ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 3: TỨC CHƯỚNG THỨ BA

Bấy giờ, Kim Cang thủ lại thưa hỏi Thế-tôn Tỳ-lô-giá-na rằng, làm thế nào khi vẽ Mạn-đồ-la, các sự chướng ngại được dứt trừ, người trì tụng chân ngôn… không bị não hại? Vì sao trì tụng chân ngôn? Quả kia như thế nào? Ở đây Thế-tôn Tỳ-lô-giá-na gia trì, Chấp kim cang Thủ nương thần lực Đức Phật dứt nghi cho đại chúng và vì chúng sinh có thể phát ra lời nói này, làm lợi ích rất lớn cho các chúng sinh, nay ta sẽ mở bày cho tất cả tùy theo điều ông hỏi.

Phật dạy: Chướng ấy do tự tâm sinh ra, do xưa thuận theo bỏn sẻn, để trừ nhân kia, nên nhớ nghĩ tâm Bồ-đề này. Nếu phân biệt trừ bỏ tâm tư hữu, nhớ nghĩa tâm Bồ-đề thì người trì tụng lìa các lỗi ấy.

Phật dạy: Tất cả pháp chướng tuy là hành giả đời quá khứ thuận theo pháp bỏn sẻn, đời nay bị nhiều các chướng, phải biết cũng là từ nhân duyên ở tâm sinh ra, phải biết sự tham lam bỏn sẻn kia là nhân của các chướng, nếu trừ bỏ nhân ấy thì các chướng tự dứt, trong đây phương pháp để đối trị chính là tâm Bồ-đề, nếu nhớ nghĩ tâm Bồ-đề thì sẽ trừ được nhân của các chướng.

Lại, tất cả các chướng do phân biệt sinh, phân biệt này do từ vọng tâm. Tư hữu: Tư: tức là chướng, nghĩa là phiền não, tùy phiền não trong tâm. Trong đây có chữ, tiếng Phạm cũng nói nghĩa sinh, nếu tâm tư hữu lìa được các phân biệt, thì tức là tâm Bồ-đề thanh tịnh, do hành giả nhớ nghĩ tâm này, nên xa lìa được tất cả tội lỗi, ý thường nghĩ bất động đại hữu tình, có công năng trừ sạch tất cả sự chướng ngại.

Người ấy nên kết Mật ấn này: Này chính là Bất Động Minh Vương ở trước, đã nói, đây là pháp thân Như lai do đại nguyện nên ở trong vô tướng mà hiện ra tướng, giúp đỡ tất cả hành giả chân ngôn, nếu hành giả thường hay nhớ nghĩ thì sẽ lìa được tất cả chướng.

Cái gọi là Bất Động: Là tâm Bồ-đề chân tịnh, vì chỉ bày nghĩa cho nên nhân sự mà lập tên. Minh Vương này nhắm một mắt có ý sâu sắc, dùng Phật nhãn xét rõ chỉ một mà thôi, không hai không ba. Ấn kia ở dưới sẽ nói. Bí Mật Chủ phong nên tụng tự môn A cũng có ý, chính lấy chữ A làm thân, do tự môn này vốn không mà làm thân ta, vô ngã làm chữ Ha tâm tụng, hương xoa chấm bảy chấm làm đất, phong này trước tưởng chữ Ha trong đó, thêm bảy chấm rồi sau là nắp mới nương phạ-sưu, vì nắp và bình hợp nhau, đối với bình sành này, chúng sinh càng nhớ nghĩ, luôn luôn trên chữ A có chấm, là gió lớn nối buộc lời Phật đã dạy, nghĩa là khi làm đàn, hoặc có gió lớn gây chướng ngại, vì ở chỗ trống lập pháp, nên phải dừng lại, phải tưởng chữ A này khắp trong nội thân, nghĩa là màu vàng ròng, tưởng như thế rồi, lại tâm tụng chữ Ha, ở phong phương (Tây bắc) dùng hương xoa trên đất, vẽ thành bảy chấm tròn nhỏ, mỗi chấm như Viên đạn lớn, làm như vậy phải dùng vật bằng sành đậy, ở vật sành tâm tưởng, tức là trên tưởng chữ A, dùng chữ này làm núi Kim Cang để đè ép, các núi Tu-di trong tam thiên đại thiên thế giới, hợp thành một thể mà đậy trên kia, lại phải trên vật luôn luôn làm chữ A này. Chữ A này nghĩa là Kim Cang Bất Động, thêm một điểm là khắp tất cả mọi nơi, khiến Kim Cang bất Động khắp tất cả mọi nơi, tức là nghĩa rộng lớn thêm.

