TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

 

(Chính Truyện Hai Mươi Mốt vị, Phụ thêm Bảy vị).

1. TRUYỆN NGÀI KHUY CƠ CHÙA ĐẠI TỪ ÂN KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Khuy Cơ, tự Hồng Đào, họ Úy Trì, người ở Trường An thuộc Kinh Triệu, trước Úy Trì thì cùng Hậu Ngụy đồng khởi, hiệu là Úy Trì Bộ, như các nước chư hầu ngày xưa ở Trung Hoa, sau khi nhập vào nội địa, lấy tên của bộ tộc làm họ. Ngụy Bình Đông tướng quân nói rằng: cháu sáu đời là Mạnh Đô sanh La Ca, là châu tây trấn tướng đời Tùy, là ông nội của Khuy Cơ Húy là Tông, Tả Kim Ngô tướng quân đời Đường, Tùng Châu Đô Đốc, Giang Do Huyện, Khai Quốc Công, Ngạc Quốc Công Đức là những người cha. Đường thư có ghi truyện, mẹ Bùi Thị đêm nằm mộng thấy nuốt mặt trăng mà có thai, thời thơ ấu Sư khác hẳn với các đứa trẻ khác, tụng tập thuộc lòng sáng suốt như thần. Trang sư trên bờ ruộng thấy Sư mặt mày sáng sủa khôi ngô, thật không sai là giòng giống của nhà tướng, vì vậy mà cố tình tranh thủ thâu làm đệ tử.

Người cha nói: Đứa trẻ thô xẳng này, làm sao dạy dỗ được.

Trang sư nói: Khí độ nhân tài này, ngoài tướng quân chẳng sanh, ngoài ta chẳng hiểu.

Người cha tuy chấp nhận lời thỉnh cầu của đại sư Huyền Trang, nhưng Khuy Cơ lại chống đối mạnh mẻ, yêu cầu phải chấp nhận ba điều kiện mới chịu xuất gia. Một: Không dứt bỏ tình dục, Hai: được ăn đồ máu tanh, Ba: Ăn quá giờ ngọ. Trang Sư vì muốn nắm bắt cho được, nên giả vờ chấp nhận. Cơ sau này mỗi khi đi đâu, đều phải cóba xe, một chở người đẹp cùng thức ăn, một chở kinh kệ và một tự ngồi, gọi là Tam xa Hòa-thượng.

Niên hiệu Trinh Quán năm thứ 22, Khuy Cơ tự làm lời tựa rằng: Chín tuổi mất mẹ, ưa vui chơi, nhưng về chuyện ba xe, đó là chuyện đùa ngoài đời thôi. Năm mười bảy tuổi tham dự việc tu hành, bái Trang sư làm thầy, ban đầu ở tại chùa Quảng Phước. Có lệnh tầm người thông minh sáng suốt, vào chùa Đại Từ Ân hầu hạ Trang sư, học tiếng năm xứ Thiên Trúc, giải quyết thắc mắc, mở lối rành rẽ, mọi người nghe đến đều thán phục. Gồm một trăm Kiền-Độ-Bạt-Cừ, hễ nhìn qua thì đọc không sai. Tuổi hai mươi lăm, vâng theo chiếu vua dịch kinh, giảng thông suốt Đại Tiểu Thừa giáo hơn ba mươi quyển, còn chuyên cần để ý về soạn thuật, sớ có trên trăm bản. Trang sư dịch Luận Duy Thức, ban đầu Sư và bốn người cùng làm việc cầm bút nhuận văn, xem xét ý nghĩa, vài hôm sau, Cơ xin rút lui. Trang sư hỏi tại sao?

Sư trả lời rằng: Đêm mộng thấy kim dung, sáng sớm cỡi ngựa trắng, tuy được cặn bã của pháp môn, nhưng mất chỗ thuần túy của nguồn mầu, không nguyện lập công lẫn lộn, nếu ý thành một bản, chịu trách cũng có chỗ trở về.

Huyền Trang chấp nhận sự yêu cầu của Sư. Dùng lý trách ab vị Hiền chỉ có Khuy Cơ, đây là lượng tài mà trao trách nhiệm. Lúc ấy, vừa phụ trách công việc soạn lục, vừa giảng sớ, không ngờ Pháp sư Trắc ở chùa Tây Minh cũng là người tài giỏi. Ở trường giảng Luận Duy Thức mua chuộc người canh cửa để lẻn vào nghe lén, nghe sơ qua mạch lạc, đã mấy lần tập hợp chúng tăng ở chùa Tây Minh giảng về kinh nầy. Cơ nghe hổ thẹn phải tuột hậu, trong lòng không được vui.

Tranh sư an ủi rằng: Trắc công soạn sớ chưa đạt Nhân minh, mà giảng luận của Trần-Na. Cơ rất giỏi về tam chi, ngang dọc lập phá, thuật nghĩa mạng chương, trước giờ không ai sánh bằng. Cơ thỉnh Trang sư giảng Luận Du-già cho riêng mình, lại bị Trắc Công nghe trộm về giảng trước. Trang sư nghĩ rằng: Ngũ tánh tông pháp chỉ có ông mới thông hiểu, người khác không hiểu đâu.

Sau nầy Sư tự mình đến núi Ngũ Đài, lên Thái hành, đến ngôi chùa Cổ Phật ở Tây Hà, đêm mộng thấy thân mình ở giữa sườn núi. Nghe dưới hang núi có vô số người than vãn kêu khổ, bèn đi từng bước mà xem, đều là mầu pha-lê, nhìn thấy một ngôi thành, có tiếng gọi ra rằng: dừng lại, dừng lại Khuy Cơ chưa nên đến đây. Có hai thiên đồng từ trong thành chạy ra hỏi rằng: Ngài nhìn thấy chúng sanh tội khổ dưới núi chăng?

Sư đáp: Ta chỉ nghe tiếng mà không thấy hình.

Đồng tử trao cho lưỡi kiếm nói rằng: Ngài mổ bụng ra sẽ thấy.

Sư tự mổ bụng ra, có hai tia sáng rọi xuống dưới núi, nhìn thấy vô số người đang chịu những cảnh rất khổ, lúc này đồng tử vào thành lấy hai cuộn giấy và bút trao cho Sư, Sư nhận lấy. Đến sáng thức dậy, suốt đêm qua trong chùa có ánh sáng, rất lâu mà không tắt, dò ra mới biết phát ra từ gáy một cuốn sách, đó là Kinh của Di-lặc Thượng Sanh, bèn nhớ lại những cảnh tượng trong mộng, ắt phải do Từ thị ban lệnh cho ta, soạn sớ thông sáng quyết lý, ban cho cây bút, trên ngọn có gắn mười bốn hạt Xá-lợi, màu hồng đáng yêu.

Có thuyết nói rằng: Sư đến Thái Nguyên truyền pháp mang theo ba xe: xe trước chở kinh kệ, xe giữa tự ngồi, xe sau chở kỹ nữ và thứa ăn, trên đường gặp một ông lão, hỏi rằng: Xe chở người nào?

Gia quyến.

Hiểu pháp tinh thâm như vậy mà mang theo gia quyến sợ rằng không hợp.

