CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

Phẩm 7: PHÁP THÂN

1. Bồ-tát Đại Tuệ hỏi Phật về chứng đắc Niết-bàn của Phật:

“Khi ấy, Bồ-tát Đại Tuệ bạch Phật… cho đến khéo được tự ngộ ngộ tha”. Đại Tuệ do ở trên nói về Niết-bàn chân thật siêu vượt tâm, ý, thức, cho nên nêu năng chứng Niết-bàn pháp thân Như lai ứng chánh đẳng giác tự giác tánh để thưa hỏi, khiến Bồ-tát chúng con được tự giác giác tha khéo léo này.

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Như lời ông hỏi… cho đến như vậy các câu hỏi này là khác hay không khác”. Nói Như lai pháp thân Ứng chánh đẳng giác, là tác pháp hay chẳng phải tác pháp? Là quả hay nhân? Là năng tướng hay sở tướng? Là lời nói hay sở thuyết? Là năng giác hay sở giác? Những câu như thế là khác hay chẳng khác với pháp thân Như lai! Những câu như vậy là pháp thân Như lai phải không?

2. Phật nói về pháp thân Như lai:

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Như lai ứng chánh đẳng giác… cho đến vì sao các câu ấy đều có lỗi”: Ở đây nói về ý pháp thân Như lai là tác hay phi tác v.v… các câu ấy đều có lỗi cho nên Đức Phật ngăn lỗi kia, nói chung để bác bỏ.

“Này Đại Tuệ! Nếu Như lai là tác thì thuộc về vô thường… cho đến chẳng phải tác nhân mà thành”: Nếu pháp thân Như lai là tác thì là vô thường, Đức Phật không chấp nhận. Nếu chẳng phải tác pháp thì không có thể tánh, chẳng phải tác nhân mà thành, cho nên pháp thân chẳng phải tác chẳng phải chẳng tác.

“Nếu chẳng phải câu nhân phi quả thì chẳng phải hữu chẳng phải vô… cho đến Như lai có tất cả cú nghĩa”: Nếu chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác thì chẳng phải nhân, chẳng phải quả. Nếu chẳng phải nhân, chẳng phải quả thì là chẳng phải tướng, chẳng phải sở tướng, cho nên nói chẳng phải hữu chẳng phải vô. Nếu chẳng phải hữu chẳng phải vô thì phi thuyết, phi sở thuyết, cho nên nói siêu vượt bốn câu. Nếu rơi vào bốn câu gọi là thế gian, cho nên nói bốn câu ấy chỉ tùy theo thế gian mà có lời nói. Nếu vượt ngoài bốn câu chỉ có lời nói, thì như con của cô gái bất dục. Con của cô gái bất dục chỉ có lời nói, không rơi vào bốn câu, vì không rơi vào nên không thể đo lường, thì là phi giác phi sở giác. Người trí nên biết Như lai có tất cả cú nghĩa cũng giống như vậy.

Đâu có khác đây tức là lời câu này, đó gọi là pháp thân Như lai ư.

3. Dẫu lời xưa để làm sáng tỏ cái thật ở đây:

“Này Đại Tuệ! Như lời ta nói các pháp vô ngã… cho đến nên biết cú nghĩa của Như lai cũng giống như vậy”: Đây là dẫn lời xưa quyền phương tiện để làm sáng tỏ cái thật ở đây. Ta thường phương tiện nói tất cả các pháp không có tánh ngã, cho nên nói vô ngã, chẳng phải không có tự tánh của các pháp ấm, nhập giới. Muốn so sánh pháp thân và ấm, giới, nhập hợp, không có tự tánh sinh tử của ấm, giới, nhập chẳng phải không có tự tánh pháp thân thường trú, cho nên nói cú nghĩa của Như lai nên biết cũng giống như vậy. Cho nên trong kinh Địa Trì có nói hai thứ pháp tánh: 1. Sự pháp tánh, là tánh khác nhau. 2. Thật pháp tánh, là tánh chân thật. Đây là tự tánh các pháp ấm, giới, nhập tức là sự pháp tánh. Pháp thân Như lai tự tánh thường trụ tức là thật Pháp tánh.

4. Loài nào có tự tánh của loài ấy:

“Này Đại Tuệ! Thí như trâu không có tánh ngựa… cho đến tất cả các pháp không tự tánh đều cũng như vậy”. Thí như trâu ngựa hợp bầy, trâu chẳng có tánh ngựa, ngựa chẳng có tánh trâu. Trên thể ngựa không được nói tánh trâu là có hay không có tánh trâu, nhưng chẳng phải không có tự tánh của thể ngựa, huống chi pháp thân và các pháp ấm, giới, nhập hợp lại. Trong pháp thân không được nói tánh ấm, giới, nhập là có hay không, nhưng chẳng phải không có tự tánh của pháp thân, cho nên nói tất cả các pháp cũng giống như vậy. Không có tự tướng mà chẳng phải hữu tức hữu. Nói chẳng có, là không có tự tánh các pháp. Tức có là có tự tánh thường trú của pháp thân. Nhưng chỉ chứng mới tương ưng, các kẻ ngu chẳng thể biết được. Vì sao không biết! Vì kẻ ngu có phân biệt luống dối, cho nên không biết đó thôi! Nói tất cả pháp không, vô sinh, vô tự tánh cũng đều như vậy, là nói pháp thân Như lai có tất cả pháp không không sinh không tự tánh, siêu vượt có không tự tánh thường trú, cho nên đều biết cũng vậy.

