ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 21: BÁCH TỰ VỊ THÀNH

Bấy giờ, Chấp Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Hy hữu thay! Bạch Đức Thế Tôn! Dưới đây là kệ nói về chân ngôn cứu thế, nghĩa là năng sinh các chân ngôn. Chân ngôn cứu thế là chân ngôn của các chân ngôn sinh ra sự hiểu biết. Thế nào là ai, ở chỗ nào, Đại Mâu-ni các chân ngôn là ai sinh, vì ai nói? Đây là vì tất cả Đại dũng sĩ mà nói, cùng người nguyện mà nói. Như trên là văn kinh.

Lúc đó, Bí Mật Chủ nghe lời Phật nói đều được điều chưa từng có, nên bạch Phật rằng: Hy hữu thay! Đức Thế Tôn! Nói Chân ngôn cứu giúp thế gian này, cứu thế tức là Phật. Như Phật đối với tất cả chúng sinh làm chỗ đại quy y cứu hộ. Chân ngôn này cũng như thế, trong tất cả chân ngôn đồng với cứu thế, vì các chân ngôn ấy làm chỗ cứu hộ. Như Phật là chỗ tất cả chúng sinh đều quy thú (nương về), chân ngôn này cũng như thế, là chỗ tất cả chân ngôn đều quy thú. Là bậc Đại Thánh, nghe Phật nói: Tức dùng một chữ mà sinh ra vô lượng chân ngôn thân, miệng, ý mà sinh ra vô lượng chân ngôn thân, miệng, ý khác nhau. Tùy tánh chúng sinh mà hiện các thứ thân, nói các thứ pháp, hiện các thứ thần biến do đó hỏi chân ngôn này làm sao sanh?. Lại ai chứng biết, sinh ở chỗ nào, kinh ai được là hỏi ba việc này.

Đại Mâu-ni khen. Vì sao biết là một, ai biết là hai, ở chỗ nào mà được là ba, ai sinh các chân ngôn là bốn? Trước hỏi ai biết được? Bốn thứ sau này hỏi sinh là ai. Đại dũng sĩ là Phật, ở đây tất cả nguyện nói là nói cho người Trung thượng nguyện tất cả trí cùng nguyện nói, đây tức là khen đức của Phật, thực hành tất cả nguyện đầy đủ, cho nên gọi là ban cho nguyện. Nhân thỉnh Phật nói: Phật Đại Pháp Tự Tại Mâu-ni Mãn nói như thế xong. Thế Tôn Đại Pháp Tự Tại Mâu-ni, đều ở khắp các thế giới. Tỳ-lô-giá-na Phật Nhất Thiết Trí bảo rằng: Lành thay, lành thay! Ma-ha-tát Cụ Đức Kim Cang Thủ! Ta sẽ nói tất cả Bí mật rất hy hữu là Bí yếu của chư Phật. Tất cả các ngoại đạo chẳng thể biết. Các Đại thừa quán đảnh bi sinh Mạn-đồ-la, đều đầy đủ hạnh lành, thường dùng bi mà làm lợi tha. Kẻ có duyên quán Bồ-đề thường chẳng thể thấy. Biến khắp là trùm khắp thế gian. Lúc đó Phật vì muốn nói pháp tâm chân ngôn này, liền dùng thần lực gia trì khắp cùng pháp giới, đều có âm chân ngôn mà bảo Kim Cang Thủ. Nhất Thiết Trí Tỳ-lô-giá-na. Lành thay, lành thay! Đại chúng sinh Kim Cang Thủ Đại đức, ta nói tất cả bí mật bậc nhất hy hữu là tối bí của chư Phật tất cả ngoại đạo đều chẳng biết, như trên là văn kinh.

