ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 5: THÀNH TỰU THẾ GIAN

Kinh chép: Bấy giờ, Thế-tôn lại bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: Ông hãy lắng nghe kỹ, trước đây ông đã hỏi Phật, nay trả lời câu hỏi trước cho nên không hỏi mà tự nói. Nhưng giáo pháp Chân ngôn thành tựu quả kia nghĩa là người tu hành Chân ngôn như trong giáo pháp, nương vào chánh giáo mà tu pháp hành, hành này khéo thành tựu thì được quả Tất-địa.

Ý Đức Phật dạy: Nếu có chúng sinh muốn được thành tựu quả lớn như trên, trước tiên phải nương vào phẩm này thứ lớp mà tu hành tức là tác tâm tưởng nhớ tụng niệm, khéo trụ trong một Lặc-xoa (mười muôn). Chữ đầu tiên là tâm Bồ-đề, mỗi chữ như trên đều có nghĩa của chữ, từ chữ này mà vào cửa tướng thật, tức là chữ Chân ngôn.

Lại các chữ này hiệp lại mà thành câu thì có nghĩa câu, câu này nói thể của tướng thật, ấy nên hành giả trì Chân ngôn chắc chắn khiến mỗi chữ tương ưng, mỗi câu tương ưng, hoặc trụ tâm trong hạt giống của chữ, hoặc tưởng Chân ngôn khiến thành hình vòng tròn, hoặc như hình chuỗi, hoặc như chuỗi ngọc, sáng sạch không dơ, xoay vần nối nhau không đứt quãng, như thế khiến hiện ra rõ ràng rồi, tưởng vòng Chân ngôn này, rõ ràng như sữa, hoàn toàn sạch sẽ, lần lượt rót vào, không có xen hở, từ trong miệng mà vào, từ trên xuống dưới, rảy khắp vật thấp, đầu cuối nối tiếp nhau, kéo vào trong đây, thân tâm tràn đầy rảy khắp phần thân. Do nhân duyên này, có thể làm cho các chướng của thân tâm của hành giả đều được thanh tịnh.

Cái gọi là nhất lạc-xoa: Đây là lời bí mật, ý riêng của tiếng Phạm, chính là nghĩa “Nhất kiến”, khiến tâm trụ vào cảnh này một duyên không tán loạn, mỗi chữ tương ưng, mỗi câu tương ưng, tưởng mỗi chữ này rõ ràng trong suốt như ngọc trong sáng, mỗi chữ đều lại rõ ràng, khắp có ánh sáng theo thứ tự không mất, lại rót vào tâm kia như nước cam lồ tưới rót, khi nhất duyên như thế, dù cho có các chướng khởi, hoặc làm ra hình tượng rất đáng sợ, các người tâm tán loạn thấy thì cuồng loạn, hoặc khởi tiếng lớn, giả sử núi chúa cũng có thể vỡ vụn, khi có việc như vậy, hành giả trụ ở chân tâm Bồ-đề mạnh mẽ, một duyên bất động không có lấy bỏ, do đó gọi là trụ ở “nhất kiến”, nếu không như thế, dù tụng đến trăm ngàn muôn lạc-xoa cũng không được thành tựu, huống chi là một lạc-xoa ư?

Lại nữa, chữ này tức là tâm Bồ-đề, từ mỗi chữ liền vào cửa tướng thật, đều được thể pháp giới. Cái gọi là chữ, tiếng Phạm là A-sát-lam, A nghĩa là không hư hoại, tức là tâm Bồ-đề thanh tịnh, như thực hành môn này và tâm Bồ-đề thanh tịnh, nếu không trừ cấu, bản Tôn Tam-muội không từ đâu hiện ra, do đó hành giả muốn mỗi chữ, tương ưng với tâm Bồ-đề thanh tịnh.

Thứ đến gọi là Thanh, Cú tưởng làm bản Tôn, và ở tự chỗ làm ra, lại phải quán tưởng thanh của từng chữ, từng câu Chân ngôn, như trước theo thứ tự nối tiếp xoay vần không dứt, mỗi thanh tướng rõ ràng, như tiếng của chuông, mõ, gió lần lượt không dứt, mà vào khắp trong thân thể kia, do nhân duyên này có thể làm cho thân tâm quét trừ cấu trược, như khi lửa bốc cháy các bụi đều sạch, tâm cũng phải trụ một cảnh không tán loạn, dù cho có nhiều cảnh giới, cũng như trước nói.