Sư nghe vậy, lập tức ăn năn những điều sai trái trước đây, bèn tự đi một mình. Ông lão ấy tức Bồ-tát Văn-thù, trên đây cũng là lời nói dựa theo thời thế mà thôi, thử hỏi lúc theo Trang sư ở tại Cung Ngọc Hoa, giữa lúc tham gia phiên dịch, ba cỗ xe ấy để ở đâu nhỉ? Sư hóa độ tùy nơi, người được lợi ích rất đông, phía đông đi đến Bắc lăng, được thỉnh giảng kinh Pháp Hoa, còn soạn đại sớ, mỗi khi về đến bổn tự, thường hay tới lui với đồng nghiệp cũ, thường đi yết kiến Tuyên luật sư, mỗi khi có sứ giả của Thiên vương đến làm việc, Sư thường hay lẩn tránh, hôm sau mới đến, Tuyên trách trễ nãi.

Sư trả lời rằng: Vừa rồi Bồ-tát Đại thừa ở đây, thiện thần theo hầu quá đông, con vì bị thần thông cản trở, đành phải vậy thôi!

Niên hiệu Vĩnh Thuần năm đầu, Sư cáo bệnh, đến ngày 13 tháng 11, Sư qua đời tại Phiên kinh viện chùa Từ ân, thọ năm mươi mốt tuổi, an táng tại Bắc cừ ở làng Phan, dựa bên cạnh mộ của Huyền Trang, đệ tử thương xót vô cùng, trong đám táng mang tang trắng đen đầy sơn cốc.

Lúc còn sống, Sư thường mạnh dạn tạo tượng Di-lặc, đối trước tượng nầy hằng ngày tụng giới Bồ-tát một biến, nguyện sanh Đâu-suất, khắp mình bèn phát ánh sáng rực rỡ, lại còn ở núi Ngũ Đài tạo tượng Bồ-tát Văn-thù, bằng đá trắng, viết kinh Bát-nhã bằng chữ vàng xong cũng phát ra ánh sáng lạ, đệ tử nối nhau tôn thờ Sư làm chiết trung, xem như Huyền Trang vậy. Vào tháng 7 niện hiệu Thái Hòa năm thứ 4, dời tháp xuống đồng bằng, Sa-môn chùa Đại An Quốc cho kiểm soát lại tháp đình, phát hiện hàm răng bốn mươi cây vẫn còn nguyên vẹn, trắng như ngọc, mọi người cho rằng là một tướng của Phật! Nay các chùa Phật trong nước đều hạ có đồ hình, gọi Sư bằng hiệu: Bách bản sớ chủ chân. Cao Tông đại đế soạn bài tán rằng: Huyền Tông hoàng đế nhưng cơ khôi ngô đường đường có chí khí thế oai hùng, với tâm từ bi cưu giúp. Dạy người không mệt mỏi. Đó là biểu tượng tự thiên nhiên. Sau khi Sư yên nghỉ, chung quanh quay vòng rấm vóc, đầu kê gối ngọc, khuôn mặt hùng vĩ, hai tay chéo lại, ngón như ấn khế. Sau khi nhập diệt có nhiều tên gọi khác nhau, trong Từ Ân truyện có ghi rằng: Vào niên hiệu Long Sóc năm thứ ba, Huyền Trang dịch xong kinh Bát-nhã tại cung Ngọc Hoa, ngày 22 hai tháng 11 năm ấy, gọi Đại Thừa Cơ dâng biểu thỉnh vua soạn chế lời tựa, đến ngày mồng 7 tháng 12 thông sự Xá nhân Mã Nghĩa tuyên, do vậy nên nói: Linh Cơ khai nguyên Lục là Khuy Cơ, nếu gọi Thừa Cơ là sai, gọi Đại Thừa Cơ ấy, là do Tuệ lập Ngạn Tông, không hoàn toàn bác bỏ là: Đại Thừa Cơ, nghe không được suôn tai, nên gọi là Thừa Ân pháp sư.

2. TRUYỆN ĐẠO THẾ CHÙA CHÙA TÂY MINH Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Đạo Thế tự Huyền Uẩn, họ Hàn, tổ tiên là người Y Quyết. Đời ông nội làm quan tại kinh Triệu. Lúc mới sanh thì khù khờ nhưng dần dần thông minh, thường ghét cát, hay cứu giúp loài kiến, được cha mẹ yêu chuộng, năm mười hai tuổi, Sư xuất gia tại chùa Thanh Long. Từ chấp đức bình, nghiên cứu luật Tông, tìm đọc sách vở, đặc biệt ham mộ thượng thừa, sáng tỏ thật tánh. Vào niên hiệu Hiển Khánh, kinh luận của Huyền Trang chưa được chiếu đem vào cung, các đại đức chùa Từ Ân thay nhau hành đạo, Sư cũng dự tuyển. Hoàng Thái tử xây chùa Tây Minh, vì Sư mặt mũi xuất chúng nên được tuyển chọn. Lúc luật sư Đạo Tuyên đương hành luật, Sư dựa theo dự thính, đồng đuổi theo xe năm bộ, cùng dẫn dắt khuôn phép cho ba thừa, cho là xưa nay nhiều người chế tác nối nhau, tuy nhã thú đẹp nhưng từ chưa đủ để làm truyện ký, vì nắm lấy văn vẻ, ngửi đại nghĩa mà ngưỡng phục, y cứ vào loại biên lục mà gọi là Pháp Uyển Nghĩa Lâm, tổng cộng có một trăm thiên, đóng thành mười pho, bắt đầu từ kiếp lượng, kết thúc là tạp ký. Các bộ đều có bài tựa riêng, để người đọc dựa theo từng môn, từng bộ mà tìm, cũng như đề cương vậy. Sự dụng tâm của Sư tròn mười năm, đến niên hiệu Tổng Chương là hoàn tất, do Lan Đài Lang, Lý Nghiêm soạn lời tựa, lại tiếp tục biên soạn Thiện Ác Nghiệp báo và Tín Phước luận, gồm hai mươi ba quyển. Đại tiểu thừa thiền môn quán, và Đại Thừa quán, gồm chung mười một quyển, thọ giới nghi thức, Lễ Phật nghi thức gồm sáu quyển. Tứ Phần Luật Thảo Yếu năm quyển, Kim Cương kinh Tập Chú ba quyển. Tất cả mười bộ một trăm năm mươi ba quyển. Sư có rất nhiều trước thuật. Không biết Sư mất ở đâu, tên gọi để tránh với miếu vua Thái Tông là Đa Hạnh, nên người đương thời là Huyền Uẩn.

3. TRUYỆN PHỔ QUANG CHÙA ĐẠI TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Phổ Quang, tính thông minh, xin theo thờ Tam Tạng Huyền Sư, lòng siêng năng hơn mọi người, đến khi trí tuệ khai thông có thể ví dục với tuần hoàn, nghe ít mà chứng nhiều, Trang sư đã âm thầm chấp nhận. Chưa tham gia phiên dịch, tiếng tăm đã nổi, có thể sánh bên cạnh với Tam Tạng. Huyền Trang, ý nghĩa của Câu-Xá cổ có nhiều thiếu sót, tự mình đem bản Phạn dịch lại, theo trí nhớ truyền lại cho Quang, phần nhiều là dựa theo truyền nghĩa của Tát-Bà-Đa, sư Quang vì trước sớ giải phán rằng: Sớ ấy xoay vần lại lược ra mười quyển, Sư lại thường hay theo Trang sư đến cung Ngọc Hoa dịch kinh Đại Bát-nhã, công cán đóng góp rất đáng khen. Lúc ấy, được gọi là Đại Thừa Quang. Kể từ Trang sư sáng lập dịch ký cho đến viên tịch tại Cung Ngọc Hoa trọn hai mươi năm, dịch ra kinh và Luật luận Đại Tiểu Thừa gồm bảy mươi lăm bộ, tổng cộng là một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển. Bảy, tám phần là do chính tay Phổ Quang ghi chép.

