TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

 

(Chánh truyện Mười Bốn vị, phụ thêm Ba vị).

1. TRUYỆN TRÍ THÔNG CHÙA TỔNG TRÌ Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Trí Thông, họ Triệu, vốn người ấp An ở Thiểm Châu. Xuất gia thọ giới cụ túc vào niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy. Hiểu nhiều Kinh luận, thuở nhỏ khôi ngô có chí làm du tăng bốn phương, vì vậy mà đến phiên kinh quán ở thành Lạc Dương học sách Phạn và tiếng Phạn, học đâu biết đó. Trong niên hiệu Trinh Quán có vị tăng từ bắc Thiên Trúc mang đến kinh Thiên Tý thiên nhãn bằng bản phạn, Vua Thái Tông ban sắc cho tìm những vị tăng học giỏi trong nước sung vào Phiên Kinh quán để chuốt văn, ghi chép, chứng nghĩa, v.v… Sư được chọn cùng với phạn tăng đối chiếu, dịch thành hai quyển. Vào niên hiệu Thiên Hoàng Vĩnh Huy năm thứ tư, Sư lại dịch Thiên chuyển Đà-la-ni Quán Thế Âm Bồ-tát Chú một quyển, Quán Tự Tại Bồ-tát Tùy Tâm chú một quyển, Thanh Tịnh Quán Thế Âm Bồ-tát Đà-La-Ni một quyển, gồm bốn bộ năm quyển. Sư giỏi về chữ Phạn, lại nghiên cứu thêm tiếng Hoa, khi đối chiếu phiên dịch đều sát nghĩa, khiến mọi người kính phục, lại nói Sư thực hành Du-già bí mật giáo rất có cảm thông. Sau không biết Sư mất ở đâu.

2. TRUYỆN TRÍ NGHIÊM CHÙA PHỤNG ÂN Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Trí Nghiêm, họ Úy Trì, vốn là con người họ Chất ở nước Vu-điền tên Lạc, tánh thông minh, thuộc chùa Hồng Lô, được ban Tả Lãnh quân vệ Đại tướng quân thượng trụ quốc phong Kim Mãn Quận công. Nhưng cảm thấy việc đời cực nhọc, chỉ nghĩ về việc cởi giầy (bỏ chức quan tướng). Vào tháng 5 niên hiệu Thần Long năm thứ hai, Sư dâng tấu biểu xin nhà thành chùa, vua ban sắc chuẩn y, tiếp theo cầu xin bỏ quan nhập đạo vào ngày 24 tháng 11, được sắc lệnh chấp nhận.

Sư xuống tóc vào ngày mồng 5 tháng 11 niên hiệu Cảnh Long năm đầu, nhằm ngày lễ sinh nhật của Hòa Đế, lại vâng lệnh ở tại chùa dịch kinh, kiểm chứng văn Phạn. Sư có công lớn trong việc sắp xếp các kinh thành bộ. Sư lại dịch Kinh Xuất Sanh Vô Biên Pháp Môn Đà-La-Ni, sau ở Thạch Miết cốc thực hành Pháp Đầu-Đà, lại được sung làm Thượng tọa của chùa Chí tướng ở núi Chung Nam, thể đạo dung hòa, giữ gìn sự thanh cẩn, sau không biết Sư tịch ở đâu.

