KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI
MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT
ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG (Amogha-vajra) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ BẢY

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Bồ Tát tu hành Địa Vị theo thứ tự *)Thứ Tư: Thế nào là thứ tự được nhập vào Tịnh Thổ Môn?

_Thứ Nhất là: Nhập vào chữ Tả (弋:CA) quán nghĩa Bản Tịnh Diệu Hạnh

(hạnh màu nhiệm của gốc thanh tịnh). Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-rāja-tathāgata) nói Diệu Quán Lý Thú Tịnh Thổ Môn. Lại trong Môn này nói có 2 Phẩm

1_Trước tiên diễn Phẩm thứ 7: Bất Tư Nghị Pháp Giới Thánh Đạo Như Lai Chân Như Pháp Tạng Tự Tại Thánh Trí

2_Sau đó nói có Phẩm thứ 8: Tam Hiền Bồ Tát Nhập Pháp Vị Thứ Đệ Tu Hành Hồi Hướng Bồ Đề

Đức Như Lai theo thứ tự, trước tiên đang tạm nói Thánh Trí Phẩm Pháp Nghĩa Môn

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tất cả Bồ Tát tu học Đại Thừa cầu Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, nhập vào 42 địa vị tu chứng Địa của 3 Hiền, 10 Thánh; Địa của Đẳng Giác Diệu Giác Phật. Bồ Tát ở trong Pháp Đại Thừa rộng phát Đại Nguyện, hành Bồ Tát Đạo, tu nhập vào Như Lai Thánh Hạnh Bồ Đề. Từ Địa (Bhūmi) trước tiên theo thứ tự mà học, theo đây tu tập. Phàm có 2 nghĩa, thế nào là có hai? Một là Ngoại Phàm, hai là Nội Phàm

Thế nào gọi là Ngoại Phàm? Ấy là Bồ Tát tu trì 5 Giới, 10 Thiện, tu các Nghiệp

Hạnh, học tập 6 Ba La Mật, tán Tâm tu trì được sinh lên Trời, cũng sinh vào Nhân Gian thành Phước Hữu Vi, thọ nhận khoái lạc Hữu Lậu

Thứ hai: Thế nào là Nội Phàm? Ấy là Bồ Tát học tập Phước Bồ Đề Vô Vi Vô Lậu theo thứ tự tu hành, trong địa vị học có 3 bậc, Thế nào là ba? Một là Hạ Hiền, hai là Trung Hiền, ba là Thượng Hiền

Lại đầu tiên là Hạ Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Tín, tu học Thập Tín Hạnh, được Thập Trụ Hạnh cùng nâng đỡ nhau, tiếp dẫn… là Tín Thành Tựu

Tiếp đến, có Trung Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Trụ tu học Thập Trụ Hạnh, được Thập Hồi Hướng cùng nâng đỡ nhau, tiếp dẫn thì gọi là Giải Hạnh Thành Tựu

Ba là Thượng Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Hồi Hướng, ở trong Gia Hạnh Vị, tu trì Thập Hồi Hướng, học Nhuyễn Đỉnh Nhẫn Thế Đệ Nhất Pháp gọi là thứ tự tu chứng, thành tựu Thánh Thai, dần dần đi lên Thánh Vị, tiến tu Bồ Đề Thành Tựu

Do Hạ Tam Hiền Bồ Tát Vị (địa vị Bồ Tát của Tam Hiền thuộc bậc dưới) thuần tại Hữu Lậu (Sāsrava) tu học cho nên Đức Như Lai theo thứ tự nói Thập Thánh Vị, Đẳng Giác Nhị Địa

Bồ Tát có 4 bậc: Thượng, Trung, Hạ với Tối Thượng Đẳng. Thế nào là bốn?

1_Lại Hạ Đẳng Lục Địa Dĩ Hạ Vị Bồ Tát (Bồ Tát ở địa vị bậc dưới từ Địa thứ sáu trở xuống). Người tu học Tam Mật Tam Ma Địa (Tri-guhya-samādhi) tên là Tùy Tướng Hạnh, dùng tu hành nhập Định: nửa Hữu Lậu, nửa Vô Lậu. Nhập vào Định tức Vô Lậu (Anāsravaḥ), ra khỏi Định tức Hữu Lậu (Sāsrava)

2_Tiếp theo có Trung Đẳng Thất Địa Vị Bồ Tát. Người tu học Tam Mật Tam Ma Địa tên là Vô Tướng Dụng, tu trì nhập Định, trụ ở Tam Muội, tức được phần chứng Vô Lậu Thánh Đạo, dần dần chứng tu hành, nhập vào Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Thành Tựu

3_Thượng Đẳng Bát Địa Vị Bồ Tát Ma Ha Tát cho đến Pháp Vân Địa Bồ Tát, Người tu học Tam Mật Tam Ma Địa tên là Vô Công Dụng Định, trụ Tam Muội này được gọi là Thuần Vô Lậu Đạo, chứng nhập vào Kim Cương Thánh Tính Vận Thông Vô Vi Tự Tại Thần Lực Vô Tướng Vô Công Dụng Nhậm Vận Thành Tựu, được đi lên Phật Địa, tiến thành Bồ Đề

4-Tiếp theo có Tối Thượng Thù Thắng Đẳng Giác Diệu Giác Nhị Vị Bồ Tát tu nhập vào Phật Địa (Buddha-bhūmi), trụ Như Lai Tam Ma Địa (Tathāgata-samādhi) cho nên được 3 loại Ý Sinh Thân (Mano-mana-kāya), chứng Kim Cương Pháp Giới Thánh Tính Tam Muội, cùng với Chân Như, đồng với vô tướng, vô niệm, Nhất Niệm Tuệ được Kim Cương Dụ Định (Vajropamā-samādhi), đồng với Tính Kim Cương Bất Hoại của Phật, nhập vào Vô Vi Thánh Trí Đạo Thánh Tính tương ứng, tức thành Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, đầy đủ Trí Thân (Jñāna-kāya), Pháp Thân (Dharma-kāya) cho nên gọi là Như Lai (Tathāgata)”

Thế nên, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói: “Tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tu học Vô Thượng Bồ Đề của Như Lai, y theo Kim Cương Thánh Giác Trí của tất cả chư Phật tu hành được nhập vào Phật Địa (Buddha-bhūmi).

Thế nào là nhập vào Thánh Giác Trí được nhập vào Phật Địa? Bồ Tát tu nhập vào Thánh Trí (Ārya-jñāna) tức là Giác (Bud: hiểu biết, tỉnh ngộ, giác ngộ). Giác Giả (Buddha: người giác ngộ) là Phật vậy

Hiểu biết (giác) Thánh Trí tương ứng của các hữu tình thì gọi là Tự Giác vốn có của chúng sinh vậy

Hiểu biết (giác) cội nguồn của Bản Tâm tức gọi là thấy Tính của phiền não vậy, đây gọi là Tính của Bồ Đề vậy. Tính của Bồ Đề tức là Pháp Thân Phật (Dharma-kāya buddha: Thể của Pháp Tính gọi là Pháp Thân, Pháp Tính có Đức của Giác Tri cho nên gọi là Phật) vậy”

Thế nên, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát: “Hết thảy tất cả chúng sinh cầu nơi Vô Thượng Bồ Đề là Bồ Tát thường nên tu trì Nhất Thiết Giác của Như Lai. Nhất Thiết Giác, đây gọi là Nhất Giác (hiểu biết Bản Tính của chúng sinh trong 10 cõi: Địa Ngục Giới, Súc Sinh Giới, Ngạ Quỷ Giới, A Tu La Giới, Nhân Giới, Thiên Giới, Thanh Văn Giới, Duyên Giác Giới, Bồ Tát Giới, Phật Giới), hiểu biết (giác) các Tình

Thức trống rỗng lặng yên (không tịch) không có sinh. Tại sao thế? Vì quyết định Bản Tính vống không có dao động. Đức Phật nói: “Tất cả cảnh giới vốn tự là trống rỗng (không), tất cả Thức Thức xưa nay là Tính trống rỗng (không tính), tất cả Cảnh Thức vốn tức là trống rỗng (không)”

_Như thế nào nói là Kiến (Ḍṛṣṭi)? Đức Phật nói: “Kiến tức là hư vọng. Tại sao thế? Vì tất cả vạn hữu vốn tự ở sự trống rỗng (Không), không có sinh, không có tướng, xưa nay chẳng có, vốn chẳng từ tên gọi thảy đều Không Tịch (trạng huống lặng lẽ yên tĩnh xa lìa tướng của các Pháp). Tất cả Pháp Tướng cũng lại như vậy, thân của tất cả chúng sinh cũng như vậy, thân còn chẳng lâu dài”

_Thế nào là Hữu Kiến (Astiva-niśrita)? Đức Phật nói: “Xưa nay thanh tịnh cho nên gọi là Bản Giác (Giác Tính vốn có), hiểu biết (giác) vốn có Tính thanh tịnh trong suốt, không có nơi chốn. Thế nên gọi là đầy đủ Pháp Thân, Trí Thân”

