con lớn lên thì thọ cấm giới của bổn tộc) quân (quân trì) mặc da nai mặc thọ giới. Giữ giới mười hai năm thường đi khất thực, mang bát đồng đỏ xin ăn bảo rằng: Có ai cho thì dừng lại, chốc lát không ai cho thì đi. Trở về bên lò lửa chia thức ăn thành ba phần, tắm gội rồi lấy một phần, cúng thần lửa lấy tro in ba chỗ, hỏi thăm cha mẹ sư trưởng xong, đem một phần ăn mà cho, họ ăn hay không tùy ý. Sau mới ăn một phần. Suốt mười hai năm cực nhọc học pháp Vi-đà, sau mười hai năm mới ra Phạm chủng, nghĩa là cưới vợ, khi cấm mãn thí ngưu nghĩa là giữ giới mãn mười hai năm là báo ân thầy, đem vật kính tặng là trâu cái và trâu con. Thầy Nhận rồi lại khiến nó cưới vợ nên nói nhân duyên cưới vợ, bảo rằng: Ở thời quá khứ kiếp sơ, Sách-ly-da Hỏa Đại Phạm Vương ở thế gian làm trâu mà dâm dục nhân sinh dòng giống. Do đây mà có dòng Bà-la-môn. Nay mẹ con trâu tức là di thể, để nối dòng phạm chủng, cho đến nói rộng.

Bấy giờ, dùng lửa này mà gia hộ nó đều là tên (gọi) thần lửa. Khi cậu bé làm lễ cưới thì tụng chú Thần lửa Phạm thiên. Đại ý nói Phạm thiên bổn ý… rồi đi theo cách trâu đi. Khi tạo tác, tức làm các nghiệp cúng dường sau. Khi mới thọ pháp này thì Thần lửa có tên khác. Sau khi tạo tác rồi lại tùy việc mà có Thần chú lửa. Dùng lửa Ổ-ba-na-ca mà cúng dường Thiên thần. Khi cúng dường thì dùng chén đồng có cán mà đựng đầy hoa quả lá và các thức ăn. Pháp ấy nói: Tất cả thiên thần đều cúng dường. Dùng lửa câu Ky-phược, nghĩa là như trong nhà ở giếng, bếp cửa ngỏ, khắp nơi trong nhà, mỗi chỗ đều để thức ăn bày cúng mà tung thần chú. Cho đến ở cửa thí xong thì thức ăn dư để trong nhà lấy cúng tiên tổ và quỷ thần. Kế là xây phòng, dùng lửa Phạm Bát-la-la. Dùng pháp gia trì cho thành tịnh pháp, chẳng như thế thì bất tịnh. Khi bố thí tức là thí bổn loại. Người tu tịnh hạnh này chẳng nói chuyện với ba họ, vật cũng không cho, chỉ bố thí cho đồng loại. Khi thí thì đọc tên Thần lửa dùng chú mà gia cho. Bổn ý nói là lửa Dã-phiến-đô (hãy quạt lửa lên). Vật này từ pháp thân mà được, nay lại cúng dường cho Phạm thiên. Ông cũng nên cúng dường cho Phạm thiên. Sau câu đó cũng nói Tá-ha.

********

Khi buộc dê (nghĩa là giới đã xong, Phạm chủng đã ra, bốn họ đã đủ thì được giết dê mà ăn). Phạm thiên sinh bốn dòng, cưới con gái của bốn họ đều sinh con, con sinh ra có hơn kém. Khi giết dê thì con của họ Thủ-đà đứng hầu, con của Sát-lợi giết dê, con của Tỳ-xá cắt thịt, con của Bà-la-môn ăn).

