ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 13: NHẬP VỊ BÍ MẬT MẠN-ĐỒ-LA

Bấy giờ, Đại Tỳ-lô-giá-na Thế Tôn chứng được đẳng chí Tammuội địa, chúng sinh vị lai quán niệm từ định mà trụ, nghĩa Tỳ-lô-giána như trên đã giải thích nay giải thích lại. Nói Tỳ-lô-giá-na ấy là mặt trời, như mặt trời ở thế gian xua tan tất cả tối tăm, nuôi lớn tất cả muôn vật, thành sự nghiệp tất cả chúng sinh. Nay pháp thân Như Lai cũng giống như thế, nên lấy làm dụ. Nhưng mặt trời ở thế gian thì có phương phần, chiếu được ngoài mà chẳng thể chiếu trong, sáng bên này mà không sáng được bên kia. Nay mặt trời Như Lai thì không phải như thế, chiếu khắp trong ngoài, không có phương phần, ngày đêm khác nhau, tròn sáng thường trụ, tất cả chúng sinh nếu được mặt trời này mọc lên thì năng sinh trưởng tất cả gốc lành Như Lai, làm việc Như Lai, mặt trời thế gian chẳng thể dụ được, chỉ được một phần nhỏ, cho nên thêm tên Ma-ha. Phật sở dĩ vào Tam-muội này, Phật trụ pháp rốt ráo vô tướng vắng lặng, vì đại bi nên trụ vào Tam-muội, khiến cho tất cả hội và vô lượng chúng sinh được dùng Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la này để trang nghiêm Đại hội vi diệu, tức là ở trong không tướng mà hiện có tướng. Tuy có tướng mà từ nhân duyên sinh tức chẳng sinh, đồng với tánh tịnh mà khiến chúng sinh đều tùy bổn duyên thấy các thứ sắc, nghe các thứ tiếng, được các thứ pháp, đều tùy tâm khí như pháp cúng dường. Có nhân duyên lớn như thế lại thực hành đầy đủ pháp Kim Cang Thủ đã hỏi, khiến rõ ràng không sót mà nhập vào Tam-muội. Đẳng chí là tên Tam-muội. Ở trên nói bấy giờ, lại nói lúc đó Như Lai vào Tam-muội, là đối nhân duyên trước mà lại có việc này, phân biệt nói là lúc ấy. Đẳng chí, cũng như quá khứ tất cả Như Lai đều nương đạo này cho đến thành Chánh giác. Như tất cả Như Lai quá khứ, hiện tại, vị lai đều giống như thế, đều từ đạo này, nương phương tiện này mà thành Chánh giác nên nói là đẳng chí. Như chư Phật ba đời được đến thành Chánh giác thì ta cũng giống như thế. Như nay ta nương đạo này mà đến đạo tràng, tất cả Phật cũng như thế. Phật Phật đều bình đẳng gốc ngọn, rốt ráo đều như nhau, nên gọi là Đẳng chí.