3. TRUYỆN BẢO TƯ DUY CHÙA THIÊN TRÚC Ở KINH THÀNH LẠC DƯƠNG ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích A-nễ-chân-ma, Hán dịch là Bảo Tư Duy, người nước Cathấp-mật-la thuộc Bắc Ấn-Độ, thuộc dòng dõi Sát-Đế-Lợi, tuổi nhỏ bỏ nhà, lấy thiền tụng làm sự nghiệp, sau khi thọ giới, chuyên tinh luật phẩm, sự hiểu biết hơn hẳn mọi người, kiêm học chân tục. Nghiên cứu cái hay của Kiền văn chú thuật, lại thêm hóa đạo tâm, không quyến luyến quê nhà. Niên hiệu Thiên Hậu Trường Thọ năm thứ hai, Sư đến kinh thành Lạc Dương, được bố trí trụ tại chùa Thiên Hậu, bắt đầu công việc dịch thuật. Niên hiệu Thần Long Cảnh Ngọ đời vua Trung Tông, tại các chùa Phật Thọ Ký, Thiên Cung, Phước Tiên v.v… Sư dịch ra Kinh Bất không Chuyên sách Đà-La-Ni v.v… bảy bộ. Vào tháng 4, niên hiệu Thái Cực năm đầu đời vua Duệ Tông, Thái tử Tẩy Mã, Trương Tề Hiền v.v… ghi chép xong dâng vào nội cung, tháng sáu năm ấy vua lệnh cho Lại bộ Thượng thư Tấn quốc Công Tiết Tắc hữu thường thị Cao Bình Hầu Từ Ngạn Bá, v.v… xét định kỹ, nhập vào mục lục và ban hành. Kể từ sau niên hiệu Thần Long, Sư không còn làm việc phiên dịch, chỉ chuyên cần lễ tụng, tu các phước nghiệp, mỗi sáng sớm mài hương thành nước để tắm gội Phật, xong mới ăn uống, hằng ngày đều làm như vậy, ngoài y bát, hễ được bao nhiêu thì bố thí bấy nhiêu, sau nầy Sư xin xây dựng một ngôi chùa tại núi Long Môn, chế độ phong cách đều y theo Tây vực, vì vậy mà đặt tên là chùa Thiên Trúc, môn đồ bạn học đều cùng ở tại đây, do tinh thành mà chiêu cảm linh ứng thật nhiều. Sư thọ trên một trăm tuổi. Vào niên hiệu Khai Nguyên thứ 9, Sư qua đời tại chùa, được xây tháp thờ.

4. TRUYỆN BỒ ĐỀ LƯU TRÍ CHÙA TRƯỜNG THỌ Ở KINH THÀNH LẠC DƯƠNG, ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Bồ-Đề-Lưu-Chí, người Nam Thiên Trúc, họ Ca-diệp thuộc dòng dõi Tịnh Hạnh Bà-La-Môn. Năm mười hai tuổi, Sư xuất gia với ngoại đạo, học các luận như Thanh Minh Tăng Khư, v.v… với Bà-LaSa-La, Lịch số, chú thuật Âm Dương, Sấm vĩ v.v… chẳng môn nào không thông hiểu, đến tuổi sáu mươi mới hồi tâm, biết sự trái nghịch của ngoại pháp, ngộ được sự sâu sắc của Thích môn, nên ẩn cư nơi sơn cốc, tu tập hạnh Đầu-đà, ban đầu học các kinh luận với Da-Xá-Sa Tam Tạng, sau đó đến năm vùng Ấn-độ, đi khắp các trường giảng. Cao Tông Đại Đế nghe tiếng tăm Sư. Niên hiệu Vĩnh Thuần năm thứ hai, vua sai sứ đón rước. Thiên Hậu lại càng trịnh trọng hơn, lệnh cho tại chùa Pháp Tiên phía đông Lạc Dương, dịch các kinh như Phật Cảnh Giới Bảo Vũ, Hoa Nghiêm v.v… gồm mười một bộ. Vào niên hiệu Thần Long năm thứ hai, đời vua Trung Đông, Sư lại ở tại chùa Sùng Phước, Sư dịch kinh Đại Bửu Tích. Vua Hiếu Hòa qua đời, Duệ Tông lên ngôi, ban lệnh cho Sư ở tại đình Cam Lộ thuộc ao Bạch Liên trong khu vườn ở phía Bắc, tiếp tục công việc dịch thuật, biên soạn hoàn tất, vua ban lời tựa ở đầu các bản, các kinh cũ mới gồm bốn mươi chín bộ, tổng cộng một trăm hai chục quyển. Ngày mùng 8 tháng 4, niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, Sư dâng vào cung. Trong dịch trường nầy Sa-môn Tư Trung Thiên Trúc đại thủ lãnh Y-Xá-La v.v… dịch văn Phạn. Sa-môn người Thiên Trúc, Ba-Nhược-Khuất-Đa, Sa-môn Đạt-ma chứng nghĩa, Sa-môn Lý Phương Tông, Nhất Tuệ Giác ghi chép, Sa-môn Thâm Lượng, Thắng Trang, Trần Ngoại, Vô Trước, Hoài Địch, Chứng Nghĩa, Sa-môn Thừa Lễ, Vân Quán, Thần Giản, Đạo Bản sắp xếp văn, lại có quan sửa Văn Lư Xán học sĩ Từ Kiên Trung Thư, Xá Nhân Tố Tấn, Cấp Sự Trung Thôi Cừ, Trung thư Môn hạ tam phẩm Lục Trượng Tiên, thượng thư Quách Nguyên Chấn, Trung thư lệnh Trương Thuyết, Thị Trung Ngụy Tri Cổ. Nho học và Thích học hợp thành sự toàn mỹ. Bửu Tích sử dụng nhân tài rộng rãi, Lưu Chí Vận công nhiều nhất, nhưng điều đáng buồn là xưa nay cùng dịch tất cả Đà-La-Ni câu cuối đều là Sa-phược-ha hoặc Sát-Bà-Kha, hoặc là Cặp-Bà-Kha, đều không có khảo cứu thanh thăng hay trầm, làm cho mạng chương có khác. Xác định phạm âm đều không có ý chỉ nhất định, đây chẳng phải Phạn tăng truyền tụng không đích xác mà do người cầu bút làm sai mà thôi.

