TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

MỤC LỤC

TIẾN CAO TĂNG TRUYỆN BIỂU

(Dâng Biểu về Truyện Cao Tăng)

Chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai, tháng mười niên hiệu Đoan Củng năm đầu.

Đại Sư Thông Tuệ, Tứ Tử thần tăng là Tán Ninh dâng biểu.

Thần Tăng Táng Ninh xin tấu rằng: “Kể từ niên hiệu Thái bình hưng quốc năm thứ bảy, kính vâng sắc chỉ, bắt đầu biên soạn Cao Tăng truyện và các Kinh mới dịch đồng nhập Tạng. Thần tìm tòi sự tích khắp nơi, rộng thu thập văn bia, nay đã soạn tập thành ba mươi quyển, đưa đến cung đình dâng lên Thánh thượng xét duyệt, mong được sự chỉ dạy thêm rộng, cho thêm thời gian để điều chỉnh, chúng thần rất lo lắng mà cẩn thận đến cùng. Nghe nói ngoài trời đất nầy ra, còn có Đức Thích-ca, trong biển pháp sanh nhiều tăng bảo. Đức Thích-ca có pháp. A-nan ký sự ghi rằng: Tăng bảo đáng xưng trí tuệ sáng suốt, soạn thiên chương để lưu truyền, đẹp thay! Phật ta hiệu Đại Biến Tri. Biết giáo pháp không nói nương tựa, phải nhờ vào năng lực của Đế vương. Sau hai ngàn năm, thuộc khởi đầu của mười ngàn năm, cái mong ứng vận khắp trời đất, văn vẻ sáng suốt, anh dũng oai vũ, Đại Thánh Chí Minh Quảng Hiếu Hoàng đế Bệ hạ, thần Long trên trời, mặt trời lên cao, đất đai mở mang, tứ di thần phục, mà cống vật thường được đưa đến đều đều. Mùa màng cây trái đều mở hoa kết quả, nơi ruộng đồng, người cày cấy lại siêng năng, Bệ hạ ban cho ruộng vườn cùng hưởng thú vui được mùa. Nho thuật đặc biệt hưng thịnh, Đạo giáo vì vậy mà phát triển. Kỳ lân không phải con vật của Trung Quốc. Chim Trĩ trắng cũng không phải cầm thú trong cỏ dại, nay dạo chơi trong vườn nhà, giống như thú nhốt trong lồng. Gần đây từ Thiên nguyên đến sông Hoàng Hà, khắp vùng nầy nước đều biến thành trong vắt, từ xưa đến nay sử sách ghi ngàn năm có một.

Đây đều là bệ hạ từ địa vị bất động, biểu thị vị vua trường thọ, phiên dịch thành kinh, dùng ngự bút viết thành bài tựa cao sâu, lời văn nhẹ nhàng làm tụng, diễn đạt pháp âm vô tận, lại hạ chiếu cho biên soạn tăng sử, thuộc vận Ung Hy nầy, tỏ ra phong thái của Trinh Quán (Đường Thái Tông), hợp chọn kiêm tài, đâu còn người ít học, chưa nắm được con Tê Ngưu mà muốn lấy sừng, chưa bắt được chim trả mà bỏ lông, chọn lọc người giỏi, lấy phép sử của biểu niên, đáng buồn là trong cửaPhật, người xuất gia ít học làm sao biết được, hoặc giả có xem sách vỡ đi chăng nữa, cũng chỉ xem sơ qua sử sách của Trần Thọ (Nhà sử học đời Tấn, biên soạn Tam Quốc Chí 233-297 C.N) làm mất kinh ngay trong bút hoa, đắc tội với Mã Thiên, hợp với lòng bệ hạ, chọn lấy người hiền, trợ giúp sửa chữa sách vở lại cho đẹp, nay gặp Càn Minh (Năm Hiệu Bắc Tề Phế Đế 560 C.N) thánh tiết, ra lệnh cho đệ tử Tứ Tử hiển trung đồng nguyên thụ sắc chùa Tướng quốc Tứ Tử Trí Luân tấn nạp, mong cầu bệ hạ xem sơ qua. Vì Thánh thượng là chúa của văn chương, vi thần chẳng phải là người hiểu rành về sử. Nếu có bại lộ gì về thiên cơ, thì xin hãy cho biết về nguyên tắc, như được Bắc đẩu mà châm chước, hoặc đưa ra đao Khuê (đồ đựng cực nhỏ), mà đo lường, lấy cái ky mà sàng lọc cặn bả, thần mạo phạm thiên nhan, vô cùng lo sợ mà kính lời.