5. Pháp thân Như lai và pháp năm ấm lìa một, khác:

“Đại Tuệ! Như lai và uẩn chẳng phải khác, chẳng phải không khác… cho đến tất cả các pháp cũng giống như vậy”: Nói pháp thân Như lai và pháp năm ấm lìa một khác, cho nên thí dụ như sừng trâu, như đối với năm ấm, đối với giới xứ v.v… Tất cả pháp cũng giống như vậy. Như kinh có nói.

“Này Đại Tuệ! Như lai là nương giải thoát mà nói… cho đến nhưng có khác nhau cho nên chẳng phải không khác”: Trên đây là nói Pháp thân và ấm giới nhập trói buộc các pháp, lìa khác chẳng khác, ở đây lại nói cùng pháp giải thoát xuất thế lìa khác chẳng khác. Pháp thân Như lai lấy giải thoát làm tên gọi. Như lai và giải thoát chẳng phải khác, chẳng phải không khác. Nếu Như lai khác với giải thoát thì đồng sắc tướng, tức là vô thường.

Nếu Như lai và giải thoát là một thì người và pháp sở đắc sẽ không phân biệt. Người tu hành cái thấy lẽ ra không khác nhau, như có người năng chứng và pháp sở đắc khác nhau, cho nên chẳng phải một. Vì vậy cho nên đức Như lai và giải thoát, lìa khác chẳng khác.

“Như vậy, trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải không khác… cho đến không có diệt cho nên như hư không? Dưới đây nói về pháp thân chân thật của Như lai. Trí: là pháp thân. Sở tri: là ấm giới nhập. Nói pháp thân chân thật, biết tất cả cảnh giới lìa hữu vô, một khác, thường vô thường… bốn câu vọng kiến, siêu vượt khỏi thấy nghe hiểu biết, tất cả tâm lượng, chỉ có lời nói. Vô sinh vô diệt, cũng như hư không. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm chép: Muốn biết tâm các Phật, phải quán trí tuệ Phật, trí Phật không chỗ nương, như không chẳng chỗ nương.

6. Pháp thân Như lai xa lìa căn, cảnh, giới:

“Này Đại Tuệ! Hư không phi tác, phi sở tác… cho đến xa lìa hẳn tất cả các căn cảnh giới”: Theo trước giải thích lại tổng kiết đáp vặn hỏi. Nói pháp thân Như lai chánh đẳng giác xa lìa hẳn tất cả các căn cảnh giới, không thể dùng tình thức luống dối mà so lường được.

“Lúc ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: Xa lìa các căn lượng, không quả cũng không nhân, năng tướng và sở tướng, như vậy thảy đều lìa”: Có bảy bài kệ nói về pháp thân lìa niệm, thoát khỏi hai kiến chấp. Đây là nói chung đều lìa.

“Uẩn duyên và Chánh giác, một khác chẳng thể thấy, nếu đã không còn thấy, làm sao mà phân biệt”. Uẩn duyên tức là ấm, giới, nhập. Chánh giác là pháp thân. Nói pháp thân và ấm, giới, nhập lìa một khác. Nếu không có thấy thì không thể phân biệt có một khác.

“Phi tác, chẳng sở tác, chẳng phải câu nhân chẳng chẳng phải câu nhân, phi uẩn, chẳng phi uẩn, cũng chẳng có vật khác”. Nói pháp thân lìa các lỗi từ trước đến nay.

“Chẳng có một pháp thể, như kia phân biệt thấy, cũng lại chẳng là vô, các pháp tánh như thế”. Nói pháp thân chẳng có một pháp thí, như người ngu kia vọng phân biệt tuy chẳng phải tánh mà kẻ ngu thấy, cũng lại chẳng phải là vô. Các pháp tánh như thế, nghĩa là các pháp tánh xưa nay cũng thế, lìa hữu lìa vô không thể nói năng.

“Đợi có nên thành không, đợi không nên thành có, có không đã chẳng thật, chấp có cũng không nên”: Phật phương tiện nói có không, bởi hình tướng đợi mà sinh, vì bỏ chấp hữu nên nói vô, giúp cho không rơi vào vô cho nên nói hữu. Nếu nói pháp thân thoát khỏi tất cả lượng 800 thì đã không đáng chấp, có đâu dùng lời nói.

“Không rõ ngã, vô ngã, chỉ chấp vào lời nói, chìm đắm vào hai bên, tự hoại, hoại thế gian”. Nói kẻ ngu không biết pháp thân Như lai, thể lìa hữu vô, chấp ngã, vô ngã, chấp vào lời nói, chìm đắm nơi tất cả lỗi làm hai bên, thì tự hoại mình, hoại người, trôi lăn trong sinh tử.