Phật khen Kim Cang Thủ: Lành thay, lành thay! Chấp Kim Cang Đại Đức: Đại đức là đủ muôn đức. Pháp này chính là bí mật nhất trong tất cả Bí mật của Như Lai, cao hơn hết trong các bí mật. Phải cùng giữ gìn cho dối cho người. Bậc nhất hy hữu là pháp rất khó được. Nay các pháp bí mật này tất cả ngoại đạo không biết được. Nhưng ngoại đạo có hai: Một là các ngoại đạo thế gian, hai là các ngoại đạo trong Phật pháp. Vì tuy nhập vào Phật pháp mà chưa biết được Bí mật của Như Lai, thì cũng là tà kiến, tâm hành đạo ở ngoài lý nên cũng gọi là ngoại đạo, pháp này hai thứ ngoại đạo đều không biết được. Ngoại đạo trong Phật tức là người Nhị thừa. Phật đã chẳng dối cho người, yên lặng lâu đợi cơ mà ban cho. Nay người nào được nghe pháp này. Nên kế là nói: Nếu người ở trong Đại thừa được vào pháp quán đảnh Đại bi sinh, mới được nghe, chẳng thế chẳng được.

Kế lại hỏi ai dẫn vào quán đảnh. Nếu người có tánh thảy đều ngay thẳng, đủ các hạnh lành người như thế có thể dẫn vào pháp Quán đảnh. Lại có người thường bi, bèn được dẫn vào Mạn-đồ-la Thường Bi, nghĩa là như có người có lúc thì bi, có lúc không bi, hoặc ở đây thì bi, ở chỗ khác thì không bi hoặc đối với thân thì có mà với oán thì không. Nay thì không như thế, mà trong tất cả mọi lúc, mọi nơi thường có tâm Bi lại lại phải rộng khắp bình đẳng. Người như thế mới được dẫn vào Quán đảnh. Đã được quán đảnh mới được nghe pháp này, không phải như các kinh thường truyền bá. Pháp này ở trong kệ Kinh Pháp Hoa cũng nói rộng chọn người có thể dẫn vào.

Lại nữa, người có duyên mà quán cũng chẳng được nghe pháp này. Phật pháp lìa tất cả tướng, lìa tất cả duyên. Nếu có tướng có duyên thì chẳng lìa kiến chấp thường đoạn, cho nên chẳng được nghe pháp này. Nay nói vô duyên đâu phải bác bỏ tất cả pháp, đều là không có cái không có. Không phải như thế. Phật pháp tuy lìa duyên lìa tướng mà dùng phương tiện, đầy đủ tất cả công đức lành và cảnh giới thần lực không thể suy nghĩ bàn luận, ngay nơi tướng mà vô tướng, ngay nơi vô tướng mà đầy đủ tất cả tướng, ngay nơi duyên mà vô duyên, ngay nơi vô duyên mà đủ tất cả duyên. Chẳng phải chỉ nói không, chẳng có các thứ mà thôi. Đại ý là nói Bồ-tát có Đại hạnh Đại nguyện phát ở Đại tâm. Người như thế nói cho nghe pháp này.

Trước hỏi từ đâu sinh, nay đáp từ tâm Phật sinh. Đạo sư tức là Phật. Nếu tùy Đạo sư, tùy chỗ trụ thì chân ngôn này có thể biết nội tâm của đại ngã, tức là khen tâm này, tùy chỗ sinh ra, tức là tùy tất cả chỗ phần sinh ra, tùy vị tự tâm chỗ Đạo sư trụ. Tám là từ ý sinh, hoa sen rất xinh đẹp, tròn đầy như mặt trăng, vô cấu đồng với gương, luôn an trú trong đó. Chân ngôn cứu Thế Tôn, màu vàng kim có ngọn lửa Tammuội nghĩa là đài hoa này từ tâm ý sinh ra. Tức là quán ở tự tâm hoa sen tám cánh. Hoa này chẳng từ chỗ khác sinh, tức là từ ý sinh. Ý tức là hoa không hai, không khác.

