CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

 

 Phẩm 14: SÁT NA

1. Thưa hỏi về tướng hoại của sát-na:

Khi ấy, Đại Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật: bạch Đức Thế Tôn! Các pháp nào gọi là sát-na? Vì ở trên cho có thân thì có hoại diệt, tức là nói ấm, giới, nhập vô thường, cho nên nêu tướng hoại của sát-na của tất cả pháp để thưa hỏi.

“Phật bảo lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ nói cho ông v.v… cho đến pháp có thọ, pháp vô thọ”: Như lai lại nêu bày đó chẳng phải sát-na, cho nên trước hết giải thích tất cả các pháp, nghĩa là thuận chánh lý lợi ích mình và người, thì gọi là pháp lành. Trái với chánh trí làm tổn hại mình và người, gọi là pháp không lành. Vì có sinh diệt trói buộc thuộc nhân duyên có sở đắc, gọi là pháp hữu vi. Không có sinh trụ diệt thuộc về nhân duyên vô sở đắc, gọi là pháp vô vi. Thế, tức là nghĩa che đậy, là che đậy nghĩa cao siêu, lại có nghĩa là phá hoại, ba đời dời đổi. Gian là rơi vào luống dối pháp che đậy tức là rơi vào luống dối thế tức là gian, gọi là pháp thế gian. Vượt ngoài luống dối gọi là xuất thế gian. Hữu là tam hữu. Lậu là nhiễm ô, nghĩa là pháp tánh của ba cõi là ô nhiễm, gọi là pháp hữu lậu, không nhiễm ô gọi là pháp vô lậu. Thọ là chấp thọ, vì có chấp thọ gọi là sinh tử, không chấp thọ gọi là Niết-bàn. Năm cặp đối này, mỗi cặp bao gồm tất cả pháp. Xét bản dịch đời Lưu Tống không có chữ pháp lành, lại có ba chữ pháp vô ký.

2. Nói về sát-na và chẳng phải sát na:

“Này Đại Tuệ! Tóm lại tâm, ý, ý thức và thói quen, làm nhân năm pháp thủ uẩn v.v… cho đến mà sanh phân biệt là thiện, bất thiện: Vì các pháp sắc tâm như ấm, giới, nhập v.v… thêm lớn kẻ ngu phân biệt gọi là lành, không lành, đó là sát-na.

“Bậc Thánh hiện chứng trụ trong đó nên về tam-muội lạc, tammuội chánh thọ, hiện pháp lạc trụ, gọi là thiện vô lậu” tu tam-muội làm nhân. Chứng hiện pháp lạc trụ gọi là pháp lành vô lậu của bậc Thánh, chẳng phải sát-na.

“Lại nữa Này Đại Tuệ! Lành, không lành… cho đến tâm, ý, ý thức và năm thức thân”: Một lần nữa muốn giải thích pháp lành, không lành ở trước, đó chẳng phải sát-na, vì thế nêu rằng: lại nữa. Cho nêu tám thức Như lai Tạng là nhân của sát-na, chẳng phải sát-na, nhưng thức Alại-da thứ tám này chỉ thuộc về tánh vô phú vô ký. Mạt-na thứ bảy chỉ thuộc về tánh hữu phú vô ký. Sáu chuyển thức trước chung cho cả ba tánh thiện, bất thiện, vô ký. Giai vị chưa chuyển y, tám thức này đều gọi là sát-na, cho nên Như lai Tạng gọi là nhân sát-na. Nếu được chuyển y thì tám thức đều là pháp lành vô lậu. Như lai Tạng gọi là nhân phi sátna.Tánh thiện, bất thiện nương vô ký mà có, cho nên tánh vô ký trong văn kinh có nói lược, chẳng phải không nói.

3. Năm thức thân cũng niệm sanh diệt:

“Này Đại Tuệ! Năm thức thân kia đi chung với, ý thức chung…

cho đến chẳng khác thể sinh, sinh rồi liền diệt”: Nói năm thức chấp trần và chung với thức thứ sáu, thứ bảy. Thức thứ sáu tạo nghiệp tướng thiện, ác, xoay vần khác nhau, nghiệp tập thiện ác nối nhau không dứt. Năm thức thân sinh, năm thức thân này cũng niệm niệm sinh diệt.