– Khi xúc uế (tức mất tịnh hạnh như khi Bà-la-môn phạm giới. Hoặc có lúc buông lung mà không biết bị người cắt tóc hoặc dùng dây trói mình hoặc bị ném gậy hoặc khi ăn bị Thủ-đà chạm vào, muốn sám hối phải tự phạt. Nhóm hợp hai, ba trăm người cùng họ, ở trong đại chúng mà đốt lửa sám hối. Bấy giờ, các vị tịnh hạnh đồng nói Nhật nguyệt chư thiên chứng biết cho người này từ nay trở đi được thanh tịnh như xưa.

– Khi ăn chín (tức nấu chín rau, đọc thần chú gia sạch mới ăn).

– Khi lạy mặt trời (ngó về hướng Đông chắp tay khi mặt trời mọc bèn lạy và đọc thần chú, khi mặt trời lặn thì xoay về hướng Tây mà tiễn, mỗi ngày đều làm như thế. Có nơi nhiều người cùng thực hành).

Khi lạy mặt trăng, xong rồi trở về. Khi mặt trăng mọc thì ở nhà mà đón mặt trăng, kính lễ dùng thần chú cũng khác. Dùng lửa Nhĩ địa mà đốt.

– Dứt tai ương (đọc thần chú dùng lửa Na-lỗ-noa mà đốt).

– Tăng ích (dùng thần chú tức Tai thế lửa rất mạnh, dùng lửa ngật lật thản tức là chân ngôn thần lửa).

– Trừ chướng (tức hàng phục, dùng lửa mặt trời tức giận).

– Mời gọi: Các ước mong muốn thành và khiến người vui thì dùng lửa Ca-ma-nô để đốt rừng cây khi được đốt rừng, nhưng rừng, cây khô héo đốt để mọc mới thì dùng lửa mà khiến.

– Để ấm bụng (dùng chân ngôn này để thức ăn mau tiêu. Chân

ngôn nầy dùng lửa Xã-xà-lộ). Kế là lửa Phược-xoa, tức trao các thứ lửa dùng để nấu ăn… Kế là lửa trên biển tên là Phược-noa-bà-mục-khư là tên lửa ở kiếp hoại. Lửa Du-càn-đa chỉ nêu tên mà không dùng vào việc gì. (Bà-la-môn Tịnh hạnh có tại gia và xuất gia, nếu sinh con, còn nhỏ đã cho vào rừng học đạo, đến khi được năm thông, không cưới vợ).

Như trên đều là việc phạm hạnh, thờ lửa là pháp tà Hộ-ma. Phật vì các nhân giả đã nói lược các lửa người tu hành Phệ-đà do phạm hạnh truyền nối bốn mươi bốn thứ này. Lúc ta ấy tuyên nói vi hiển chánh nên nêu ra chân pháp. Này Bí Mật Chủ, lúc ta ấy chẳng biết tánh các lửa ấy mà thực hành các Hộ-ma cũng chẳng phải hạnh Hộ-ma. Trở đi lại dùng kệ kế nói mười hai thứ lửa. Ta lại thành Bồ-đề nói mười hai thứ lửa. Vì lại sao dùng lửa trí làm đầu gọi là Đại Nhân-đà-la. Phật nói lúc ta đó là Đại Phạm vương, vì các phần chúng đến hỏi sách Vi-đà mà giảng nói khiến họ y đây tu hành mà được năm thông thế gian. Nhưng ta lúc đó chưa biết tự tánh của lửa và nghiệp dụng của lửa. Vì không biết nên việc làm lúc ấy chẳng gọi là khéo làm, cũng chẳng gọi là Hộ-ma, chẳng phải hạnh, chẳng phải nghiệp, cũng chẳng được quả ấy. Và khi ta thành Bồ-đề mới hiểu rõ tự tánh của lửa và các phương tiện làm quả. Nói tự tánh lửa tức là tất cả trí quang của Như Lai. Phật sở dĩ nói điều này vì muốn hàng phục các ngoại đạo, phân biệt tà chánh, giúp họ biết có Hộ-ma chân thật. Cho nên dùng các tịnh hạnh ở sách của tông Vi-đà, tự bảo Bí Mật mà sinh mạn tâm, khiến Phật tự nói Bổn nguyện Vi-đà mà ở trong ấy lại hiển pháp Chánh lý Hộ-ma chân thật. Đây là Vi-đà chân thật, phải biết là tạng Bí Mật bậc nhất. Họ nghe rồi thì sinh tâm ít có liền sinh tin hiểu. Xưa ta khi chưa thành Chánh giác thì không hiểu nên nói lược bốn mươi bốn pháp thì lửa như trên, rộng vô lượng như trong sách Vi-đà có nói đầy đủ. Nay thành Chánh giác rồi lại nói: Mười hai thứ lửa chân tuệ, nghĩa là có công năng thành việc lớn, xua tan hết các tối tăm cấu chướng thành tựu việc lớn, chẳng đồng với hạnh tà đạo phi pháp thuở xưa. Tên thứ nhất là lửa trí mới gọi là xứng sắc vàng, trang nghiêm tăng oai lực cùng với Tam-muội lửa sáng trụ ở các trí đầy đủ.