“Nếu thấy được pháp này thì lìa tất cả lỗi, đó gọi là chánh quán, chẳng hủy đại đạo sư”. Nếu thấy được pháp thân Như lai này thì lìa tất cả tội lỗi hữu vô, cho nên gọi là chân chánh quán sát, chẳng hủy hoại pháp yếu do Đạo sư nói.

7. Bất sanh bất diệt là tên khác của Như lai:

Khi ấy, Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật… cho đến Vì sao Thế tôn nói bất sinh bất diệt là tên khác của Như lai” Này Đại Tuệ! Do ở trên nói pháp thân Như lai không có sinh diệt. Lại như Đức Phật nói trong kinh, phân biệt nhiếp lấy bất sinh bất diệt. Nói bất sinh bất diệt là tên khác của Như lai. Nhưng bất sinh bất diệt, đây là vô pháp, vì sao lại nói là tên khác của Như lai, cho nên Đại Tuệ nêu lên hai vấn đề trái nhau này để xin Như lai hợp chung, đó gọi là vô tánh, gọi là tên khác của Như lai.

“Như Thế tôn nói tất cả các pháp… cho đến cúi xin Thế Tôn nói cho con nghe”. Nếu pháp bất sinh thì không có chút pháp gì để chấp, ai là Như lai thì không còn chấp: Nếu nói nhiếp lấy bất sinh bất diệt là tên khác của Như lai, đã có thể nhiếp lấy thì rơi vào hữu kiến, cho nên lại thỉnh Thế Tôn nói cho con nghe, ngõ hầu không rơi vào hai kiến chấp.

8. Chỉ có Phật hiểu rõ về bất sanh bất diệt này:

“Phật bảo lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ nói cho ông… cho đến hàng Bồ-tát Địa thứ bảy không hiểu nghĩa kia”: Ta nói tên khác của Như lai gọi là bất sinh bất diệt, chẳng phải là không có pháp, đáp câu hỏi trên nói đây là không có pháp. Cũng chẳng phải nhiếp lấy bất sinh bất diệt, là đáp câu hỏi trên bất sinh bất diệt là tên khác của Như lai. Cũng không đợi duyên là đáp không rơi vào chấp hữu. Cũng chẳng phải vô nghĩa, là đáp không rơi vào vô kiến. Ta nói vô sinh chẳng phải tức, chẳng phải lìa, tức là danh hiệu khác của giác pháp tự tánh chủng loại câu sinh ý thành pháp thân. Nhưng bất sinh bất diệt này chẳng phải là cảnh giới của phàm phu ngoại đạo hai thừa yếu kém, Bồ-tát Địa thứ bảy tâm lượng chưa diệt, đều không thể hiểu.”

9. Phật có danh hiệu khác nhau nhưng tự thể không khác:

“Này Đại Tuệ! Thí như Đế-thích địa và hư không… cho đến mà có nhiều thể cũng chẳng phải vô thể”: Nói Phật tuy có danh tự khác nhau, nhưng không bao giờ có thể khác để nêu bày riêng, cho nên dẫn Đế-thích cho đến tay chân, tùy mỗi vật tuy có nhiều tên, nhưng thể chỉ là một.

“Này Đại Tuệ! Ta cũng như vậy… cho đến mà không biết đó là tên khác của Như lai”: Như lai ở trên đáp câu hỏi của Đại Tuệ, trước hết dùng pháp nói, kế là dẫn dụ để làm sáng tỏ. Ở đây lại dùng pháp và hợp với dụ. A-tăng-kỳ, Hán dịch là vô số, văn còn lại rất dễ hiểu.

10. Ví dụ về Phật có nhiều danh hiệu khác nhau nhưng tự thể không khác:

“Trong đây, hoặc có người biết Như lai… cho đến như trăng hiện đáy nước không ra không vào”. Như trên lược nêu hoặc có người biết năm mươi tên để so với số nhiều. Tỳ-nữu, Hán dịch là đại lực, Ca-tỳla là tên thành, vì Phật sinh ra ở thành kia, nhân đó đặt tên Ca-tỳ-la tiên. Nhân-đà-la, Hán dịch là tôn trọng. Câu-tỳ-la và thú-ca, chưa thấy chánh dịch. Như vậy… đầy đủ ba vô số trăm ngàn danh hiệu, tên gọi khác nhau, nhưng thể tánh thì chỉ là một, không có thêm bớt. Ở Trung Quốc và các nước có người lợi căn, hiểu biết pháp thân Như lai tùy tâm chúng sinh mà hiện, thật không có đến đi, thí như trăng sáng hiện ở các dòng, đâu có đến đi”.

11. Phật tùy tâm chúng sanh hiện các tên gọi:

“Chỉ có những kẻ ngu tâm rơi vào hai bên… cho đến chẳng biết danh hiệu khác nhau của Phật”. Nói người ngu kia rơi vào chấp hai bên, tuy cũng kính thờ cúng dường, nhưng không biết danh nghĩa, chấp đắm lời nói, mê chấp pháp thân chân thật Như lai không có đến đi mà cho rằng bất sinh bất diệt đồng với pháp vô, không hiểu rằng Phật tùy tâm chúng sinh hiện các thứ tên gọi.

