KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI
MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT
ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG (Amogha-vajra) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ TƯ

_Bấy giờ, Đức Như Lai khiến Phổ Minh Bồ Tát nói Vô Tận Pháp Tạng Chân Tế Quán Môn

*)Thứ ba là: có Phổ Minh Bồ Tát Ma Ha Tát Đỏa Bồ Đề Tát Tỏa trong Thế Giới Vô Cực Nhật Diệu ở phương Đông, đối trước Đức Như Lai, Đại Chúng…liền vì tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hiện tại nói bày Bí Mật Chân Như Tính Tịnh Pháp Tạng Chân Tế Quán, cũng khiến cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh ở đương lai, tu nhập vào Chư Phật Nhất Thiết Bát Nhã Ba La Mật Hải Tạng Tam Ma Địa (Sarvabuddha-sarva-prajñā-pāramitā-sāgara-garbha-samādhi)

Khi ấy, Phổ Minh Bồ Tát đồng cùng chung với tất cả chư Phật nói: “Tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh ở cõi nước 10 phương trong căng già sa Thế Giới, ở nhiều đời nhiều kiếp hành Bồ Tát Đạo (Bodhisatva-mārga) tu trì Công Đức thời chẳng bằng Công Đức ở Thế Giới Sa Ha (Sāha-loka-dhātu: Thế Giới Ta Bà, Thế Giới Kham Nhẫn) này, một ngày một đêm tu trì Hạnh Nguyện của Mạn Thù. Tại sao thế? Vì người này noi theo làm, hay ở trong Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) Nhẫn Thổ (Sāha-lokadhātu) tu hành Công Đức của Nhẫn Hạnh (Kṣānti-caryā: hạnh nhẫn nại), Hạnh Nguyện của Mạn Thù Bồ Tát, thế nên vượt qua Tịnh Thổ của chư Phật, liền được Thánh Lực (Ārya-bala) gia bị, mau sẽ thành Phật”

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Phổ Minh Bồ Tát lại hay phát Thệ Nguyện rộng lớn, đang cứu giúp hữu tình”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn đối trước Chúng của Đại Hội khen Phổ Minh Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn: “Vị này hay cùng chung với chư Phật Như Lai nói Công Đức Hạnh Nguyện của Mạn Thù Bồ Tát, hay khiến cho tất cả chúng sinh được ở Nhẫn Thổ (Thế Giới Kham Nhẫn) tu hành Bồ Tát Đạo”

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền vì tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tính nói Tỳ Lô Giá Na Phật Kim Cương Tam Ma Địa (Vairocana-buddha-vajrasamādhi) khiến cho các Đại Bồ Tát tu trì Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Mật Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-vajra-tri-guhya-samādhi), cho nên trụ Thanh Tịnh Chân Như Pháp Tạng Chân Tế Quán

Lúc đó, Phổ Minh Bồ Tát nương theo Giáo Mệnh truyền thụ của Phật Như Lai, cùng chung với tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát hướng đến trước mặt Đức Như Lai, một lần nữa bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Bồ Tát chúng con thề sẽ y theo điều mà Đức Như Lai đã nói, tu nhập vào Tam Ma Địa Kim Cương Tam Mật Tam Bồ Đề Chân Tế Quán Môn này”

Nhóm Phổ Minh Bồ Tát như vậy cúi lạy Đức Như Lai rồi nói là: “Nguyện xin Đức Phật gia bị, noi theo được nhập vào trong Tỳ Lô Giá Na Như Lai Tam Muội Tính Hải Pháp Tạng Pháp Thân. Các Bồ Tát chúng con y theo lời dạy của Đức Như Lai, noi theo nhập vào Quán Môn (Vicāra-mukhe), cũng đồng được thấy hư không của Bình Đẳng Thể Tính Pháp Giới trong thân của mình, hiện bày trong Thể Tính bình đẳng ở Pháp Giới Tự Tính của con, rộng vòng khắp Pháp Giới tự tại vô ngại, ra vào Thần Dụng Vô Biên Tính Hải, khắp đều bao nạp tất cả Thế Giới, Pháp Giới, chúng sinh trong 3 đời ở 10 phương…thảy đều hiển hiện

Lại hiện Chư Phật Tam Muội Đại Trí Quang Minh Vô Tướng Tính Hải đều từ Tam Muội này hiện ra hết thảy các An Lập Pháp Hải ở 10 phương, đều hay hàm chứa tất cả Trí Lực Giải Thoát Thánh Tính Bồ Đề của chư Phật với Trí Nguyện của các Bồ Tát, hay khiến cho cõi Phật nhiều như số bụi nhỏ trong tất cả cõi nước trợ nhau ẩn mất, hay nhận chứa khắp vô biên Pháp Giới mà không có chướng ngại, thành tựu Tạng Pháp Công Đức của tất cả chư Phật, hiển bày các biển Đại Nguyện của Như Lai, cho nên với Hạnh Nguyện của tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, bánh xe Pháp của tất cả chư Phật tuôn ra Vô Tận Bát Nhã Ba La Mật, khiến các Bồ Tát diễn nói, hộ trì khiến chẳng đoạt tuyệt. Tức ở bên trong như Thế Giới này Phổ Minh Bồ Tát đối trước Đức Thế Tôn lại nhập vào Tam Muội, chứng Pháp Giới Tam Ma Địa (Dharma-dhātusamādhi), Thánh Trí nhỏ nhiệm không có ngăn ngại (Sūkṣma-apratihata-ārya-jñāna) của Phật, được nơi mà con mắt Phật của tất cả Như Lai Đại Minh Tuệ đã soi chiếu. Sức Thánh Tính Trí của Phổ Minh Bồ Tát gia trì nhập vào thân Pháp Giới (Dharmadhātu-kāya) của chư Phật, hiện tất cả cõi nước của chư Phật. Ở cõi nước này lại hiện cõi Phật nhiều như bụi nhỏ. Trong mỗi một hạt bụi nhỏ trong hết thảy cõi Phật nhiều như bụi nhỏ lại có Tịnh Thổ của chư Phật. Ở trong Tịnh Thổ của chư Phật có chư Phật nhiều như số bụi nhỏ, mỗi mỗi trước mặt Đức Phật lại có Phổ Minh Bồ Tát Ma Ha Tát trụ trước mặt Đức Như Lai. Phổ Minh liền đối trước Đức Như Lai khải bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Lại nguyện xin Như Lai gia bị cho con. Con liền được nhập vào Kim Cương Tam Ma Địa của chư Phật”

Lúc đó, Phổ Minh Bồ Tát liền chứng nhập vào Tỳ Lô Giá Na Như Lai Kim Cương Pháp Tạng Tam Ma Địa (Vairocana-tathāgata-vajra-dharma-garbha-samādhi) khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình đồng nguyện tu trì nhập vào Tính Tịnh Chân Như Pháp Tạng Tam Muội Chân Tế Quán này

Làm sao ứng được, tu nhập vào Quán này? Bồ Tát liền sẽ quán chiết đất Tâm (Citta-bhūmi) hiểu dùng Tâm Trí, chỉ soi chiếu mỗi một bờ mé của Tâm Tính, quán hiểu, hiểu biết chiếu soi Tâm Thể, thấy Tính không có động, chứng hiểu chẳng động, liền hay thường dùng, dùng Quán Thể Trí thấy Tính thanh tịnh, Tính tự lìa niệm, lìa niệm không có vật, Tâm ngang bằng hư không liền chứng Thánh Trí, Như Như Thánh Tính cả hai đều lắng lặng, trống rỗng đồng với Vô Thể Tính Thể rỗng không yên tịnh. Tức đây gọi là Bồ Tát chứng nhập Chân Như Pháp Giới Ấn Pháp Tạng Chân Tế Quán Môn

Thế nên tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, Đệ Tử của 4 Bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Phổ Minh Bồ Tát Ma Ha Tát vì nhóm Đại Chúng với Bồ Tát đương lai nói Chân Như Pháp Tạng Chân Tế Quán của Phật xong, thảy đều quý ngưỡng, tin nhận, phụng hành

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Bất Tư Nghị Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát với hữu tình, tất cả chúng sinh ở đương lai, tự nói Quán Môn (Vicāramukhāni)

*)Thứ tư là: Thế nên, Đức Như Lai liền khiến Bất Tư Nghị Bồ Đề Tát Đỏa Bồ Tát Ma Ha Tát trong Thế Giới Thanh Sắc Lưu Ly ở phương Đông Nam, liền sẽ ở trước mặt Đức Như Lai vì tất cả Bồ Tát hiện tại, tự sẽ nói bày Quán Môn Như Lai Bí Mật Kim Cương Phật Nhãn Thanh Tịnh Vô Biên Pháp Giới Tam Ma Địa Vô Lậu Thánh Tính khiến tất cả các Đại Bồ Tát chứng nhập vào Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán, cũng khiến cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh ở đương lai nhập vào Như Lai Đại Bồ Đề Kim Cương Trí Tát Bà Nhã Hải (Tathāgāta-mahā-bodhi-vajra-jñānasarva-jñā-sāgara)

Thế nên, Bất Tư Nghị Bồ Tát Ma Ha Tát nói: “Nếu có tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình muốn khiến mau thành Vô Thượng Bồ Đề thì thường hay tu Kim Cương Tam Ma Địa Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán (Vajrasamādhi-pañca-cakṣur-apratihata-vicāra) này.

