ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 23: BÁCH TỰ CHÂN NGÔN PHÁP

Lại nữa, Bí Mật Chủ! Tam-muội môn cú ở trong không này mà gia trì tất cả pháp tự tại, Phật được chữ Bổn tôn, cho nên chữ A câu thứ nhất nói pháp cũng khắp dùng chữ vây quanh. Tôn vị đó vô tướng, xa lìa thấy tướng, vô tướng, các Thánh Tôn từ trong tướng hiện đến. Chữ A câu thứ nhất, nói pháp khắp đều vây quanh. Tôn vị vô tướng ấy hiện lìa tướng vô tướng, ở trong tướng mà đến. Phật vì muốn làm trọn vẹn tu hạnh Chân ngôn đó của người tu, nên khiến cho đầy đủ. Lại nói câu Tam-muội này.

Ở trong đây, không tức là chữ A, chữ A tức là vốn bất sinh, chẳng thật có không. Do đây rốt ráo chẳng thật có, chẳng thật có không đầy đủ các đức, nhiếp khắp tất cả Phật pháp. Nhiếp này trong tiếng Phạm là nhiếp lấy, như nhiếp lấy các vật, khiến ở tại thân mình. Do lấy năng lực gia trì của không này mà nhiếp tất cả pháp thành pháp. Tự tại trong đây là tiếng Phạm khác với tự tại của Quán Tự Tại. Đây là nghĩa nhiếp, nghĩa là nhiếp lấy tất cả pháp. Như vua ở nội cảnh tùy ý nhiếp lấy đều được tự tại. Như Lai Pháp vương đối với tất cả pháp đều tự tại cũng giống như thế. Cho nên chữ này rất tôn quý. Nói chữ này tức là tôn quý, tức là thần của trời. Trời đứng đầu trong chúng. Chữ này cũng thế, đối với tất cả pháp là tôn quý nhất. Cũng như ở thế gian ở trên đất Đế-thích là bậc tôn quý nhất. Trong các vị tiên Thánh thế gian thì Phạm vương là bậc nhất, trong các Thánh trí thì Phật là bậc nhất. Chữ A này trong tất cả môn Chân ngôn là tôn quý bậc nhất. Do một chữ này mà thành vô lượng công đức, cho nên là Vô thượng. Minh tức là tên khác của Chân ngôn minh pháp phổ, đều là chữ vây quanh, nghĩa là từ một chữ cũng sinh ra vô lượng chữ. Vô Lượng Minh vây quanh, như trước nói tự luân. Tuy có vây quanh như thế nhưng thể nó là vắng lặng vô tướng.

Ở trong vô tướng mà thấy tướng, tức ở trong tướng này mà lìa tướng. Lại ở trong vô tướng mà hiện có tới lui các việc ứng khắp thế gian. Phải biết đây là năng lực gia trì không thể suy nghĩ bàn luận của chân ngôn. Dùng chữ A này mà gia trì vào thân mình, tức là đồng với không. Ở trong không này mà thành tựu tất cả Phật pháp cũng giống như thế gian, muôn vật nhờ hư không mà được thành. Mà không bổn thể là vô tướng. Ở trong vô tướng mà hiện ra các thứ hình tiếng. Tôn là nghĩa, chữ là tướng, tức đồng nghĩa với phẩm trước. Tiếng từ chữ xuất ra; chữ là chân ngôn sinh. Chân ngôn là chân ngôn sinh quả thành tựu. Tất cả cứu thế là tiếng. Tiếng từ chữ mà ra. Chữ sinh từ chân ngôn, chân ngôn thành lập quả. Các cứu thế là chỗ nói ra. Phải biết tiếng tánh không, tức không tạo tác ra tất cả các loài chúng sinh. Như nói mà vọng chấp chẳng phải không, cũng chẳng phải tiếng. Vì người tu hành nên nói không, biết không làm ra thế gian tất cả tùy loại. Như thế mà vọng chấp chẳng phải không ấy, chẳng phải tiếng ấy mà tu hành cho nên nói. Tức tiếng thông suốt mà vào, tức chứng Tam-muội, y pháp mà bày tương ưng. Chữ soi chiếu chữ câu A có nhiều tướng chân ngôn. đó là văn kinh.

