CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

Phẩm 2: VẤN ĐÁP

1. Nói về năm môn:

Để sắp giải thích phẩm này xin lược chia ra năm môn: 1. Nói lý do có ra phẩm này; 2. Tông thú; 3. Giải thích chướng nạn; 4. Giải thích tên; 5. Giải thích văn.

1. Nói lý do: Bài tựa phẩm trước đã nói lý do rõ ràng, phần chánh tông nên nói rõ cho nên có ra phẩm này.

2. Nói về tông thú: tất cả các kinh đều tự có tông thú, cho nên bậc tiên đức nói nương lời để hiểu tông chỉ ở đây nói riêng về tông thú của kinh này. Nhưng Phẩm hạ lại nói tất cả các pháp bất sinh, không nên lập tông này, đây nói giúp cho dính mắc. Nếu là tông của vô tông thì tông, nói gồm thông suốt. Luận Khởi Tín chép: Có pháp có khả năng sinh khởi gốc tin Đại thừa, cho nên phải nói. Pháp là tâm chúng sinh, tâm ấy gồm thâu tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian. Nương vào tâm này hiển bày nghĩa Đại thừa. Vì sao? Vì tâm tướng chân như tức là thể (Đại thừa), là tâm sanh diệt, tướng nhân duyên, có thể mở bày tự thể tướng dụng, quả đại thừa, là sở thừa gốc của tất cả Chưa Phật, tất cả Bồ-tát đều nương vào pháp này mà đạt đến địa vị Như lai, vì vậy cho nên phải biết tự tánh thanh tịnh tròn sáng của chân thể này, đức dụng khó suy nghĩ bàn luận, xưa nay đầy đủ, đều là tông mà tất cả các Đức Phật và chúng sinh vốn nương vào đó, cũng là tất cả, hoặc phàm hoặc Thánh đều nương vào pháp này, mà đạt đến Như lai địa, lấy đó làm tông thú. Nhưng chúng sinh không tự hiểu biết mà thuận theo ngộ nhập, vì các vọng tưởng ô nhiễm cho nên mê muội.

3. Giải thích chướng nạn: Bản tiếng Phạm chỉ có một, vì sao có tới ba nhà dịch, phẩm mục một nhiều khác nhau? Đáp rằng: Thiên Thai nói: Về phẩm, hoặc Phật tự nói, hoặc khi kiết tập đặt ra, hoặc chỉ dịch nghĩa thêm vào cho đủ. Lại nói rằng chia đoạn văn kinh đều do các bậc tiên hiền chuyên phân tích rõ ràng, kẻ học sau không nên phê phán phải trái mà tranh cãi, không có ba điều lợi ích, mất một đạo. Ba điều lợi ích là ba thứ như tất-đàn thế giới v.v… Nhất đạo là Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Vì vậy cho nên phải biết phẩm mục ly hợp hoặc một hoặc nhiều đều là phương tiện.

4. Giải thích tên phẩm: nghĩa là đầu phẩm của phần chánh tông này, là đại vị hỏi đáp chung của một kinh. Từ phẩm Tập Nhất Thiết Pháp, chương Chư Thức ở đầu đã dứt sự ăn thịt, gồm có mười bốn phẩm gọi là hỏi đáp riêng. Ngài Đại Tuệ dùng trăm lẻ tám câu đồng làm một kiết để hỏi chung Như lai, đức Như lai đều nhận lấy từng câu hỏi một, tùy theo từng câu mà trả lời. Có chỗ nói: Câu sinh phi sinh câu, thường câu phi thường cú, cho đến trăm lẻ tám câu, đều đáp bằng chữ “phi”. Muốn lìa niệm kia nhập môn tâm chân như, cho nên nói Phẩm Vấn đáp.

5. Kế là dứt văn kinh: dưới chính thức giải thích văn.

2. Bồ-tát Đại Tuệ nói kệ:

Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát Đại Tuệ, cho đến cúi mình cung kính mà nói kệ rằng: Ma-đế, Hán dịch Tuệ. Nói vén y bày vai phải, đầu gối sát đất, là nghi thức ở Tây vực. Tiêu biểu cho gánh vác Phật pháp.

1. Khen ngợi đức của Phật: Thế gian lìa sinh diệt, như hoa đốm trong không, trí chẳng thấy hữu vô, mà khởi tâm đại bi: Dưới đây đến câu thứ tám là nói chung khen ngợi đức của Phật. Nói thế gian, là chúng sinh thế gian khen ngợi Phật hiểu rõ chúng sinh hư giả như hoa đốm trong hư không cho nên không sinh diệt, nghĩa là Như lai dùng chánh trí quán sát chúng sinh này chẳng phải có, chẳng phải không, cho nên vô duyên đại bi nhậm vận sinh khởi. Nếu chấp có chúng sinh mà khởi đại bi, thì gọi là ái kiến bi.

2. Khen Phật quán sát quán như huyễn để thành đại bi: “Tất cả pháp như huyễn, xa lìa nơi tâm thức, trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi”. Tất cả pháp: là năm uẩn thế gian. Nghĩa là năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới… tất cả các pháp. Pháp đã như huyễn thì tâm thức cũng mất. Đây là khen ngợi Như lai quán sát pháp như huyễn để thành đại bi.

3. Hữu tình và khí thế gian cũng vọng chấp có sắc: “Thế gian thường như mộng, xa lìa chấp đoạn thường, trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi”. Đây là nói chung hữu tình và khí thế gian cũng vọng chấp có sắc. Sắc hoại gọi là dứt, lại chấp có thức, thức lại thọ sinh gọi là thường. Đức Phật biết thế gian như những điều thấy trong mộng, tức là thức không có sắc mà chấp đoạn thường. Đây là khen ngợi Như lai hiểu rõ hai chấp như mộng để thành đại bi.