Làm sao được tu nhập vào Quán Môn này? Trước tiên nên phát Đại Nguyện rộng lớn không có cùng tận của Bồ Tát, 4 Tâm vô lượng liền được tu nhập vào Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán Môn này, chứng Chư Phật Tâm Tam Ma Bát Để Pháp Giới Tính Hải Tam Muội (Sarva-buddha-hṛdaya-samāpatti-dharma-dhāru-prakṛti-samaya), nhập vào Như Lai Vô Biên, Đẳng Trì vô biên, Tính bí mật vô biên, Trí Kim Cương vô biên, Tuệ bình đẳng vô biên, biển bốn Trí vô biên, Chân Thật Thánh Tính Tam Ma Địa

Bồ Tát Ma Ha Tát trụ Kim Cương Tam Ma Địa Tam Ma Bát Để (Vajra-

samādhi-samāpatti) khéo hay sớm biết tất cả các Pháp, Minh Trí sâu kín của Như Lai. Biết Pháp Tính (Dharmatā) của chư Phật, Thánh Trí tự tại, Tính trống rỗng (Śūnyatā: không tính) của Pháp Giới, không có động, không có chuyển, mở bày tất cả vô biên Pháp Luân (Dharma-cakra: bánh xe Pháp), vô biên Công Đức, khiến các Bồ Tát nhập vào Nhất Thiết Chư Phật Hải Vân Tam Muội Kim Cương Tam Bồ Đề,

mau được nhập vào 10 loại Tính Hải Tam Ma Địa của Như Lai Thế nào gọi là 10 loại Tính Hải Tam Ma Địa?

1_Đã chứng nhập vào Phật Tính Hải Tam Ma Địa (Buddha-prakṛti-sāgarasamādhi) này, khiến cho Tâm của mình, Tâm của người khác: đều tiêu diệt hết lời nói thêu dệt, lời nói hư vọng, 3 nghiệp của Ý, tất cả các tội đã làm… thảy đều được chứng Tính Tịnh Chân Thánh, đều nhìn thấy, được thấy Trí Thân (Jñāna-kāya) của chư Phật

2_Được chứng nhập vào Phật Tính Trí Hải Tam Ma Địa (Buddha-prakṛtijñāna-sāgara-samādhi) này, hay khiến cho thân của mình, thân của người khác tiêu diệt hành: giết chóc, trộm cắp, dâm dật… sám hối lỗi lầm, tội trước kia đều khiến tiêu diệt, tự hay điều phục các Kiến (Dṛṣṭi), Thân Tâm được trụ Tam Muội (Samaya)

3_Tu chứng nhập vào Phật Tính Hải Tam Ma Địa (Buddha-prakṛti-sāgarasamādhi) này, hay khiến cho miệng của mình, miệng của người khác tiêu diệt 4 loại lỗi lầm của miệng, các tội Bất Thiện. Đã diệt được xong, hay dùng con mắt Tuệ (Prajñā-cakṣus: Tuệ Nhãn) soi thấy 5 Uẩn (Pañca-skandha) trống rỗng (Śūnya: không)

4_Tu chứng nhập vào Chư Pháp Tính Hải Tam Ma Địa (Sarva-dharma-prakṛtisāgara-samādhi), hay khiến cho Ý của mình, Ý của người khác tiêu diệt 3 Độc (tham, sân, si), tất cả tội của Ý Nghiệp (Mano-karma), được Ý Địa (Mano-bhūmi) thanh tịnh, nhập vào TÂm không có sinh, Tuệ Trí không có động, Thần Dụng tự tại, đạt Chư Phật Như Lai Pháp Giới Thánh Tính Pháp Môn

5_Tu chứng nhập vào Vô Tận Pháp Tính Công Đức Vô Biên Tính Hải Tam Ma Địa (Akṣaya-dharmatā-guṇa-ananta-prakṛti-sāgara-samādhi) này, hay khiến cho nhận thức của mình, nhận thức của người khác phân biệt rõ Pháp Tướng (Dharmalakṣaṇa) nhập vào Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha: đạo lý rất ư trọng yếu, chân lý tối cao của Phật Giáo) quán chiếu, xem xét kỹ lưỡng, tu nhập vào Bồ Đề Thánh Tính Phật Trí thảy đều viên mãn

6_Tu chứng nhập vào Thần Dụng Tự Tại Tính Hải Tam Ma Địa này, hay khiến cho Trí của mình, Trí của người khác rộng hành Bồ Tát Đạo, hiện bày Thánh Trí Pháp Lực gia trì tất cả Bồ Tát mở không, tỏ ngộ nhập vào Chư Phật Bồ Đề Tính Địa (Sarva-buddha-bodhi-prakṛti-bhūmi)

7_Tu chứng nhập vào Chư Phật Căn Bản Kim Cương Trí Tính Pháp Hải Tam Ma Địa (Sarva-buddha-mūla-vajra-jñāna-prakṛti-dharma-sāgara-samādhi) này, được thấy mọi loại Nhân Duyên sai khác, chẳng đồng nhau, hay khiến cho khéo biết tất cả nghĩa của các Pháp của Như Lai

8_Tu chứng nhập vào Như Lai Pháp Lực Trí Tính Tạng Hải Tam Ma Địa (Tathāgata-dharma-bala-Jñāna-prakṛti-garbha-sāgara-samādhi) này, hay khiến cho Tuệ của mình, Tuệ của người khác được tỏ ngộ rộng thông với Trí Tuệ của chư Phật, nhập vào Thánh Địa (Ārya-bhūmi) của Pháp, biển Tính (Prakṛti-sāgara) của Bát Nhã, đạt Thánh Tuệ (Ārya-prajñā) của Phật, Thánh Đạo (Ārya-mārga) của Bồ Đề

9_Tu chứng nhập vào Nhất Thiết Trí Tính Pháp Hải Tam Ma Địa (Sarva-jñāprakṛti-dharma-sāgara-samādhi) này, hành Bồ Đề Hạnh thâm sâu của chư Phật, hay khiến cho Tâm của mình, Tâm của người khác tỏ ngộ, nhập vào trăm Pháp Minh Môn (biết rõ thông đạt 100 loại Pháp Môn) mau khiến đầy đủ tất cả các Phật Trí (Buddha-jñāna)

10_Tu chứng nhập vào Chư Phật Bản Nguyện Vô Biên Tính Hải Tam Ma Địa (Sarva-buddha-pūrva-praṇidhāna-ananta-prakṛti-sāgara-samādhi) này, hay khiền cho thân của mình, thân của người khác tu nhập vào Vô Thượng Chính Đẳng Địa (Anuttara-samyak-bhūmi) đều khiến thành tựu Thánh Hạnh (Ārya-caryā) của chư Phật, Pháp Thân (Dharma-kāya) của Như Lai, Pháp Tạng (Dharma-garbha) của Bồ Đề

Lúc đó, Bất Tư Nghị Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình tu nhập vào Phật Nhãn Thanh Tịnh Vô Biên Pháp Giới Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán (Buddha-cakṣur-vimala-ananta-dharma-dhātu-pañca-cakṣur-apratihatavicāra) này

Làm sao được nhập vào, tu Quán Môn này? Bồ Tát đem con mắt Tâm của mình soi chiếu ngược lại, thấy dùng con mắt Tâm Trí của mình quán sát bên trong lặng yên, con mắt Trí (Jñāna-cakṣus) soi thấy Tính của 5 Uẩn Trống rỗng (Śūnya: không). Sự lặng yên của con mắt Trí (Trí Nhãn Tịch) với Trí lặng yên trong sạch (Tĩnh Tịch Trí) đồng Thể, quán thấy Ý lặng yên trong sạch soi chiếu Không có thấy thì gọi là thấy con mắt thịt (Māṃsa-cakṣus: nhục nhãn)

Quán sát dùng Trí của con mắt Tâm thấy tương ứng, dùng soi chiếu Thể lặng yên, con mắt Tâm (Citta-cakṣus) không có ngăn ngại, con mắt Trí (Jñāna-cakṣus) trong sáng thì gọi là thấy Thiên Nhãn (Devya-cakṣus)

Quán sát kỹ lưỡng, nhận thức dùng phân biệt rõ Thể lặng yên, nhận thức dùng Tuệ sáng tỏ của Trí quán chiếu Tính (Prakṛti), thấy rõ Pháp Tính (Dharmatā) thì gọi là thấy con mắt Tuệ (Prajñā-cakṣus: Tuệ Nhãn)

Quán sát kỹ lưỡng Pháp, nơi Trí đã biết rõ, thấy vô biên Thánh Tính trong nghĩa của Pháp, hay thấy Thể Tuệ của Tự Tính thì gọi là thấy con mắt Pháp (Dharmacakṣus: Pháp Nhãn)