4. TRUYỆN PHÁP BẢO CHÙA ĐẠI TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Pháp Bảo, cũng là đệ tử tài giỏi học pháp của Tam Tạng Huyền Trang, tính lanh lợi, Trang vừa dịch xong Luận Bà-Sa. Sư có thắc mắc, xin thầy chỉ dạy. Huyền Trang riêng dùng mười sáu chữ riêng nhập vào luận để ngăn từ khó. Sư thưa với ngài Huyền Trang rằng: hai câu, bốn câu nầy là có hay không trong bản Phạn? Huyền Trang nói: ta lấy nghĩa ý châm chước theo tình mà làm.

Sư nói: Thầy có nên bớt phàm ngữ mà thêm Thánh ngôn lượng chăng?

Huyền Trang: Điều này không được, ta đã biết.

Kể từ đấy, Sư hiên ngang lên xuống trong cửa của Huyền Trang, đến lúc làm Lục Ly hợp thích nghĩa và tông Câu-Xá lấy Sư làm định lượng vì Quang sư thường hay cùng các thầy Ca-thấp-di-la và Lễ ký sửa chữ, giữa lúc ấy Quang và Sư là ánh sáng của thập môn. Sau này Sư tham dự dịch trường của Nghĩa Tịnh, cùng với Pháp tạng, Thắng Trang làm chứng nghĩa, lúc này Sư rất nổi tiếng.

5. TRUYỆN VIÊN TRẮC CHÙA TÂY MINH Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Viên Trắc thuở nhỏ thông minh, trí tuệ mở mang, Tam Tạng Huyền sư giảng luận Duy Thức mới dịch cho Khuy Cơ nghe thì Viên Trắc mua chuộc người canh cửa cho vào nghe lén, lúc trở về gom góp thành nghĩa chương, ở chùa Tây Minh đánh chuông nhóm họp tăng chúng lại cũng gọi là giảng Luận Duy Thức; đến khi Trang sư giảng Du-già, thì Sư cũng nghe trộm như lúc trước, rồi cũng về giảng lại. Thời Thiên Hậu, Sư được chọn vào Dịch Kinh Quán và dịch kinh Đại Thừa Hiển Thức. Sư đảm nhiệm chứng nghĩa và soạn Duy Thức Sớ Sao, giải thích tỉ mỉ kinh luận, phân bố lưu hành trong nước.

6. TRUYỆN NGUYÊN KHANG CHÙA AN QUỐC Ở KINH ĐÔ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Nguyên Khang vào niên hiệu Trinh Quán du học ở kinh ấp, hình dáng mập mạp mà lùn, tính mạnh mẽ, nghe ít hiểu nhiều, được cùng trang lứa tuổi kính nể, ban đầu ở nơi sơn dã, kiên trì tụng kinh Quán Âm Bồ-tát để cầu thêm trí tuệ.

Sư cảm nhận con nai có cặp sừng chia ra tám nhánh, hình thù thật tuyệt vời, dùng tay vuốt ve mà tuần phục, bèn nuôi dưỡng nó, để cỡi đi xa, chưa hề thấy nó mệt mỏi. Sư dùng văn Tam luận chất lên lưng nai, lại mang theo chiếc xe nhỏ cột theo sau đuôi. Kéo vào kinh thành, ý muốn làm tró đùa cho kẻ chưa đạt được tánh không, để xe ta cán cho ngộ chân lý.

Có một nông dân mặc áo vải đang cày ngoài ruộng, đâu đội nón tre, rộng một trượng hai, ăn mặc kỳ lạ như vậy làm cho người qua đường dừng lại nhìn. Vào kinh thành gặp một Pháp sư đang tập giảng kinh hóa đạo, Sư đến gần bên tòa, bèn y theo nghĩa đã giảng mà hỏi lại đến mấy trăm lời, mọi người đều kinh ngạc vì Sư có biện tài hay như thế. Sư đùa với Pháp sư rằng: Đào ngọt không đậu trái, lý chát mà trái oằn nhánh.

Pháp sư nói: Luân vương ngàn người con, ông cụ ở ngõ cụt chẳng có con cháu, hàm ý là nói Sư không có đồ đệ.

Sư nói: Tạng của Đan là màu đỏ, Tạng của tất là mầu đen, màu đỏ của thầy chẳng phải là đỏ, màu đen của thầy cũng chẳng phải là chì hay mực. Mọi người đều cho rằng: từ Lý rõ ràng, chẳng phải Đại sĩ thùy tích đó sao? Nhà vua nghe vui mừng nói rằng: Đời nào mà chẳng có người ấy, bèn vời vào chùa An Quốc, giảng Tam luận này, lại soạn sớ giải về lý của Trung quán, lại soạn riêng Huyền Khu hai quyển, nói chung về tôn chỉ của Trung Bách môn, sau Sư mất ở đâu không rõ.

7. TRUYỆN TĨNH MẠI CHÙA PHƯỚC TỤ Ở GIẢN CHÂU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Tĩnh Mại người ở Tử Đồng, lúc còn bé đã giữ lấy ý chí thanh cao, đặc biệt nghiên cứu về kinh luận, tính khí trầm lặng, không thích vui chơi bè bạn, du hành thì phải chọn nơi, vì vậy mà đến kinh thành.

Vào niên hiệu Trinh Quán, nhằm lúc Huyền Trang tứ Thiên Trúc trở về, vâng lệnh Thái hậu Thái Mục xây dựng chùa Quảng Phước ở kinh đô để phiên dịch kinh sách, cần phải mời một số đại đức rành về các kinh luận đại tiểu thừa, rốt cuộc chọn được mười một vị, Sư cũng được chọn ở tại chùa Từ Ân cùng với Thê Huyền chùa Phổ Quang, Minh Duệ chùa Quảng Phước, Biện Cơ chùa Hội Xương, Đạo Tuyên chùa Phong Đức núi Chung Nam, cùng chấp cầm bút ghi chép, phiên dịch kinh bản sự bảy quyển. Sau, Sư Thần Phưởng ghi chép tại cung Ngọc Hoa, sau Sư soạn Dịch Kinh Đồ Kỷ bốn quyển, chú thích kinh mục xưa nay, người dịch, đơn vị, dịch lại hoặc nghi vấn v.v… đều được nhập vào kinh tạng.

8. TRUYỆN THUẬN CẢNH NƯỚC TÂN LA ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Thuận Cảnh người ở Quận Lãng, chú trọng về dịch học, nghe kinh, đó là xuất phát từ lẽ thiên nhiên, huống gì môn học Nhân Minh, Huyền Trang tinh nghiêm dạy lại, tăng ni người Hoa chưa đạt được nhiều, mà Sư đã được thông suốt, nếu không nhờ nhân duyên kiếp trước thì làm sao đạt được như vậy. Sư tiếp nhận được chân duy thức lượng của Huyền Trang bèn quyết định trái với bất định luân: Vì Chân nên cực thành sắc, định lìa nhãn thức, tự chấp nhận ba nhiếp đủ, vì không thuộc về nhãn cho nên giống như nhãn căn. Khéo dùng Tam tạng ẩn mật châu phòng, không rời nơi nhãn thức, như vậy khéo thành nghĩa khác. Lúc ấy, khuy có xem tác phẩm Đại thừa, nhận thấy những điều Sư còn chưa hiểu, mặc dù dựa theo kiến thức bên ngoài như vậy, nên than rằng: pháp sư Thuận Cảnh người Tân-la nổi tiếng ở Đại Đường và nước Phiên, học gồm Đại tiểu thừa, Nghiệp tôn sùng theo Ca-diếp, chỉ chấp hành nơi Đổ Đa, tâm ưa đơn giản, nổi tiếng nhờ ít muốn, đã ẩn nghề ở Tây Hạ mà truyền rọi đến phương Đông, tiếng tăm ngày càng nổi bật, thật là đáng nể. Bên ấy tuy là người tài không hiếm. Nước ngoài gọi là độc bộ, mà làm thì quyết định trái ngược với lượng trên đây.

