KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI
MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT
ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG (Amogha-vajra) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ NHẤT (kèm TỰA)
TỰA ghi là: Đại Đường, niên hiệu Khai Nguyên thứ 21, năm Quý Dậu, tháng Giêng, ngày mồng một, giờ Thìn. Ở bên trong Đạo Trường của chùa Tiến Phước: Tam Tạng Kim Cương trao truyền Pháp Giáo Đại Thừa Du Già Kim Cương Ngũ Đỉnh Ngũ Trí Tôn Thiên Tý Thiên Thủ Thiên Bát Thiên Phật Thích Ca Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Bí Mật Bồ Đề Tam Ma Gia cho vị tăng Tuệ Siêu. Sau khi thọ trì Pháp xong, chẳng lìa Tam Tạng, phụng sự Kinh, ghi chép 8 lần.
Sau đó, đến niên hiệu Khai Nguyên thứ 29, năm Canh Thìn, tháng 4, ngày 15 tấu trình lên Khai Nguyên Thánh Thượng Hoàng ở chùa Tiến Phước, ngự bên trong Đạo Trường, đến ngày 5 tháng 5 thì phụng chiếu dịch Kinh. Giờ Mão, đốt lửa hương bắt đầu phiên dịch. Tam Tạng diễn bản Phạn, Tuệ Siêu cầm bút ghi chép Pháp Giáo Đại Thừa Du Già Thiên Tý Thiên Bát Mạn Thù Thất Lợi Kinh. Đến ngày 19 tháng 12 thì phiên dịch xong
Đến niên hiệu Thiên Bảo năm thứ nhất, tháng 2 , ngày 19_ Tam Tạng Kim Cương đem bản Phạn của Kinh này kèm chung với sách của 5 vị Thiên Trúc A Xà Lê giao phó cho vị Phạn Tăng Mục Xoa Nan Đà Bà Già khiến đưa bản Phạn của Kinh này kèm với sách đem cho Bản Sư Bảo Giác A Xà Lê ở nước Sư Tử thuộc Nam Thiên Trúc của Ngũ Ấn Độ. Nay chẳng thấy quay lại
Sau này, Đời Đường, niên hiệu Đại Lịch thứ 9, tháng 10. Ở chùa Đại Hưng Thiện, bên cạnh Đại Sư Đại Quảng Trí Tam Tạng Hòa Thượng, lại thưa hỏi lần nữa rồi chọn lựa Pháp Môn bí mật của Đại Giáo Du Già Tâm Địa. Sau đó liền đem Kinh Bản Thiên Bát Mạn Thù đến đời Đường, niên hiệu Kiến Trung đầu tiên, tháng 4, ngày 15 tại chùa Kiền Nguyên Bồ Đề trên núi Ngũ Đài mới được bản Kinh của người xưa đã phiên dịch Đường ngôn Hán Âm (âm Hán theo tiếng nói trong đời Đường).
Đến ngày 15, tháng 5 Sa Môn Tuệ Siêu bắt đầu sao chép lại, viết ra Pháp Môn Nhất
Thiết Như Lai Đại Giáo Vương Kinh Du Già Bí Mật Kim Cương Tam Ma Địa Tam Mật Thánh Giáo, thuật nghĩa bí mật của Kinh
Chư Phật ra đời, ứng với vật, tùy theo hình. Người chí cầu tương ưng huyền diệu với cái gương Trí Tuệ. Người nghĩ nhớ thì không có nơi ẩn khuất sâu xa nào mà chẳng vào được. Căn Duyên chiêu cảm đến, nương nhờ Kinh này mà lên núi Bồ Đề trừ bỏ Tà Chấp. Khế truyền 3 Mật được Pháp Môn bí yếu của Du Già rốt ráo, tận cùng lý vi diệu nghiệp của thân miệng ý. Dùng Trí (Jñāna) tu trì Giới Định Tuệ Học, hiển hiện thông đạt, chứng Như Lai Địa (Tathāgata-bhūmi), dùng đức tin làm đầu, nương theo thuyền Bát Nhã mau chóng vượt qua bờ bên kia
Nay thuật Đức (Guṇa) của Mạn Thù (Mañjuśrī: Văn Thù Bồ Tát): dấu vết linh thiêng nhiều như cát sông Hằng, Thánh Giác (sự linh cảm của bậc Thánh) không có giới hạn bờ bé, Thần Lực mỗi mỗi lặng yên vận chuyển. Đã nhiều Trần Kiếp (số Kiếp nhiều như bụi nhỏ) Bi Nguyện chẳng dừng. Bồ Đề (Bodhi) một Chủ không có thấy 2 Tôn, là Bồ Tát từ Thế Giới Kim Sắc (Suvarṇa-rūpa-loka-dhātu) này đi đến trong Nhẫn Thổ (Sāha-lokadhātu: Sa Bà Thế Giới) ấy, ở núi Thanh Lương dùng Đạo dẫn Quần Phẩm mà liền hiện ngọn đèn, hiện đám mây với vạn Bồ Tát tin tưởng sinh ra sự kỳ diệu đặc thù. Thân hiện ánh sáng, hiện tướng đều phát Chính Trí làm Nhân
(Hetu), lợi ích cho trăm họ trong 3 đời, vui nguyện đến Bồ Đề
Tiếp theo, lược nêu lên Kinh đều đề Tự Mục Đại Thừa Du Già (Mahā-yānayoga): biển Tính Kim Cương (Vajratā-sāgara) nhiếp chung tất cả Pháp, Kim Cương Ngũ Đỉnh Ngũ Trí Tôn hiện Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, hiển ngàn cánh tay, ngàn bàn tay, ngàn cái bát hóa ngàn Thích Ca Mạn Trà La Quán Đỉnh (Śākyamuṇi-maṇḍala-abhiṣeka), tất cả chư Phật tu chứng Kim Cương Bồ Đề (Vajra-bodhi) đầy đủ tất cả Pháp, nhập vào Thánh Trí (Ārya-jñāna) tương thông huyền diệu với 5 Kim Cương Giới của Tỳ Lô Giá Na Như Lai; nhập vào biển Tính Phật Tâm, 3 Mật, 30 Chi, Kim Cương Trí Kính, Thánh Đạo của Như Lai
Bấy giờ, Đức Như Lai nói Kinh Giáo này. 5 Môn thuộc gốc rễ của Pháp (Dharma-mūla: Pháp Bản) diễn có 9 Phẩm.
_Gốc rễ của Pháp lập làm 5 Môn như thế nào?
1_Vô Sinh Môn
2_Vô Động Môn
3_Bình Đẳng Môn
4_Tịnh Thổ Môn
5_Giải Thoát Môn
_Kinh Giáo nói có 9 Phẩm như thế nào?