“Không biết cảnh do tự tâm hiện… cho đến ta nói những thứ này gọi là pháp sát-na”: Ở đây nói năm thức chẳng biết các pháp do tự tâm hiện, chấp các trần, hễ chấp thì liền diệt, cho nên nói thứ lớp diệt. Thời gian thứ lớp diệt thì thức thứ sáu sinh, cho nên nói thức riêng sinh khởi, ý thức và năm thức kia đi chung, chấp vào cái mà năm thức chấp, các hình tướng khác nhau, khi một niệm không dừng thì đó gọi là sát-na.

“Thói quen vô lậu chẳng phải pháp sát-na, phàm ngu và sát-na luận chẳng thể biết được”. Nói thói quen vô lậu, huân xong Như lai Tạng tàng thức, lìa niệm mới tương ưng, chứng đắc quả Thánh, tức phi sát-na. Cho nên luận Khởi Tín chép: Đắc vô niệm thì biết sinh trú dị diệt của tâm tướng. Do vô niệm v.v… đối với điều này há phàm phu không hề lìa niệm, sinh diệt nói suông mà biết được ư!

4. Lầm chấp của người chấp nhân, ngã:

“Kia không thể biết tất cả các pháp… cho đến vô vi đồng các pháp hoại, rơi vào chấp đoạn”. Phàm ngu chẳng giác gọi là phi sát-na, thì chấp vô lậu chân như vô vi đòng với các tác pháp sinh diệt bại hoại, rơi vào chấp đoạn mà ngoại đạo chấp. Luận Khởi Tín chép: Người chấp nhân ngã, nghe kinh nói: vũ trụ muôn hữu hoàn toàn không có thật thể, thậm chí pháp xuất thế gian là Niết-bàn chân như cũng hoàn toàn là không, lìa tất cả tướng. Vì không biết lời này là để bác bỏ chấp liền cho rằng tánh Niết-bàn chân như chỉ là không, đâu không rơi vào kiến chấp đoạn diệt ư!

“Này Đại Tuệ! Năm thức thân chẳng trôi lăn, không chịu khổ vui, chẳng phải nhân Niết-bàn”: Năm thức thân chẳng trôi lăn. Có thuyết nói: Bảy thức chẳng trôi lăn. Nói bảy thức kia niệm niệm sinh diệt, không tự tánh, không thể trôi lăn trong sáu đường cũng không biết khổ vui, cũng chẳng phải nhân Niết-bàn.

“Như lai Tạng chịu khổ vui, cùng với nhân đều có sinh diệt”: Nói Như lai Tạng là thường, tùy nhiễm tịnh huân tập chuyển biến làm chỗ nương tựa giữ gìn, có thể giúp cho các thức biết khổ vui, cùng chung với nhân hoặc sinh hoặc diệt.

5. Phàm phu bị năm trụ che lấp nên khởi chấp:

“Bị bốn thứ thói quen mê mờ che lấp… cho đến không thể biết rõ khởi chấp sát-na”. Phàm ngu bị năm trụ huân tâm làm mê mờ che lấp, nên không biết Như lai Tạng là thường, khởi chấp sát-na nói bốn thứ thói quen tức tứ trụ phiền não và vô minh căn bản.

“Này Đại Tuệ! Như vàng, kim cương, xá-lợi Phật có tánh đặc biệt trọn không bao giờ bị tổn hoại”: Nói Như lai Tạng không sinh diệt, giống như kim cương và xá-lợi Phật.

“Nếu người chứng được pháp có sát-na… cho đến đối với tất cả pháp trong ngoài nghĩ là sát-na?” Phàm ngu không hiểu các pháp luống dối, cho nên ta phương tiện thuận theo nói cho họ nghe. Tất cả các pháp sát-na không dừng. Thói quen vô lậu chẳng phải sát-na.