Khuy Cơ nghĩ rằng: Người nước ngoài có trí tuệ lợi hại này mà gặp Ngài Huyền Trang, ngấm ngầm cơ phát khéo thành Tam Tạng.

Tiếc thay! Sư ở tại nước mình có khá nhiều tác phẩm, cũng có truyền đến Trung nguyên, dựa theo gốc Đại thừa pháp tướng liễu nghĩa giáo, xem trong kinh Hoa Nghiêm, bắt đầu từ phát tâm thành Phật mà thôi, bèn nẩy sanh phỉ báng không tin, có chỗ nói: Đang giơ tay, giơ chân gọi các đệ tử thì té xuống đất, dưới mặt đất từ từ nứt ra, bấy giờ thân còn sống mà đã đọa vào địa ngục. Nay vẫn còn lỗ rộng một trượng mấy. Thật đáng đau buồn gọi là Thuận cảnh Nại-Lạc-Ca.

Hệ rằng: Khúc sĩ không thể lấy lời nói mà bó buộc giáo. Vì người thích mầu trắng thì cho mầu đen là dơ, người thích mầu đen thì cho là mầu trắng dơ bẩn. Sư vì lòng sân mộ quá nặng, nghiệp mạnh mẽ tăng thêm, như bắn tên chốc lát rơi vào địa ngục, vậy sắp hạng cao tăng lấy vì dơ bẩn mà tự cho là tự thối hay sao? Pháp khó tin thì dễ mau hủy báng, hủy báng đâu chỉ một người, mà còn làm cho những người chịu ảnh hưởng đều rơi thẳng xuống ba đường, cho nên biết Thuận Cảnh là Bồ-tát Chân Hiển Giáo, huống hồ Triệu Thuẫn vì pháp mà chịu ác. Bồtát vì pháp mà vong thân, đây đâu có gì là lạ. Ngài chẳng thấy ngoại đạo Ni-kiền mỗi mỗi chỉ trích Phật, khiến cho Đề-bà bị hãm sống, sau nầy trong hội Pháp Hoa được thọ ký thành Phật, các ngài hãy lẳng lặng mà suy nghĩ.

9. TRUYỆN GIA THƯỢNG CHÙA ĐẠI TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Gia Thượng. Tuệ tính thiên tư, khí chất uy kỳ, siêng năng tiến tu, mục đích là phiên dịch, xa gởi tâm nơi cửa Tam Tạng Huyền Trang, khảo cứu Du-già-địasư và luận Phật Địa, nắm được nghĩa sâu của Luận Duy Thức. Theo Huyền Trang dịch kinh Đại Ba-nhã tại Cung Ngọc Hoa, phụ trách bổ sung chứng nghĩa và sửa văn, thể hiện rất xuất sắc, đến khi Tam Tạng bị bệnh, Tam Tạng sai Sư ghi chép đủ kinh luận Phiên dịch gồm bảy mươi lăm bộ, tổng cộng một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển, lại ghi chép tượng vẽ câu-chi một ngàn tấm, tạo mười pho tượng câu-chi, trong viết kinh phóng sanh, đốt đèn bảo Sư tuyên đọc. Trang chấp tay vui vẻ nói: Lòng ta toại nguyện rồi, người thay ta mà dẫn dắt thì không làm thất vọng đâu. Trang mất, có soạn sớ sao rất nhiều, bạn cùng môn cũng đông. Thời kỳ Thiên Hậu, Bạc trần Linh Biện v.v…, Dự dịch Trường chứng nghĩa, công đức chứa nhóm càng thịnh. Sư ban đầu theo hầu Huyền Trang dịch kinh tại cung Ngọc Hoa, đến hội đầu phẩm Nghiêm Tịnh Phật độ nói các Đức Phật, Bồ-tát dùng nguyện lực thần thông đựng mọi đồ quý trên thế giới Đại Thiên cùng các bông hoa thơm cùng năm trần do ý vui sanh ra mà cúng dường trang nghiêm nơi nói pháp. Cùng tự chủ là Tuệ Đức, ban đêm thấy kỹ nhạc Nghiêm tịnh rộng rãi đầy đủ, lại nghe tam đường giảng pháp, hôm sau bạch lại với Trang, vui mừng phù hợp, không biết Sư mất ở đâu?

10. TRUYỆN TUỆ CHIỂU Ở TRI CHÂU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Tuệ Chiểu, tuổi nhỏ đã lanh lợi, bắt đầu vào trường học, tụng tập đều thông suốt, đến khi nhập pháp tu thân thì không trái phạm giới luật, được thời ấy gọi là “Chiểu-xà-lê”, kế là chuyên học kinh luận, có tài phiên dịch truyện.

Từ khi Tam Tạng Huyền Trang về kinh, Sư thường hay để ý những chỗ sâu xa, sau nầy được gần gũi Đại thừa Cơ, lại càng hăng hái, đến khi Bồ-Đề-Lưu-Chí ở chùa Sùng Đức dịch kinh Đại Bửu Tích. Chiểu được chọn làm người chứng nghĩa, do pháp sư Thắng Trang người Tânla ghi chép. Các Sa-môn có đại nguyện ngoài trần đều là những người tài ba một thời. Lúc ấy, Vũ bình Nhất được sung làm sứ. Lư Tạng cùng Lục Cảnh Sở làm tổng quản. Trung thư Thị Lang Thôi Thị Nhân hành hương đến phiên kinh Viện, than rằng: Các Thanh lưu đều ở đây cả, đâu nên cách ngại nhau, vì vậy tấu thỉnh cùng tham gia nhuận sắc tân kinh, lúc ban đầu Sư chứng nghĩa tại dịch trường Nghĩa Tịnh, phần nhiều là đính chính sai lời, lệch nghĩa, đều vâng theo chỉ định, không được vượt mức, sau nầy tự biên soạn các nghĩa sớ, hiệu là Tri Châu Chiểu.

11. TRUYỆN NGẠN TÔNG CHÙA ĐẠI TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Ngạn Tông, cầu pháp với Tam Tạng pháp sư, nhưng tài không bằng Quang Bảo, học tập khắp nơi. Về huyền học, và Nho học thì rất tinh vi, văn bút vượt hơn đồng bạn. Có Sa-môn Ngụy Quốc Tây tên Tuệ Lập, tánh khí ngạo mạn, lấy việc hộ pháp coi là nhiệm vụ của mình, soạn truyện năm quyển. Chuyên ghi về việc Tam Tạng trên đường đi Tây vực, trải qua sự nguy hiểm và khó khăn, v.v… Hiệu là Từ Ân truyện, lấy tên chùa làm tên sách, lại đặt lời cuối cùng ở sau sách rằng: Vì ngại còn sót những cái hay, nên chôn cất dưới đất, đến khi sắp chết, mới gọi đệ tử đào đất lên. Bản gốc ấy mấy năm lưu lạc, nhưng tìm mua trở lại được, các đệ tử sai Mạng Tông theo thứ lớp sắp ra, lời tựa dẫn mà văn chưa chấp nhận, hoặc còn thiếu kém, phải nêu rõ lại, được gọi là Tiên thuật, có lời hỏi rằng Ngài và Tùy Ngạn Tông quan hệ thế nào?

