TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI TỐNG

Đại Sư Thông Tuệ chùa Thiên Thọ ở Tả Nhai Tứ Tử Sa-môn Tán Ninh v.v… vâng sắc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

1. TRUYỆN NGHĨA TỊNH CHÙA ĐẠI TIẾN ĐƯỚC Ở KINH TRIỆU ĐỜI ĐƯỜNG:

Thích Nghĩa Tịnh, tự là Văn Minh, họ Trương, người Phạm Dương (Sơn Đôi). Lúc còn nhỏ đã xuất gia, đến tham học các danh sư khắp nơi, học tập sách vở, xưa nay đều thông suốt, đến năm mười lăm tuổi, nảy sinh ý nghĩ muốn đi Tây vực, noi theo khí tiết tốt đẹp của Pháp Hiển, kính mến phong cách cao cả của Huyền Trang, cộng thêm sư chuyên cần của bản thân, tay không rời quyển sách, đến năm hai mươi tuổi được thọ giới làm tăng chính thức, ý chí càng vững vàng hơn. Niên hiệu Hàm Hanh năm thứ 2, lúc ba mươi bảy tuổi, Sư bèn hạ quyết tâm lên đường, ban đầu đến Phan Ngu (Quảng Đông), có được mấy mươi vị cùng chí hướng, nhưng đến khi xuống thuyền, tất cả đều rút lui. Chỉ có Nghĩa Tịnh một mình chuẩn bị ứng phó với mọi gian hiểm trên hành trình. Đến nơi nào Sư đều học biết được tiếng ở nơi đó, gặp Tù trưởng thì dâng quà cáp. Thứu phong, Kê Túc đều chu du. Lộc uyển chi lâm đều đến chiêm ngưỡng. Các Thánh tích đều tìm đến. Trải qua suốt hai mươi lăm năm, đi qua ba mươi mấy nước, mới trở về đến Hà Lộc, mang về được bản Phạn kinh Luật Luận gần bốn trăm bộ, gồm năm mươi muôn bài tụng, một bức Kim Cương Tọa Chân dung, ba trăm hạt Xá-lợi, được Thiên Hậu đón rước ngoài cửa đông, cờ phướn nhạc lễ các chùa làm tiền đạo. Vua ban sắc an trí pháp bảo tại chùa Phật Thọ Ký. Ban đầu, Sư cùng ngài Thật-Xoan-Nan-Đà người nước Vu Điền phiên dịch Kinh Hoa Nghiêm, sau đó mới tự mình chuyên dịch, trong thời gian trước sau ba năm, tại chùa Phước Tiên và chùa Tây Minh, dịch các kinh như: Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã, Dilặc Thành Phật, Nhất Tự Chú Vương, Trang Nghiêm Vương Đà-la-ni, Trường Trảo Phạm Chí v.v… Căn Bản Nhất Thiết Hửu Bộ Tỳ-Nại-Da, Ni-đà-na Mục-Đắc-Ca, Bách Nhất Yết-Ma Nhiếp v.v… và các bộ luận như: Trong bàn tay Chưởng Trung Thủ nhân giả thiết, Lục Môn Giáo Thọ, v.v… và Long Thọ Khuyến Giới Tụng, gồm hai mươi bộ. Bắc Ấn Độ Sa-môn A-nễ-chân Na người Bắc Ấn-độ chứng nghĩa văn Phạm, Samôn Ba-Luân-Phục-Lễ, Tuệ biểu trí tích v.v… làm người ghi chép chứng văn, Sa-môn Pháp Bảo, Pháp Tạng, Đức cảm, Thắng trang, Thần anh, Nhân lượng Đại nghi, Từ huấn v.v… chứng nghĩa. Thành Quân Thái Học trợ giáo hứa quán giám hộ, biên chép trình lên. Thiên Hậu soạn Thánh giáo tựa đặt ở đầu kinh. Vào năm Ất Tỵ, niên hiệu Thần Long năm đầu, trong nội đạo tràng ở Đông Lạc, Sư dịch kinh Khổng Tước Vương, lại ở chùa Đại Phước Tiên dịch ra bốn bộ như: Thắng Quang Thiên Tử Hương Bồ-tát chú, Nhất Thiết Trang nghiêm Vương kinh v.v… Sa-môn Bàn Độ đọc văn phạn. Sa-môn Huyền Tán ghi chép, Sa-môn Đại Nghi chứng văn. Sa-môn Thắng Trang Lợi Trinh chứng nghĩa. Binh Bộ Thị Lang Thôi Thật Cấp Sự Trung Lô Xán nhuận văn sửa chữ. Bí Thư Giám Phò Mã Đô Úy Dương Thận Giao giám hộ. Nhà vua kính tin sâu sắc Thích Điển, đặc biệt trù bị tư tưởng