Lại, nghĩa trong Cú tức là thể của Bản Tôn, trước hết tưởng Bản Tôn rõ ràng, sau liền tự quán thân mình đồng với Bản Tôn, khiến trong, ngoài rõ ràng, chữ Chân ngôn quán tức là thân Chân ngôn, quán thanh chân ngôn tức là thể Chân ngôn, chính là tâm Chân ngôn.

Cú là chỗ hướng đến để quay về, tức là Tâm Bản Tôn. Thân, ngữ, ý thanh tịnh, ba việc thanh tịnh bình đẳng, giống như trong có mắt sáng, ngoài thấy cảnh tịnh, lại không mờ tối chướng ngại, ba việc bình đẳng cho nên hiện ra rõ ràng, do ba việc này bình đẳng, nên thân, miệng, ý, đều trụ “nhất kiến”, các duyên đầy đủ sẽ có niềm vui thành tựu. Ba việc này bình đẳng thì thấy rõ Bản Tôn cho nên phải từ chỗ mình mà làm.

Lại liền tự quán thân kia cũng đồng với bản Tôn, do ba việc bình đẳng cho nên nói là thành tựu thế gian.

Bấy giờ, Đức Thế-tôn và các Bồ-tát… tùy tưởng mà hiện, tùy niệm mà đến, tùy hỏi mà đáp, sau đó là tu học hạnh Chân ngôn xuất thế, nếu không như đây thì luống uổng công kia, không có lợi ích gì. Phải biết câu thứ ba, chính là thắng cú của các Đức Phật, hành giả quán sát ở trong kia, vầng trăng rất tròn sáng, trong đó suy nghĩ cẩn thận, thật thà, các chữ theo thứ lớp, sau phải quán Phật tức là quán bản Tôn, hễ kia muốn làm việc gì đều có hình loại pháp môn, giống như màu sắc thì có trắng, vàng, đỏ… hình của thân ấn đứng, ngồi, hễ muốn làm việc gi mà hết lòng xem xét, như muốn tịch tâm Tức tai, liền quán tượng tức tại, đã được thành tựu rõ ràng không ngăn ngại.

Lại tưởng vầng trăng tròn đầy trong sáng, quán chữ luôn ở trong vầng tâm trong sạch này, thành tựu như trước, đây chính là nghĩa tâm Bồ-đề thanh tịnh. Do ba nghiệp bình đẳng thanh tịnh, nên thấy tướng các Đức Phật, tâm Bồ-đề thanh tịnh tương ưng với niệm Phật Tammuội, rõ ràng không chướng ngại, chỉ riêng mình biết rõ, người khác không thấy được.

Nói trong quán tưởng thành thật: nghĩa là quán Bản Tôn và chữ tròn đầy thanh tịnh, rõ ràng phân minh không có mở, ẩn, gọi là rõ ràng phân minh. Nói trong đặt tự, cú… nhưng tưởng thanh tịnh mạng sống kia, tức là như trên trước quán chữ, quán thanh, quán bản Tôn, sau mới quán Phật, Phật tức là Bản tôn, tùy theo người có duyên với kia mà quán đều là thân “Phổ môn” của Phật, cho nên tướng không khác, đồng gọi là Phật.

Trước thực hành ba thứ quán này đều hòa hợp mới thành hạt giống, lấy làm hạt giống cho nên nhất quyết phải được quả, sau quán Bản Tôn vì muốn thành quả, như người có hạt giống trồng ở ruộng tốt, dùng phương tiện vun trồng thì thành quả, cho nên nói thành hạt giống, đã thành quả trí Nhất thiết trí thì phải quán Phật.

Khi hành giả mới bắt đầu quán, chợt tạm tương ưng, giống như ánh chớp tạm được thấy đạo, bấy giờ không nên sinh tâm mê đắm. Vì sao? Vì như ở phương Tây có một đệ tử A-xà-lê, khi thực hành quán này bỗng tạm tương ưng, tâm sinh cống cao lại đến các vị đồng học nói rằng, nếu thấy pháp ấy thì liền thành quả, xét quả Chân ngôn: tức là đầy đủ Nhất thiết chủng trí, Tôi ngày trước đã làm được kệ tụng, ông có biết không? Nếu ông đối với việc gần đây còn không thể hiểu rõ thì phải biết cảnh giới các Đức Phật chưa thể thông đạt.