4. Khen Phật thông đạt người và pháp đều không: “Biết người pháp vô ngã, phiền não và sở tri, thường thanh tịnh vô tướng, mà khởi tâm đại bi”. Phiền não là phiền não chướng. Nhĩ diệm tức sở tri chướng. Do ngã chấp pháp chấp, mới sinh ra hai chướng, chướng vốn chẳng có. Đây là khen ngợi Như lai thông đạt người pháp cả hai đều không. Hai chướng thanh tịnh để thành đại bi. Hỏi: Người pháp đều không, đều vắng lặng, hai chướng vốn không, tại sao Như lai lại khởi đại bi! Đáp: Chúng sinh 66 không biết lý này, cho nên mê vọng điên đảo trôi lăn không cùng tận. Nay muốn cho chúng sinh ngộ nhập pháp này, đây là chân thật mà khởi đại bi, cho nên kinh Tịnh Danh chép: Nên vì chúng sinh nói pháp như vậy, đó là lòng từ chân thật.

5. Hai chấp đều xa lìa: “Phật không trụ Niết-bàn, Niết-bàn không trụ Phật, xa lìa giác sở giác, hoặc có hoặc chẳng có”. Đối với sinh tử mà nói Niết-bàn, đối với chúng sinh mà nói Phật. Phật biết sinh tử như mộng huyễn không có tự thể, cho nên không trụ Niết-bàn. Biết chúng sinh như hoa đốm trong hư không chẳng thật có, nên không trụ nơi Phật. Thí như người bị bệnh thì nói thuốc, không bệnh thì không nói thuốc, cho nên nói Phật không trụ Niết-bàn, Niết-bàn không trụ Phật. Không có Phật cho nên không có Năng giác, không có Niết-bàn cho nên không có Sở giác. Có Phật không Phật, có Niết-bàn không Niết-bàn, cho đến có không v.v… hai chấp thảy đều xa lìa, cho nên nói “xa lìa giác sở giác, hoặc có hoặc chẳng có”.

6. Phật ra đời hay không ra đời thì pháp cũng thường như vậy: “Pháp thân như huyễn mộng, làm sao đáng xưng tán, biết vô tánh vô sinh, gọi là khen ngợi Phật”. Kinh Đại Bát nhã chép: Tất cả các pháp đều không có tự tánh, vô tánh cho nên không, không cho nên vô tướng, vô tướng cho nên vô nguyện, vô nguyện cho nên vô sinh, không sinh cho nên không diệt. Vì vậy cho nên các pháp xưa nay vắng lặng, tự tánh Niết-bàn. Nếu Phật ra đời, hoặc không ra đời thì pháp cũng thường như vậy, đạt được như vậy gọi là khen ngợi Phật. “Phật không tướng căn cảnh, không thấy tên thấy Phật, vì sao gọi Mâu-ni, mà có khen hay chê”: Lìa tướng căn cảnh, ra khỏi lượng phàm Thánh, đó gọi là thấy Phật. Mâu-ni, Hán dịch là Tịch tịnh (vắng lặng), lìa kiến siêu tình, ai có thể khen chê?

7. Đời này đời sau xa lìa đắm mê chấp đắm: Bồ-tát “Nếu thấy đấng Mâu-ni, vắng lặng xa lìa sinh, đời nay và đời sau lìa đam mê chấp đắm”. Nói xa lìa sinh là lìa tướng lưu chú hai thứ sinh. Một bản ghi là vắng lặng lìa sinh diệt, quán này gọi là chánh quán, cho nên nói người này đời này đời sau, xa lìa sự đam mê chấp đắm”.

2. Bồ-tát Đại Tuệ nói kệ:

“Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát Đại Tuệ nói kệ khen Phật xong, tự nói tên họ, con tên là Đại Tuệ thông đạt được Đại thừa, nay xin một trăm lẻ tám câu thưa hỏi bậc Tôn tối thượng”. Đại Tuệ tự nói có căn cơ Đại thừa, nay thưa hỏi bậc Tôn tối thượng nghĩa một trăm lẻ tám câu. Đức Phật là bậc tối thượng trong các bậc tôn quý.

3. Phật nghe kệ ấy rồi:

Bấy giờ, bậc Thế gian giải nghe kệ kia rồi, quán sát khắp chúng hội, bảo các Phật tử rằng: Phật tử các ông! Nay cho phép các ông mặc tình hỏi, ta sẽ nói cho các ông nghe về cảnh giới tự giác.

Thế Gian Giải là một trong mười hiệu. Trên nói thế gian sinh diệt như hoa đốm trong hư không v.v… Đây là cảnh giới tự chứng của Đức Phật.

4. Bồ-tát Đại Tuệ thưa hỏi Phật một trăm lẻ tám câu:

“Lúc bấy giờ, Bồ-tát Đại Tuệ, cho đến dùng kệ hỏi rằng”: Sau đây gồm bốn mươi tám bài kệ rưỡi, hỏi về một trăm lẻ tám câu kiến chấp. Trăm lẻ tám thứ kiến chấp, hoặc một câu là một nghi vấn; hoặc hai câu là một nghi vấn, hoặc ba câu là một nghi vấn, cho đến mười câu là một nghi vấn, hoặc hai câu là hai nghi vấn, có rộng lược khác nhau, không thể mỗi mỗi như số lượng trăm lẻ tám môn này là hỏi về năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai thứ vô ngã trên. Pháp môn đối trị để độ chúng sinh cho nên Đại Tuệ: Nêu những điều trên cùng với việc thấy Bồ-tát Ma-đế đến các cõi Phật, cho nên đoạn dưới hỏi núi, biển, mặt trời, mặt trăng v.v… tức danh, tướng, vọng, tưởng trong năm pháp. Đoạn dưới hỏi các thiền giải thoát v.v… tức pháp chánh trí, như như trong năm pháp. “Thế nào khởi kiến chấp, làm sao tịnh kiến chấp, vì sao khởi mê hoặc, thế nào tịnh mê hoặc”, hai câu trên hỏi kiến chấp tánh, luống dối sinh diệt nhiễm tịnh. Hai câu dưới hỏi vô minh duyên khởi, lưu chuyển hoàn tịnh. Như ở dưới là đáp riêng về hai thứ Sa-môn và Bà-la-môn.