viết bài tựa cho bộ Đại Đường Long Hưng Tam Tạng Thánh giáo, lại ở cửa phía Tây thành Lạc Dương công bố với bá quan về kinh mới dịch. Hai năm Sư phải theo ngự giá trở về cung trang trí viện phiên kinh ở tại chùa Đại Tiến Phước, ba năm vua ban chiếu nhập nội, cùng với phiên kinh Sa-môn nhập hạ chín tuần, vua trước đây ở trong nơi tối tăm, mong nhớ thầy thuốc được ban phước mới được trở lại với lớn, vì vậy mà lệnh cho pháp đồ dịch lại tại Đại Phật Quang Điện, hai quyển thành văn rằng: Dược sư Lưu Ly Quang Phật Bản Nguyện Công Đức Kinh, Nhà vua ngự ở pháp diên, tự tay ghi chép. Vào năm Canh Tuất, niên hiệu Vĩnh Long năm đầu đời vua Duệ Tông, tại chùa Đại Tiến Phước, Sư dịch ra kinh Dục tượng công đức, Tỳ-nại-da Tạp sự Nhị chúng giới kinh, Duy Thức Bao Sanh Sở duyên Thích v.v… hai mươi bộ. Sa-Môn Đạt-Ma Mạt-Ma người nước Thổ Hỏa Sa, Sa-môn Bạtnỗ người Trung Ấn-độ Chứng nghĩa tiếng Phạn, Sa-môn Đạt-Ma Nan-Đà người nước Kế-tân chứng văn Phạn, cư sĩ Thủ-lĩnh Y-Xá-La người đông Ấn-độ chứng bản Phạn, Sa-Môn Tuệ Tích, cư sĩ trung Ấn-độ là Lý-ThíchCa-Độ-phả-đa đọc bản phạn. Sa-Môn Văn Cương Tuệ Chiểu, Lợi Trinh Thắng Trang Ái Đồng, Tư hằng chứng nghĩa. Huyền Tán, Trí Tích ghi chép. Cư sĩ người đông Ấn Độ, là Cù-Đàm Kim Cương, vương tử A-thuận người nước Ca-Thấp-Di-La chứng dịch. Tu văn quán đại học sĩ Lý Kiều, binh bộ thượng thư Vi Tự lập trong thư thị lang Triệu Ngạn Chiêu. Lại bộ thị lang Lư Tạng dùng binh bộ thị lang Trương Thuyết trong thư Xá nhân Lý Hựu hơn hai mươi vị sửa văn nhuận sắc. Tả bộc Xạ Vi Cự nguyên, Hữu bộc xạ Tô uy giám hộ, Bí thư đại giám tự Quắc vương ung đồng giám hộ. Niên hiệu Cảnh Vân năm thứ hai lại ở chùa Đại Tiến phước dịch các kinh như Xưng Tụng Như Lai công đức thần chú v.v… Thái Thường Khanh Tiết Sùng tự giám hộ. Từ thời Thiên Hậu đến Duệ Tông đã phiên dịch năm mươi sáu bộ, hai trăm ba mươi quyển, lại soạn riêng Đại Đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện, Nam Hải ký quy nội pháp truyện, Biệt thuyết Tội yếu hành pháp, Thọ dụng Tam pháp thủy yếu pháp Hộ mệnh phóng sanh Quỹ nghi, gồm năm bộ chín quyển, lại dịch thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bạt Suất Đổ, tức các loại Kiền Độ, Bạt Cừ trong các luật, gồm âm Phạn có Sở Hạ nhĩ, ước khoảng bảy mươi tám quyển. Sư tuy dịch khắp Tam Tạng mà chuyên nghiên cứu luật bộ. Khi được rảnh thi chuyển sang dạy học trò, hễ làm việc gì đều cẩn thận giữ gìn, đặc biệt hơn thường tình, học trò truyền đi khắp Kinh Lạc, tốt đẹp thay cũng là sự hưng Thạnh của di pháp. Sư tịch vào niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, hưởng thọ bảy mươi chín tuổi, năm mươi chín tăng lạp, việc mai táng đều do triều đình cung cấp. Các kinh sách do Sư dịch ra chỉ còn chân bản, chưa rảnh chú sớ, Bức nê nói: Sư truyền độ kinh luật của Sư tương đương với đại sư Huyền Trang. So với trước thuật thì Nghĩa Tịnh nhiều hơn, tính truyền mật chú, rất cùng tận chỗ nhiệm mầu. Hai, ba họp thanh bấy giờ mới hiểu. Hiện nay, tháp thờ Sư ở trên gò cao, phía Bắc Long Môn thuộc Lạc Kinh.