1_Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bí Mật Căn Bản Thánh Giáo Phẩm
2_Chư Phật Xuất Hiện Chứng Tu Kim Cương Bồ Đề Thù Thắng Phẩm
3_Thập Phương Đại Bồ Tát Xuất Trợ Chứng Ngộ Thánh Lực Phẩm
4_Nhất Thiết Hiền Thánh Nhập Pháp Kiến Đạo Hiển Giáo Tu Trì Phẩm
5_Bí Mật Quy Chỉ Quán Chiếu Pháp Tính Quyết Trạch Tâm Địa Phẩm
6_Nhất Thiết Bồ Tát Tu Học Như Lai Tam Ma Địa Thánh Tính Tiềm Thông Gia Bị Phẩm
7_Bất Tư Nghị Pháp Giới Thánh Đạo Như Lai Chân Như Pháp Tạng Tự Tại Thánh Trí Phẩm
8_Tam Hiền Bồ Tát Nhập Pháp Vị Thứ Đệ Tu Hành Hồi Hướng Bồ Đề Phẩm
9_Thập Thánh Bồ Tát Nhập Địa Đẳng Diệu Nhị Vị Tu Học Tiến Nhập Thánh Đạo Thành Phật Bồ Đề Giải Thoát Phẩm
Chính trong 5 Môn này, từ Môn thứ nhất theo thứ tự như thế nào để được vào Vô Sinh Môn? Một là nhập vào A Tự Quán (quán chữ A) có nghĩa là “vốn vắng lặng không có sinh”. Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói Căn Bản Thanh Tịnh Vô Sinh Môn (Môn gốc rễ thanh tịnh không có sinh) dẫn đến trong Môn này diễn có 2 Phẩm: Một là: trước tiên nói Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bí Mật Thánh Giáo Phẩm. Thứ hai là sau đó diễn Chư Phật Xuất Hiện Tu Chứng Kim Cương Bồ Đề Thù Thắng Phẩm
_Tiếp theo nói Kinh Tụng:
“Cúi lạy Như Lai Pháp Tính Thân
Tỳ Lô Giá Na Thanh Tịnh
Thể Báo (Saṃbhoga-kāya: Báo Thân) Hóa (Nirmāṇa-kāya: Hóa Thân) ứng hiện Đẳng như Không (bình đẳng như hư không)
Bát Nhã (Prajñā) vô biên được tự tại
Bốn Trí Thần dụng mật gia trì
Biển Tuệ vô cùng, khắp tất cả
Pháp Giới (Dharma-dhātu) Chân Như (Bhūta-tathathā) không (Śūnya: trống rỗng) vô tướng (Alakṣana: không có tướng)
Vốn tại Lý Thể Tính hữu tình
Sức Thánh Trí vào trong Thức Chủng (hạt giống nhận thức)
Kim Cương mau chóng đồng Đẳng Thể (Thể bình đẳng)
Như Lai Pháp Kinh giao Mạn Thù (Mañjuśrī: Văn Thù)
Bí mật lưu thông, không chướng ngại
Mạn Trà Quán Đỉnh (Maṇḍala-abhiṣeka: Đàn Quán Đỉnh) trao chức vị
Các Như Lai xoa đỉnh, thọ ký (Vyākaraṇa)
Du Già Tam Mật chí cầu thành
Mau đạt cội nguồn, lên Phật Địa (Buddha-bhūmi)
Thiên Tý Mạn Thù Liên Hoa Hội
Kim Cương Đẳng Trì trao tất cả
Năm Trí ngầm thông gia bị Tâm
Vượt đến Bồ Đề (Bodhi) chứng Thật Tế”
QUYỂN THỨ NHẤT
_Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Śākya-muṇitathāgata) ngự trong cung (Pura) của Ma Hề Thủ La Thiên Vương (Maheśvaradevarāja), ở trong điện Tỳ Lăng Già Bảo Ma Ni Bảo (Śakrābhilagna-maṇi-ratna). Đức Như Lai ngồi trên tòa Bách Bảo Ma Ni Bảo cùng chung với Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata) ở Kim Cương Tính Hải Liên Hoa Tạng Hội đồng nói Kinh này, cùng với vô lượng hàng Đại Phạm Thiên Vương kèm với tất cả chúng Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ… nói Tỳ Lô Giá Na Pháp Giới Tính Hải Bí Mật Kim Cương Giới Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới Hải, ở trong đó có Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva) hiện thân màu vàng ròng. Trên thân hiện ra ngàn cánh tay, ngàn bàn tay, ngàn cái bát. Trong cái bát hiển hiện ra ngàn Đức Thích Ca (Śākya-muṇi), ngàn Đức Thích Ca lại hiện ra trăm ngàn ức vị Hóa Thích Ca (Nirmāṇa-śākya-muṇi)
Bấy giờ, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn lúc ấy ở trong Đại Hội Chúng ngự trên tòa trăm báu, bảo 16 Đại Sĩ Bồ Tát của nhóm Phổ Hiền với tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: “Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Nay (Ta) nói Thánh Lực gia trì xưa kia của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai khiến cho hữu tình, tất cả chúng Bồ Tát trong Pháp Giới tu chứng Mạn Thù Thất Lợi Bí Mật Kim Cương Tâm Tam Ma Địa (Mañjuśrī-guhyavajra-hṛdaya-samādhi). Hết thảy Bồ Tát với tất cả chúng sinh khiến được Trí của mình (Sva-jñāna: tự Trí) thích ứng với sự dạy bảo (Samādāpaka: khai), chỉ bày (Saṃdarśaka: thị), khiến cho giác ngộ (Pratibodhaka: ngụ), khiến được nhập vào
(Avatāraka: nhập) Tri Kiến của Phật (Buddha-jñāna-darśana)
Khi ấy, Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền bảo Đức Mâu Ni Thế Tôn với ngàn Đức Thích Ca, ngàn trăm ức vị Hóa Thích Ca rằng: “Ta từ xưa kia tu trì Pháp Giáo Kim Cương Bí Mật Bồ Đề (Vajra-guhya-bodhi) thời Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát này là vị Thầy trước kia của Ta. Nay Ta đã nói Nhân Duyên của vị Thầy xưa kia trong quá khứ, Ta dùng làm Tính thanh tịnh, hiệu là Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) ban cho tất cả chúng sinh làm gốc rễ Bồ Đề (Bodhi-mūla), Tính của Kim Cương. Ta tức là Tính Tự Tính của cội nguồn, mầm giống Thánh Trí của Kim Cương. Tức là khi Thích Ca Mâu Mâu Ni nói Kinh này xong, dùng Tâm thanh tịnh của Tỳ Lô Giá Na xưa kia đó, hiện ra thân màu vàng ròng của Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Bồ Tát, hiển hiện tu hành, gia trì Pháp Tạng của biển Tính bí mật, khiến cho tất cả chúng sinh thảy đều được vào Du Già Đại Giáo Vương Kinh này… nói ra, hiển diễn Tam Miệu Tam Bồ Đề (Samyaksaṃbodhi: Chính Đẳng Giác) của Tỳ Lô Giá Na Bí Yếu Thâm Mật Pháp Tính Kinh
Đức Thế Tôn nói Kinh này dùng làm Pháp thâm sâu màu nhiệm, Kim Cương Bí Mật Hải Tạng, Đại Thừa Du Già Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Kinh.
_Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói Giáo Pháp của Tam Ma Địa bí mật (Guhya-samādhi) của Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi này cho tất cả chúng sinh hữu tình, từ thời của Nhân Địa (Pūrva-praṇidhāna: Bản Nguyện) xưa kia, dẫn phát chúng sinh tu tập, thành tựu Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)
Nay nói Mạn Thù (Mañjuśrī) nương theo 5 Trí Tôn, Thánh Tính, Kim Cương, 30 Chi, 3 Mật (thân mật, khẩu mật, ý mật), 3 Bồ Đề (Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề) của Phật, khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tu nhập, mau chóng tiến tới tỏ ngộ tương thông huyền diệu, chứng nhập Phật Tâm Thánh Lực Thánh Tính Bồ Đề Như Lai Tam Ma Địa. Dùng tất cả bậc thành Phật trước kia, hết thảy đều tu Pháp Giáo thù thắng của Đại Thừa tối thượng này, mau thành Phật Quả Bồ Đề.
Lúc đó, Đức Thế Tôn theo thứ tự giải thích, nói nghĩa gốc, dòng phái căn bản của Kinh
_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai tự nói xưa kia trong số kiếp nhiều như số bụi nhỏ ở quá khứ ngang bằng như hư không, cùng tận nơi Pháp Giới, lâu xa chẳng thể nói chẳng thể nói hết. Do ở đời trước, tất cả chư Phật Như Lai khi ở Nhân Địa (Hetu-bhūmi, còn gọi là Pūrva-praṇidhāna: Bản Nguyện) làm Bồ Tát tu hành Ngũ Trí
Tôn, Kim Cương Quán Đỉnh Đại Mạn Trà La Tam Ma Địa Pháp, Ngũ Đỉnh Kim Cương Giới nhiếp chung tất cả Pháp; Pháp Giáo của Kim Cương Bồ Đề Tam Bí Mật Tam Thập Chi Tam Ma Địa. Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai giao phó cho Mạn Thù Thất Lợi khiến truyền thụ cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát làm vị Thầy thượng thủ, quán chiếu ý hướng, mau chóng chứng nhập, tương thông huyền diệu với Trí Quán, nhập vào Tâm của tất cả Phật, chứng Pháp Thân, Trí Thân, Thánh Trí thanh tịnh, Pháp Giới Hải Tính của Tỳ Lô Giá Na Như Lai
Tức lúc đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai tuôn ra 5 Trí, tất cả Pháp của Bồ Đề, Tổng Trì thù thắng, tất cả Tam Ma Địa, bí mật căn bản… tổng cộng có 5 Môn nhiếp tất cả Pháp, Đại Thừa Tu Đa La (Mahā-yāna sutra: Kinh Đại Thừa), đồng với Tâm của tất cả Phật, Tam Miệu Tam Bồ Đề (Samyaksaṃbodhi: Chính Đẳng Giác) tương thông huyền diệu với Thắng Nghĩa, Pháp Giáo bí mật. Làm sao để thực hành theo thứ tự: y theo ý hướng của bậc Thánh, tìm cầu, tu học, quán chiếu được vào Pháp Môn này?
