CĂN BẢN TÁT BÀ ĐA BỘ LUẬT NHIẾP
Nguyên tác: Tôn giả Thắng Hữu – Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường. TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh. Năm 2010.
QUYỂN 8
30. Thọ dụng thuốc quá bảy ngày:
Phật tại Trúc lâm, thành Vương xá, lúc đó đệ tử của tôn giả Tấtlân-già-bà-ta thọ ác xúc, để thuốc và thức ăn xen tạp nhau hoặc tự loại cùng nhiễm; lại không biết loại thuốc nào nên xả, loại thuốc nào không nên xả, là Thời hay là Phi thời nên tùy ý thọ dụng… Phật nhân việc này chế học xứ:
Nếu Bí-sô bị bịnh, Phật cho được dùng bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật và thạch mật. Bí-sô này được cất chứa trong vòng bảy ngày để dùng, nếu cất chứa quá bảy ngày thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.
Bịnh có hai loại là chủ bịnh và khách bịnh, cho nên Bí-sô khi thọ thực nên khởi tưởng trị bịnh rồi mới ăn. Nhân đây nói về hành pháp của Bí-sô khán bịnh. Đối với người bịnh, Ô-ba-đà-da hoặc A-giá-lợi-da hoặc đệ tử thân giáo, đệ tử y chỉ, hoặc đồng Ô-ba-đà-da, đồng A-giálợi-da và thân hữu tri thức nên khởi thiện tâm thăm nuôi. Nếu người bịnh không nơi nương tựa thì cả chúng nên đến thăm nuôi, hoặc luân phiên mỗi ngày ba lần nên đến thăm. Người khán bịnh nên để ghế ngồi ở chỗ người bịnh cho người đến thăm bịnh ngồi, nhưng không nên ở lâu. Nếu người bịnh nghèo không có tiền mua thuốc thì thầy bạn nên lo giúp, hoặc đến thí chủ xin, hoặc mượn vật của Tăng, của tháp đem bán lấy tiền để mua thuốc cho người bịnh, đợi khi bịnh lành sẽ trả lại sau, nếu không thể trả được cũng không phạm. Bí-sô khán bịnh cung cấp cho người bịnh, trừ Tánh tội ra, tất cả đều nên làm; nếu người bịnh sắp chết, người nuôi bịnh nên dời người bịnh đặt nằm trên ngọa cụ khác, khéo làm phương tiện chớ để người bịnh sân não; nếu chết phải lo tang sự cho chu đáo. Nếu người khán bịnh thấy người bịnh khốn khổ vì bịnh nên khuyên đem y bát cúng Tăng, Tăng thọ nhưng không nên chia liền, nên vào ngày khác hỏi thăm bịnh có khá hơn hay không; nếu người bịnh đòi thì nên trả lại, nếu người bịnh nói không lấy lại nữa thì Tăng mới nên chia. Nếu ai không làm theo hành pháp này thì phạm tội Ác tác.
Phật khai cho các Bí-sô được dùng bốn loại dược: một là Thời dược, hai là Cánh dược, ba là Thất nhật dược, bốn là Tận thọ dược.
1. Thời dược: như bún (miến, mì, nui…), bánh bột, ngũ cốc (xôi, bắp…), thịt (cá), cơm. Những món ăn này đều là đúng thời mới ăn.
2. Cánh dược (phi thời dược): có tám loại nước uống, đó là:
a. Chiêu giả tương: Chiêu giả là tên của bốn loại cây ở Ấn độ, cũng gọi là Điên trớ lê, trái giống như trái bồ kết nhung có mùi vị như trái mơ, lớn chừng hai ngón tay, dài khoảng ba, bốn tấc, người đương thời ép lấy nước uống.
b. Mao giả tương: tức là nước ép từ trái chuối với 1 ít bột hồ tiêu.
c. Cô lạc ca tương: nước ép từ trái Cô lạc ca, mùi vị như nước trái táo chua.
d. A thuyết tha tương: nước ép từ trái A thuyết tha.
e. Ô đàm bạt la tương: giống như trái mận, ép lấy nước dùng.
f. Bát lỗ sái tương: giống như trái anh áo, ép lấy nước dùng.
g. Miệt lật trụy tương: giống như trái nho, ép lấy nước dùng.
h. Khát thọ la tương: cấy giống như cây Lâu lư, trái giống như trái tào nhỏ, ép lấy nước dùng.
Trừ tám loại nước này ra, nước ép từ các loại trái cây khác như cam, quýt, mía… đều được uống dùng.