Hệ rằng: Người ta cho công việc dịch thuật là chuyện dễ nhưng thật ra là chẳng dễ chút nào đâu. Thí dụ chanh với quít, do dời chỗ mà trồng quít biến thành chanh, tên gọi tuy khác mà cây lá mùi vị cũng như nhau, lại còn cây Ni-câu-luật-đà bên Tây vực chính là cây Dương Liễu của Đông Hạ, tên tuy gọi có khác nhưng cây là một. 2. Kim Cương Trí chùa Quảng Phước, thành Lạc Dương đời Đường. Thích Bạt Nhật La Bồ-Đề, Hán dịch là Kim Cương Trí, người nước Ma-Lại-Da ở nam Ấn Độ, Hán dịch là Quang Minh, giáp với núi Bồ-Đà-Lạc-Ca nơi cung điện Quán Âm, cha là Bà-La-Môn, giỏi về ngũ minh luận, là thầy của Vua Kiến Chi. Sư mới sanh được vài năm, hằng ngày đã tụng được hàng muôn lời, mắt nhìn tâm truyền ghi nhớ suốt đời không quên, năm mười sáu tuổi khai ngộ Phật lý, không thích nghiên cứu các luận Ni kiện tử, bèn xuống tóc xuất gia, che nhà tranh tự mình trồng trọt mà sống. Sau, theo thầy đến chùa Na-Lạn-Đà ở Trung Ấn Độ học Tu-Đa-La A-tỳĐạt-Ma, v.v… Đến khi thọ giới pháp, nghe hết mười tám bộ luật, lại đến Tây Ấn Độ học các luận Tiểu thừa và Du-già Tam mật Đà-La-Ni Môn, hơn mười năm thông suốt cả ba tạng. Lại đến núi Lăng-già Sư Tử, đi về đông đến hơn hai mươi nước như Phật-thệ lõa nhân, v.v… nghe nói ở Trung Hoa Phật pháp hưng thịnh nên quyết lòng đi thuyền đến, vì nạn sóng gió nên suốt năm mới đến được Quảng Châu, được vua ban sắc đón rước về ở chùa Từ Ân rồi lại dời đến chùa Tiến Phước. Các nơi ở Sư đều xây Đại Mạn Quán đỉnh đạo tràng để độ bốn chúng. Hai vị Thiền sư Đại Trí và Đại Tuệ cùng Tam Tạng Bất Không đều thực hành lễ của người đệ tử. Sau đó đi theo đến Lạc Dương, năm ấy từ tháng giêng đến tháng tư không mưa, Nhạc Độc Linh Từ cầu nguyện không ứng nghiệm bèn mời Sư đến dựng đàn cầu thỉnh, bấy giờ Sư dùng pháp Bất Không Câu Y Bồ-tát, dựng đàn ngay chỗ ở, tự vẽ tượng Thất câu chi Bồ-tát, lập kỳ khai quang, hôm sau nhất định có mưa. Nhà vua sai Thiền sư Nhất Hạnh cẩn mật theo dõi, đến ngày thứ bảy khí trời oi bức, trời nắng chang chang, không có áng mây nào cả. Sau giờ ngọ liền có gió Tây bắc, làm cho ngói bay cây ngã, mây liền rưới mưa, xa gần đều sợ hãi, nơi kết đàn có hang xuyên lên trần nhà, nước ngập đạo tràng mọi người đều nói rằng: Sư cỡi rồng bay lên mái nhà mà đi, những người đến xem hàng ngày có đến ngàn muôn người, đây là thần nghiệm của đàn pháp. Bấy giờ, Vua lưu ý huyền tẫn, chưa trùng tu lại chùa, bộ phận chuyên trách tâu rằng: Phiên tăng nước ngoài được lệnh về nước, đã đi mấy ngày rồi, người hầu báo lại với Sư, Sư bảo rằng: “Ta là Phạn tăng chớ không phải là phiên Hồ, không sắc lệnh rỏ ràng ta không đi đâu. Vài ngày sau, bỗng nhiên có tin sẽ đến Nhạn môn. Vua rất kinh sợ, hạ chiếu giữ lại, công chúa thứ hai mươi lăm của sơ đế bệnh đã lâu ngày mà không chữa khỏi, dời ra nằm tại ngoại quán ở Hàm Nghi, nhắm mắt không nói chuyện được cả chục ngày, có sắc lệnh cho Sư truyền trao giới pháp, đã biết sẽ chết nên mới có lệnh nầy, Sư đến đó, chọn lấy hai bé gái bảy tuổi, dùng lụa đỏ bịt mắt lại cho nằm dưới đất, cho Ngưu tiên đồng viết một tờ giấy đốt ở nơi khác, Sư niệm mật chú hai bé gái đọc lại không sót một chữ. Sư nhập tam-ma-địa dùng năng lực không thể suy nghĩ bàn luận ra lệnh cho hai bé gái nầy đem sắc chỉ đến vua Diêm-Ma, trong khoảng thời gian một bữa ăn, vua cho Vong bảo mẫu của công chúa là Lưu thị hộ tống hồn Công chúa theo hai nữ mà đến. Khi ấy, Công chúa ngồi dậy, mở mắt nói chuyện như thường. Vua nghe tin không kịp chờ hộ vệ, tự mình phi đến ngoại quán. Công chúa tâu rằng: Số Diêm vương đã định khó mà dời đổi, nay được vua Diêm-ma cho trở về gặp Thánh nhan lần cuối mà thôi, được nửa ngày mới chết.