Vào niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười hai, Sư theo vua đến Lạc dương trụ tại chùa Trường Thọ. Nhằm ngày mười bốn tháng mười một năm thứ mười lăm dặn dò các đệ tử ngày mùng năm dùng chay xong, để người hầu tan đi mới đi nằm nghỉ, bỗng nhiên Sư qua đời, thọ một trăm năm mươi sáu tuổi, vua nhận được tin, ban sắc cho Thí Hồng

Lô Khánh, thụy hiệu là Khưu Nguyên Nhất Thiết Biến Tri Tam Tạng, sai nội thị Đỗ Hoài Tín giám hộ tang sự, xuất vật trong kho, cung ứng đầy đủ, dùng lễ bộ Vũ nghi, cờ xí, lọng hoa, huyên náo đầy đường. Ngày mùng 1 tháng 12, an táng ở phía Tây bắc Long Môn, phía nam thành Lạc Dương, có xây tháp và khắc bia đá để kỷ niệm.

Hệ rằng: Tang lễ bên Tây vực rất đơn giản. Hoặc có Quốc Vương hay tù trưởng mới long trọng, nhưng chẳng qua cũng là hỏa táng mà thôi, như ở Đông Hạ (Trung Hoa), tăng dùng Lỗ bộ để an táng thân, thật ít nghe thấy. Ô Hô! Đạo được tôn, Đức được quý, không nói đến việc kể công, đây chẳng phải là một việc hưng thịnh hay sao?

5. TRUYỆN HOÀI ĐỊCH CHÙA THẠCH LÂU Ở NÚI LA PHÙ ĐỜI ĐƯỜNG: (Bát-nhã Lực Thiện Bộ Mạt Ma).

Thích Hoài Địch, người Tuần Châu, trước nhập pháp tại chùa Nam lâu, La Phù, núi nầy một nửa ở dưới biển, một nửa trên đất liền, là nơi linh địa lý tưởng của các Tiên Thánh đến ở. Địch nghiên cứu với kinh luận đã lâu, thông hiểu rất nhiều. Bảy lược chín dòng, lại thêm tâm trì nghiên cứu nơi góc biển ở trước bến bãi, nên thường hay có vài vị Phạn tăng ngụ cư hay dừng chân ở đây. Địch học sách và tiếng Phạn do đó mà thông suốt.

Bồ Đề Lưu Chí mới dịch Kinh Bửu Tích, gọi Địch đến kinh thành chứng nghĩa, xong việc trở về Nam, sau nầy ở Quảng châu có một vị Phạn tăng mang một bản kinh trên lá Đa-la đến, thỉnh Địch cùng phiên dịch, thành mười quyển, tên là Kinh Đại Phật Đảnh Vạn Hạnh Thủlăng-nghiêm. Địch ghi chép ý chỉ kinh, sau mới viết lại thành văn bản, xong gởi kinh vào cung. Vào niên hiệu Càn Nguyên năm đầu, có Tam Tạng Bát-nhã Lực người Kế-tân, Bà-La-Môn Tam Tạng Thiện-Bộ-MạtMa người Trung Thiên Trúc, Cố Thất Mật Tam Tạng Xá-Na, cùng mộ hóa vào triều. Vua ban chiếu cho Lực làm Thái Thường Thiếu Khanh, Mạt-Ma làm Hồng Lô Thiếu Khanh, cùng viên ngoại thả về quê cũ. Có cỗ cho rằng họ đều có mang kinh đến, bị Yến Triệu làm trở ngại nên không rảnh phiên dịch, vì thế cho quan phẩm là vinh hạnh.