6. Nói về sáu pháp:

“Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật rằng… cho đến sáu pháp là gì? Thế nào là đầy đủ”. Do ở trên nói tu chứng tam-muội lạc trú, gọi là pháp vô lậu thiện của bậc Thánh. Cho nên nêu kinh khác Thế Tôn thường nói sáu pháp Ba-la-mật, nếu được đầy đủ thì thành chánh giác, nên hỏi pháp sáu là gì, thế nào là đầy đủ.

Phật bảo Này Đại Tuệ! Ba-la-mật… cho đến thành tựu thần thông, sinh cõi Phạm thế”: Nói thế gian Ba-la-mật là chấp ngã, ngã sở, chấp lấy ác kiến có không hai bên, cầu thân trong ba cõi, tham đắm cảnh sắc, thanh hương vị xúc, thực hành các Ba-la-mật hữu lậu, được sinh giàu sang, hưởng lạc ở sáu tầng trời cõi Dục, cho đến phi phi tưởng xứ cõi Vô sắc, đều không thể thoát khỏi sự trôi lăn trong sinh tử.

7. Nói về ba-la-mật xuất thế gian:

“Này Đại Tuệ! Ba-la-mật xuất thế gian… cho đến tu tập các Bala-mật như thế”: Nói Ba-la-mật xuất thế gian, là người hai thừa nhàm chán sinh tử, ưa vui Niết-bàn, mong cầu tự độ, tu tập sáu hạnh vô lậu thấp kém, cho nên không được thành Phật. Lời văn dưới nói Ba-la-mật xuất thế thượng thượng là Như lai thường nói nếu được đầy đủ liền thành Chánh giác, phải biết sơ về tướng ấy, ở đây y theo mười môn mà các bậc tiên đức đã chỉ dạy sơ lược:

8. Nêu lên mười môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Nêu ra tự thể.
  3. Nói về tướng.
  4. Lập ra.
  5. Thứ lớp.
  6. Thu nhiếp lẫn nhau.
  7. Tu chứng.
  8. Y theo giáo.
  9. Quán tâm.
  10. Giải thích văn.

1/ Giải thích tên gọi:

Trước tên chung, sau tên riêng. Tên chung là Ba-la-mật, luận Duy thức chép: Phải tóm tắt nhiếp thọ bảy thứ trên hết mới được lập ra Bala-mật-đa: 1. An trú trên hết, nghĩa là phải an trụ chủng tánh Bồ-tát. 2. Y chỉ trên hết, nghĩa là phải nương tựa tâm Đại Bồ-đề. 3. Ý lạc trên hết, nghĩa là phải từ bi thương xót tất cả loài hữu tình. 4. Sự nghiệp trên hết, nghĩa là phải thực hành đầy đủ tất cả sự nghiệp. 5. Xảo tiện trên hết, nghĩa là phải nhiếp thọ trí vô tướng. 6. Hồi hướng trên hết, nghĩa là phải hồi hướng Vô thượng Bồ-đề. 7. Thanh tịnh trên hết, nghĩa là phải không gây hai chướng xen lẫn, tức ba thời không hối hận. Nếu bảy trên hết này hễ thiếu một thứ thì không thể đạt đến giải thoát. Cho nên sáu độ này mỗi độ có chia ra bốn câu. Về tên riêng, là giúp đỡ ân tuệ cho người gọi là thí. Ngừa quấy ngăn lỗi gọi là giới. Chịu đựng các pháp mà không bận lòng gọi là nhẫn. Đây y theo sinh nhẫn, lại nhẫn tức là nhẫn khả, nhẫn tức là tuệ, là sự lý của hai thứ nhẫn. Luyện tâm đối với pháp gọi là Tinh, chuyên tâm đạt cho được gọi là Tiến. Tiếng Phạm Thiềnna, Hán dịch là Tĩnh tự. Tiếng Phạm Bát-nhã, Hán dịch là trí tuệ.

2/ Nêu ra thể:

Thí là không tham và khởi ba nghiệp kia làm tánh. Giới lấy thọ học giới Bồ-tát làm tánh. Nhẫn lấy vô sân, tinh tấn xét nét trí tuệ và khởi ba nghiệp kia làm tánh. Tinh tấn do siêng năng và khởi ba nghiệp kia làm tánh. Tịnh lự lấy đẳng trì làm tánh. Trí dùng trạch pháp làm tánh, khai ra thành mười độ, đối bốn độ cũng dùng trạch pháp làm tánh, gọi là căn bản hậu đắc trí.