Cho nên nói việc này. Nếu người khi thấy tự rõ ràng, do tương ưng với pháp, ắt hẳn thân có khác, trước kia ngu độn mới được tổng trì, hễ nghe một câu nào đều thông đạt vô lượng nghĩa thú, nói không cùng tận, huống là ngã mạn… vượt qua sở động, mà sinh cao ngạo chấp trước tâm ư? Thế nên hành giả, phải xa lìa pháp ái như thế, chớ để tự thối lùi.

Lại hành giả quán bản tôn khi vừa bỗng thấy, liền diệt theo không nên ưa thích mê đắm, hoặc sinh lo buồn, hối tiếc, chỉ nên một lòng thực hành lâu sẽ tự rõ ràng phân minh. Nếu khi thấy các tôn vị thì các hữu đã tưởng nhớ tự nhiên thành tựu, vầng trăng tròn sáng và các chữ, tùy niệm mà hiện rõ ràng sáng suốt, nếu thấy chữ, ngoài chữ đều có ánh sáng sáng, giống như ánh sáng lửa không có gì sánh, hoặc làm Tự luân như trước đã nói, cũng ở trên luân có ánh sáng tùy tâm thành tựu, cho đến quán này được tròn sáng, muốn nhỏ liền nhỏ, muốn lớn liền lớn, cho đến khắp cả mười phương cõi Phật đều khắp cả, hoặc muốn thấy các việc thần thông, Vô lượng số số sắc tượng lời nói để diễn tả bí tạng của các Đức Phật trong mười phương, đều được thấy rõ, ví như người thợ vàng tài giỏi được vàng tốt đẹp, luyện qua nhiều lần, trong sạch không bẩn, tùy ý làm gì theo tâm mà thành tất cả không chướng ngại, đây gọi là quả của sự trì tụng.

Lại cái gọi là hơi thở ra vào, như hơi thở người đời, vào thân lại ra, ra rồi lại vào, không có dứt bặt hay đứt quãng, người quán thấy Tự luân tròn sáng này cũng giống như vậy, từ tâm bản Tôn niệm niệm chảy vào thân kia, giống như hơi thở vào, lại từ trong thân tâm mình niệm niệm chảy ra, vào trong tâm của Bổn Tôn, niệm niệm tâm không đứt quãng giống như hơi thở ra, như thế niệm niệm vòng khắp không cùng, tức là hơi thở ra vào của người thực hành Chân ngôn. Như thế hơi thở ra vào chảy khắp thân tâm, sạch các cấu uế dần dần được các căn thanh tịnh. Lại tùy theo sự việc mà quán sắc, của hạt giống Tự luân, như loại Tức tai thì màu trắng, hàng phục màu xanh, đen… có thể tùy theo loại mà biết, làm như thế cũng phải tùy tâm mà thành tựu các việc.

Lại trong kinh chép: Mạng: có chỗ nói là phong, phong là tưởng, tưởng là nhớ nghĩ, mạng căn như thế, nghĩ hơi thở ra vào tuy là thanh tịnh nhiệm mầu nhưng vẫn là do tưởng gió mà thành, cũng nên thanh tịnh. Có chỗ nói những thứ kia trừ sạch xong, trước là tác pháp trì tụng, gọi là chữ A, vì tất cả hạt giống đều từ chữ A mà sinh. Nếu quán tướng hạt giống thì không quán A, nếu quán thì có hai tướng, vì thế cho nên chỉ quán chữ A làm hạt giống tất cả vì tất cả pháp không ra ngoài tự môn A, đây nói trước quán tướng riêng không ra ngoài tự môn A, đây nói trước quán tướng riêng của hạt giống, sau đến trong đây, tất cả phải nhập tự môn A, nếu nhập tự môn A thì thấy lý thể vốn bất sinh, thấy như thế rồi thì ba nghiệp đều thông, do thân đều thông cho nên thấy khắp sắc thân tùy loại, thấy khắp sự vui mừng khi thấy thân; do ngữ thông, cho nên có thể thích hợp khắp lời nói khác nhau của tất cả chúng sinh, do tâm thông, cho đến tâm động tác trong tâm tất cả chúng sinh, nói rộng đều hiểu biết rõ ràng, cũng có thể biết các việc bí mật của Như lai, tức là sáu căn thanh tịnh, rốt ráo thành tựu chủng trí.