Quán chiếu Tịch Diệt (Vyupaśama), hiểu rõ sự lặng yên trong sạch, Tính đồng với Pháp Giới Pháp Tính Vô Thể, hiểu biết tức Chân Tịnh, không có tìm (Avitarka: vô giác) Thật Tế, mỗi mỗi thấy rõ Tính thì gọi là thấy con mắt Phật (Buddha-cakṣus: Phật Nhãn)

Thế nên, Bất Tư Nghị Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát liền tự chứng, tỏ ngộ, nhập vào Như Lai Kim Cương Tam Ma Địa Ngũ Nhãn Vô Chướng Quán (Tathāgata-vajrasamādhi-pañca-cakṣu-apratihata-vicāra) này khiến tất cả các Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình tu nhập vào Tam Ma Địa Ngũ Nhãn Thánh Tính Vô Chướng Quán (Samādhi-pañca-cakṣur-ārya-prakṛti-apratihata-vicāra) này, cũng khiến cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai tu học Quán Môn (Vicāra-mukhāni) này, mau được lên Vô Thượng Đạo (Agra-mārga), mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai theo thứ tự, khiến Quảng Ý Bồ Tát tự nói Quán Môn (Vicāra-mukhāni)

*)Thứ năm là: Khi ấy, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Vô Cấu ở phương Nam, đối trước Đức Như Lai: “Tôi vì tất cả các Đại Bồ Tát hiện tại, cũng vì Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng sinh hữu tình trong 500 Kiếp năm ở thời Mạt Thế (Paścima-kāla) đương lai là các nhóm Đệ Tử của 4 Bộ, Tỳ Khưu (Bhikṣu), Tỳ Khưu Ni (Bhikṣuṇī), Thức Xoa (Śikṣamāṇa: Học Pháp Nữ, các Sa Di Ni học Giới trong 2 năm trước khi chính thức trở thàng các Tỳ Khưu Ni), Di Ni (Śrāmaṇerikā: Cần Sách Nữ, người nữ xuất gia chưa đủ 20 tuổi), Sa Di (Śrāmaṇeraka, hay Śrāmaṇera: Cần Sách Nam, người nam xuất gia chưa đủ 20 tuổi) Sư, Đại Tỳ Khưu Tăng… nói bày Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bí Mật Tam Mật Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-vajra-guhya-tri-guhya-samādhi), Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi). Nơi Tam Muội (Samādhi) này là vua của tất cả Tam Muội

Quảng Ý Bồ Tát nói: “Nay tôi khiến cho tất cả Bồ Tát với nhóm Đệ Tử của 4 Bộ tu trì, nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này, mau vượt lên thành Phật”

Ý ấy thế nào? Nếu có tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh, nhóm Đệ Tử của 4 Bộ thì Quảng Ý Bồ Tát bảo rằng: “Nếu trụ Thế Giới này thì đừng thực hành Pháp của con chó (cẩu pháp). Khi có Tỳ Khưu thường hành Pháp của con chó, tự xưng “Ta là Bồ Tát”. Ý ấy thế nào? Ví như có con chó trước tiên đến nhà người khác, ở nhà của người khác đó liền giả làm người chủ, ắt thấy về sau con chó sinh tâm: giận dữ, ganh ghét, kêu sủa, nhe răng muốn cắn người. Nội Tâm dấy lên tưởng sợ người đi đến tranh giành thức ăn

Khi Phật Giáo (Buddha-śāstra) sắp chấm dứt, Pháp muốn mạt… thời có Tỳ Khưu này tu hành Pháp của con chó: trước tiên đến nhà người khác, tác tưởng làm chủ; trụ ở nhà Thí Chủ: tham lam keo kiệt, lấy tiền của làm vật của mình, ắt thấy về sau vị Tỳ Khưu sợ hãi, giận dữ, trợn mắt, làm chủ tể của vật, sinh Tâm ganh ghét oán hận, mọi loại chê bai, bới móc, nói xấu cái hay cái dở của người khác. Như Tỳ Khưu này gần gũi bạn ác, thường sinh tưởng tham lam, tuy đọc Kinh Điển nhưng chí cầu danh lợi, chẳng hiểu biết lương thiện, thường ở Thế Gian giả dối tu hành tinh tiến nhưng bên trong ôm giữ sự hư nát, hiển mọi sự mê hoặc khác lạ… đem các phan, tượng, mọi loại hương hoa đi đến nhà người, gượng hành cúng dường nhưng ngầm hành sự lừa dối, ý chỉ cầu tiền của

Đức Phật dạy bảo các Tỳ Khưu cũng chẳng nên nương theo quan quyền, nhờ cậy thế lực, tích trữ tiền của, nương nhờ lợi tức, Thôi Bộ (suy đoán khí tượng của Trời), sự đầy vơi, Chú Thuật, Y Dược, Lịch Toán (tính toán sự vận hành của năm tháng), bốc thệ (bói toán gieo quẻ tính sự tốt xấu)…như người Tăng Ni xuất gia này. Là Đệ Tử của Phật thì thường nên tinh tiến, đừng hành Hạnh (Caryā) này, Tỳ Khưu không có Trí lừa dối, mê hoặc người khác, nói lời sai trái… ắt tự mình bị đọa, cũng làm cho người khác bị đọa

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát lại thưa bạch với Đức Thế Tôn lần nữa là: “Nguyện xin Đức Như Lai ấn chứng nhận lấy Nguyện của con, gia hộ cho con. Con sẽ liền phát Hoằng Thệ Đại Nguyện (Mahā-sarnāha-sannaddha: Thệ Nguyện rộng lớn), chẳng thể chịu nổi (bất nhẫn) khi nhìn thấy Tỳ Khưu bất thiện với tất cả chúng sinh ở thời Mạt Kiếp trong đời tương lai làm Nghiệp Hạnh này”

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo rằng: “Này Quảng Ý! Ta hứa cho ông nói”

_Bấy giờ, Quảng Ý Bồ Tát nhập vào Tam Muội An Tường Tính Định này, khởi Phật Đại Từ (Buddha-mahā-maitra) sẽ cứu tất cả chúng sinh, sư tăng, cha mẹ, Tỳ

Khưu, Tỳ Khưu Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện… ở đời tương lai, khiến tu Quán (Vicāra) này

Quảng Ý Bồ Tát liền đối trước Đức Như Lai với các Đại Chúng nói khiến cho tu nhập vào Kim Cương Bí Mật Thủ Lăng Nghiêm Tam Ma Địa Tam Muội Tính Hải này. Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ấy ví như hư không: không có bên trong bên ngoài, tất cả không có ngăn ngại cụng không có dao động

Thế nào là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi)? Thể có 5 loại tên gọi

1_Tam Muội của chư Phật nhiều như số bụi nhỏ đồng nhất với Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cho nên là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi) của một

Thể (Thể của Chân Tâm thường trụ)

2_Trăm ngàn Kim Cương Tam Muội của chư Phật (Sarva-buddha-vajrasamādhi) nhập vào Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi) đồng làm một Tính (Nhân chính, Phật Tính)

3_Một ngàn Tam Muội của Sư Tử Hống (Siṃha-nāda) đồng nhất với Lăng Nghiêm (Śūraṃgama) tại một Thể bên trong

4_Tất cả Ba La Mật Đa (Sarva-pāramitā) của tất cả Như Lai đồng nhất với Kim

Cương Bát Nhã Lăng Nghiêm Tam Muội (Vajra-prajñā-śūraṃgama-samādhi)

5_Các trăm ngàn Bí Mật Thánh Tính Bồ Đề Tam Ma Địa (Guhya-ārya-prakṛtibodhi-samādhi) đồng nhập vào Thủ Lăng Nghiêm (Śūraṃgama). Đây gọi là một (Eka)

Thế nên, tất cả Thần Thông Tự Tại Pháp Tính Thánh Trí Tuệ Hải của chư Phật, hết thảy là Thủ Lăng Nghiêm Kim Cương Tam Muội Vương (Śūraṃgamavajra-samādhi-rāja) nhiếp lấy. Tại sao thế? Vì Thức Lại Gia Hàm Tàng (Ālāyavijñāna: A Lại Gia Thức) căn bản của tất cả chúng sinh hữu tình, tất cả Pháp 3 đời, hạt giống của tám vạn bốn ngàn trần lao (84000 phiền não), Pháp Tính (Dharmatā) của vô lượng vô biên Trí Tuệ … đều là Chủng Tính Bồ Đề (Bodhi-gotra) của Thủ Lăng Nghiêm

Làm sao được nhập vào Chư Phật Như Lai Bồ Đề Chủng Tính Tát Bà Nhã Hải Lăng Nghiêm Tam Muội (Sarva-buddha-tathāgata-bodhi-gotra-sarva-jñā-sagaraśūraṃgama-samādhi) diệt trừ hạt giống Nghiệp Lực (Karma-bala) của trần lao? Vì tính Chủng Thức (tên gọi khác của A Lại Gia Thức) ác của vọng tưởng như vậy giống như bụi nhỏ, tinh tế kín đáo thâm sâu, ẩn nấp nhỏ bé, vi diệu… hay dung chứa, hay che dấu, khó thể thấy được

_“Như tướng nào, buông bỏ mà được Xuất Ly (Naiṣkramya: vượt ra thoát lìa)?”