12. Lời nói có sinh diệt, nghĩa chẳng sinh diệt:

“Như Nhân-đà-la, Thích-yết-la… cho đến lời nói tức nghĩa là ngoài không có nghĩa thể riêng”. Thích-yết-la, Hán dịch là Dõng mãnh. Đẳng nghĩa là các điều khác nhân-đà-là, Thích-yết-la v.v… đều là tên khác của trời Đế-thích, vì luống tin danh giáo, mê chấp nơi thật thể, đối với các pháp tùy lời chấp nghĩa, các người ngu ấy nói rằng nghĩa như lời nói không có khác nhau, nghĩa là ngôn tức nghĩa, thể tánh cũng không. Người ấy không biết lời nói sinh diệt, nghĩa chẳng sinh diệt.

“Này Đại Tuệ! Những người ngu ấy… cho đến lìa hữu lìa vô, cho nên vô sinh vô thể”: Ở đây nói tất cả ngữ ngôn rơi vào danh tự, nhưng nghĩa chân thật không rơi vào danh tự. Vì lìa hữu vô, không thọ sinh, không thân tướng, cho nên không bị rơi vào.

13. Phật nói pháp cùng khắp nhưng không rơi vào ngôn giáo văn tự:

“Này Đại Tuệ! Như lai không nói pháp rơi vào văn tự… cho đến chỉ trừ không rơi vào văn tự”. Như lai ứng hợp căn cơ chúng sinh mà nói các pháp, dù khắp đầy cả cung rồng cho đến pháp giới nhưng thật không bị rơi vào ngôn giáo văn tự, vì văn tự lời nói, bản tánh vốn lìa, chỉ trừ phương tiện chánh hiển bày thật nghĩa. Không rơi vào danh giáo, là thông đạt ý nghĩa nên nêu lên việc Như lai nói pháp.

“Này Đại Tuệ! Nếu có người nói rằng Như lai nói pháp rơi vào văn tự… cho đến chẳng phải không tùy nghĩa mà phân biệt nói”. Ý nói nếu có người nói Như lai không khéo nói pháp, rơi vào văn tự ngôn giáo, thì gọi là nói luống dối. Như lai ba đời và các Bồ-tát, thật không hề nói giải đáp một chữ, vì lìa tánh tướng các pháp, cũng chẳng phải không rơi vào nghĩa chân thật, giả phân biệt nói để hiển bày!

14. Phật muốn cho chúng sanh hiểu nghĩa nên giả lập nói năng:

“Này Đại Tuệ! Nếu chẳng nói thì tất cả giáo pháp sẽ đoạn… cho đến chẳng có các Đức Phật, Bồ-tát, Thanh văn”: Đoạn trên Như lai muốn cho chúng sinh hiểu nghĩa, nên giả lập lời nói, để nêu rõ kẻ ngu chấp đắm lời nói, không chứng đắc nghĩa chân thật. Chúng sinh nghe điều này nghĩ rằng vì sao Như lai không nói nghĩa chân thật, mà lập lời nói, giúp cho chúng sinh chấp đắm, không chứng đắc nghĩa chân thật! Vì muốn dứt sự nghi ngờ này nên Như lai không nói thẳng pháp chân thật bất sinh bất diệt, giúp cho chúng sinh khởi nghi đoạn diệt, không có lỗi chấp không đối với ba thừa, v.v… chính là đắc phương tiện, giả nói văn tự. Nếu không giả lập phương tiện để nói thì giáo pháp bị hoại, không có bậc Thánh ba thừa, thì ai nói và vì ai? Vì vậy nên Bồ-tát chớ chấp văn tự, tùy nghi phương tiện nói rộng kinh pháp. Đây là nói phương tiện ngôn giáo, các Đức Như lai này tùy tâm chúng sinh ưa muốn hiểu biết khác nhau nên vì mở bày cho họ, giúp họ hiểu rằng các pháp do tâm hiện, xả bỏ sự phân biệt trong ngoài, chuyển diệt vọng thức, chẳng phải vì thành lập chỗ Như lai tự giác Thánh trí chứng đắc.

15. Bồ-tát nương nghĩa thật, chớ theo lời nói:

“Này Đại Tuệ! Đại Bồ-tát nên tùy theo nghĩa… cho đến không thể khiến tâm người được giải ngộ”: Ở đây là nói Bồ-tát nên nương nghĩa thật chớ theo lời nói. Nếu nương văn tự thì làm tổn hại mình và người, không thể ngộ được.

“Nếu khéo biết được tất cả pháp tướng… cho đến nếu không làm hư hạt giống Phật thì được sự tốt đẹp”: Ý nói hiểu biết thật nghĩa thì có lợi ích rộng lớn như trên. Sự tốt đẹp, tức là chỗ mà Thánh trí tự giác chứng đắc.