PHÊ ĐÁP.

Ban sắc cho Đại sư là Thông Tuệ là Tán Ninh Tỉnh Sở, lệnh Tả Nhai chùa Thiên Thọ Tứ Tử. Tăng Hiển Trung Tiến biên tu Tống Cao Tăng truyện ba mươi quyển, được biết đều là nhất thừa diệu đạo sáu độ Huyền môn. Ở đời có người tài như vậy, làm cho Thánh giáo được khôi phục trở lại, nếu không có biên tập tường thuật rành rẽ, thì làm sao mà truyền bá được, chỉ có Ngài là chân lưu, tựa tâm nơi vườn pháp, biên tập thành bộ sách nầy. Đạt rất nhiều công lao trong cực nhọc, xem ra tập hợp được những điều hay. Thật đáng thán phục và ngợi khen sâu sắc, đã thành Cao Tăng truyện, cũng đã ra lệnh cho Tăng lục biên tập vào Đại tạng. Nay ban cho tơ lụa ba ngàn xấp, sẽ cho người mang đến, xin hãy nhận lãnh, mong hãy giữ sức khỏe trong mùa đông giá lạnh, trong thư không đề cập nhiều. Nay ban sắc ngày mười tám.

LỜI TỰA TỐNG CAO TĂNG TRUYỆN.