Quảng Ý Bồ Tát bảo các Bồ Tát rằng: “Nếu người tu Kim Cương Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Vajra-śūraṃgama-samādhi) liền được xuất ly. Ý ấy thế nào?

Chẳng mượn Công Lực, quán sát kỹ lưỡng Bản Tâm, huyền diệu nhập vào đất Tâm (Citta-bhūmi: Tâm Địa) đến nơi biển Tính Chân Như của Pháp Tạng… sẽ tự tiêu diệt

Tu Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này như thế nào? Tất cả Bồ Tát nói: “Làm sao để tự tu tập?”

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát nói: “Ngay Tâm soi thấy, mỗi mỗi tinh tế quán sát Tính, dùng phương tiện của Tuệ (Prajñā), ngọn đèn Trí (Jñāna-dīpa: Trí đăng) soi chiếu, nhập vào đầu sợi lông, sự tình của hình dạng ấy, Tính của một hạt bụi nhỏ: rất nhỏ bé không có Tính, liền thấy Tâm định, như như chẳng động, Tính của Trí vắng lặng, trống rỗng, không có Tính. Đây gọi là tu nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Chân Tịnh Thể Tính

Thể dùng soi chiếu ngược lại, dùng Tuệ quán sát tinh tế, lắng Tâm thấy Tính, Thể trong sạch của cội nguồn, chứng Tính thanh tịnh, chỉ yên tĩnh, chỉ chính đúng, chỉ vắng lặng, chỉ yên tĩnh, mỗi mỗi thấy rõ Tính. Đây gọi là Chính Định Lăng Nghiêm Bản Tĩnh

Như điều này, dụng công chẳng nhập vào Tà Định (Mithyātva-niyata: Thiền định sai lầm của tất cả Tâm bất thiện), vĩnh viễn đến Bồ Đề, đồng với Tính của Phật Thánh, chứng Pháp Thân như như, được tên gọi là cứu cánh (Uttara: cảnh giới cao tột)

Thế nên, Quảng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với chúng sinh hữu tình ở đương lai tu nhập vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cho nên mau chứng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Vô Biên Trí Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, tự nói Quán Môn

*)Thứ sáu là: Vô Biên Trí Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Bạch Sắc Pha Lê ở phương Tây Nam, đối trước Đức Như Lai, cúi lạy Đức Thế Tôn rồi bạch Phật rằng: “Con vì tất cả Bồ Tát hiện tại với tất cả chúng sinh, hữu tình, loài có thọ mệnh ở đời loạn trược trong kiếp vị lai, khi Pháp muốn mạt, thì con vì họ nói bày Như Lai Kim Cương Bí Mật Tam Mật Bồ Đề Quán (Tathāgata-vajra-guhya-triguhya-bodhi-vicāra) khiến chi tất cả Bồ Tát hiện tại với chúng sinh hữu tình ở đương lai, mau chóng tu nhập, hiểu biết, chứng Bình Đẳng Tính Trí Kim Cương Tam Ma Địa Hiện Chứng Bồ Đề Quán (Samatā-jñāna-vajra-samādhi-abhisamaya-bodhivicāra)”

Khi ấy, trong Chúng có một vị Giác Tuệ Bồ Tát hỏi Vô Biên Trí: “Nơi Quán Môn này có mấy loại Pháp?”

Vô Biên Trí đáp rằng: “Đều có 7 loại nắm giữ, nói tu học”

“Làm sao chứng được? Có Nhân Duyên gì chứng Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)? Cái gì là Tâm Bồ Đề? Nơi Tâm Bồ Đề này có chỗ đắc (sở đắc) chăng?”

Vô Biên Trí Bồ Tát đáp Giác Tuệ Bồ Tát rằng: “Này Nhân Giả! Nếu Tâm Bồ Đề có chỗ đắc, ắt không có việc này. Vì Tâm hiện tại chẳng thể đắc, Tâm vị lai chẳng thể đắc, Tâm quá khứ chẳng thể đắc, nếu lìa Tâm Bồ Đề cũng chẳng thể đắc. Tâm Bồ Đề chẳng thuộc Nhân (Hetu), cũng chẳng thuộc Duyên (Pratyaya), chẳng thể dùng tên gọi (Nāma: danh) nói được. Tự có Pháp Hữu Vi (Saṃskṛta-dharma) mà chẳng thể lập Tướng, chẳng phải là tạo làm, cũng chẳng phải là chẳng tạo làm; cũng chẳng thể được thấy, cũng chẳng thể được biết”

Vô Biên Trí Bồ Tát bảo Giác Tuệ Bồ Tát rằng: “Vô lượng Công Đức, sự nghiệp vi diệu của Bồ Đề như vậy không có hình tướng. Tâm Bồ Để chẳng thể dùng tên gọi là Tâm, cũng chẳng thể nói tên gọi là Tâm Vô Vi (Asaṃskṛta-citta), cũng chẳng thể nói tên gọi là sắc (Rūpa), cũng chẳng thể nói tên gọi là Vô Sắc (Arūpa). Bồ Đề như vậy, Công Đức của Bồ Đề thanh tịnh vĩnh viễn chẳng thể đắc, tất cả Tâm hữu tình cũng chẳng thể đắc. Tại sao thế? Vì Bồ Đề (Bodhi) với Tâm (Citta) đồng với Pháp Giới (Dharma-dhātu)”

Khi ấy, Giác Tuệ Bồ Tát nói với Vô Biên Trí Bồ Tát rằng: “Bồ Đề với Tâm đều không có thể đắc thì làm sao tu nhập vào Bình Đẳng Tính Trí Kim Cương Tam Ma Địa Hiện Chứng Bồ Đề Quán được Vô Thượng Trí Chính Đẳng Bồ Đề?”

Lúc đó, tức Vô Biên Trí Bồ Tát nói với Giác Tuệ Bồ Tát rẳng: “Nếu có tất cả Bồ Tát đang phát 4 Tâm Vô Lượng (Catvāry apramāṇāni) của Như Lai. 4 Tâm vô lượng của Như Lai đồng với Pháp Giới Thánh Tính Kim Cương ngang bằng như hư không, Linh Thánh gia bị liền được chứng Bồ Đề

Làm sao tu nhập vào Chỉ Quán (Śamatha-vipaśyana) này? Bồ Tát xem xét kỹ lưỡng, nên soi chiếu Bản Tâm, quán Tính hiểu biết của Tham (Lobha hay Rāga), dấy lên Tâm Biến Hành (Sarva-traga-citta: gồm có 5 loại Tâm Sở là tiếp chạm, tác ý, nhận lấy, tưởng, suy nghĩ), liền trụ Pháp Giới Tính Không Chánh Định, nhập vào Tam Ma Đā (Samādhi) chứng Tâm vắng lặng, chẳng động, chẳng thấy, nhập vào Tâm Bồ Đề… được tên gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán (Abhi-samaya-bodhi-cittavicāra)

Lại soi thấy 5 chỗ Biến Hành (tiếp chạm, tác ý, nhận lấy, tưởng, suy nghĩ) của Tâm cáu giận (Dveṣa-citta: sân tâm); nơi mình với người khác, thấy Tính của hữu tình, chứng Pháp không có Tính, chẳng dấy lên tướng có (hữu tướng), Ý Căn (Manaindriya) chính định, nhập vào Tam Ma Địa, Tính vắng lặng của Ý, Tính của Thức (Vijñāna: sự nhận thức phân biệt) chẳng động, nhập vào Tâm Bồ Đề… tức gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

Lại chiếu soi Biến Kế Sở Chấp (Parikalpita: sự phân biệt hư vọng chấp lấy) của Nhãn Thức Căn (Cakṣur-vijñāna-indriya), Tâm nghi ngờ sằng bậy, sinh nhiễm dính các sắc (Rūpa), trụ Tâm chính định thì Sắc Trần (Rūpa-viṣaya: sắc cảnh, hình ảnh màu sắc) chẳng dấy lên, con mắt (Cakṣu) thấy hình sắc ngang bằng với không có tướng, vắng lặng chứng Tâm của Thánh Trí, nhập vào Tính của Bồ Đề… tức gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

Lại chiếu soi Tâm dính vào các mùi hương của Tỵ Thức Căn (Ghrāṇa-vijñānaindriya) nhiễm vào Thức Trí đồng với Tính Thể. Quán Tính của Tự Thể, Hương Giới (Gandha-dhātu), Thức Giới (Vijñāna-dhātu) thông làm một Thể, nhận thức Tâm ngửi dấy lên, chẳng nhiễm Huơng Giới (Gandha-dhātu )thì Tỵ Căn (Ghrāṇendriya: lỗ mũi) thanh tịnh, chứng 5 phần hương, thể nhập vào Tam Ma Địa, đạt Tâm Bồ Đề, đồng với Thật Tế của Phật… tức gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

