CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

 

Phẩm 8: VÔ THƯỜNG

1. Vô thường có bao nhiêu thứ?

“Khi ấy, Bồ-tát Đại Tuệ… cho đến cái gọi là vô thường?” Vì ở trên nói phàm phu luống dối khởi kiến chấp sinh diệt, chẳng phải các bậc Thánh. Nghĩa là ngoại đạo phàm phu không hiểu như thật, mà khởi vọng kiến vô thường sinh diệt cho nên nói vô thường. Bậc Thánh hiểu biết lý như thật, nên không khởi vọng kiến vô thường sinh diệt. Vì sao Đức Thế Tôn cũng nói các hành pháp vô thường là pháp sinh diệt, chẳng hay ở đây nói ai là tà, ai là chánh, cái gọi là vô thường có bao nhiêu thứ?

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Ngoại đạo nói có… cho đến sinh rồi thì không sinh tánh vô thường”: Có ngoại đạo nói bốn đại chủng tánh. Từ vô thỉ tạo ra các pháp sắc v.v… làm rồi thì bỏ, tức là chấp đắm pháp sở tác, đó gọi là vô thường.

2. Bác bỏ vọng chấp bảy thứ vô thường:

“Có thuyết nói hình xứ biến hoại, đó gọi là vô thường… cho đến đại chủng tự tánh xưa nay chẳng sinh khởi”: Dưới đây giải thích rộng phá vọng chấp bảy thứ vô thường. Ở đây trước là giải thích bác bỏ vô thường thứ sáu. Nói vật trong kia không có vật vô thường là chấp đắm, nghĩa là năng tạo các câu dưới, tức giải thích bác bỏ. Nói năng tạo đại chủng, sở tạo các pháp, luống dối không thật tướng kia hoại diệt. Tự tánh của đại chủng không thật có, xưa nay không sanh, vì không sanh nên không diệt, thì đâu có thật pháp năng tạo, sở tạo mà nói vô thường ư!

“Bất sinh vô thường nghĩa là thường và vô thường… cho đến thì rơi vào nghĩa sinh vô thường của ngoại đạo”: Kế là nhắc lại, bác bỏ vô thường thứ bảy: Ý nói tất cả pháp xưa nay vắng lặng, chẳng phải diệt sinh gọi là vô thường. Không biết rõ điều này thì chấp bất sinh, cho là có sinh pháp diệt, gọi là vô thường.

3. Giải thích thí dụ nghĩa vọng chấp kia:

“Có vật vô thường nghĩa là chẳng phải thường… cho đến tự chẳng hoại, đây cũng như thế”: thứ ba là nhắc lại, giải thích vô thường thứ năm. Ý nói phi thường, phi vô thường, ngoại đạo không hiểu chấp là vô thường, tự sinh phân biệt. Nghĩa kia nói thế nào. Nêu giải thích thí dụ nghĩa vọng chấp kia, như trong kinh có nói.

“Này Đại Tuệ! Hiện thấy vô thường và tất cả pháp… cho đến giúp cho tất cả các pháp thành không”. Dưới đây nói Như lai bác bỏ sự chấp của ngoại đạo. Nói hiện thấy vật vô thường cùng với các pháp sở tác không có tự thể khác nhau, cho nên nói không có năng tác, sở tác khác nhau. Đã nói đây là vật vô thường! Đây là pháp sở tác không khác nhau thì năng tác, sở tác lẽ ra đều là thường. Vì sao? Vì không thấy có vật vô thường làm nhân, mà năng phá hoại các pháp sở tác, thành ra vô.

4. Ngoại đạo không biết nêu lấy vật vô thường làm nhân:

“Này Đại Tuệ! Các pháp hoại diệt thật cũng có nhân, phàm ngu ngoại đạo chẳng thể biết được”. Do ngoại đạo chấp trừ bỏ vật vô thường, không có khả năng giúp cho trời, người biến hóa có không, cho nên Phật dạy tất cả các pháp y báo, chánh báo sinh khởi diệt hoại của trời, người thật cũng có nhân, nhưng phàm ngu chẳng thể biết được. Nghĩa là một niệm phân biệt là nhân sinh khởi diệt hoại, ngoại đạo không biết, cho nên lấy vật vô thường làm nhân.