3. Thất nhật dược: là bốn loại dược hàm tiêu gồm có tô, dầu, mật và thạch mật.
4. Tận hình thọ dược: có năm loại từ củ rễ, thân cành, lá, hoa và quả. Củ như củ Xương bồ, củ gừng, củ sen…; thân như cây Ngưu đầu chiên đàn…; lá như lá xoan… ; hoa như hoa sen…; quả như Ha lê lặc, Am ma lạc ca…
Lại có năm loại thuốc cao như A ngụy, đường đen, tử khoáng, sáp vàng và các loại cao khác; lại có năm loại thuốc tro như tro Khúc mạch, tro Khúc mạch mang, tro Dược xoa ma căn, tro Ngưu tất thảo và các loại tro khác; lại có năm loại thuốc muối như Tiên đà bà, Tỳ đăng già, Tao bạt chiết la, Cốt lộ ma và Tam một đạt la; lại có năm loại thuốc sáp như Am ma lạc ca, Cuống bà, Chiêm bộ, Thất lợi sai và Cao thiêm bạc ca.
Nếu là Thời dược thì nên dùng đúng thời, không được dùng phi thời; Bí-sô bịnh khốn, thầy thuốc bảo nên ăn phi thời thì nên ở chỗ khuất mà ăn, không phạm. Bốn loại dược này nếu hòa lẫn xen tạp nhau thì nên tùy thế lực của loại dược nào mạnh hơn mà dụng, tức là càng về trước thì càng mạnh, càng về sau thì càng yếu, thời gian dài là yếu, thời gian ngắn là mạnh; ba loại dược sau nếu hòa lẫn xen tạp nhau cũng 72 giống như vậy, nếu quá thời hạn của dược thì không được dùng.
Nếu thịt của các loài chim thú như kên kên, diều hâu, cú mèo, voi, ngựa, rồng, khỉ, chó… Bí-sô đều không nên ăn; nếu da là bất tịnh thì thịt, gân xương cũng đều bất tịnh; cũng không nên ăn thịt dư của hổ ăn và thịt người. Nếu thấy Bí-sô ăn thịt, Thượng tòa nên hỏi là thịt gì để biết là loại thịt nên ăn hay không nên ăn; nếu Thượng tòa không hỏi thì Thứ tòa nên hỏi, nếu không hỏi thì phạm tội Ác tác. Lại có ba loại thịt không nên ăn là thấy nghe nghi, nếu biết vì mình mà chúng bị giết hại thì phạm tội Việt pháp. Nếu Bí-sô bịnh, thầy thuốc bảo nên ăn thịt sống, nếu Bí-sô bịnh vừa thấy thịt sống liền ói mửa thì nên bịt mắt người bịnh lại rồi mới cho ăn, sau đó để thức ăn ngon khác ở trước mặt người bịnh rồi mới mở khăn bịt mắt ra. Có năm hạng người khai cho trong bữa tiểu thực được ăn năm loại thức ăn chính, đó là người bịnh, người khán bịnh, khách mới đến, người sắp đi xa và người giữ chùa.
Nếu trong chùa không có kết tịnh trù mà cùng thức ăn đồng phòng ngủ (nội túc), hoặc bên trong nấu (nội chử) hoặc tự nấu thì Bí-sô không nên ăn, trừ vào lúc thời thế mất mùa đói kém. Nếu có thí chủ khi cúng y thực cho các Bí-sô mà xưng danh Tam bảo thì Bí-sô nên hỏi: “xưng Phật đà tức là bậc Lưỡng túc tôn phải không?”, nếu đáp phải thì Bí-sô không nên thọ, nếu đáp: “thầy chính là Phật của con” thì được thọ; Đạt ma và Tăng già cũng hỏi dựa theo đây. Nếu thí chủ thỉnh Tăng thọ thực, đã dọn thức ăn ra ở trên bàn, tuy tâm thí đã thành nhưng vì có việc gấp phải đi ngay, không kịp dâng cúng cho Bí-sô, lúc đó Bí-sô nên khởi tưởng đang ở Bắc Câu lô châu, tự lấy ăn không phạm.
Về Cánh dược có sáu loại giấm là:
1. Đại giấm: đem các tạp quả như nho… ngâm trong nước đường cát, ủ thời gian lâu thành giấm (rượu nho…)
2. Giấm lúa mạch: xay giã gạo, lúa mạch rồi đem ủ một thời gian cho thành giấm (rượu nếp…)
3. Giấm thuốc: dùng các loại cây cỏ thuốc ủ một thời gian co thành giấm (rượu thuốc)
4. Tiểu giấm: chắt lấy nước cơm để làm giấm gạo, dùng lâu không hư.
5. Lạc tương: nước uống chế biến từ Lạc.
6. Toản lạc tương: chỉ chung các loại nước uống chế biến khác. Khi dùng loại nước uống này nên nhỏ vào ít nước để tác tịnh, dùng lượt lượt rồi để lắng trong, vào Thời hay Phi thời dù bịnh hay không bịnh đều được tùy ý uống dùng.