“Vì sao gọi Phật tử, và vô ảnh thứ đệ”: Là hỏi vì sao Bồ-tát gọi là Phật tử, và hỏi trong pháp chân thật vô tướng vì sao có thứ lớp. Đã có thứ lớp vì sao gọi là vô tướng! Vô ảnh là vô tướng, nhưng văn dịch thay đổi.

“Thế nào hóa tướng cõi nước? Và các chúng ngoại đạo”. Hỏi Như lai ở trong cõi nước biến hóa ra hóa tướng chúng sinh và bác bỏ các ngoại đạo.

“Giải thoát đến chỗ nào? Ai buộc ai giải thoát?” Là hỏi pháp vốn không bị trói buộc thì ai cầu giải thoát. Cả hai đều mất lại đến chỗ nào, như đoạn văn dưới nói nghĩa sâu xa của tất cả pháp, và đáp riêng trong nghĩa tướng giải thoát.

“Những gì cảnh giới thiền! Tại sao có ba thừa?”: Câu trên là hỏi về các thiền, thế nào là cảnh giới? Câu dưới nói Phật thừa vốn chỉ có một, vì sao có ba thừa khác nhau. Như đoạn dưới đáp riêng về bốn thứ thiền, ba thừa, nhất thừa giác.

“Nhân duyên chỗ nào sinh?Thế nào tác sở tác?”

Là hỏi về nhân duyên sinh khởi vốn tự vô sinh. Nếu thể bất sinh thì vì sao có nhân năng sinh và quả sở tác. Như đoạn dưới đáp riêng trong tướng nhân duyên của tất cả pháp.

“Ai nói hai đều khác? Thế nào các hữu khởi”? Câu trên là hỏi bốn câu vọng kiến của các ngoại đạo, ở đây là nêu hai câu giữa để bao gồm cả trên dưới. Như đoạn dưới là đáp riêng lìa một, khác, câu, bất câu. Câu dưới hỏi vì sao cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc có sinh khởi.

“Thế nào là định vô sắc? Cùng với định diệt tận? Thế nào là tưởng diệt? Thế nào từ định giác”? Hai câu trên hỏi tứ không định của Tiểu thừa, ngoại đạo và diệt chánh thọ. Hai câu dưới hỏi định diệt thọ tưởng. Tưởng thọ đã diệt, vì sao lại từ định giác. Nếu từ định giác thì nghĩa diệt không thành.

“Vì sao tạo tác sinh? Lui tới và giữ thân?”: Là hỏi thần thông đi đứng tự tại do thiền định giữ gìn. Tiến là đi, trì là đứng. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần ba thứ ý thành thân.

“Thế nào thấy các vật? Thế nào nhập các địa?” Là hỏi ngoài tâm không có vật, sao làm thấy biết năm pháp, ba tự tánh, v.v… để ngộ nhập các địa. Đầy đủ các phật pháp đến địa vị Như lai. Đoạn dưới là đáp riêng trong phần nói về tướng năm pháp, ba tự tánh, các thức, vô ngã khác nhau.

“Vì sao có Phật tử? Ai phá được ba cõi? Ở đâu! Thân thế nào? Vãng sinh đến chỗ nào?” Hai câu trên hỏi các Phật tử. Ai là người phá ba cõi sinh tử. Hai câu dưới hỏi chỗ phá ba cõi và thân gì phá ba cõi. Đã phá ba cõi lại sinh ở chỗ nào!

“Thế nào được thần thông? Tự tại và tam-muội?” Là hỏi về thần thông tam-muội lấy gì mà đắc, đây là sinh khởi tu nhân. Như đoạn dưới đáp riêng các Đức Phật có hai thứ trì.

“Tướng của tâm tam-muội? Xin Phật nói con nghe!” Câu trên là hỏi tâm tam-muội như thế nào, có tướng chẳng phải tam-muội. Một câu dưới là kiết thúc thỉnh nói.

“Thế nào gọi tàng thức? Thế nào gọi ý thức”. Đây là hỏi tám thức do đâu mà có tên. Một câu dưới nói thế nào là ý và thức! Như đoạn dưới đáp riêng chương Chư Thức.

“Thế nào khởi các kiến? Thế nào thối các kiến?” Là hỏi tướng sinh trụ kiến và tướng diệt kiến của các thức. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về hai thứ sinh trụ diệt.

“Thế nào tánh phi tánh? Thế nào duy tâm này?” Là hỏi đã có sự khác nhau giữa ba thừa và năm tánh. Vì sao lại nói chỉ là tâm lượng? Đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về năm thứ chủng tánh.

“Vì sao lập ra tướng? Thế nào thành vô ngã?” Là hỏi về lập ra hữu tướng và vô tướng ngã. Đoạn dưới đáp riêng lập ra chê bai.

“Thế nào vô chúng sinh? Thế nào tùy tục nói? Vì sao không sinh khởi? Chấp thường và chấp đoạn?” Hai câu trên hỏi chân đế là vô, tục đế là hữu. Hai câu dưới hỏi hai kiến chấp vì sao không sinh khởi. Chẳng phải có lập có gọi là chấp thường, chẳng phải vô lập vô gọi là chấp đoạn.

“Thế nào Phật, ngoại đạo? Tướng đó chẳng trái nhau? Thế nào đời sau này? Có các thứ bộ khác?” Hai câu trên hỏi vì sao tà chánh không chống trái nhau. Như đoạn dưới đáp riêng Phật nói sinh diệt vô thường, ngoại đạo cũng nói sinh diệt vô thường. Câu dưới hỏi đời vị lai có mười tám bộ phái khác nhau.

“Thế nào là tánh không? Thế nào sát-na diệt?” Hai câu trên hỏi tất cả các pháp vì sao là tánh không, đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về tất cả các pháp là không, vô sinh, không hai. Câu dưới hỏi sát-na diệt, sát-na gọi là niệm, hoại gọi là vô thường. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về tướng hoại của sát-na.