Đài hoa này tròn sáng như trăng, thanh tịnh vô cấu, đồng với gương tròn. Vì thế gian không có vật nào dụ được, chỉ có gương tròn có thể dụ. Ở đây nó được ý quên lời. Song thật lỗi ở nó trăm ngàn muôn lần chẳng thể làm dụ. Nay trong tròn mà có chân ngôn cứu thế, đủ công đức lớn, sắc vàng ròng có cả ánh sáng, trụ Tam-muội vắng lặng mà quán một chữ Chân ngôn vương này. Từ chân ngôn vương này liền quán Bổn tôn hoặc Đại Tỳ-lô-giá-na như trong pháp Du-già trên đã nói. Nói chưa rõ ràng nên phải hỏi lại. Nhưng văn trên đã nói đủ để xem xét. Hai nghĩa là tất cả phiền não, đều phải trừ hại. Ánh sáng ấy như hòa hợp trăm ngàn mặt trời sáng rực rỡ. Cũng như đồng tử Thất nhật chẳng thể ngước nhìn ánh sáng chói chang của mặt trời, nay ánh sáng này cũng như thế. Tất cả chúng sinh ấy quán mặt trời, mặt trăng mà chẳng thấy được bản chất.

Nay ánh sáng Phật này cũng như thế, thường ở trong ngoài chiếu khắp gia trì. Dùng mắt tuệ như thế mà biết ý gương làm gương tâm cũng được. Chân ngôn là mắt tuệ mà quán là gương tròn, phải thấy hình sắc mình vắng lặng tướng Chánh giác. Thân và ảnh tượng từ thân sinh ra. Tượng cho các thân sinh ra, trên thân là hữu vi hữu lậu, dưới thân là vô vi. Tâm sinh tâm, nghĩa là cấu tâm sinh Tịnh tâm, thường sinh ra thanh tịnh các thứ nghiệp tự làm. Nghiệp bất tịnh dứt hết, thì tịnh nghiệp sẽ hiện. Tịnh nghiệp đã hiện rồi thì sinh ánh sáng như điện chiếu khắp. Kế là ánh sáng ấy hiện viên chiếu như lửa điện, cũng chẳng lấy nghĩa điện, chỉ lấy ánh sáng nhiều màu sắc tròn đủ, ánh sáng đủ các màu chiếu sáng.

Chân ngôn làm cho tất cả Phật sự khắp trong ngoài như ý gương mà biết. Gương là đài hoa trong vầng ánh sáng tròn. Phải biết gương này tức là ý, phải biết gương này tức là tự tâm. Dùng thanh tịnh nào mạ được quán biết. Nghĩa là tức như phương tiện trên. Ở hai mặt trời mà đặt chữ La, dùng mắt tuệ này mà quán tâm thật tướng gương tròn, cho nên được hiểu biết hiện tiền. Ai có thể quán, tức là người tu hạnh Chân ngôn. Người tu hạnh này tức dùng mắt chữ La, là Diệu tuệ sáng suốt mà quán gương đài hoa. Trước làm ý quán bên ngoài, rất rõ ràng sáng tỏ.

Ở trong vầng ánh sáng tròn này, Như Lai cho đến âm thanh sắc tượng đều vô biên. Đã sáng tỏ như thế rồi liền dẫn đây mà làm nội thân. Nghĩa là từ trước nay quán thân Tỳ-lô-giá-na vắng lặng chánh thọ oai quang không bờ bến mà quán làm thân mình rồi, liền khiến thân mình đồng với Tôn ấy.

Ở trong vầng ánh sáng tròn vắng lặng mà trụ đồng với Phật ấy. Vì lìa tất cả tướng mà hiện bày tướng, nên gọi là tướng chân ngôn, rõ ràng như thế, hoa này từ ý sinh ra. Nghĩa là trước dùng chữ La đặt ở mắt mà quán tâm gương đài hoa, tức là thấy bên ngoài, tức dùng ngoại kiến mà thành nội kiến, tức hiểu rõ tâm ấy. Nên kinh nói: Mắt Tuệ như thế, mắt Tuệ trì tụng là gương quán thấy hình sắc mình vắng lặng tướng Phật, thân thân sinh duyên, ý tâm sinh ra. Thường thanh tịnh các tự nghiệp. Kế là ánh sáng lửa điện kia bao vây chân ngôn mà làm tất cả các Phật sự. Thấy như tịnh ngã cũng nói, làm tất cả sự ý tư (ý suy nghĩ). Như trên là văn kinh.