Kể từ đó vua mới thêm phần quy ngưỡng.

Vũ Quý phi được phần sủng ái hơn trong sáu cung, tận tình hưởng thú vui chơi. Sư khuyên nên gấp rút tạo dựng tượng Bồ-tát Kim Cương thọ mạng. Lại khuyên quận vương Hà Đông vẽ hình trong tháp Tỳ-lôgiá-na, bảo người trong nhà rằng: Hai người nầy tuổi thọ không còn bao lâu nữa, vài tháng sau quả thật y như đã nói, hễ biết trước phần nhiều đều là loại nầy. Sư về lý đã thông suốt, về sự đều linh nghiệm, kinh luận, giới luật, bí chú các sách, trưng hỏi bất cứ điều gì, đều giải bài suôn sẽ rành mạch. Sư nhìn người thoáng qua một lần thì nhớ mãi không quên. Về nói năng, đi đứng thì bất động không thay đổi. Vui giận, nghịch thuận đều không thay đổi sắc mặc, người chiêm lễ dù chẳng biết đầu đuôi tự nhiên cũng khuất phục.

Từ niên hiệu Khai Nguyên năm thứ bảy Sư mới đến Phan Ngung, dần dần đến Thần điện, truyền bá rộng Mật tạng, dựng Mạn-noa-la, y pháp chế thành, đều cảm ứng điềm linh, Sa-Môn Nhất Hạnh khâm kính giáo pháp nầy, thường đến hỏi thưa, Sư chỉ chỉ dẫn rành rẽ, không hề thiếu sót. Nhất Hạnh tự lập đàn Quán Đảnh, tuân thọ pháp nầy, đã biết có lợi ích cho chúng sanh nên xin dịch ra cho lưu hành. Niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười một Sư vâng sắc biên soạn Du-già Niệm Tụng Pháp hai quyển, Thất-câu-chi Đà-la-ni hai quyển tại chùa Tư thánh. Bà-la-môn đạo Thủ người Đông Ấn-độ là Trực Trung Thư Ý-xá-la dịch ngữ, Sa-môn Ôn cổ ở Trung Nhạc ghi chép. Niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười tám, tại chùa Đại Tiến Phước, Sư lại dịch Mạn-thù-thấtlợi ngũ tự tâm Đà-la-ni Quán Tự tại Du-già pháp yếu, mỗi thứ đều một quyển, Sa-môn Trí Tạng dịch ngữ, Nhất Hạnh ghi chép, sửa chữa thành văn, xem lại trong bản tùy cầu cũ có chương cú nào thiếu sót bổ sung cho đầy đủ. Tổng trì Ấn Khế do Sư dịch ra hễ đi đến đều độ ứng nhgiệm, bị mật lưu hành là tốt nhất. Lưỡng kinh theo học để tế độ rất nhiều. Tại gia hay xuất gia đều truyền bá nối nhau. Ngày rằm tháng 8 niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 20, hai mươi Sư nói với môn nhân chùa Quảng Phước ở Lạc Dương rằng: Lúc trăng sáng tròn ta sẽ đi, bèn lễ Tỳ-lô-giá-na Phật, đi nhiễu bảy vòng, xong lui về bổn viện thấp nhang phát nguyện, đầu đội kinh tiếng Phạn, đồng thời phó chúc giáo pháp mới dịch xong, lẳng lặng mà ra đi, thọ bảy mươi mốt tuổi, năm mươi mốt hạ lạp, ngày mồng bảy tháng mười một năm ấy an táng tại Long môn, xây tháp thờ bên phải sông Nam y, đệ tử truyền giáo là Bất Không tấu cử, ban sắc thụy hiệu Quốc sư, Quán đỉnh đệ tử Trung thư thị lang Đỗ Hồng Tiệm quy phụng làm bia ghi lại đức hạnh.

Lời rằng: Ngũ bộ Mạn-noa-la Pháp nhiếp lấy quỷ vật, phải phụ

thêm bé trai, bé gái xinh đẹp, khứ tật trừ yêu đều rất dễ, nhưng người nay dùng để làm lợi cho bản thân và miệng mình nên ít được ứng nghiệm, bèn dần dần bị xem thường, than ôi! Chánh pháp bị khinh bạc đến thế.