“Này Đại Tuệ! Dị nhân không sinh dị quả… cho đến làm sao dị nhân sinh dị quả?” Dưới đây Đức Như lai bác bỏ chuyển chấp. Ở trên nói không khác nhau, phá chấp vật vô thường tự không hoại diệt, năng hoại các pháp, đó gọi là có khác, lại bác bỏ chuyển chấp năng sinh các pháp, cho nên nói dị nhân không sinh dị quả. Nếu thật năng sinh thì tất cả pháp khác nhau lẽ ra đều sinh lẫn nhau, như giống lúa sinh gai, giống đậu sinh cây mì, hữu tình sinh vô tình, vô tình sinh hữu tình, pháp kia sinh pháp này, năng sinh ra sở sinh, nên không có khác nhau, mà người đời hiện thấy các pháp có khác nhau, vì sao vọng chấp nhân khác sinh ra quả khác?

5. Vật tự là vô thường thì làm sao hoại diệt sinh khởi các pháp:

“Này Đại Tuệ! Nếu tánh vô thường là có pháp thì pháp vô thường lẽ ra phải thường”. Nếu chấp vật có tánh vô thường là nhân năng sinh có pháp, thì lẽ ra đồng với tánh sở tác không rốt ráo, tự nó là vô thường. Tự nó là vô thường thì làm sao hoại diệt, các pháp sinh khởi, vậy pháp vô thường lẽ ra phải thường, vì sao? Vì đã đồng sở tác mà chấp thường trụ tự không hoại diệt, cho nên pháp sở tác đều là thường.

“Này Đại Tuệ! Nếu tánh vô thường trụ trong các pháp… cho đến vì thế tự tánh kia cũng không hoại diệt”: Nếu chấp vật là tánh vô thường, thường an trụ trong tất cả các pháp, có các thì pháp sinh diệt, đã trụ trong các pháp lẽ ra đồng với các pháp rơi vào ba đời đều hoại diệt. Tự thể không có, thì đâu thể làm cho vật vô thường, tất cả ngoại đạo vọng chấp thể tánh đại chủng không hoại. Nói tạo sắc, hoại sắc, tức là đại chủng khác nhau hòa hợp mà có, lìa khác, không khác cho nên tự tánh của sắc kia cũng không hoại diệt.

6. Tổng kết bác bỏ chấp vặt vô thường:

“Này Đại Tuệ! Trong ba cõi năng tạo, sở tạo… cho đến năng sinh các vật mà không hoại diệt”: Đây là tổng kiết bác bỏ chấp vật vô thường, lời văn rất dễ hiểu. Như trên là bác bỏ muôn vật vô thường đã xong.

“Mới tạo tức bỏ vô thường, chẳng phải đại chủng… cho đến nên biết đó chẳng phải mới tạo vô thường”: Đoạn thứ tư giải thích bác bỏ mới tạo thứ nhất tức bỏ vô thường, nghĩa là sở chấp của các ngoại đạo, không ra ngoài ba tướng lẫn nhau, tứ tướng, cộng tướng, làm năng tạo. Nói chẳng phải đại chủng lẫn nhau làm chủng, nghĩa là các sự cứng ướt… vốn không có tự tánh, dụng kia trái nhau, không thể cùng nhau tạo sắc, cho nên bác bỏ là đều khác nhau. Như bài kệ ở dưới nói đại chủng vô tự tánh, lại nói đại chủng trái lẫn nhau, đâu thể tạo sắc được. Nói chẳng phải tự tướng tạo, vì không khác, là tự riêng, nghĩa là đại chủng tánh vốn tự vô sinh, không thể khởi riêng để tạo sắc. Cho nên bác bỏ rằng do không khác. Như bài kệ ở dưới nói: Đại chủng vốn vô sinh, nên không sở tạo sắc. Nói cũng chẳng chung tạo, vì là trái lìa nhau. Cùng là nghĩa đồng hòa, nghĩa là bốn đại chủng tánh tự trái lìa, lần lượt lấn đoạt hoại diệt lẫn nhau, như nước không dung nạp lửa v.v… đâu thể cùng đồng mà tạo sắc được. Cho nên bác bỏ rằng vì trái lìa. Như bài kệ ở dưới nói lửa để thiêu đốt sắc, nước lại làm hư hoại, gió làm cho tan diệt, làm sao sinh sắc được. Nên biết chẳng phải là mới tạo vô thường, là tổng kiết bác bỏ.

“Hình dáng hoại vô thường, đây chẳng phải năng tạo… cho đến kiến chấp này rơi vào Số luận”: Đoạn thứ năm giải thích phá vô thường thứ hai. Chấp chỉ diệt hình dáng ngắn dài v.v… không diệt năng sở tạo thể, chấp này rơi vào Tăng-khư.