Nói Sinh nghĩa là thân, ngữ, ý sinh. Trước quán vầng ánh sáng tròn tượng Phật sắc vàng… phải biết từ ý mà sinh tức dẫn ngoài vào trong. Như thân đồng với thân ấn Phật, ngữ đồng với tiếng nói chân ngôn của Phật, tâm đồng với tâm Phật. Sinh đều từ ý sinh, tức dùng sinh đời này mà thanh tịnh tất cả nghiệp. Nên nói thường tịnh các thứ tự nghiệp, nghĩa là lìa tất cả nghiệp. Nếu lìa tất cả nghiệp thì gọi là chư Phật. Nếu như thế mà biết rõ tức là dùng vầng sáng tròn chiếu khắp. Chiếu khắp tức là làm Phật sự. Tùy thân, miệng, ý chiếu khắp trang nghiêm, phải làm tất cả Phật sự, tức đồng với Tỳ-lô-giá-na. Ai làm được Phật sự này, tức là người trì chân ngôn. Đây đều là Phật đáp lời Kim Cang Thủ từ chân ngôn sinh ra. Nghĩa là chân ngôn này từ thân, miệng, ý của người tu sinh ra. Nếu biết như thế, tức là trong ngoài thanh tịnh mà làm Phật sự. Kinh nói tự nghiệp tức là Phật sự, nghĩa là khắp hiện sắc thân hoặc chỉ các chỗ hành đạo Bồ-tát tám tướng thành Phật.

Các sự nghiệp Bổn sinh nhiều vô lượng vô biên, tóm lại đều là Tự nghiệp của Như Lai. Nếu biết được như thế, là thành Phật. Người trì chân ngôn do trụ vào quán trước, thứ lớp phương tiện hạnh chân ngôn này, thân này có duyên khởi, lại không thù thắng khác với Phật. Cho nên kinh nói: Như người thấy thì thành thanh tịnh. Người nghe cũng thế. Thấy, nghe, chạm, biết đều được thanh tịnh. Trong đây chữ năng gồm có nhiều nghĩa. Như ý nghĩ mà làm được tất cả sự.

Kế là ánh sáng lửa kia bao quanh chân ngôn, là làm tất cả Phật sự. Nếu tịnh ngã cũng nói làm tất cả việc, ý nghĩ cũng thế. Bí Mật Chủ Chân Ngôn Môn Bồ-tát thực hành hạnh Bồ-tát. Trong tâm như thế sinh ra duyên khởi là không có Phật thù thắng. Như trên là văn kinh.

Thầy nói chưa rõ ràng nên lại hỏi. Duyên khởi nghĩa là quán hoa tám cánh, trên hoa có vầng ánh sáng tròn đồng loại với gương sạch. Lúc đầu tức chưa sáng, dùng mắt tuệ phương tiện chữ La mà dần dần tự sáng, cho đến ở gương tròn mà thấy thân mình, tức bình đẳng với tất cả Phật. Pháp sinh như thế tức là tứ nhân duyên mà khởi. Nếu từ duyên khởi, thì quán môn bất sinh này liền vào thể tánh pháp giới. Dùng tuệ nhãn làm nhân, gương sạch làm duyên, vô lượng tự nghiệp đồng với Phật sự từ nhân duyên sinh ra. Nhưng thật chẳng tự sinh, chẳng khác sinh, chẳng cộng, chẳng vô nhân. Như trong Trung luận đã nói pháp này cao quý không gì hơn. Như trên đều nói lìa tất cả tướng, không đối không duyên, mà nay thực hành pháp quán này há chẳng trái ư?

Như từ chữ A sinh tất cả chữ, khi sinh tất cả chữ thì vốn bất sinh. Ở đây cũng giống như thế. Phật dùng năng lực phương tiện nên đối với pháp vô tướng vắng lặng mà thực hành hạnh Du-già này. Trong vô tướng mà nói các tướng, tức các tướng này là vô tướng. Gọi tướng tức là pháp từ duyên sinh ra, nhưng thật chẳng tự sinh, cũng chẳng do vật khác sinh, lìa tám thứ chẳng này tức là vô tướng bậc nhất, chẳng lìa tướng mà nói có vô tướng riêng. Nếu riêng thực hành lời nói này tức đồng với đoạn không của ngoại đạo.