Thần nghe rằng: Hiền kiếp kéo dài, thế gian rộng lớn, không gian và và thời gian là vô tận, đất chứa nhận muôn vật mà dồi dào vô biên, tràn đầy tinh khí. Trong đó, bậc thầy của Đại thánh ở cõi bề trên, lớn thay! Đức Thích-ca đã ẩn, Đức Di-lặc chưa đến, trong thời gian ấy, người chào đời, phần nhiều là phân thân của Thánh, hiện làm tăng tướng Sa-môn, lời nói và hành vi đáng chiêm ngưỡng, bút với mực tranh nhau sao chép. Lấy khăn vua làm tăng sử. Tôn Xước đạo hiền phỏng theo Liệt truyện mà xoay vần, như dòng đời quý tộc mà ban cho lũ người ấy muốn đạt được lòng người mến mộ. Thành ứng chân của Phi Tích, làm du tăng thể như bậc cao sĩ trên núi. Lúc thì Bùi Tử Dã soạn Cao Tăng truyện. Thích Pháp Tế soạn Cao Dật Sa-môn truyện, Lục Cảo Thuật Sa-môn truyện. Thích Bảo xướng soạn Danh tăng truyện, đều là hà đồ làm khuôn phép rộng lớn. Trống đất là đồ gốm của Hàm Trì, đâu biết người đến trong ruột trống rỗng, người có trí tuệ sáng suốt, việc biên soạn phải dùng tầm mắt tiềm quang như tác phong của Đạo Tuyên tiếp nối lại sự nghiệp, tuy ở bậc cao mà không mang danh, làm cho người hành đạo sáu trăm năm nay đều kính phục. Vậy từ sau khi Trinh Quan đặt tên sách, Tây Minh tuyệt bút đến nay, những tác phẩm nầy không còn được nghe thấy, văn chương thiếu thốn, có lúc trở lại, mùa lạnh qua thì nắng ấm đến, đời không vắng lâu, đất trời giao nhau mà Thánh minh ra đời, ứng theo lòng trời, lời văn sáng suốt, oai Vũ của Đại thánh Quảng Hiếu Hoàng Đế, nêu cao đức đó, thực hành đại đạo, làm việc theo gương Phục Hy và hoàng đế, được nhiều nhân tài trong thiên hạ. Chu Công, Khổng Tử làm đệ tử, giảng tin tu mục sùng đức báo công, thống nhất không sót, các vương quan đều hổ thẹn, thấy bốn biển như nhìn trong lòng bàn tay, bệ hạ trân trọng muôn cơ đều xuất phát tận đáy lòng. Nhưng mà Huyền Tẩn lưu thần, Thích thiện Đạm Lư, dạy thuật sống lâu, hay mở đàn của Thái Nhất (Thiên đế), tục pháp kéo dài, giới của tăng độ gấp ngàn lần. Phật giáo truyền sang đất Hán. Sách Phật được dịch thành tiếng Hoa, đem phong tục của nước Phật cùng hòa hợp với kinh thành, chỉ than rằng tăng ni mỗi đời đều có, nhưng xét về đức hạnh rất ít, trong danh sách tuy có nhiều mà lại thiếu nhân tài. Thần hân hạnh được tuyển dụng, đều kém tài năng về môn dịch, trong cửa Phật không có ai hơn Đổng Hồ, tay yếu ớt khó mà thăm được Võ Huyệt, chỉ dựa theo lệ cũ của thập môn, biên tập thành tên mới của Vạn hạnh, hoặc khảo sát bia văn, hoặc tìm lấy chí ký, hoặc hỏi sứ giả hay người tùy tùng của nhà Vua, hoặc hỏi tiên dân kỳ cựu, nghiên mài kinh luận, đối chiếu với nhau, ăn khớp với sử sách, làm thành ba dật, trên phụ chín tầng, phần trên nêu lên sự cao quý của Tăng bảo, biết sự giàu sang của nhà Phật, ngày xưa ờ Gia Tường có sửa đổi, hoàn thiện ở Đông nam, Trừng Quan chiếu theo mà biên soạn, đủ nhận thấy yếu điểm ở thời nay, đều là lấy theo nguyên hư, truyền mà không tập. Há như hoàng triều, tám cực giăng ra, nêu lên thì không vật nào không đến, di tộc bốn phương đều nể phục, muốn cầu vật gì mà chẳng cung cấp. Thúy Thần chia ra nhiều cách tìm kiếm khắp nơi, thảy đều nhóm hợp, như thấy cái tốt của một nhà, mà không khác với các nước. Cho nên thành mười môn, dễ như nhặt lấy. Chính truyện gồm có năm trăm ba mươi ba vị. Phụ thêm một trăm ba mươi vị, cũng trở lại tận cùng của từng môn mở rộng như sử luận, khi nhân việc mà nói thì do hệ thống truyền thừa của các nhà bị đứt quãng. Nên có Tống Cao Tăng truyện, gần như lựa chọn cái hay, biên soạn thành sách vào niên hiệu Lục Hòa, người xem cầu tiến, người ngộ muốn được nghĩ làm sao cho bằng bước lên núi Tam-Mạo, đều nhập vào cõi Bồ-tát. Vĩnh viễn dựa vào Thánh lịch, trợ giúp nhà Vua, đều thích ánh mặt trời sáng ngời, ứng với Tung Sơn gọi thọ như thế.

Niên hiệu Đoan Củng năm đầu, tiết Càn Minh, Thần Tăng là Tán Ninh, kính dâng.