“Sắc tức là vô thường, là nói sắc đây tức là hình dáng vô thường…

cho đến chỉ có lời nói”: Thứ sáu là là nhắc lại, giải thích bác bỏ vô thường thứ ba. Chấp đại chủng tánh thường trụ bất diệt, là năng tác giả, nếu cũng vô thường thì không có thế sự, sở chấp như vậy rơi vào ngoại đạo chấp Lô-ca-da, vì ngoại đạo kia vọng chấp các pháp tự tướng sinh, chỉ có lời nói không có tự tánh tướng.

“Chuyển biến vô thường, nghĩa là sắc thể biến… cho đến vàng không thay đổi, ở đây cũng như thế”: Thứ bảy là nhắc lại giải thích bác bỏ vô thường thứ tư. Chấp sắc chất thay đổi gọi là vô thường, chẳng phải thể của đại chủng gọi là vô thường, cho nên nêu vàng làm các đồ trang sức để thí dụ. Các thứ trang sức có thay đổi gọi là vô thường. Nhưng vàng không thay đổi chẳng gọi là vô thường, thể của sắc pháp này thay đổi vô thường cũng giống như vậy.

7. Tổng kết bảy thứ vô thường ở trên:

“Này Đại Tuệ! Các loại ngoại đạo như thế… cho đến năng tạo sở tạo thảy đều dứt diệt”: Tổng kiết bảy thứ vô thường trên, và vọng tưởng phân biệt chấp tánh vô thường của các ngoại đạo. Như họ chấp cho rằng khi lửa đốt bốn đại thì không thể đốt tự tướng các đại. Nói nếu có thể đốt thì năng tạo, sở tạo sau cùng lẽ ra phải đoạn diệt, vì họ thấy không đọan nên chấp tánh đại chủng là thường.

8. Mười nghĩa giải thích thành chánh lý:

“Này Đại Tuệ! Ta nói các pháp chẳng phải thường, vô thường…

cho đến thì không phân biệt năng tạo, sở tạo”: Ở đây nói thật pháp mà Như lai tự giác Thánh trí sở chứng, hễ có nói bày như chỗ chứng mà nói, khác nhau với kiến chấp thường, vô thường của ngoại đạo. Vì sao? Vì hiểu rõ ngoại pháp luống dối không thật, lìa chấp đắm, cho đến lìa chấp hữu vô, không vọng phân biệt năng tạo sở tạo, gồm có mười nghĩa giải thích thành chánh lý, lời văn rất dễ hiểu.

“Này Đại Tuệ! Thế gian, xuất thế gian… cho đến các phàm ngu chẳng thể biết được”. Nói các pháp thế gian, xuất thế gian và xuất thế gian trên hết thượng thượng đều chỉ là tâm không có pháp ngoài, chẳng phải thường, vô thường nếu không biết rõ thì sẽ rơi vào ác kiến, y tự phân biệt mà chấp lời nói, chấp thường, vô thường. Ba pháp này có phương tiện lời nói phân biệt, phàm ngu chẳng thể giác biết được.

9. Đức Phật nói kệ:

“Lúc ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: 

Mới tạo liền xả bỏ,

Hình dạng có chuyển biến,

Sắc vật thảy vô thường,

Ngoại đạo vọng phân biệt”:

Nói bảy thứ vô thường là do các ngoại đạo vọng chấp phân biệt.

“Các pháp không hoại diệt, các đại tự tánh trụ, ngoại đạo các thứ chấp, như thế nói vô thường”: Pháp ấy trụ pháp bên ngoài, tướng thế gian thường trụ, cho nên nói các pháp không hoại diệt. Các đại tự tánh trụ, ngoại đạo không biết rõ, chấp đại chủng là thường, tạo sắc vô thường, cho nên nói ngoại đạo các thứ chấp, như thế nói vô thường.

“Các chúng ngoại đạo kia, đều nói bất sinh diệt, các đại tánh tự thường, gì là pháp vô thường”: Lìa năng không có sở, lìa sở không có năng. Đã năng tạo đại chủng nói không sinh diệt, tánh kia tự thường, cái gì là vô thường sở tạo sắc pháp.

“Năng thủ và sở thủ, tất cả chỉ là tâm”: Cho đến tất cả không thật có. Năng thủ là vọng kiến, sở thủ là vọng trần. Các pháp Phạm thiên… là luống dối không thật, lìa tâm lượng, đều không thật có.