Lại như trước mà bày tướng phương vị Đại Mạn-đồ-la, như Phật nhập vào Tam-muội mà thị hiện. Nếu A-xà-lê trụ vào định mà độ đệ tử, thì cũng phải bày tướng phương vị này không khác với kia mỗi mỗi đều là nhập vào pháp giới phổ môn hành pháp thiện của các tôn vị Thiện tri thức. Nếu thực hành quán này để gia trì đệ tử thì cũng được thấy đại hội như thế, khiến cho trong tâm quán cùng việc ngoài đã bày thì trong ngoài đều bình đẳng, không có khác nhau, cho nên gọi là Tam-muội Đẳng chí. Phật nhập vào Tam-muội này khiến các Đại Bồ-tát như Kim Cang Thủ… đều được giải đáp đủ các thắc mắc. Phật ở trong Tam-muội mà hiện việc, tức là hiện bày phương vị pháp dụng, cho nên nhập vào Tam-muội này. Phật ấy khi vào Tam-muội này thì Phật sự ấy như thế. Đẳng tức là đồng đẳng. Cũng như bàn tay để ngang gọi là đất bằng, dùng Tam-muội mà nói tức là thấy đất bằng của tịnh quốc trang nghiêm không có ngói đá các núi và sình cát. Nhưng đây tức là nghĩa thanh tịnh tâm Bồ-đề, dùng tín lực mà bình tâm địa ấy, trừ bỏ chỗ có A-lại-da gồm chứa các loại cát đá, cây cối… chỉ trừ hết rốt ráo bình đẳng thể tánh địa tịnh tâm Bồ-đề. Nếu làm bình đẳng thanh tịnh đất này thì sẽ thành tựu Đại bi thai tạng Phật hội trang nghiêm. Năm báu giăng khắp, tức là năm báu vàng bạc…, báu năm sắc giăng bày xen nhau trên đất. Năm hành tức là vàng nhạt, năm báu là năm sắc, đỏ xanh đen thứ lớp. Trắng xen nhau là giới, vàng là tín, đỏ là tấn, lục là định, đen là tuệ. Trên đã giải thích trước là trắng, kế là đỏ, kế nữa là vàng. Nay giải thích này mà định giải thích trước là sai. Từ đây trở đi mỗi pháp trang nghiêm đều có giải thích nghĩa. Nay trong đây chưa giải, chỗ khác mỗi thứ đều đối với pháp môn.

Nhưng chỗ ấy chẳng phải, chỉ có năm báu giăng bày trên đất mà trang nghiêm cờ nêu mà thôi. Lại có cờ nêu tức là cờ nêu của đại bi thai tàng, khiến biết cửa vào tướng phương vị. Nói nêu tức là như hình trên vẽ. Nhưng có vẽ làm và lập ra. Vẽ thì như hình vẽ, lập thì làm nêu, cũng y vào tường này mà làm. Môn có cột, trên cột có cây ngang, nêu biết là môn ấy. Môn bốn phương tức là bốn niệm trụ, nêu là phạm trụ. Niết-hữu-ha là môn, Đô-la cũng là cờ, tức là nêu tạp sắc chẳng phải chỉ có sắc năm phương, lại có các thứ phướn nhiều màu sắc này tướng nó rộng dài mà nêu trên cửa lọng báu che ở trên như pháp đàn. Nhưng lọng này lượng nó che khắp các cõi Phật nên gọi là lớn. Trên nêu này lại treo phất trắng và chuông báu để trang nghiêm. Trước là phướn màu, phướn có chuông báu và phướn phất, đều treo phướn báu mà giăng mắc, cùng các lụa màu cột lại, tức cột là tạp sắc, lụa màu là y treo khắp nơi. Đây là như văn nói mặc áo nhiều màu, từ pháp vô tướng thứ nhất mà sinh ra tướng Đại bi tàng sinh hiện khắp sắc thân các thứ phương tiện, nói vô lượng pháp là nghĩa nhiều màu, phan nhiều màu đến nay đều treo trước cửa. Kiến là lập phướn ở tiêu. Tám phương góc lập cờ Đại ma-ni, cờ làm bằng ma-ni. Cờ là bốn phương và bốn góc đều lập cờ Ma-ni Diệu Bảo Như Ý. Ngoài ra lại có ao tắm tịnh diệu nước tám công đức, thanh tịnh trong sắc. Lại ở trong ao có vô lượng loài chim thủy sinh, vui đùa