2. TRUYỆN BẤT KHÔNG

Chùa Đại Hưng Thiện ở Kinh Triệu đời Đường. Thích Bất Không, tên tiếng Phạn là A-Mục-Khư-Bạt-Chiết-La, Hán dịch là Bất Không Kim Cương, vốn là Bà-la-môn tộc ở Bắc Ấn-độ. Cha mất sớm, sống theo chú, tuổi mười lăm theo thầy là Kim Cương Trí. Ban đầu được hướng dẫn bản Phạn Tất-Đàm Chương và Thanh minh Luận, giáp tuần đã thấu hiểu thông suốt, thầy cảm thấy rất lạ nên cho thọ giới Bồ-tát, dẫn vào Kim Cương giới đại Mạn-đồ-la thử nghiệm bắng cách cho ném hoa. Sau khi biết được thì làm hưng thịnh giáo pháp, thọ giới cụ túc, khéo hiểu Nhất thiết hữu bộ, biết tiếng nước ngoài, thầy biên dịch kinh, thường hay gọi Sư đến cùng dịch. Hễ học Thinh Minh luận thì công trong một kỷ chỉ cần sáu tháng là hoàn tất, tụng Văn-thù Phổ Hiền hạnh nguyện trong thời hạn một năm chỉ cần hai đêm là xong, tính thông minh lanh lợi như thế muốn học thêm tân Du-già ngũ bộ Tam Mật pháp, chờ mãi ba năm mà thầy chưa dạy đến, Bất Không định trở về Thiên Trúc, thầy nằm mộng thấy các tượng Phật, Bồ-tát của các chùa trong kinh thành đều đi về phía Đông. Thức giấc mới biết Bất Không là bậc chân pháp khí, bèn chấp nhận lời cầu xin, dạy cho Ngũ bộ Quán đỉnh Hộ-Ma A-xà-lê pháp, kinh Tỳ-lô-giá-na, Tô-tất-địa quỷ tắc, v.v… đều truyền dạy cho hết. Sau đó, Sư theo thầy đến Lạc Dương. Thầy nhập diệt, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 20, Ảnh đường đã xây xong, vua ban thay thụy hiệu, Sư vâng theo di chỉ của thầy đến khắp ngũ thiên Trúc (khắp Ấn Độ) và nước Sư Tử. Lúc mới đến quận Nam Hải (Quảng Đông) thăm viếng sứ thần Lưu Cự Lân được khẩn cầu làm Pháp Quán đỉnh, bèn ở chùa Pháp Tánh lần lượt độ cho hàng ngàn hàng muôn người, Bất Không tự đối với bổn tôn cầu thỉnh trong mười ngày, cảm Văn-thù hiện thân, trước khi Sư lên đường, sứ thần gọi thủ lảnh của bọn cướp đến nói rằng: Nay Tam Tạng đến, nước sư Tử thuộc nam Ấn-Độ, nên căn dặn chủ thuyền đối xử tốt với thầy trò gồm ba mươi bảy vị cho đến nơi đến chốn, chớ để sơ sót. Tháng chạp, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ hai mươi chín. Chính thức ngồi thuyền côn lôn rời Nam Hải, đi đến biên giới nước Ha-lăng, gặp gió xoáy lớn, mọi người trong thuyền đều hoảng sợ, cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi. Bất Không nói rằng: Ta có phép mọi người đừng lo, tay phải cầm chày Ngũ Cổ Bồ-đề tâm, tay trái cầm Kinh Bát-nhã Phật mẫu tiếng Phạn, làm phép tụng đại tùy cầu một biến, tức thời gió ngừng biển lặng, rồi lại gặp đại kình ngư nổi lên làm dậy sóng như núi, còn hơn cả sóng gió vừa rồi, người trong thuyền chỉ phó mặc cho vận mệnh. Sư vẫn làm phép như trước, cho đệ tử là Tuệ Công tụng kinh Sa-Kiệt Long Vương, các nạn đều dứt, đi đến nước Sư tử, quốc vương cử người đến đón rước, làm đủ mọi lễ nghi, cúng dường trong cung bảy ngày. Hằng ngày dùng than vàng đựng nước thơm, vua đích thân tắm rửa cho Sư, lại có thái Tử hậu phi phụ giúp, dùng lễ đối đãi như bậc Đế vương, Sư mới gặp Phổ Hiền A-xà-lê, bèn dâng hiến châu báu gấm lụa, xin mở Thập bát hội Kim Cương đỉnh Du-già pháp môn, Tỳ-lô-giá-na đại thừa thai Tạng, dựng lập đàn pháp, đồng thời cho phép các đệ tử là Hứa Hàm Quang, Tuệ Công cùng thọ ngũ bộ Quán đỉnh. Sư từ đó học vô thường sư, rộng cầu Mật tạng, cùng các kinh luận hơn năm trăm bộ, bản Tam-muội-da, Chư tôn mật ấn nghi hình sắc tượng đàn pháp tiêu xí. Một hôm, Quốc vương chơi trò múa voi, mọi người đều lên cao mà nhìn, không dám đến gần. Sư miệng tụng tay bắt ấn từ định, đứng ngay giữa đường, mấy con voi cuồng đều té ngã, người xem đều lấy làm lạ. Sau đó Sư đi khắp năm miền Ấn-Độ, đã mấy lần hiển linh như vậy. Đến niên hiệu Thiên Bảo năm thứ năm Sư về kinh, dâng biểu lên Quốc vương nước Sư tử là Thi-La-Mê-Già và vàng bạc, anh lạc, kính Bát-nhã bản