Đức Phật nói: “Tất cả chúng sinh nên dùng Giác Quán (tìm kiếm dò xét từ thô đến tế), hiểu biết (giác) Tính Thể của Bản Tâm yên tĩnh không có sinh, lìa sự dơ bẩn của chúng sinh cho nên hiểu biết vốn không có lặng yên lìa Tính của Niết Bàn (Nirvāṇa). Hiểu biết ứng với các Pháp, đối với tất cả Pháp không có trụ động cho nên không có trụ, không có động như Bồ Đề. Ví như báu Tỳ Lăng Già (Śakrābhilagnamaṇiratna) tùy theo màu sắc mà ứng, đồng làm một Thể không có phân biệt. Phật Tính (Buddhatā) của Như Lai tùy theo Tình đều có toàn bộ ứng thanh tịnh. Đức (Guṇa) chiêu cảm của chúng sinh cũng lại như vậy. Nếu Bồ Tát chứng Tâm không có chỗ trụ, không có ra vào thì được đồng với Ám Ma La Thanh Tịnh Phật Thức (Amala-viśuddha-buddha-vijñāna: Sự nhận thức của Phật thanh tịnh không có dơ bẩn)”

Đức Phật bảo rằng: “Các Bồ Tát Ma Ha Tát, Đệ Tử của 4 Bộ, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện… tu hành Như Lai Kim Cương Tam Mật Bí Mật Thánh Tính Bồ Đề liền được mau chóng huyền nhập (vào sự huyền diệu) thông chứng Tâm Phật (Buddha-citta) của Như Lai, mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Thế nên, Đức Như Lai bảo các tất cả Đại Chúng, Bồ Tát Ma Ha Tát cần phải tu học”

_Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai từ Thế Giới Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) này vừa mới lui ra, đi đến cõi bên trên (thượng giới) kia, liên quan với thuở xa xưa, ở ngay trong Đệ Tứ Thiền Địa nói trong cung của Ma Hê Thủ La Thiên Vương cùng với vô lượng chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức a tăng kỳ vi trần số các chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với vô lượng Đại Phạm Thiên Chủ kèm với các Phạm Chúng ở trong Đại Hội

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự trên Điện Bách Bảo Ma Ni tại cung của Thiên Vương. Đức Như Lai ngồi trên tòa báu hoa sen trăm báu, Đức Thế Tôn ngồi Kiết Già ở trên Tòa, nhập vào Chư Phật Thể Tính Giới Hư Không Tam Muội, từ Tam Muội khởi dậy, phóng trăm ngàn ánh sáng Kim Cương Chân Tế Thật Tính Tam Muội Hư Không, ánh sáng chiếu soi tất cả chư Phật nhiều như số bụi nhỏ trong trăm ngàn ức Thế Giới, nhập vào Thánh Lực Thánh Tính của Kim Cương Bồ Đề Chân Như Thật Tế Tam Ma Địa, khiến tất cả chư Phật hiện ra Tướng trợ giúp chứng minh. Lúc đó, lại chiếu soi trong trăm vạn ức cung Tử Kim Cương Quang Minh của Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới Hải…. soi thấy Pháp Thân, Trí Thân, Pháp Giới, Thánh Tính, Chân Như Pháp Tạng không có bên trong bên ngoài của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đồng với một Tính Kim Cương Bồ Đề của chư Phật thuộc Thánh Trí ấy, tràn đầy vòng khắp

Khi ấy, tức Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai cùng chung với Đức Pháp Tính Tỳ Lô Giá Na ở ngay trong trăm ngàn ức cung Kim Cương Quang Minh của Liên Hoa Pháp Tạng Thế Giới, đồng tại Kim Cương Tam Ma Địa, trụ Thánh Lực Tính Tam Muội. Tức lúc đó, Đức Thích Ca Thế Tôn dùng Thần Lực của Thánh Tính kín đáo trình bày (mật khải) với Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đức Như Lai hướng về thời sau thỉnh, vì tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tuyên nói tu chứng, nhập vào Phật Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa (Buddha-vajra-bodhi-samādhi)

_Bấy giờ, Đức Thích Ca ở lúc ấy từ Tam Muội khởi dậy, ân cần lần nữa cầu thỉnh Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai giúp cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh…. Nói Pháp Môn Phật Căn Bản Tự Tính Trí Đạo Tam Muội

Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền vì Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai kèm với Hóa Thiên Thích Ca (1000 vị Hóa Thích Ca) với tất cả Bồ Tát của nhóm Đại Trí Thông Bồ Tát kèm với Đại Phạm, chư Thiên, nhóm chúng của 4 Bộ: “Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông, nói một lần nữa. Tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát xưa kia tu trì 5 Thánh Trí của chư Phật chứng nhập vào Tâm Địa Bí Mật Thể Tính Tam Ma Địa, tu hành chẳng thể nói chẳng thể nói, tu nhập vào Kim Cương Bồ Đề Phật Quả”

_Bấy giờ, Đức Mâu Ni Thế Tôn nói: “Từ lâu xa trước kia, nhân Đức Tỳ Lô Giá Na bắt đầu ra đời thì Ta ở bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Xưa kia Ta cùng với tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh tu học, quán chiếu, đồng nhập vào Phật Tính (Buddhātā), Thánh Trí Bồ Đề Đạo đạt được cội nguồn, Tự Tính thanh tịnh chiếu dụng, quay trở về nhập vào gốc rễ của Tỳ Lô Giá Na Ngũ Trí Phật Địa Tâm, Thễ Tính Căn Bản Chân Như Pháp Giới Tạng, nhập vào Tính Kim Cương Bất Hoại, đạt Thánh Trí Bồ Đề Địa, mau thành Phật Quả”

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Phật nói: “Tức là nói tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát 3 đời quá khứ như vậy đã học, sẽ học, nay học. Thế nên tất cả Bồ Tát, Đại Chúng các ông nên khéo suy nghĩ, tu hành. Ta đã ở trăm ngàn a tăng kỳ kiếp tu trì Tâm đó, nhập vào Phật Tam Ma Địa Bí Mật Kim Cương Tam Mật Pháp Tạng (Buddha-samādhiguhya-vajra-tri-guhya-dharma-kośa). Hiệu của Ta là Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) giúp cho tất cả chư Phật, Bồ Tát lập làm căn bản (Mūla)”

Lúc đó, Đức Thích Ca Thế Tôn giữ vững mô phỏng theo nghĩa rộng lớn của Đại Pháp thâm sâu, 5 Trí Kim Cương của chư Phật tại Tâm Tính của tất cả chúng sinh hữu tình. Ý ấy như thế nào? Tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát cùng với Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn, 5 Trí 5 Như Lai đồng cùng chung tu hành, dẫn đường cho Thương Sinh (trăm họ), vì tất cả chúng sinh hữu tình…. Xưa kia ở Nhân Địa (Hetu-bhūmi) tu nhập vào Bồ Đề Đạo (Bodhi-mārga) một thời thành Phật, tên hiệu là Thiên Thích Ca với Thiên Bách Ức Hóa Thích Ca… đồng cùng chung với Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) trụ tại Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới Hải. Giáp vòng khắp cái Đài ấy có một ngàn cái lá, một cái lá có một Thế Giới, làm thành một ngàn Thế Giới

Nay Ta, Tỳ Lô Giá Na hóa độ, đã làm một ngàn vị Thích Ca dựa vào một ngàn Thế Giới, sau đó đến Thế Giới của một cái lá. Lại có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức bốn Thiên Hạ, trăm ức Nam Diêm Phù Đề, trăm ức Bồ Tát, trăm ức tòa Thích Ca, Đức Phật ngồi dưới trăm ức cây Bồ Đề…. Mỗi mỗi đều nói: “Bồ Tát mà Ngài đã hỏi, tu hành Bồ Đề Tát Đỏa Tâm Địa Pháp Phẩm. Còn lại 999 Thích Ca mỗi mỗi đều hóa độ, hiện ra ngàn trăm ức Thích Ca cũng lại như vậy”

_Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Phật nói: “Đức Phật trên ngàn bông hoa là Hóa Thân Kim Cương Thánh Trí của Ta, trăm nàn ức Thích Ca tức là Hóa Thân của một ngàn Thích Ca. Ta dùng làm cội nguồn tên là Tỳ Lô Giá Na Phật Thân (Vairocanabuddha-kāya) giúp cho tất cả Như Lai Bồ Tát làm thành Chân Như Thật Tính Kim Cương Đại Trí Bồ Đề Pháp Tạng làm gốc (Mūla: bản)”

Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở trên tòa Kim Cương của Liên Hoa Đài Tạng bảo rằng: “Này Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn! Ta đều rộng trả lời (quảng đáp) một ngàn Thích Ca với hóa ngàn trăm ức Thích Ca. Khi làm Bồ Tát thời tu hành Tâm Địa (Citta-bhūmi). Ông trước tiên đã hỏi mầm giống (chủng tử) của tất cả Kim Cương Thánh Trí Bồ Đề Thánh Tính, xưa kia từ thời của Nhân Địa (Hetu-bhūmi) thì tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát tu nhập thành Phật. Từ bao nhiêu Kiếp đến nay, Ta giúp cho tất cả chúng sinh hữu tình khai mở Pháp Môn Tâm Địa, nhập vào Kim Cương Tuệ Trí Bổ Đề Đạo, dùng Thánh Lực Thánh Trí Thánh Tính gia trì tất cả Bồ Tát tu học, Tâm Địa Tự Tính Thánh Trí của tất cả chúng sinh, mau đạt Tự Tính thanh tịnh của cội nguồn, Pháp Thân, Trí Thân, Kim Cương Bồ Đề, Như Lai Phật Địa…. được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)”

Thế nên, lúc đó Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na về Kim Cương Tất Đỏa Tâm Địa Tam Mật Tam Bồ Đề (Vajra-satva-citta-bhūmi-triguhyasaṃbodhi). Tức Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói, cũng nói với ngàn trăm ức Hóa Thích Ca: “Nay tôi lần nữa thưa hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn nói lại Pháp Tạng bí mật căn bản (Mūla-guhya-dharma-kośa) của tất cả chư Phật, nói Giáo Tạng của tất cả Bồ Tát, nói Pháp Giáo Luật Tạng của tất cả Thanh Văn… Nói Trí Tạng hành Bồ Tát Đạo của tất cả Đại Phạm, chư Thiên. Nói Pháp Môn Tâm Địa của tất cả chúng sinh, Tam Mật Bồ Đề Phật Tính Tự Tính Hải Tạng. Như vậy, tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh hữu tình tu hành Pháp Giáo vì Nhân nào, Duyên nào mà được nhập vào 42 Bồ Tát Thánh Vị Tu Chướng của Địa (Bhūmi) này, nhập vào Thánh Địa, Kim Cương Bồ Đề Đẳng Giác Diệu Giác Địa. Nếu được sẽ thành Phật Quả là nhóm Tướng nào? Bồ Tát trước tiên tu nhập vào cội nguồn của Kim Cương, 5 Nhẫn (phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, vô sinh nhẫn, tịch diệt nhẫn), Như Như Thật Tế, Tự Tính Chân Như Thánh Trí Phật Đạo”

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai tức đang khởi phát Thánh Ý thưa bày với Tỳ Lô Như Lai, nói: “Nếu Bồ Tát tu học mầm giống của Kim Cương Bồ Đề Thánh Trí Tính căn bản, khiến nhập vào Phật Thánh Tính Tam Ma Địa thì ý ấy như thế nào?”

Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo Thích Ca Mâu Ni rằng: “Nếu có tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát đang vì tất cả chúng sinh hữu tình, vì cầu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề… Bồ Tát tu học Bồ Đề (Bodhi) chẳng tiếc thân mệnh, cần phải vứt bỏ, cầu Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề thì trước tiên độ tất cả chúng sinh hữu tình mau sẽ thành Phật, được Bồ Đề. Các Bồ Tát này nương nhờ vào sức Đại Nguyện của Như Lai thành tựu tất cả Kim Cương Giải Thoát (Vajra-mokṣa) tức sẽ đồng với Kim Cương Thánh Địa (Vajra-ārya-bhūmi) của chư Phật Như Lai, trụ Phật Bồ Đề”

_Lúc đó, tức tại Kim Cương Tính Hải Liên Hoa Đài Tạng Pháp Giới Hải Hội, ở trong tất cả Bồ Tát Chúng Hội có một vị Đại Trí Thông Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu chắp tay, nay đối trước mặt Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai lại lần nữa ân cần phát Thệ Nguyện rộng lớn: “Nguyện Tâm của con ngang bằng với hư không, như Kim Cương bền chắc, thành Bất Thoái Bồ Đề, ở 42 Địa vị theo thứ tự tu hành rộng độ hữu tình. Nếu hư không tận thì độ chúng sinh dừng dứt, hư không chẳng tận thì con sẽ độ chúng sinh chẳng hề ngưng nghỉ”

Đại Trí Thông Bồ Tát phát Đại Nguyện xong, tức lúc đó trong Pháp Giới Liên Hoa Hải Tạng đột nhiên phun vọt lên vi trần số căng già sa các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hiện ra làm chứng. Tức khi ấy tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo rằng: “Hôm nay, vì Thánh Tính của Như Lai kín đáo tương thông gia bị. Chúng tôi cùng một lúc thấy nghe Đại Trí Thông Bồ Tát phát Nguyện rộng lớn xong thì đều hiện ra để làm chứng minh”

Thế nên tất cả chúng Bồ Tát nói: “Chúng tôi cũng đều tùy vui, hết thảy đều cùng chung với Đại Trí Thông Bồ Tát, đồng Nguyện ấy cho nên Tâm ngang bằng với hư không, rộng độ hữu tình không có ngưng nghỉ”

Lúc đó, tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ, liền đồng với Trí Thông Bồ Tát rộng hành Bồ Tát Đạo, đều phát Đại Nguyện: “Chúng tôi tu học tận bờ mé vị lai, chí cầu Bất Thoái Vô Thượng Bồ Đề, ở trong 42 Vị Pháp Môn theo thứ tự tu học, từ trong Tín Nhẫn bền chắc, nhập vào 10 Phát Thú Tâm, tu hành Bí Mật Tam Thập Chi Quán Môn Tam Ma Địa Kim Cương, Bồ Đề Hướng Quả của tất cả chư Phật”

Bấy giờ, nêu bày: bắt đầu từ 10 Tín tu hành địa vị tiếp theo. Thế nào là tu nhập vào 10 Phát Thú Tâm (10 Tâm phát ra hướng đến rõ ràng)?

1_Xả Tâm (Upekṣa-citta): buông xả tất cả vật với thân mình. Quốc thành, vợ con… tất cả buông xả

2_Giới Tâm (Sīla-citta): Trì 10 Giới vô tận của Bồ Tát với Giới Đại Thừa của tất cả chư Phật

3_Nhẫn Tâm (Kṣānti-citta: Tâm nhẫn nại): ở trong Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika- kṣānti), đối với tất cả Pháp đều nhẫn nại hết

4_Tiến Tâm (Vīrya-citta): Tu trì tất cả Thiện Pháp (Kuśala-dharma) của Như

Lai, thường hành tinh tiến

5_Định Tâm (Samādhi-citta): đối với tất cả Pháp, thường trụ Chính Định

6_Tuệ Tâm (Prajñā-citta): đối với tất cả Pháp, hay hành Trí Tuệ khéo léo (Upāya-kauśalya-prajñā)

7_Nguyện Tâm (Praṇidhana-citta): đối với tất cả Pháp, khởi Tâm Đại Bi (Mahākāruṇa-citta) rộng lớn, nguyện cứu độ tất cả hữu tình

8_Hộ Tâm (Pāla-citta): Ở trong tất cả Phật Pháp thường khởi Tâm Đại Hộ Pháp (Mahā-pāla-dharma-citta) của Bồ Tát

9_Hỷ Tâm (Pramudita-citta): đối với tất cả chúng sinh, an vui thường sinh Tâm vui thích

10_Đỉnh Tâm (Mūrdhāna-citta): như đỉnh đầu của người là cao quý chẳng nhìn thấy, quán Tâm Chính Định ở trong Phật Pháp rất ư Thượng Thắng gọi là Quán Chiếu Đỉnh Tâm Tức đây gọi là Bồ Tát tu nhập vào 10 Phát Thú Tâm hướng Quả

_Khi ấy, Thể Tính Bản Nguyên Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả chư Phật: “Nên biết Bồ Tát từ Sơ Phát Tâm (Saha-cittotpāda) chí cầu Kiên Tín (niềm tin vững chắc), từ Kiên Tín Nhẫn (Dṛḍha-śraddhā-kṣānti) tu hành nhập vào 10 Phát Thú Tâm, nhập vào trong Kiên Pháp Nhẫn (Dṛḍha-dharma-kṣānti), hành 10 Trưởng Dưỡng Tâm, tu học Bồ Đề Tâm hướng Quả

1_Từ Tâm (Maitra-citta): Từ (Maitra) là hay ban cho niềm vui

2_Bi Tâm (Kāruṇa-citta): Bi (Kāruṇa) là hay nhổ bứt khổ đau

3_Hỷ Tâm (Pramudita-citta): đạt Tính không có sinh, con đường của Bồ Đề Trí sinh Tâm vui thích

4_Xả Tâm (Upekṣa-citta): buông xả tất cả Hữu Vi (Saṃskṛta), các vật với quốc thành, thân mình, vợ con, con trai, con gái… tất cả buông xả

5_Thí Tâm (Dāna-citta): đem cho tất cả Hữu Vi, thân mệnh, con trai, con gái, vợ con, Tâm bên trong bên ngoài (nội ngoại tâm), quốc thành, ruộng đất, nhà cửa…tất cả đều đem cho hết