6. TRUYỆN TỊCH MẠC CHÙA TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Mâu-ni Thất-lợi, Hán Dịch là Tịch-Mặc, Sư là người có phong cách cao thượng, độ lượng thẳng thắng. Vào niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ chín đời vua Đức Tông, Sư xuất phát từ chùa Na Lạn Đà đi về phía Đông, tự nói là từ bắc Ấn Độ đến chùa nầy xuất gia, thọ giới, học pháp tại chùa nầy. Năm thứ mười sáu, Sư đến Trường An trụ chùa Hưng Thiện, năm thứ mười chín dời đến chùa Lễ Tuyền ở Sùng Phước, lại về chùa Từ Ân, được thỉnh làm việc phiên dịch, lại đem bản phạn của pháp sư Huyền Trang dịch ra Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà-La-Ni, mười quyển, lại dâng lên vua Lục Trần Thú Đồ, vua vui mừng ban cho tặng phẩm rất nhiều. Ngày 19 tháng 6, nhằm niên hiệu Nguyên Hoa năm đầu, Sư nhập diệt tại chùa Từ Ân.

Tịch Mặc có nói rằng: Chùa Na-Lạn-Đà nước Ma-gi-đà thuộc Trung Thiên Trúc. Với chu vi bốn mươi tám dặm, gồm chín ngôi chùa chỉ có một cửa, là do gọi Thiên vương xây dựng, khi Sư còn ở đây thì chúng tăng ở đây có đến hơn mười ngàn vị, do đại pháp sư Xử Lượng Cương nhiệm. Các chùa vùng Tây vực không nơi nào lớn hơn nữa, theo sự phỏng đoán thì kinh Thủ hộ Quốc giới chủ là do Bát-nhã dịch, Mâuni chứng bản phạn, Hàn Lâm đãi Chiếu là Trí Chân chùa Quang trạch tự dịch ngữ, Viên Chiếu ghi chép, Giám Hư nhuận văn, Trừng Quán chứng nghĩa.

7. TRUYỆN LIÊN HOA TINH TIẾN Ở CHÙA LIÊN HOA NƯỚC KHÂU TỪ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Vật-Đề-Đề sằn Ngư, Hán dịch là Liên Hoa Tinh Tiến. Vốn là người nước Khuất Chi. Tức nước Qui Tư, cũng gọi là Khâu-từ. Gọi đúng là Khuất-Chi, sứ thần nhà Đường vâng lệnh đến nước ấy, cửa thành phía Tây có chùa Liên Hoa. Sư trụ trong chùa nầy, hiệu là Tam Tạng Bí-Sô, với lòng chân thành thỉnh cầu của triều đình, dịch kinh phạn truyền về Đông Hạ, Tiến vui lòng chấp nhận, bèn dịch ra kinh Thập Lực, dùng ba tấm giấy thành một quyển, là về Phật ở tại nước Xá-Vệ nói. Trong vùng An Tây có núi Tiền Tiễn, dưới núi có già-lam, nước nhỏ giọt tạo thành âm thanh đáng yêu, người ở đó hằng năm cùng lúc nhóm các âm thanh đó thành một khúc điệu, cho nên gọi là Da-BàSắt-Kê. Khoaảng niên hiệu Khai Nguyên dùng làm tên khúc yết-cổ. Kỹ thuật khó nhất của nhạc công là huơ gậy. Chùa Liên Hoa Tinh Tiến ở gần những giọt nước nhỏ giọt. Kinh ấy do Sa-môn Ngộ Không cùng với kinh Thập địa hồi hướng luân, gồm mười một quyển mang đến vào niên hiệu Trinh Nguyên thỉnh được biên nhập vào tạng, do Viên Chiếu sao lục.

8. TRUYỆN GIỚI PHÁP TRỤ CHÙA LONG HƯNG Ở BẮC ĐÌNH ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Thi-La-Đạt-Ma, Hán dịch là Giới Pháp, vốn người Vu-điền, học nghiệp thông suốt, giỏi tiếng Hoa lẫn Phạn. Ở trong nước ấy là Đại pháp sư. Vào niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, Ngộ Không về đến Bắc Đình, Bản đạo Tiết Độ sứ Dương Tập Cổ, và chư tăng chùa Long Hưng đến thỉnh Sư làm dịch chủ, dịch kinh Thập Địa. Sư tự mình đọc văn phạn, đồng thời dịch ngữ. Sa-môn Đại Chấn ghi chép, Pháp Siêu nhuận văn, Thiện Tín chứng nghĩa. Ngộ Không chứng văn Phạn, lại dịch kinh hồi hướng luân. Dịch truyện vừa xong, viết chép sắp kết thúc, gặp Bắc Đình tuyên uý trung sứ Đoàn Minh Tú xong việc trở về, cùng với Bắc Đình tấu sự quan Ngưu Hân An, tây tấu sự quan Trình Ngạc, v.v… theo nhau vào kinh, vì Sa Hà không thông, phải đi vòng theo đường xấu, bản phạn được cất lại chùa Long Hưng, chỉ mang bản dịch vào kinh, công việc dịch thuật của Sư mới kết thúc, lại trở về Hoát Đan, Hoát Đan gọi là Vu-Độn là cách gọi của người ở phía bắc thông lĩnh, nếu theo tiếng của năm xứ -Độ là Cù-Sát-Đát-Na, Hán dịch là Nhũ Quốc, cũng gọi là Địa Nhũ.