Lửa đầu tiên trong đây là ánh sáng tuệ của tâm Bồ-đề hình vuông sắc vàng tức là biểu thị cho tòa Kim cương, trang nghiêm là nội trang nghiêm. Nói lửa trí này là hình Bổn tôn, có tất cả công đức Phật. Tăng oai là ngoại sự, tức là mười lực dụng… Trí này tánh như thế. Công đức trong ngoài trang nghiêm đầy đủ, có khả năng cùng với lực nên gọi là tăng oai. Do biết lửa này đốt củi vô minh chứa từ vô thỉ đến nay khiến cháy không sót, như lửa kiếp thiêu, tro tàn đều, sạch mênh mông không bụi dơ, tất cả công đức Như Lai tự nhiên thành tựu. Nhưng thần lửa này tức gọi là trí, hình tướng trang nghiêm thành sắc Kim cương, dùng lửa tròn sáng để tự vây quanh, trong ánh sáng này là Tam-muội chánh thọ vắng lặng. Do trụ vào Tam-muội này mà trí tánh đầy đủ. Trí quang này là tên khác của Tỳ-lô-giá-na. Tức dùng tôn vị này để biểu thị cho trí này. Nếu trước quán tức quán thần lửa này, làm cho thành tựu tất cả việc. Nếu hiểu sâu tánh nó thì như trên nói. Đàn vuông trong đây tiếng Phạm là Ma-ha-nhân-đà-la là tên khác của Thích Tôn, lại là tên khác của Kim cương luân. Trí là nội chứng phát ra ngoài biểu thị cho hình chày Kim cương. Hình tòa vuông này cũng tương tự. Nhưng chỉ quán đàn bốn góc, trong có Bổn tôn. Trên nói tăng oai, nếu làm hình tượng, chỗ biểu thị mà nói tức là nói thể mạo phòng bị đầy đủ. Y cứ vào lý này mà nói thì tức là tâm pháp môn. Nhưng lửa có hai pháp. Nếu tu được Du-già, thì chỉ quán tướng, biểu thị cho tôn vị này mà tụng chân ngôn, gọi là pháp lửa nội tâm. Nếu thuận theo thế gian mà làm đàn thì phải làm lò vuông, chung quanh có lửa sáng. Thân mình thì đắp y vàng, tưởng trong lò lửa có bổn thần trụ ở Tam-muội như trên. Sau đó, mới làm sự thành, chẳng thế thì không thành. Pháp này tương ưng với tức tai là pháp bền chắc. Đây phối với sơ tâm Bồ-đề tự môn A, do nhân duyên này mà trí đầy đủ.