thỏa thích, hót lên các tiếng thanh tao làm vui tất cả, lại nở các thứ hoa theo mùa, thời là hoa sáu thời đều tùy thời mà hiện, không phải chỉ gọi là hoa, lại các thứ cây báu bày tám phương, các dây năm báu anh lạc nối nhau. Trên tám cột này vây quanh các dây báu liền nhau. Trong đây gọi là anh, tiếng Phạm và anh lạc ở trước có khác, nghĩa là rủ xuống hình bán nguyệt, rủ xuống các báu nối nhau vây quanh, đất trơn láng như áo nhung lụa rất thích đụng chạm. Như phương Tây có áo toàn bằng lông mịn. Loại địa luân này rất mềm mịn trơn láng, đặt chân thì lún xuống, giở chân lên thì lại bằng phẳng như trước, rất mềm mại sinh ưa thích. Lại có các nhạc khí nhẹ đầy khắp không gian. Ở trên hư không chẳng khảy mà tự kêu, tiếng rất thâm diệu khiến người thích nghe mà vui mừng sung sướng, ở đây bày đất để trang nghiêm. Lại sinh vô lượng tùy các phước đức của Bồ-tát mà cảm ý sinh ra tòa ngồi và cung điện từ sự tin hiểu đối với Như Lai sinh ra. Tòa ấy bày ở ba lớp, như trên các Đại bi tàng sinh Mạn-đồ-la bày ra thứ lớp. Nhưng đều do công đức thanh tịnh, mầu nhiệm của các Bồ-tát, nhạc cụ năm trần sinh ra có nhiều thứ khác nhau. Tóm lại có mười thế giới vi trần số đều chẳng đồng mà bày ra vị ấy. Đây đều là ở trong tám cột cờ báu đều từ năng lực tin hiểu đối với Như Lai mà sinh ra. Vì năng lực Bổn nguyện của Như Lai ở trong Đẳng Chí Tam-muội phổ môn thị hiện nêu pháp giới. Nêu là từ pháp giới sinh, tức là cờ nêu pháp giới đàn. Nêu trong đây có nghĩa là tánh, văn Phạm gọi là Hàm (ngậm, chứa). Nêu tức tánh ấy, thể tánh pháp giới xưa nay thường thanh tịnh vô tướng bậc nhất lại dùng pháp giới mà trang nghiêm, trong đó có hoa sen chúa lớn, hoa này đồng với pháp giới, khắp tất cả chỗ tự tánh thanh tịnh. Phải biết thân Phật cũng như thế. Đây tức là hoa Trung thai tám cánh. Nhưng sinh hoa sen lớn Như Lai trụ trong pháp giới bậc nhất ấy tùy ý chúng sinh vui mừng. Bậc nhất này là thân bậc nhất pháp giới, tùy các chúng sinh tin hiểu mà được vui mừng, ý rất nhỏ nhiệm, rất khí thấy tánh cho nên cực vi tế. Đệ nhất đây nghĩa là nói tánh. Tùy ý là do năng lực bổn nguyện mà độ tất cả chúng sinh phổ môn thị hiện, mỗi mỗi đều tùy mừng được thấy thân, ứng cơ dẫn dắt cho được vui mừng. Đó là các chi phần vô ngại lực của Như Lai. Từ mười lực tín giải mà sinh vô lượng thân sắc hình tướng trang nghiêm. Chi phần Như Lai có năng lực vô ngại, năng lực vô hoại. Vì tất cả Thiên tiên thế gian và Nhị thừa Thanh văn Bồ-tát các năng lực cũng còn có ngại, là do có nghi. Lại có năng lực Thắng thượng làm cho hoại. Nay Phật lực vô ngại và chẳng thể hoại vì như Kim Cang, cho nên nói là năng lực vô ngại. Năng lực Vô ngại này từ đâu sinh, phải biết là từ mười trí lực của Như Lai sinh ra, từ chi phần thượng, trung, hạ của Phật chia làm ba phần mà tuôn ra các loại hình tướng, cho đến mỗi lỗ chân lông đều tuôn ra các loại, bỗng nhiên bình sắc đều khác, hoặc vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt, hoặc xanh vàng đỏ trắng đen, tịnh tâm vui mừng, các hình tướng giận dữ… số ấy vô lượng tức là các Bổn tôn… đều ở ngay chỗ ngồi ý sinh mà chiêu cảm ra.