Trả lời rằng: Đâu dám so với người đời xưa, chỉ là lòng kính mến như nhau nên lấy biệt hiệu giống nhau mà thôi.

Có thơ rằng: “Nói nhớ quân tử, ấm êm như ngọc, tự cho là bậc sĩ cao đẹp, mà người có chấp nhận vậy chăng?” Không biết Sư qua đời ở đâu.

12. TRUYỆN NGHĨA TƯƠNG NƯỚC TÂN LA ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Nghĩa Tương, họ Bộc, người Phủ Kê Lâm, lúc nhỏ tuấn tú dễ thương, lớn lên xuất gia, tiêu diêu nhập đạo, thiên tánh hồn nhiên, lúc tuổi lên đôi mươi, nghe xứ Đại Đường giáo tông hưng thạnh, nên cùng với Pháp sư Nguyên Hiểu đồng lòng đi về phía Tây, đến cửa biển, ranh giới của Đường châu, định đi thuyền lớn để vượt biển, bỗng bị mưa dầm trên dọc đường, bèn ở lại cái khám nhỏ bên lề đường để đụt mưa, đến sáng nhìn lại, thì ra là ở bên hài cốt của ngôi mộ cổ, trời vẫn còn mưa dây dưa không ngừng, khắp nơi đều là bùn lầy, khó mà bước chân, đành phải ở lại trong lò gạch, đêm chưa khuya đã có quỷ quái xuất hiện. Nguyên Hiểu than rằng: Đêm qua ở nơi mồ mã mà lại yên thân, đêm nay ở nhằm chốn quỷ mà bị quấy rầy, đã hiểu rằng tâm sanh nên các pháp sanh, tâm diệt nên khám mồ không hai. Lại ba cõi chỉ do tâm, muôn pháp chỉ do thức. Ngoài tâm vô pháp còn gì mà cầu, thôi ta không đi nước Đại Đường nữa, nói xong Nguyên Hiểu mang hành lý trở về.

Nghĩa Tương một thân đơn độc nhưng thề chết không lùi, năm sau được quá giang thuyền buôn đến Đăng Châu, tá túc tại nhà một tín đồ, nhìn thấy Tương mặt mày tuấn tú, ở lại trong nhà đã lâu, có một thiếu nữ tên là Thiện Diệu ăn mặt đẹp đẽ thường hay đến tán tỉnh, nhưng tấm lòng sắt đá của Tương không thể nào lay chuyển. Cô gái thấy trêu ghẹo không có kết quả, bèn phát tâm đạo, thệ nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp quy mạng Hòa-thượng, học tập Đại thừa, thành tựu việc lớn, đệ tử đàn việt sẽ cung cấp tư duyên.

Sư lên đường, đến Trường An, ở chỗ Tam Tạng Trí Nghiêm tại núi Chung Nam, tổng tập Kinh Hoa Nghiêm. Lúc ấy, Quốc sư Khang Tạng là bạn đồng học. Cái gọi là biết ít biết nhiều, biết đầu biết đuôi, bình đức đã đầy rong chơi nơi biển tạng, xong lại tính trở về truyền pháp, mở lối dẫn dụ, trên đường về trở lại thăm nhà Đàn Việt. Cảm tạ việc mấy năm qua đã cúng thí, nhân tiện chờ đợi tàu thuyền. Thiện Diệu chuẩn bị mua sắm pháp phục và các đồ dùng, chất đầy một giỏ, khi đem đến bờ biển, thì thuyền đã ra khơi, Thiện Diệu chí nguyện rằng: Ta vốn thật tâm cung dưỡng Pháp sư, thì nguyện giỏ y nầy sẽ tiến về thuyền ở trước, nói xong ném giỏ vào sóng biển, gió thổi thể như lông hồng lướt đi trên ngọn sóng, xa xa nhìn thấy tấp vào thuyền, lại thệ nguyện rằng: Ta nguyện hóa thân làm con rồng, để nâng đỡ con thuyền ấy đến nước kia truyền pháp, vì vậy mà săn tay áo nhảy xuống biển, năng lực nguyện khó dời, lòng thành ấy cảm ứng được thần linh, quả nhiên biến hình ra uốn mình lượn dưới đáy thuyền, nâng thuyền bình yên đến bờ bên kia. Sau Sư về nước, du ngoạn khắp nơi núi sông, đến nơi xa xôi hẻo lánh, những vùng khỉ ho cò gáy, cho rằng: Nơi đây là đất Linh, núi đẹp thật là nơi để quay bánh xe pháp. Không có tông phái, dị bộ nào nhóm họp giáo đồ khoảng năm trăm người. Sư thầm nghĩ như vậy. Đại Hoa Nghiêm giáo chẳng phải nơi đất lành thì không thể hưng khởi. Lúc nầy, rồng Thiện Diệu thường theo che chở, biết được ý nghĩa ấy, bèn biến thành Đại thần hiện ở trên không, hóa ra một khối đá lớn kê ngay trên nóc chùa, toòng ten lủng lẳng sắp rơi mà không rơi, chúng tăng sợ hãi, chẳng biết họa phước người ra sao, hoảng chạy tứ tán. Sư lập tức vào chùa đạo giảng nói kinh nầy. Ngày qua tháng lại không gọi mà tự đến rất đông. Quốc vương trân trọng cho ruộng vườn tôi tớ.

Sư từ chối rằng: Pháp ta bình đẳng, cao thấp bằng nhau, giàu sang một thứ. Kinh Niết-bàn nói tám thứ tài vật bất tịnh, đâu cần có ruộng vườn và tôi tớ để làm gì, bần đạo lấy pháp giới làm nhà, lấy trời đất mà qua năm, pháp thân tuệ mạng đều dựa vào đây mà sống.

Sư giảng về cây cối nở hoa, rồi lại nói về kết quả, người đến xem sự kỳ bí thì có vài người thông hiểu về lời dạy là phạn thể đạo thân, đều là chịu Ca-lưu-la mổ vỏ cứng mà bay ra. Sư quý trọng đúng như lời nói mà thực hành, ngoài việc giảng kinh thì siêng năng tu luyện, giữ trang nghiêm trong đất Phật, không ngại mọi khó khăn, thường hay thực hành cách tẩy uế của Nghĩa Tịnh, không cần khăn lau tự khô thì dừng, trì ba pháp y, bình bát, ngoài ra không có vật gì khác, hễ đệ tử thưa hỏi đều không dám vội vàng, chờ khi lẳng lặng mới gợi ý sau, Sư bàn tùy theo thắc mắc mà giải thích đều vướng mắc không còn dư sót. Tương tự mình vân du không nhất định, xứng với lòng mình thì ở, người học nhóm họp rất đông, hoặc là cầm bút ghi chép, những lời nói của thầy, như vậy cửa nghĩa tùy đệ tử mà dựng, như nói đạo Thân Chương. Hoặc lấy nơi ở mà đặt tên, như Thùy Huyệt vấn đáp, v.v… Mấy chương sớ đều nói về Hoa nghiêm tánh hải Tỳ-lô-giá-na Vô Biên Khế Kinh. Sư mất tại nước mình, Tháp thờ nay vẫn còn, hiệu Hải đông Hoa Nghiêm Sơ tổ.