Lửa thứ hai tên là hạnh mãn, là xét tên biểu thị nghĩa tiếng Phạm cũng là chân ngôn. Mới phát tâm Bồ-đề, kế là tu hạnh này. Hạnh ấy đủ thì gọi là Phật. Đây tức là nói đại bi làm gốc, tâm Bồ-đề làm hạt giống, hình dáng như trăng đêm thu, ánh sáng chiếu khắp bốn phía. Thân mặc áo trắng, đầy đủ các đức. Tay phải cầm chuỗi, kế tay trái cầm quân trì. Tượng này trụ trong Nguyệt luân như trên đã nói tức là nghĩa tâm tánh tròn sáng thanh tịnh. Dùng lửa diệu hạnh này mà đốt củi tâm cấu nói rộng. Nếu khi quán cũng tức là quán tách tròn sáng này làm hình Bổn tôn. Văn trên nói đều là thể nội chứng của Như Lai. Đức bày bên ngoài dùng pháp môn để biểu thị. Ở bên ngoài thì làm lò tròn dùng bột bạch đàn mà tô, dâng hoa trắng cúng dường. Thân cũng đắp y trắng, đây là pháp tức tai, tai có vô lượng, ở thế gian như các tai ương: Nước lửa, trùng độc, sương rơi, các ôn dịch… và tất cả bệnh não trong thân có rất nhiều thứ, thân mình thân người đều dứt sạch. Lại từ vô thỉ đến nay có tâm nghi, nghĩa là đối với pháp sâu xa mà sinh do dự chẳng quyết định tin, đó chính là chướng. Lửa này trừ sạch chướng này cũng là nghĩa dứt tai ương. Hộ-ma dứt tai ương này cũng có hai thứ. Chỉ tương ưng Du-già, mà tụng niệm hoặc ngoại Hộ-ma mà làm pháp lửa, rồi mới cúng dường và làm các việc. Nếu không bày ra thì thực hành tâm tưởng cũng được. Nếu có vật để làm mà chẳng làm, chỉ tâm làm thì không đúng pháp.

Hỏa tôn thứ ba tên là Gió tháo, từ gió mà sinh, là con của gió, hình khô đen, như tô tro bên trên. Đây là trong sắc đen mà ngoài thì khô nhăn như tô lên tro than. Tôn vị này ở trong Gió luân có hình bán nguyệt, cũng có khi hình ngồi thẳng Tam-muội. Nghĩa là người tu mới phát tâm Bồ-đề tuy muốn tiến hành mà từ vô thỉ đến nay vọng hoặc phiền não căn bổn chưa dứt, bền chắc khó phá mà che tối quán tâm thi thực hành pháp này. Gió là nghĩa chẳng trụ, lại như gió thế gian thổi tan mây nặng, lửa chẳng trụ này cũng thế, làm tan hoại các chướng. Tôn này ngồi trong Gió đàn, tay cầm bông, cách đầu năm, ba tấc, cầm hai đầu, như hình Thiên y, sắc xanh. Đây là pháp A-tỳ-xà-lỗ-ca, cũng có hai pháp trong ngoài.

Thứ tư là đỏ như mặt trời sáng, trụ trong hình Tam giác, tay phải cầm đao ngồi thẳng, Đao tượng trưng cho tuệ bén đoạn kiết. Như khi mặt trời mới mọc đêm tan thì ngày hiện, tối hết thì sáng hiện. Cho nên dùng sắc này. Thần lửa như hình sắc ấy, lửa sáng cũng như thế, thân tướng tròn đầy. Như trước trụ trong Tam-muội có vẻ hơi giận.