3/ Nói về tướng:

Thí có ba thứ: đó là tài thí, vô úy thí và pháp thí. Giới có ba thứ: đó là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới. Nhẫn có ba thứ: là nại oán hại nhẫn, an thọ khổ nhẫn và đế sát pháp nhẫn. Tinh tấn có ba thứ: đó là bị giáp tinh tấn, nhiếp thiện tinh tấn và lợi lạc tinh tấn. Tĩnh lự tinh tấn: đó là an trụ tĩnh lự, dẫn phát tĩnh lự và biện sự tĩnh lự. Trí tuệ có ba thứ: đó là gia hành vô phân biệt trí, chánh thể vô phân biệt trí và hậu đắc vô phân biệt trí. Sau còn bốn độ biệt danh biện tướng, đây đã không có văn, như ở chương riêng có nói.

4/ Lập ra:

Vì đối với Thập địa đối trị mười chướng, chứng mười chân như, cho nên chia ra thành mười, là để đối trị sáu tế, dần dần tu Phật pháp, dần dần thành thục hữu tình, cho nên chỉ nói sáu. Trong sáu thì thứ ba thứ trước tăng thượng phát sinh đạo, cảm đại tài thể và quyến thuộc. Ba thứ sau quyết định thắng đạo, có công năng hàng phục phiền não, thành thục hữu tình, đạt đến Phật pháp. Lại nữa, ba thứ trước là nhiêu ích hữu tình, thí tài không phiền não, chịu đựng phiền não kia. Ba thứ sau là đối trị phiền não, tăng thêm sự tinh tấn tu hành, hàng phục dứt hẳn thói quen, lại do ba thứ trước nên không trụ Niết-bàn, do hai thứ sau nên không trụ sinh tử, có khả năng làm tư lương cho vô trụ Niết-bàn. Khai nói mười độ, sau chỉ còn bốn độ, ấy là vì trợ giúp cho sáu độ khiến đầy đủ phương tiện, trợ giúp cho ba thứ trước. Nguyện giúp tinh tấn, lực giúp tĩnh lự, trí giúp cho Bát-nhã, như kinh Thâm Mật nói.

5/ Thứ lớp:

Nghĩa là do trước trước dẫn, phát sau sau và do hậu hậu giữ gìn thanh tịnh tiền tiền trước. Lại nữa trước thô sau tế, dễ khó tu tập thứ lớp như vậy.

6/ Thu nhiếp lẫn nhau:

Trong sáu thứ này mỗi thứ đều gồm thâu tất cả Ba-la-mật, phần nhiều hòa thuận với nhau. Luận Bát-nhã chép: Đàn nghĩa là thu nhiếp sáu pháp, giúp sinh pháp vô úy. Luận Trí Độ chép: Có người chưa trang nghiêm Ba-la-mật thì không gồm thâu, đã có trang nghiêm Ba-la-mật tức là gồm thâu. Nay văn kinh này ắt đầy đủ sự nhiếp thọ. Nếu chỉ nói sáu, sáu nhiếp bốn sau, hoặc chia thành mười, thứ sáu chỉ nhiếp trí vô phân biệt, bốn thứ sau đều thuộc trí hậu đắc.

7/ Tu chứng:

Năm vị đều tu thì địa vị Phật mới rốt ráo. Sáu y theo nhân vị gồm có ba tên: Đó là vô số kiếp ban đầu bố thí v.v… thế lực còn rất nhỏ nhiệm, bị phiền não chế phục, chỉ gọi Ba-la-mật đa đệ nhị kiếp khứ thế lực dần dần thêm lớn, năng hàng phục phiền não gọi là cận Ba-la-mật đa. Đệ tâm tăng-kỳ thế lực chuyển thắng, có khả năng hoàn toàn hàng phục tất cả phiền não, gọi là Ba-la-mật đa. Cho nên kinh nói Xuất thế thượng thượng Ba-la-mật đa.