Nay mười lực này lại từ đâu sinh? Nghĩa là từ Như Lai vô lượng A-tăng-kỳ kiếp đến nay tu hành sáu độ, mười độ cho đến trăm ngàn muôn không thể nói A-tăng-kỳ các độ muôn hạnh, tức các hạnh này nuôi lớn công đức, vì công đức nuôi lớn mà thân xuất hiện. Từ pháp thân mà xuất hiện, nó xuất hiện rồi, ở trong các thế giới đại hội. Các nghĩa là mười phương. Nhưng đây chẳng phải chỉ hiện hình mà thôi lại phát ra các thứ diệu âm, giảng nói pháp không thể suy nghĩ bàn luận bí mật thường tịch và hạnh chân ngôn, khiến khắp tất cả đều được nghe biết, các Bồ-tát sinh ra đều nói các thứ, có âm thanh biểu để nói thuyết ấy gọi là kệ. Diệu kệ mà khen Phật, cũng như ở phương dưới hiện ra hội khen Đại Nhật Như Lai cũng trụ Tam-muội. Đây là Tam-muội hiện ra Tỳ-lô-giá-na trên đài hoa, ở trong thân phần mà thị hiện.

Từ pháp giới này mà sinh trong hoa sen. Khi Phật sinh ra các thân hình lại từ thân Phật phát ra các tiếng mà giảng nói Diệu pháp. Kinh nói: Âm thanh tức là ngữ biểu. Âm này nói kệ lược có hai bài: bài một là: “Lạ thay tất cả Phật. Phương tiện không thể suy nghĩ bàn luận, đối với tánh vô tàng, dùng tuệ khiến làm tạng” kệ này có ý khen Phật, thấy trên thị hiện sự không thể suy nghĩ bàn luận khen công đức Phật rất đặc biệt, khen tất cả Tỳ-lô-giá-na, tức là khen tất cả Như Lai, nên nói tất cả Phật. Cho nên phải biết Như Lai hiện các tướng đặc biệt, tức là từ đại tuệ và phương tiện của Như Lai sinh ra là nghiệp không thể suy nghĩ bàn luận này. Thế nào là không thể suy nghĩ bàn luận? Nghĩa là trụ vào tánh vô tàng mà làm được có tàng.

Tàng, tiếng Phạm là A-lại-da, Hán dịch là Tàng, hoặc cung điện nhà cửa. Như nhà cửa thế gian, tất cả chúng sinh đều tùy phần mình mà ở trong đó. Đã có nhà cửa này thì có chứa đựng thiện ác chẳng thể tự thoát ra. Như Lai đã lìa nhà cửa A-lại-da ấy nên nói là tánh vô tàng. Phật tuy không có tất cả tàng nhưng dùng tuệ phương tiện mà có tàng sinh, nghĩa là ở trong pháp vô tướng mà bày ra các tướng. Ở trong pháp không Vọng tưởng mà phát ra các tiếng nói. Tức dùng tàng này mà giúp cho tất cả đến vô tàng.

Bài kệ kế là: Nếu biết là vô đắc, các pháp tướng của pháp, vô đắc mà đắc, được các Phật đạo sư. Ý này nói pháp tánh vô đắc chẳng thể biết, nếu có chỗ gọi, vô đắc nghĩa là không. Nếu được tức là Phật. Tức là vô tàng mà có vọng, không phải tuệ vô sư của Như Lai. Nếu biết tức là chỗ tâm sở hành không phải là rốt ráo thắng nghĩa. Do đó mà khen Phật là không thể suy nghĩ bàn luận. Bèn đối với pháp vô đắc chẳng thật có mà đắc. Đó gọi là từ trước nay ở trong cảnh giới vô tướng mà có tướng, khiến tất cả chúng sinh không thật được mà được. Ai được pháp này, tức là chư Phật Đạo sư.