9. TRUYỆN LIÊN HOA ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Liên Hoa, vốn là người Trung Ấn-Độ. Vào niên hiệu Hưng Nguyên năm đầu, Sư chống gậy đến yết kiến vua Đức Tông, xin một cái chuông để đem về Thiên Trúc sử dụng. Vua ra lệnh cho tiết độ sứ Quảng Châu là Lý Phục đúc xong chuông, đưa đến chùa Kim Đôi ở nam Thiên Trúc, Liên Hoa an trí chuông nầy trong tháp Tỳ-lô-giá-na ở nước Bảo Quân, sau đó lấy phần sau kinh Hoa Nghiêm bằng bản phạn gởi thuyền trở về để làm tin, Tam Tạng Bát-nhã ở tại chùa Sùng Phước dịch thành bốn mươi quyển. Thuyết cho rằng bản Phạn vốn là của nước Ô-Đồ ở Nam Thiên-trúc hiến cho Thiên Tử Trung Hoa. Sách nói rằng:

Liên Hoa tự tay viết trăm ngàn bài kệ tụng kinh Hoa Nghiêm nói Đồng Tử thiện tài năm mươi lăm vị thánh, thiện tri thức nhập vào cảnh giới giải thoát không thể suy nghĩ bàn luận, Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm v.v… kính dâng lên vua nguyện ở trong hội Long Hoa. Phụng cận rằng: vào niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ mười một, đến tháng sáu năm sau, vua ban chiếu phiên dịch tại chùa Sùng Phước. Sa-môn Bát-nhã người nước Kế-tân tuyên đọc văn phạn, ngài Quảng Tế chùa Thiên Long ở kinh đô Lạc Dương dịch ngữ, Viên Chiếu chùa Tây Minh ghi chép. Trí Nhu và Trí Thông sửa văn, ngài Đạo Hằng, Giám Hư chùa Chánh Giác ở phủ Thành Đô nhuận văn, Đại Thông chùa Thiên Phước chứng nghĩa, Trừng Quán và Linh Thúy thẩm định kỹ, thần sách quân hộ quân Trúng Úy Hoắc Tiên Minh tả nhai công đức sứ Đậu văn Trường ghi chép dâng lên, tháng hai năm thứ mười bốn thì giải tòa.

10. TRUYỆN PHI TÍCH CHÙA ĐẠI THÁNH THIÊN PHƯỚC ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Phi Tích vẻ người cao ngạo, hiểu biết hơn người, ban đầu học luật nghi, sau đối với pháp môn Thiên Thai nhất tâm ba quán. Cùng Sa-môn Sở Kim chuyên tâm nghiên cứu tu tập, lúc đầu dạo chơi chốn kinh thành, thường dừng chân tại chùa Thảo Đường ở ngọn Tử Cách thuộc núi Chung nam, được Bất Không giao cho việc truyền dịch, dần dần làm đảm nhiệm việc ghi chép và sửa văn. Vào ngày rằm tháng 4 thuộc niên hiệu Vĩnh Thái năm đầu đời vua Đại Tông, Sư Vâng Chiếu ở đạo tràng trong cung Đại Minh, cùng mười sáu vị Sa-môn nghĩa học là Lương Phấn, v.v… tham dự dịch kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát-nhã và

Kinh Mật Nghiêm. Trước là vào thời Đa-la diệp, đồng thời là kệ tụng. Người đời nay dịch phần nhiều là văn xuôi. Bất không và Phi Tích, v.v… cùng Hàn Lâm học sĩ Liễu Kháng xét định rõ ràng lại. Phi Tích được bổ sung vào chứng nghĩa, Chứng Viên ghi chép, không hổ thẹn với chức vụ nầy.

