CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

 

Phẩm 17: ĐÀ LA NI

1. Phật nói chú để che chở người không ăn thịt:

Khi ấy, Phật bảo Đại Bồ-tát Đại Tuệ rằng… cho đến liền nói chú rằng: Đát-điệt-tha, đo-tra-đô-tra…., cho đến sa-ha”: Tông Thiên thai, đối với phẩm Đà-la-ni trong kinh Pháp Hoa đều dùng bốn Tất-đàn để dịch tên giải thích nghĩa. Đà-la-ni, Hán dịch là Tổng trì, là giữ gìn điều ác không cho sinh khởi, điều lành không bỏ qua (là một), lại dịch là Năng già, Năng trì, là có công năng giữ gìn điều lành, có công năng ngăn tránh điều ác. Đây là có công năng ngăn dứt điều ác, có công năng giữ gìn điều trung thiện. Các kinh khai già khác nhau, hoặc chỉ dùng trị bệnh, như cư sĩ Na-đạt, hoặc chỉ hộ pháp, lời văn này, hoặc chuyên dùng để diệt tội, như Phương đẳng, hoặc dùng chung để trị bệnh, diệt tội và hộ trì kinh, như thỉnh Quán Âm, hoặc Đại Minh chú, Vô thượng Minh chú, Vô đẳng đẳng Minh chú, thì chẳng phải trị bệnh, chẳng phải diệt tội, chẳng phải hộ kinh, nếu có công dụng chung khác cùng nên bao gồm, hoặc luận riêng phải nương kinh, chớ trái lời Phật dạy: Kế là giải thích nghĩa rằng: các sư hoặc nói chú ấy là tên của vua Quỷ thần vương, xưng danh vua kia là do bộ lạc kính chủ không dám làm điều trái, cho nên có khả năng hàng phục tất cả quỷ mị. Hoặc nói chú ấy như mật hiệu trong quân, đề xướng hiệu tương ưng, không thể quở trách, nếu không tương ưng thì bị trị tội. Nếu không thuận chú thì đầu bị vỡ thành bảy phần, nếu thuận cbú thì không có tội. Hoặc nói chú ấy bí mật trị ác, thì điều ác tự dứt. Thí như kẻ thấp kém, từ nước này trốn qua nước khác lạm xưng con vua. Vua nước này lấy công chúa làm vợ, nhưng người này nhiều tức giận khó làm nên sự nghiệp. Một hôm, có một người sáng suốt từ nước kia đến, người chủ đến nói, người kia nói với chủ, ngay khi tức giận nói kệ rằng: “Không người thân đến nước khác, dối gạt hết mọi người, ăn dở là việc thường, nhọc gì lại nổi sân”, khi nói kệ đó rồi thì im lặng hết tức giận. Người chủ và tất cả mọi người chỉ nghe bài kệ này đều không biết ý. Chú cũng như vậy, mật ý ngăn ác, người không học đạo không thể hiểu được.

2. Dẫn ví dụ trong kinh Niết-bàn:

Có chỗ nói chú là mật ngữ của các Đức Phật, như vua đòi Tiênđà-bà, tất cả mọi người không thể biết được, chỉ người có trí tuệ mới biết được, chú cũng giống như vậy, chỉ là một pháp khiến tất cả các pháp, bệnh chóng lành, tội tiêu trừ, gốc lành thêm lớn, phù hợp với đạo, vì nghĩa này đều tồn tại trong bản âm, người dịch không dịch ý ở đây.

Đời mạt pháp truyền bá kinh gặp nhiều khó khăn buồn lòng, nhờ chú hộ trì giúp cho đạo lưu thông. Nay kinh Lăng-già này, phẩm Đà-la-ni do Như lai nói cùng chuyên hộ pháp, giúp cho đạo lưu thông. Hoặc lại nói văn chú từ xưa đã không dịch có năm ý: 1. Là pháp ngữ bí mật của các Đức Phật, chỉ có Phật mới biết. 2. Tổng trì môn, bao gồm nhiều nghĩa. 3. Hoặc là tên quỷ thần, gọi họ nhắc che chở người tu hành. . Hoặc là ấn bí mật của các Đức Phật, như ấn tín của vua không ai dám không vâng theo. . Năng lực che chở giữ gìn, không thể suy nghĩ bàn luận, thọ trì mật tụng, diệt tội sinh phước. Đây cùng với ý của tông Thiên Thai, đồng hay khác có thể biết.

3. Chú có lợi ích cho cả chúng sanh vị lai:

“Này Đại Tuệ! Trong đời vị lai nếu có người thiện nam, người thiện nữ… cho đến liền nói chú rằng: Đát-điệt-tha…. cho đến Sa-ha. Này Đại Tuệ! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ… cho đến tất cả câu văn đều đã đầy đủ”: Dạ-xoa, Hán dịch là Tiệp tật quỷ, cũng gọi là khổ hoạt. La-sát, Hán dịch là Khả úy, cũng gọi là Thực nhân quỷ. Hai loài này do Thiên vương Tỳ-sa-môn ở phương Bắc thống lãnh.