6_Hảo Ngữ Tâm: giúp cho người khác với thân mình ở tất cả nơi chốn bên trong bên ngoài, thường dùng Tâm có ý tốt, lời nói tốt đẹp giúp cho tất cả mọi người

7_Ích Tâm (Upakāra-citta): Bồ Tát tự nhận lấy điều xấu ác, thường luôn suy nghĩ giúp ích cho tất cả chúng sinh, sinh Tâm lợi ích

8_Đồng Tâm: cùng chung với tất cả hữu tình đồng nhập vào Tâm Vô Sinh (Anutpattika-citta), đồng nhập vào Bồ Đề Pháp (Bodhi-dharma). Đây gọi là Đồng Pháp Tam Muội được Đồng Tâm

9_Định Tâm (Samādhi-cītta): được Chính Kiến, Chính Tính, Chính Định, tất cả Phật Trí của tất cả Như Lai đều do Định Lực Tam Ma Địa Tâm thành tựu Bồ Đề

10_Tuệ Tâm (Prajñā-citta): đối với tất cả Trí Tuệ hay sinh Bát Nhã Ba La Mật

Đa (Prajñā-pāramitā) của tất cả Phật Pháp thì gọi là Tuệ Tâm

Đây tức gọi là Bồ Tát tu học 10 Trưởng Dưỡng Tâm hướng Bồ Đề Quả

_Thế nên, Kim Cương Thánh Trí Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả chư Phật: “Nên biết tất cả Bồ Tát như vậy từ trong Hạnh Kiên Pháp Nhẫn tu 10 Trưởng Dưỡng Tâm, nhập vào trong Kiên Tu Nhẫn, tiến hành 10 Kim Cương Tâm, tu học Bồ Đề Tâm Hướng Quả

1_Thâm Tín Tâm (Gaṃbhīra-śaddhā-citta): đối với tất cả Pháp Tạng thâm sâu thuộc Đại Thừa của chư Phật, thường hành Tâm tin tưởng lớn (đại tín tâm) vĩnh viễn chẳng chuyển lùi thì gọi là Đại Thâm Tín Tâm

2_Niệm Tâm (Smṛti-citta): nơi niệm (smṛti) chẳng đánh mất Chính Trí của chư Phật, niệm nghĩa màu nhiệm thâm sâu của Đại Thừa, Tâm Giới Định Tuệ. Đây gọi là Niệm Tâm

3_Hồi Hướng Tâm (Parīnāma-citta): hồi hướng tất cả Pháp Giáo của Đại Thừa, Vô Thượng Chính Đẳng Kim Cương Bồ Đề của Như Lai thì gọi là Hồi Hướng Đại Thừa Tâm (Parīnāma-mahā-yāna-citta)

4_Đạt Tâm: Đạt Lý Thú Thánh Trí của Như Lai, đạt Tâm lặng lẽ chiếu soi, bên trong bên ngoài thanh tịnh thì gọi là Đạt Tâm

5_Trực Tâm: Thánh đạo ngay thẳng chính đúng, tâm tính Chính Trí, chính đúng không có nghiêng lệch cong quẹo, không có cái thấy sằng bậy (vọng kiến), nịnh nọt a dua… Thật Tính của chân không gọi là Trực Tâm

6_Bất Thoái Tâm: gọi là tiến cầu Tâm Bồ Đề không có lùi, đạt Tính chẳng chuyển thì gọi là Bất Thoái Tâm

7_Đại Thừa Tâm: chẳng nhập vào Nhị Thừa, cũng chẳng nhập vào các Chấp Kiến ác của Ngoại Đạo, tức gọi là Đại Thừa Tâm

8_Vô Tướng Tâm: chẳng nhập vào cá tướng của tất cả Hữu Vi, chẳng chập vào sắc tượng của 5 trần thì gọi là Vô Vi Vô Tướng Tâm

9_Tuệ Tâm: đối với Trí Tuệ của tất cả chư Phật thảy đều không có ngăn ngại thì gọi là Tuệ Tâm

10_Bất Hoại Tâm: chẳng hoại Chính Kiến của Đại Thừa, Chính Trí của Bồ Đề, Tâm của Phật thì gọi là Bất Hoại Đại Thừa Tâm

Đây tức gọi là Bồ Tát theo thứ tự tu học 10 Kim Cương Tâm hướng Bồ Đề Quả

_Khi ấy, Thánh Tính Thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả chư Phật: “Nên biết Bồ Tát từ dựng lập tu trong Nhẫn Hạnh (Kṣānti-caryā), tu 10 Kim Cương Tâm, nhập vào trong Kiên Thánh Nhẫn, tu hướng 10 Thánh Địa, tiến nhập vào Bồ

Đề Tâm hướng Quả

1_Thể Tính Bình Đẳng Địa

2_Thể Tính Thiện Tuệ Địa

3_Thể Tính Quang Minh Địa

4_Thể Tính Nhĩ Diệm Tuệ Địa

5_Thể Tính Tuệ Chiếu Địa

6_Thể Tính Hoa Quang Địa

7_Thể Tính Mãn Túc Địa

8_Thể Tính Phật Hống Địa

9_Thể Tính Hoa Nghiêm Địa

10_Thể Tính Nhập Phật Địa

Thế nên, tức lúc đó gọi là Thập Thánh Bồ Tát Địa tu hướng Bồ Đề Tâm hướng Quả

_Bấy giờ, Pháp Thân Thể Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo với tất cả chư Phật: “Nên biết Bồ Tát từ 10 Kim Cương Tâm tu nhập vào trong Kiên Thánh Nhẫn, tu 10 Thánh Địa nhập vào Như Lai Địa của Phật, tu hướng Phật Quả của Bồ Đề Tâm

1_Số lượng Pháp của Kim Cương Trí Định Đẳng Giác Địa bình đẳng, ngang bằng với tất cả Pháp thuộc Thể Tính của Như Lai, một Tính của Chân Như Thật Tế thì gọi là Đẳng Giác Thánh Địa

2_Diệu Giác Địa: trăm ngàn ức Thánh Trí Kim Cương Tuệ Lực vi diệu nhập vào Kim Cương Dụ Định Diệu Giác Địa. Tu nhập vào trong Địa này thành tựu Như Lai Giải Thoát Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, viên mãn Đại Trí Thân, Pháp Thân cho nên gọi là Thánh Tính Diệu Giác Địa, chính vì thế cho nên gọi là tất cả chư Phật tu nhập vào Như Lai Kim Cương Đồ Đề Diệu Giác Địa, được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

_Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na giữ vững, hiển 5 Trí Tôn Như Lai đồng cùng nhau nói Phẩm Như Lai Pháp Thân Thể Tính Bình Đẳng Kim Cương Trí Bát Nhã Tuệ Tứ Thập Nhị Vị Pháp Tạng Pháp Môn của tất cả chư Phật

Đức Tỳ Lô Giá Na nói: “Nơi Ta đồng với 5 Như Lai, tất cả chư Phật với tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát… từ đời trước xưa kia ở Nhân Địa lâu dài đến nay, khi làm Bồ Tát thời rộng hành Bồ Tát Đạo, tu nhập vào nguồn cội của Bồ Đề Phật Quả. Như vậy, tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh đồng tu nhập vào 10 Phát Thú, 10 Trưởng Dưỡng, 10 Kim Cương, 10 Địa Thánh Đạo, Đẳng Giác Tính Địa, Diệu Giác Phật Địa sẽ thành Phật Quả Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, Vô Vi Vô Tướng Đại Mãn Thanh Tịnh Thường Trụ Pháp Thân”.

Thế nên, Đức Như Lai nói xong thì cần phải theo thứ tự mà diễn nói. Lúc đó, Đức Tỳ Lô Thế Tôn liền sẽ nói Phẩm thứ tám Thứ tám là:

 

TAM HIỀN BỒ TÁT NHẬP PHÁP VỊ THỨ ĐỆ TU HÀNH HỒI HƯỚNG BỒ ĐỀ PHẨM THỨ TÁM

_Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai Ngũ Trí Tôn Kim Cương Thánh Tính Pháp Hải Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới trụ trong Thanh Tịnh Kim Cương Trí Tính Tam Ma Địa Ma Ni Bảo Tính Pháp Tạng. Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở Kim Cương Tính Hải Tam Muội Tam Ma Địa Pháp Tạng này, hóa hiện ngàn trăm ức Thích Ca, trăm ức các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Khi ấy, ở trong Bồ Tát Chúng Hội này có một vị Bồ Tát tên là Đại Trí Thông Bồ Tát từ Thiên Quang Vương Tam Muội khởi dậy, một lần nữa thưa hỏi Đức Tỳ Lô Giá Na: “Điều mà Đức Thế Tôn đã nói với Như Lai thì bên trên nói: lược mở Tâm

Địa Đạo Bí Giáo Pháp Môn, 10 Phát Thú, 10 Trưởng Dưỡng, 10 Kim Cương, 10 Địa Danh Tướng, Đẳng Giác Diệu Giác Phật Địa. Trong mỗi một nghĩa ấy chưa thể hiểu rõ, Nguyện xin tuyên nói! Nguyện xin diễn nói Diệu Cực Kim Cương Thánh Tính Thánh Lực Tam Ma Địa Pháp Tính Bảo Tạng Nhất Thiết Trí Môn, tất cả Phật Tam Ma Địa Môn, tất cả Tam Muội Môn, tất cả Kim Cương Môn, tất cả Tổng Trì Đà La Ni Môn, tất cả Thần Thông Tự Tại Môn, tất cả Hư Không Môn, tất cả Vô Vi Vô Tướng Môn, tất cả Giải Thoát Môn”

Đại Trí Thông Bồ Tát thỉnh hỏi Đức Như Lai: “Thế nên, Bồ Tát tu trì như thế nào? Như học tập điều gì để chứng Pháp Môn này thành tựu Bồ Đề?”