13. TRUYỆN NGHĨA TRUNG CHÙA ĐẠI TỪ ÂN Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Nghĩa Trung họ Doãn, người Tương viên, phủ Lộ, mới lên chín tuổi thì nãy sinh chí nguyện xuất gia, được Chiểu-xà Lê ở Tri châu nhận làm đệ tử, giống như con non mới sanh trong tổ phượng. Thời niên thiếu có biệt tài diễn giảng không vấp. Ban đầu Chiểu dạy cho kinh Niết-bàn, lúc ấy mới mười ba tuổi, tụng suốt liên tiếp bốn mươi quyển, mọi người đều kinh ngạc, gọi là không môn kỳ đồng, hai mươi tuổi đăng giới học, nghĩa lý của Tứ phân luật đều thông suốt, bên cạnh học Luận Thập nhị môn, hai bản đều có khả năng diễn giảng. Chiểu biết sư là con ngựa giỏi ngàn dậm nếu học tại đây e sẽ thất thời. Nghe Khuy Cơ ở Trường An mới soạn sớ chương, môn sinh mọi nơi đến học, nỗi tiếng khắp trong nước. Thầy trò cùng lên đường đến thọ giáo với Khuy Cơ, chưa đầy năm năm lại thông hai kinh năm luận, tức Pháp Hoa, Vô cấu Xưng và Bách Pháp, Nhân Minh, Câu-Xá, Thành Duy Thức, Duy Thức Đạo. Do vậy mà triển khai cho đệ tử rất nhiều. Vì cây sung được sức thì nhánh cũng sum suê, cạnh nghĩa môn lại mở ra cửa khác, bèn soạn Thành Duy Thức Luận Toản yếu, Thành Duy Thức Luận sao ba mươi quyển, Pháp Hoa Kinh Sao hai chục quyển, Vô Cấu Xưng Kinh Sao hai chục quyển, Bách pháp luận sớ, rất là quan trọng. Sau dùng để che, lấp sự thịnh vượng của Từ Ân, nay thịnh hành không hơn bản của Sư. Cái gọi là xếp các ngọc, hoa, huống hồ tiếng tăm của Khuy Cơ đang chiếu rọi như ánh mặt trời, khắp mọi nơi đều hướng về, dẫu ta có lòng trung thành chẳng qua cũng như cây đèn cầy mà thôi. Giờ đây tiếng tăm Nghĩa Trung cũng truyền đi khắp mọi nơi, hàng ngàn dặm quy về đây, truyền giữ không dám biếng nhác, chỉ hơn năm mươi mấy năm mà đã giảng các kinh trên bảy mươi lần. Đến bảy mươi hai tuổi, bỗng nhớ quê nhà xứ cũ, bèn trở về Chiêu Nghĩa, hằng ngày đều tụng giới luật hành đạo, mỗi khi ngồi, đều quay mặt hướng về Tây bắc, ngưỡng nhìn Cung Đâu-suất, trong thâm tâm mong rằng, lúc mãn thọ được gặp Thiên chủ. Lìa hẳn nơi phàm trược nầy, cuối cùng được chuyển y. Một hôm, sáng sớm tắm gội sạch sẽ, sửa sang dung nghi nghiêm chỉnh, nhìn trời mà lạy, như có cầu mong điều gì. Chốc lát ngồi xếp bằng, dặn dò lưu thông giáo pháp, xong bỗng nghe thấy mùi thơm đầy khắp phòng, mây trăng bay phấp phới trên không. Trung chắp tay ngước lên rằng: Tỷ khâu bẩn thiểu đâu phiền đến Đại Thánh đích thân đón rước, nói xong thì hóa. Người đạo tục trong thôn xóm cùng xây tháp để cúng dường. Toàn thân không hư hoại, đến nay vẫn còn nằm trên gò cao của làng Hà Đông.

14. TRUYỆN NGUYÊN HIỂU CHÙA HUỲNH LONG NƯỚC THIÊN LA ĐỜI ĐƯỜNG: (Đại An).

Thích Nguyên Hiểu, họ Tiết, người Tương Châu thuộc Đông Hải, tuổi nhỏ tự nguyện gia nhập pháp môn, theo thầy vừa học vừa ngao du không nhất định nơi ở, dũng khí phá vòng vây của nghĩa, hiên ngang trước văn đàn, thật mạnh mẽ oai hùng, tiến không lùi bước, cho nên Tam học đều thông suốt, xứ ấy gọi là đối địch với muôn người, tinh nghĩa nhập thần là như thế.

Vì mến mộ môn phái của Tam Tạng Huyền Trang chùa Từ Ân bên Đại Đường, Sư bèn cùng pháp sư Nghĩa Tương lên đường tầm đạo, không ngờ duyên kém dứt tâm trên dọc đường mà quay trở về, phát ngôn cuồng ngược, lại cùng với cư sĩ vào quán rượu, chơi gái, hoặc soạn sớ giảng hoa hòe, hoặc đàn ca múa hát lấy vui trong chùa miễu, hay là đóng cửa ở trong nhà, hay ngồi thiền trên núi, đều tùy ý mà làm. Lúc ấy, Quốc Vương muốn tổ chức cuộc Đại Hội Bách Tọa Nhân Vương Kinh, tìm kiếm những vị đức trọng tài cào, bản châu vì danh vọng mà tiến cử, các bậc đạo đức đều ghét hành vi của con người ấy, kiến nghị với nhà vua nên bác bỏ. Hiểu giờ đây chính thức không nơi nương tựa.

Giữa lúc nầy phu nhân của vua nổi bứu sau ót, thầy thuốc chữa trị không hiệu quả. Vua và vương tử, thân thuộc cầu nguyện ở các linh miếu trên núi, cạnh sông chẳng nơi nào không đến, có người lên bóng cho rằng: Hãy cho người đến nước khác tìm thuốc thì bệnh nầy mới lành. Quốc vương sai sứ vượt biển đến nước Đại Đường tìm y thuật, trên mặt biển mênh mông, bỗng có một ông lão từ trong sóng biển vượt lên thuyền rủ người sứ xuống biển xem cung điện uy nghiêm tráng lệ, gặp vua rồng tên là Kiềm Hải, cho sứ giả biết rằng: Phu nhân nước ngươi là con gái thứ ba của Thanh đế, trong cung ta có kinh Kim Cương Tammuội, đó là Nhị Giác viên thông dạy cho Bồ-tát thực hành, nay bệnh của phu nhân vì tăng thượng duyên nên muốn gửi kinh nầy về nước ngươi truyền bá. Lúc ấy, bàn đem ba mươi tờ giấy sắp chồng lên nhau, trao cho người sứ rằng: Kinh nầy mang qua biển sợ có việc ma. Vua bảo dùng dao mỗ bụng sứ giả, để kinh vào trong đó, dùng thuốc đắp, vết mỗ lành lại như thường. Long vương lại nói: Về đến nơi hãy gọi Đại An thánh giả theo lằn mỗ mà lấy ra may lại, pháp sư thỉnh Nguyên Hiểu soạn sớ giải thích, phu nhân sẽ lành bệnh, dù cho thuốc Agià-đà trên núi tuyết cũng không hơn được. Long vương đưa lên mặt biển, lên thuyền về nước.

Quốc vương rất mừng, liền cho gọi Đại An Thánh giả đến, Đại An là người không thể phỏng đoán được, ăn mặc kỳ quặc, thường hay ở xóm chợ, gõ đồng bát mà múa hát, miệng xướng Đại an, Đại an nối nhau, vì vậy mà có biệt hiệu như vậy.

Quốc vương có lệnh gọi An. An nói: Chốn cung đình từ nào đến giờ ta không thích vào, hãy nhanh chóng giáo cho Nguyên Hiểu giảng đi, người khác không được đâu!