Về Thất nhật dược, sau khi thọ rồi nên đối trước người tác pháp thủ trì, được cất dùng trong bảy ngày không phạm. Có năm hạng người được thủ trì Thất nhật dược: một là người đi đường, hai là người đoạn thực, ba là người bịnh, bốn là người giữ chùa, năm là người trông coi việc xây cất. Pháp làm đường phèn có pha bột trong đó, nhưng chỗ làm là tịnh, khi đi đường phi thời được ăn; nếu đường dính gạo thì phải phủi bỏ gạo ra rồi mới ăn, nếu dính bột thì nên rửa rồi ăn không phạm, hoặc bỏ vào trong nước sạch cho tan rồi lượt, phi thời được uống. Đường phèn này vào Thời hay Phi thời dù bịnh hay không bịnh, ăn đều không phạm. Lại có năm loại mỡ, trong Thời nấu chín rồi lượt, sau khi thọ rồi đối trước người tác pháp thủ trì, cất chứa trong bảy ngày uống dùng cho đến khi lành bịnh, sau khi bịnh lành cũng nên cất chứa để cho người khác khi họ cần; hoặc để trong nhà nuôi bịnh để cho người bịnh khác uống dùng, nếu không làm thế thì phạm tội Ác tác; loại mỡ không như pháp thì không được cất chứa dùng, nếu dùng để thoa thân, nhỏ mũi hay lau chân thì không phạm. Nhưng nếu là mở của năm loại vật có trí như khỉ, ngựa, voi, sư tử, hổ báo, dù dùng thoa chân cũng phạm tội Ác tác. Nếu Bí-sô phi thời thọ mía, lạc, dầu mè, thịt; phi thời chế biến dù có lượt và tác pháp thủ trì cũng không được dùng; nhưng nếu là mật thì chỉ cần nhỏ chút nước vào làm tịnh, dù Thời hay Phi thời đều được tùy ý thọ dụng.
Về Tận hình thọ dược, nếu bị bịnh ghẻ nên dùng năm loại thuốc sáp phơi ở chỗ râm mát, sau đó đem giã rồi nấu với nước dùng để thoa rửa chỗ ghẻ lở cho đến khi lành. Nếu bị bịnh mắt, thầy thuốc bảo dùng năm loại An thiện na nhỏ mắt thì được dùng không phạm; đó là hoa An thiện na, nhựa An thiện na, bột An thiện na, viên An thiện na và Tao tỳ la An thiện na, tùy loại mà cất giữ cho thích hợp, nhưng không nên vì làm đẹp mà nhỏ mắt.
Ở trong sân chùa phơi thuốc, có loại nên phơi nơi chỗ râm mát, có loại nên phơi ngoài nắng; nếu thấy trời sắp mưa mà không có tịnh nhân hay người chưa thọ Cận viên ở đó thì Bí-sô tự thu cất không phạm. Nếu có bịnh duyên, thầy thuốc bảo dùng một trong bốn loại thuốc như phẩn tiểu của con bò mới sinh hoặc tro cây Quật lộ đà, tro cây Bồ đề, tro cây Ô đàm bạt la hoặc thoa hoặc uống để tiêu độc thì Bí-sô nên nhờ người có tín tâm tìm lấy giùm.
Nếu Bí-sô không bịnh thì không được dùng các thứ cay nồng như tỏi, hành; bịnh dùng thì không phạm nhưng người ăn tỏi hành để trị bịnh không được vào trong chúng, không được lễ tôn tượng, nhiễu tháp, cũng không được thuyết pháp cho người tục, dù được thỉnh cũng không nên đi; nên ở phòng bên cho đến khi lành bịnh, dù bịnh lành cũng phải đợi bảy ngày sau, nếu ăn hành thì đợi ba ngày sau cho hơi hôi tiêu tán, tắm rửa giặt giũ sạch sẽ cho đến tẩy rửa chỗ ở cho sạch rồi mới được trở vào trong chúng.
Muối Tiên đà bà nên đựng trong sừng và đậy lại để muối không chảy nước. Mía có thể dùng làm bốn loại dược, thể của mía là Thời dược, nước mía là Cánh dược, đường mía là Thất nhật dược, tro của mía là Tận hình thọ dược. Bốn loại dược này nếu không thọ, không thủ trì, hoặc thọ mà không thủ trì, hoặc thủ trì mà không thọ thì đều không nên dùng; thọ rồi tác pháp thủ trì thì được dùng.
Ở trong giới chùa, cây trái trên đất bất tịnh thì không nên ăn; tuy ở trên đất tịnh nhưng trái rơi trên đất bất tịnh, trải qua đêm cũng không nên ăn; nếu cây trái trên tịnh địa, trái rơi trên tịnh địa tuy trải qua đêm vẫn được ăn. Những việc đã chế và khai ở trên, nếu không hành theo thì tùy mỗi việc phạm tội Ác tác. Những khí cụ cần dùng theo thuốc như ống hít khói dài mười hai ngón tay, làm bằng sắt dùng để hít khói vào mũi, có thể trị được các bịnh; hoặc chén đồng dùng để uống thuốc, khí vật cất giữ thuốc đều không được làm bằng vật báu. Được cất chứa chùy sắt dùng làm nước thuốc nóng, bằng cách nung nóng rồi nhúng vào trong bồn nước thuốc, người bịnh ngâm mình trong bồn nước thuốc nóng này để trị bịnh; hoặc nồi đồng, nồi sắt để nấu thuốc cho đến cái đục, cái liềm, con dao… đều được chứa dùng; nhưng khí vật có ba loại: lớn là một sao, nhỏ là nửa sao, giữa hai loại này là loại vừa. Người thuộc tạp loại sau khi xuất gia rồi không nên trỗ tài nghề trước kia của mình, cũng không được cất chứa đồ nghề; nhưng nếu là thầy thuốc thì được.