 

THẠCH KÝ TRUYỆN (BIA ĐÁ)

Luận rằng: Chẳng có biển chảy mà không có sóng động, nói chung về chữ Phạn, chưa từng nghe, như nghe tiếng dư âm trên bầu trời. Chưa hiểu thì hiểu rõ của thượng pháp bậc Thánh hiền như uống nhằm rượu ngon, bọn hèn như nuốt nhằm cặn bã; người có duyên thì gặp nhau. Kẻ vô đạo thì xa cách nhau; Tần ngục đã có khí giới để phòng ngự đây là vô duyên, nhà Hán đón rước tại Bạch Mã, đây là có sự cảm thông. Nghe tiếng bên ấy khác nhau, nhìn chữ thì lại viết ngang, tưởng là lộn nghịch với nhau, nhưng tuy có khác mà ý lại giống nhau.

Chu Lễ có Tương Tư biết sáu loại tiếng Mang. Địch Đề làm chủ Thất Nhung. Ký Ty cửu Di dịch biết Bát địch, nay quan của bốn phương, chỉ có quan dịch là nổi bậc, tại sao vậy? Hay là từ Hán đến nay phương bắc lắm chuyện tên dịch đã thuô5c lòng, lại như sứ giả Chu Tần biết được phương ngôn của nước khác, làm cho Quân vương không ra khỏi hộ đình, ngồi tại chỗ mà biết tiếng nói của dị tục khá xa. Nếu như Tượng Tư biết từ xa, phương ngôn biết ở gần thôi, đại khái chẳng qua là xét dị tục mà đạt viễn tình. Đẹp thay! Đông Hán bắt đầu dịch bốn mươi hai chương kinh, rồi lại phiên lại, phiên có nghĩa là lật lại, như rấm thêu lật lên bề trái cũng là bông hoa. Chỉ là phải trái khác nhau mà thôi, như vậy phiên dịch hai từ hợp lại mà lưu hành, ban đầu là Phạn khách Hoa tăng, nghe tiếng mà phóng ý vuôngtròn. Vàng đá mà khó hòa đồng với chén bát, bài Danh tam-muội, gần giữ xa với khó mà gặp mặt, mặt khác ta biết Hán ngữ, ông ấy biết Phạn văn được tám, chín phần, lắm lúc có sai ngược. Nếu mà chố mắt nhìn Thế Tôn, bến đó độ vô cực. Sau đó thì Mạnh Hiển đích thân đến nơi. Như Huyền Trang với Ngộ Không cả hai mặt đều thông suốt. Cầu xin chút mực của thầy như con nga được tí sửa trong nước, bên trong dựng vấn đáp của văn vương, được văn tuyệt vời của Dương Hùng, in tới in lui đều giống nhau, tiếng nầy tiếng nọ cũng không khác. Vậy mới gọi là đầy đủ. Địch Quan và Đạo An cũng luận về Ngũ thất tam bất dịch. Ngạn Tông cũng dựa vào tám cách, nêu rỏ nguyên tắc soạn Phiên kinh. Huyền Trang cũng lập ra năm loại không phiên. Nay lập ý mới thành lục bộ như sau:

  1. Dịch chữ và dịch âm.
  2. Tiếng Hồ và tiếng Phạn.
  3. Dịch tròng và dịch thẳng.
  4. Thô ngữ và tế ngữ.
  5. Tiếng Hoa nhã và tục.
  6. Trực ngữ và mật ngữ.

Về mặt nguyên tắc dịch có bốn câu như sau:

  1. Dịch chữ không dịch âm, như: Đà La Ni.
  2. Dịch âm không dịch chữ, như chữ ở trước ngực Phật.
  3. Cả âm lẩn chữ đều dịch tức trong các kinh luật đều thuần là tiếng Hoa.
  4. Cả âm lẩn chữ đều không dịch, như trên đề kinh: hai chữ như vậy.

