CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

 

Phẩm 15: BIẾN HÓA

1. Bồ-tát Đại tuệ lược nêu mười thứ để thưa hỏi chung:

Do Đức Phật ứng hóa tùy nghi nói pháp, ý thú khó hiểu, cho nên Đại Tuệ ở đây lược nêu lên mười thứ để thưa hỏi chung. Vì vậy, nên kinh Hoa Nghiêm chép: Tuy nói các đạo, kỳ thật vì Nhất thừa.

2. Mười thứ ấy như sau:

“Khi ấy, Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật… cho đến được thọ ký thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”: Như chương trên nói Thanh văn, Duyên giác chấp đắm Niết-bàn, mong cầu tự an vui, tu sáu độ không được thành Phật, vì sao trong chủng tánh Bất định nói hàng Thanh văn trụ tam-muội lạc cuối cùng sẽ được thân Như lai? Mười thứ ấy là:

1/ “Không khác với Bồ-tát”: Trong năm tánh đã có ba thừa, chỗ nương chẳng phải một, nhập vào diệt chánh thọ, vì sao lại nói Bồ-tát Địa thứ sáu cùng Thanh văn, Duyên giác đồng nhập diệt tận tam-muội. Cầu-na dịch là bản hữu, tám chữ: Cùng các Bồ-tát thảy không khác nhau. Dưới đây đã có văn đáp, sợ chỉ thất lạc.

2/ “Vì sao lại nói không có pháp nhập Niết-bàn, chúng sinh được thành Phật đạo”: Chương Sát-na nói: Bảy thức chẳng trôi lăn, không chịu khổ vui, không phải nhân Niết-bàn. Bảy thức, là sinh thức của tất cả chúng, cho nên hỏi không có chúng sinh nhập Niết-bàn làm sao được thành Phật đạo.

3/ “Lại, vì sao nói từ khi thành Phật cho đến nhập Niết-bàn, trong khoảng giữa đó không nói một chữ?”. Phật dạy không nói một chữ không đáp một chữ. Vì sao trong bốn món bình đẳng của Phật có ngữ bình đẳng.

4/  “Lại nói Như lai thường ở trong định, không giác, không quán”: Chương Hằng hà sa nói: Phật không khởi một niệm phân biệt, sao lại khéo biết căn tánh mà nói pháp cho chúng sinh nghe.

5/  “Lại nói Phật sự đều là hóa ra? Đã nói tất cả các pháp tự tướng, cộng tướng là hóa Phật nói, tức là hóa Phật hóa ra Phật sự. Vì sao các kinh nói: Ứng hóa chẳng phải chân Phật, cũng chẳng nói pháp.

6/ Lại nói các thức sát-na biến hoại”: Trong chương Sát-na Phật nói các thức sát-na không dừng trụ, cớ sao ở trên nói biết nương các nghiệp nhiếp thọ sinh tử.

7/ “Lại nói thần Kim cương thường theo hộ vệ”.

Chương Hằng sa nói Như lai trên hết, vượt các thế gian, thí dụ chẳng thể sánh kịp, đây là tướng không thể thấy, đâu cần lực sĩ Kim cương bảo vệ.

8/ “Lại nói mé trước không thể biết mà nói có nhập Niết-bàn”: Trong chương Hằng sa nói mé gốc sinh tử không thể biết, vì sao lại nói có chúng sinh nhập Niết-bàn. Ở đây thì có thời gian kiết thúc rất dễ hiểu, nếu có kiết thúc thì có mé gốc.

9/ “Lại hiện có ma và nghiệp ma… cho đến vì sao chẳng lìa các lỗi ấy? Kệ Hằng sa nói đều lìa tất cả lỗi, vì sao Như lai mà có các lỗi này! Nghĩa là từ khi Đức Phật thành đạo, thiên ma ở tầng trời thứ sáu và bốn binh phá, cầm các khổ cụ, đến dưới cây Bồ-đề quấy phá Như lai

10/ Bà-la-môn nữ Chiên-già buộc gỗ trong bụng chê bai Phật? Ngoại đạo Tôn-đà-lợi giết con gái để vu báng Phật, lại Đức Phật có lần khất thực khắp nơi không được, ôm bát không trở về, biết bao nhiêu việc không thể nói hết, như Ngài đã từng ăn lúa ngựa, đầu và lưng đều nhức. Điều-đạt muốn dành quyền thống lãnh, vua A-xà-thế nghịch hại, kiếm đâm chân thật, đào hầm lửa, bỏ thuốc độc vào thức ăn v.v… Ngài đã thành Phật, vì sao còn phải các mắc quả báo ấy?