Phạn, các thứ ngọc, lụa trắng, vâng sắc tạm dừng ở Hồng-Lô vua ban chiếu nhập nội, dựng đàn làm lễ quán đỉnh cho vua. Sau đó dời ở tại chùa Tịnh Ảnh, suốt mùa hạ năm ấy đều nắng bỏng, vua ban chiếu cho Sư cầu mưa, chế rằng không gặp thời nên trời không mưa. Sư tấu lập đàn Khổng tước vương, chưa đầy ba ngày mưa đã đầy khắp, vua quá vui mừng tự mang đến ban cho một bộ Cà-sa Càsa tím, chính tay khoác lên mình Sư, lại tặng hai trăm xấp gấm. Một hôm, bỗng nổi gió lớn, vua gọi Bất Không làm cho gió ngừng, Sư xin một cái bình bạc để làm phép, chốc lát gió tịnh lặng, bỗng bị con ngựa làm lật ngã cái bình gió lại nổi lên dữ dội hơn. Sư vừa làm vừa thấy có hiệu lực, vua bèn ban hiệu là Trí tạng. Niên hiệu Thiên Bảo năm thứ tám mới trở về đến Trung quốc. Đi xe năm ngựa kéo đến quận Nam Hải, vua ban sắc ở lại mười hai năm, vua lại ban sắc đến Hà Lũng, do Tiết độ sứ Ca Thư Hàn thỉnh cầu. Năm thứ mười ba Sư đến trụ chùa Khai Nguyên ở Vũ Uy. Tiết độ sứ Ký Tân Tùng đều nguyện thọ Quán Đảnh, mấy ngàn quan dân đều lên đạo tràng, đệ tử là Hàm Quang v.v… cũng thụ năm bộ pháp, riêng vì công đức sứ khai phủ Lý Nguyên Tông mà thọ pháp, cùng thọ Kim Cương giới đại Mạn-Đồ-La, ngày ấy đất ở đạo tràng rung chuyển. Sư nói: Quần tâm đến đấy! Năm thứ mười lăm Sư được mời về kinh, trụ chùa Đại Hưng thiện, chí đức loan giá tại Linh Vũ phụng tường, Sư thường thầm dâng biểu việc đi lại. Vua Túc Tông cũng thầm sai sứ cầu Bí pháp, đến ngày thu hồi kinh thành đúng theo sự dự đoán. Vào niên hiệu Kiến nguyên vua thỉnh vào cung nội, dựng đạo tràng hộ-ma pháp, trao chuyển luân Vương vị thất bảo Quán đỉnh cho vua. Cuối niên hiệu Thượng Nguyên vua không được khỏe, Sư dùng chân ngôn Đại Tùy cầu bạt trừ đến bảy lần. Hôm sau vua mới khỏi bệnh. Vua càng ban cho thù lễ đặc biệt. Sư dâng biểu xin vào núi. Lý thừa tướng tuyên sắc lệnh cho về chùa Trí Cự ở núi Chung nam tu công đức, đêm tụng niệm cảm được Đại lạc Tác-Đỏa phát ra ánh sáng để chứng nghiệm vị gần tất-địa. Sư nói rằng: “Chúng sanh chưa độ xong lẽ nào ta yên tâm mà tự độ.” Túc Tông qua đời, đại Tông lên ngôi, ân đức càng sâu dầy, dịch xong hai kinh Mật nghiêm, Nhân vương do nhà vua soạn lời tựa ngày ban hành xuất hiện mây lành, cả triều đình đều chúc mừng. Niên hệu Vĩnh Thái năm đầu ngày mồng một tháng mười một, vua ban Đặc tiến thí Hồng Lô Khanh, thêm hiệu Đại Quảng Trí Tam Tạng. Niên hiệu Đại Lịch năm thứ ba lập đạo tràng tại chùa Hưng Thiện, được ban mười hai xấp lụa gấm, ba mươi hai mặt xấp lụa thêu, lương chay cho đạo tràng mười bốn ngày, sắc cho quan thị đại thần hầu như các cấm quân sử cùng nhập Quán đỉnh, cuối mùa đông năm thứ tư, Sư tâu trong nhà ăn của thiên hạ đều an trí Bồ-tát Văn-thù làm Thượng tọa, được vua chấp thuận. Đây là sự bắt đầu cho Kiều-trần-như là Tiểu thừa giáo. Mùa hạ năm thứ năm có chiếu thỉnh Sư đến núi Ngũ Đài tu công đức vì trong lúc nầy có sao chổi xuất hiện. Pháp sư hoàn tất, sao cũng biến mất. Mùa thu, Sư từ Ngũ đài về kinh, vua sai Trung sứ ra ngoại thành đón rước, ban cung trương ở dọc đường, ngày mười hai tháng sáu là sinh nhật của nhà vua, Sư mang các kinh đã dịch dâng biểu rằng: Kể từ nhỏ theo thầy Tam Tạng, mười bốn năm bẩm thọ pháp môn Du-già lại du hành khắp Ấn-Độ, cầu học những điều chưa dạy cùng các kinh luận, gồm hơn năm trăm bộ. Niên hiệu Thiên Bảo năm thứ năm, Sư lại trở về kinh đô. Thượng hoàng vời Sư vào cung, lập Quán đỉnh đạo tràng, các kinh tiếng Phạn Sư mang theo, vua đều cho phép dịch. Túc Tông lập Hộ-Ma và Quán đỉnh pháp, đều thời hai vị thánh, ra lệnh sưu tập các văn phạn đời trước, hoặc có sút chỉ rách nát thì tu sửa lại, chưa dịch thì dịch ra, bệ hạ kính vâng theo di chỉ, lại sai dịch truyền lợi tế quần phẩm, khởi đầu từ niên hiệu Thiên Bảo đến nay, gồm