Lại soi thấy âm thanh hưởng ứng, nghe khổ, sướng, buồn, vui của Nhĩ Căn (Śrotrendriya: lỗ tai), Tâm dính vào Tính của Tình… Trụ âm thanh của Phật, Pháp vui sướng tự tại thì Thanh Trần (Śabda-viṣaya: thanh cảnh, âm thanh, tiếng vang) chẳng dấy lên, ắt Tính chính đúng của Tam Muội nhập vào Tam Ma Địa, Nhĩ Thức Căn (Śrotra-vijñāna-indriya) yên lặng, nhập vào Tâm Bồ Đề. Đây gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

Lại soi thấy Thiệt Thức (Jihva-vijñāna: sự nhận biết phân biệt của cái lưỡi) thâm nhập vào Vị Giới (Rasa-dhātu: đặc tính của mùi vị). Vị Căn (Jihvendriya: cái lưỡi) vi diệu nhiễm dính Tính Thể, quán Tâm của Tự Tính nhập vào Phật Tính (Buddhatā), chứng Chính Định của Thức, chẳng nhiễm dính mùi vị. Tính của mùi vị trong Thiệt Thức Giới (Jihva-vijñāna-dhātu) vắng lặng, nhập vào Tâm Bồ Đề, đồng với Thánh Tính của Phật. Tức đây gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

Lại soi thấy Thân Căn (Kāyendriya: thân thể, thân xác), thân tiếp chạm sự mềm mại, trơn nhẵn tinh tế, chứng khắp các sự nhận thức phân biệt: nhận chịu, tiếp chạm… Tâm Tính của Thân Căn khoái lạc, Xúc Trần (Spraṣṭavya-viṣaya: xúc cảnh, cảm xúc khi tiếp chạm) vi diệu nhiễm dính 5 Dục (Pañca-kāma: 5 loại tình dục nhiễm dính với 5 loại hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc khi va chạm) nên quán Tâm Thức của 5 Dục là chủ, Tham Ái là mẹ, Vô Minh là cha, Thân cũng là gốc rễ sinh trưởng Tà Chấp. Chính vì thế cho nên Bồ Tát cần phải soi chiếu tinh tế, quán sát kỹ lưỡng Tâm Tính, nhập vảo Tam Ma Địa, thấy Tính của biển Phật (Phật Hải Tính). Thế nên không có tiếp chạm, các Căn (Indriya) vắng lặng, Tâm không có xao động chẳng yên (Auddhatya: trạo cử), chẳng làm các việc ác, thân thường thanh tịnh, chẳng nhiễm sáu Trần (hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc, Pháp cảnh) là Phạm Hạnh (Brahma-caryā) chân thật, không có chỗ dính mắc…ṇgười tu như vậy nhập vào Tâm Bồ Đề. Tức gọi là Hiện Chứng Bồ Đề Tâm Quán

_Thế nên, Giác Tuệ Bồ Tát nói: “Làm sao tu nhập, mau chứng Bồ Đề?”

Vô Biên Trí Bồ Tát đáp rằng: “Tất cả Bồ Tát nếu tu 7 loại cực khó, khó nhập vào Bí Mật Kim Cương Hiện Chứng Bồ Đề Quán tức sẽ mau chóng chứng nhập vào Quán này. Nếu được chứng nhập thì làm thế nào mà làm phương tiện, lại tu Tâm Địa? Nhập vào Quán Môn này có thế tự ra sao? Tu trì như thế nào? Nếu Bồ Tát tu chứng, nhanh chóng thành, lại quán Đất Tâm lần nữa, nên dùng Tâm ấy quán Tâm thấy Tâm. Con mắt Tâm thấy Tính mỗi mỗi thật rõ ràng, thấy Tính, không có thấy, Tâm (Citta) yên lặng , Ý (Mano) vắng lặng, Thức (Vijñāna) dùng sự yên lặng của Tính, lặng lẽ chiếu soi, Tĩnh Vô Kiến Trần Diệt Định, đều ngang bằng với sự vắng lặng, lắng yên trong Tâm, chẳng thất Thân Căn cùng với Xúc (cảm xúc tiếp chạm) đồng Tính”

Chính vì thế cho nên, Giác Tuệ Bồ Tát nghe Vô Biên Trí Bồ Tát Ma Ha Tát nói Bồ Đề Tâm Quán (Bodhi-citta-vicāra) này xong thì đối trước Đức Như Lai, Đại Chúng… nhảy vọt lên hư không, cao bằng 7 cây Đa La, làm các Thần Thông, vui mừng hớn hở

Ở trong Hội này, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đồng thanh khen rằng: “Rất hiếm hoi, đặc biệt lạ kỳ, chưa từng có?”

Lúc đó, trong Hội đồng được có tám vạn bốn ngàn ức các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát tu Hiện Chứng Quán Bồ Đề Môn (Abhisamaya-bodhi-vicāra-mukhe) này, được chứng Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti). Sau này, đời đương lai: tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh cũng đồng với Nguyện này, tu Quán Môn đó, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Tất cả Đại Chúng nghe thấy nói xong thì tin nhận, phụng hành

_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Vô Biên Âm Thanh Hống

Thủ Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, cần phải tự diễn nói Quán Môn

*)Thứ bảy là: Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Vô Cấu ở phương Nam, đối trước Đức Như Lai, khải bạch với Đức Thế Tôn: “Lại nguyện xin Đức Như Lai hộ niệm cho con. Con đang ở trước mặt Đức Như Lai, nói với tất cả Bồ Tát, khiến tu nhập vào Nhất Thiết Chư Phật Bí Mật Kim Cương Bồ Đề Tam Ma Địa Thậm Thâm Thù Đặc Tịnh Thổ Quán, cũng khiến cho tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai tu nhập vào Quán này

Khi ấy, các chúng Đại Bồ Tát trong Hội, đối trước Đức Như Lai khải bạch với Hống Thủ Bồ Tát: “Làm sao để được tu trì, nhập vào Quán Môn này?”

Hống Thủ Bồ Tát đáp rằng: “Nếu có Bồ Tát đang tu Tri Kiến như thật, khiến thọ nhận Tâm Pháp, nhập vào Ý Niệm của Tâm tức gọi là thọ Pháp. Đã nhận được Pháp xong, tức người thọ nhận này: Tâm liền không có niệm, Ý liền không có nghĩ tên gọi, Tâm không có động, nơi Tâm không có động là Chân Niệm Phật được nhập vào Tịnh Thổ, quán Tịnh Thổ thù đặc chân thật. Thế nên tức gọi là Bồ Tát chân thật chí thành tu nhập”

_“Làm sao tu trì được nhập vào Quán này?”

Hống Thủ Bồ Tát nói: “Nếu Bồ Tát trước tiên coi trọng, nhập vào 10 loại Pháp Tính Tịnh Thổ thuộc Chư Phật Liễu Giác Tâm Địa Thanh Tịnh Giải Thoát Chân

Như Pháp Quán Thánh Trí Lý Tính của Như Lai Thế nào gọi là 10 loại Pháp Tính Tịnh Thổ?

1_Người được thọ nhận Pháp, quán Cực Lạc Tịnh Thổ (Sukha-vatī-kṣetra). Nhận Niệm Pháp (Smṛti-dharma) xong thì Pháp vốn không có chấp vào điều nhận Giáo Niệm, Trí hành không có niệm Pháp Trí, thế nên tức là chân thọ (thọ nhận chân thật). Pháp vốn không có sinh, Pháp Tướng cũng như thế, tức là hiểu biết rõ. Đây gọi là Tịnh Thổ

2_Nhận được Pháp xong, nếu làm Vô Tướng (Animitta) thì người quán sát (năng quán), nơi quán sát (sở quán), niệm không không có nghĩ tưởng, được chứng Tính Thổ không có thân thể, không có thọ nhận, chẳng phải là quán Pháp Tướng phát khởi Thánh Hạnh, hiểu biết rõ thấy Tính, chứng nhập vào Tịnh Thổ

3_Nếu nhận được Pháp, quán Pháp không có dính mắc, quán Niệm không có nơi chốn, chẳng thấy Quang Hoa (ánh sáng rực rỡ chiếu sáng), cũng không có hình tượng. Thể của Phật không có Tướng giống như hư không, không có xứ sở…Vô Niệm Tam Muội cũng lại như vậy. Như tu Niệm này thì đây gọi là hiểu biết rõ sự chân thật nhập vào Tịnh Thổ

4_Khi nhận được Pháp thời quán tướng tốt của Phật ngang bằng với Pháp Giới, không có sắc tượng, chỉ thấy thanh tịnh, chẳng thấy Thể Tướng, đồng với Pháp Thân của Phật, không có sai khác trong sạch như Lưu Ly, bên trong bên ngoài sáng tỏ, hiểu biết rõ Tính của Tâm, Tính lặng yên không có vật. Đây gọi là Tịnh Thổ

5_Nếu nhận được Pháp, quán đất tâm của mình, soi thấy Tính của Tâm, hiện Thế Giới của Phật, vô lượng Tịnh Thổ, chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát với thấy thân của mình cũng ở trong ấy, hiểu biết rõ ràng được vào Tịnh Thổ