Vấn đề thứ hai: Là Hồ ngữ hay tiếng Phạn. Ở khắp năm vùng Thiên Trúc thuần là ngạn ngữ. Phía bắc của Nhị Tuyết Sơn là phía nam của Hồ Sơn, tên là Bà-la-môn. Nước Ấn với Hồ tuyệt thư ngũ bất đồng, từ Kiết Sương Na quốc. Chữ gốc hai chục mãng chữ cái, lăn chuyển mà tương sanh, lưu bố rộng. Sách ấy đọc hàng thẳng như Trung Hoa vậy, đến Thổ Hóa La, tiếng và âm dần dần khác nhau. Chữ gốc có hai mươi lăm chữ cái, sách đọc hàng ngang. Vượt Thông Lỉnh phía nam Ca Thất Thí Quốc. Tiếng và chữ giống như Thổ Hóa La, tạp loại trên đây là Hồ. Nếu chữ nghĩa của Ấn Độ do Phạn thiên chế ra, bốn mươi bảy chữ cái diễn mà rộng ra hiệu là Thanh Tạng. Có mười hai chương vỡ lòng. Đại Thánh Ngũ Minh Luận, đại để với Hồ khác nhau. Năm vùng của Ấn Độ xa cách với nhau sao mà không có chút ít dị biệt được. Bên nầy từ đời Đông Hán truyền dịch đến đời Tùy, đều gọi các nước phía tây là Hồ. Vì truyền dịch mất gốc cũng gọi kinh sách của đất Hồ, riêng Ngạn Tông Pháp Sư, chỉ trong tạo lục chỉ trích. Di Thiên Phù Phật Địa mà hạp A Hàm, được ở bên ta dùng tên Hồ mà quên lẩn gốc Phạn, mất thì trách ai. Tuyên Công đời Đường cũng có đồng điệu. Từ đấy nếu nghe tiếng tặc lưỡi hoặc nhìn thấy mặt đến thì nhận định gọi là Phạn tăng, hễ nghe tiếng thì cho là Phạn ngữ. Tông sư bận về điều chỉnh, cứ chụp đầu nầy mà vuốt đầu nọ. Đã cho là phía tây có Phạn và Hồ. Sao không phân chia ra nam bắc, giản liệu gây ra ba mặt sai:

1. Sửa Hồ làm Phạn, không tách Hồ ra. Hồ vẫn thành Phạn.

2. Không hiểu Hồ, Phạn hai âm, gây nên Hồ cũng như Phạn.

3. Không biết có sai về trùng dịch, lúc ban đầu đều gọi là Hồ, cũng như từ đời Tùy đến nay gọi chung là Phạn. Theo bản gốc mà nói, lấy Phạn làm chủ. Nếu theo ngọn nhánh mà nói, tên gọi của Hồ cũng có thể tồn tại. Sao vậy? Từ ngữ Thiên Trúc, đến bắc Thông Lĩnh, luôn luôn dịch như vậy, tưởng rằng Tông Công lưu lại; cho đến nay không ai án sửa lại.

Vừa Hồ vừa Phạn, như Thiên Trúc kinh luật truyền đến Qui Tư, vì không biết tiếng Thiên Trúc, nên gọi là Ấn Độ Ca quốc, vì vậy mà dịch nêu dễ giải vẫn còn âm tiếng Phạn. Như vậy Hồ, Phạn đều có xen lẩn nhau.

Về trùng dịch hay trực dịch, như Giáp điệp của Ngũ Ấn Độ trực tiếp mang đến Đông Hạ mà dịch ra gọi là trực dịch; nếu như kinh truyền đến bắc Thông Lĩnh, vì không hiểu tiếng Thiên Trúc mà dịch ra Hồ ngữ, như Phạn gọi Ô Ba Đà Da, Sơ Lặc gọi Cốt Xã. Vu Điền gọi Hòa-thượng, lại Thiên vương phạn gọi Câu quân La. Hồ gọi Bỉ Sa-môn v.v…

Vừa thẳng vừa trùng, như Tam Tạng mang thẳng Giáp Điệp mà đến trên đường kinh qua đất Hồ mà có mang tiếng Hồ, như Giác minh Khẩu tụng đàm vô đức trong luật có Hòa-thượng, tức mang kinh Tam Tạng, tuy kiêm tiếng Hồ đến đây không phiên dịch.