Tức lúc đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: “Ngàn vị Phật nên biết với tất cả Bồ Tát, nhóm của Đại Trí Thông Bồ Tát”

Đức Phật nói: Này Thiện Nam Tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Trước kia ông đã hỏi nghĩa như thế nào? Tu tập Quán Môn nhập vào trong 10 Phát Thú Tâm, 10

Trưởng Dưỡng Tâm, 10 Kim Cương Tâm, 10 Thánh Địa Tâm, Đẳng Diệu Nhị Vị Tâm (Tâm của Đẳng Giác Diệu Giác), Phật Địa Thánh Đạo… từ đầu tiên theo thứ tự tu hành như thế nào để nhập vào Pháp Môn này được thành Bồ Đề?”

Đức Phật bảo các Đại Bồ Tát, nhóm Đại Trí Thông rằng: “Nay Ta giúp cho ông phân biệt, giải nói. Trước tiên từ trong Kiên Tín Nhẫn tu nhập vào 10 Phát Thú Tâm hướng Bồ Đề Quả”

_Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền đều vì Chúng giữ vững, xưng Thắng Nghĩa vi diệu thâm thúy… lại đều hiển lần nữa, nêu lên chứng tu: trước hết nhập vào Thập Tín Quán Môn từ lúc mới khởi đầu, theo thứ tự tu nhập

1_Xả Tâm: Nếu Bồ Tát đối với tất cả Xả Tâm (Tâm buông xả) hành Đàn Độ Ba La Mật Đa (Dāna-pāramita: Bố Thí Ba La Mật Đa), phát Hạnh Nguyện rộng lớn hành Bồ Tát Đạo, tu trì 10 Ba La Mật, tất cả Thánh Thạnh thâm sâu. Trước tiên, buông xả tài vật, tất cả thức ăn uống, thuốc thang thường luôn cúng dường chư Phật, Tam Bảo. Tâm không có cất chứa, chẳng phải trước, chẳng phải sau dần dần tu hành Thắng Hạnh, sau đó mới làm Vương Chủ buông xả cõi nước, thành ấp chẳng làm Chủ Tể

Nếu phá sự tham lam keo kiệt thì cần phải vứt bỏ ruộng vườn, nhà cửa, vàng, bạc, ngọc sáng, chẳng tác Tâm yêu quý vật báu. Tiếp đến, nên liền buông xả con trai, con gái, tôi tớ nam, tôi tớ nữ, xe, ngựa, vợ con, thân mình. Chẳng dùng Dục Ái nghĩ nhớ làm Tâm. Đối với tất cả tướng Hữu Vi với các châu báu, tiền của thì tất cả nên buông xả các vật có được này

Lúc đó theo thứ tự đối với thân tâm của mình: chấp giữ Kiến Thủ (Dṛṣṭiparāmarśa: chấp dính vào cái thấy chẳng đúng lý của nhóm Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến), Ta, người, Tri Kiến, giả hội hợp, thành lập tên gọi là người Chủ, tạo làm Ngã Kiến (Ātma-dṛṣṭi: chấp dính vào cái thấy hư vọng cho cái Tôi là có thật) sinh ra tất cả sự dính mắc ràng buộc với có 12 Nhân Duyên, không có hợp, không có tan, không có vật, không có buông bỏ…. Thế nên, tất cả nên buông xả, sinh Tâm Vô Vi, Tâm Vô Tướng tạo làm, dùng Vô Sinh Không Quán (Anutpāda-śūnya-vicāra) nhập vào Tâm, Chính Định trừ diệt: 12 Nhập (Dvādaśa āyatanani), 18 Giới (Aṣṭādaśadhātavaḥ), 5 Uẩn (Pañca-skandha), 6 căn (Ṣaḍ-indriyāṇi), 6 Trần (Ṣaḍ-viṣayāḥ) đồng tất cả việc làm một Hợp Tướng đều hay tịch diệt (Vyupaśama) được không có cái Ta (Anātman: Vô Ngã), không có cái của Ta (Mama-kāra: Ngã Sở), Tướng trống rỗng (Śūnya-lakṣaṇa: Không Tướng)…. thành các Pháp. Nếu tất cả Pháp bên trong (Adhyātma-sarva-dharma) hoặc tất cả Pháp bên ngoài (Bahirdhā-sarva-dharma) ở trong Thật Tính của các Pháp Thế (Loka) Xuất Thế (Lokottara) chẳng buông xả, chẳng thọ nhận. Thế nên Bồ Tát thường phải tất cả buông xả như Tính trống rỗng (Śūnyatā: Không Tính). Lúc đó gọi là Giả Hội huyễn hóa hợp thành, quán chiếu Tính tịnh hiện trước mặt, Tâm buông xả (xả tâm) nhập vào Tính, chứng Không Tam Muội (Śūnyatā-samādhi)

2_Giới Tâm: Nếu có Bồ Tát hay trì giữ Giới Đại Thừa của Như Lai, vì tất cả chúng sinh hữu tình với thân của mình, hay trì giữ 10 Vô Tận Giới của Bồ Tát Đại Thừa. Bồ Tát như vậy liền hay tự mình với người khác, tất cả thường hay quán chiếu Tính của Tâm, Tính của Giới như hư không, sự trì giữ là mê lầm điên đảo. Bồ Tát ở

Chân Như thanh tịnh trong Tự Tính căn bản của mình, chẳng thấy có Giới, nghĩa là Tính của Giới như hư không, cũng chẳng thấy Giới của người khác (tha giới)

Bồ Tát ở trong Tâm Tính trì Giới thì Giới là Phi Giới (chẳng phải là Giới), Phi Phi Giới (chẳng phải chẳng phải là Giới), không có người thọ nhận, 10 Giới Thiện, Giới không có Thầy nói Pháp (vô sư thuyết Pháp Giới) với có sự lừa dối, trộm cắp cho đến tất cả sự tham lam, giận dữ, Tà Kiến… không có sự gom tụ, không có sự phân tán, cũng không có thọ nhận Giới, cũng không có chẳng thọ nhận Giới, cho nên ở Tính của Thánh Đạo thảy đều thanh tịnh, Tính của Trì Giới Đạo cũng lại như vậy, Bồ Tát cần phải thường trì giữ Cấm Giới (Saṃvara) thanh tịnh, hành Bồ Tát Đạo (Bodhisatva-mārga), thường cùng với tất cả chúng sinh đồng Tâm, đồng Tính, đồng Hạnh, đồng Đức… thường hành: Từ Ái thiện lương, ngay thẳng trong sáng, thật chính đúng, thấy chính đúng, buông xả nhóm giận dữ, vui mừng….các Thiện, bất Thiện đều nên vui thích. Đây gọi là trì giữ Tính chính đúng của 10 Giới lớn nặng (thập trọng đại giới) cũng là Bồ Tát trì giữ Thể Tính của 10 Vô Tận Giới ngăn chận 8 đảo (4 chuyển đảo của Phàm Phu là chấp thường, chấp lạc, chấp ngã, chấp tịnh. 4 chuyển đảo của Nhị Thừa là chấp phi thường, chấp phi ngã, chấp phi lạc, chấp phi tịnh). Ở tất cả Thánh Tính lìa Tâm Tính so sánh quyết định, Chân Tĩnh hiện trước mặt một con đường thanh tịnh

3_Nhẫn Tâm (Tâm nhẫn nại): người được Nhẫn (Kṣānti) này ở trong Tự Tính cội nguồn của tất cả chúng sinh không có tướng Nhẫn thì gọi là Vô Tướng Tuệ Nhẫn (Animitta-prajñā-kṣānti)

Bồ Tát ở trong Tính không có tướng của Nhẫn Tuệ khiến Trí Tuệ ấy hay soi chiếu Thể của Tâm, chứng Tự Tính của Thể được Tâm thanh tịnh, Tính thanh tịnh không có vật, đạt nhập vào Nhất Thiết Không (Sarva-śūnya) thì gọi là Không Nhẫn (Śūnya-kṣānti)