Bí-sô được cầm dù đi để che mưa nắmh, dù nên đan bằng tre trúc, may bằng lá hay bằng vải; không được dùng dù toàn trắng như vua quan, cũng không được tô vẽ hay trang sức bằng lông Khổng tước. Nếu không có mưa hay nắng thì không nên cầm dù, cán dù không nên làm bằng vật báu và chạm trỗ trên đó; khi đi khất thực có thể cầm dù,nhưng khi vào thôn nên gởi ở nhà thế tục, đợi khi khất thực xong trở về mới lấy để che mưa nắng. Bí-sô cũng được mang giày hay guốc cho đến mũ và giày phú la, nơi chỗ có gai góc nên làm đế giày hai lớp để chân không bị đau. Nơi xứ lạnh được tùy ý mặc y Lập bá và áo choàng dày; nơi xứ nóng hay vào mùa nóng cũng được dùng quạt làm bằng lá cây Đa-la, cán quạt cũng không được làm bằng vật báu, cũng không được chạm trỗ hoặc dùng châu ngọc đính vào; cũng cho dùng cây phất để xua đuổi ruồi muỗi, tua phất nên dùng sợi gai hay bạch điệp, không được dùng lông đuôi ngựa làm tua phất.
Có hai hạng người được đi xe, đó là người già yếu và người bịnh khổ; nếu người bịnh có dùng các loại hương xông, hương thoa thân thì không nên vào trong chúng… giống như trường hợp ăn tỏi, sau khi lành bịnh nên tắm rửa giặt giũ cho hết mùi hường này mới được trở vào trong chúng. Nếu người tục tín tâm đem hương hoa đến cúng, Bí-sô nên thọ rồi để nơi đầu giường hoặc treo trên tường, ngửi mùi hương hoa này có thể làm cho mắt sáng. Khi thí chủ thỉnh thọ thực, dùng bột hương thoa trên chân Bí-sô thì nên thọ chớ nên ngăn, sau khi thọ thực xong trở về rửa.
Nói bốn loại dược là tổng nêu, trong học xứ này chỉ nói đến Thất nhật dược gồm có tô, dầu, mật và thạch mật. Tô là như sữa bò, sữa dê… cho đến sanh tô, thục tô; dầu là như dầu mè, dầu phọng… và bao gồm năm loại mỡ như pháp lượt dùng; mật là mật ong; đường là đường mía, đường cát, đường phèn. Nhưng bịnh duyên không ngoài ba loại là bịnh phong, bịnh nhiệt và bịnh đàm ấm; nếu là bịnh phong nên dùng dầu, bịnh nhiệt nên dùng tô và thạch mật, bịnh đàm ấm nên dùng mật và đường, nước đường cát cũng có thể trừ cả ba bịnh. Nói bảy ngày là nói thời gian lâu nhất, ở khoảng giữa tùy ý dùng trong mấy ngày thì dùng.
Nói ở trong Thời sau khi thọ rồi nên đối trước một Bí-sô tác pháp thủ trì như sau:
Đại đức nhớ nghĩ, tôi là Bí-sô _____ có bịnh duyên, loại dược thanh tịnh này nay xin được thọ trì trong vòng bảy ngày tự lấy dùng. (ba lần)
Nói xúc chạm lấy dùng trong đêm là được xúc chạm và để loại thuốc này ở trong phòng cùng ngủ đêm, để trong đếm cần lấy dùng mà không phải thọ lại. Nói Thời là khoảng thời gian từ sáng sớm cho đến giữa trưa, nói Phi thời là từ xế trưa cho đến sáng hôm sau khi mặt trời chưa mọc. Thời hạn cất chứ là bảy ngày, nếu gần hết thời hạn mà còn dư thì nên đem cho tịnh nhân hoặc Cầu tịch; nếu không đem cho để qua ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả đọa. Bí-sô sau khi tác pháp thủ trì xong nên khởi niệm: “loại Thất nhật dược này ta nay nên thọ dụng”, nếu không khởi niệm này thì khi uống dùng, vừa qua cổ họng liền phạm tội Ác tác.