16. Dùng mười năng lực giáo hóa loài hữu tình:

“Này Đại Tuệ! Đại Bồ-tát sinh Thánh trí tự giác… cho đến pháp chân thật lìa văn tự”: Ở đây nói rõ Bồ-tát thân cuối cùng chứng đắc Thánh trí tự giác rồi, vượt chướng ngại được tròn sáng đến tận đời vị lai, dùng mười năng lực tự tại giáo hóa loài hữu tình, giúp cho họ ngộ chân thật, lìa văn tự, không nên khởi chấp đắm như trên. Nói mười năng lực tự tại, đó là ban đầu mạng tự tại, đối với tuổi thọ dài ngắn tùy theo vật, tâm tài nghiệp sinh nguyện tín các pháp như trí pháp… Cũng giống như vậy. Đầy đủ như trong kinh Hoa Nghiêm có nói.

17. Nêu hai ví dụ: Chấp lời mà quên nghĩa, và chứng nghĩa mà bỏ lời:

“Này Đại Tuệ! Ví như có người đưa tay chỉ vật… cho đến chớ đắm lời nói như nhìn ngón tay”: Người ngu chấp ngón tay lời nói, không hiểu nghĩa thật. Có hai ví dụ: Trước dụ chấp lời mà quên nghĩa, kế là dụ ứng chứng nghĩa mà bỏ lời, mỗi thí dụ đều có pháp hợp lời văn có nói, vì thế kiết khuyên nên tu phương tiện. Cho nên kinh Hoa Nghiêm chép: Nếu muốn cầu trừ diệt, vô lượng các lỗi ác, nên đối với Phật pháp, thường tinh tấn mạnh mẽ, chớ luống chấp danh giáo, như nhìn ngón tay không khác.

“Này Đại Tuệ! Nghĩa chân thật nhiệm mầu vắng lặng… cho đến chấp văn tự nên mau lìa bỏ”: Đây nói do ngộ nghĩa chân thật, lìa các phân biệt tán loạn mà chứng đắc Niết-bàn. Nghĩa chân thật từ học rộng mà được. Học rộng nghĩa là nghe rồi khéo suy nghĩ tu tập thuận theo nghĩa, chẳng phải chỉ giỏi về lời nói. Không để tự mình và người rơi vào ác kiến ngoại đạo mà gọi là học rộng, vì vậy cho nên muốn cầu nghĩa thật thì phải nên gần gũi người học rộng. Người trái với nghĩa thì cẩn thận chớ gần gũi.

18. Ba pháp vô vi bất sanh bất diệt:

“Khi ấy, Đại Tuệ lại nương oai thần Phật… cho đến và chẳng phải thường diệt bất sinh bất diệt”: Do ở trên Đức Phật nói vì kẻ ngu không thể nói thẳng nghĩa chân thật bất sinh bất diệt, giống như đứa trẻ không nên ăn sống, cho nên lại hỏi Như lai nói bất sinh bất diệt chẳng có gì kỳ lạ, vì sao! Vì tất cả ngoại đạo cũng nói bất sinh bất diệt như vậy, không khác với Thế Tôn nói ba pháp vô vi bất sinh bất diệt.

“Ngoại đạo cũng nói tác giả, nhân duyên… cho đến không khác với ngoại đạo nói”: Ở trên nói Đức Phật và ngoại đạo cùng nói pháp bất sinh bất diệt, ở đây lại nói cũng nói nhân duyên sinh các thế gian, cho 80 nên cũng chẳng khác nhau.

19. Ngoại đạo nói nghĩa bất sanh bất diệt có chín vật thể:

“Ngoại đạo nói hạt cát bụi, thắng diệu, tự tại… cho đến hoặc có hoặc không đều không thật có”: Ở đây nói ngoại đạo nói nghĩa bất sinh diệt có chín vật thể: 1. Thời. 2. Phương. 3. Hư không. . Cát bụi. . Bốn đại chủng. 6. Trời Đại phạm thiên. 7. Trời Thắng diệu. 8. Trời Đại tự tại. . Chúng sinh chủ, tức là thân ngã. Nghĩa là các ngoại đạo chấp chín vật này bất sinh bất diệt, làm nhận cho các pháp sinh tử. Gọi chung là tác giả, không khác với Đại thừa của Phật nói tất cả pháp vốn chẳng sinh diệt, hoặc hữu hoặc vô đều không thật có.

20. Trong chín nêu một để lệ cho các vật còn lại:

“Bạch Đức Thế tôn! Đại chủng không hư hoại, vì tự tánh ấy… cho đến như trước đã nói lẽ ra nên có”: Trong chín vật, nêu một đại chủng kiết vấn Như lai để lệ cho các vật còn lại. Nói bốn đại chủng cũng không hoại diệt, trôi lăn trong bảy đường, tự tánh thường trú, bất sinh bất diệt. Như lai phân biệt nói ra các pháp, tuy hơi khác nhưng kỳ thật đều là lời ngoại đạo đã nói, nếu có chỗ khác nhau xin nói rõ nguyên nhân, nếu không có nghĩa khác thì tất cả ngoại đạo tức là Như lai. bạch Đức Thế tôn thường nói trong một thế giới có nhiều Đức Phật ra đời thì không có việc đó. Như vừa rồi nói thì lẽ ra nên có nhiều Phật, vì lời ngoại đạo nói không khác với Như lai.