“Thai tạng vì sao sinh? Vì sao thế bất động?” Câu trên hỏi nương Như lại tạng mà có sinh tử. Nói thai tạng, cùng với thai sinh tử làm tạng. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần ta nói cho nghe về ấm, giới, nhập sinh diệt. Câu dưới hỏi các pháp thế gian thể tánh sinh diệt vì sao bất động.

“Vì sao các thế gian như huyễn cũng như mộng? Và thành Cànthát-bà? Cho đến trăng đáy nước”: Là hỏi vì sao nói năm ví dụ này! Vì hiển bày các pháp vốn lìa sinh diệt mà nêu lên ví dụ này. Như đoạn dưới đáp riêng về Sa-môn, Bà-la-môn trong phần nói về quán tất cả các pháp không có tự tánh.

“Thế nào Bồ-đề phần? Giác phần do đâu khởi?”: Là Hỏi về chỗ ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần này sinh khởi.

“Vì sao cõi nước loạn? Vì sao thấy các hữu?” Câu trên hỏi trong pháp danh, tướng, vọng, tưởng vì sao có cõi nước loạn. Câu dưới hỏi các pháp đã không có tự thể vì sao chúng sinh thấy các hữu?

“Thế nào pháp thế gian? Thế nào lìa văn tự?”: Câu trên hỏi vì sao biết các pháp thế gian. Như đoạn dưới đáp riêng hai thức giác trí. Câu dưới hỏi vì sao các pháp tánh lìa văn tự. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về tướng tông thú.

“Thế nào hoa trong không? Không sinh cũng không diệt”? Là hỏi vì sao nói thế gian như hoa đốm trong hư không chẳng sinh diệt. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về ý thành pháp thân chẳng có sinh diệt.

“Chân như có mấy thứ? Mấy tâm Ba-la-mật?” Câu trên hỏi chân như có mấy thứ, như đoạn dưới riêng đáp trong phần nói về bảy thứ Đệ nhất nghĩa. Câu dưới hỏi mấy tâm Ba-la-mật, như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về sáu thứ Ba-la-mật.

“Thế nào như hư không? Thế nào lìa phân biệt?” Câu trên hỏi ai biết các pháp như hư không. Câu dưới nói làm cách nào lìa vọng tưởng phân biệt. Như đoạn dưới đáp riêng nay sẽ nói tướng tự tánh phân biệt.

“Thế nào địa thứ lớp? Thế nào được vô ảnh?”: Là hỏi thứ lớp các địa vì sao vô tướng được. Thứ lớp là có sự khác nhau về thứ bậc, như đoạn dưới đáp riêng tất cả Bồ-tát nhập diệt định, tướng thứ lớp nối nhau.

“Những gì hai vô ngã? Thế nào tịnh sở tri?” Như đoạn dưới khéo quán sát hai thứ vô ngã, và đáp riêng trong phần nói về hai câu hỏi này trong phần nói về hiện lưu của tự tâm thanh tịnh.

“Thánh trí có mấy thứ? giới chúng sinh cũng thế?” Câu trên hỏi trí có khác nhau, giúp cho bỏ thấp kém tu cao hơn. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về trí thức. Câu dưới là hỏi tánh ham muốn của chúng sinh chẳng phải một. Như lai chế giới có mấy thứ.

“Các báu ma-ni thảy, đây đều làm sao sanh? Ai sinh các thật tánh? Ai sinh các lời nói? Chúng sinh và các vật!” Hai câu trên hỏi nhân sinh các báu. Hai câu dưới hỏi ai sinh khởi lời nói, hữu tình và tư cụ. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về tướng phân biệt bốn thứ lời nói.

“Minh xứ và kỹ thuật, người nào đã hiển bày?” Là hỏi pháp ngũ minh và kỹ thuật thế gian ai đã tạo ra. Năm minh luận: 1. Nội luận, là tất cả Phật pháp; 2. Ngoại luận; 3. là nhân luận; . Thanh luận; . Y phương luận và công xảo luận. Năm luận này mỗi luận đều có công năng phát sinh trí tuệ, nên gọi là Minh xứ.

“Già-tha có mấy thứ? Câu văn xuôi cũng thế”: Già-tha, Hán dịch Phúng tụng. Trường tức là thiên dài. Cú, hoặc câu bốn chữ hay năm chữ.

“Có mấy thứ đạo lý? Giải thích mấy khác nhau?” Là hỏi lý thú giải thích có bao nhiêu thứ khác nhau. Phần lý thú trong Kinh Đại Bát- nhã, nói các pháp đều không, vô sinh vô diệt, tánh vô tự tánh, lìa tất cả tướng, không thể mong cầu. Nhưng Đệ nhất nghĩa vắng lặng thường trú.

Kinh Giải Thâm Mật nói ứng theo căn cơ mà giải thích, nói chung có sáu:

1/Chân nghĩa lý thú, nghĩa là hai chướng tịnh trí sở hành chân thật.

2/ Chứng đắc lý thú, nghĩa là đối với nghĩa chân thật được như sở tri.

3/ Giáo đạo lý thú, nghĩa là tự chứng rồi mở bày cho chúng sinh. Ba thứ này là gốc, ba thứ sau giải thích.

4/ Lý thú lìa hai bên, nghĩa là có người hỏi rằng: Thế nào gọi là chân nghĩa lý thú, nên đáp người ấy rằng: Chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn.

5/ Lý thú bất tư nghị, có người hỏi rằng: Thế nào là chứng đắc, nên đáp kia rằng: Gọi bất tư nghị là nếu đối với các pháp xa lìa nói suông, lúc bấy giờ chứng đắc tánh thắng nghĩa chân thật, cho nên biết rằng lời nói đều chẳng chân thật.

6/ Lý thú tùy sự ưa thích của chúng sinh: có người hỏi rằng: Thế nào là giáo đạo, nên đáp người ấy rằng: Tùy theo ý ưa thích của chúng sinh đều khác nhau, thuận theo sự ưa muốn kia mà phương tiện mở bày.

“Ăn uống cùng ai làm? ái dục làm sao khởi?” Là hỏi ăn uống ái dục làm sao sinh khởi. Kinh Tịnh Danh nói: Từ si mà có ái, thì bệnh ta sinh.