8/ Y theo giáo:

Các giáo lý đáng suy nghĩ, giáo này mỗi giáo phải dung nhiếp nhau, suốt quả gồm nhân.

9/ Quán tâm:

Có thể dùng ý mà đắc. Nếu không quán tâm, không dùng hết trí tuệ thì không thể mở phát kho báu tự tâm, dù phước trí đều tu, đều tùy vật chuyển biến, nhưng công đức cũng quy về sinh diệt, nhân vô lậu tốt đẹp đều không thành tựu. Cho nên kinh Tịnh Danh chép: Các Đức Phật giải thoát phải tìm trong tâm hạnh của chúng sinh.

10/ Giải thích văn: kế là văn kinh ở dưới tức giải thích văn thứ mười.

9. Ba-la-mật xuất thế gian thượng thượng:

“Này Đại Tuệ! Xuất thế gian thượng thượng Ba-la-mật…, cho đến mà thường tu hành đàn Ba-la-mật”: Nói xuất thế gian thượng thượng Ba-la-mật, nghĩa là Đại Bồ-tát đối với hai pháp trong ngoài của tự tâm giác biết chỉ là vọng tâm phân biệt hiện, không khởi thí, là phân biệt, không sinh thọ, là chấp đắm, không chấp trung gian thí vật sắc tướng, vì giúp cho chúng sinh được an vui vô úy mà thường hành thí, cho nên luận nói rằng, vì biết thể của pháp tánh là không san tham, thuận theo tu hành Đàn ba-la-mật.

10. Nói về sáu Ba-la-mật:

“Đối với các cảnh giới không khởi phân biệt…, cho đến ấy là Thiền ba-la-mật”: Luận nói rằng do biết pháp tánh vô nhiễm, lìa lỗi năm dục, thuận theo tu hành Thi ba-la-mật. Do biết pháp tánh không khổ, lìa sân não, thuận theo tu hành Sằn-đề ba-la-mật. Do biết pháp tánh không có tướng thân tâm, lìa biếng nhác, thuận theo tu hành Tỳ-lêda ba-la-mật. Vì biết pháp tánh thường định, thể không lẫn lộn, thuận theo tu hành Thiền ba-la-mật.

11. Nói về Ba-la-mật thứ sáu là Bát nhã Ba-la-mật:

“Dùng trí tuệ quán sát, tâm không phân biệt… cho đến đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật”. Luận nói rằng biết thể của pháp tánh sáng suốt, lìa vô minh, thuận theo tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Cho nên kinh Hoa Nghiêm bài kệ nói về địa thứ sáu chép: Không chấp các tướng mà thật hành bố thí, vốn dứt các việc ác, giữ vững giới luật, hiểu rõ các pháp, không làm tổn hại, thường kham nhẫn, biết pháp tánh lìa, đầy đủ tinh tấn, dứt hết phiền não nhập thiền định, khéo hiểu tánh không, phân biệt các pháp. Bài kệ này nói về sự tu hành của Bồ-tát Địa thượng. cho nên nói thẳng đã dứt hết phiền não v.v… nói chung về hạnh thắng giải, phát tâm tu hành, chỉ nói thuận theo. Lại nữa, người xưa nói: Sáu độ muôn hạnh dung nhiếp lẫn nhau thành Bồ-đề phần, đều do Bát-nhã thành lập. Năm độ như người mù, Bát-nhã như người dẫn đường. Nếu bố thí mà không có Bát-nhã thì chỉ được một đời vinh hoa, đời sau chịu các tai ương trả nợ. Nếu giữ giới mà không có Bát-nhã thì tạm thời sinh ở cõi Dục, rồi lại rơi vào ngục nê-lê, nếu nhẫn nhục mà không có Bát-nhã thì được quả báo thân hình xinh đẹp, nhưng không chứng được nhẫn vắng lặng, nếu tinh tấn mà không có Bát-nhã thì luống khởi công phu sinh diệt, không hướng đến biển chân thường. Nếu thiền định mà không có Bát-nhã, cbỉ hành sắc giới thiền, không nhập Kim cương định. Nếu thực hành muôn điều lành mà không có Bát-nhã thì thành ra nhân hữu lậu, không khế hợp với quả vô vi. Bát-nhã nói nếu không hiểu rõ thì muôn hạnh lập ra luống uổng, cho nên trong kinh Bát-nhã muốn được tất cả pháp lành thế gian, xuất thế gian đều thành tựu, thì mỗi mỗi phải học Bát-nhã, cho nên chẳng phải hạnh chân thật lưu thông. Không khế hợp chân như thì không thể chứng hạnh chân thật, không từ chân mà khởi, cho nên nói sáu độ như vậy như thật tu hành, nếu được đầy đủ thì chứng đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu không đầy đủ thì chẳng thể chứng nhập đạo Bồ-đề.