6_Thọ nhận Pháp này xong, quán thấy thân của mình, thân của người khác sinh tử trong vô lượng Kiếp, xoay quanh 6 nẻo, nhận chịu các khổ vui. Từ cõi sinh tử được ra khỏi phiền não, chứng cảnh (Viṣaya) của Tâm mình, hoa sen hóa sinh, thấy Báo Thân (Saṃbhoga-kāya) của Phật sáng tỏ rực rỡ giống như ngàn mặt trời sáng rực không có gì so sáng được, hiểu biết rõ thân của mình ở ngay trước mặt Đức Phật, nhập vào Như Như Quán. Đây gọi là Tịnh Thổ

7_Nhận được Pháp xong, quán sát kỹ lường Tâm Tính, nhập vào Phật Tam Muội (Buddha-samādhi) sẽ thấy Vô Minh (Avidyā), Hữu (Bhava), Ái (Tṛṣṇa) của thân mình ngang bằng đồng với Thể Tính chẳng cùng buông lìa, dính mắc sâu xa, ràng buộc chưa có kỳ ra thoát ra. Thế Nên Bồ Tát nên phát Đại Bi (Mahā-kāruṇa), đột nhiên thanh tịnh, trụ Phật Tam Muội. Được Tam Muội này thấy rõ Tự Tính căn bản của Thân Tâm trong sạch như Lưu Ly, trong suốt không có chướng ngại… gọi là nhập vào Tịnh Thổ

8_Nhận được Tâm Pháp, nên tự Quán Hạnh, hiểu biết Cảnh Giới của Tâm hư vọng giữ lấy các Kiến (Dṛṣṭi), Tâm điên đảo sinh Tâm chấp dính vào cái Tôi (Ātman), mê cảm Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi) ngăn che Thể Tính chẳng thể hiểu rõ… thề sẽ tinh tiến, vì các hữu tình siêng tu Tịnh Thổ. Chỉ nguyện xin Đức Như Lai che giúp cho ta, nay đối trước Đức Thế Tôn liền nhập vào Tam Muội, mới thấy Tự Tính, Tâm như thủy tinh soi sáng bên trong bên ngoài, thảy đều thanh tịnh, biết rõ Tính, thấy rõ cõi nước thanh tịnh của chư Phật đồng với Thể Tính của ta không có sai khác. Đây gọi là hiểu biết rõ Tự Thể thanh tịnh được nhập vào Tịnh Thổ

9_Tương xứng nhận được Pháp, quán chiếu Tâm Thể, chỉ thấy Tự Tính chẳng thấy Tâm trở ngại. Lại quán Tự Tính, thâm nhập Pháp Thể (Dharma-svabhāva: bản chất hoặc Thể Tính của các Pháp) liền thấy khởi diệt, sinh tử biến đổ, không có thể định. Liền nên một lần nữa phát Đại Nguyện Đại Từ (Mahā-maitra). Lại quán Tâm Tính, siêng năng gia thêm công lực. Tâm ấy nhập vào Định trải qua vô lượng Kiếp chẳng ra khỏi Tam Muội, Chí Nguyện tại Định, thường nhập vào Tam Muội giáo hóa Thương Sinh (trăm họ) khiến chứng Bồ Đề (Bodhi), Minh Tuệ [3 Minh (Túc Mệnh

Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và 3 Tuệ (Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ)],Thật Tế (Bhūta-koṭi: Lý Thể của Chân Như) hiểu biết rõ Tâm Thể (tinh thần và thân thể), nhập vào Tịch Tĩnh (trạng huống bình đẳng an tịnh của Tâm ngưng trụ tại một nơi) được gọi là Tịnh Thổ

10_Nhận được Pháp Giáo, y theo thọ nhận Giáo xong, quán kỹ lưỡng cái gương Tâm soi thấy Tâm Tính, chỉ chiếu soi, chỉ lặng trong, chỉ chiếu soi, chỉ trong sạch… quán khắp 10 phương, rộng vòng Pháp Giới, sáng trong Tịch Tĩnh không có chướng ngại, Tính như hư không, đồng với Di Đà Pháp Thân Tịnh Thổ kia. Ở Tịnh Thổ này phát Hoằng Thệ Nguyện sẽ cứu hữu tình, đều khiến cho giải thoát. Hiểu biết rõ cái gương Tâm, được nhập vào cõi nước thanh tịnh (tịnh quốc) đồng với Tính của Phật Thánh. Đây gọi là Tịnh Thổ

Như vậy, Bồ Tát nhập vào Tịnh Thổ này. Làm sao ở đương lai, dạy bảo các Bồ Tát tu nhập vào Quán Môn, chứng được Pháp Tính, Tịnh Thổ của chư Phật? Thế nên, Bồ Tát trước tiên nên tự Tâm quán Thể của Bản Giác (Giác Tính vốn có), soi thấy Tâm Tính, Tâm bên trong, Duyên bên ngoài. Bên trong hiểu biết Tâm dấy lên, liền hiểu biết Duyên bên ngoài. Chỉ quán Tâm bên trong, Tâm lặng yên không có khởi đầu, soi chiếu trọn vẹn Tịch Diệt, giác ngộ không có vật. Quán sát tinh tế Tâm Tính, sáu Thức đều tiêu tan, 5 Uẩn tự trống rỗng, hiếu biết chứng Tịch Tĩnh, được mỗi mỗi Tâm trống rỗng, diệt hết Si Định, 3 Độc một Thể, hiểu biết rõ tính chất tương đồng, chỉ chân thật, chỉ chính đúng, Pháp Thân Tịch Định (Dharma-kāya-samādhi: cảnh giới Thiền Định của Pháp Thân, nơi Pháp Thân chẳng dấy lên tưởng hư vọng, niệm hư vọng)

Thế nên, Vô Biên Âm Thanh Hống Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa khiến tất cả Bồ Tát đương lai với tất cả chúng sinh hữu tình đồng chứng nhập vào A Di Đà Quán Tự Tại Vương Như Lai Pháp Thân Thánh Tính Tịnh Thổ Quán của tất cả chư Phật ở 10 phương

Lúc đó, Hống Thủ Bồ Tát thành tựu 10 loại Tịnh Thổ Kim Cương bí mật của tất cả chư Phật, khiến tất cả Bồ Tát với chúng sinh ở đương lai đồng tu Quán Hạnh, nhập vào Phật Tam Ma Địa (Buddha-samādhi), được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề

_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Thù Thắng Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, tự nói Quán Môn

*)Thứ tám là: Thù Thắng Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Hồng Sắc Ma Ni ở phương Tây Bắc, đối trước Đại Chúng Hội, hướng về trước mặt Đức Như Lai, vì tất cả Bồ Tát hiện tại, Hữu Tình, tất cả chúng sinh trong đời ác ở đương lai: có Phật, không có Phật nói bày Như Lai Kim Cương Tam Ma Địa Tự Tại Vô Ngại Quán (Tathāgata-vajra-samādhīśvarāpratihata-vicāra) khải bạch với Đức Thế Tôn: “Nguyện xin Đức Phật hứa cho con, nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy Nguyện của con”

Đức Thế Tôn liền bảo: “Này Ích Ý Bồ Tát! Nay Ta hứa với ông”

Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát liền nhập vào Tam Muội (Samādhi), từ Định khởi dậy, khế hợp phát Đại Nguyện sâu kín Đại Từ Đại Bi của chư Phật: “Con vì tất cả chư Thiên, chúng sinh hữu tình với các Bồ Tát trong đời vị lai: có Phật, không có Phật… sinh ở 3 đời thì con đều cứu giúp. Lại nguyện cho Tâm của con ngang bằng như hư không không có ngưng nghỉ, tận bờ mé vị lai, đồng với thân của nhóm loại chúng sinh, nhận chịu hết vô lượng sinh tử: xuất hiện với ẩn mất, làm các đồng loại tiếp dẫn Quần Phẩm (chúng sinh), nhiêu ích hữu tình khiến ra khỏi biển khổ luân hồi sinh theo 4 cách (trứng, thai, ẩm thấp, biến hóa), tu nhập vào Bồ Đề Kim Cương Phật Địa (Bodhi-vajra-buddha-bhūmi)

Ích Ý Bồ Tát nói: “Nếu trái ngược với Thệ Nguyện, dấy lên Tâm tham dính 5 Dục với nhóm Tình: tham lam keo kiệt, ganh ghét đố kỵ, oán hận… tức con đã nói dối tất cả Bồ Tát, chư Phật Như Lai ở 10 phương. Con sẽ phát nguyện từ nay về sau, cho đến khi thành Phật thường sẽ hộ trì Đại Nguyện của chư Phật, tu hành Phạm Hạnh, tùy thuận Giới trong sạch, xa lìa các lỗi lầm: tội lỗi ác, nghiệp ác bất thiện… chỉ xin Đức Phật chứng minh cho Đại Nguyện của chúng con. Nguyện xin Đức Thế Tôn Từ Bi che giúp.