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Lời Ta nói… cho đến tất cả các pháp chẳng có chẳng không”: Nói Như lai nói nghĩa bất sinh bất diệt, khác nhau với ngoại đạo, cho nên bất sinh vô thường sinh diệt luận. Ngoại đạo chấp tất cả các pháp có thật tánh tướng, được bất sinh bất diệt, Như lai không rơi vào phẩm hữu vô, hễ nói pháp gì đều lìa hữu vô sinh diệt. Vì sao lìa hữu vô? Vì như sắc huyễn mộng chính là khi ở trong mộng, không được nói không, Nhưng sắc tướng kia chẳng phải thật có, nên không được nói có, kiến chấp năng sở đều không thật có, cho nên nói các pháp bất sinh bất diệt, lìa hữu lìa vô.

“Hoặc giác biết chỉ là tự tâm hiện lượng… cho đến phàm ngu, chẳng phải của Hiền Thánh”: Giác biết được chỉ là tự tâm hiện lượng, an trụ pháp thân tự tánh chân thật, không phân biệt luống dối, tạo tác sự nghiệp sinh tử ở thế gian đều vắng lặng, vọng tưởng mà làm các việc thì chẳng phải bậc Thánh.

21. Phàm phu khởi vọng tưởng chẳng phải Thánh hiền:

“Này Đại Tuệ! Vọng tâm phân biệt cảnh giới chẳng thật… cho đến khởi kiến chấp sinh diệt chẳng phải các bậc Thánh”: Đây là dẫn thí dụ đứa trẻ thấy thành Càn-thát-bà, và như người huyễn hóa làm người sinh mua bán ra vào, tâm cho là thật có, người ngu vọng khởi pháp sinh diệt, bất sinh diệt, là có là không, cũng giống như vậy, nhưng thật ra người huyễn không ra không vào. Các pháp cũng vậy. Lìa sinh lìa diệt, phàm phu vọng tưởng khởi các dị kiến, chẳng phải Thánh hiền.

“Nói luống dối không đúng như pháp tánh… cho đến bất sinh bất diệt gọi là Niết-bàn”. Nói pháp do Như lai nói là pháp tánh chân thật và có sự đặc biệt. Vọng tưởng là nghĩa không đúng như thật để ngộ pháp tánh, khởi các thứ vọng chấp điên đảo, chấp tất cả pháp có tánh tướng thật. Không thấy nghĩa xưa nay vắng lặng, không thể lìa phân biệt luống dối. Cho nên chấp vô tướng, làm nhân Niết-bàn cho nên tốt đẹp, khác nhau tướng kiến, chấp chứng được bất sinh bất diệt là nhân thọ sinh. Thấu đạt vô tánh tướng, không có vọng tưởng sinh trụ dị diệt, vắng lặng diệu thường, đó là Niết-bàn.

22. Đức Phật nói kệ:

“Này Đại Tuệ! Nói Niết-bàn là thấy nghĩa chân thật… cho đến lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: Vì trừ chấp có sinh, thành nghĩa vô sinh… cho đến vì sao là ta nói?” Ở đây nói vô sinh vô nhân, nghĩa là chẳng phải như ngoại đạo. Vọng chấp tác giả, là nhân sinh ra các pháp. Cho nên kinh Lăng-nghiêm chép: Vọng vốn không nhân, đối với vọng tưởng lập tánh nhân duyên đều là vọng tưởng chấp đắm của chúng sinh.

“Lìa các duyên hòa hợp, không thể thấy trí tuệ, cho nên ta nói rằng, không vô sinh vô tánh”: Lìa các vọng duyên không thể thấy, cho nên nói không vô sinh vô tánh.

“Mỗi mỗi duyên hòa hợp, tánh hiện mà chẳng có… cho đến việc đời đều như thế”. Vọng duyên hợp thành, vốn không có tự tánh. Tuy hiện ra thấy được mà chẳng thật có. Cho nên luận hỏi rằng: Nếu tất cả pháp đều chẳng thật có, thì vì sao hiện tại lại thấy được rõ ràng? Đáp: Như hình bóng trong gương, trăng đáy nước, thành Càn-thát-bà, cảnh mộng việc huyễn, mặt trăng thứ hai… có thể thấy rõ ràng nhưng đâu có thật, Duy thức cũng chép: Hiện thấy như trong mộng, thấy chỗ thấy không đi chung, khi thấy không phân biệt, vì sao nói hiện thấy, dã mã tức là sóng nắng.

“Bẻ dẹp hữu nhân luận, nêu bày nghĩa vô sinh… cho đến ngoại đạo đều sợ hãi”: Nói ngoại đạo nghe nói vô nhân vô sinh, liền sợ là đoạn diệt.