Hiểu nhận được kinh nầy, đang ở Tương Châu, bảo người sứ rằng: “Kinh nầy lấy Bản giác, Thỉ giác làm Tông, hãy chuẩn bị cặp sừng để trên bàn, chính giữa để bút nghiên, trước sau đều ở trên xe bò mà soạn sớ, chia thành năm quyển. Vương chọn ngày giảng diễn tại chùa Huỳnh Long, giữa lúc ấy bị kẻ cướp trộm lấy sớ, bèn báo với vua, vua cho hoãn lại ba ngày, lục lại thành ba quyển gọi là lược sớ, đến khi vua quan đạo tục nhóm họp trong pháp đường, Hiểu trình bày có qui cách, giải thích theo tuần tự, bỗng búng tay có tiếng vang trong không gian, Hiểu lại mạnh dạn nói rằng: Trước đây khi chọn cả trăm cây đòn tay tuy ta chẳng được dự, nay chọn lấy một cây cột chỉ có một mình ta thôi, các vị Bồ-tát đều gục đầu hổ thẹn mà sám hối. Hiểu hiện tích hay biến hóa không nhất định, hoặc ném dĩa cứu chúng, hoặc phun nước chữa cháy, hoặc hiện hình ở nhiều nơi, hay sáu phương đều biến mất, những lời giải đều rõ ràng, sớ có hai bản quảng, lược, đều lưu hành trong nước, sau nầy lưu nhập vào Trung Hoa, về sau có vị Tam Tạng, dịch kinh đổi thành luận.

Hệ rằng: Long cung làm sao có bản kinh ư? Thông rằng: Kinh chép trong cung điện của rồng có tháp bảy báu, lời các Đức Phật nói các nghĩa sâu riêng có rương bảy báu, bên trong đựng kinh, đó là mười hai nhân duyên, tổng trì, tam-muội, v.v… vì kinh nầy rất thích hợp lưu hành ở thế gian, lại hiển bày thần dị của Đại An và Nguyên Hiểu, dựa vào trị bệnh cho phu nhân mà khơi lên đầu mối lớn lao của giáo pháp.

15. TRUYỆN THẦN KHẢI CHÙA SÙNG PHƯỚC Ở KINH TRIỆU ĐỜI CHU:

Thích Thần Khải, họ Quách, người ở Thái Nguyên, là con cháu của Lâm Tổng cuối đời Hán, gia đình nhiều đời làm quan, sau theo cha làm quan cho nhà Tần, thành người kinh Triệu, anh em có sáu người, Khải thuộc về con út, còn bé trí tuệ đã sáng suốt, lập chí khác hơn người, không ưa thích phù hoa, thề xin xuống tóc, bái pháp sư Minh Tuần làm thầy, đến khi đủ tuổi thọ giới, đối với nghĩa lý kinh luận Đại tiểu thừa đều thông, tai nghe miệng tụng dễ như nhuộm vải bông, bên giảng nhiếp Đại thừa Câu-Xá Luận, sự lãnh ngộ ít có ai sánh bằng. Sau vì giảng kinh Tịnh Danh, gặp cổ sư phán rằng: Hay thì có hay mà chưa được rốt ráo bèn ở núi Bạch Triệu thuộc An Lục Soạn Sớ. Có thuyết cho là ở chùa Diệm Thạch Thành thuộc Việt Châu, tác phẩm của Sư vốn có tính khéo léo, dưới Nam Nham ở Diêm Khê rọi nước rửa mặt, hiện nay còn áo ấy mà nước đã khô cạn, trong khe đá u tối có cổ quan tài, người ta cho rằng: Khải qua đời an táng tại đây, lại có chỗ cho rằng Khải vì các chùa Từ Ân, Tây Minh độ Vương Công xuất gia và phiên kinh luận, các vị học tăng đạo cao hạnh tài đều được vời về kinh, phân phối ở tại chùa Sùng Nghiệp. Đến thời Thiên Hậu mới được ban hành sớ ấy. Sau Sư mất tại chùa nầy, đệ tử dời tháp ở phía nam vườn Tiêu diêu. Khải thật ra là môn đệ của Đại thừa Cơ.

Hệ rằng: Di tích của ngài Thần Khải sao lại có kinh triệu và Diệm Khê hai nơi như vậy. Đây là người có tiếng tăm khắp bốn phương, vì môn đệ di dời đi khắp nơi thường muốn lập di tích của Tổ tiên cũng đồng. Cũng như Diêm Khê, Khải đã từng đến đây.

16. TRUYỆN HỘI ẨN CHÙA QUẢNG PHƯỚC Ở KINH TRIỆU ĐỜI CHU:

Thích Hội Ẩn, không rõ người gốc ở đâu, tính khí tinh minh, rộng rãi tràn đầy. Ở nơi quê người giống như con hạc đứng trong bầy gà. Thiên triều lựa chọn người tài đức. Ẩn được chọn, niên hệu Lân Đức năm thứ hai, tại Tây Long Môn tu thư sở, cùng với mười vị như Huyền Tắc, v.v… chùa Tây Minh, được lịnh lược ra tinh nghĩa huyền văn của Nhất Thiết cả kinh ba mươi quyển, gọi là Thiền Lâm Yếu sao, xong tấu trình lên, lệnh được giấu trong lầu kín. Sư cũng thường hay tham dự phiên dịch.

17. TRUYỆN TĂNG VIỆN Ở HỔ KHÂU SƠN TỰ ĐỜI CHU:

Thích Tăng Viện, tự Biện Không, họ Uất, người ở xương ấp, thuộc Cao Bình. Mẹ họ Triệu, thụ thai nhằm ngày Thánh hiền thăng thiên ngao du, đến lúc sáu tuổi, theo mẹ đến tháp Xá-lợi, gặp tượng Thánh tăng. Sư vui mừng hớn hở, dường như gặp bạn cũ, vì vậy mà cầu xin mẹ xuất gia. Mẹ nhận thấy tuổi còn nhỏ nên chưa chấp nhận, đến năm mười ba tuổi mới được toại chí, làm đệ tử Pháp sư Tuệ Nghiêm chùa Hổ Khâu. Cách đối xử tự mình đã biết, tài học cũng hơn hẳn mọi người. Niên hiệu Long Sóc năm thứ hai vâng sắc xuống tóc, bèn theo Thiền sư Tuệ Tường thọ giới cụ túc, nghe pháp sư Thông giảng Tam luận tại chùa Thường Lạc, hiểu sâu vô tướng, hoát nhiên dứt hết vướng mắc, phương tiện giải thoát, an nhiên độc ngộ, vì trí từ tâm chứng, bèn đến Thiền sư Dung ở Giang Ninh xin học tâm pháp. Nhiếp niệm ngồi thiền, các ma đều phục. Siêng cầu tinh tiến, thú dữ thường vây quanh, do đó được gọi là Phổ Văn Thanh Quang Bát Tuyệt, thường mặc một chiếc y nạp, đông hạ không đổi thay, dùng một giọt nước để giải khát vào buổi chiều, hoặc dùng vài hạt đỡ đói cho buổi sáng, hoặc trong gió tuyết lạnh vẫn lễ tụng không ngớt suốt sáu thời, hay trời nắng chang chang kinh hành vẫn không bỏ, hễ gặp lời khen tiếng tặng thì lặng câm, bị mắng trách hay chửi bới thì vui vẻ chấp nhận, mỗi khi hóng mát dưới gốc cây tùng thì mở lối suy tư sâu xa, khi ngồi bên cạnh suối trong, thì duyên theo ánh nước để làm văn, soạn Vũ Khâu Danh Tăng Uyển, một quyển, Chú Úc Tử, hai quyển, Văn tập ba quyển, đều là nghi biểu của đạo tục, làm khuôn phép cho mọi người. Vào niên hiệu Vĩnh Xương năm đầu, ngày 20 mươi tháng 12, Sư cảm nhận trong mình bị bệnh, nên gọi đệ tử nói rằng: Ta biết xác chết đến đâu cũng phải hối thối, đó gọi là ly tội. Đệ tử đón rước mà dừng ở vườn Tĩnh Chí, phải Bắc đình Thông Ba, bỗng ngửi được mùi thơm kỳ diệu từ trên hư không bay xuống, Sư dặn dò ân cần, sau khi ta nhập diệt, hãy theo phong tục trong nước hỏa thiêu, nói xong chắp tay mà tịch, thọ năm mươi mốt tuổi, người tai gia xuất gia đều buồn bã, tiếc thương mắt thế gian đã nhắm. Đệ tử Tăng Nghĩa thay thế và Đàn Tín là Trĩ Sơn huyện úy, cùng vâng theo lời chỉ dạy của thầy, đúng như Pháp trà-tỳ, thâu lấy Xá-lợi xây tháp và khắc minh trên tháp.