1_Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ A (A) quán nghĩa “vốn vắng lặng không có sinh”. Đây là Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairovana-tathāgata) nói. Vì ngàn Đức Thích Ca, ngàn trăm ức vị Hóa Thích Ca xưa kia khi thành Đạo. Khi Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) ban cho, nói A Tự Quán này tu nhập vào Môn Căn Bản Thanh Tịnh Vô Sinh
2_Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ La (RA) quán nghĩa “vốn trống rỗng, lìa bụi bặm”. Đây là A Súc Như Lai (Akṣobhya-tathāgata) nói. Vì trăm ngàn ức Giáng Phục Ma Dân Vô Úy Siêu Thắng Tự Tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo. Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai (A Súc) ban cho, nói La Tự Quán này tu nhập vào Môn Viên Thành Thật Tướng Vô Động
3_Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Bả (悜: PA) quán nghĩa “vốn chân thật không có nhiễm dính, lìa sự dơ bẩn”. Đây là Bảo Sinh Như Lai (Ratnasaṃbhava-tathāgata) nói. Vì trăm ngàn ức Giáng Phục Tham Căn Phổ Mãn Thường Túc Tự Tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo. Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai (Bảo Sinh) ban cho, nói Bả Tự Quán này tu nhập vào Môn Pháp Giới Chân Như Bình Đẳng
4_Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Tả (CA) quán nghĩa “vốn hành thanh tịnh màu nhiệm”. Đây là Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokeśvara-rājatathāgata) nói. Vì trăm ngàn ức Giáng Phục Sân Căn Vô Lượng Thọ Nhẫn Tự Tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo. Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai (Quán Tự Tại Vương) ban cho, nói Tả Tự Quán này tu nhập vào Môn Diệu Quán Lý Thú Tịnh Thổ
5_Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Nẵng (NA) quán nghĩa “vốn trống rỗng không có Tự Tính”. Đây là Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha-siddhitathāgata) nói. Vì trăm ngàn ức Giáng Phục Si Căn Nan Thắng Tuệ Minh Tự Tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo. Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai (Bất Không Thành Tựu) ban cho, nói Nẵng Tự Quán này tu nhập vào Môn Thành Tựu Kim Cương Bồ Đề Giải Thoát
_Bấy giờ, nói thứ tự Pháp Giáo của 5 Đức Như Lai như vậy. Nói Ngũ Phật Quán xong, tức lúc đó Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Môn Nhất Thiết Phật Bồ Đề Căn Bản Ngũ Kim Cương Ngũ Đỉnh Thánh Trí Bồ Đề Giải Thoát. Nơi mà tất cả chư Phật, Bồ Tát, Hiến Thánh đã nhập vào. Nơi mà tất cả Sơ Tâm Bồ Tát với tất cả chúng sinh đã tu chứng Quán Hạnh thành Phật. Nơi mà tất cả chư Thiên Đại Phạm, Đế Thích, Tứ Thiên Vương với các Thanh Văn, chúng Đệ Tử của 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện đã tu học thành tựu Vô Thượng Chính Đẳng Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi)
Đức Phật bảo Đại Chúng, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: “Nếu có Bồ Tát mới phát ý với tất cả chúng 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… hoặc người phát Tâm Bồ Đề
Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát đang có lời thề rằng: “Ta có 10 loại Nguyện lớn thâm sâu không cùng tận của chư Phật. Hết thảy tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình nhập vào Nguyện của Ta liền là con của Thế Tôn, chư Phật; cũng là cha mẹ của Ta.
Ý ấy như thế nào? Ta trước kia có thề nguyện lớn, y theo 10 Nguyện lớn của Ta: Trước tiên là cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con, quyến thuộc được khiến cho viên mãn quả báo phú quý. Anh trai, bạn hữu, em trai có Tâm cung kính, hiền từ, chẳng giết hại, nghe học Đại Thừa, đọc tụng Tôn Kinh, chuyển dạy bảo Quần Phẩm, nguyện đến Bồ Đề thì ta cũng làm Sư Tăng, Đệ Tử, Hòa Thượng, A Xà Lê, bạn lữ đồng học…. thọ nhận Pháp Giáo của Ta, học uy nghi của Ta, lấy Lễ Tiết của Ta khiến phát Thắng Nguyện, hồi hướng Đại Thừa, học tập Bồ Đề, dần dần thành Phật Đạo. Lúc đó: ta làm, người khác làm, Đại Thần, Quan Trưởng, Lý Vụ, Thế Tục mỗi mỗi trong sạch chính đúng, ở trong đất nước trung hiếu đều cùng có Duyên (Pratyaya) quy hướng Bồ Đề, được gặp Tam Bảo, khiến phát Tâm Bồ Đề. Thế nào gọi là 10 loại Nguyện lớn thâm sâu không cùng tận?
_Nguyện lớn thứ nhất: Nếu có tất cả chúng sinh đã sinh trong 3 cõi, hoặc ta làm, người khác làm, tùy theo Duyên thọ nhận biến hóa: chủ của 4 Không (4 cõi Trời trong Vô Sắc Giới) 5 Tịnh (5 cõi Trời Tịnh Cư ở Sắc Giới). Chủ của 8 Định (4 Thiền Định thuộc Sắc Giới với 4 Không Định thuộc Vô Sắc Giới) 4 Thiền (Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền). Chủ của Phạm Thiên, 6 Dục (6 Trời trong Dục Giới). Chủ của Đế Thích, chư Thiên. Chủ của Tứ Thiên (4 vị Thiên Vương) 4 Luân (Kim Luân, Thủy Luân, Phong Luân, Không Luân thành lập Khí Thế Giới). Chủ của chư Thần, Long Vương. Chủ của 8 Bộ Quỷ Thần. Chủ của Thủ Hộ Phật Pháp. Chủ của Già Lam, cung điện. Chủ của 4 Đại (đất, nước, gió, lửa) giữ gìn Thế Gian. Chủ của Kim Cương Kiên Lao. Chủ của Hộ Quốc Thiện Thần. Chủ của nước lớn, nước nhỏ. Chủ của Túc Tán Thế Vương. Chủ thống lãnh các quân. Chủ kinh đô nhiếp lấy nơi đã hộ giữ. Hết thảy trên bờ dưới nước: 4 loài thai sinh (Jarāyujā-yoni: sinh trong bào thai), noãn sinh (Aṇḍaja-yoni: sinh trong trứng), thấp sinh (Saṃsvedajā-yoni: sinh nơi ẩm thấp), hóa sinh (Upapādukā-yoni: sinh theo cách biến hóa). 9 loại Động Vật, tất cả Hàm Linh (loài hữu tình)…. đồng sinh 3 đời, nguyện Tri Kiến của Phật (Buddha-jñānadarśana)… hoặc chưa nghe tên của Ta (Văn Thù Bồ Tát) thì khiến nguyện được nghe, với nghe tên của ta, ở trong Pháp của Ta khiến hết tất cả hữu tình phát Bồ Đề, hồi hướng Đại Thừa, tu Vô Thượng Đạo. Nếu có chúng sinh dùng Pháp: thuốc, y thuật của đời cứu chữa các bệnh, tính toán Lịch Số, nghề khéo, đánh cờ thông thạo, sổ sách ghi chép của Thế Gian, văn bút, ca vịnh, khen ngợi, giảng luận, nơi vui đùa, đường lối… để cứu độ người, tùy theo loại, làm việc với nhau, tiếp dẫn Thế Tục, khiến phát Bồ Đề, thấy chính đúng, trao truyền chính đúng… thì cùng với Ta có Duyên được vào Phật Đạo (Buddha-mārga)
_Nguyện lớn thứ hai: Nếu có chúng sinh hủy báng Ta (Văn Thù Bồ Tát), giận ghét Ta, dùng hình phạt giết hại Ta. Người này đối với Ta: tự mình và người khác thường sinh oán hận, chẳng thể cởi bỏ được thì nguyện cùng với Ta có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ ba: Nếu có chúng sinh yêu nhớ thân của Ta, Tâm mong muốn thấy Ta, cầu được nơi Ta. Ở trên thân của Ta, ở trên thân kẻ khác: thịnh hành lừa dối, Tà Kiến, điên đảo với sinh hạnh trong sạch, hạnh chẳng trong sạch, các ác chẳng thiện lành… thì nguyện cùng có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ tư: Nếu có chúng sinh khinh mạn Ta, lo lắng nghi ngờ Ta, đè ép oan uổng Ta, giả trá vu cáo Ta, hủy báng Tam Bảo, ghen ghét kẻ tài năng đức hạnh, lấp áp lăng nhục tất cả, thường sinh Bất Thiện (Akuśala)… thì cùng với Ta có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ năm: Nếu có chúng sinh khinh rẻ Ta, bạc đãi Ta, tủi thẹn với Ta, xấu hổ với Ta, kính trọng Ta, chẳng kính trọng Ta, hại Ta, chẳng hại Ta, dùng Ta, chẳng dùng Ta, chọn lấy Ta, chẳng chọn lấy Ta, cầu Ta, cần Ta, yêu cầu Ta, chẳng cần Ta, theo Ta, chẳng theo Ta, thấy Ta, chẳng thấy Ta… Đều Nguyện cùng với Ta có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ sáu: Nếu có chúng sinh thường giết hại mạng sống: làm nghề mổ giết, chặt chém người bị tử hình, săn bắn, bắt cá… Oán Mệnh hiện trước mặt, lại giết hại lẫn nhau không có đoạn tuyệt, đời đời báo ứng lẫn nhau. Tâm giết hại lớn mạnh, chẳng sinh hối lỗi, bán thịt lấy tiền, tự nuôi dưỡng tính mệnh. Người có Tâm như vậy, vĩnh viễn đánh mất thân người, chẳng cùng nhau xa lìa báo ứng… Như vậy khiến phát Tâm Bồ Đề. Nếu có người khác lấy tài vật của Ta thì Ta cho tài vật, hoặc cho Ta tài vật thì Ta ban cho tài vật. Người đã được tài vật với người chẳng được thì