Thứ năm, Một-lật-noa là nghĩa hòa hợp, đây làm đạm sắc vàng, nghĩa là vàng gồm sắc lửa hòa hợp là gồm hai pháp. Tượng nó bên trái có sắc giận dữ, bên phải có sắc vui vẻ hơi mỉm cười đều sinh nửa thân. Hơi mỉm cười là không quá giận không quá mừng, yên lặng mà trụ. Trên thân có lông, nghĩa là tóc tai râu ria hơi nhiều, nhưng chẳng nhiều quá, nếu nhiều quá thì chẳng trang nghiêm. Cổ dài có oai quang lớn, thần ấy một bên đỏ một bên vàng, ngồi trên đá cũng vuông, ở tam giác bên trái, tay trái cầm đao, tay phải cầm bạt-chiết-la. Có hai pháp trong ngoài, nêu ở trước. Đây là hòa hợp trùm khắp tất cả, triệu vừa tức tai đều thành. Nội dung là Trí quang, phiền não liền diệt vô sinh. Nếu làm bên ngoài thì hương hoa, y phục cũng phải hai thứ. Khi tụng niệm cũng làm hình này như Bổn tôn. Vẫn một mắt giận, một mắt hiền từ, tai trừ nguyện mãn, cùng một lúc đều thành tựu. Vì lý đẳng biến này mà được công dụng như thế, chẳng đồng giáo nghiêng về một bên.

Thứ sáu thần lửa tên là Phẫn Nộ, tức dùng danh nghĩa này làm chân ngôn như trên. Thân ấy sắc khói, nghĩa là không quá đen, quá trắng (màu xám). Nhắm một mắt tóc bung ra như cỏ rối, có dáng vẻ hét lớn, nghĩa là miệng mở to hò hét. Miệng có bốn nanh chìa ra, hai trên hai dưới. Đây cũng nhiếp hai việc: Một là hỏa, một là gió.

Thứ bảy gọi là Ôn phúc: Như lửa trên thế gian, nghĩa là lửa trong thân làm tiêu hóa thức ăn mà nuôi thân. Nghĩa là trong chánh pháp này thì chẳng như thế. Lửa trong bụng tức là trí nội chứng. Tấn tật, nghĩa là hình nó thêm giận dữ hơn trước. Rất giận nghĩa là làm chữ ác này. Có các thứ sắc, nghĩa là hình có năm sắc. Nghĩa y cứ theo trước.

Thứ tám gọi là phí hao, là nghĩa trừ khiển, nghĩa là dứt trừ hết tất cả các việc nghiệp cấu, không để dự sót. Tôn vị này dứt trừ tất cả chướng trong thân. Tức là loại Tỳ-na-dã-ca đều làm cho tiêu hao. Sắc nó như nhóm họp rất nhiều điện quang, chẳng thể nhìn được, đây là đồng loại Kim cương luân.

Thứ chín gọi là ý sinh, nghĩa là pháp từ ý sinh, tùy ý mà thành. Các thứ hình đều thành tựu. Xảo là Tỳ-chủ-yết-ma tức là tùy loại hiện thân là nghĩa Phổ môn thành tựu. Tuệ tự tại hễ làm việc gì đều thành, tức là có sức mạnh.

Thứ mười là lửa thọ thực, gọi là kiếp, nghĩa là khi cho lửa tức là nhân thức ăn uống. Thọ thực nghĩa là cho lửa khi ăn, nhận mà ăn. Tôn vị ấy làm trì ấn chữ Ám, là nghi pháp của Phạm chí, Phạm hạnh là hễ có nói năng đều nghiêng tay phải bắt ấn đưa lên, dùng tiếng chữ Am mà làm tướng.

Thứ mười một là văn nầy thiếu.