3. Phật phương tiện thọ ký cho Thanh văn:

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ nói cho ông nghe… cho đến thọ ký cho Thanh văn là nói bí mật”: Vì hàng Thanh văn chứng Niết-bàn vô dư, tự cho là thành Phật, cho nên Phật phương tiện thọ ký cho họ. Nói Thanh văn trụ tam-muội lạc, cuối cùng sẽ được thân Như lai, tự khiến họ giác biết chẳng phải là Phật, tiến đến Niếtbàn vô dư của Đại thừa, Bồ-tát mới phát tâm ưa pháp Thanh văn, cũng khiến xả tâm này tiến tu hạnh đại thừa, và hóa Phật có thọ ký cho Thanh văn. Pháp tánh Như lai không có việc đó, đây đều là phương tiện bí mật nói. Đây là đáp câu hỏi thứ nhất.

4. Y theo hai chấp để làm sáng tỏ hai chướng:

“Này Đại Tuệ! Phật và người hai thừa không khác nhau… cho đến ý thức lìa bỏ, bấy giờ mới dứt”: Trí chướng, hoặc chướng cũng gọi là phiền não chướng và sở tri chướng. Thành Duy Thức chép: Do dứt phiền não chướng nối nhau sinh nên chứng giải thoát chân thật, do dứt đoạn ngại giải sở tri chướng cho nên được Đại Bồ-đề. Nói phiền não chướng, nghĩa là chấp thật ngã của biến kế sở chấp, chấp tát-ca-da là đứng đầu thượng thủ, một trăm hai mươi tám phiền não căn bản, và các tùy phiền não lưu chú kia, đây đều do mê hoặc thân tâm hữu tình, làm chướng ngại Niết-bàn, gọi là phiền não chướng, cũng gọi là hoặc chướng. Nói sở tri chướng, nghĩa là chấp thật pháp của biến kế sở chấp, chấp tát-ca-da làm thượng thủ, kiến nghi vô minh ái nhuế mạn v.v… chướng ngại trí dụng, đối với cảnh sở tri không có tánh điên đảo, mà không thể biết rõ, làm chướng ngại Bồ-đề, gọi là sở tri chướng, cũng gọi là trí chướng. Hai chướng như vậy phân biệt sinh khởi tức là kiến sở dứt, nhậm vận sinh khởi tức là tu sở dứt. Người hai thừa chỉ có thể dứt bỏ phiền não chướng, chỗ giải thoát sinh tử không khác với Phật, cho nên nói Phật không khác với người hai thừa, chẳng phải chỗ dứt trí chướng không khác. Đây là đáp câu hỏi thứ hai. Nhưng trong bốn quyển trên y theo đầu và cuối để làm sáng tỏ hai chướng. Ở đây thì y theo hai chấp để làm sáng tỏ hai chướng, cho nên văn hơi khác.

5. Bảy chuyển thức v.v… chẳng phải nhân Niết-bàn:

“Thói quen của tàng thức diệt, pháp chướng giải thoát mới được rốt ráo thanh tịnh”. Ở đây nói bảy chuyển thức, các pháp chướng ngại, thói quen tàng thức v.v… là tất cả tướng luống dối của chúng sinh luống dối vô thường, chẳng phải nhân Niết-bàn, không thể thành đạo. Nếu bảy thức diệt thì đối với tất cả pháp chướng được giải thoát, thói quen của tàng thức diệt, rốt ráo thanh tịnh, tức là phân biệt diệt, gọi là Niếtbàn, gọi là thành Phật đạo. Đây là đáp câu hỏi thứ ba.

“Này Đại Tuệ! Ta y pháp bổn trụ mà nói mật ngữ này… cho đến trước có các lời văn như thế”: Nói nương pháp bổn nhiên thường trú, là mật ý của Như lai cho nên nói như vậy. Tuy có ngữ bình đẳng, nhưng chỉ là lời nói sinh diệt không có tự tánh. Đây là đáp câu hỏi thứ tư.

6. Như lai nói pháp không đợi suy nghĩ:

“Này Đại Tuệ! Như lai chánh tri không có vọng niệm, không đợt suy nghĩ, rồi mới nói pháp”. Từ bi trí tuệ của Như lai thường hiện tiền, không cần phải suy nghĩ vì chúng sinh mà giảng nói các pháp. Đây là đáp câu hỏi thứ năm.

“Như lai đã dứt tứ trụ địa và vô minh trụ địa, thói quen hai thứ phiền não đã dứt, lìa hai thứ sinh tử, trừ hết hai thứ chướng”: Phật nói tứ trụ phiền não vô minh thói quen đã dứt nên gọi là chân Phật. Hóa Phật là phương tiện hiện hình để giáo hóa chúng sinh, chẳng phải chân Phật.