Nhưng có người hỏi: Nay quán thân, ngữ, ý của Bổn tôn các cảnh giới, lại Bí Mật Chủ Chân Ngôn Môn Bồ-tát, từ thân sinh ra ảnh tượng, nghĩa là ảnh tượng của thân khởi lên. Thân là thân dơ, ảnh là thân sạch, ở đây khởi lên không gì hơn Phật. Ý nói trong ảnh tượng mà khởi cao quý không gì hơn Phật. Như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà lấy như thế thì nó tự tánh không chỉ có tên gọi, chẳng đồng với hư không, không chấp trước thì từ nhân mà nghiệp sinh đồng với ảnh tượng tức là tướng, tướng là pháp thế gian. Nay Phật nói ngôn hạnh thành Phật mà lại nói pháp Tam-muội có tướng thế gian là sao? Cho nên Phật dẫn dụ mà nói. Như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân… bốn đại chủng, nhiếp lấy tự tánh không kia chỉ có danh tự. Chỗ chấp phải biết đồng với hư không chẳng có chỗ chấp.

Từ nghiệp nhân mà sinh ảnh. Là văn kinh. Nhân như gương mà nghiệp như thân, như đối gương mà ảnh hiện. Như người tu trước quán tâm duyên ngoài của gương sáng, rồi dẫn vào thân mình. Nếu tự tha bình đẳng không hai thì Du-già liền thành. Tự thân là nhân, sở duyên là duyên, nhân duyên hòa hợp nên có ảnh tượng sinh ra. Nếu hiểu rõ nhân duyên này thì thành Đẳng Chánh Giác. Ai thành Đẳng Chánh Giác, là người thực hành chân ngôn. Ý này như năm căn thế gian từ nhân duyên bốn đại mà sinh, từ nghiệp… mà sinh, tuy có tướng có duyên nhưng tự tánh là không, tức đồng với pháp vô tướng bậc nhất.

Nay Du-già này cũng như thế. Tuy có tướng mà từ duyên sinh, duyên sinh thật tướng tức là thể pháp giới chữ A, làm sao hỏi là có tướng được? Nếu hiểu nghĩa như thế thì tức thành Chánh giác, vậy cho nên kinh nói: Như bốn đại chủng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý… nhiếp lấy tự tánh không kia, không như thế gọi là chỉ chấp lấy hư không đều không chấp lấy, nhân nghiệp sinh ảnh… Như Lai thành Chánh giác, nó duyên khởi (qua lại), trong không xen hở mà tiếp nối như duyên sinh, đó là ảnh tượng sinh. Cho nên các Thần tôn tức là ta, ta tức Thần tôn, phát khởi (qua lại) tôn thân thân sinh tượng thiên hình sinh. Như trên là văn kinh.

Do ngã khởi lên do gương tròn mà khi thấy gương sáng thì ảnh tượng thân mình hiện ra. Do chưa thấy tròn sáng tức không có ảnh tượng Như Lai thành Chánh giác. Nó cùng nhau duyên khởi như trong gương sinh tượng các tượng sinh ra lẫn nhau, nhân duyên chẳng đứt quãng, từ cấu đứt quãng: Hỏi trong đoạn có tiếp nối là không đứt quãng, nếu từ duyên sinh, thì nó tức là tượng sinh. Đây là nói không lìa nhân duyên cho nên các Tôn vị tức là ta, ta tức là Bổn tôn, phát khởi qua lại, do sinh qua lại nên từ thân sinh thân, như thế tôn hình sinh nhau, thân sinh ra thân, nghĩa là cấu thân sinh tịnh thân. Tịnh thân tức là thân Bổn tôn của Phật, phải biết hiểu đó là thân tâm mình. Thân đã tịnh rồi lại đồng với đó, cùng duyên khởi nhau không có đứt quãng. Cho nên nói duyên sinh là ảnh tượng sinh.