Thứ mười hai gọi là Tất thành, nghĩa là thành tựu tất cả, tức là việc phải làm đều làm xong, có nghĩa là vắng lặng đạo tràng mà hàng phục ma. Lại như có một loại chúng sinh làm ác chẳng thể dứt. Nếu có khuyên dắt thì lại càng làm ác, nếu buông thả thì sẽ đến đường ác. Dùng phương tiện mà hàng phục thân ấy khiến đều nhắm mắt chẳng biết gì. Vì nhân duyên này mà thiện ác đều chẳng tạo, kế là dần dần dẫn dắt đi vào chánh pháp. Như Kim cương Đảnh, lại Kim cương Thủ hàng phục trời Đại Tự Tại, như nói ở trên. Ở đây đều là trụ đạo phương tiện mà làm. Bí Mật Chủ, đây đều là do sắc lửa giữ gốc tùy theo sắc thần lửa đó, các thứ thuốc mên đều đồng với kia, tức là tùy sắc loại đó. Lại có kệ nói làm ngoại Hộ-ma tùy ý thành Tất-địa. Lại nữa, Bí Mật Chủ! kế là nói Nội pháp một tánh mà đủ ba, ba chỗ mà hợp thành một. Du-kỳ Hộ-ma bên trong tâm đại từ đại bi là pháp dứt tai ương. Nó gồm cả mừng, gọi là pháp tăng ích. Phẫn nộ (giận dữ) từ Thai tàng mà làm các sự nghiệp. Lại Bí Mật Chủ kia như chỗ nói tùy sự nghiệp tương ưng, tùy tín hiểu mà thiêu đốt sắc mình và các thứ thuốc men đồng với ngoại Hộ-ma, thực hành Tất -địa này tùy ý, là nói mười hai thứ hình sắc này và vật được trì mà biết tánh của nó.

Trước trong ngoài hợp luận, nay chỉ nói ngoài ba hòa hợp, nghĩa là lửa chẳng khác Thần, Thần chẳng khác thân mình. Đồng là tự tha đều đồng. Nội tác là Bổn tôn tức lửa, lửa tức là thân mình. Nay nói lý giải thích Bổn tôn tức là Tỳ-lô-giá-na. Tỳ-lô-giá-na này không khác với lửa trí tuệ tự nhiên. Lửa này chẳng khác với thân ta, tức là dùng một tự tánh ba hòa hợp gọi là Hộ-ma bên trong. Hòa hợp là Bổn tôn tức là lửa, lửa đồng với thân mình, ba việc bằng nhau. Văn trên như ý Tất-địa tùy việc đời thượng, trung, hạ, tùy ý liền thành. Nếu chẳng hiểu (liễu) pháp lửa này thì không do đâu mà được thành. Nội pháp cũng tương đương. Nếu hiểu lửa tuệ này thì tùy ra đời thượng trung hạ thành tựu, tùy tâm liền thành. Lại nữa, ba hòa hợp tức là thân, miệng, ý, thân là ấn khẩu, là chân ngôn, tâm là Bổn tôn. Ba việc này hỏa hợp rốt ráo nên gọi là ba hòa hợp. Nếu quán được Bổn tôn thì thân mình dần dần thanh tịnh. Tịnh thì đồng với Bổn tôn. Nếu thấy một tánh thì thì ba việc đều đủ. Bình đẳng đều thế. Kế là nói pháp Hộ-ma bên trong, tức vì ba việc này mà trong làm dứt tai ương tức, dùng đại từ đại bi đây làm ba bình đẳng. Khi đại từ đại bi hòa hợp thì tất cả tôn vị dứt tai ương là đệ nhất bi. Nếu thực hành pháp Tăng Ích tức là bi và đại hỷ hòa hợp. Nếu (giận dữ) thì lửa là thai làm việc, thai là tâm, nghĩa là có nhân duyên phải có dáng vẻ tức giận mà hàng phục người. Tức là từ trong nội tâm mà khởi giận dữ. Giận dữ này chẳng phải như giận dữ thế gian, nghĩa là từ trong đại bi mà chiếu soi thật tánh của giận, dùng phương tiện mà khởi để hàng phục pháp ác. Như thế… chỉ cho nội tác Hộ-ma có thể làm xong các việc. Cho nên Hộ-ma nghĩa là lửa tuệ thiêu đốt củi phiền não khiến cháy hết không sót. Nhưng nay trong đây nói lược chỗ dùng lửa thần và tướng trong ngoài. Phải biết trong các pháp giáo khác đều có pháp lửa. Bất cứ làm việc gì đều y theo pháp này mà trụ vào Tam-muội, tùy nó tương ưng mà làm liền thành. Nếu không như đây, thì chỉ đốt củi gỗ vô tâm mà cúng dường, chẳng phải thế, thì lạm ở ngoại pháp lại chẳng thể thành. Lại kinh nói: Vật tức là các thứ củi lửa vật thực.