Hệ rằng: Phi Tích ngoài việc nghiên cứu Nho Mặc còn được thỉnh soạn luận, như bia Sở Kim, v.v… của Trung Quốc Sư và Tấn Lăng, Đức Tuyên, Ngô Hưng, Trú Công, Đồng Lạp, Quảng Nguyên, không biết mai chết do tay người nào, nhưng Phi Tích và Đức Tuyên cũng có chỗ sơ suất, nguyên cớ là tô điểm quá sự thật, như Trụ Công hợp cùng một thể, trở ngại việc sắp xếp, chỉ là hư và thực không thể cùng ngày.

11. TRUYỆN TỬ LÂN CHÙA ĐẠI AN QUỐC Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Tử Lân họ Phạm người làng Đại Phạm, thuộc Càn Phong, Duyên Châu. Cha là Tuấn Triêu không ưa Tam Bảo, mỗi khi gặp chư tăng đứng ngoài cửa liền nhổ nước bọt. Có người hỏi lý do thì trả lời rằng: muốn đuổi đi. Lúc Lân mới vài tuổi thì nảy sinh tâm kính mến Cà-sa, vào những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên, luật sư Khánh Tu chùa Quảng Ái ở Đông Đô thường hay giao du với vua Đại tông, đi qua nhà họ Phạm ấy. Lân hiện ra vui vẻ trên gương mặt, cầu xin xuất gia, Sư hỏi rằng: Cha mẹ nói sao?

Lân trả lời rằng: Đừng để cha mẹ biết, biết sẽ bị đánh đòn đó, thầy cứ đi trước, con theo sau, luật sư đi khoảng năm dặm, Lân đã theo đến, ở tại chùa học rất dễ mà học đâu biết đó, nên xuống tóc thọ giới gọi là Chí Lân. Đến năm thứ mười một, bổng nhiên nhớ cha mẹ bèn từ giã nhà chùa về quê thăm viếng, cha bị mù mắt, mẹ thì đã mất ba năm rồi. Vì vậy đến nhạc miếu cầu hồn mẹ để biết vui buồn dưới âm ty. Sư ngồi xếp bằng tụng kinh Pháp Hoa, tối hôm ấy, Nhạc thần quả nhiên hiện đến hỏi vì sao mà cầukhuẩn tha thiết như vậy?

Lân rằng: Mẹ tôi họ Vương chết đến nay đã mãn tang xin hỏi Đại Vương hiện nay bà ấy ở đâu?

Vương gọi quan sổ bộ tra xét cho hay rằng: bà Vương bị trói dưới ngục chịu khổ.

Lân hỏi: Mẹ tôi tội gì?

Vương nói: Bà ấy lúc sanh Hòa-thượng mà ăn hột gà, lại lấy bạch phó đầu sang nên bị tội như vậy.

Lân khóc lóc cầu khẩn xin miển.

Vương nói: Hình phạt đã có phần, không có cửa để thả nhưng vì pháp sư xin hãy đến núi mậu lễ tháp vua A-Dục, hoặc giả có thể được tha tội. Lân hỏi đường đi đến Cú Chuông sơn tự, cúi đầu sát đất mà van xin. Lân bỗng nghe tiếng gọi, nhìn thấy mẹ trong đám mây trên bầu trời nói rằng: Nhờ công đức của con nay mẹ đã sanh lên tầng trời Đao lợi nên đến báo tin với con. Bổng chốc biến mất.

Lân sau nầy cầu hiểu kinh luận đến nơi đến chốn. Đạt được tiếng tăm tốt, vơí tư cách danh tăng, được chọn vào cung nội miệng lưỡi lanh lợi, giỏi về đối đáp, ngự tiền khẩu chiến tự thuật hoàng đạo, áp đảo mọi người được vua ban tử phương bào, vua Đại Tông lên ngôi, lại càng ưa thích Phật, vào niên hiệu Vĩnh Thái, Bất Không dịch lại kinh Nhân Vương Hộ Quốc, Mật Nghiêm, Sư cùng ngài pháp Sùng chùa Thiên Phước, Tuệ Tịnh chùa Tây Minh, Viên Tịch chùa Bảo Thọ, thay nhau chứng nghĩa, cùng Lương Bôn chuốt văn. Không biết Sư qua đời ở đâu. Ngôi tháp trước đây, Sư lễ hiện nay là nên của một am tranh nằm trên ngọn núi tranh ở phía sau chùa A-dục núi Mậu và giếng vẫn còn, giếng thật ra là cái ao vuông, nước xanh mầu bích, rong xanh rờn rợn, những nơi nầy là xa rời với du khách, nhưng lại được ngâm thơ tụng vịnh rất nhiều.