Nếu Bồ Tát đối với tất cả chúng sinh hay hành Phổ Nguyện Hạnh Nhẫn thì gọi là Nhất Thiết Xứ Nhẫn (Kṛtsna-āyatana-kṣānti)

Bồ Tát ở trong Nhất Thiết Xứ Nhẫn nhập vào Vô Sinh Nhẫn (Anutpāda-kṣānti) thường tự quán Tính Hạnh Căn Bản (Mūla-caryā) của thân chẳng sinh chẳng diệt, chứng được Vô Sinh Hạnh Nhẫn (Anutpāda-caryā-kṣānti)

Bồ Tát hành Hạnh (Caryā) lại nên vì tất cả hữu tình trong Pháp Giới tu trì 3 loại Đại Nhẫn

.)Nếu bị người khác chê bai gây hại mà chẳng sinh khởi niệm thì được Nại Oán Hại Nhẫn

.)Ở tất cả Chúng Sinh Giới hành Bồ Tát Hạnh (Bodhisatva-caryā) thường bị người khác gây não loạn chướng ngại mà chẳng sinh khổ não, an Tâm của chính mình với Tâm của tất cả chúng sinh, nhập vào Tâm của Tính thanh tịnh thì gọi là An Thọ Khổ Nhẫn

.)Bồ Tát ở tất cả Cảnh Giới Xứ hành vô lượng Nguyện Hạnh, vô lượng Tâm nhẫn nại, ở trong mỗi một Hạnh quán sát kỹ lưỡng Tính của Hạnh, hay chứng Tính của Tâm thì gọi là Đế Sát Pháp Nhẫn

Ở trong Tính 3 Pháp Nhẫn của tất cả Pháp Nhẫn chẳng thấy có Nhẫn thì gọi là Vô Tướng Hạnh Nhẫn của Bồ Tát

Tiếp đến, tức Bồ Tát ở trong Tính Vô Tướng Hạnh Nhẫn, dùng quán tướng Vô Tướng Hạnh Nhẫn: không có người nhận, không có dấy lên Tâm đánh đập, không có Tâm dao gậy, không có Tâm giết hại, không có Tâm sân hận… thảy đều Như Như Tính không có khởi tướng. Bồ Tát ở trong Thánh Tính Thể Tịnh của Tâm không có một, không có hai. Nơi Một Đế, một Chiếu quán một Tính, một Tướng… không có Vô Vô Tướng, có Vô Vô Tướng, Phi Phi Tâm Tướng, Tướng Duyên, không có Duyên…đi, trụ, ngồi, đứng, động, dừng, Ta, người, chủ tệ, cột, mở… ở tất cả Pháp thảy đều không có Tướng, mỗi mỗi hiểu rõ ràng, thấy Tính, rỗng lặng, không có Tự Tính, Tướng của Tính như như Thánh Đạo. Tất cả tính trống rỗng (Śūnyatā: không tính) như vậy, Tính của tướng Nhẫn trống rỗng (không) chẳng thể đắc. Tất cả Bồ Tát cần phải chí cần tu học tất cả Pháp Nhẫn Vô Tướng Thánh Đạo

4_Tiến Tâm (Tâm tinh tiến): Bồ Tát đối với Pháp 4 uy nghi [Catur-vidhā īryāpathāḥ gồm có gamana (đi), sthāna (đứng) Niṣadya (ngồi), śaya hay śayana (nằm)] thường hành Hạnh Nguyện Đại Bi của Ma Ha Tát (Mahāsatva: Đại hữu tình), vì tất cả chúng sinh cầu Đại Thừa Bồ Đề (Mahā-yāna-bodhi), thường hành tinh tiến, lợi mình lợi người, không có lỗi lầm. Bồ Tát ở trong 4 uy nghi: đi, đứng, ngồi, nằm thường nên quán Trí Tâm Tính, thường ở tất cả Thời, thường nhập vào Pháp Không Thánh Trí Định soi chiếu Thánh Tính của Tâm, Tính tịnh lại trống rỗng (Śūnya: không), giả hợp, giả hội

Ở Pháp Tính của Tâm soi thấy lặng lẽ yên tĩnh, lên núi Vô Sinh (Anutpāda), nhập vào con đường Vô Vi mà thấy Tính của tất cả bên trong bên ngoài. Tính của các Pháp không không (Śūnyatā-śūnyatā: chẳng dính mắc vào 3 cái Không: Nội Không, Ngoại Pháp, Nội Ngoại Không) không có sở hữu, như có, như không có. Ở Tính của 4 Đại (đất, nước, lửa, gió) trống rỗng (không), tất cả sắc tướng (Rūpa-lakṣaṇa) cũng lại như trống rỗng (không). Ở cảnh giới Hữu Vi bên ngoài, tất cả sắc tướng, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng với tất cả hình sắc thì Tính đồng với trống rỗng (không) cho nên Bồ Tát đạt trống rỗng (không) mà chẳng quán tất cả hình sắc làm tướng Hữu Vi

Nếu Bồ Tát trụ 4 uy nghi tiến tu Bồ Đề không có lỗi lầm, liền chứng nhập vào Trí Tính của tất cả Tam Bảo, Thể Tính chân tĩnh thường được hiện trước mặt, liền được mỗi khi sinh ra: gặp Phật, thấy Tăng, thấy Pháp; đời đời tinh tiến học uy nghi của Phật, thường nhập vào tất cả Tín Tiến Thánh Đạo, gọi là Vô Tướng Tín Tín Tiến Đạo Không cho nên chẳng thấy 4 uy nghi, chứng Vô Sinh Không (Anutpādaśūnya) không có làm, không có dùng, không có nhận, không có Trí, không có Tuệ… khởi Không Định (Śūnya-samādhi) nhập vàp Pháp Thế Đế (phương pháp, nguyên tắc, lý lẽ của Thế Tục). Đối với 2 Pháp “ra, vào” cũng không có 2 tướng, tâm tâm nối tiếp nhau, thường tại tâm trống rỗng (Śūnya-citta: không tâm), tiến thuận Bồ Đề, chứng Tâm thấy Tính. Ở trong 2 Pháp: không có tướng, thông đạt một Tính Tướng như như của Tiến Phần Căn Bản Bồ Đề

5_Định Tâm: Bồ Tát tu tất cả Pháp Thiện, đều từ tất cả Định Lực mà sinh tất cả Thiện, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Bồ Tát ở trong tất cả Đại Thừa Pháp (Mahā-yāna-dharma). Trước tiên nên quán Hạnh, lắng Tâm soi chiếu Tính khiến cho Tâm Tịch Định (Samādhi: cảnh của Thiền Định), chứng Tính thanh tịnh, ở Tính của con đường Vô Vi chẳng thấy có Pháp

Nếu Bồ Tát tu Bồ Đề (Bodhi) của tất cả chư Phật, đều từ Định Lực được diệt tất cả tội rồi sinh tất cả Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Trí Tuệ Vô Lậu, Pháp Bồ Đề Tam Ma Địa của chư Phật, được nhập vào Như Lai Tịch Diệt Quán, chứng Vô Tướng

Tính Vô Tướng Tuệ Vô Lượng Thánh Hạnh Vô Lượng Trí Tâm Thánh Tính Tam Muội. Tất cả phàm phu, Thánh Nhân, Bồ Tát Ma Ha Tát không có ai chẳng nhập vào Chính Định của Phật Tính Bồ Đề Tam Muội này. Lúc đó, Bồ Tát chứng được Thể Tính Thánh Tính tương ứng, tức là đều do Định Lực của tất cả Thể Tính Thánh Trí, được thấy Tự Tính Ngã Chấp nhỏ nhiệm, Ta, Người, vị chủ… Chúng sinh chấp dính vào Ngã Kiến, người tạo làm, người thọ nhận, tất cả trong sự chấp giữ cột buộc… chọn lấy dính mắc chẳng mở, thấy Thể Tính của sự cột buộc là chướng ngại với tất cả các tướng, nhân duyên Hữu Vi nổi gió động Tâm, chẳng được Định Lực lặng lẽ yên tĩnh mà diệt… thời không có việc này

Thế nên Bồ Tát Ma Ha Tát, chư Phật Như Lai khiến tất cả chúng sinh tu nhập vào Diệt Tận Tịch Định Không, Không Không (Śūnyatā-śūnyatā), 8 Đảo, không có không có Nhân Duyên. Tĩnh Tuệ quán Không Không (Śūnyatā-śūnyatā), trống rỗng (không) chiếu soi tất cả huyễn hóa giả hội hợp thành, trong niệm niệm diệt… thọ, tưởng, hành, thức, tất cả các quả dị thục trong 3 cõi, gốc rễ của tội tính, đều do được Định Lực mà diệt, được chứng Tâm Thể lìa tướng, mỗi mỗi thấy rõ Tính, tức diệt tất cả Tướng mà sinh Chính Trí, được đạt Thánh Tính, chứng Bồ Đề của tất cả chư Phật