Đủ bảy ngày, tưởng đã đủ bảy ngày và nghi mà dùng thì phạm Xả đọa; không đủ, tưởng đủ và nghi thì phạm tội Ác tác; không đủ, tưởng không đủ và đủ tưởng không đủ thì không phạm. Nếu vì muốn đẹp hoặc vì tham mùi vị hoặc vì muốn được mập mạnh với tâm dối thọ dụng thì phạm tội Ác tác. Bí-sô sau khi thọ trì được một ngày, nên đối trước vị đồng phạm hạnh nói rằng: “tôi đã thọ dùng loại dược này được một ngày, còn sáu ngày nữa”, cứ như thế cho đến ngày thứ bảy nên biết.
Trong ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề này, Bí-sô tùy phạm một pháp nào, nên xả vật phạm rồi sám tội Đọa; nếu không xả vật phạm, không để cách đêm hoàn vật, không sám tội hoặc thiếu một trong ba điều này thì khi được thêm vật khác hoặc đồng loại hoặc khác loại, vừa vào tay liền phạm Xả đọa, vì do thế lực của tội trước lây nhiễm. Nói xả vật là đem vật phạm đối trước Bí-sô thanh tịnh để xả; nói cách đêm là ngày nay xả y, ngày mốt mới hoàn vật, ở giữa gián cách một ngày đêm. Trừ bát dư có phạm phải ở trong chúng hành bát, tất cả vật phạm khác đều nên đối trước một Bí-sô xả, riêng vàng bạc vật báu thì nên xả cho người chưa thọ Cận viên và người tục; nếu là y đoạt lại của người khác thì sau khi xả nên trả y lại cho người bị đoạt. Có bốn hạng người sở đối để xả vật: một là người đáng tin nhưng không hiểu luật tạng, hai là tuy hiểu luật tạng nhưng không đáng tin, ba là có cả hai, bốn là không phải cả hai. Trong bốn hạng người này nên đem vât phạm đối trước hạng người thứ tư mà làm pháp xả như sau: “Đại đức nhớ nghĩ, vật phạm Xả đọa này nay con xả cho Đại đức, tùy Đại đức định đoạt”, xả rồi để các đêm mới hoàn lại vật cho Bí-sô phạm và nói rằng: “vật này thầy có thể tùy ý dùng”. Bí-sô phạm nên đối trước vị thanh tịnh với đầy đủ oai nghi nói tội như sau:
Đại đức nhớ nghĩ, tôi Bí-sô _____ chứa y dư phạm Xả đọa và tội Ba-dật-đề không kính giáo cùng các tội phương tiện Đột sắc ngật lý ca, nay đối trước cụ thọ phát lồ sám hối không dám che giấu, do phát lồ nên được an lạc, không phát lồ thì không được an lạc. (ba lần) Bí-sô thọ sám hỏi: thầy có thấy tội không?
Bí-sô đối sám đáp: thấy.
Lại hỏi: sau này thầy có khéo hộ trì các giới không?
Đáp: sẽ cẩn thận hộ trì.
Bí-sô thọ sám nói: tốt. Đáp: Lành thay.
V. 90 PHÁP BA DẬT ĐỀ:
Tổng nhiếp tụng:
Vọng ngữ và chủng tử,
Không sai cùng thường ăn,
Nước trùng, bảo bạn đi,
Bàng sanh, đám giặc, ăn.
Biệt tụng thứ 1:
Vọng, hủy và ly gián,
Phát khởi, đồng thanh tụng,
Nói tội, thật đắc quả,
Theo bà con, khinh hủy.
1. Cố ý vọng ngữ:
Phật tại Trúc lâm, thành Vương xá, lúc đó cụ thọ La hỗ la khi có ai đến hỏi Phật đang ở đâu liền vọng nói phương xứ để xúc não người đó; lại do Bí-sô Pháp thủ ở thành Thất-la-phiệt dối hẹn ngày luận nghĩa với Luận nghĩa sư từ phương Nam đến mà không đến nên bị chê trách.
Phật nhân việc này chế học xứ:
Nếu Bí-sô cố ý vọng ngữ thì phạm Ba-dật-đề.
Nói cố ý là tâm đã quyết định, không có lầm lỡ; vọng ngữ là nói trái với tâm, nói hư dối. Trong giới này, vọng ngữ từ hai loại tăng dần đến chín loại, nói chín là gồm năm bộ tội và bốn phá hạnh; nói tám là gồm ba căn cứ và năm bộ tội; nói bảy là gồm ba căn cứ và bốn phá hạnh; nói sáu là gồm ba thời và ba căn cứ; nói năm là năm bộ tội; nói bốn là bốn phá hạnh; nói ba là ba căn cứ, lại có ba là người vọng ngữ nghĩ rằng: “ta sẽ vọng ngữ, đang vọng ngữ và đã vọng ngữ”; nói hai là đang vọng ngữ và đã vọng ngữ, vọng ngữ chỉ có hai vì không có một mà thành vọng ngữ. Vọng ngữ thuộc tội Ba la thị ca là tự nói mình được pháp hơn người; vọng ngữ thuộc tội Tăng già bà thi sa là đem tội trọng không căn cứ vu báng muốn phá hạnh thanh tịnh của người khác; vọng ngữ thuộc tội Tốt-thổ-la để là ở trong chúng, phi pháp nói là pháp; vọng ngữ thuộc tội Đột sắc ngật lý ca là khi thuyết giới biết mình có phạm mà im lặng che giấu; trừ bốn loại vọng ngữ trên, các loại vọng ngữ khác đều thuộc tội Ba-dật-đề, do việc vọng ngữ có sai khác nên thành năm bộ tội.