Nước chướng pháp, tức nghĩa là rộng lớn thêm. Pháp nước chướng phải nhớ nghĩ chữ phạ, khắp trong thân làm ngọn lửa ánh sáng lớn màu đỏ, tức là vòng ánh sáng lửa, từ trong thân mà phát ra khắp trên thân như cái vòng vây, làm thân tướng ác có sức mạnh đáng sợ, tay cầm đao ấn lớn, là hình giận dữ xong, vẽ trên đất làm hình mây, hoặc làm hình rồng rắn, dùng đao ấn chặt đứt hình, mây kia liền tan diệt, vì mây là chỗ nương của nước, nếu mưa từ phương Đông đến thì làm ở phương Đông, hoặc làm Kim Cang Quyết để dừng mưa gió này, quyết (cọc) kia dùng gỗ Khư-đà-la làm chày kim cang độc cổ, dùng chân ngôn Kim Cang gia trì, cũng tùy theo nơi chốn phương hướng.

Đây nên tự thân đồng với tất cả Kim Cang, sau đó mới làm. Làm quyết này là dùng Kim Cang độc cổ, ba cổ thì trừ chi cổ ở bên cạnh tức là độc cổ. Kim Cang Quyết Nhỏ gọi là Kim Cang Châm, hoặc tất cả chướng dứt, lại nói nhớ nghĩ Chân ngôn, đại ác, bất động, đại lực, gốc Mạn-đồ-la đều ở trong đó, người trì tụng làm Mạn-đồ-la, ở trong làm hình tượng, chân trái đạp đảnh kia, phải trừ bỏ sinh tử, không nghi ngờ.

Lại nữa, nói phương tiện khác, là phương tiện trừ tất cả chướng, tức là trước đã nói Minh vương bất động, minh vương bất động này là Mạn-đồ-la gốc; tức là Mạn-đồ-la Tam Giác màu đen trong đó. Người đời tụng tự tưởng thân mình là tượng minh vương bất động, lại ở trong đây tác pháp có hai ý:

  1. Tướng Bất động tôn ở trong đàn Vuông mà dẫm đạp trên kia.
  2. Tưởng tự thân là bất động Tôn, tức dùng bản chân ngôn ấn để gia trì và đạp trên kia.

Trong tam giác vẽ kia làm hình chướng ngại, sau đó vào trong, dùng chân trái đạp lên đảnh kia, hình tướng rất giận dữ để gia trì, kia ngay lúc ấy phải lùi tan, nếu kia trái ngược ngang ngạch không nghe theo lời dạy bảo không đi, cho đến sẽ tự cắt đứt mạng sống của mình, thế nên người trì tụng, phải sinh từ tâm nghĩ rằng, chờ để kia cắt đứt mạng sống, nhưng mật ý trong đây, nói là chướng, chính là từ nơi tâm sinh các pháp san, tham… hay làm tất cả việc chướng người tu hành. Nay Minh vương bất động, tức là trí Nhất thiết trí đại tâm Bồ-đề, phải biết tâm này tức là năng lực rất lớn mạnh, có thể vĩnh viễn làm hại lỗi theo mắt… khiến kia mất hẳn, tức nghĩa là chết.

Như Du-già nói rằng: Lúc Đức Phật mới thành Chánh giác, nhóm hợp tất cả chúng hội Mạn-đồ-la trong ba cõi, có Ma-hê-thủ-la, tức là người đứng đầu trong tam thiên đại thiên thế giới, trụ trong tam thiên đại thiên thế giới, tâm kiêu nạm cho nên không chịu theo đến chỗ mời gọi mà nghĩ rằng: Ta là người đứng đầu ba cõi, còn có ai cao quý hơn nữa mà vời ta đến? Lại nghĩ rằng: người trì chú kia, sợ tất cả vật dơ bẩn, nay ta hóa làm tất cả vật ô uế, vây quanh bốn mặt và ở trong đó, thì chú thuật của người ấy có thể làm được gì.