6_Tuệ Tâm: Bồ Tát chí cầu Phật Pháp, ở Tâm Địa Trí Nhãn Quán soi chiếu gốc rễ cội nguồn, Không Tuệ (Śūnya-prajñā) xưa nay trong Tự Tính: chẳng phải là Nhân, chẳng phải là Duyên, cũng chẳng phải là không có Duyên, cũng chẳng phải là không có nhân, cũng chẳng phải là không có Nhân. Ở trong Không Tuệ Trung Đạo Thánh Lực Thánh Tính biết Thể Danh Tâm là Tâm của Thể, tên gọi của Tâm, Thức phân biệt Nhân Duyên giả hội của tất cả các Pháp là tất cả Ta, Người giả gọi tên là Chủ

Bồ Tát đối với tất cả chúng sinh rộng hành Tuệ Trí khiến nhập vào Bồ Đề cùng thông đồng với Đạo, hướng đến nhập vào Phật Quả. Các Hạnh, Nhân Duyên nhập vào Thánh, buông xả Phàm, nơi tất cả Tâm phàm khiến tiêu diệt hết, Tính được thanh tịnh cùng đồng với Phật Đạo

Nếu Bồ Tát tu Phước Hữu Lậu tức sinh làm chư Thiên. Nếu tu nghiệp Vô Lậu thì được nhập vào Bồ Đề Vô Thượng Đạo Quả. Thế nên, Bồ Tát tu tất cả Pháp Thiện, chứng Thánh Trí của Như Lai thì gọi là công dụng của Thể Tính

Nếu tất cả Ngã Kiến thì gọi là công lực cột mở Vô Minh. Như chướng ngại này, Bồ Tát tu học Kim Cương Tam Ma Địa của Như Lai cho nên dùng Kim Cương Thánh Lực gia trì tất cả chúng sinh hữu tình đều tiêu diệt hết phiền não, được chứng Bồ Đề thường lạc ngã tịnh. Thế nên, tất cả chúng sinh hữu tình dùng các Tập Tính của Vô Minh (Avidyā) Phiền Não (Kleśa) làm gốc rễ của Bồ Đề (Bodhi-mūla), tu tất cả Pháp thiện (Kuśala-dharma) là Thể Tính công dụng của Phiền Não Chướng Tuệ… tức chẳng biết rõ

Ý ấy thế nào? Nếu Bồ Tát tu A Nậu Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), trước tiên nên chứng đắc Thể Tính Tính Không Thánh Tính Thánh Trí làm đầu, tu chẳng thể nói, tu chẳng chể nói Nhất Thiết Kim Cương Phật Trí Quán Tuệ, nhập vào Trung Đạo Nhất Đế thì Vô Minh Chướng Tuệ ấy khai mở tỏ ngộ chân tịnh, Tâm được thanh tịnh

Bồ Tát quán chiếu Tâm Tính trong Thể Tính, lắng Tâm thấy trong sạch, mỗi mỗi thấy rõ Tính, tức chẳng phãi là có tướng, tức chẳng phải là không có tướng, chẳng phải chẳng phải là nơi tướng, chẳng phải là đến, chẳng phải là đi, chẳng phải là nhân, chẳng phải là duyên, chẳng phải là có tội, chẳng phải là không có tội, chẳng phải chẳng phải là nơi tội, chẳng phải là nơi Chân Như, chẳng phải chẳng phải là 8 Đảo, không có sinh, không có diệt, lửa ánh sáng Tuệ soi chiếu sự ưa thích hư hão, phương tiện chuyển biến, phương tiện khéo léo, Thần Thông tự tại, Thánh Lực Thần dụng, đem Thể Tính của Trí làm chỗ dùng của Tuệ, được đạt Bồ Đề, mau sẽ thành tựu

7_Nguyện Tâm: Bồ Tát chí thành chẳng lùi, phát Đại Nguyện rộng lớn, Tâm nguyện, Tâm cầu nguyện, chí cầu Đại Thừa Bồ Đề Vô Thượng Đạo Quả cùng với tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh đồng Tâm, đồng Hạnh, đồng Nguyện, đồng Cầu. Đây gọi là Đại Nguyện (Mahā-praṇidhāna) cũng gọi là Đại Cầu (Mahā-paryeṣaṇa). Dùng Nhân (Hetu), dùng Duyên (Pratyaya), dùng Hạnh (Caryā), dùng Quả (Phala)… Bồ Tát ở vi trần số kiếp, nguyện cầu Bồ Đề chẳng đứt chẳng dứt, Tâm Nguyện nối liền Tâm Nguyện, nối tiếp nhau trăm kiếp, thành Phật diệt tội, thành tựu Đại Cầu. Chí cầu Tâm Địa, cầu đến Vô Sinh Không Không Không Tâm, một Nguyện quán chiếu nhiều kiếp nhập vào Định (Samādhi), Thánh Tuệ chiếu khắp vô lượng Tâm Tâm. Mỗi một Tâm thấy trói buộc chí cầu Chân Tính, Vô Minh tùy diệt, Thể Tính giải thoát, liền đạt vô lượng Diệu Hạnh Thật Cầu Tâm, cho nên đạt đến Tâm Tính cội nguồn, thành tựu A Nậu Bồ Đề.

Vô lượng Công Đức dùng Cầu (Paryeṣaṇa) làm gốc. Bồ Tát từ lúc mới phát Đại Nguyện cầu Tâm Bồ Đề thời ở khoảng trung gian rộng hành BỒ Tát Đạo, Hạnh Nguyện đầy đủ thì Phật Quả liền thành

Bồ Tát ở trong Như Lai Tạng Tính quán Nhất Đế Trung Đạo chẳng dựng lập tất cả Nguyện, thường nhập vào Tịch Tĩnh Phi Hữu Uẩn Giới. Ở trong tất cả Tịch Tính Pháp chẳng phải là ẩn mất, chẳng phải là lộ ra, chẳng phải là sinh, chẳng phải là diệt, chẳng phải là thấy, chẳng phải chẳng phải là thấy, thấy chẳng phải là thấy. Điều thiết yếu là nơi Tuệ nhập vào Tính như như. Đay gọi là Nhất Thiết Chư Phật Bồ Tát Bản Nguyên Như Như Tự Tính Căn Bản Chân Như Thanh Tịnh Đại Nguyện, Nhất Thiết Hành Danh Thể Tâm Tính Vô Vi Vô Tướng Bản Nguyên Tính Thể Thánh Hạnh Nguyện

8_Hộ Tâm: Bồ Tát phát Nguyện thâm sâu rộng lớn, tất cả Phật Pháp ở đời quá khứ vị lai hiện tại thảy đều hay bảo vệ chẳng tiếc thân mệnh. Bồ Tát lại ở trước mặt Như Lai ba đời, phát Thệ Nguyện rộng lớn lần nữa, hành Bồ Tát Đạo, Thánh Lực Tịnh

Hạnh đều cầu Đại Thừa Như Lai Thánh Giáo, Tăng Bảo, Pháp Bảo, Phật Bảo, Công Đức trang nghiêm tất cả Tịnh Thổ

Người chỉnh đốn thực hành việc Phật của Tam Bảo, Như Lai. Hoặc bị Thiên Ma, Ngoại Đạo, tất cả Tà Kiến điên đảo, Ma ở đời, người ác phỉ báng, giết hại, nhiễu loạn Chính Tín, ngăn che Phật Pháp, trừ diệt Tam Bảo, Chính Pháp của Như Lai với tất cả Công Đức thì Bồ Tát thề hay chẳng tiếc thân mệnh, chí thành gánh vác bảo vệ Chính Pháp của Như Lai, Thánh Giáo Công Đức của tất cả chư Phật quá khứ vị lai hiện tại. Bồ Tát cũng nên vì tất cả chúng sinh, thề cầu Vô Thượng Bồ Đề thì Như Lai ắt trước tiên độ thành Phật

Tại sao thế? Vì Tâm của Bồ Tát ngang bằng với hư không, đồng với Từ Bi của chư Phật, gánh vác bảo vệ không có cùng tận. Tại sao thế? Bồ Tát liền hay cùng với chúng sinh trong Pháp Giới đồng quán Đạo Đế, nhập vào Chính Tính Chân Như Bồ Đề, thường tại Tịch Tĩnh, Thánh Lực gia trì lợi mình lợi người, được diệt tội báo Tự Tính của chúng sinh, cũng được trừ khử ta, người, chấp dính vào Pháp, chấp vào cái Thấy trói buộc, tất cả chướng ngại