Lại nữa, bài kệ trước nói: Lạ thay, tiếng Phạm là kỳ thay, tức là đầu tiên mà có tiếng A. Bài kệ này đã nói lên pháp xong. Đây tức là nghĩa xưa vốn chẳng sinh mà sinh ra tất cả các pháp, nghĩa là thân Như Lai sinh ra các thứ hình tiếng đều từ chữ A mà sinh. Khi hiện ra các hình xong thì lại trở vào chi phần thân Phật, lại trở vào pháp thân không thể suy nghĩ bàn luận của Như Lai, đều tùy theo chỗ đã sinh ra mà vào. Cho nên kinh nói lại nhập vào pháp thân bí mật không thể suy nghĩ bàn luận của Như Lai. Không thể suy nghĩ bàn luận này, tiếng Phạm là A-chânđể, cũng có tiếng A. Ý nói từ A mà ra, từ A mà vào. Hai đầu trên dưới này chỉ hai chữ A mà nói tất cả pháp ra vào tức đồng thể pháp giới. Phật bảo Kim Cang Bí Mật Chủ, ý nói Phật ấy tức là Tỳ-lô-giá-na. Lại hỏi Phật ấy từ Tam-muội ấy hiện ra hay Bổn Như Lai từ đây trở đi, Phật xuất Tam-muội Đẳng Chí mà bảo Kim Cang Thủ. Sở dĩ Phật trụ Tammuội mà hiện ra các tướng ít có như trước, nghĩa là đất bằng như bàn tay, cho đến bày ra các tôn và phương vị hoa sen tám cánh… là muốn bày cảnh nội tâm Du-già của Chấp Kim Cang, vì ngoài tình huống bên trong mà biểu thị nghĩa.

Cho nên nay xuất định mà nói pháp nội tâm Mạn-đồ-la vào Bí mật tạng mà bày Chấp Kim Cang. Thiện nam lắng nghe tâm Mạn-đồla trong nội tâm địa. Bí Mật chủ kia, thân địa tức là pháp giới tự tánh, dùng chân ngôn ấn mà gia trì bản tánh thanh tịnh. Như trước Đại Nhật đã gia trì, kế liền dùng Yết-ma Kim Cang Tát-đỏa làm gia trì mà làm sự nghiệp như trong đại bản có hai mươi tướng khuyên khiến nghe pháp. Phật vì Chấp Kim Cang mà dứt trừ tất cả bụi nhơ và tu hành hạnh chân ngôn các pháp yếu mà Bồ-tát chưa đủ nên không mau thành Vô thượng Bồ-đề. Nay lại kể nói đầy đủ nghĩa trước khiến pháp yếu trọn đủ. Nếu chẳng hiểu đây thì các pháp trước đều chưa đầy đủ. Vì nhân duyên này khuyên khiến giữ chắc. Như thế hai mươi thứ nhân duyên phải được nói rộng. Chỗ trình bày trước là năng lực Tam-muội nên trình bày ngoại cảnh, nay thì quán nội tâm. Vì ở từ tâm của người tu mà đủ hội biển lớn. Mười phương thông đồng thành một cõi Phật, chỉ tự mình hiểu biết, người khác không thấy. Cho nên gọi là Bí Mật Mạn-đồ-la, cũng như làm ngoại Mạn-đồ-la. Trước nói trì địa, bình ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả là bỏ các việc cây cối, cát đá, kế phải bình trị khiến cho đều chắc chắn bằng phẳng mới có thể ở trong đó mà kiến lập. Nay đây cũng. Muốn ở trong nội tâm mà lập Đại Mạn-đồ-la thì trước cũng phải ở trên đất bằng mà bỏ các lỗi cây cối, gò nổng. Đây gọi là thân địa, ý nói bao gồm bốn đại đất, nước, gió, lửa làm sao mà trị, nghĩa là trước phải kiến lập tòa Du-già. Tòa Du-già tức là chữ chân ngôn được để gia trì, lấy chữ đầu tiên của chân ngôn được thọ trì kia tức là tâm chân ngôn. Chữ ấy phải bỏ điểm chỉ lấy bản thể tức là chữ A. Chữ A là Kim cang địa. Sở dĩ như thế là cũng như Phật Thích-ca khi mới thành Chánh giác vào Kim cang Tam-muội mà thành Chánh giác, trừ Kim cang địa lại không thể thắng. Nay đây cũng thế, vì muốn kiến lập nội tâm Tỳ-lô-giá-na đại Mạn-đồ-la hội, nếu trước chẳng kiến lập tâm địa Kim cang thì chẳng thể an lập chữ A là Kim Cang Luân, vì muốn lên tòa Kim cang, trước quán chữ A làm đầu, lại dùng Kim cang mà trì Kim cang. Quán chữ này phải làm hình vuông.