12. TRUYỆN BÁT-NHÃ CHÙA LỄ TUYỀN ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Bát-nhã, người nước Kế-tân. Dáng vẻ khôi ngô, giữ giới nghiêm chỉnh, làm Sa-môn nghĩa học tại kinh thành. Vua Hiến Tông tôn sùng đạo Phật, rất muốn phiên dịch, nhưng lại có chuyện ở Tây thục, Lưu Tịch chống lại mệnh lệnh, vương Thừa Tông chưa bình được, triều đình còn lắm việc. Đến niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ năm, vua ban chiếu cho Triệu công bộ thị Lang, Quy Đăng, Mạch Giản, Lưu Bá Sô, Tiêu Miễn, v.v… đến chùa Lễ Tuyền, dịch ra kinh tám quyển, hiệu là “Bổn sinh tâm Địa Quán, bản phạn nầy là thời Cao Tông do nước Sư Tử dâng đến. Viết hoàn tất trình lên, vua xem xong soạn cho bài tựa, đặt ở đầu bản, Tam tạng thì ban lụa, các Sa-môn chứng nghĩa đều có tặng thưởng khác nhau. Trước đây, vào niên hiệu Trinh nguyên dịch phần sau của kinh Hoa Nghiêm bốn mươi quyển, đó là cống phẩm của quốc vương Ô-Đồ. Lúc ấy, đã ban y tía, sau nầy đại sư Pháp Bảo thỉnh tấu nhập vào Tạng kinh.

13. TRUYỆN NGỘ KHÔNG CHÙA CHƯƠNG KÍNH THƯỢNG ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Ngộ Không, người ở Vân Dương thuộc Kinh Triệu, họ Xa, cháu xa của Thác Bạt Hậu Ngụy, Thiên tính thông minh lanh lợi, ham thích học sách vở, lòng hiếu thảo có tiếng trong thôn xóm. Đức của vua Huyền Tông khắp đến phương xa. Nước Kế-tân nguyện phụ thuộc vào Đại Đường. Niên hiệu Thiên Bảo năm thứ chín vua sai Đại thủ lĩnh Tát-bà-đạt-cán cùng Tam Tạng Xá-lợi đến việt-ma triều đình thình sứ tuần án. Năm sau, vua ban sắc cho các Trung sứ Trương Đạo Quang, đem quốc tín hành và hơn bốn mươi vị quan đến công cán tại Tây Vực. Lúc ấy, Ngộ Không chưa xuất gia, triều đình phong chức Tả vệ kinh Châu Tứ Môn phủ biệt, tướng lệnh tùy xứ từ Tây An lên đường, đến năm thứ mười hai, tới nước Kiện-Đà-La là thành phía đông của Kế-tân Quốc vướng làm lễ tiếp đón sứ Đường. Đoàn tiếp tục lên đường. Sư bị bệnh nên ở lại Kiện-Đà-La, trong lúc bệnh có phát nguyện hết bệnh sẽ xuất gia, bèn vào Xá-lợi-Việt-ma xuống tóc, hiệu là Đạt-Ma-ThácĐộ, Hán dịch là Pháp Giới, bấy giờ là niên hiệu Chí Đức năm thứ hai đời vua Túc Tông, đến năm thứ hai mươi chín thì Sư thọ giới cụ túc ở nước Cá-Thấp-Di-la, Văn-thù-Thỉ-Niết-Địa làm thân Giáo sư. Ổ-BấtSằn-Đề làm yết-ma A-già-lợi, Đà-Lý Ngụy-Địa làm Giáo hạ. Ở chùa Mông Đề, nghe giới luật, học luật nghi căn bản, nhưng bắc Thiên Trúc đều học Tát-bà-đa, sau nầy đi du lịch vài năm chiêm ngưỡng tám ngôi tháp, vì nhớ người thân quê nhà, nên cầu khẩn Bổn sư Xá-lợi-Việt-Ma, hai ba lần chấp thuận. Ma tự tay trao cho bản Phạn ba kinh Thập địa, hồi hướng luân, và Thập Lực. Cộng chung là một hòm, cùng với Xá-lợi răng Phật làm tặng phẩm lúc chia tay. Sư đi từ đường phía bắc đến nước Đổ-Hoá-La. Trong năm mươi bảy phen chỉ có một ngôi thành hiệu là thành cốt xuất quốc, quả có biển nhỏ. Sư vòng xuống phía Nam, đất cát bỗng dao động, mây đen mưa to sấm sét rầm rộ, bèn chạy đến một gốc cây lớn, lúc nầy có rất nhiều người buôn bã đến đây, chủ buôn cho mọi người biết rằng: “Có ai mang Xá-lợi Phật hay dị vật chăng?”, bằng không sao mà thần rồng nổi giận như thế. Ai có thì hảy vất xuống biển đi chớ nên gây cho mọi người sợ hãi, nếu cất giấu thì phải gánh lấy hậu quả đó. Sư vì mang Lợi ích cho đông Hạ (Trung Hoa) nên khẩn cầu thần rồng thứ lỗi cho. Vì vậy mà trận mưa từ sáng sớm đến chiều tối mới được tạnh. Đến Qui-tư trụ tại chùa Liên Hoa gặp Tam Tạng pháp sư Vật-Đề đề Sằn-Ngư, giỏi về truyền dịch, vì vậy Sư đem hộp kinh Thập Lục thỉnh Ngài phiên dịch, tầm đến bắc đình đại sứ phục mệnh. Sư đưa ra bản phạn. Vu-Điền Tam Tạng Giới Pháp là dịch chủ. Sư là người chứng văn Phạn và độ ngữ, dịch xong kinh Thập Địa, Hồi Hướng Luận, xong việc, theo Trung sứ Đoàn Minh Tú. Vào niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ năm đã đến kinh thành, được an trí tại sứ viện Dước Long Môn, dâng lên Xá-lợi răng Phật và kinh bản, vua giao cho tả thần sách quân biên chép, công đức sứ Đậu văn Trường, viết xong trình lên, sắc phong Không Tráng Vũ tướng quân Thí Thái Thường Khanh. Sư trở về chùa Chương Kính, kế trở về Vân Dương, thăm phần mộ cha mẹ, vì từ khi rời nhà đến nay đã bốn mươi năm, lúc nầy tuổi đã sáu mươi mấy, phiên dịch được ba bộ kinh, gồm mười một quyển, đều được biên vào kinh tạng.