đối với Ta có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ bảy: Nếu có chúng sinh cúng dường Ta, Ta cúng dường người khác. Hoặc ta làm, người khác làm: chùa, nhà, Tăng phòng, Già Lam, tháp Phật, Thiền phòng, Lan Nhã, nơi yên tịnh sống một mình. Hoặc Ta làm, người khác làm tất cả Công Đức với hình tượng của chư Phật, Bồ Tát… khiến người khác bố thí, tu tập Phước Hữu (ban Phước bảo vệ giúp đỡ) tràn khắp cả Pháp Giới, hồi hướng tất cả chư Phật Bồ Đề, khiến cho tất cả hữu tình đồng thấm nhuần Phước này. Với có người khác: tự mình, bạn bè, Đồng Bạn, Sư Trưởng, Đệ Tử… tu hành Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā), kềm chế thân, nhịn ăn… trì Giới, phá Giới, có Thiện Hạnh (hữu hạnh), không có Thiện Hạnh (vô hạnh), Hòa Thượng, A Xà Lê, Giáo Đạo (nuôi dạy chỉ dẫn), xưng nói… nghe nhận sự dạy bảo của Ta, Ta nhận sự dạy bảo của người khác, đồng Hạnh, đồng Nghiệp… cùng với Ta có Duyên, khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ tám: Nếu có chúng sinh rộng gây tạo các tội bị rơi vào Địa Ngục không có kỳ hạn thoát ra, trải qua vô lượng Kiếp chịu các khổ não. Từ Địa Ngục đi ra, sinh vào 5 đường: trước tiên làm Súc Sinh (Tiryañc) vâng chịu đáp trả việc đời trước, gánh vác vật, làm Lạc Đà, lừa, heo, chó, dê, voi, ngựa, nô tỳ, tôi tớ…thường vâng chịu gấp bội trong số Kiếp rất dài, trả nợ đời trước cho người khác… trở lại bị người khác trộm cắp, không có lúc ngơi nghỉ…Ta ở 5 đường tùy theo hình chịu sự biến đổi, thường sinh cùng một đời, dạy bảo cảm hóa con người. Hoặc làm người nghèo túng, khốn khổ, mù, điếc, câm, ngọng, người đi xin cực thấp kém… ở trong chúng của tất cả chúng sinh: đồng loại, đồng Duyên, đồng việc, đồng hành, đồng Nghiệp Đạo… dẫn dắt được vào Phật Đạo, cùng với Ta có Duyên khiến phát Tâm Bồ Đề
_Nguyện lớn thứ chín: Nếu có chúng sinh buông thả Thân Tâm, Ngã Mạn, kiêu căng tự cao, cho nên ở trong Pháp của Ta làm vấy bẩn Phật Pháp, Sư Trưởng, Đệ Tử, không có Tàm (Ahrīkatā: nói làm ác mà Tâm mình không có xấu hổ), không có Quý (Anapatrāpya, hoặc Atrapā: chẳng nhìn ngó Thế Gian chỉ buông thả làm việc bạo ác). Dùng tiền của Phật Tăng, tài vật của Bồ Tát, sát sinh (Praṇatipata), trộm cắp (Adattādāna), tà hạnh (Kāma-mityācāra), nói dối (Mṛṣā-vāda), nói lời thêu dệt phù phiếm(Saṃbhinna-pralāpa), miệng nói lời xấu ác (Pāruṣya), nói hai lưỡi đâm thọc chia rẽ (Paiśunya), đấu tranh gây rắc rối, buông thả Tham Sân, chẳng chọn làm điều thiện lành, cướp đoạt tiền của người khác, chống cự chẳng kiêng kể lừa dối người khác, chẳng nhận thức được thiện ác, rộng làm 10 ác, tất cả các tội, khi chết bị rơi xuống A Tỳ (Avīci) vào các Địa Ngục (Naraka, hay Niraya). Từ Địa Ngục đi ra, lại xoay vần trở lại 6 nơi, vào biển sinh tử, đường ác trong các nẻo… Nguyện cùng có Duyên, đồng Nghiệp, đồng Đạo, tùy Duyên cảm hóa biến đổi sẽ cứu giúp khiến cho được lìa ra, cùng với Ta có Duyên, phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), cầu Vô Thượng Đạo (Agra-mārga)
_Nguyện lớn thứ mười: Nếu có chúng sinh đang ở Pháp của Ta. Nếu có Duyên với Ta, hoặc không có Duyên với Ta mà đồng với Đại Nguyện của Ta thì tức là thân của Ta, cùng với Ta không có khác, hành 4 Tâm vô lượng ngang bằng với hư không, rộng độ hữu tình không có ngưng nghỉ. Nguyện đạt đèn Bồ Đề (Bodhi-dīpa), lối nẻo Chính Giác (samyaksaṃbodhi-mārga)
_Đại Thánh Mạn Thù dùng sức nguyện của Thánh Tính chẳng vào 3 cõi, cũng chẳng ra khỏi 3 cõi, Tâm như hư không, thường tại trong biển Tính thanh tịnh, Tạng Chân Như của Như Lai, an trụ Pháp Giới, khắp tại Tâm Thức Thể Tính của chúng sinh
Mạn Thù Thất Lợi nói: “Ta có nguyện lớn, dùng sức của Thánh Tính gia trì hữu tình khiến cho tiêu diệt tội dơ, được vào Bồ Đề, Thánh Quả của chư Phật. Tức đây gọi là mười loại Nguyện lớn của Bồ Tát”
Như vậy, Mạn Thù phát Nguyện rộng lớn xong thời 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo 6 cách. Trời tuôn mưa hoa Mạn Đà La tràn đầy hư không. Lúc đó, hết thảy các Chúng trong Đại Hội nhìn thấy hoa ấy, đồng thời khen ngợi Mạn Thù Đại Sĩ có Thánh Lực tự tại chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tuyên nói
Khi ấy, các Đại Hội Chúng thảy đều vui vẻ, tin nhận, phụng hành
_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai từ Trời Ma Hề Thủ La (Maheśvara: Đại Tự Tại) giáng xuống Thế Giới Diêm Phù (Jambu-dvīpa) ở Đại Đạo Tràng (Mahā-maṇḍala) tại Tinh Xá Kỳ Viên (Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma) trong nước Xá Vệ (Śrāvastya).
Tại Đại Hội Chúng: có trăm ức chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Có 70 ức Chúng thuộc 4 Quả (Dự Lưu Quả, Nhất Lai Quả, Bất Hoàn Quả, A La
Hán Quả) của A La Hán (Arhat)
Lại có 60 ức tất cả các Thiên Chúng của các Đại Phạm Thiên Vương
Lại có 50 ức tất cả Tam Thập Tam Thiên Chúng của Đế Thích
Lại có 46 ức Chúng của 4 vị Thiên Vương
Lại có 4 vị Đại Chuyển Luân Vương có 35 vạn Chúng
Lại có 20 vạn 4 ngàn Chúng của Tu La, Long Thần, 8 Bộ Quỷ Thần
Lại có Hư Không Phi Thiên, các Thần Quỷ Khoáng Dã có 15 vạn Chúng
Lại có Thần: núi non, nguồn nước, suối, ao, sông, biển, cây rừng, cây cỏ, hoa quả, cỏ thuốc với tất cả Thần: đất, nước, lửa gió… có trăm vạn ức Thượng Thủ Chúng
Lại có 16 vị vua của nước lớn kèm với Chủ của nước nhỏ khác, Đệ Tử thuộc 4 Bộ: Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, kẻ trai lành, người nữ thiện, tất cả chúng sinh… có 7 vạn ức Chúng
Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở trong Đại Hội Chúng, ngự trên tòa sư tử trăm báu, nhập vào trăm ngàn Kim Cương Tam Muội (Vajra-samādhi), phóng ánh sáng lửa báu Kim Cương, đều làm màu vàng ròng, tràn đầy vòng khắp trăm ngàn ức biển 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới.
Đức Thế Tôn lại từ Định khởi dậy, an lành vui tươi, mỉm cười. Lúc đó, trong Đại Hội Chúng có 16 vị Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát mà Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát làm Thượng Thủ (Pramukha) từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Đức Phật 3 vòng, quỳ thẳng lưng tại một bên của Đức Phật, cài chéo bàn tay, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Khi Đức Như Lai an lành, dung mạo vui tươi, tại Tam Muội (Samādhi) thời Đại Chúng chờ đợi, chưa biết Đức Như Lai nói Nhân Duyên gì? Diễn Giáo Pháp nào để tương ứng rộng độ tất cả chúng sinh?”
Đức Phật bảo nhóm 16 vị Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát của Mạn Thù Thất Lợi: “Ta sẽ vì cứu độ chúng sinh vô tận trong tất cả Pháp Giới ngang bằng như hư không, chỉ bày (Saṃdarśaka: thị) cho tất cả chúng Bồ Tát, tất cả chúng Thanh Văn, tất cả các Thiên Chúng của Đại Phạm, tất cả chúng 8 Bộ Rồng Thần, tất cả chúng chư Thiên Quỷ Thần, tất cả Chúng Tam Thập Tam Thiên của Đế Thích, chúng của Tứ Thiên Luân Vương, tất cả chúng Đệ Tử của 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… tại tất cả cõi nước trong 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới thuộc Thế Giới quá khứ vị lai hiện tại”
Đức Như Lai nói: “Ta sẽ giúp cho hàng Đại Chúng, nói Nhân Địa lâu xa xưa kia cho đến nay của Mạn Thù Thất Lợi, cùng với 16 vị Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát từ nguồn đầu tiên, bắt đầu dạy bảo các Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình tu học Pháp Giáo: Du Già, Kim Cương Bồ Đề, 30 Chi Tam Ma Địa của 3 Mật Môn (Thân Mật, Khẩu Mật, Ý Mật… mỗi thứ đều có 10 chi Tam Ma Địa, nên cộng thành 30 Chi Tam Ma Địa) của Như Lai, tu nhập chứng ngộ Môn Kim Cương Bồ Đề Chân Như Quán của Như Lai”
Đức Thế Tôn nói: “Nay hiển Nhân Địa xưa kia của 16 vị Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm Mạn Thù, tu trì sức Công Đức của Như Lai Mạn Đà La, Tam Ma Địa bí mật, Kim Cương Bồ Đề thù thắng, 3 Mật, Thánh Tính của chư Phật… Nghĩ muốn khiến cho tất cả Bồ Tát tu chứng, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa”.