Nay con lại có lại phát Đại Nguyện: Nguyện cho thân tướng của con với danh hiệu của con. Kẻ chưa nghe tên của con thì nguyện được nghe, nếu người được nghe liền chứng Bồ Đề. Kẻ chưa được thấy tướng tốt của con thì nguyện được thấy, người đã được thấy liền chứng Bồ Đề, mau khiến cho giải thoát. Kẻ chưa được Phật Pháp thì nguyện khiến được Pháp, người chưa thọ nhận được Pháp thì nguyện khiến cho thọ nhận Pháp, kẻ đã thọ nhận được xong thì Tâm mở Đại Ngộ, đạt chứng Bồ Đề.

Nguyện xin Đức Thế Tôn! Nguyện xin Đức Như Lai ban cho con, ấn khả danh hiệu của con với thân tướng của con, 10 phương nghe khắp, Pháp Giới chứng biết. Nguyện xin Đức Như Lai giúp cho con Thọ Ký (Vyākaraṇa), khiến tất cả chúng sinh quyết định thành Phật”

_Ích Ý Bồ Tát lại đối trước Đức Thế Tôn ân cần trình bày lần nữa: “Chư Phật Hiền Thánh, hư không ẩn kín hiển lộ. Con có Đại Nguyện chí cầu con mắt Phật thanh tịnh, Thần Thông Tự Tại của Như Lai, du lịch 10 phương được thấy chư Phật. Lại nguyện gia bị cho con, nguyện cho Thân Tâm của con tràn khắp 10 phương, ngang bằng như Pháp Giới, 4 góc (Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc), phương trên, phương dưới đều hay ngang bằng, nhập vào biển Tính của chư Phật (Sarva-buddhaprakṛti-sāgara), Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi), sức của 8 Thánh Đạo (Aṣṭa-ārya-mārga-bala) gia bị cho con. Thế nào là tám?

1_Lại nguyện cho đều thấy chư Phật Như Lai trở lại trần gian, dạy bảo chỉ lối cho hữu tình, các Đại Bồ Tát, tất cả chúng sinh đồng với nguyện của con

2_Cũng thấy chư Phật Như Lai phóng ánh sáng lớn, chiếu sáng ngàn cõi giới, giáp vòng khắp cả, chiếu chạm thân của con, nhập vào 8 Thánh Đạo, chứng thấy thân của mình: Thần Thông tự tại, Thánh Lực gia trì, khai mở tỏ ngộ Phật Đạo

3_Cũng thấy Tâm của mình tại Pháp Giới của Phật, trụ Tam Ma Địa, an ổn khoái lạc

4_Cũng thấy Thân của mình nhập vào khắp Thánh Trí, trụ Phật Thánh Tính mau đạt Bồ Đề

5_Cũng thấy Thân của mình chứng khắp cả các nghĩa, Biện Tài không có ngăn ngại, dạy bảo chỉ lối cho chúng sinh

6_Cũng thấy Thân của mình nhập vào khắp các Địa (Bhūmi), lên Bồ Đề Đạo dần dần sẽ thành Phật

7_Cũng thấy Thân của mình đốn ngộ các Pháp, trụ Như Lai Địa (Tathāgatabhūmi)

8_Cũng thấy Thân của mình tràn khắp cả Pháp Tính, trụ Pháp Giới của Phật, thành Pháp Thân của Phật

Thế nên gọi là chứng 8 Thánh Đạo, nhập vào Thánh Trí của Tự Tính đồng nhất với Chân Như, Pháp Thân của Như Lai, vòng khắp Pháp Giới, đồng với Hư Không rộng lớn bao la, ngang bằng nhập vào Bồ Đề (Bodhi), Thật Tế (Bhūta-koṭi: tận cùng bờ mé chân thật), Như Như (Chân Như tồn tại vĩnh hằng)

_Lúc đó, Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát nói: “Nay con vì khắp cả chúng sinh, tất cả Bồ Tát trong Pháp Giới, đối trước Đức Như Lai, một lần nữa diễn nói Chư Phật Kim Cương Bí Mật Bồ Đề Tam Ma Địa Vô Ngại Pháp Tính Quán (Sarva-buddha-vajraguhya-bodhi-samādhi-apratihata-dharmatā-vicāra). Nguyện xin Đức Như Lai ấn nhận Giáo (Śāstra) của con”

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo rằng: “Ông nên mở nói, Ta hứa cho ông diễn nói”

Khi ấy, Ích Ý Bồ Tát nương theo Thánh Chỉ của Đức Phật bảo tất cả Đại Chúng: “Nếu có Bồ Tát cầu Bồ Đề thời tu trì Vô Ngại Pháp Tính Quán (Apratihatadharmatā-vicāra). Nếu hay tu tập, trước tiên nên phát Nguyện, khởi Tâm Đại Bi y theo Đại Nguyện của tôi, tu nhập vào Quán (Vicāra) này”.

_“Làm sao tu học, lại nguyện chỉ bày?”

“Hết thảy nên tin nhận, y theo Giáo phụng hành”

_Các Bồ Tát nói: “Tu tập như thế nào? Làm sao quán chiếu?”

Ích Ý Bồ Tát đáp rằng: “Này các Bồ Tát! Ngay Tâm chiếu dụng, quán sát kỹ lưỡng Tâm Tính thanh tịnh không có vật, dùng Giác (sự hiểu biết) chứng Định, thấy Tính vắng lặng yên tĩnh, chỉ vắng lặng, chỉ dụng, chỉ yên tĩnh, soi thấy Tâm Linh trống rỗng sáng sủa trong sạch, đột nhiên biết rõ thông đạt không có bờ mé, như mặt trăng tại hư không, trong sạch thấu suốt Pháp Giới, Thần Dụng Thánh Tính ngang với hư không, không có ngăn ngại”

Thế nên, Ích Ý Bồ Tát Ma Ha Tát khuyến phát (khuyên người phát tâm theo Phật Đạo) các Bồ Tát tu nhập vào Quán Vô Ngại Pháp Tính (Apratihata-dharmatā) của Như Lai Kim Cương Bồ Đề (Tathāgata-vakra-bodhi).

Vô Ngại Pháp Tính Quán (Apratihata-dharmatā-vicāra) là Pháp vốn chẳng sinh, nay tức không có diệt, Bồ Đề chẳng tăng thêm, Ba La Mật chẳng giảm bớt. Nếu Bồ Tát trụ Pháp Tính Quán Môn (Dharmatā-vicāra-mukha) này tu học Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề sẽ mau vượt qua Pháp Giới, mau chứng Bồ Đề, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề

_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai theo thứ tự khiến Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát, chúng sinh hữu tình, tự nói Quán Môn

*)Thứ chín là: Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Bất Không Bảo Nguyệt ở phương Bắc, hướng trong Đại Chúng Hội, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Đức Phật, qùy thẳng lưng, cài chéo bàn tay rồi bạch Phật rằng: “Nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy Nguyện của con. Con sẽ tuyên nói. Con liền sẽ phát 10 loại Thánh Tính Tâm thuộc Đại Nguyện của Như Lai, chứng nhập vào Pháp Môn Giải Thoát của Kim Cương bí mật

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Tuệ Nhãn Bồ Tát! Ta sẽ hứa với ông, chỉ nghe diễn nói”

Khi ấy, Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát liền nhập vào Tam Muội, dùng con mắt Tuệ (Prajñā-cakṣus) sáng suốt của sức Tam Muội, Bồ Tát được thấy tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát, tất cả chư Thiên trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Thân đối trước Đức Như Lai tự nói sức Thánh Tính của Tam Muội, Kim Cương Giải Thoát, Bí Pháp của Như Lai… hết thày đều tin nhận, y theo Đại Nguyện của con tu tập Bồ Đề Bí Mật Kim

Cương Vô Nhị Quán Môn (Bodhi-gughya-vajra-advaya-vicāra-mukhāni) sẽ chứng Kim Cương Giải Thoát (Vajra-vimokṣa)

Lúc đó, Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát lại nguyện: “Xin Đức Như Lai gia bị cho con. Nguyện cho Tâm Tính của con nhập vào Thánh Trí đồng làm một Thể, đều chứng thanh tịnh.