“Thế nào gọi là vua Chuyển luân và Tiểu vương? Thế nào vua thủ hộ?”: là hỏi về các đại vương, tiểu vương và cách thủ hộ.

“Thiên chúng có mấy thứ? Đất, trời, trăng, các sao? Các thứ này ra sao?” Là hỏi các trời, mặt đất, các sao và mặt trời, mặt trăng. Như trong kinh Đại Tập, Lâu Thán v.v… có nói rộng.

“Người tu hành giải thoát, mỗi bậc có mấy thứ?” Là hỏi giải thoát tức là hàng vô học, tu hành tức là hàng hữu học, mỗi hàng có bao nhiêu thứ. Như đoạn dưới đáp riêng trong phần nói về tướng khác nhau của quả Tu-đà-hoàn.

“Sao là A-xà-lê? Đệ tử có mấy thứ?” Xà-lê, Hán dịch là giáo sư. Môn sư lập giáo và đệ tử thọ giáo.

“Như lai có mấy loại, có mấy thứ bản sinh?” Hỏi Như lai và nhân duyên bản sinh mỗi loại có mấy thứ.

“Các ma và dị học, mỗi loại có mấy thứ?” Ma-la, Hán dịch là năng hại, hễ cái gì làm chướng ngại, hạnh lành, làm hại tuệ mạng đều gọi là ma. Gồm có bốn thứ: phiền não ma, ma chết, chết ma năm ấm và ma trời: Đây hỏi các ma và dị học. Người muốn tu hành hiểu biết sinh tử, các kiến căn bản.

“Tự tánh có mấy loại, tâm có bao nhiêu thứ”? Như đoạn dưới tự tánh đáp riêng trong phần nói về khéo biết tướng của ba tự tánh khác nhau, đáp riêng tâm này do bốn nhân duyên nhãn thức chuyển.

“Thế nào chỉ giả thiết, xin Phật mở bày cho”. Là hỏi vì sao các pháp là vọng tưởng, mà giả thi thiết lượng. Đoạn đáp riêng ở dưới như Đức Phật nói, biết cảnh giới chỉ là giả danh, đều không thật có.

“Thế nào là gió mây? Niệm trí do đâu khởi?” Câu trên có bản ghi là thế nào không, gió, mây. Đoạn dưới hỏi bốn trí chánh niệm do đâu mà có, cũng gọi là thế tục niệm trí.

“Thế nào là rừng cây? Do ai tạo ra chúng?” Là hỏi rừng rậm cỏ cây là vật vô tình do ai làm ra!

5. Nói tiếp trăm câu hỏi:

“Thế nào thú voi, ngựa? Thế nào là bắt lấy? Thế nào người thấp hèn? Xin Phật nói con nghe?” Là hỏi voi ngựa các loài cầm thú, vì sao mà bị bắt, giết hại lẫn nhau, và hỏi do nghiệp gì mà bị thấp hèn như vậy.

“Thế nào thuộc sáu thời? Thế nào nhất-xiển-đề? Nam nữ và huỳnh môn, đây đều do đâu sinh?” Câu trên hỏi ngoại đạo có sáu tiết làm thầy. Lại nói ở Tây vực cứ hai tháng là một thời, mỗi năm chia làm sáu tiết. Câu kế hỏi nhất-xiển-đề. Như đoạn văn dưới là đáp trong phần nói về riêng nhất-xiển-đề. Câu kế hỏi nam nữ, huỳnh môn, như trong kinh Chánh pháp niệm có nói.

“Thế nào tu hành tiến? Thế nào tu hành lui?” Là hỏi người học tu hành tại sao lại có sự khác nhau giữa tiến và lui.

“Sư Du-già có mấy? Giúp người trụ trong đó?” Du-già, Hán dịch là tương ưng, nghĩa là tương ưng với tất cả thừa cảnh, hạnh quả v.v… Như trong Ngũ Phần Thập Địa thứ bảy của luận Du-già Sư Địa có nói.

“Chúng sinh sinh các đường, thân gì sắc tướng gì? Giàu có đại tự tại, do nhân gì mà được?” Là hỏi do nhân gì mà chúng sinh các đường có hình tướng, giàu sang, tự tại.

“Thế nào dòng Thích-ca? thế nào dòng Cam giá?” Là hỏi dòng họ thế tục của Đức Như lai ở trong các kinh. Sơ lược như Thích-ca gia phổ Phương chí v.v… có nói.

“Vị Tiên tu khổ hạnh là được ai dạy trao?” Là hỏi vị tiên tu khổ hạnh, cho là được sống lâu, những vị kia dùng pháp gì để dạy trao đệ tử.

“Vì sao Phật Thế Tôn, trong tất cả cõi hiện, các sắc loại khác tên! Chúng Phật tử vây quanh?” Là hỏi Đức Thế Tôn ở khắp mọi nơi ứng vật hiện hình, phàm Thánh vây quanh, do nhân duyên gì mà được như vậy?

“Tại sao không ăn thịt? Vì sao cấm ăn thịt? Ăn thịt các chúng sinh, vì nhân gì ăn thịt?” Hỏi ăn thịt do nhân duyên gì mà cấm ăn thịt. Như đoạn dưới là đáp riêng trong phần cấm ăn thịt.

“Vì sao các cõi nước, giống như hình trời, trăng, cho đến như dây đàn lưng trống”: Là hỏi hình tướng của thế giới khác nhau không đồng, nói chỉ tất cả do tâm tạo ra. Kinh Hoa Nghiêm chép: Vì hạt giống khác nhau nân quả trái sinh không đồng, hành nghiệp bao nhiêu thứ, cõi Phật nhiều thứ khác nhau, đủ như trong phẩm Thế Giới Thành Tựu có nói. Nhân-đà-la là tên khác của trời Đế-thích.

“Thế nào biến hóa Phật? Thế nào là báo Phật? Chân như trí tuệ Phật, xin đều nói con nghe?” Là hỏi nghĩa danh hiệu Phật. Tùy căn cơ mà đến, cảm ứng hóa Phật, báo đáp nhân đời trước gọi là báo Phật. Chân như Phật thể tánh không hai, trí tuệ Phật bản giác hiển chiếu.