18. TRUYỆN ẤN TÔNG CHÙA DIỆU HỶ NÚI CỐI KÊ ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Ấn Tông, họ Ấn, mẹ họ Lưu, khi bắt đầu mang thai, nhà kế bên cạnh nhìn thấy một vị Sa-môn khoan thai từ từ bước vào nhà họ Ấn, nói với Bà Lưu rằng: Ta sẽ làm con bà. Bà Lưu cũng nằm mộng thấy như vậy, từ chối không được. Cha thì nằm mộng thấy một đứa bé, quỳ trao chiên-đàn hương cho Lưu thị. Bà Lưu nhàm chán đồ tanh, hễ ngửi đến mùi tanh thì ụa mửa dữ dội. Sau đó sanh ra Sư và lớn lên.

Khi lớn lên theo thầy tụng thông làu kinh điển, cuối cùng là tinh giảng Kinh Niết-bàn. Niên hiệu Hàm Hanh năm đầu, đạo hóa thịnh vương tại đô thành, Sư vâng sắc đến trụ chùa Đại Ái Kính, nhưng từ chối không nhận, mà đến kỳ núi xuân đông thọ giáo về Thiền pháp với Đại sư Hoằng Nhẫn, lại đến Phan Ngưu gặp Thiền sư Tuệ Năng, giữa vấn đáp với nhau, về những huyền lý sâu sắc. Khi trở về quê nhà, Thứ sử Vương Trụ Lễ trọng về tín ngưỡng thỉnh Sư lập giới đàn để độ người, có hàng mấy ngàn người đến dự, Sư vâng sắc vào nội cung, tạo tượng lớn Từ thị, biên soạn Tâm yếu tập, ghi chép Tổng lục từ đời Lương đến đời Đường, những lời nói của bậc Hiền, lại vâng sắc thiết lập giới đàn ở các chùa trong vùng Giang Đông để độ người, lại biên soạn Bách Gia Chư Nho Sĩ Tam Giáo, văn ý nói về Phật pháp, kết lại thành tập, bút pháp càng cao, soạn thuật lưu truyền càng rộng. Đến niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, ngày 21 tháng 2, Sư qua đời, thọ tám mươi bảy tuổi, di chúc vâng theo pháp táng Luân Vương, lập bài minh trên tháp.

19. TRUYỆN TÔNG TRIẾT CHÙA SÙNG PHƯỚC Ở PHỦ THÁI NGUYÊN ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Tông Triết, người ở Bình Dao thuộc Hà Tây, tuổi nhỏ đã có Kỳ tướng, thông minh sáng suốt, đã tìm thầy học lễ nghi ứng xử, xong học tiếp các kinh luận của Huyền Trang mới dịch. Triết y cứ vào pháp môn ấy thưa hỏi không thôi, vài tuần sau, tất cả kinh điển đều thấy được ý chỉ như thấy chỉ trong lòng bàn tay, trong môn đồ của Huyền Trang Sư được gọi là Đắc ý. Sau vì giảng xướng nghĩa ngày càng đổi mới, đương thời gọi là pháp giang. Sư nói: Ta mang ân phẩm nầy thật không biết biển pháp pháp rộng mênh mông hơn cả đồng bằng. Chỉ nêu được cái hòn nổi trên biển cả mà thôi, Sư thương xót cho người học không đạt được ý nên làm trái ngược với thầy, bèn biên soạn nghĩa lệ, đó là điều cầu mong của mọi người trong nước, như trong thí dụ nói ba điều của Phật vị. Pháp sư Chiểu nói: Ba điểm, ba mắt gượng phân trên dưới, thắng thua đều thuộc về hay dở. Sư nói: Ba việc đều được, nhưng không có thầy giỏi để định liệu, nên lui về mà suy nghĩ. Rốt cuộc là Triết đạt được điều ấy. Hiệu là Đắc ý, đâu phải là luống dối. Do đó, Chiểu trở thành thuyết của vị khác!

20. TRUYỆN ĐỨC CẢM CHÙA PHẬT THỌ KÝ Ở KINH THÀNH LẠC DƯƠNG ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Đức Cảm, họ Hầu, người o73 Thái Nguyên, nghi dung đẹp đẽ, học nghiệp tinh chuyên, mọi người cảm phục, siêng tu Luận Du-già, đặc biệt nổi bật, Thiên Hoàng Đại Đế dụng làm phiên kinh đại đức, Sư lại cùng Thắng Trang, Đại Nghi tham gia dịch trường ngài Nghĩa Tịnh, đối với lời ban thưởng thì đáp lại lòng thanh cao. Vua cảm nhận vui mừng mà phong cho chức Khai quốc công huyện Xương Bình, được hưởng chế độ điền trang đến ba ngàn hộ. Nhà vua khen tặng rằng: “của báu như sông biển, tài năng như núi non, sớm khử đi tục lụy. Túc giải bụi trần, cửa Phật kính đức. Trời đất vang dội, thức á long thụ, tiếng vang như ngựa hý”. Được nhà Vua lúc bấy giờ kính trọng như thế, bài văn khen tụng nhà vua được lưu truyền khắp các nhà chùa. Sau nầy được bổ sung chức Đô Duy Na chùa Phật Thọ Ký ở Hà Nam. Về già, Sư làm chức cố vấn trong ngoài của chùa, năm mất tuổi đã sáu mươi. Biên soạn Nghĩa Môn Hành truyền bá ở đời, như bảy phương tiện cho người hồi tâm dần dần đốn ngộ, đối địch Pháp sư Trạm, cho nên giao tiếp rồi rút lui.

21. TRUYỆN PHÙ KHÂU CHÙA SÙNG PHƯỚC Ở TAH1I NGUYÊN ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Phù Khâu, họ Trương người Thái Nguyên, mặt mày sáng suốt lại bảnh trai, học Luận Du-già trở thành tinh bác, còn đọc thêm nhiều sách để phân biệt hay dở. Người học khắp nơi tranh nhau lập ra pháp môn, nhưng thông hiểu mà tuyên nói lọng cọng. Sư trầm lặng mà khiêm tốn, thể hiện những điều bình thường chưa ai biết. Lúc ấy, Triết công đã lộ mặt mũi, những người nỗi tiếng đã có sự chạm trán với nhau. Triết chỉ phục về nghĩa học của Khâu, cho nên gọi là pháp Hải. Sư thọ hơn bảy mươi tuổi, qua đời tại chỗ ở, nhưng chưa nghe có tác phẩm gì.