_Đức Phật bảo tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với các Chúng Bật Sô Thanh Văn, nhóm Đệ Tử thuộc 4 Bộ trong Đại Hội: “Mạn Thù như vậy tu hành Pháp Tam Ma Địa của tất cả Chư Phật, Như Lai, Kim Cương… không có gì so sánh đo lường được, chẳng thể nói, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn như vậy”
Các nhóm Chúng Đại Bồ Tát nói: “Nay lại xin Đức Thế Tôn nói Kim Cương
Tam Ma Địa không có gì so sánh đo lường được này có bao nhiêu loại Pháp?” Đức Như Lai nói: “Pháp có 10 nhóm. Thế nào là mười?
1_ Giả sử như Thế Gian ngay lúc lửa dấy lên thời thiêu đốt 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới, trải qua 7 ngày lửa ấy đốt thông suốt, tỏa ánh lửa mạnh mẽ, bốc cháy hừng hực… ở trong Thế Giới thấu suốt không có bờ mé. Đức Như Lai ở bên trong, an trụ Kim Cương Tam Ma Địa chẳng gia thêm Công Đức, các sức tự tại, nhậm vận trong mát, thản nhiên, an định bình tĩnh, bình đẳng, thanh tịnh, Thường (Nitya) Lạc (Sukha) Ngã (Atma) Tịnh (Subha). Thế nên Pháp Tam Ma Địa thâm sâu lạ kỳ đặc biệt. Lành thay! Lành thay! Không thứ gì có thể so sánh được
2_Đức Như Lai hướng về lửa mạnh đốt thông suốt, ở trong lửa lớn trụ Kim Cương Tam Ma Địa: kinh hành, ngồi nhìn, tất cả sự đi, đứng không có chướng ngại. Đức Như Lai đoan nghiêm hiện rõ thân uy lực màu vàng ròng cao lớn, ánh sáng thù đặc che lấp cửa của tất cả nẻo ác, không có dơ bẩn tạp nhạp, thảy đều thanh tịnh. Vì thế Như Lai Tam Ma Địa liền có Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi
3_ Giả sử như Thế Giới bên trên cho đến lửa đốt thông suốt rộng lớn. Đức Như Lai ở bên trong, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa được Thế Giới Diêm Phù rộng rãi nghiêm tịnh, ví như cung Trời Tự Tại. Dùng sức tự tại của Như Lai nên hết thảy được trong mát, tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi trụ Tam Ma Địa của Đức Thế Tôn
4_Lửa của 3 cõi thiêu đốt đất đai thông suốt, đồng bốc cháy mãnh liệt. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa thời tự nhiên được cảm thấy có nguồn sông, ao tắm, hoa nổi tiếng, cỏ mềm, thấm trơn tinh tế, xanh tươi… như đất Ca Già Lân tiếp chạm mềm mại thanh tịnh, mùi thơm phưng phức, chẳng thể có thứ gì so sánh được. Đức Như Lai ở bên trong, an trụ tự tại… là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Thần Lực (của Như Lai)
5_Như lửa lớn bên trên thấu suốt bên dưới, lửa bên dưới thấu suốt lên trên thảy đều bốc cháy thông suốt. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa thời tự nhiên có nước 8 Công Đức, ao tắm trong mát tắm rửa Đức Như Lai. Thế nào là tám? Một là Tâm được khoái lạc như nhập vào Thiền Định. Hai là an ổn nhẹ nhàng. Ba là thấm trơn mềm mại. Bốn là lắng trong tinh khiết tự nhiên. Năm là không có các uế trược. Sáu là trong sạch lóng lánh thông suốt. Bảy là thường uống vào được an lành. Tám là: uống nhiều thì không có tai vạ, tiêu trừ phiền não, được Thường Lạc Thanh Tịnh… Tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Thánh Lực của Như Lai
6_Lửa lớn của Thế Gian bốc cháy thông suốt chẳng ngưng chẳng nghỉ. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa: ngồi nằm an Thiền tự nhiên khoái lạc, ôn hòa vui sướng, an ổn nhẹ nhàng như gió trong mát thổi nhẹ nhàng vào Thân của Đức Phật. Ví như nước thanh tịnh tắm gội Thân Tâm, vừa ý, an ổn, khoái lạc, thanh tịnh bình an… không có gì thí dụ được. Như người rất nóng bức được gặp cái cây lớn có bóng râm dày kín, gió mát thổi vào thân thể khiến cho ý thích thú, an vui. Thánh Lực của Tam Muội không có gì so sánh được, chẳng thể nghĩ bàn, thảy đều thanh tịnh hết… là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Thánh Tính của Như Lai
7_Giả sử lửa lớn của Đại Thiên Thế Giới bốc cháy thông suốt. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa, tự nhiên phun vọt ao đầm trong mát, sinh ra hoa sen lớn có vô lượng các hoa dùng làm quyến thuộc. Hoa ấy thơm tho tinh khiết, không có gì hơn, phát ra ánh sáng màu như mặt trời lớn sáng rực rỡ không gì so sánh được. Đức Như Lai ở bên trong, chẳng thể thí dụ. Người nhìn thấy vui vẻ ưa thích, khai ngộ, tiến hướng đến Bồ Đề chẳng thể nói hết. Tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Như Lai
8_Bên trên có lửa lớn thấu suốt bên dưới, tràn đầy trong Diêm Phù, bốc cháy thông suốt rực lửa hách dịch. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa, ngồi yên tự tại, nhập vào Tam Muội, khoái lạc không có gì so sánh được, ngang đồng với hư không. Tự nhiên hiện ra có vườn hương lớn sinh ra quả tươi tốt màu nhiệm. Lại có 5 loại hoa đặc biệt lạ kỳ là: hoa Ốt Bát La (Utpala), hoa Phân Đà Lợi (Puṇḍarika), hoa Bát Đầu Ma (Padma), hoa Câu Vật Đầu (Kumada), hoa Ma Ha Mạn Đà La
(Mahā-mandāra)… phát ra ánh 5 màu: sáng tươi, thơm tho, tinh khiết với loại thù diệu khác chẳng thể xưng tính. Người nhìn thấy vui vẻ, tự nhiên chứng đắc Tam Thiền (Tṛtīya-dhyāna) hợp ý ưa thích không tận. Tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Như Lai
9_Giả sử lửa lớn của trăm ngàn Thế Giới bốc cháy sáng rực cực thịnh không có bờ mé. Đức Như Lai ở bên trong, trụ Kim Cương Tam Ma Địa: ngồi, đứng, đi, dừng… an Thiền tại Định, tinh thần tự tại dùng Thánh Tực không có gì so sánh được. Tự nhiên hiện ra trăm ngàn chư Phật, trăm ngàn Tịnh Thổ chẳng thể nghĩ bàn. Thánh Tính của Như Lai khiến cho tất cả Bồ Tát thấy hiện Thần Lực, tu nhập vào Tịch Diệt Bồ Đề (Vyupaśama-bodhi), Kim Cương Phật Địa (Vajra-buddha-bhūmi) thường lạc ngã tịnh. Tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Thần Thông Tự Tại của Như Lai
10_Giả sử Kiếp Hỏa vô cực có lửa mạnh mẽ sáng rực, không có ngưng nghỉ, bốc lửa nóng bức thông suốt. Đức Như Lai ở bên trong, nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa này, tự nhiên Đức Như Lai hiện ra cái ao lớn A Nậu (Anu). Ở trong cái ao ấy sinh ra hoa sen lớn có màu sắc diệu kỳ của trăm báu trang nghiêm, chiếu giọi lẫn nhau, sáng chói như mặt trời, Thế Gian không có gì thí dụ được, chẳng thể gọi nói. Hoa sen lớn ấy tràn khắp cả 3 ngàn Đại Thiên, tất cả Pháp Giới giáp vòng khắp cả. Hoa ấy chiếu sáng, phóng nhóm màu sắc của ánh sáng lớn ngang bằng như hư Không, bỗng nhiên có tiếng nói là: “Đức Như Lai vốn có hết thảy Thệ Nguyện lớn, sẽ khiến cho vô số các Đại Bồ Tát, tất cả chúng sinh đều khiến cho chứng nhập vào Tỳ Lô Giá Na Chân Như Pháp Tạng Thanh Tịnh Tính Hải Kim Cương Tam Ma Địa, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Tức là Pháp lạ kỳ đặc biệt rất hiếm hoi của Kim Cương Đại Trí của Như Lai
_Bởi thế, như vậy Đức Thế Tôn nói có 10 loại Pháp thù diệu thâm sâu của Kim Cương Tam Ma Địa, chẳng thể so sánh liệu lường, chẳng thể thí dụ
Lúc đó, bấy giờ Đức Như Lai bảo tất cả Đại Hội, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: “Nên biết như vậy! Pháp thắng diệu, lạ kỳ đặc biệt hiếm hoi, thù thắng, đích xác khác lạ của tất cả Như Lai là tất cả chư Phật Như Lai ở đī trước tu trì Pháp Giáo 30 chi bí mật, ba Bồ Đề của Kim Cương Tam Ma Địa, sức của quả vô thượng (Agraphala), Thánh Tuệ, Đại Trí thành tựu tất cả Pháp Giáo, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của chư Phật, khiến cho tất cả chúng sinh hữu tình thảy đều chứng ngộ, được thành Chính Giác”
Thế nên , Đức Như lai nói với Mạn Thù rằng: “Kim Cương Tam Ma Địa của Phật như vậy. Ông nên tự mình vì tất cả chúng sinh cần phải nói ra”
Mạn Thù Thất Lợi khước từ không nhận Thánh Ngôn, chẳng dám đối trước Như Lai, tự nói Thánh Giáo
Khi ấy, Đức Thế Tôn tiếp nhận Mạn Thù là Đức Như Lai tự nói, liền bảo rằng: ‘Này Mạn Thù Thất Lợi! Ông ở xưa kia đều vì hữu tình, tất cả chúng sinh trong Pháp Giới, khiến cho phát Tâm Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Làm thế nào tu trì Kim Cương Tam Ma Địa của Như Lai, Giáo ấy rất hiếm hoi. Lạ kỳ, đặc biệt… chẳng thể tỉ dụ, chẳng thể nói hết, chẳng thể so sánh liệu lường được”