“Tại sao ở cõi Dục, chẳng thành Đẳng chánh giác, cho đến ai người giữ chánh pháp”: Là hỏi cõi Phật Lô-xá-na thành Bồ-đề, và hỏi sau khi nhập Niết-bàn thì ai giữ gìn chánh pháp, sơ lược như trong kinh Ma-ha-ma-da v.v… và phó pháp tạng truyện có nói.

“Thế tôn trụ bao lâu? Chánh pháp trụ chừng nào?” Là hỏi Đức Như lai trụ ở đời lâu mau, và chánh pháp trụ thời gian ngắn dài.

“Tất-đàn có mấy thứ, các chấp có mấy thứ?”. Câu trên hỏi là Tấtđàn, Hán dịch nghĩa tông. Câu dưới hỏi các kiến chấp thế đế. Lại nữa, tông Thiên Thai có bốn tất-đàn:

  1. Tất-đàn thế giới.
  2. Tất-đàn vị nhân.
  3. Tất-đàn vị nhân.
  4. Tất-đàn Đệ nhất nghĩa.

Cho nên nói nếu mất ý bốn Tất-đàn thì tự tu hành, giáo hóa chúng sinh đều gọi là chấp pháp. Nếu được ý bốn Tất-đàn thì mình và người đều không chấp.

“Cớ sao lập Tỳ-ni, cùng với các Tỳ-kheo?” Tỳ-ni là giới. Tỳ-kheo ở trong giới này, được giải thoát từng phần.

“Thế nào được thế thông? Thế nào được xuất thế?” Là hỏi năm thông thế gian, và sáu thông xuất thế gian, vì sao mà được. Nói sáu thông gồm: Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc, lậu tận thông. Sáu thông này bao gồm người tu theo ba thừa. Nhưng có sâu, cạn, sáng tối khác nhau. Thế gian thông không có lậu tận, dù là phần được năm thông trước nhưng cũng chỉ thuộc về hữu lậu.

“Lại do nhân duyên gì? Tâm trụ trong Địa thứ bảy?” Là hỏi tâm lượng địa của Địa thứ bảy, nghĩa là công dụng địa vị cùng cực, ý bao gồm trước sau.

“Tăng-già có mấy thứ? Thế nào thành phá tăng?” Là hỏi tăng có bao nhiêu hạng, ý nói chân hay ngụy, và hỏi phá hoại tăng, giúp cho tăng không hòa hợp, mắc tội báo lớn. Lại có chỗ nói hai thứ tăng là Yết-ma-tăng và Pháp-luân-tăng. Có chỗ nói ba thứ tăng: Hòa hợp tăng, Giả danh tăng và Chân thật tăng. Có chỗ nói bốn thứ tăng: Hữu- tu-tăng, Vô-tu-tăng, Á-dương-tăng và Chân-thật-tăng. Nghĩa phá hoại tăng như trong luận Tạp Tâm có nói.

“Thế nào là chúng sinh? Rộng nói y phương luận?” Là hỏi y phương luận của thế gian và xuất thế gian, đều có nhiều phương, nên gọi là nói rộng.

“Cớ gì Đại Mâu-ni? Nói lời như thế này? Ca-diếp, Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàm là ta”. Các kinh có nói như vậy, cho nên Đại Tuệ hỏi, nghĩa là dấu vết ứng hóa có sự khác nhau, nhưng đức thể không khác. Như đoạn dưới đáp riêng bốn thứ bình đẳng.

“Cớ sao nói đoạn thường, và cùng ngã vô ngã, sao không thường nói thật, tất cả chỉ tâm này!” Là hỏi Đức Như lai sao không thường vì chúng nói pháp chân thật, mà lại vì chúng sinh nói đoạn, nói thường, nói ngã, vô ngã, nói pháp tâm lượng vọng tưởng là vì sao! Như đoạn dưới có đáp riêng trong phần nói về đời vị lai có các tà trí.

“Thế nào rừng nam nữ, ha-lê, am-ma-lặc?” Là hỏi trái cây ở thế gian vì sao mà khác nhau. Ha-lê là quả Kha-lê-lặc. Am-ma-la là quả a-ma-lặc.

“Kê-la và Thiết vi, cùng với núi Kim cương, cho đến xin Phật nói con nghe”. Luân vi cũng dịch là Thiết vi. Càn-thát-bà, tức là các vị trời đánh nhạc. Hai câu sau kiết thúc lời thỉnh.

“Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nghe Bồ-tát Đại Tuệ thưa hỏi, cho đến: sẽ theo thứ lớp như lời ông hỏi mà đáp”: Như lai nghe Bồ-tát Đại Tuệ hỏi tâm pháp nhiệm mầu như vậy, cho nên khen ngợi: Lành thay! Răn bảo lắng nghe. Không dùng tâm hạnh sinh diệt nghe pháp thật tướng. Dưới đây gồm ba mươi chín bài kệ đều do Đức Như lai nói cho Bồ-tát Đại Tuệ nghe.

“Hoặc sinh hoặc vô sinh, Niết-bàn không sát-na, trôi lăn không tự tánh”: Ý nói Đại Tuệ hỏi pháp hữu vi sinh, pháp vô vi bất sinh, pháp Niết-bàn hư không trôi lăn từng sát-na, đều do vọng tưởng hiển hiện, đều không có tự tánh.

“Phật tử, Ba-la-mật, Thanh văn, Bích-chi-phật, ngoại đạo vô sắc

hành”: Đoạn trên là hỏi về người và pháp mà người thực hành. Phật tử, Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo là người. Các Ba-la-mật là pháp sở hành của người tu theo ba thừa. Hành vô sắc là pháp sở hành của ngoại đạo. Ý nói người này và pháp của người thực hành, đều dùng vô tự tánh để kiết thúc. Đây là ý chỉ sâu kính do Phật lược đáp.