Nói Ba-dật-đề là đốt nấu, đọa lạc; các học xứ ở phương tiện vị đều có tội Ba-dật-đề không kính Thánh giáo. Trong học xứ này, nếu thật không thấy, nghe, hay biết mà nói là thấy nghe hay biết thì đều phạm Đọa; quên hay không quên, nghi hay không nghi, không thấy mà tưởng có thấy hoặc thấy mà tưởng không thấy; hoặc trong bốn việc thấy nghe hay biết lại nói lẫn lộn nhau, hoặc chỉ quên một việc còn việc khác không quên, hoặc nghi một việc còn việc khác không nghi, khi trái tâm mà nói như thế cho đến người nghe chưa hiểu thì phạm tội Ác tác đối thuyết, nếu khởi tâm muốn vọng ngữ thì phạm tội trách tâm.
Thật thấy, tưởng thấy mà nói không thấy thì phạm bổn tội; thật thấy nhưng nghi mà nói là tôi thấy hoặc nói không thấy thì phạm tội Ác tác; thật không thấy mà tưởng là thấy nên nói thấy thì không phạm; nếu thật không thấy, nghi mà nói là tôi thấy thì phạm tội Ác tác, do tưởng có sai khác mà phạm tội có nặng nhẹ.
Nếu Bí-sô mặc áo thế tục hay áo ngoại đạo, có người hỏi: “ông thuộc loại người nào?”, đáp là người tục hay ngoại đạo thì phạm Badật-đề; nếu mặc áo ngoại đạo và làm hình tướng thế tục thì phạm tội Ác tác; nếu làm nghi dung ngoại đạo lỏa hình thì phạm Tốt-thổ-la để, nhưng không do việc này mà xả học xứ. Không phạm là nói có căn cứ thấy nghe nghi và nương theo tưởng mà nói. Tội vọng ngữ có bốn chi thành phạm: một là Bí-sô, hai là có tâm vọng, ba là nói rõ ràng, bốn là người nghe hiểu rõ. Lại nữa, đệ tử Phật thường nên nói thật, càng không nên thề thốt để tự minh oan vì người khác không tin, dù bị vu báng cũng không nên thề.
2. Chê bai mắng nhiếc:
Phật vườn Cấp-cô-độc, thành Thất-la-phiệt, lúc đó Lục chúng Bísô chê bai mắng nhiếc Bí-sô khác là què thọt, Phật nhân việc này chế học xứ:
Nếu Bí-sô chê bai mắng nhiếc Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.
Nói chê bai mắng nhiếc là do sân hận hay do ngạo mạn, khi chê bai mắng nhiếc như thế, dù người nghe hổ thẹn hay không, đều phạm bổn tội. Có tám việc: một là tộc họ, hai là nghề thợ, ba là hình tướng, bốn là tật bịnh, năm là phá giới, sáu là piền não, bảy là không giới, tám là phi loại.
Nói tộc họ là bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ xá, Thủ đà la; như nói thầy thuộc dòng Sát-đế-lỵ hoặc Bà-la-môn thì phạm tội Ác tác, do có tâm chê bai; hoặc nói dòng Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn có nghề gì thì thầy nên học, cũng phạm tội Ác tác; nếu nói với tâm chê bai hai giai cấp dưới là hạ tiện thì phạm bổn tội.
Nói nghề thợ là bao gồm các nghề như chài lưới, thợ may, thợ sắt, thợ mộc, thợ hồ, thợ cạo… nếu nói với tâm chê bai các nghề này là thấp hèn và nói thầy nên học nghề này thì đều phạm bổn tội.
Nói hình tướng là như nói què, thọt, lùn…
Nói tật bịnh là như nói bịnh hủi, ung thư…
Nói phá giới là nói tội đã phạm thuộc trong năm bộ tội.
Nói phiền não là nói sân hận, tật đố…
Nói không giới là nói trước kia đã phạm trọng, hoặc khi làm Cầu tịch và sau khi thọ Cận viên lại phạm tội trọng, hoặc tuy thọ Cận viên nhưng chúng không hòa hợp hoặc người có các chướng pháp như là tặc trú, Bán trạch ca, hoặc làm ô nhục Bí-sô ni, phi nhân hoặc người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại…
Nói phi loại là như nói thầy là Bí-sô ni, Thức xoa ma na… thì phạm tội Ác tác, chê bai Bí-sô ni và ba chúng dưới cũng phạm tội Ác tác. Bí-sô ni chê bai mắng nhiếc Bí-sô ni cũng phạm Đọa, chê bai Bí-sô và ba chúng dưới đều phạm tội Ác tác. Nếu đối với người Trung phương mà nói ngôn ngữ của biên địa hay ngược lại, người nghe nhận hiểu thì phạm bổn tội, không hiểu thì phạm tội Ác tác. Việc này tưởng việc này, trong sáu câu có bốn phạm và hai không phạm; không phạm là trong dòng tộc nêu tên mà nói, hoặc không có tâm chê bai, nói lở lời hoặc có ý dạy bảo hoặc muốn làm lợi ích.