Hành giả tu chân ngôn, trước chịu làm việc trì tụng một tháng, nghĩa là trong một tháng, trước phải làm như đây quán như trên. Lại giải thích riêng, một năm mười hai tháng mà thành, trở lại “Bản Tế” được cội gốc của kia, cũng như mười hai địa vị của Bồ-tát, tức là Thập trụ, Đẳng giác và Diệu giác giống như mười hai tháng, cho nên trong đây được phần một tháng tức là nhập sơ trụ địa, mỗi câu chữ hoặc Bản tôn… tùy theo tất cả rõ ràng thành tựu không có chướng cấu, vì thế nói mỗi câu tương ưng, hành giả trước phải thực hành phương tiện, khi thực hành quán sát như thế, hoặc đem một cành hoa dâng cúng Phật, dốc lòng hồi hướng, nguyện xin hiểu suốt mỗi câu trong đây.

Văn dưới, hoa rải khắp tất cả cõi nước trong mười phương, rộng làm Phật sự, bấy giờ hễ nghĩ liền thành, cho đến những việc như hương, thức ăn, mỗi thứ đều nói như thế. Dù trời đại hạn, hoặc có các tai hoạn, lúc ấy hành giả cúng dường một cành hoa, nguyện xin hạn này được trừ thì trời rưới mưa lớn xuống, hoặc nguyện các hoạn tự dứt, đều đúng lúc thành tựu, lại đem tất cả công đức này hồi hướng Bồ-đề, thí khắp cho tất cả chúng sinh, Bồ-đề nguyện lớn như thế cũng sẽ thành tựu, huống chi các việc khác.

Trước nói một tháng, tức là tâm cùng một cảnh tương ưng, mỗi câu thông đạt: nghĩa là trước quán tự luân, quán thanh luân, và chủng từ Bản tôn, mỗi thứ hiện ra rõ ràng không có lẫn lộn, gọi là thông đạt mỗi câu. Trước quán Phật được thành tức là toàn sáng, tùy theo thứ lớp được thành, ngoài ra liền thành tựu, nghĩa là khi quán Bản Tôn rõ ràng tròn sáng thì tướng Tự luân… tự nhiên thành tựu; nguyệt đây tức là dụ cho trăng Tam-muội, pháp tánh trong mát mới có thể hiện khắp trong nước tâm của tất cả chúng sinh, không phải như trăng ở thế gian, chỉ mượn tâm làm dụ mà thôi, hễ một thứ được thành tựu thì các thứ khác đều tự thành.

Nhưng sở dĩ nói đầy đủ, vì đến văn dưới đều có chỗ dùng, phải quán trăng pháp tròn sáng mà dùng. Các Đức Phật là bậc Đại danh xưng, nói đây trước thọ trì: tức là trước tiên thành tựu hạt giống, sau phải tùy theo những gì mình có, dâng cúng hương, hoa… nghĩa là có thể dùng một cành hoa mà trùm khắp pháp giới, cho đến nguyện lực nhân duyên, có thể dứt trừ các khổ não cho chúng sinh như trong Phổ môn thường nói, đâu không phải một cành hoa mà có thể thành tựu nguyện lực như thế sao? Vì thành chánh giác, cho nên hồi hướng tự Bồ-đề, phải biết chính là hạt giống tâm Bồ-đề mình hiện ra toàn sáng lực dụng tự tại.

Tiếp theo nói: trong đây giải thích nghĩa lý sâu xa của hai chữ, như thế trong hai mặt trăng, Chân ngôn sẽ vô úy, tức là đạt đến nghĩa Tất-địa, nay đây là đại dụng, mặt trăng thứ hai. Mặt trăng thứ nhất nói là thành hạt giống, mặt trăng thứ hai nói là thành vị, hoặc thành thế hạnh nhập vào trì tụng, hoặc thành thuyết thế gian: tức là một tháng đầu trì tụng, một tháng kế đối với pháp thế gian được thành tựu, nghĩa là các thứ thuốc do pháp thành tựu, có thể được nghe, thọ trì, nghe một phen không quên, cho đến năng lực của hạnh thông minh đều được khéo thành, đối với Đại Không được tự tại.