Nhưng hình thể chữ này cũng vuông. Quán chữ này hình vuông mà làm sắc Kim cang khắp đủ trong nội thân người tu, do địa đại của thân không đâu chẳng khắp. Kế là thực hành nước Tam-muội. Nghĩa là quán chữ phược ở viên minh, màu trắng cũng đầy khắp thân, nhưng hình chữ này cũng tròn. Trước quán chữ A đầy khắp một thân nay lại khắp thân cũng như thủy đại khắp trị một thân, cùng chẳng ngại địa đại ấy. Kế là quán chữ La làm tam giác màu đỏ, chữ này tức là hình tam giác, La cũng trùm khắp tất cả chỗ cũng như hỏa đại trong thân. Kế là quán chữ Ha làm hình bán nguyệt màu đen, màu trong chữ ấy lại rất đen, cũng ở khắp thân như gió đại trong thân. Đất, nước, gió, lửa là ngoại cảnh, chiếu từ trong ngoài tức là các chữ A Phược La Ha, để gia vào thân ấy. A này tức là tánh pháp giới, vì tất cả pháp vốn chẳng sinh, dùng mỗi chân ngôn gia trì chữ mà gia trì. Phải biết chữ này bản tánh thanh tịnh. Duyên nghĩa là do đây mà được sinh, nghiệp Kim cang hữu tình gia hộ lìa tất cả trần hữu tình thọ giả, mãn nô sinh ra Mạt-na trước sinh tác giả… các lỗi các gốc cây. Kim cang có hai thứ: Một là Trí Kim Cang hai là Nghiệp Kim Cang, tiếng Phạm là Kim Cang Yết-ma tức là chỗ làm sự nghiệp. Dùng nghiệp Kim Cang này mà gia trì, được tịnh trừ đất ấy, lìa tất cả trần, trần tức là lỗi lầm tai nạn. Muốn bình đất ấy trước nhổ bỏ cát đá, cây cối, là nói tất cả cấu kiến.

Kế là lược nói tướng của nó, gọi hữu tình thọ giả các kiến và Mạnnô sinh ra, là tất cả kiến chấp của ngoại đạo. Mãn-nô là ngã, là nói tất cả y vào ngã (ta người) mà sinh. Mạt-na trước sinh là nói tất cả từ kia sinh ra, cũng là một loại kiến của ngoại đạo, tức là cấu chướng tánh chẳng bình, cũng dùng Kim cang làm nghiệp, trừ lỗi chẳng bình ấy bỏ cội gốc kia mới tịnh kết tâm địa này, mà lập Bí mật đại Mạn-đồ-la. Bốn góc bốn cửa, cửa xây hướng Tây thường mở cửa ra vào. Có đặt viền bằng phẳng chung quanh. Như trước đã bày môn tiêu trong tướng bên ngoài và chung quanh tám cột báu lớn, trên đầu cột treo báu anh, phất trắng, các thứ trang nghiêm, khiến nội tâm Du-già không khác với nó. Nhưng nó mỗi mỗi đều là pháp môn nội tâm. Lại phải hỏi danh nghĩa ở trong đó có từ ý sinh hoa sen chúa lớn tám cánh có cành nhụy, khắp vẽ màu đẹp. Trong đó có Như Lai hơn hết loài người vượt ngoài lời ý, thân tâm địa bay lên, tâm địa đến được, trao quả thù thắng duyệt ý, nghĩa là ở nội tâm trong đất bằng mà trang nghiêm, có tòa Đại liên hoa vương (hoa sen chúa lớn). Như trên đã hiện bày hoa chúa lớn, thể nó thanh tịnh diệu lượng đồng với pháp giới. Nay đây nội