3. Nói ly gián:
Duyên xứ như trên, lúc đó Lục chúng Bí-sô vì việc nuôi chúng mà nói lời ly gián nên Phật chế học xứ:
Nếu Bí-sô nói lời ly gián thì phạm Ba-dật-đề.
Nói ly gián là khởi ác tâm nói ly gián để mong cầu vật tư sanh hoặc muốn làm việc không lợi ích hoặc do tật đố, hoặc muốn làm phước nghiệp như đọc tụng, y chỉ… Nếu Bí-sô nơi một người nói ly gián một người hoặc hai người cho đến nhiều người hay một chúng… việc có nặng nhẹ nhưng tên tội không khác, khi vừa đến nói ly gián thì phạm tội Ác tác, người kia nghe hiểu thì phạm bổn tội. Thân ở trên hư không đối trước người ở dưới đất nói ly gián hoặc ngược lại; thân ở trong giới đối trước người ở ngoài giới nói ly gián và ngược lại; hoặc cả hai người đều ở trong giới hoặc đều ở ngoài giới thì đều phạm bổn tội. Nếu đối trước người thọ học nói ly gián thiện Bí-sô hoặc đối trước Cầu tịch nói ly gián Bí-sô và ngược lại thì đều phạm tội Ác tác. Khi nói ly gián, người nghe chưa hiểu thì phạm tội Ác tác, cảnh tưởng, phạm và không phạm đều giống như trên.
4. Phát khởi lại yết ma dứt tránh:
Duyên xứ như trên, lúc đó Tăng đã như pháp yết ma dứt tránh, Lục chúng Bí-sô phát khởi trở lại nên Phật chế học xứ: Nếu Bí-sô biết Tăng hòa hợp đã như pháp đã xử đoán việc tranh cãi xong rồi, sau đó nơi yết ma phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề.
Nói biết là biết việc yết ma đã xử đoán như pháp, hoặc tự biết hoặc do người khác nói cho biết; nói hòa hợp là không phải biệt chúng, tức là các Bí-sô ở trong giới hòa hợp hiện tiền tác pháp, người nên gởi dục thì gởi dục, người nên quở thì không quở. Có mười bốn hạng người không nên quở:
1. Người ngu là người ý suy nghĩ điều ác, miệng nói lời ác, thân làm việc ác và cố chấp việc đã làm.
2. Người si là người không trì kinh, luật, luận.
3. Người không phân minh là người không hiểu rõ giáo văn trong ba tạng.
4. Người không thiện xảo là người không hiểu rành giáo lý trong ba tạng.
5. Người không tàm quý là người phạm một trong bốn tội Tha thắng.
6. Người có lỗi lầm là người mới tranh cãi hay trước đó đã có lời oán trách
7. Người ở ngoài giới hoặc ở trong giới nhưng ở chỗ lìa thấy nghe.
8. Người ở chỗ khác tức là ở trong giới nhưng lại ở trên hư không.
9. Người bị Tăng bạch tứ yết ma xả khí.
10. Người nói không có thứ tự là người nói dối, nói ly gián, nói thô ác và tạp loạn.
11. Người xả oai nghi là người rời khỏi chỗ ngồi.
12. Người mất bản tánh là người làm việc không nên làm, không tu tập các học xứ.
13. Người thọ học là người phạm tội Ba la thị ca nhưng không che giấu, Tăng bạch tứ yết ma cho học lại giới trọn đời ( học hối Sa di ).
14. Tăng yết ma như pháp.
Nói người nên quở trách là người thanh tịnh, lời nói có phép tắc, ở trong chúng không xả oai nghi.
Người trụ bổn tánh là người thấy Tăng bỉnh yết ma phi pháp nếu quở thì thành quở, hoặc thấy người bỉnh yết ma tuy như pháp nhưng không thích muốn quở thì cũng thành quở; hoặc như yết ma sai mười hai hạng người hay như Cầu tịch và Chánh học nữ thọ Cận viên, hoặc Cầu tịch nữ thọ sáu học pháp, hoặc cho yết ma Biệt trụ cho đến cho yết ma Xuất tội, nếu vị này hiểu rõ sự việc mà quở thì cũng thành quở.
Tăng đủ túc số là bốn người trở lên, nếu thiếu một người thì không gọi là Tăng; nếu đưa người thọ học vào cho đủ túc số, hoặc đưa người tục, người trước đã phạm tội, ô nhục Ni, người tạo tội Vô gián, hoặc ngoại đạo, tặc trú, người phạm Bất cọng trụ, người đang hành Biệt trụ, người điếc… vào cho đủ túc số thì tác pháp không thành, phạm tội Ác tác. Nếu Tăng vì Tăng mà tác yết ma thì phạm Tốt-thổ-la để, vì làm phương tiện phá Tăng.