“Tu-di, bể cả, núi lớn, châu, đảo, cõi nước, quả đất”. Dưới đây tám hàng nửa bài kệ là Đức Như lai theo thứ lớp nhận lãnh trăm lẻ tám câu hỏi của Bồ-tát Đại Tuệ. Núi Tu-di ở giữa biển lớn, cho nên nói Tudi, biển cả, núi lớn, ở lưng chừng núi Tu-di. Biển lớn, trên hỏi trong đây không có. Châu, đảo, cõi nước, quả đất, là lãnh nhận trên mặt đất.

“Sao, mặt trời, mặt trăng, chúng trời A-tu-la, cho đến diệt và như ý túc”. Tu-la lực, như ý túc, trên hỏi trong đây không có, nghĩa lẽ ra là có.

“Bồ-đề phần và đạo thiền định và vô lượng, cho đến tâm sinh khởi nói năng”. Các uẩn và qua lại, nhận lãnh chúng sinh sinh ra các đường. Tâm sinh khởi nói năng, nhận lãnh trên ai sinh khởi lời nói.

“Tâm ý thức vô ngã, năm pháp và tự tánh, cho đến chúng sinh có hay không”. Là Đại chủng trên không có văn. Một Đức Phật, Ca-diếp v.v… trên là ta, chúng sinh có hay không, trên nói ngã, vô ngã.

“Thú Voi ngựa vô nhân, làm sao mà bắt lấy, cho đến kỹ thuật và minh xứ”. Chỉ do tâm không có cảnh giới. Trên cho rằng tất cả đều chỉ do tâm. Các điều khác đều y theo câu hỏi trên.

“Các núi Tu-di, quả đất, biển lớn lượng mặt trăng, chúng sinh bậc thượng, trung, hạ; thân mỗi người có bao nhiêu hạt bụi ”. Tu-di các núi, quả đất trở xuống gồm chín bài kệ, nói Đại Tuệ đã hỏi danh tướng, vì sao không hỏi các núi, biển lớn, mặt trời, mặt trăng, các sao, cõi nước của chúng sinh, và do-tuần, đẩu, hộc, cân, lạng, bốn đại các căn, như vậy do trần lượng tạo thành. Đã nói ta tên là Đại Tuệ thông đạt Đại thừa, vì sao không hỏi tên hạt bụi và số lượng chứa nhóm, ý nói có hỏi mà không đến nơi đến chốn. Lại nữa, vì giúp cho chúng sanh xả bỏ tình chấp, các vật đã chứa nhóm nhiều như cát bụi mà thành, làm gì có thể tánh.

“Mỗi cõi có bao nhiêu hạt cát bụi, mỗi cung có bao nhiều khuỷu tay, cho đến rận rệp, dương mao, khoáng mạch ”: Nói nhỏ như hạt bụi gọi là thố hào trần. Bảy thố hào trần là một dương mao đầu trần. Bảy dương mao đầu trần là một hạt bụi qua kẽ hở. Bảy hạt bụi qua kẽ hở thành một con rận Bảy con rận thành một con chí. Bảy con chí thành một khoáng mạch trần. Bảy khoáng mạch trần thành một lóng tay. Một trăm mười lóng tay thành một gang tay. Hai gang tay thành một khuỷu tay. Bốn khuỷu tay là một cung. Năm trăm cung gọi là một câu-lô-xá. Mười câu lô xá gọi là một do-tuần. Tam thiên đại thiên thế giới làm một cõi hóa Phật. Nghĩa là các pháp này đều chứa nhóm như cát bụi mà thành thể. Vì sao không hỏi đủ mỗi thứ có bao nhiêu hạt cát bụi tạo thành.

“Nửa đấu và một đấu, mỗi thứ có bao nhiêu khoáng mạch, cho đến mỗi thứ có số bao nhiêu?” Đây đều là tên gọi trong đấu và hộc dùng để chứa trong nhà Phật, hoặc gọi ngàn muôn na-do-tha, gọi tần bà la.

“Bao nhiêu hạt bụi thành hạt cải, bao nhiêu hạt cải thành một hạt cỏ, cho đến vì sao không hỏi ta”: Đoạn trên đây đều là Như lai nói. Ý nói danh tướng như vậy cũng nên hỏi.

“Vì sao được giàu có? Thế nào vua Chuyển luân? Thế nào vua thủ hộ? Vì sao được giải thoát?” Dưới đây gồm hai mươi bài kệ, lại nhận lãnh câu hỏi của Đại Tuệ. Tài phú, giống như giàu có ở trên.

“Thế nào văn xuôi, câu? Dâm dục và ăn uống, cho đến do nhân gì mà có các mùi vị”: Các thứ vị, câu hỏi trên không có.

“Thế nào là nam nữ và bắt đầu, Phật Bồ-tát trang nghiêm, cho đến thế nào hữu nhân tác”: Vô nhân tác, hữu nhân tác. Hiểu rõ hai câu đều khác nhau.

“Thế nào chuyển các kiến, thế nào khởi so chấp? Cho đến thế nào khởi tam-muội”. Dứt bỏ các tưởng, hiểu rõ trên vì sao gọi là tưởng diệt. Khởi tam-muội, hiểu rõ trên vì sao từ định giác.

“Phá ba hữu là ai? Ở đâu! Và thân gì, cho đến Và chỗ hỏi chẳng phải ngã”. Không có thân ngã, hiểu rõ đoạn trên nói không có chúng sinh. Tướng nó như thế nào, hiểu rõ đoạn trên nói vì sao lập ra tướng. Chẳng phải ngã, đoạn trên nói thành vô ngã.

“Thế nào là thai tạng và các chi phần khác, cho đến Thông minh, ma, thi thiết”: Thi thiết, là nhắc lại đoạn trên nói vì sao chỉ giả thiết. Thông minh ma, đoạn trên không hỏi.