Khi Minh vương bất động vâng lời dạy các Đức Phật mời gọi kia, thấy kia làm việc như thế, liền hóa thành thọ xúc Kim Cang (tức là bất tịnh Kim Cang) khiến kia nhận lấy.

Bấy giờ, Bất tịnh Kim Cang, chốc lát ăn hết các uế đã có không còn gì cả, bắt kia đem đến chỗ Đức Phật, kia lại nói bọn ngươi là loại Dạ-xoa, còn ta là người đứng đầu các trời, đâu thể thọ mệnh lệnh của các ông, liền tìm trốn về, như thế bảy lần.

Bấy giờ, Minh vương bất động bạch Thế-tôn rằng, hữu tình này vì sao phạm pháp Tam-muội-da của các Đức Phật ba đời, vậy phải dùng cách nào đối trị? Phật dạy liền phải cắt đứt mạng sống của kia, lúc ấy Minh vương bất động liền bắt giữ kia, dùng chân trái đạp lên đảnh của kia trong nửa tháng, dùng chân phải dẫm trên đầu vợ của kia hơn nửa tháng.

Bấy giờ, trời Đại tự tại liền qua đời, ngay trong khi chết ngất, chứng vô lượng pháp và được thọ ký, ở thế giới khôi dục thành Phật hiệu là Nguyệt Thắng Như lai, đây đều là Bí ngữ.

Ăn tất cả vật dơ, đó là ăn các pháp dơ bẩn cặn bã nghiệp ác phiền não… của kia. Nói qua đời: Là tất cả tâm pháp của kia dứt hẳn không còn, nhập pháp tánh Vô Sinh cho nên trong đó được tất cả Phật thọ ký, không phải chết.

Bấy giờ, các vị trời… thấy vị thiên chủ của tam thiên đại thiên thế giới, do không thuận theo các Tam-muội-da cho nên tự nhận lấy cái chết, tất cả kinh hãi nói rằng với nhau, Thiên tử còn như vậy, ta làm sao không đến? Liền cùng đến chỗ Đức Phật, ở trong Mạn-đồ-la lớn mà được lợi ích.

Bấy giờ, Minh vương bất động bạch Phật rằng, trời Đại tự tại này lại phải làm thế nào?

Phật dạy: ông nên làm cho trời Đại tự tại sống dậy, bấy giờ, Minh vương bất động liền nói chân ngôn pháp giới sinh.

Bấy giờ, Đại tự tại liền sống lại, sinh tâm rất hoan hỷ bạch rằng: Rất là ít có, ta vừa vời đến đã hỏi Phật, Dạ-xoa này thuộc loài nào ta không hiểu, Phật đây là người đứng đầu các Đức Phật, ta nghĩ rằng các Đức Phật là tất cả bậc tôn quý, vì sao tôn người ấy làm người đứng đầu?

Như thế ta không hiểu, nay mới biết, do năng lực của Đại vương này, giúp ta hiện tiền được thọ ký thành Phật, phải biết chân thật tôn kính các Đức Phật. Vì sao? Vì trời Đại tự tại đứng đầu tam thiên đại thiên thế giới, chính là tự tâm chúng sinh, cái gọi là “Vô Minh trụ địa” từ vô thỉ, đối với các hoặc được tự tại, chỉ trừ tâm Bồ-đề không thể hàng phục, cắt đứt mạng sống kia xong, liền ở trong cõi vắng lặng mà chứng, cái gọi là “sinh”: tức là khởi Phật tuệ Môn, do đó hành giả Chân ngôn, phải mỗi mỗi tư duy mật ngữ của các Đức Phật. Lại pháp dùng hạt cải và các thuốc độc, hai thứ hòa với nhau làm thành hình tượng người làm chướng ngại kia mà dùng xoa lên, khiến thân kia như lửa đốt, chóng bị trúng thương, cho nên nói mau đắp mặc lấy, cho đến Đại Phạm… làm chướng còn đắp mặc, huống chi những người khác.