Nương vào chữ A đồng với hư không, phải biết xưa nay lìa các tướng, lìa tướng mà có tướng tới lui. Từ chữ A mà có tiếng sinh. Chữ A vốn không. Vì sao? Vì tiếng này do các duyên mà có, nghĩa là nương vào các duyên cổ họng, lưỡi, vòm họng… xúc chạm (gặp) nhau mà có tiếng sinh, chỉ thuộc các duyên mà không có tự tánh, mà đây sinh ra các duyên cũng được từ duyên. Phải biết tức là vốn chẳng sinh, do nhân duyên mà có chân ngôn sinh. Chân ngôn tức có quả thành tựu. Như thế tức trong cứu thế nói ra. Nếu biết tiếng này tức không, từ không mà có, tiếng biểu thị chữ không tiếng nương nhau. Nếu biết đây thì ở thế gian các sự nghiệp làm ra muôn thứ đều chẳng ngoài tự môn A này. Vì thuận theo thế gian nên có phân biệt mà khởi. Người không hiểu y theo đây mà sinh các thứ tâm nhớ tưởng chấp lấy. Song thật ra hư không và tiếng cả hai đều lìa. Tức là hạnh Chân ngôn nói ra. Nếu hiểu biết tức kệ này cùng giải thích, tức vào tiếng giải thoát. Đó gọi là đối với tiếng được tự tại. Hiểu biết bổn tánh không thì liền chứng Tam-muội. Vì tiếng biểu thị cho không, không biểu thị cho duyên cùng nhau giải thích. Ở đây khiến vào cả hai đều không, tiếng nghe tức không tức lý này đủ cả muôn đức.

Vì biết không tiếng… nên nhập vào lý chân tánh, vào chân tánh tức là trụ Tam-muội. Tương ưng với Tam-muội này tức là pháp. Tuy vốn bất sinh mà sinh tất cả pháp, tức là các sắc của bách tự luân xanh, vàng… các hình vuông, tròn, tam giác… cho đến vô lượng không thể nói tướng khác nhau, y theo đây mà chiếu sáng, tự tha đều không từ không lập, lý đều là dụng gia trì… Tiến nhập là thông suốt. Do trụ vào lý này tức là trụ Tam-muội. Chứng đây y pháp mà bày tương ưng. Tương ưng này là hòa hợp. Trí là bày. Chữ này vì chiếu sáng, chiếu sáng tức là thành tựu đức ấy.

Lại loại chữ A, ý nêu tất cả chữ nhiều thứ Chân ngôn tưởng. Tưởng nghĩa là có phân biệt. Nêu một chữ này mà nói tất cả nghĩa Chân ngôn tưởng, đổi thành phân biệt các tên Chân ngôn, nghĩa là do một chữ mà hiện ra vô lượng nghĩa, vô lượng thuyết. Đối với tất cả loại chúng sinh mà hiện ra vô lượng nói năng, đều từ một chữ này sinh ra. Ở trong đây lập nhiều tên gọi Chân ngôn. Hiện chứng lý này là y pháp mà bày chữ tương ưng. Tức là từ trong một chữ mà bày vô lượng chữ, hình sắc đều khác. Như Bách tự luân đều y theo đây mà hiện. Phải như thế mà chiếu biết, mà quán sát. Phải biết chữ A này có vô lượng nghĩa, có vô lượng các thứ khác nhau, Chân ngôn cũng như thế, chữ nghĩa này cho đến từ xưa nay, nay Phật Phật đạo đồng mà có chữ nghĩa chân lý này, và ở đây thành diệu môn tự nhiên tuệ, các hạnh Chân ngôn, không phải người thế gian lập ra. Đây tức là trí môn Tự nhiên của Như Lai, không phải từ người khác khởi, cũng không phải Như Lai vì một loại chúng sinh mà sáng lập, mà chính là Phật Phật đạo đồng, pháp vị thêm lớn. Tuy từ Bổn tự thành, cũng cần có nhân duyên phương tiện mới được sáng tỏ hiện bày. Trong đây chỉ biết một chữ thì pháp môn một trăm chữ đều hiểu biết, nên gọi là Bách Tự Môn. Phẩm Bách Tự Pháp này đã xong.