Nếu nói nghĩa xuất thế thì tùy theo khi kia thành tựu có thể đầy đủ tất cả sở nguyện; cái gọi là chuồng bò trên núi, xét về nghĩa, khi làm thành tựu như ở núi, tức là tướng ưng với núi Trung đạo, mỗi việc đều tương ưng với lý, gọi tên núi là Bất Động, tức là tâm Đại Bồ-đề, ở tâm Bồ-đề này địa vị cao hơn cả cho nên gọi là đỉnh núi, như người lên trên núi nhìn xuống muôn vật không gì chẳng thấy rõ ràng, núi pháp tánh này cũng giống như vậy, nhìn xuống pháp giới soi chiếu trọn vẹn không ngăn ngại.

Chuồng bò: bò: là chỗ sinh năm tịnh, có thể đuổi uế trừ chướng, thành tựu sự nghiệp thanh tịnh. Do đã nuôi dưỡng là sạch cho nên cỏ non trươi tốt tự nhiên nảy sinh, chuồng bò tâm Bồ-đề này cũng giống như vậy, có khả năng ngăn ngừa tội lỗi vọng tưởng phân biệt, khiến thanh tịnh các tâm địa, lấy nước đại Bi rưới lên đất bình đẳng, sinh ra công đức mặc cho nuôi lớn. Hai sông, nghĩa như trên đã nói, hai sông (lưỡng hà) nghĩa là trôi chảy không dứt, đó là dòng sinh tử; lại tâm tâm tịch diệt chảy vào biển lớn pháp tánh, đó là giòng xuất thế, ở trong đây là cảnh Trung đạo an trụ kỳ diệu, có thể làm thành tựu khéo léo. Nói trong Tứ đạo: nghĩa là trong đạo Tứ Thánh Đế. Một nhà: nghĩa là trừ các cảnh phân biệt ở nơi hạnh “Như Như”, lấy đây làm nhà.

Nhà đại thiên: Có chỗ nói nhà Niết-bàn, nhờ đây mà làm thành tựu Bồ-đề tự tại, nếu không vào nhà Đại không như thế thì làm sao có thể thành tựu tự tại? Nghĩa của Mạn-đồ-la như trên nói, bốn góc làm tượng kim cang tam cổ, chung quanh nối tiếp nhau gọi là Cung Kim cang, nếu nói sâu kín thì đây là Đại Trí không thể phá hoại, lấy diệu trí Kim cang, kết Kim cang giới để hộ tâm Bồ-đề cho nên việc làm đều thành tựu, tác hộ nghĩa là đem hàng phục tam thế minh và bất động minh mà giúp đỡ các việc. Nếu nói về lý thì Hàng phục tam thế, Minh vương bất động này chính là tâm Đại Bồ-đề có khả năng giữ gìn tất cả chúng sinh khiến gốc lành của họ thành tựu tự tại, có tướng thượng, trung, hạ, mặt trời mọc là thượng, nửa đêm là trung, đầu đêm là hạ; trong thời gian này có tướng, phải biết tùy theo việc mà biết đó là thượng, trung, hạ thành tựu.

Đầu hôm: nghĩa là mới vào chưa chứng. Nửa đêm: nghĩa là tâm Bồ-đề, nghĩa là từ đây xoay lưng vào bóng tối hướng đến ánh sáng, nhưng còn chưa phải là rất sáng, đến khi mặt trời mọc thì tướng thành, giống như mặt trời chiếu khắp thế gian. Ở trong thời gian này, hoặc có thanh Hâm, hoặc có các tiếng làm náo động, hoặc, mặt đất rung chuyển, hoặc nghe các âm thanh hay, thấy các tướng đẹp, người đều muốn nghe vui vẻ ý kia hoặc ở trong hư không, hoặc ở trong đàn, nếu có các tướng ấy phải biết đó là thế Tất-địa thành tựu. Nếu nói về lý thì chỗ mỗi pháp hiệp liền đắc quả, đó là quả ba thừa, hoặc xoay bánh xe pháp được thế lớn, cho đến sống lâu, lượng sống lâu vô số, tiến cao hơn, là đi trong hư không, tịnh nhãn chiếu sáng, trong sáng tròn đầy, không ngăn ngại tịnh tâm khắp trí. Ở trên, là phẩm Thành Tựu Thế Gian đã xong.