Bấy giờ, Chấp Kim cương Thủ bạch Phật rằng: bạch Đức Thế Tôn, thế nào là Thế Tôn, thế nào là lò lửa Tam-ma-địa, thế nào là tưới rưới? thế nào là thuận bày cỏ tranh, xin Phật nói cho? Kim cương Thủ hỏi Phật như thế. Từ trên đã nói pháp lửa này nhưng vẫn chưa quyết. Phải để lửa chỗ nào, chỗ nào để lò… lại có pháp nào, tức là tưới rưới bày cỏ tranh và dùng vật… đều hỏi Phật. Kế là Phật bảo Chấp Kim cương Thủ Bí Mật Chủ rằng: Này Bí Mật Chủ, lò lửa ấy một chỏ tay, đều vuông bốn góc, dài bằng bốn ngón tay, các Kim cương vây quanh. Trở xuống là hai bài kệ. Kế là Phật đáp: Lò lửa lấy như một khuỷu tay khắp quanh bốn ngón tay đều có Kim cương vây quanh. Nghĩa là tùy chỗ ở mà xuyên sâu một khuỷu tay vuông, cũng giống như thế trên miệng đặt viền cao rộng, đều bốn ngón tay, dùng ngón cái mà đo viền chung quanh, dùng Kim cương vây quanh, bốn mặt đều tiếp nhau. Như đã nói trong tám ấn. Đẳng… nghĩa là sâu và vuông tròn… Như lò vuông và Tam giác, bán nguyệt… rất dễ hiểu. Kệ nói: Chiếu dùng tranh non xanh mà để bên phải lò, chớ dùng ngọn nối gốc phải dùng gốc nối ngọn, nghĩa là chớ dùng ngọn đè gốc mà dùng gốc đè ngọn. Lấy tranh trải bên phải. Phép dạy phải như thế. Lại dâng hương thoa hoa đèn, phải hiến vào lửa trời Một-lật-noa. Dùng một hoa cúng dường để trên tòa. Để xong rồi dùng chân ngôn mà rưới tịnh. Người có trí dùng bổn chân ngôn mà làm mãn thí. Kế là Hộ-ma tức tai hoặc xen kẻ pháp Tăng ích, pháp Hộ-ma thế gian như thế gọi là ngoại sự. Kế là Hộ-ma bên trong diệt trừ nghiệp sinh, tức là nghiệp sinh diệt hết. Hiểu rõ Mạt-na tức là ý. Xa lìa sắc, thanh… mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ngữ, ý… đều từ tâm khởi, y chỉ tâm vương. Tranh mâu) thì xanh ướt, để quanh bên phải. Nghĩa là bày tranh ở ngoài kia. Phải cho gốc đè ngọn, ngọn là trên đầu có mầm non xanh ướt. Dù cho khiến bày ở phương Đông thì gốc ở Bắc mà ngọn ở Nam, vẫn lấy ngọn đè gốc ở Nam, không được dùng gốc đè ngọn. Kế thứ lớp xoay bên phải mà bày. Đến phương Nam thì gốc ở phương Đông mà đầu ngọn ở Tây. Cho đến phương Bắc thứ lớp y theo đây. Sái thủy nghĩa là nước Át-già. Át -già có phương pháp riêng. Như trong Tất-địa có nói. Sái thủy này có hai pháp. Nếu dùng có tranh làm bó nhỏ thì đặt trong chén Át-già mà (rải), khi rải thì thuận bên phải mà sái, nếu dùng tay sái thẳng cũng được song phải rải thuận. Đây lại có hai thứ. Nếu khi mới tịnh hỏa thì sái thuận xoay bên phải, nếu khi tịnh rồi mà cúng dường thì phải sái thẳng, không cần xoay bên phải. Như trong Tất-địa đã nói rõ. Nhưng khi chưa rải thì thỉnh Hỏa tôn có chân ngôn và ấn, phẩm trên đã nói chính là chỗ dùng trong đây. Rải xong thì hiến hoa thứ lớp cúng dường các vật. Bấy giờ, phải quán hình Bổn tôn ở trong lò, (đọc) chân ngôn khi rải khắp. Khi mãn thí, tức là dùng cái muỗng và vật ném vào lửa, muỗng có hai thứ: Trước là muỗng vuông lớn gọi là Mãn thí phải đựng đầy mà ném vào lửa. Kế là muỗng nhỏ tức tiếp tục lấy nội hỏa, nhưng cũng phải đựng đầy. Có pháp khác cũng như trong Tất-địa có chỉ sơ lược. Ba việc tức tai, Tăng ích, chiết phục, phải biết tất cả việc y theo đây mà làm.