1. Thô ngôn tế ngữ, nêu rõ Nhất Tô Mạn Đa, gọi là tiếng của Phàm nhĩ Bình, Nhị ngạn Đa Đê, gọi là tiếng của Điểm Chánh. Phật nói pháp nhiều, y Tô Man nhiều ý, trụ ở nghĩa không dựa vào văn, nếu Ngạn để Đa không thể giải được, tên là Toàn thanh, thì âm tiếng nói rõ ràng, đây là Tế ngữ, Bán thanh thì tiếng nói không rõ ràng mà lại sai lệch, đây là Thô ngữ. 1. Như tiếng nói thời tục của Ngũ Ấn Độ. 2. Tế ngữ như Pháp Hộ Bửa Vân, Trang Sư và Nghĩa Tinh giải rõ âm luật, dùng Trung Thiên Trúc tế ngữ làm điển ngôn mà dịch ra. 3. Vừa thô vừa tế, như lời trong Phạn bản có quan hệ thô, tế, hoặc ghi chú: âm nầy sai lệch, tức thô ngôn.

2. Hoa ngôn nhã tục: Âm của sở hạ giống nhau, nhã ngũ tức lời văn của kinh sách. Tức lời nói thông thường trong hàng xóm, vừa nhã vừa tục, do người tầm thường chấp bút lời văn chưa kinh qua dũa đẽo.

3. Trực ngữ và Mật ngữ: Câu văn thuộc thô tục là trực; thuộc chân là mật, như bà Lưu Sư.

4. Trực không mật: gọi là Lưu Sư phiên làm ác khẩu chú, lấy ác khẩu với người, mọi người điều không thích.

5. Mật không trực: Bà Lưu Sư Phiên làm Bồ-tát, biết được bến bên kia, đã thông đạt tam vô tính lý, cũng không làm cho chúng sanh được gần gũi, vài ba câu, tức cùng thiện ác chân tục, đều không thể gần gũi được.

Lại có A Bỉ Trì Ha Lâu, Uất Bà Đề, Bà La Các tên trong kinh luận hiểu nghĩa trực lẫn trực mật. Càng có chữ Hồ Phạn, khái quát kinh ấy, người giải cũng chưa thấy được rõ ràng, hoặc rằng: Phiên phạn giáp cần dùng phương văn, chớ không cần phải dùng lời văn nho nhã quá, nhưng dùng để phiên dịch thành sách. Chẳng lẽ áp dụng lời nói trong hàng xóm vậy chăng? Cho nên đạo An tham vãn rằng: Muốn lấy lời nói tinh vi trong ngàn năm. Truyền mà hạp với Bá vương vương cùng với phàm tục. Đây thật là một điều không dễ.

Hoặc rằng: Thời Hán-Ngụy thịnh hành ý nầy, gây nên Trần Quốc thọ chí thuật chuyện Lâm Nhi Quốc nói rằng: Trong Phù Đồ đã ghi với đạo đức kinh của Lão Tử Trung Quốc gần như giống nhau, ấy là Lão Tử đã qua Tây Vực cùng với Thiên Trúc giáo hội hợp với nhau mà người Hồ gọi là Phù Đồ đó chăng? Thật ra là nhìn thấy người dịch dùng đến hai thiên đạo đức trong lời dịch. Vì vậy mà nhận định giống như đạo đức kinh của Lão Tử. Giả thử có người Hoa nói tiếng Phạn với Phạn Tăng, có thể gọi người ấy là người Thiên Trúc chăng? Sao mà không trung tận gốc ngọn vậy. Cho nên Phật rằng: Pháp nhiều thì Y tô mạn nhiều, nay lượt thuật về khái quát, gồm có ba mặt như sau:

  1. Hiển giáo, tức Đại Thừa Kinh và Luật luận.
  2. Mật giáo, tức Du Ca Quán đỉnh ngũ bộ hộ ma, Tam mật mạn Na la pháp.
  3. Tâm giáo, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, tức là Thiền pháp, nối tiếp nhau là Tam luận pháp.
  4. Pháp luận tức là Hiển giáo, lấy pháp âm truyền âm, do Ma Đằng làm Tổ sư.
  5. Giáo Lệnh Luận, tức Mật giáo, truyền nhau trong bí mật là Kim Cương Trí làm Tổ sư.
  6. Tâm Luân, tức là thiền pháp, lấy tâm truyền tâm, do Bồ Đề Đạt Ma làm Tổ sư.

Ba vị tổ sư trên đây đều là từ phía tây sang phương đông hóa phàm mà thành Thánh, trãi qua mười lăm đời là sự hưng thịnh đến đời sau của Chân giáo. Nay dịch Trường kinh quán lập qua phân chức, do tiên tông làm dịch chủ, tức Hiển hay Mật Tam Tạng của hai giáo đảm nhiệm tiếp theo là người ghi chép. Tất nhiên phải thông tiếng Hoa lẫn Phạn. Từ Tây Tấn đến nay, lập việc nầy, tức Sa-môn Đạo Hàm Huyền Sách Diệu Tung và cho con Nhiếp Thừa Viễn v.v… Về nhà vua, tức Diệu Hưng, Lương Vũ, Thiên Hậu hay Trung Tông, tự tay chấp cứu, gọi là Chuế văn độ ngữ. Dịch ngữ, truyện ngư (Lời tựa), như Phiên Hiển thức luận Sa-môn Chiên Đà dịch ngữ. Tiếp theo là chứng Phạn bản. Có lập chứng viên phạn nghĩa một người, biết rõ về nghĩa được hay không, dưới tiếng Hoa mà không mất Ngạn nghĩa. Lại lập chứng thiền nghĩa một người, Sa-môn Đại Thông đảm nhiệm. Kế đến nhuận văn một người, ngoài ra người phụ giúp không hạn chế nhân số, tùy mỗi bộ phận yêu cầu nội ngoại đều được. Cho nên nghĩa Tịnh dịch trường. Lý Kiều Vi lập Lư tạng, dùng đến hai mươi mấy người nhuận văn sắc. Về mặt chứng nghĩa, như dịch bộ Bà Sa Luận. Tuệ Tung Đạo Lang dùng đến ba trăm người để khảo chứng văn nghĩa. Sau cùng là hiệu đính và giám hộ đại sứ, đối chiếu văn đã dịch so lại với bản gốc một cách thận trọng. Hậu Chu Bình cao công Hầu Thọ làm tổng giám kiểm hiệu, nhà Đường thì phong Lương Công làm giám hộ cho Huyền Trang. Tiếp theo là Hứa Quan, Dương Hạnh Giao, Đỗ Hạnh Nghĩ v.v… Tùy dùng Minh Mục Đàm Thuyên mười người giám chưởng công việc phiên dịch. Địa điểm làm việc: Tần tại Tiêu Dao Viên, Lương tại Thọ Quang Điện Chiêm Vân Quán. Ngụy dùng Nhữ Nam Vương Trạch. Tùy Vương Đế lập Phiên kinh quán. Dường tại Quảng Phước Tự hoặc tại công viên không chừng. Từ Đường Hiến Tông năm thứ năm về sau công việc ngưng trệ kéo dài hơn một trăm năm chục năm.