14. Truyện Mãn Nguyệt ở Kinh đô, Đời Đường: (Trí Tuệ Luân).

Thích Mãn Nguyệt, người Tây Vực, vì đến Trung Hoa với mục đích chính là phiên kinh truyền đạo. Pháp môn Du-già nhất đều quán luyện đã đạt được nhiều thần hiệu, được chúng khâm phục. Khoảng niên hiệu Khai Thành Sư tiến dâng bản Phạn, gặp lúc ngụy Cam lộ đi chưa trở về, triều đình chưa phục hồi được kỷ cương, không rảnh phiên dịch. Giữa lúc nầy, Quốc Sư Ngộ Đạt Trí Huyền ưa học Thanh Minh, Lễ Nguyệt làm thầy, tình cảm qua lại, chỉ dạy chữ Phạn và duyên giới của âm chử, tiết-đàn tám chuyển mà được ý thú sâu xa.

Huyền nói: Lạ thay! Ta biết ngôn ngữ của đôi bên, vì vậy được mời phiên dịch các cấm chú, bèn cùng với Bồ-tát Phược-Viết Kim Cương Thức Địa dịch lại Đà-La-Ni tập bốn quyển. Lại Phật Vì Tỳ-Tuất-Đà Thiên Tử nói kinh Tôn Thắng một quyển, ghi chép rõ ràng ba lần ý Phật. Ở đây trước đã có Đà-La-Ni tập mười hai quyển, bốn quyển mới biên chưa được vào tạng. Sư bất ngờ nhập diệt, tiếp theo có Tam Tạng Bát-nhã-chước-ca, Hán dịch là Trí Tuệ Luân, cũng là người Tây vực, thực hành pháp Đại-Mạn-Noa-La, đã thọ quán đỉnh làm A-xà-lê, giỏi về phương ngôn, thông về mật ngữ, mang căn bản của Phật pháp tức ĐàLa-Ni, y cứ vào Tỳ-lô-giá-na, sanh ra vô biên pháp môn, người học tu giới định tuệ lấy làm tổng trì giáp thành, là pháp quan trọng nhanh chóng không gì hơn. Lại nói lời chỉ dạy gồm hơn mười lời, đều là then chốt của đại giáo, truyền cho đệ tử Thiệu Minh. Vào niên hiệu Hàm Thông khắc bia ghi truyện.