Nói như pháp là như lời Phật dạy, hòa hợp tác pháp thì gọi là như pháp, khác với đây là phi pháp. Có năm loại yết ma phi pháp, đó là phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng. Phi pháp trong đây là không cho giải mà giải; hoặc bạch nhị, bạch tứ không tác bạch mà liền tác yết ma hoặc ngược lại. Tợ pháp trong đây là không cho làm yết ma mà làm yết ma, hoặc yết ma trước, tác bạch sau. Túc số trong đây là số người nhiều hơn bốn người thì tác yết ma thành tựu, nếu ít hơn bốn người thì không thành; lại nữa nếu sai người thọ học hành trù thì tác yết ma không thành. Khi tác yết ma xả trí, tuy ngủ nhưng nghe tác bạch thì cũng thành xả trí; hoặc nghe tác bạch rồi ngủ hay nhập định cũng thành xả trí, hoặc nghe tác bạch rồi chúng đều ngủ cũng thành xả trí, nhưng nếu chúng ngủ trong lúc đang tác bạch thì không thành xả trí; nếu khi tác bạch có một trong tám nạn sự khởi lên, dù chỉ có một người nghe cũng thành xả trí.
Nói tránh sự có bốn: một là bình luận tránh (ngôn tránh), hai là phi ngôn tránh, ba là phạm tội tránh, bốn là sự tránh. Nói như pháp dứt tránh là việc tranh cãi đã dứt diệt, nói phát khởi lại là đối với việc tranh cãi đã dứt diệt, do tâm ác nên phát khởi lại.
Tướng phạm trong đây là nếu biết việc tranh cãi thuộc một trong bốn loại kể trên đã như pháp dứt diệt rồi, khởi tưởng đã dứt diệt rồi và nghi mà còn phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề; không như pháp dứt diệt, khởi tưởng là như pháp và nghi thì phạm tội Ác tác; pháp và phi pháp, khởi tưởng là phi pháp thì không phạm. Có năm hạng người được phát khởi yết ma:
1. Chủ nhân là người đối với yết ma đã bỉnh, đầu giữa sau đều biết rõ.
2. Người bỉnh pháp là người ở trong chúng, lúc đó đang bỉnh yết ma.
3. Người gởi dục là người có duyên sự không đến nhóm họp.
4. Người trình bày tình kiến là người trình bày ý kiến của mình về việc tranh cãi.
5. Khách là người đối với việc tranh cãi, đầu giữa sau đều không biết rõ.
Trong năm hạng người này, ba hạng người trước nếu phát khởi yết ma trở lại thì phạm bổn tội, hai hạng người sau thì phạm tội Ác tác.
Lại có năm hạng người phi pháp trình bày ý kiến của mình, lời nói ra đều không đúng pháp: một là người trụ bộ khác, hai là người chưa thọ Cận viên, ba là người bị trị phạt, bốn là người được pháp gia bị, năm là người phạm trọng.
5. Thuyết pháp cho người nữ quá 5, 6 lời:
Duyên xứ như trên, lúc đó Bí-sô Ô-đà-di giỏi về tướng số, đối trước người nữ này nói tướng lạ ở chỗ kín của người nữ kia nên chiêu lấy cơ hiềm, Phật liền chế ngăn việc thuyết pháp cho người nữ. Sau đó quán lợi ích nên khai cho nói pháp chừng năm sáu câu, Lục chúng Bí-sô cố ý nói tăng thêm bảy câu, lại xem khỉ vượn bên cạnh là người nam có trí để nói pháp cho người nữ, nên Phật chế học xứ:
Nếu Bí-sô nói pháp cho người nữ quá năm, sáu câu thì phạm Badật-đề, trừ có người nam hiểu biết bên cạnh.
Nói người nữ là người hiểu biết được nghĩa thiện ác của lời nói; nói năm câu là nói năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là vô thường; nói sáu câu là nói sáu căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý đều là vô thường. Trong đây nếu nói quá năm đến sáu câu hoặc nói quá sáu đến bảy câu thì thành phạm. Không phạm là có người nam hiểu biết nghĩa thiện ác của lời nói ở bên cạnh, có thuyết nói có người nữ hiểu biết khác bên cạnh cũng không phạm; hoặc ở trên lầu nói năm câu, xuống tầng giữa nói thêm thành sáu câu, xuống tới dưới đất nói thêm thành bảy câu, do khác chỗ nên không phạm. Cảnh tưởng và nghi về người nam hiểu biết hoặc về số câu giống như trên, suy ra mà biết; nếu người bên cạnh là người không hiểu biết hoặc là người biên địa hoặc ngủ say, nhập định… thì phạm tội Ác tác.