Tức lúc đó, Đức Thế Tôn một lần nữa nói với Mạn Thù Thất Lợi rằng: “Ông nên ban cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở trong Đại Hội, tự nói Nhân gốc rễ, Đại Nguyện, Thánh Hạnh, cõi Phật, Công Đức trang nghiêm các Tịnh Thổ của chư Phật, thành tựu tất cả… Khi các Đại Bồ Tát được Bồ Đề thời khiến cho các Bồ Tát từ ông được nghe nghĩa thù thắng của Pháp màu nhiệm thâm sâu này”
Mạn Thù Thất Lợi một lần nữa, trình bày với Đức Như Lai, rồi bạch Phật rằng:
“Đức Thế Tôn Đại Từ rũ thương, ngó xuống. Nếu hứa cho con nói thời con liền nói” Đức Thế Tôn bảo rằng: “Ta sẽ hứa với ông”
Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi liền đối trước Đức Như Lai với đối trước Đại Chúng, liền nhập vào Kim Cương Tam Muội Tam Ma Địa (Vajra-samaya-samādhi), dùng Thiên Nhãn (Divya-cakṣu: con mắt của hàng Trời) không có trở ngại, nhìn thấy tất cả chư Phật Thế Tôn, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Hiền Thánh trong Thế Giới cõi Phật nhiều như vô lượng số bụi nhỏ chẳng thể nói chẳng thể nói trong 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới ở 10 phương. Như chư Phật, Bồ Tát này… hết thảy đều được Mạn Thù hóa độ thành Phật, khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarasamyasaṃbodhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
Khi ấy, các Đại Bồ Tát với tất cả chúng sinh trong Đại Hội cũng được một lúc đồng thấy Thánh Đức hóa độ của Mạn Thù, hiển hiện tất cả chư Phật
Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền bảo Đại Chúng rằng: “Chẳng phải là Ta khuyên phát Tâm Bồ Đề, mà đều là Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát xưa kia khuyên phát Bồ Đề đều khiến cho đầy đủ, được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, hết thảy đều thành Phật”
_Bấy giờ, Đại Hội Chúng đồng thanh khen ngợi rằng: “Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi, từ lâu xa đã gieo trồng cội rễ của Đức (Guṇa-mūla), dẫn lối cho quần sinh. Đại Chúng đều tôn kính sâu xa Mạn Thù, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể thí dụ”
Lại nữa, lúc đó, Mạn Thù Thất Lợi ở trong Đại Chúng, lại đang cúi đầu, bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: “Con có Nguyện lớn. Lại nguyện xin Đức Nưu Lai gia bị cho con. Nay con liền đối trước Đức Như Lai, chẳng đứng lên khỏi chỗ ngồi, chỉ dùng Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) biến khắp Thế Giới cõi Phật như số hạt bụi nhỏ ở 10 phương, vì các hữu tình, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát mà diễn nói Giáo Đại Thừa Du Già Kim Cương Tam Mật Môn Tam Ma Địa của Như Lai. Đối trước Đại Chúng, nay con hiển hiện khiến cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… tu nhập vào Du Già Kim Cương Tam Ma Địa (Yoga-vajra-samādhi) này, chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, đương lai nguyện thành Phật hết”
_Bấy giờ, Mạn Thù Bồ Tát đối trước Đức Như Lai, trong Chúng Hội hiện làm Thần Thông rộng độ quần phẩm ở phương khác, chúng sinh trong Pháp Giới. Y theo nói Nguyện trước kia, chân thật chẳng hư dối
Thế nên, tức Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát (Siṃha-vikrama-garjita-svara) liền ở trong Chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, ở trước mặt Đức Thế Tôn làm lễ, quỳ thẳng lưng, cài chéo bàn tay, chắp tay lại, hướng về Đức Phật rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Mạn Thù Thất Lợi nguyện chung (tổng nguyện) ở đương lai, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình được thành Phật. Mạn Thù Thất Lợi đương lai tự thành Phật thi có tên gọi là nhóm Phật nào, khiến được hết thảy chúng sinh thành Phật Quả? Mạn Thù Thất Lợi thành Phật thì có tên gọi là nhóm chữ nào? có danh hiệu gì?”
Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát (Siṃha-vikrama.bodhisatva) liền đối trước mặt Đức Như Lai, bạch với Mạn Thù Thất Lợi: “Nhân Giả! Ông vì nơi Đại Chúng, nói danh hiệu đương lai thành Phật thời ý của ông như thế nào?”
Mạn Thù nói với Sư Tử Bồ Tát: “Ngưng ngay! Ngưng ngay! Chẳng nên nói! Nay tôi chẳng dám đối trước Đức Như Lai, tự nói danh hiệu đương lai thành Phật”
Mạn Thù từ chối 3 lần chẳng dám tự nói
_Khi ấy, Đức Như Lai liền vì Đại Chúng, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, liền bảo Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nay Ta cùng với Đại Chúng này, nói Mạn Thù Thất Lợi đương lai, trải qua vô lượng Kiếp dẫn đường cho quần sinh, sau đó mới thành Phật thời có Hiệu gọi là Phổ Kiến Như Lai (Samanta-darśana-tathāgata) với tất cả hữu tình đương lai thành Phật cũng đồng có danh hiệu của Đức Phật ấy. Tại sao thế? Vì Đức Phổ Kiến Như Lai tự có Nguyện Lực “Khiến khắp cả chúng sinh hữu tình nhiều như số hạt bụi nhỏ ở 10 phương, nghĩ nhớ tên của Ta, liền được tất cả, khiến cho được thấy khắp cả. Người đã được thấy, chẳng vay mượn công lực mà tội cấu tự nhiên tiêu diệt, quyết định liền được khắp cả sẽ thành Phật, hiệu gọi là Phổ Kiến Như Lai”. Thế nên, tất cả kẻ trai lành, Bồ Tát Ma Ha Tát thề nên tin tưởng sâu xa, đừng tác niệm nghi ngờ. Nếu không có niệm nghi ngờ, liền được chư Phật 10 phương thảy đều trợ giúp, xoa đỉnh đầu kẻ ấy, tu chứng Bồ Đề”
Lúc đó, Đức Như Lai bảo rằng: “Này Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát! Nếu có tất cả chúng sinh hữu tình chẳng tin lời nói này, cho rằng không có chuyện đó. Tức là người này gần sát theo Địa Ngục mà thoát ra, đời trước từng mang thân mù, điếc, câm, ngọng. Tại sao thế? Vì đời đời kiếp kiếp chẳng được thấy Phật, thường rơi vào Địa Ngục, làm thân súc sinh, luân hồi trong 4 nẻo không có ngưng nghỉ. Người như vậy chẳng thể giáo đạo (dạy bảo chỉ dẫn), cũng chẳng trung hối (hết lòng dạy bảo khuyên răn)”
_Bấy giờ, tất cả Đại Chúng nghe Đức Như Lai nói Phổ Kiến Như Lai thành Phật, lợi ích cho tất cả chúng sinh, Công Đức viên mãn, Phước Lực rất nhiều… nên Đại Chúng đều sinh tàm quý (cảm giác xấu hổ) sâu xa, mỗi mỗi đều tin tưởng chân thật, khát ngưỡng, tin nhận điều mà Đức Như Lai đã nói
Khi ấy, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát lại đī trước Đại Chúng, bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: “Nay con vốn có Nguyện: Nếu con còn ở đời với sau khi diệt độ. Khi ấy, có chúng sinh với tất cả Bồ Tát nếu xưng danh hiệu Phổ Kiến Như Lai với niệm tên của con thì tất cả tội nặng với chê bai kinh Phương Đẳng (Vaipulya) thảy đều tiêu diệt, chẳng luận là kẻ có tội Nhất Xiển Đề (Ecchantia, hay Icchantika: căn cơ vĩnh viễn chẳng được thành Phật) cũng đều diệt hết, hết thảy sẽ thành Phật”
Điều mà Mạn Thù đã nói là chân thật chẳng hư dối, tất cả Đại Chúng thảy đều tin nhận
Lại nữa, Man Thù Thất Lợi bạch với Đức Phật lần nữa là: “Nay con lại có Nguyện lớn: Nếu khi con cùng với tất cả chúng sinh tu Bồ Đề thời ở trong cõi nước của con, nếu các Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… sinh trong đời của con, khi mới sinh ra thời quần áo, thức ăn uống, Ngọa Cụ (Śayanāsana: giường, phản), 4 việc, thứ cần dùng thì tùy theo bàn tay mà tuôn ra. Nếu tuôn ra được xong thì đem quần áo, thức ăn uống, giường phản này, trước tiên nên cúng dường chư Phật Như Lai với các Bồ Tát, sau đó nên tự nhận dùng”
Lúc đó, Mạn Thù Thất Lợi tự nói Bản Nguyện (Pūrva-praṇidhāna) xong thì tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh sinh niềm tin tưởng chân thật sâu xa, liền tin nhận ngay, Quy Y, phụng hành
_Bấy giờ, Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát Ma Ha Tát lại một lần nữa, thỉnh Đức Như Lai Thế Tôn nói: “Ở đời sau, khi Mạt Pháp (Saddharma-vipralopa) thời y theo điều gì để thực hành? Tu tập như thế nào?”