“Thế nào là hàng cây, là điều mà ông hỏi, cho đến nay ông đều hỏi ta”: Từ Sơ địa đến Địa thứ bảy là địa hữu tâm. Quán ba cõi tâm, ý, thức lượng. Đây là tổng kiết một trăm lẻ tám câu trên. Các nghĩa khác, là số cát bụi chứa nhóm v.v… đều là tướng phân biệt trong ba cõi, là pháp sở quán của Địa thứ bảy, cho nên nói vì sao giúp cho tâm được trụ vào Địa thứ bảy. Nay ông đều hỏi ta, là tổng kiết văn nhắc lại.

6. Khuyên nên lắng nghe:

“Một trăm lẻ tám câu như các Phật trước đã nói, cho đến Phật tử nên lắng nghe”. Các Phật trước đã nói, lìa câu kiến tướng, đều trái với thật tướng, không tướng thì tự nhiên xa lìa các lỗi ác kiến, cũng xa lìa pháp do lời nói thế gian hình thành đều là không thật nghĩa. Sẽ nói cho ông nghe, là lời răn dạy giúp cho lắng nghe. Cho nên ngài Long Thắng nói: Nghe là chăm chú như khát uống. Nhất tâm nhập vào trong lời nói, nghe pháp tụng tâm hớn hở vui buồn, người được như vậy hãy nói cho họ nghe.

7. Như lai đáp trăm lẻ tám câu theo môn tâm chân như:

“Lúc bấy giờ, Bồ-tát Đại Tuệ, cho đến câu thường là vô thường”. Dưới đây là Như lai y theo môn tâm như chân mà đáp. Trên nói chúng sinh đối với vô sinh chân thật, vọng khởi sinh kiến, vốn tự chẳng sinh, cho nên nói câu sinh là bất sinh. Nếu pháp hữu sinh có thể nói có thường, vì không sinh cho nên nói không có thường, cho nên nói câu thường chẳng phải câu thường. Hai câu này đã như vậy thì các câu khác đại loại đều lấy câu dưới bỏ sót câu trên. Nếu vọng kiến không có thì chân thật tự hiện.

“Câu tướng chẳng phải câu tướng, câu trụ dị chẳng phải câu trụ dị”. Vì thành câu sinh từ tướng mà đến, hai câu trụ dị, đoạn trên không có hỏi. Xưa không nay có gọi là sinh, pháp chẳng phải bất động gọi là dị, pháp có tạm dụng gọi là Trụ.

“Câu sát-na chẳng phải câu sát-na, cho đến câu hằng chẳng phải câu hằng”. Đoạn trên không có câu này. Gồm có ba thứ thường: 1. Ngoại đạo chấp tánh của bốn đại là thường. 2. Nghiệp thói quen nối nhau được quả bất đoạn gọi là thường. 3. Thể của Như lai Tạng là chân thật thường trụ Thường. Ba thứ thường này đều là do kẻ ngu luống dối vọng chấp. Bản chú giải xưa gồm có ba thường khác với ở đây.

“Câu duyên phi duyên, câu Nhân chẳng phải câu nhân, cho đến câu phương tiện chẳng phải câu phương tiện”: Đại phiền não có sáu thứ. Tùy phiền não có hai mươi thứ. Văn trên không có phương tiện.

“Câu thiện xảo chẳng phải câu thiện xảo, cho đến câu ba luân phi ba luân”. Câu ba luân văn trên không có.

“Câu tiêu tướng chẳng phải câu tiêu tướng, câu hữu chẳng phải câu hữu, cho đến câu nước chẳng phải câu nước”: Như một giọt nước trong sông Hằng mà bốn cách thấy khác nhau.

“Câu cung chẳng phải câu cung, câu đại chủng chẳng phải câu đại chủng, cho đến câu quả chẳng phải câu quả”: Xét câu đại chủng ở trên như câu thật. Câu quả văn trên không có.

“Câu diệt chẳng phải câu diệt, câu khởi chẳng phải câu khởi, cho đến câu tướng chẳng phải câu tướng”: Tướng có ba thứ: Thể tướng, tiêu tướng và pháp tướng. Trước là hình sắc thể tướng, kế là tiêu tướng, đây là pháp tướng.

“Câu chi phần chẳng phải câu chi phần, câu thiền chẳng phải câu thiền, cho đến câu ký chẳng phải câu ký”: Câu nhiếp thọ, câu ký, văn trên không có.

“Câu nhất-xiển-đề chẳng phải câu nhất-xiển-đề, cho đến câu vị chẳng phải câu vị”. Câu vị văn trên không có.

“Câu tác chẳng phải câu tác, câu thân chẳng phải câu thân, cho đến câu nhân quả chẳng phải câu nhân quả”. Câu hữu vi, câu nhân quả văn trên không có.

“Câu sắc cứu cánh chẳng phải câu sắc cứu cánh, cho đến câu chủng chủng chẳng phải câu chủng chủng”. Câu chủng chủng văn trên không có.

“Câu giảng nói chẳng phải câu giảng nói, cho đến câu văn tự chẳng phải câu văn tự”. Câu Trụ trì, Cầu-na dịch là câu xứ.

Trên đây là y theo môn tâm chân như, đáp chung một trăm lẻ tám câu, đều nói là “phi”, như ngài Mã Minh nói: Phải biết chân như tự tánh chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải không hữu tướng, chẳng phải không vô tướng, chẳng phải hữu vô câu tướng, chẳng phải nhất tướng, chẳng phải dị tướng, chẳng phải không nhất tướng, chẳng phải không dị tướng, chẳng phải nhất dị câu tướng. Từ xưa đến nay tất cả pháp ô nhiễm và tất cả chúng sinh do có vọng tâm niệm niệm phân biệt đều không tương ưng, tức là chân tâm thường hằng bất biến, tịnh pháp đầy đủ, cũng không có tướng đáng chấp, vì lìa cảnh giới niệm, chỉ chứng mới tương ưng.

8. Tổng kiết lời khuyên:

Này Đại Tuệ! Đó là trăm lẻ tám câu, cho đến Ông và các đại Bồtát phải nên tu học”. Đây là tổng kiết lời khuyên. Các Bồ-tát… phải nên học Bồ-tát đạo, tu Bồ-tát hạnh như vậy. Trước nêu lên Phật đều là phát minh sự thành tín.