Đại Bửa Ngũ niên triều ta, có Hà Trung Phủ truyền hiển một giáo Sa-môn pháp tiến, thỉnh Tây vực Tam tạng pháp thiên dịch kinh tại Bồ Tân. Quan châu phủ dâng biểu lên. Hoàng Thượng rất vui đều ban áo tím, lệnh cho xây dịch kinh viên tại phía tây chùa Thái Bình Hưng Quốc, lại ra lệnh thu mua phạn giáp, có phạn tặng pháp hộ hay thi hộ đều được mời cùng tham gia công việc phiên dịch. Tả Nhai Tăng Lục Trí Chiếu đại sư, Tuệ Ôn chứng nghĩa, lại triệu Thương Châu Tam Tạng Đạo Viên chứng nghĩa chữ phạn. Thận tuyển hưởng nhai nghĩa môn Sa-môn. Chí Hiển viết lách, tuân pháp Định Thanh Chiêu sao chép. Thủ loan Đạo Chân Trí Tốn Pháp Vân, Tuệ Siêu, Tuệ Đạt khả uy. Thiện Hữu khả chi chứng nghĩa. Sứ thần Lưu Tố, cao phẩm vương Văn Thọ giám hộ. Lễ Bộ Lang Trung Trương Ký Quang, Lộc Khanh Thang và Duyệt Thứ Văn nhuận sắc, tiến hiệu lượng Thọ Mạng Kinh, Thiện ác báo kinh, Thiến kiến biến hóa, Kim diệu đồng tử, Cam Lộ Cổ… Có lệnh thụ Tam Tạng thiên tức tại pháp Thiên Thi Hộ Sư, ngoại thí Hồng Lư Thiếu Khanh Trí Cứu Mã. Các Sa-môn sao chép hay chứng nghĩa đều ban tặng áo tím cùng với vải lụa. Ngự chế kinh tự đặt ở trang đầu, xem ngày Phật được trùng quang pháp luân pháp nhẫn. Xích ngọc tương mà khỏi bí, sen xanh đã trổ hoa thơm. Thánh thượng cảm thấy hài lòng, người truyện dịch được vui mà cùng vui. Đời Tùy về trước đề kinh giản gọn, Nghĩa Tịnh đã làm kinh mục dài dọc, sau nầy bày tỏ cho hết ý, trước dịch bí chú, ít có chú thích. Đời Đường dịch minh ngôn có nhiều âm lành, người phụ trách công việc có nhiều kinh nghiệm hơn. Tịnh Sư dịch các kinh thiên về bộ luật, thể hiện văn vẽ khá hay. Kim Cương Trí cũng bí tàng tổ sư. A Mục Khử cũng có nhiều thợ dịch kinh, bậc thầy nối tiếp cảm ứng lẫn nhau. Vận dụng ngôn từ không ngần ngại mà rất chất phát. Giác Cứu thêm câu của Phật Đỉnh, đời người không có ngắt hoản, ánh sáng rọi ra lỗi văn của những người hiểu biết, dao có nơi để chứa. Tư duy thí phải tìm tòi. Học hỷ Hoa Nghiêm, mật ngữ ngắt đứt giữa ganh người lớn, lưu chế Bửu Tích Bồ Đề Mạn Đồ. Lý lẽ tuyệt đẹp gây nên sáng ngời. Phong cách của Quán Đỉnh dựng nên ý nghĩa sâu xa thần bí. Địch Công siêng năng về việc sao chép. Ban Nhược kết thúc nơi dịch trường. Ngoài ra các bậc lão thành cũng tiếp tay phiên giáp điệp. Nếu muốn biết tướng mạo của những người ấy, người giống người, biết làm sao tả cho siết, riêng ai cũng có cái giống, thể như con giống cha, không giống lông cũng giống cánh vậy. Về việc kinh là nguồn gốc lưu truyền Phật pháp, gốc được dựng lên thì đạo sẽ sanh ra, đạo ấy sẽ sanh ra mãi mà chỉ sanh ra Phật tử thôi! Cho nên có câu rằng: Muốn có biển cả, trước tiên phải có sông ngòi, để bài tỏ không vong bản vậy.