23. Bồ-tát Đại Tuệ hỏi Phật:

“Khi ấy, Đại Tuệ dùng kệ hỏi Phật: Thế nào? Do nhân gì? Lại do nhân gì sinh, do đâu nói hòa hợp, mà làm vô nhân luận?” Nói vì sao là có đại sĩ hỏi ngoại đạo rằng: Ông nói pháp sinh vì sao sinh? Là từ hữu nhân sinh? Hay từ vô nhân sinh? Đáp: Từ hữu nhân sinh, nói cái gì là sở nhân, nghĩa là từ hữu nhân sinh, tức hỏi cái gì là sở nhân? Đáp: từ hạt cát bụi thế tánh, bốn đại chủng v.v… làm nhân sinh. Lại nói vì sao lại sinh! Nghĩa là lại hỏi đại chủng kia vì sao mà sinh? Đáp rằng bốn đại chủng v.v… không có sinh nhân. Nói ở chỗ nào hòa hợp mà làm vô nhân luận, nghĩa là nếu bốn đại chủng v.v… vô nhân, vô nhân thì vô pháp, vô pháp thì vô xứ, vô xứ thì vô hòa hợp, vô hòa hợp thì vô sinh, làm sao mà lập bốn đại vô nhân sinh các thế gian luận được? Đại Tuệ nêu điều này lặp lại thưa hỏi Phật giải đáp điều nghi.

24. Phật đáp bằng bài kệ:

“Khi ấy, Thế Tôn dùng bài kệ đáp: Quán sát pháp hữu vi, chẳng nhân chẳng vô nhân, kia thuộc sinh diệt luận, chỗ thấy từ đó diệt”: Phật dạy nên quán tất cả pháp hữu vi, không phải hữu nhân sinh, không phải vô nhân sinh, cho nên nói vô sinh, vì muốn dứt sự sinh diệt nói suông của ngoại đạo, nên hỏi hiện thấy các pháp có sinh có diệt, vì sao nói không ư! Đáp: tất cả các pháp duyên khởi vô tánh, cho nên không sinh diệt tự thể có thể đắc, sinh tức vô sinh, diệt tức vô diệt, như nước sóng nắng vốn tự cạn khô. Cho nên kinh Kim cương Tam-muội chép: Nghĩa nhân duyên sở sinh, là nghĩa diệt chẳng sinh, diệt các nghĩa sinh diệt, nghĩa này sinh chẳng diệt. Chín bài kệ như trên phá ngoại đạo chấp từ tà nhân sinh, cho nên nói vô sinh.

25. Nói về vô sinh bất sinh:

“Khi ấy, Đại Tuệ nói bài kệ hỏi Phật: Vì vô nên bất sinh? Vì chờ đợi các duyên, là hữu danh vô nghĩa, xin nói cho con nghe”: Vì vô nên vô sinh chăng? Vì đợi các duyên nên vô sinh ư! Đã có tên vô sinh, chẳng nên không có nghĩa bất sinh này, vì phân biệt nói.

26. Phật dùng kệ đáp:

“Đức Thế Tôn lại dùng kệ đáp: Đều là pháp bất sinh, cũng chẳng do đợi duyên… cho đến đây là tướng vô sinh”: Như lai đáp tất cả đều phi, đây là pháp thân ý sinh gọi là vô sinh. Chẳng phải là cảnh giới của ngoại đạo, Hai thừa Bồ-tát Địa thứ bảy.

“Xa lìa các nhân duyên, không có người năng tác… cho đến ta nói là vô sinh”: Lìa hai tánh là lìa hai tánh trong ngoài, văn còn lại rất dễ hiểu.

“Vật ngoài có, chẳng có, tâm kia không chấp lấy… cho đến vô sinh nên nói không”: Chẳng phải như hư không là đoạn diệt không v.v… cho nên nói không, nghĩa là pháp thân vô sinh cho nên nói không. Từ đây trở lên tám hàng kệ nói pháp thân ý sinh của Như lai là vô sinh.

“Nhân duyên cùng nhóm họp, cho nên có sinh diệt… cho đến đều phi cũng như thế”: Nếu lìa vọng duyên, lại có pháp riêng mà gọi là nhân quả tánh một tánh khác, đó là các ngoại đạo phàm ngu phân biệt, hữu vô bất sinh đều chẳng phải bốn câu, cũng giống như vậy.

“Chỉ trừ các duyên hợp, trong đó thấy sinh diệt… cho đến nghĩa sinh không thật có”: Phàm phu không thể hiểu rõ các vọng duyên, cho nên nhiều kiếp bị ràng buộc, nối nhau không dứt, cho nên nói nhân duyên gọi là ràng buộc. Nếu lìa vọng duyên thì không sinh pháp riêng.

“Ta nói chỉ ràng buộc, sinh vô nên bất sinh… cho đến có riêng các pháp ấy”. Một câu kệ cuối là lặp lại ngoại đạo chống chế lập pháp làm trước, phải đợi nhân duyên sinh, thí như vật trong nhà tối là có trước, phải đợi ánh đèn chiếu sáng mới thấy được, cho nên nói trói buộc hiện cũng như vậy, nghĩa là pháp nhân duyên hiện sinh cũng như đèn sáng hiện rõ vật trong bóng tối. Phật dạy nếu như luận này, thì ngoài việc lìa nhân duyên, lại có sinh pháp riêng.

“Vô sinh thì vô tánh, thể tánh hư hư không… cho đến ấy là vô sinh nhẫn”: Ý nói không có bốn tướng sinh trụ dị diệt của sát-na sinh kia, có thể gọi là vô sinh, đây gọi là vô sinh pháp nhẫn.