Đây là đáp câu hỏi thứ sáu.

7. Như lai tạng là thường:

“Này Đại Tuệ! Ý và ý thức, bảy thức như nhãn thức… cho đến kẻ phàm ngu không biết vọng chấp không”: Nói bảy thức phân biệt thói quen là nhân, đó là tánh sát-na vô thường, lìa điều lành vô lậu, chẳng phải pháp trôi lăn, không thể qua lại trong sáu đường. Vì Như lai Tạng là thường, có công năng giữ gìn sinh tử trôi lăn đó là nhân khổ vui Niếtbàn, kẻ ngu chẳng giác biết vọng chấp nói không. Đây là đáp câu hỏi thứ bảy.

“Này Đại Tuệ! Biến hóa ra Như lai Kim cương lực sĩ… cho đến cảnh sở hành của tự chứng Thánh trí”. Hóa Phật phương tiện tùy tướng chúng sinh mà hiện, vì đồng người pháp nên giả gìn giữ, Như lai chân thật lìa tất cả căn lượng, tức là không thể thấy tướng, không nhờ bảo vệ, đó là tất cả hóa Phật tùy gốc lành của người sinh, không theo thật nghiệp sinh, chẳng phải là chân Phật, song y chân khởi hóa cũng không lìa chân Phật như bánh xe của người thợ gốm, do đất, nước các thứ hòa hợp mà tạo thành. Hóa Phật cũng giống như vậy. Chúng sinh luân hồi các tướng đầy đủ, trở lại nói pháp tự tướng, cộng tướng không nói cảnh giới sở hành của Thánh trí tự chứng của chân Phật. Đây là đáp câu hỏi thứ tám.

8. Dứt phân biệt luống dối là giải thoát:

Lại nữa, Này Đại Tuệ! Những kẻ phàm ngu… cho đến khi phân biệt diệt thì được giải thoát”. Nói phàm phu chấp thân này diệt mà không chấp đời vị lai sinh, cho nên khởi chấp đoạn, không biết tạng thức niệm niệm trôi chảy, cho nên khởi chấp thường, tự tâm phân biệt luống dối, đó là bờ mé sinh tử, vì vậy cho nên bờ mé không thật có. Dứt phân biệt luống dối gọi là giải thoát. Đây là đáp câu hỏi thứ chín.

“Bốn thứ thói quen dứt xa lìa tất cả”: Hóa Phật tùy theo sự thích ứng của chúng sinh, phương tiện thị hiện các thứ tội lỗi. Như lai chân thật đối với tứ trụ địa phiền não và thói quen vô minh đều dứt hết, không có lỗi như vậy. Đây là đáp câu hỏi thứ mười.

9. Đức Phật nói kệ:

“Khi ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: Ba thừa và phi thừa, không có Phật Niết-bàn, đều được Phật thọ ký, nói lìa các lỗi ác”: Nói phi thừa là không có pháp chúng sinh nhập Niết-bàn.

“Thành tựu trí rốt ráo, và Niết-bàn Vô dư, dẫn dắt người thấp kém, nương đây mật ý nói”. Muốn kia thành tựu rốt ráo chủng trí thì phải dứt trừ sở tri chướng, chứng Đại bát Niết-bàn vô dư của Phật. Vì dẫn dắt người yếu kém nên phải nói kín đáo.

“Trí các Phật chứng đắc, giảng nói đạo như thế, chỉ đây không còn khác, nên kia vô Niết-bàn”. Như lai chứng trí tuy nói các đạo, nhưng kỳ thật chỉ là Nhất thừa, không còn pháp nào khác, mà hàng Thanh văn kia chấp Niết-bàn sở đắc tự cho là Phật, chẳng phải Niết-bàn chân thật. Ba bài kệ trên đều trả lời câu hỏi thứ nhất, lược bao gồm các câu hỏi khác.

“Các kiến cõi Dục, Sắc, bốn thói quen như thế, từ ý thức sinh khởi, tàng ý ở trong đó”: Kiến, tư, vô minh sinh tử trong ba cõi, đều do tâm ý thức của chúng sinh xoay vần làm nhân, huân xông phát hiện. Bài tụng này là hỏi đáp thứ mười.

“Chấp ý thức nhãn thảy, vô thường nên đoạn diệt, mê ý khởi thường, tà trí cho Niết-bàn”. Bài tụng nầy là hỏi đáp thứ chín. Lời văn rất dễ hiểu.