một trăm hai mươi mấy quyển. Bảy mươi bảy bộ cùng mục lục, và tên họ kẻ tăng người tục, kiêm lược nêu ra Niệm tụng nghi quỹ, vừa viết xong nhân dịp lễ thánh đản, kính cẩn dâng trình lên. Vua ban sắc cho lụa gấm tám trăm xấp, mười vị đại đức đồng dịch kinh mỗi vị được ban ba mươi xấp Sa-môn Tiềm chân dâng biểu tạ ban, đệ tử tăng tục ban vật có sai khác. Lại gặp lúc xuân hạ ở kinh đô không mưa, vua vời Bất Không cầu mưa. Nếu mưa trong ba ngày là pháp lực của Hòa-thượng, ba ngày qua rồi mà mưa thì chẳng phải pháp lực của Hòa-thượng. Sư nhận sắc lập đàn đến ngày thứ hai mưa to đầy đủ, vua ban cho ý tím cùng trăm xấp lụa nhiệm mầu, các đệ tử bảy bộ y, thiết thêm tăng chay để chào mừng. Bất Không tiến biểu xin xây dựng lầu Văn-thù, được vua chấp thuận. Quý phi Hàn Vương, công chúa Hoa Dương cũng tán thành, chi tiền trong khố khoảng ba chục triệu quan tiền. Sư lại dịch kinh nghiệt lộ Đồ vương, tuyên ban nối nhau khắp các nẻo đường. Năm thứ chín từ xuân đến hạ, Sư tuyên dương pháp mầu răn nhắc môn nhân, thường nói về Kinh Phổ Hiền nguyện hạnh xuất sinh vô biên pháp môn, khuyên bảo phải tụng trì, Sư khuyên hai ba lần. Người thụ pháp trước thì khiến họ quán Bồ-đề tâm bản tôn đại ấn. Giải thích riêng chữ A là liễu pháp bất sanh, chứng thân đại giác, như chỉ bàn tay, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Một đêm, Sư sai đệ tử Triệu Thiên đem bút nghiên đến, ta sẽ lược nói ra Niết-bàn Trà tỳ nghi quỹ để lại cho đời sau, khiến y cứ vào đây mà tống chung. Thiên cúi đầu thưa thỉnh ba lần, cầu xin ngài từ bi trụ lại thế gian lâu dài. Nếu không thì hiện bị bịnh, dâng biểu chúng sanh phải nương tựa vào đâu? Sư chỉ cười mà thôi, giây lát thì cáo từ. Vua sai Sứ đến hỏi thăm và ban cho thuốc men, thêm khai phủ nghi đồng tam tư, phong hiệu túc Quốc công, thực ấp ba ngàn hộ, Sư từ chối chẳng được, trong lòng không vui, lại nói thánh chúng nghiễm nhiên như duỗi tay an ủi nhau. Lúc trăng sáng tròn ta sẽ đi. Vì sao lúc sắp qua đời lại mang danh vị, bèn để lại chày ngũ cổ Kim cương linh của tiên sư truyền lại, cùng dĩa bạc, hạt Bồ-Đề, mấy hạt thủy tinh, để lại trong phủ riêng, Lý Hiến Thành tiến dâng. Ngày rằm tháng sáu, dùng nước thơm tắm gội sạch sẽ. Đầu nằm dựa hướng Đông, mặt nhìn phía bắc hướng về cung đình, dùng đại ấn trong thân định mà tịch, thọ bảy mươi tuổi, năm mươi tăng lạp, đệ tử là Tuệ Lãng nối vị Quán Đỉnh. Vua hay tin ngừng việc triều chính ba ngày, ban tiền lụa vải và các tạp vật bốn mươi muôn quan tiền. Tiền xây tháp hơn hai trăm muôn quan tiền, ra lệnh cho công đức sứ Lý Nguyên chăm lo tang sự. Trước khi Sư nhập diệt, chư tăng nằm mộng thấy đài báu cao ngàn nhận bị sụp đổ, lầu mới Văn-thù bị hỏng, chày Kim Cương bay lên trời, lại còn sau chùa Hưng Thiện ao nước vô cớ khô cạn, đám tre ra trái, hoa trong đình lại héo, ngày mùng 6 tháng 7, Sư được trà-tỳ, vua ban chiếu vời Cao Phẩm Lưu Tiên Hạc đến chùa cúng tế. Tặng danh hiệu Tư Không, thụy là Đại biện Quảng chánh trí Tam Tạng. Hoả thiêu xong, thu được mấy trăm hạt Xá-lợi. Tám mươi hạt đem vào cung, xương đảnh thì không như thế, trong đó có một hạt xá-lợi nửa ẩn nửa hiện, lệnh vua giao bổn viện xây ngồi tháp khác để thờ. Sư hành hoá lợi vật của Sư rất nhiều, trong Tổng trì môn là hiển bày thù thắng nhất, xét về nhẫn vị không nhất định cao thấp. Ban đầu Huyền Tông rất nể trọng Sư, vì năm ấy gặp hạn hán, lệnh cho Sư cầu mưa, Sư nói: Qua ngày ấy mới cầu được, nếu gượng cầu cho được thì sẽ gặp bạo ác đáng ngại. Vua lại mời Bổn sư Kim Cương Trí thiết đàn, quả nhiên mưa gió không ngừng, trong phố phường có kẻ bị chết, cây cối bị quật ngã. Vua lập tức vời Sư cho dừng lại, Sư ở trong đình chùa lấy đất nắn lính, bà lão năm, sáu tượng, cho nước chảy xiết chưởi mắng bằng tiếng