“Khi ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: Ngu phân biệt hữu vi, không vô thường sát-na, phân biệt nghĩa sát-na, như sông, đèn, hạt giống”: Các pháp hữu vi giống như huyễn mộng, kẻ ngu vọng chấp khởi chấp thường. Phật vì họ mà nói không sát-na vô thường, nhưng họ chẳng hiểu lại còn chấp vô thường, nghĩ là sát-na như sông như đèn.

“Tất cả pháp bất sinh, vắng lặng vô sở tác, các việc tánh đều lìa, là nghĩa sát-na ta”. Vì tất cả các pháp bị sát-na trôi lăn, ắt vô tự tánh, không có tự tánh tức là vô sinh. Nếu chẳng phải vô sinh thì không trôi lăn, khế hợp vô sinh mới thấy sát-na. Cho nên kinh Tịnh Danh chép: Bất sinh bất diệt là nghĩa vô thường.

“Sinh vô gián tức diệt, chẳng nói cho phàm phu, pháp nối nhau trong đây, các đường phân biệt khởi”: Nói các pháp sinh tức là tướng vô sinh vắng lặng. Vì người ngu không tin nên không được nói cho người ngu nghe, trong đó nếu chấp chắc chắn có pháp sát-na nối nhau thì sinh ra sáu đường vọng tưởng.

“Vô minh làm nhân kia, tâm ắt từ kia sinh, khi chưa rõ được sắc, trung gian có gì sinh?” Đây nói vọng tâm thức từ vô minh kia sinh. Nếu vọng tâm chưa sinh, khi chưa thể phân biệt sắc thì trung gian không có pháp, vậy phải trụ chỗ nào ư!

“Vô gián nối nhau diệt, nên có biết tâm sinh, khi chẳng trụ nơi sắc, duyên chỗ nào mà sinh”. Nói vô gián nối nhau niệm trước diệt rồi, niệm sau tiếp nối sinh. Nếu khi không trú nơi sắc, không có sở duyên, thì là vô sinh.

“Nếu duyên tâm kia khởi thì nhận kia luống dối, do thể vọng không thành, vì sao sát-na diệt”: Niệm sau do từ niệm trước diệt mà khởi, cho nên nhân sinh ấy không thật. Nhân đã luống dối thì thể không thành lập, đó gọi là vô sinh, cho nên không được nói sát-na hoại diệt.

“Người tu hành chánh thọ, Kim cương xá-lợi Phật, và tầng trời quang âm, việc chẳng hoại thế gian”. Đối với phàm phu vọng chấp tất cả pháp sát-na, nói pháp chánh thọ, v.v… này là phi sát-na.

“Trí tròn đầy Như lai và Tỳ-kheo chứng đắc, các pháp tánh thường trú, vì sao chấp sát-na”: Như lai chánh trí đầy đủ và các Tỳ-kheo chứng đắc Địa thứ tám thật tánh các pháp, vì sao chấp sát-na, phi sát-na.

“Càn-thát-bà huyễn sắc, vì sao chẳng sát-na, đại chủng vô thật tánh, vì sao nói năng tạo”. Không biết các pháp như huyễn mộng v.v… chấp các hình tướng khác nhau, sát-na không dừng, làm sao nói phi? Đại chủng luống dối không thật có tự tánh, cho nên không được nói năng tác giả. Bài kệ này đáng lẽ ở trước chương sáu độ, sợ rằng dịch lầm.