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Sư Tử Dũng Mãnh! Ta sẽ vì ông phân biệt, giải nói
Này Thiện Nam Tử! Đời đương lai, ở cõi Diêm Phù, thời Mạt Kiếp khi Phật Pháp sắp muốn diệt hết.
Nếu có tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình, từ lúc bắt đầu cúng dường, đem 7 báu, vật trân quý, thức ăn uống, phan, lọng, mọi loại cúng dường 7 câu chi Tháp Miếu, Xá Lợi, hình tượng của chư Phật trong Thế Giới ở 10 phương nhiều như số hạt cát của sông Hằng, trải qua vô lượng Kiếp.
Nếu có Bồ Tát với tất cả chúng sinh học Pháp Giáo, Hạnh Nguyện của Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, thực hành trải qua 7 bước… người ấy thọ nhận Phước Lợi, Công Đức nhiều ít (thì cũng) chẳng thể so sánh liệu lường, Thù Đặc không có gì sánh được, hơn hẳn Công Đức của Bồ Tát cúng dường 7 câu chi tháp miếu của chư Phật lúc trước, trăm phần chẳng theo kịp một phần, cho đến nơi tính đếm ví dụ chẳng thể theo kịp. Tại sao thế? Đấy do Đức Thế Tôn như vậy vì Đại Chúng nói tu học Hạnh Nguyện của Mạn
Thù Thất Lợi Bồ Tát có Công Đức cực nhiều, tối thắng, siêu việt, vô lượng vô biên
Tại sao thế? Vì Mạn Thù Thất Lợi là Bản Mẫu (Mātṛka: lấy nghĩa sinh ra để gom tập nghĩa của các Kinh mà luận nghị, sinh ra nghĩa lý của ý thú khác nhau) của tất cả chư Phật Như Lai, bởi thế từ thân tâm Kim Cương Bát Nhã của Mạn Thù Thất Lợi sinh ra tất cả chư Phật, Bồ Tát. Thế nên, Đức Thế Tôn nói tất cả Bồ Tát tu hành Hạnh Nguyện của Mạn Thù Thất Lợi thì Công Đức, Phước Lực rất nhiều, hơn hẳn Công Đức cúng dường của Bồ Tát lúc trước. Tại sao thế? Vì cúng dường tháp báu tức gọi là Tâm của Hữu Lậu (Sāsrava), như Công Đức này có hạn có lượng. Nếu Bồ Tát tu học Hạnh Nguyện, Giáo bí mật của Mạn Thù Thất Lợi tức là tu trì Tâm Kim Cương Vô Lậu (Vajra-anāsravaḥ) của Như Lai, không có hạn, không có lượng. Thế nên liền được mau vượt lên Phật Địa, Pháp Thân của chư Phật”.
_Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát xưa kia tu hành, dạy bảo tất cả chúng sinh tu học Đại Nguyện, Công Đức, Thánh Lực, Thánh Tính thù thắng không có gì so sánh được
Lúc đó, Đại Chúng, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, Đệ Tử của 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… hết thảy đều vui vẻ, tin nhận, phụng hành
Tiếp theo, liền sẽ nói tất cả chư Phật, Bồ Tát tu chứng Thánh Trí, Công Đức, Pháp Lực
_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự bên trong Đạo Trường tại Đại Hội trong Tinh Xá Kỳ Viên (Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma) bảo Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát Ma Ha Tát: “Ta đối trước các hàng Bồ Tát Ma Ha Tát trong Đại Chúng Hội giao cho Giáo Pháp Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa (Vajra-bodhisamādhi) của tất cả chư Phật 3 đời đã nói trong quá khứ như bên trên, giao cho Mạn Thù Thất Lợi đều cùng với 16 vị Đại Sĩ Bồ Tát làm nơi Thượng Thủ, truyền thụ cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình… khiến cho chứng Thánh Lực gia trì của Như Lai, tiến tu Kinh Giáo Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Mật Bồ Đề Thật Tướng Pháp Tính Tam Ma Địa với tu Thánh Tính Quán của Như Lai”
Sư Tử Dũng Mãnh nói: “Thế nào gọi là Kinh Giáo Thật Tướng Pháp Tính Tam Ma Địa? Thế nào gọi là Thánh Tính Quán của Như Lai?”
Tức Sư Tử Dũng Mãnh với các Bồ Tát đồng cùng nhau cúi lạy Đức Như Lai rồi bạch rằng: “Xin Đức Thế Tôn vì chúng con phân biệt, giải nói. Các Bồ Tát chúng con với tất cả chúng sinh hữu tình ở đời lâu xa trong Kiếp tương lai… y theo lời dạy bảo của Đức Như Lai, tiến tu phụng trì Kinh Giáo Thánh Trí Pháp Tính Du Già Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa của tất cả chư Phật, với tu trì Thánh Tính Quán của Như Lai”
Đức Phật bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh: “Nói Kinh này là Đại Thừa Tu Đa La (Mahā-yāna-sūtra), Kinh Giáo Căn Bản Bí MậT Pháp Tính Tam Ma Địa của tất cả Kinh. Ông nên phụng trì, tinh tiến, tu hành”
Khi ấy, Đức Như Lai cùng với tất cả Đại Chúng với các Bồ Tát nói Tu Đa La (Sūtra) này, Kinh Căn Bản Bí Mật Pháp Tính của tất cả Kinh. Ngay lúc đó, tất cả Thế Giới với Diêm Phù Đề đột nhiên rộng rãi nghiêm tịnh, biến thành màu vàng ròng. Trong hư không: mùi thơm Chiên Đàn của trăm thứ báu, gió thơm thổi cây cối, mọi loài chim hòa nhau hót đều làm âm Phạm Bái (Bhāṣa: khen ngợi ngâm vịnh, ca tụng Đúc của Phật). Lúc đó, có tướng của điềm lành này: thù thắng, lạ kỳ, đặc biệt mà thời đại của Đức Phật (Phật thế) chưa có
Đức Thế Tôn liền bảo nhóm Sư Tử Dũng Mãnh: “Ông nên phụng trì Như Lai nói Kinh Giáo này”
Sư Tử Dũng Mãnh, tất cả Đại Hội Chúng với các hàng Bồ Tát sinh hoảng sợ, hổ thẹn sâu xa, chẳng thể nghĩ bàn: “Làm thế nào phụng trì, như nói Kinh này?!…”
_Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền vì nhóm Sư Tử Dũng Mãnh với tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát nói Kinh Giáo căn bản của Đại Thừa Nhất Thiết Chư Phật Du Già Bí Mật Kim
Cương Tam Ma Địa này. Ở nơi Tông (Pakṣa) với Thể (Tva) của Kinh này đều có 2 Môn
Thế nào là nói Tông Thể (Pakṣa-tva) của Kinh này có 2 Môn?: Một là Thật Tướng thanh tịnh làm Tông. Hai là Chân Như Pháp Giới làm Thể
.)(Thứ nhất là) Thế nào là Thật Tướng thanh tịnh làm Tông (Pakṣa)? Nói Tông gốc rễ của Kinh vốn có 3 điều: Một là Bản Tính thanh tịnh của Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na (Vairocana-dharma-kāya) xuất ra Kim Cương Tam Ma Địa của tất cả Pháp làm Tông. Hai là Báo Thân Lô Xá Na (Vairocana-saṃbhoga-kāya) xuất ra sức Phổ Hiền Nguyện Hạnh của Thánh Tính làm Tông. Ba là ngàn Đức Thích Ca hóa hiện ngàn trăm ức Thích Ca, hiển hiện thân của Thánh Tuệ, tuôn ra thân của Mạn Thù Thất Lợi làm Bát Nhã Mẫu (Prajñā-mātṛka) làm Tông. Thứ tự tức sẽ nói