Vì trong ngoài làm nhân cho nhau, lại xoay vần thấy nhau, cho nên các tôn tức là ta, ta cũng tức là các tôn. Phật tức là ta, ta tức là Phật. Thân sinh hình tướng sinh, nghĩa là tự thân sinh ra. Quán Bí Mật Chủ của mình, pháp duyên thông đạt tuệ, thông đạt tuệ duyên pháp, nó làm nghiệp lẫn nhau, chẳng trụ tánh không. Vì sao Bí Mật Chủ ý sinh, ảnh tượng hay sinh thông đạt là nghĩa chứng quả, đến được chỗ phải đến. Thông đạt này phải nói chứng. Bí Mật Chủ quán đây, như trước nói dụ về gương. Trong tâm gương sáng khi hiện ảnh tượng không có phân biệt, chỉ từ duyên khởi. Nay quán pháp này là từ gương sinh hay từ mặt sinh. Như thế mà tìm cầu đều không có thật.

Nếu từ gương mà có thì không có mặt cũng phải thường có. Nếu từ mặt mà có thì lúc không có gương ắt cũng phải không có gì. Nhưng đều không thể được, nên biết chỉ từ duyên mà có, mà thật là thường không. Đây là pháp ấy. Nhân quán pháp này được thành chứng quả tuệ. Song tuệ này hý luận dứt hết chẳng thể hiển bày nói năng. Nếu chẳng nói thì chẳng độ người, lại trái với bản nguyện. Lại từ chứng trí lại sinh pháp, duyên từ nhân Phật thấy pháp mà thành Phật. Thành Phật rồi lại nói pháp. Ví như trắng vàng đỏ… ý tác giả khi làm việc thì ý nhiễm trước sinh, đồng loại với chuyển thân như thế. Như trên là văn kinh.

Ý nói Bí Mật Chủ quán pháp, pháp tánh có tướng vắng lặng, tướng nhân duyên này, dùng tuệ mà thấu suốt. Pháp là pháp lìa các tướng, pháp tức là duyên. Do quán nhập pháp tánh này mà thấu suốt pháp. Nếu thấu suốt pháp tức là thấu duyên, thấu duyên tức là đạt thấu pháp, cùng nhau phát khởi. Đồng biết pháp vắng lặng tức là đạt pháp. Do có phân biệt khởi lên nên biết pháp là không, chẳng có trí duyên, duyên y pháp, pháp y duyên cũng duyên khởi lẫn nhau, nên gọi là các pháp tánh không. Nếu pháp tánh không như thế, vì sao từ ý sinh khởi nguyện. Văn Kinh nói chẳng trụ tánh không lẫn nhau. Bí Mật Chủ, vì sao ý sinh ra ảnh tượng. Này Bí Mật Chủ! Ví như hoặc trắng, hoặc vàng, hoặc đỏ mà tác ý, đây là dẫn dụ. Như người mắt mới thấy trắng thì chưa biết rõ, kế liền sinh tâm phân biệt, đây là duyên phải chăng? Trên đây không hỏi, Kim Cang Thủ không phải chẳng biết, vì chúng sinh nên sinh nghi mà hỏi. Nếu như thế thì ý nó từ tâm sinh, ai có thể biết? Phật liền nói dụ do như màu trắng. Vì sao? Vì nó khác với xanh, vàng… Tâm sinh hiểu này tức là khởi từ tâm sinh tâm. Thế gian còn thế. Phải biết từ tâm nhiễm mà sinh tịnh tâm cũng giống như thế. Ý sinh nhiễm đắm. Như khi thấy màu trắng thì tâm hiểu trắng do màu trắng này nên khiến tâm cũng trắng. Như Tỳ-kheo quán màu trắng thì thấy tất cả cũng trắng, thấy xanh thì tất cả cũng xanh. Khi thực hành thì ở trên màu trắng làm ý trắng thành tựu, biết tâm từ tâm trắng sinh, chẳng từ ngoài khởi. Như người khi quán trắng thì thấy tất cả đều trắng.

Như Tam-muội Nguyệt Đăng nói: Như người nữ thích tự làm đẹp, soi gương tự thấy lại sinh yêu đắm. Như người trí quán đây từ đâu sinh từ chỗ nào đến, mỗi pháp quán kỹ chẳng thật có. Do đây mà nói từ tâm sinh ra ảnh tượng lại tự nhiễm. Nếu biết rõ đây chỉ từ duyên sinh thì không đắm nhiễm. Dùng đây làm chứng cho mình là từ tâm mà sinh tâm. Nó đồng loại như thân chuyển, tức là như cô gái tự thấy thân mình nếu nhiễm tức là sinh tử. Nếu bảo chỉ từ duyên sinh không có tự tánh thì tức là Niết-bàn. Cho nên đồng loại với thân chuyển. Từ nội quán ý trở đi là kệ. Bí Mật Chủ, lại như trong nội quán ý Mạn-đồ-la để trị bệnh nóng, bệnh nóng của chúng sinh ấy liền hết, tức là trong khoảng một sát-na.