Bồ Tát liền quán chiếu thông đạt, nhập vào Tâm không có Sinh (Anutpāda-citta: vô sinh tâm), chẳng thấy tất cả Pháp, chứng khởi 2 Đế (Chân Đế và Tục Đế). Quán Tâm lắng Định, Thánh Tính hiện trước mặt, dùng bảo vệ Tự Tính thanh tịnh căn bản. Ở trong Tính vốn thanh tịnh (bản tịnh tính) thật không có được thấy: có tướng, không có tướng, cũng không có chỗ bảo vệ (vô sở hộ). Ở Vô Hộ Thánh Tính không có tạo làm, không có thọ nhận, dùng đạt Chính Tính được Tâm Tuệ nối kết với Tâm Tuệ nối kết, đạt Vô Sinh Không (Anutpāda-śūnya), Không Không (Śūnyatā-śūnyatā), Đạo Trí, Thánh Tính, Bồ Đề thảy đều được nhập vào, quán chiếu nhập vào Không Không Không Lý (Lý trống rỗng của Không Không), Tâm mượn phần trống rỗng (không phần) phân chia huyễn hóa. Huyễn hóa dấy lên sự trống rỗng (không) nhập vào Thánh Trí Tính, chứng Như Như Tính, như có, như không có, như Tính Pháp Thể mượn sự trống rỗng (không) gom tụ, phân tán chẳng thể được, chẳng thể bảo vệ. Quán tất cả Thánh Tính, chứng tất cả Pháp sẽ được giải thoát, cũng lại như vậy

9_Hỷ Tâm: Bồ Tát thường trụ vui thích, đối với tất cả chúng sinh trong Pháp Giới, bên trên rộng hành Thiện Đạo cứu giúp nhổ bứt tất cả chúng sinh hữu tình thường được an vui. Đã cứu giúp được xong, Bồ Tát luôn sinh Tâm vui thích. Đây gọi lả Bồ Tát chứng thành Tâm vui thích, lúc đó được thấy Thân Pháp Trí Tính của Như Lai

Bồ Tát vì tất cả chúng sinh Hữu Thức khiến Tình, Tính cảm ứng lẫn nhau, nhập vào Tri Kiến của Phật. Thế nên, dùng Vô Vi Thánh Tính Thần Thông Tự Tại của các Như Lai, ở trong Pháp hữu tình an lập Thế Giới. sức của Thánh Tính Đạo giả hội hợp thành, nơi tất cả Hữu Vi: các vật, chúng sinh từ nghiệp, Tình, Tính tương ứng với 4 Đại (đất, nước, gió, lửa) hòa hợp với Thức (Vijñāna) của hữu tình cảm ứng lẫn nhau thành Thân (Kāya)

Bồ Tát đã được Thân xong. Đức Thế Tôn liền khiến Bồ Tát ở trong Tính thuộc Tự Tính của Thân Tâm này, lắng Tâm nhập vào Định, soi chiếu vắng lặng, thấy Tính. Mượn sự yên tĩnh của Không Quán (Śūnya-vicāra) mà chẳng nhập vào Hữu Vi, chẳng nhập vào Vô Vi, chứng Tự Tính thanh tịnh của Đại Lạc Tịch Diệt không có hợp, không có tan, có thọ nhận để hóa, có Pháp để biến

Bồ Tát chứng Tuệ Không Trí nhập vào sự huyền diệu, thông với Tâm Phật, mượn sự trống rỗng (không) của Pháp Đạo (Dharma-mārga) nhập vào Pháp Tính bình đẳng không có Tướng, nhất quán Tâm (Citta), Tâm Hành (Citta-caryā: tác dụng bên trong Tâm) trống rỗng, chứng Đa Văn Biện Tài Tuệ soi chiếu Tính của Tâm, khiến tất cả Phật Tính Công Đức Hải Tạng ngang bằng như hư không, chứng nhập vào Vô Tướng (Animitta), Hỷ Trí Tâm Tâm Tính trống rỗng, không có niệm, không có sinh mà thường soi chiếu Tính, nhập vào Tịch Diệt Định (Vyupaśama-samādhi), chẳng thấy có Tướng, tất cả Ngã Tính vui thích, bình đẳng, Thể Tính luôn hiểu rõ mỗi mỗi phần, chứng nhập vào Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tức đây gọi là Như Lai Bồ Đề Niết Bàn Thánh Tính Đạo

10_Đỉnh Tâm: Bồ Tát khởi Tâm cao hiển, cứu giúp tất cả chúng sinh, thường hành Từ Hạnh (Maitra-caryā), tu trì Phật Trí (Buddha-jñāna) tối thượng, diệt Ngã Kiến (Ātma-dṛṣṭi), Nhân Kiến (Pudgala-dṛṣṭi), Chúng Sinh Kiến (Sattva-dṛṣṭi), Thọ Giả Kiến (Jīva-dṛṣṭi).

Bồ Tát nhập vào trong Tĩnh Lự Định diệt Vô Ngã Luân Kiến Nghi Thân, diệt tất cả vọng tưởng, phiền não căn bản (Mūla-kleśa), trừ nhóm tham, sân, si… quán chiếu Tâm lặng yên, lắng Định thấy Tính Danh, chứng Tâm Đỉnh như Đỉnh quán nối kết, như Đỉnh quán nối kết, quán nối kết như đỉnh. Ở Tâm Đỉnh Pháp Giới Không Tính không có Nhân Quả, một con đường Như Như thanh tịnh, tối thắng thượng như Đỉnh, như Tâm Đỉnh của con người rất ư cao quý, chẳng phải chẳng phải là Thân Kiến (Satkaya-drṣṭi) như hư không rộng lớn, chẳng thể được thấy. Nơi 62 Kiến (Dvāṣaṣṭi dṛṣṭayaḥ: 62 loại Kiến Giải sai lầm của Ngoại Đạo Ấn Độ thời cổ đại) trong 5 Chúng Sinh Tính cũng như thế, chẳng thể có thấy

Nếu Bồ Tát trụ Tâm Vô Lậu, chứng Tính lặng lẽ yên tĩnh, chẳng thấy có Tâm, liền diệt Biến Kế Sở Chấp Tính, Thần Ngã, người chủ…. động chuyển, co duỗi, tất cả Tướng diệt. Bồ Tát ở trong Tam Muội Chân Như Tính Tịnh của Tâm, trống rỗng (không), không có chỗ được, không có chộp bắt, không có cột trói. Người này, bấy giờ Bồ Tát được chứng nhập vào 10 Không Môn (Daśa-śūnyatā- mukhāṇi), nhập vào Nội Ngoại Không (Adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), Vô Biến Dị Không (), Bản Tính Không (Prakṛti-śūnyatā), Tự Tướng Không (Svalakṣaṇa-śūnyatā), Cộng Tướng Không (), Nhất Thiết Pháp Không (Sarva-dharma-śūnyatā), Bất Khả Đắc Không (Anupalambha-śūnyatā), Vô Tính Không (Abhāva-śūnyatā), Tự Tính Không (Svabhāva-śūnyatā), Vô Tính Tự Tính Không (Abhāva-svabhāva-śūnyatā)

Bấy giờ, Bồ Tát thường trụ 10 Không Môn. Bồ Tát liền đạt Thánh Tính, Thánh Đạo, Trực Tâm, Chân Không, không có một Chúng Sinh Tính… Tâm hư vọng diệt, chẳng thấy Duyên, chẳng thấy chẳng phải là duyên.

Bồ Tát trụ Đỉnh Tam Muội soi chiếu lặng yên, chứng Diệt Tướng Phần, Kiến Phần nhập vào Tự Chứng Phần, đạt chứng Tự Chứng Phần, được trụ Tịch Diệt Tâm Định, phát Căn Bản Thánh Hạnh Thú Đạo Thật Tính

Bồ Tát liền đối với ta, người, kiến phộc (kiến hoặc của 3 cõi), 8 đảo, nhân duyên, Pháp Môn chẳng hai (bất nhị Pháp Môn) diệt tận hết không có dư sót. Nơi Thế (loka), Xuất Thế (Lokottara) vĩnh viễn chẳng thọ nhận 8 nạn. rốt ráo chẳng thọ nhận nghiệp quả Dị thục huyễn hóa ở biển sinh tử.

Bồ Tát phát Tâm Đại Từ Đại Bi khiến tất cả chúng sinh: đi, đến, ngồi, đứng tu nhập vào Như Lai Bồ Đề Thánh Đạo Kim Cương Thánh Tính, tiêu diệt tất cả tội chướng, trừ khử 10 ác, sinh 10 Thiện Đạo, nhập vào Đạo, Chính Tính, Chính Trí, Chánh Hạnh

Bồ Tát thông đạt Thật Tính quán chiếu hiện trước mặt, vĩnh viễn chẳng thọ nhận các quả trong 6 đường sinh tử luân hồi, rốt ráo chẳng lùi Vô Thượng Bồ Đề, Thánh Tính của mầm giống Phật. Ở trong Pháp Bồ Đề, đời đời kiếp kiếp sinh trụ ở nhà của Phật, nhập vào Phật Tính Địa, được đồng với Như Lai Bồ Đề Chính Tín Chánh Kiến Thánh Trí Tam Ma Địa”

_Thế nên, như vậy Đức Như Lai nói xong thời các chúng Bồ Tát mỗi mỗi đều theo thứ tự tu học, tin nhận, phụng hành.

 

KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI

MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THỨ BẢY (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11