tâm được quán cũng như đó, nên gọi là hoa chúa lớn. Hoa ấy có cành có nhụy, các màu giăng mắc vẽ màu rất đẹp, đều nói nội tâm quán làm. Như thợ vẽ kia vẽ các màu làm các sắc tượng, tuy các duyên hợp không có tự tánh mà tướng mạo rõ ràng. Trên đó có tôn vị trên tất cả loài người tức là Tỳ-lô-giá-na. Đây là tự tánh trí vô sư Phật Đại Tỳ-lô-giá-na của người tu, không phải từ ngoài đến. Thân ngữ ý vượt thân ngữ ý, tâm đia được chí tịnh tâm địa được ý vui quả thù thắng, vượt khỏi tâm địa nhiễm ô, được đến quả địa tịnh tâm. Thân tâm địa bay lên, là như tất cả người đời chưa được ba thứ bình đẳng thân, miệng, ý, cho nên chẳng thể nhập vào pháp môn tâm địa này. Như Lai đều lìa các lỗi ba nghiệp, được ba thứ bình đẳng đến tất cả địa chư Phật. Nghĩa là được tịnh tâm Bồ-đề, tâm địa an vui của Tỳ-lô-giá-na Như Lai, là cao quý hơn tất cả. Lại tất cả chúng sinh đồng có tánh này, Như Lai Bí Tạng đầy đủ không thiếu mà chẳng tự hay, chẳng tự biết. Chỉ có Như Lai hiểu rõ tự chứng mà vì tất cả khiến cho giác ngộ cùng khắp, cũng khiến cho đều được pháp này, nên gọi là cao quý hơn hết trong tất cả chúng sinh, quả ý vui là quả sau cùng. Phải biết được tâm địa ấy tức là Tỳ-lô-giá-na Như Lai. Trao cho nghĩa là có người truyền trao. Lại tự quán sát tu hành mà được quả ấy. Cũng như người cho là thật tự mình ngộ chớ không phải từ người khác mà được. Như tiền Tỳ-lô-giá-na ở trên đài hoa kế dùng tám cánh phương Đông quán Phật Bảo Tràng, cũng gọi là Phật Bảo Tinh. Phương Nam là Phật Khai Phu Hoa Vương. Nhân Đà-la cũng là nghĩa vương. Nếu lại nói Vương thì bất tiện cho nên đọc tiếng Phạm. Phương Bắc là Phật Cổ Âm, phương Tây Phật A-di-đà, là cành lá bốn góc. Phương Đông Nam là Phổ Hiền, Đông Bắc là Quán Tự Tại, Tây Bắc là Di-lặc, Tây Nam là Văn-thù. Ở trong nhụy các hoa đặt Phật mẫu các Ba-la-mật Tam-muội… Phật mẫu tức là Hư không nhãn… mặt dưới của lá hoa này để các Trì Minh phẫn nộ đều ở dưới lá. Cành hoa ấy tức Kim Cang Bí Mật Chủ mà cầm xem đó là cành. Lại có vô biên đại hải chúng tức là kim cương. Cũng có các thứ cúng dường hương hoa… Nay nói lược. Văn dưới tự có đặt bày phương tiện, dưới cành hoa quán thành nước biển lớn, ngoài bờ biển làm thành Tam-muội-da nên phải làm các hoa. Vì muốn cùng tất cả nhập vào đàn nên tâm nghĩ hoa mà khiến vào. Chúng trời Địa cư đều y phương quán mà bày. Lại kế đèn hoa ở kệ dưới. Ý sinh nghĩa là hoa từ tâm sinh. Vẽ ân cần, nghĩa là người trì tụng kia bày ở thân tâm cũng như hoa nhỏ. Trên tâm Mạn-đồ-la này có Phật trong đó, nên nói Đại ngã, Đại ngã là tên khác của