.)Thứ hai là: Thế nào là nói Thể (Tva) của Kinh này? Chân Như Pháp Giới của Như Lai làm Thể. Nơi ý như thế nào là Thánh Thể căn bản có 5 điều? Một là Bản Nguyên Tự Tính Thanh Tịnh Thánh Trí Kim Cương Thánh Tính làm Thể. Hai là Vô Động Đại Viên Tính Kính Kim Cương Bồ Đề làm Thể. Ba là Bình Đẳng Tính Kim Cương Pháp Giới làm Thể. Bốn là Như Tính Quán Sát Lý Thú Kim Cương Thánh Lực Trí Dụng làm Thể. Năm là Thành Tựu Bồ Đề Thánh Tính Kim Cương Tuệ Kiếm làm Thể
Như trên đã nói, nếu tất cả Bồ Tát vâng nhận, chí thành tu học sẽ mau chứng Phật Địa (Buddha-bhūmi). Thế nên Đức Như Lai nói Tông Thể (Pakṣa-tva) xong liền kết hợp
_Thế nào gọi là Quán tất cả Thánh Tính của Như Lai? Nếu Bồ Tát tu Nhất Thiết Thánh Tính Quán của Như Lai thì Đức Thế Tôn nói tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình có 10 loại ràng buộc Thân Tâm gây nạn chướng lớn. Nếu người hay tu trì Thánh Tính Quán: trước tiên nên hiểu biết Vô Minh (Avidyā) ràng buộc Thể Tính của đất Tâm (Citta-bhūmi), nếu chẳng hiểu biết liền bị che lấp Tâm Tính (Citta-prakṛti)… Thánh Tuệ, Đạo Nhãn (sự thông suốt của con mắt do tu Đạo mà có. Còn gọi là Thiên Nhãn Thông) liền chẳng thể khai mở. Cho nên Tính ràng buộc ấy rất hay ngăn che nhỏ nhiệm… Nơi Bồ Đề (Bodhi) trước tiên nên hiểu biết 10 loại ràng buộc của Tâm, nạn lớn ngăn che Thân Tâm
_Thế nào là liền được thông đạt, tiến tu Vô Thượng Bồ Đề? Nếu Bồ Tát hiện tu Quán Hạnh, cần thọ nhận Pháp nơi Đại Sư (Śāstṛ), bên cạnh A Xà Lê (Acārya) quyết trạch (phán xét Lý Sự dứt trừ nghi ngờ) 10 loại ràng buộc thân tâm, mau đạt Thánh Tính, hiểu biết chứng được Bồ Đề. Tức sẽ tu được sức Thánh Trí, Thánh Tính của Như Lai… quán đạt chứng Bồ Đề Kim Cương Giải Thoát, Pháp Thân của Như Lai
Thế nào gọi là 10 loại ràng buộc?
1_Do Tính keo kiệt ganh tỵ thường bủa vây Tâm ấy ràng buộc ngăn che, khiến cho Tâm tà kiến chẳng được hiểu biết chính đúng. Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
2_Do Vô Minh che lấp, gây nơi chướng ngại nên Tuệ Nhãn (con mắt Tuệ) khó khai mở màng mắt bị sự nghi ngờ sằng bậy ngăn che. Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
3_Phiễn não, mê mờ hoang mang, tham lam, giận dữ, Tà Kiến…nơi nơi suy tính dính mắc, chẳng thể tin tưởng chính đúng, rơi vào hố ngu si, dính mắc sâu sa vào lưới võng của đời. Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
4_Đẩy nhanh dòng nước tham yêu 5 Dục thường tuôn chảy sự trở ngại ảo tưởng khiến cho Tâm mê mờ bị cáu bẩn chồng chất ràng buộc, Vô Minh cuốn chìm không có kỳ ngưng nghỉ. Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
5_Bị thứ bậc của cái chết cướp đoạt mạng sống nối tiếp nhau không có ngưng nghỉ, vâng chịu tiến trình: Thịnh Niên (tuổi từ 21 đến 29), Trung Niên (40 tuổi), chết yểu… Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
6_Khói phẫn hận dầy đặc xông ướp bộc phát ở trong con mắt Tâm (tâm nhãn) khiến bị nơi ngăn che. Đây gọi là chướng ngại ràng buộc
7_Lửa tham dục mạnh mẽ luôn thiêu đốt; Tâm cọp sói đan chéo 4 hướng…Đây gọi là Thân Tâm bị Vô Minh chướng ngại ràng buộc
8_Uống rượu buồn bực của Ma Ác, say đắm che trùm Tâm. Ăn thuốc độc lầm lỗi bị mê loạn, chạy điên cuồng. Đây gọi là ràng buộc ngăn che thân tâm
9_Năm cái (Pañca āvaraṇāni: 5 thứ che lấp Tâm Tính gồm có: tham dục cái, sân khuể cái, thụy miên cái, trạo cử ác tác cái, nghi cái) não hại, thường bị trở ngại, che lấp Chính Trí, Tâm khó giải thoát. Đây gọi là ràng buộc chẳng được khai ngộ
10_Biển khổ, sông lớn, 6 đường, 4 sinh… luân hồi 5 nẻo không thể gián đoạn. Tham lam tại Tâm, thường chịu đói kém, sinh ra, vào chết, rợi vào Địa Ngục không có kỳ chấm dứt. Đây gọi là ràng buộc chẳng được giải thoát
Thế nên 10 loại ràng buộc che trùm Thân Tâm, ngăn che khó thể tu trì, chẳng được chứng nhập Bồ Đề (Bodhi), Phật Quả (Buddha-phala). Như vậy, Giáo (Śāstra) này khiến cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với các chúng sinh hữu tình tu nhập Như Lai Bồ Đề Thánh Tính Quán
_Thế nào là chứng được Thánh Tính Quán? Bồ Tát chí thành, tu trì 3 Tính (Trividhā-svabhāvatā: gồm có Biến Kế Sở Chấp Tính, Y Tha Khởi Tính, Viên Thành Thật Tính), 3 Vô Tính (Trividhā niḥsvabhāvatā: gồm có Tướng Vô Tính, Sinh Vô Tính, Thắng Nghĩa Vô Tính) của đất Tâm… trừ khử Hoặc Chướng, 10 Triền (10 loại phiền não ràng buộc chúng sinh) che lấp mà được giải thoát. Đức Như Lai liền đều nói đủ tu chứng, khai thông đất Tâm, tổng cộng có 3 nghĩa. Một là 3 Tính, 3 Vô Tính. Hai là Trí dấy lên, tức dụng của Tuệ. Ba là Tâm động tức con mắt Tâm nhìn thấy
_Thế nào gọi là nghĩa của 3 loại?
Thứ nhất là: Nơi Biến Kế Sở Chấp Tính (Parikalpita-svabhāva) hướng đến trong Thức Tính trong sạch, hiểu biết tinh tế, Trí (Jñāna) dấy lên tức là dụng của Tuệ (Prajñā). Biến Kế Sở Chấp (Parikalpita) ở dụng của Tuệ soi sáng vắng lặng, tức dụng của Trí vắng lặng soi sáng, chứng sự Tịch Diệt (Vyupaśama) thuộc dụng của Tuệ
Như thế nào là được diệt Biến Kế Sở Chấp? Nếu hiểu biết Trí không có dấy lên
Tướng (Lakṣaṇa), tên gọi (Nāma), chứng rốt ráo thì dụng của Tuệ vắng lặng, liền diệt
BiếnKế Sở Chấp. Tính ấy thanh tịnh
Như thế nào là chứng Y Tha Viên Thành Thật Tính (para-tantra-pariniṣpannasvabhāva)? Y Tha Khởi Tính (Para-tantra-svabhāva), Tâm đều y theo Sắc (Rūpa: hình sắc) mà dấy lên. Viên Thành Thật Tính (pariniṣpanna-svabhāva) không có chỗ y theo, Tâm Tính không có nương nhờ. Quán sát kỹ lưỡng, không có dùng, Tâm Tính trong suốt, vắng lặng không có Tính lay động, như Lưu Ly (Vaiḍūrya), bên trong bên ngoài sáng sạch, tức đây gọi là thấy Tính không có động. Tâm chứng vắng lặng, gọi là 3 Tính, 3 Vô Tính
Nếu Bồ Tát tu chứng được Như Lai Tam Vô Tính Thánh Tính Quán tức là trừ khử 10 loại ràng buộc, ngẫu nhiên giải thoát, liền mau đạt Tự Tính của cội nguồn, Bồ Đề thanh tịnh, Niết Bàn (Nirvāṇa).
_Chính vì thế cho nên: tất cả Đại Chúng, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, Đệ Tử của 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… như vậy nghe điều Đức Phật đã nói, thảy đều vui mừng hớn hở, được điều chưa từng có, tin nhận, phụng hành
KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI
MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_