Lại nữa Hộ-ma bên trong nghiệp sinh diệt hiểu biết ý ấy. Muốn biết ý ấy thì phải lìa cảnh. Đã lìa cảnh thì cũng biết đã lìa gốc. Nhưng lời này ở lưỡi nhiếp thân ý, từ tâm sinh, y Tâm vương mà khởi; Nhãn… phân biệt sinh và cảnh giới sắc… Do tuệ khi chưa sinh mà nương Tâm vương có vụng. Muốn chấm dứt pháp tu nầy thì dùng gió thổi lửa mà diệt, nghĩa là dùng lửa gió trí mà đốt. Đốt trừ vọng chấp khiến được tịnh tâm Bồ-đề, có hợp với Tịnh ngữ. Nên nói đây gọi là Hộ-ma bên trong, nói cho các Bồ-tát nghe, vì tuệ và lửa do gió mà sinh. Tuệ là chỉ, tịnh tâm là quán. Từ trên đến đây là nói việc thế gian. Nay kế nói việc xuất thế của Hộ-ma bên trong, nghĩa là dùng lửa trí mà trừ nghiệp sinh. Từ nghiệp mà thọ sinh, từ sinh lại tạo nghiệp, trôi lăn mãi không thôi. Nay nói Hộ-ma chính là trừ sạch nghiệp này cho pháp thanh tịnh sinh. Nghiệp sinh đã dứt trừ thì mới dùng ý sinh. Ý là tên khác của tâm. Đây là từ tâm sinh pháp. Lìa sắc, thanh, hương, vị, xúc, lìa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, các pháp nầy đây đều do tâm làm chủ Tâm vương này sinh phân biệt. Thì Phải dùng tuệ mà thanh tịnh tâm vương này thì tất cả pháp thanh tịnh. Nhưng khi tuệ chưa sinh là bị chướng pháp làm xao động. Phải y theo văn trên, dùng lửa gió nóng mà đốt sạch, thì là dùng ý sâu của văn trên. Do thân tuệ chưa sinh tức có phân biệt, vì phân biệt nên có các cấu chướng về căn cảnh… Nay dùng lửa gió nóng mà dứt sạch. Lửa này là tên khác của tâm Bồ-đề. Lửa tâm Bồ-đề này đốt các việc khiến dứt sạch, thì gọi là Hộ-ma bên trong. Người trí như thế gọi là Bồ-tát. Nói về thế xuất thế, tức là sự lý hai pháp sự, tức là lửa phương tiện mà gia trì, xuất thế là lửa tuệ tánh. Phẩm lửa xuất thế đã xong. Nếu nói lửa trời thế gian, làm hình Phạm thiên. Nay lửa Thần nội pháp làm hình Tam-ma-địa vắng lặng trụ trong Tam-muội.