Phật. Tự làm, nghĩa là từ nội quán mà thực hành, để hiểu được rõ ràng. Nhưng Bí mật Mạn-đồ-la này là thầy quán đệ tử, là pháp khí thành tâm nguyện cầu sâu xa mà làm năng lực, chẳng thể đủ các duyên như trên rộng làm. Thầy được làm pháp độ này, tự trừ phải cần các duyên, chẳng được dùng pháp này. Nhưng nếu đệ tử đã được Dugià, thầy muốn khiến vào Phật hội bí mật thì cũng làm theo pháp này. Chữ La là tịnh trừ. Trước đã làm chữ A và chữ La tịnh trừ xong thì cũng như pháp tịnh trừ đệ tử ở trước, tức là như phương tiện trước mà quán lửa chữ La đốt cháy tiêu tan các chướng pháp tích nghiệp khiến dứt trừ thật sạch, rồi mới tưới nước pháp cam lộ, được ở trong tro chết mà mọc lên mầm đạo. Cho nên kế là trao chữ Ám. Thầy đương trụ tòa Du-già quán chữ A trên có thêm dấu chấm để trên đầu đệ tử, mười chữ ở trong đó, phải biết ở trên có dấu chấm, tức là nước pháp cam lộ dùng để rưới lên đầu. Tâm niệm Như Lai, nghĩa là thầy đem đệ tử vào bí mật tạng, tâm niệm Phật ba đời thực hành phương tiện, muốn cho đồng chứng đồng hộ trì thầy đã tự trụ ở tòa Du-già, đem thân tâm ấy mà làm Hải hội Phật. Chỉ riêng tự mình biết, người khác không thấy.

Kế là trao hoa cho đệ tử, khiến ném lên thân thầy mà cúng dường Phật nội tâm, mà quản bản duyên, tùy bản duyên ấy mà quán pháp ấy. Nếu Bổn tôn nhiếp thọ hoa. Ở trong đó thầy đều quán chẳng nhầm, mà đệ tử chưa được Du-già chỉ thấy trên thân ấy, chỗ ném hoa, đại khái tâm là hoa tám cánh. Từ rún đến tim làm Đài Kim Cang, rún là biển lớn. Từ rún trở xuống là giai vị các tôn vị địa cư. Đây là nghĩa gì, nghĩa là biển lớn đại bi của chư Phật mà sinh Trí Kim Cang, từ trí Kim Cang sinh ra tất cả Phật hội. Đối với tất cả Mạn-đồ-la đây là cao nhất không gì sánh bằng. Tự thấy rồi nói với nó, nghĩa là trong tâm thầy thấy được chỗ rơi. Văn trên nói trì tụng là quán nhục thân, nội tâm chia làm tám cánh nở ra, và chữ La để ở mắt. Nếu người tu không như thế mà tu hành tự thành tựu, mà làm được bí mật độ người thì không có việc đó. Phải trước thành tựu mình, kham trụ địa vị Du-già sư, lại vì A-xà-lê mà hứa thì mới có thể làm được việc này. Nay chỗ làm này là phương tiện độ người. Nhưng người tu nếu ở đây khi tự trì tụng quán chiếu cũng phải đúng như pháp mà tu tập, dùng quán đảnh bên trong này mà tự quán đảnh, vì trừ tất cả chướng, mau nhập vào hội Phật.

Phẩm trước gọi là Bí mật, nay lại nói nhập vào, vào đây là chứng nhập mà vào. Cũng như người đã vào nhà, thì mỗi thứ phân biệt rõ ràng, ra vào tự tại, trong nhà có gì đều biết rõ, chẳng giống như người mới vào cửa.