Lại pháp này, đều là người trì tụng lâu được thành tựu, hiểu pháp thì mới làm được. Nếu chỉ nghe pháp, mà cầu được dụng như thế, thì không có lý này. Cây cọc bằng gỗ Khư-đà kia, chắc chắn không có gỗ này, dùng cây khổ duyên cho đến dùng chốt sắt cũng được. Đủ là trí đầy đủ.

Bấy giờ, Kim Cang thủ bạch Phật rằng, con cũng biết tự Mạn-đồla, vị trụ Thế-tôn như thế, tôn chủ hiện oai khiến làm ngôi vị kia, như thế Như lai dạy bảo không dám che giấu. Vì sao? Vì Phật Tam-muội-da này là thầy của tất cả các chân ngôn. Nói tánh trụ, nghĩa là Kim Cang Thủ bạch Phật rằng, năng lực rộng lớn của Minh vương bất động này, có thể làm việc oai mãnh như thế, có khả năng điều phục, làm người truyền giáo pháp bí mật của Như lai, như Bản Tôn là Phật Bộ, tức là bậc ngồi trong kim luân, nếu làm như thế chắc chắn có linh nghiệm, ở đây hiện ra oai nghiêm tức là lời hiệu nghiệm, bảo làm là nay nói nếu làm như thế sẽ có hiệu nghiệm, trong các sinh tử khắp được nghe biết, không dám che dấu Chân ngôn này, thế nên người từ Kim Cang, sức rất lớn mạnh không dám che giấu. Nghĩa là tôn vị này có kinh nghiệm do đó việc lành làm được đều thành tựu, các người gây chướng không dám che giấu giáo sắc của Như lai.

Phải làm việc, đây cũng là Tam-muội-da của các Đức Phật trong mười phương ba đời, tất cả Chấp kim cang chúng ta cũng phải làm việc nên làm, tùy theo Tam-muội-da này không dám thiếu mất. Vì sao? Vì đây chính là họ của các Kim Cang, vì thế cho nên thường trụ trong pháp này. Bốn họ mỗi họ đều có gia pháp, nếu mất gia pháp thì không gọi là tôn kính lời dạy của ông cha trước, người đời gọi là con hư nay bậc rất hùng mạnh này, điều phục việc khó điều phục, nói ra giáo pháp khó tin, đó là pháp của giòng họ Kim Cang chúng ta, đó là gia pháp của dòng họ Như lai, là các chân ngôn của Bồ-tát, hàng Bồ-tát tu hành chỗ gốc là trụ ở tất cả việc làm, đó là ý của Kim Cang thủ dùng thân khuyến khích người tu hành cố gắng, chúng ta cũng nên làm việc. Nếu người tu hành trì chân ngôn, cũng trụ ở giai vị này, đó là gia pháp Như lai, nên dùng vô lượng môn hàng phục các chướng, khiến cho pháp của Như lai không dám che giấu.

Người tu hành này cũng đến chư Tôn, nếu muốn làm hàng phục thì phải tự thân làm Bất Động Tôn trụ trong hỏa luân… Đức Phật dạy như thế, Bí Mật Chủ nói “Như” Như thế, tức là “ấn” có thể thành như ông đã nói.

Này Bí Mật Chủ! Nếu nói các màu sắc của các Mạn-đồ-la và Tôn sắc của các tôn vị kia, trước Phật đã nói: nghĩa là Bổn Tôn mỗi vị đều có hình sắc, sẽ nói ở sau, như trên nói tuy theo Bản vị mà làm sự nghiệp; nay lại nói về sắc, nghĩa là ở trong hội đã có các tôn vị, nếu thấy Bản Tôn màu vàng thì phải ngồi trong Kim luân, trắng thì ngồi trong Thủy Luân, đỏ thì ngồi trong hắc phong luân.