“Tất cả các thế gian, thảy đều là trói buộc… cho đến cho nên chẳng phải giáo lý”. Đây là nói vô minh và nghiệp ái, đối với trong mười hai nhân duyên hữu chi, lược nêu ba đời, nếu nói đủ, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết lo buồn khổ não: Ở đây nói pháp vọng duyên khởi trong ba đời, là quá khứ có hai chi nhân: 1. Vô minh. 2. Hành. Hiện tại có năm chi quả: 1. Thức. 2. Danh sắc. 3. Sáu nhập. . Xúc. . Thọ. Hiện tại có ba chi nhân: 1. Ái. 2. Thủ. 3. Hữu. Vị lại có hai chi quả: 1. Sinh. 2. Già chết. Nói tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, đều là vô minh mười hai nhân duyên, nhiều kiếp trói buộc, qua lại trong lao ngục ba cõi, không thể ra khỏi. Người trí liễu ngộ tu đạo dứt bỏ, liền được giải thoát. Cho nên nói vô minh diệt thì hành diệt… cho đến sinh diệt thì già chết diệt. Phải biết nhân duyên diệt vọng cho nên phải tu đạo.

27. Hỏi đáp về tu đạo:

Hỏi: Thế nào là tu đạo?

Đáp: Suy tìm cội gốc mười hai nhân duyên chính là vô minh, do vô minh cho nên khởi nghiệp phiền não, do nghiệp cho nên khởi quả báo mà có các khổ, đều do vô minh làm cội gốc. Như người chặt cây phải chặt tận gốc.

28. Hỏi đáp về vô minh:

Hỏi: Vô minh là gì?

Đáp: Vô minh là tâm bất giác. Do bất giác cho nên vọng khởi phân biệt, thấy pháp ngoài tâm, nói có nói không, nói phải nói trái, nói được nói mất, thân tâm chịu các quả báo khổ… Đều do vô minh. Nay ta muốn dứt bỏ vô minh thì trước phải tự giác nguồn tâm. Tùy tâm sinh khởi tất cả vọng tưởng đều do tâm bất giác sinh. Phải biết tánh của tự tâm vốn không sinh diệt, cũng không đến đi, làm sao biết được? Tất cả vọng niệm bỗng nhiên sinh khởi, giác thì bất sinh. Thế nào gọi là giác? Như khi tham, sân, si sinh khởi, lại dùng tự tâm quán sát suy tìm tham, sân, si này có hình dáng như thế nào, là xanh vàng hay đỏ trắng, là vị lai, là hiện tại, hay quá khứ, là ở trong, ngoài, hay giữa, suy tìm tham, sân, si đều không có hình dáng. Nếu xưa nay là có thì ngày nay khi giác ngộ lẽ ra cũng thấy. Nay giác đã không, cho nên phải biết do bất giác nên bỗng nhiên vọng khởi. Giác thì không sinh. Cho nên giác để đối trị vô minh. Đây hiện tại vô minh không có, vì không có vô minh nên tất cả phân biệt phiền não không sinh, phiền não không sinh cho nên nghiệp không sinh, nên không có hai nhân quá khứ. Không có hai nhân nên năm quả hiện tại không sinh. Năm quả không sinh nên ba nhân ái, thủ, hữu không sinh. Ba nhân hiện tại đã không thì hai quả báo vị lai không sinh, gọi là chặt đứt xiềng xích mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên này vô xứ, gọi là Niết-bàn. Đây là Thánh trí tự giác gọi là Bồ-đề. Nương mười hai nhân duyên này quán sát tu hành, gồm có ba loại: Bậc thượng trí quán thì đắc Bồ-đề của Phật, bậc trung trí quán thì đắc Duyên giác Bồ-tát. Bậc hạ quán thì đắc Thanh văn Bồ-đề. Cho nên Triệu luận chép: Hàng ba thừa quán pháp không khác, chỉ do tâm có tiểu đại là khác nhau thôi!

29. Pháp nhân duyên làm nhân duyên:

“Nếu sinh pháp chẳng có, kia làm nhân duyên ai, xoay vần sinh lẫn nhau, đây là nghĩa nhân duyên”. Ý nói nếu pháp sinh chẳng thật có thì nhân duyên kia làm nhân duyên cho ai. Hai câu này lặp lại vọng chấp của ngoại đạo. Vì xoay vần sinh nhau, thì biết có nghĩa nhân duyên, không có tánh sinh riêng.

“Các tánh cứng, ướt, nóng, động, phàm ngu sinh phân biệt… cho đến tám chi đạo mát mẻ”: Do người khác cho nên nói khác, chẳng phải pháp tánh có khác, vì bệnh khác nên cách trị cũng khác, chẳng phải chân như có khác cho nên nói chỉ có một Đại thừa. tám chi đạo mát mẻ, tám chi đạo là nhân năng sinh quả Nhất thừa. Một tức tám, tám tức một. Viên dung soi chiếu lẫn nhau, không hai không khác, thọ một chẳng dư, đó gọi là chấp nghiêng lệch.