Sát-na Đề-bà vô nghi, chẳng dùng chữ Thiên này. Chẳng phải ý khác mạn, chẳng phải mạn khác ý. Vì sao? Vì một tướng mạn ấy mà tác ý. Quán xanh vàng đỏ trắng… như tu mười biến xứ. Khi tưởng màu xanh thì tất cả đều xanh, xanh này chỉ do tâm sinh. Vì lâu lâu dùng tác ý, ý hay sinh, sắc này tùy tâm mà hiện. Tâm đã năng duyên năng sinh loại ấy. Nhiễm là nghĩa chấp lấy. Phải biết từ tâm ý sinh là đồng loại với nó. Tâm đã như thế thì thân ngữ cũng.

Kế lại dẫn dụ, như trong ý khởi lập Mạn-đồ-la thành hình Tam giác như trên nói. Lại như trừ nhiệt phương tiện làm hình tròn Mạn-đồla. Trong màu trắng có chữ Vạm hoặc chữ hạt giống, trên mặt có dấu chấm. Các loại khác có thể hiểu. Dấu chấm này tức là trừ nóng bức làm vị cam lộ. Do thực hành pháp này từ tâm mà thực hành, có công năng trừ nhiệt. Cho đến trong một sát-na bệnh kia liền dứt. Nó từ tâm khởi, phải biết tâm ấy chẳng khác nhau với Mạn-đồ-la, Mạn-đồ-la chẳng khác tâm ấy, vì là một tướng. Nói Mạn-đồ-la này không hai, không khác với tâm. Nay pháp này cũng như thế, rất dễ hiểu.

Kế là Phật dẫn dụ. Như huyễn, hóa thành nam, nữ tức Bí Mật Chủ này. Lại như các huyễn biến hóa thành người nam, kế là cậu bé lại làm biến hóa, ý ông thế nào Bí Mật Chủ, ai hơn ai? Kim Cang Thủ đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Hai người này không khác nhau. Vì sao? Bạch Đức Thế Tôn vì chẳng thật sinh, hai người nam này bản tánh là không, vì cùng đồng là huyễn. Đúng thế Bí Mật Chủ. Sự tức là sự tất-địa, đẳng là nhiều, việc sinh trong ý thì đều từ ý sinh. Hai người này tánh không, chẳng có phân biệt. Đều tứ ý sinh, cả hai đều không, chẳng hai chẳng khác. Người hóa lại thành hóa. Như thế hai huyễn ai hơn ai kém, ai dài, ai ngắn, ai xấu, ai đẹp? Kinh nói: Ai hơn, tức là hai người huyễn này ai hơn. Đáp rằng: Hai người này không khác. Vì sao? Vì từ chẳng thật sinh ra. Cả hai đều là tánh không. Phàm huyễn mà làm huyễn, mà người làm huyễn thì có gì khác Phật nhân đó nói: Ông lại quán pháp này, như từ tâm sinh ra gương tròn. Tâm tức là gương, gương tức là tâm không hai không khác, chẳng thể nói tướng khác nhau. Nếu tâm nhiễm tức là thế gian, nếu tâm lìa nhiễm tức là tâm xuất thế gian. Trên đây đã thành phẩm Bách Tự Vị. Nói chưa rõ ràng phải hỏi lại. Nhưng về đại ý vì trước tu Du-già cho đến thành cực đại rộng khắp. Nhưng chẳng dùng tuệ phương tiện này mà quán thật tướng không để rửa sạch tâm mình, tức còn là pháp thế gian, cho nên phải thực hành quán hạnh này khiến nhập vào thật tướng Mạn-đồ-la, khiến thành Đại đàn không, không có gì chẳng có. Thường luôn thanh tịnh. Đây là đại lược.