Phạn trong khoảnh khắc thì trời tạnh mưa. Huyền Tông cho gọi thuật sĩ La Công Viễn đến đấu phép với Sư, hai vị cùng ở trong điện, Không luôn luôn trở tay gãi lưng, La nói: “muốn mượn như ý của thầy!” Sẵn trên điện có cục đá hoa, Sư quơ như ý đánh nát ngay trước mặt, La hai ba lần vớ lấy cây như ý mà không được, vua muốn đứng dậy lấy, Sư nói rằng: Tam lang chớ lên, đó là cái bóng thôi, bèn giơ tay ra cho La xem, cây như ý vẫn còn trong tay.

Ở phía Bắc núi Mang có con rắn to. Người đốn củi thường hay gặp mỗi khi nó ngất đầu phùng mang lớn như gò đất. Ban đêm thường hay hút lấy mù sương. Khi gặp Sư, nó nói rằng: Đệ tử bị ác báo, Hòathượng có độ được chăng? Lắm lúc muốn làm nước sông dâng lên tràn ngập thành Lạc Dương cho khoái lòng, Sư bèn truyền quy giới cho, nói về nhân quả, lại rằng: Ngươi do tâm sân nên phải chịu quả báo, nay lại còn hờn giận chăng? Sức ta làm được, hãy suy nhớ lời ta, thân nầy chắc chắn sẽ xả bỏ thôi! Vài ngày sau, người tiều phu thấy rắn chết dưới khe suối, mùi hôi thối nghe xa đến mấy dặm.

Sư hễ ứng triệu cầu mưa, thì không có khuôn phép nào khác. Chỉ làm một chỗ ngồi thêm, tay cầm cây thần tử dài mấy tấc xoay vòng, niệm chú xong ném đi, khi nó tự đứng trên chỗ ngồi, đã ngay góc nháy mắt thì mưa đến.

Trong niên hiệu Thiên Bảo, ba nước Trung, Tây phiên cùng Đại Thạch Khang mang binh bao vây Phủ Tây Lương. Vua vời Sư đến, vua ngự tại đạo tràng, Sư cầm lư hương tụng Nhân vương mật ngữ mười bốn biến, nhìn thấy thần binh có cả năm trăm tại điện đình. Hoảng hốt hỏi Sư, Sư nói rằng: Thiên vương Tỳ-sa-môn lãnh binh đến cứu Tây an, xin gấp rút thiết đãi ăn uống, ngày 20 tháng 4 quả nhiên có tấu rằng: Ngày 11 tháng 2, cách thành khoảng ba mươi dặm về phía Đông bắc, trên mây mù nhìn thấy thần binh cao lớn, trống giác vang dội rung chuyển trời đất, phiên tướng hoảng sợ, sụp đổ cả tinh thần. Trong doanh lũy ấy có mầu vàng úa, dấy đèn cung nõ đều đứt, trên cửa lầu phía bắc có thiên vương Quang Minh đang trố mắt nhìn Phiên soái bỏ chạy. Vua xem xong tấu chương đáp tạ Bất Không. Lệnh cho các thành lầu dựng lên tượng thiên vương, đó là sự mở đầu.

Bất Không đã khuất, những mặc chế bút tích trong ba triều đã ban nhất đoạt đều tiến nạp, sống vinh quang, chết buồn bã. Các vị tăng truyền, pháp người Tây vực đến đây xưa nay ít có ai giống như Sư. Đệ tử nối pháp có ngài Tuệ Lãng, ngự sử đại phu Nghiêm Sính làm bia. Từ Hạo viết chữ dựng tại bổn viện.

Hệ rằng: Người truyền giáo đông hạ tôn ngài Kim Cương Trí làm Thỉ tổ, Bất Không là Nhị tổ, Tuệ Lãng là Tam tổ. Về sau, phân chia phái biệt. Truyền Du-già đại giáo tuy có nhiều nhưng hiệu nghiệm thì ít, cũng như Vũ Gia sanh ứng Long, Ứng Long sanh Phụng Hoàng, phượng hoàng đã giáng sinh thứ điểu là loại chim thường. Muốn không thay đổi thì làm sao được.