Kế là ở dưới có màu chữ tiếng Phạm âm khác, đây là hình tướng, như thấy dung mạo vắng lặng thì phải ngồi đàn tròn… so sánh mà nói, mỗi mỗi nương vào giáo pháp mà vẽ, đó là Cổ Phật đã dạy, đạo lý kia mầu nhiệm không giống như việc ta nói, muốn giúp cho chúng sinh khởi lòng tin chắc chắn.

Này Bí Mật Chủ! Đời vị lai sẽ có chúng sinh trí tuệ yếu kém không tin nghe lời nói này, vì trước không có tín căn nên nghe lời nói này mà không thể tin, do đây mà những chúng sinh độn căn thiếu trí, không có lòng tin, vì thế nghe việc rất sâu xa này không thể hiểu rõ, càng tăng thêm lưới nghi ngờ, đây chính là nói nguyên nhân làm chướng.

Như thế, vẽ chân ngôn và trì tụng… mỗi mỗi đều có ý sâu xa, đều là việc không thể suy nghĩ bàn luận của Như lai, như người được thuốc như thế, liền có khả năng bay lên hư không hoặc nhảy vào lửa… đây là chỉ các duyên hòa hợp cho nên quyết định bất hư, chẳng phải là bất hư, không phải chỗ các người cần so lường nói nguyên nhân ấy, như màu vẽ này… nếu nương vào pháp không nghi, mới có thể thâm nhập được cảnh pháp giới bất tư nghì, đây chỉ có người có lòng tin mới nhập được. Nếu muốn dùng tâm sở bói lường thì làm sao biết được nguyên nhân mà không nghi ngờ ư? Như người đời được thuốc bay lên hư không, việc này ông còn không thể hiểu hết mà tâm ngu dốt khinh chê, nói không phải pháp chân không Vô tướng của Như lai, chỉ tự tổn thương, nghe chỉ trụ vững mà không tu, người và mình đều tổn hại, như thế, nói có pháp ngoại đạo… như thế không phải lời Phật dạy, người ấy dù nghe pháp này nhưng không thể quyết định tín tâm.

Như thuyết tu hành mà cầu linh nghiệm hiện tại, vì không thể cho nên lại sinh chê bai, làm sao dùng pháp chấp tướng như thế mà có thể thành Bồ-đề, đây chắc chắn là lời của ngoại đạo… chẳng phải Phật pháp, như người được vị cam lộ cõi trời, nhưng phải quyết tâm sinh tín mà uống, mới tự thấy hiệu nghiệm, miệng không uống mà cầu ban ngày bay lên trời; do không được biết trước, lại chê thuốc này, phải biết đó không phải là người trí, cho nên người vô trí kia hiểu biết như vậy.

Phật Nhất thiết trí, tất cả pháp đã được tự tại lợi ích chúng sinh, chữ dĩ này cũng nói là thông đạt, là nghĩa chánh. Nghĩa là đầy đủ nghĩa phương tiện, không việc gì không hiểu, trước đây đã nói tất cả, tiếng Phạm thì vòng vo. Văn trên đã nói các Đức Phật, nay câu dưới đây, mới nói trước Phật nói như vầy, kia đây tất cả nói người mong cầu lợi ích, người ngu kia không biết tướng không của các pháp, nói tướng tất cả các pháp, thường phải trụ ở Chân ngôn “tác nghiệp”, người khéo không nghi ngờ thì ý này nói, Như lai có Nhất thiết trí, đối với các pháp đều được tự tại, do chúng sinh trí tuệ thấp kém, chưa thể sớm nói lực dụng tự thể bất tư nghì của Như lai, cho nên làm những phương tiện màu vẽ này, khiến các chúng sinh tùy theo việc làm, có thể đầy đủ chỗ mong cầu và được lợi ích. Vì sao? Vì các chúng sinh chưa hiểu tướng không của các pháp.

Vì thế cho nên ở trong vô tướng mà làm hữu tướng phương tiện mà nói, nếu người hiểu được ý sâu xa của Phật, thường ở trong hạnh “Chân thường” mà an trụ, các “hữu” đã làm đều nhập lý thể, giống như tâm của trí Nhất thiết trí, người không lo nghi như thế, tất cả pháp chướng ngại không được dịp làm hại.