Tâm Tính thanh tịnh tức là Tính Bồ Đề của Như Lai. Tính Thể của Bồ Đề không có nhiễm dơ cũng không có sắc tượng. Tính của Bồ Đề cùng với trống rỗng (Śūnya: không) đều ngang bằng. Tính của Bồ Đề đồng với Pháp Giới (Dharma-dhātu). Tính của Pháp Giới cũng ngang bằng đồng với bình đẳng (Sama). Tính của bình đẳng tức đồng với cứu Cánh (Uttara). Tâm Tính vặng lặng yên tĩnh đồng làm một thể. Thế nên, Thánh Tính của Bồ Đề không có một, không có hai, cũng không có sai khác. Như chứng điều này thì chân thật đồng với Pháp Tính (Dharmatā) không có nhập vào, không có xuất ra

Nói Pháp Tính (Dharmatā) là chẳng chấp vào nhập, chẳng chấp vào xuất, Pháp Tính không có Tướng. Thánh Tính của Như Lai không có nơi chốn ra vào, Pháp Trí Thánh Tuệ thông đạt rõ, không chó chướng ngại. Thần Dụng vắng lặng yên tĩnh, không có tướng, không có cảnh

Thế nào gọi là không có tướng (Alakṣaṇa), không có cảnh (Aviṣaya)? Chẳng lấy sự nhận thức của con mắt (Cakṣur-vijñāna: nhãn thức) thì gọi là không có tướng (Alakṣaṇa), chẳng quán sát Sắc Trần (hình sắc) thì gọi là không có cảnh (Aviṣaya). Cho đến chẳng tùy theo sự phân biệt rõ ràng của Ý Thức (Mano-vijñāna) thì gọi là không có tướng, chẳng quán sát Duyên bên ngoài, không có vọng tưởng thì gọi là không có cảnh. Pháp Tính vốn như Tướng, Cảnh cũng yên tĩnh; 2 Tướng không có khác biệt, đồng Thể, một Tính. Tại sao thế? Vì nhập vào Tính của Phật Tam Muội đồng với Đẳng Chí (Samāpatti); Tính, Cảnh của Bồ Đề không có khác

Thế nên, Bồ Tát, tất cả chúng sinh siêng năng gia thêm tu nhập vào 10 loại

Thánh Tính, liền được chứng thành Bí Mật Kim Cương Bồ Đề Vô Nhị Pháp Tính Quán Tam Mật Giải Thoát Môn (Guhya-vajra-bodhi-advaya-dharmatā-vicāra-triguhya- vimokṣa-mukhāni)

_Khi ấy, trong Đại Hội Chúng, các Bồ Tát này đều tự có lời nói là: “Làm sao tu tập Pháp Tính Quán (Dharmatā-vicāra)? Đang học 10 loại Thánh Tính Giải Thoát Quán Môn của Thánh Trí thì thứ tự ra sao? Tu nhập như thế nào?”

Vô Tận Tuệ Nhãn Đại Sĩ bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Nên tự ở Tâm, quán Tâm Nguyệt (mặt trăng ở trái tim) ở hư không yên tĩnh sáng tỏ, Thể Tính thanh tịnh thông suốt không có che lấp. Tâm đồng với mặt trăng sáng, tỏa sáng ở hư không thanh tịnh, Tính như tuyết trắng. Lúc đó, như bên trên đã nói Thánh Tính Bí Mật Pháp Tính Kim Cương Bồ Đề lặng lẽ yên tịnh. Được đến như thế nào? Đạt đến Bồ Đề, mau chứng thành Phật”

Thế nên các chúng Đại Bồ Tát trong Đại Hội đồng thanh thưa hỏi Vô Tận Tuệ Nhãn Đại Sĩ Bồ Tát rằng: “Nhân Giả! Thế nào gọi là 10 loại Pháp Tính Bí Mật Thánh Trí Vô Nhị Giải Thoát Pháp Tính Quán Môn?”

1_ Đức Thế Tôn nói Trí phương tiện (Upāya-jñāna) tu nhập vào Như Lai Kim Cương Công Đức Pháp Tính Thánh Trí Tam Ma Địa (tathāgata-vajra-guṇadharmatā-ārya-jñāna-samādhi) chứng thành Thánh Hạnh Vô Nhị Cảnh Tướng Kim Cương Bồ Đề Giải Thoát Môn (Ārya-caryā-advaya-viṣayākāra-vajra-bodhi-vimokṣamukhāni)

2_Đức Như Lai nghiêm tịnh tất cả cõi nước của chư Phật, điều phục chúng sinh khiến nhập vào Bồ Đề cứu cánh, vượt ra thoát lìa 3 cõi (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới), tự chứng Thánh Trí Kim Cương Tam Mật Pháp Tính Giải Thoát Môn (Ārya-jñāna-vajra-tri-guhya-dharmatā-vimokṣa-mukhāni)

3_Nhập vào các Tam Muội, du lịch 10 phương, đến khắp cả nơi chốn mà tất cả Như Lai đã tu Bồ Đề (Bodhi), thành tựu tất cả Công Đức Vô Lậu (Anāsvaraḥ: không có chảy rỉ, không có phiền não), khiến tất cả Bồ Tát chứng nhập vào Kim Cương Tính Trí Giải Thoát Môn (Vajra-prakṛti-jñāna-vimokṣa-mukhāni)

4_An trụ Tam Ma Địa (Samādhi) khiến tất cả Bồ Tát mau được tiến nhập vào 10 Thánh Phật Địa, đạt Thánh Tuệ Pháp Tính (Ārya-prajñā-dharmatā) của biển Bát Nhã (Prajñā-sāgara), chứng nhập vào Kim Cương Giải Thoát Môn (Vajra-vimokṣamukhāni)

5_Ở trong Tam Muội (Samādhi) được thấy chư Phật, vào khắp cả Tịnh thổ của Như Lai trong Pháp Giới, thấy các Bồ Tát, ở trước mặt Đức Như Lai thọ nhận giáo mà lắng nghe, nhập vào Kim Cương Thân Chứng Giải Thoát Môn (Vajra-kāya-sākṣin- vimokṣa-mukhāni)

6_Ở tại Tam Muội (Samādhi) tự thấy Đức Như Lai tuyên nói nghĩa của Pháp bí mật sâu xa màu nhiệm, khắp các cõi nước thảy đều được nghe Pháp Giáo Thánh Trí vi diệu thâm sâu, đạt chứng Bồ Đề chẳng thể nghĩ bàn, khiến các Bồ Tát chứng nhập vào Kim Cương Thánh Tính Biện Tài Trí Tuệ Giải Thoát Môn

7_Trụ Tam Muội (Samādhi) này thấy quá khứ vị lai, cõi Phật 3 đời… đều thấy tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát, Giáo Pháp của Như Lai nhiều như số bụi nhỏ. Đây tức tu nhập vào Bồ Đề Pháp Quán Giải Thoát Môn (Bodhi-dharma-vicāra-vimokṣamukhāni)

8_Nhập vào Tam Muội (Samādhi), ở trong một niệm thấy Kiếp Thành (Vivartakalpa), Kiếp Hoại (Saṇvarta-kalpa), việc thành hoại của 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới

9_Từ lâu xa đến nay tu trì Thánh Trí, thành tựu Bồ Đề cho nên ở một thời, một khắc, một niệm… chứng Kim Cương Định Giải Thoát Môn (Vajra-samādhivimokṣa-mukhāni)

9_Nhập vào Thánh Tính của Tam Muội (samādhi) thấy tất cả Tam Ma Địa của chư Phật, chứng thấy thân của mình, cũng thấy thân của người khác; các Căn, Tính, Trí, Tâm lượng sâu cạn của tất cả Bồ Tát… khiến đồng với Bản Nguyện Đại Bi của chư Phật, đồng tu Phạm Hạnh, hành Bồ Tát Đạo, lại cùng nhau vận độ, chứng Kim Cương Tuệ (Vajra-prajñā), nhập vào Giải Thoát Môn (Vimokṣa-mukhāni)

10_Nhập vào Tam Muội Định, vận Tâm Đại Bi khiến các hữu tình chí thành phát hành Đại Nguyện của chư Phật, cùng chung với tất cả Bồ Tát với các chúng sinh thường tu Giới (Śīla), Định (Samādhi), Thánh Đạo của Như Lai… học uy nghi của Phật, tu trì Mật Hạnh (Guhya-caryā), được 6 Thần Thông, Trí Tuệ như biển, chẳng trụ Niết Bàn, dẫn đường cho Quần Phẩm (trăm họ) khiến chứng Bồ Đề Kim Cương Thánh Trí Tam Mật Pháp Tính Giải Thoát Môn (Bodhi-vajra-ārya-jñāna-tri-guhyadharmatā-vimukti-mukhāni)

Thế nên, Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát hay hiển nói Pháp Tính Thánh Hạnh Giải Thoát Quán (Dharmatā-ārya-caryā-vimukti-vicāra) khiến tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh như Thuyết tu hành, nguyện khiến tập học Thánh Hạnh, Thánh Tính, 3 Mật, Kim Cương Bồ Đề, Chính Trí, Chính Kiến, Như Lai Bí Mật Pháp Tính Giải Thoát Quán Môn (Tathāgata-guhya-dharmatā-vimukti-vicāra-mukhe) của Như Lai… theo thứ tự tu hành khiến chứng Nhất Thiết Chủng Trí, Thánh Lực, Phương Tiện, Như Lai Gia Trì của chư Phật… thành tựu Bồ Đề, mau được viên mãn

Chính vì thế cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai rất khen ngợi Vô Tận Tuệ Nhãn Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay! Ông hay thích nói Nhất Thiết Chư Phật Kim Cương Bí Mật Pháp Tính Giải Thoát Pháp Môn của Như Lai”

Lúc đó, trong tất cả Chúng của Đại Hội có 60 vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát chứng con mắt Pháp (Dharma-cakṣus: Pháp Nhãn) trong sạch, nhập vào Phật Tam Ma Địa (Buddha-samādhi), đồng tu nhập vào Pháp Tính Giải Thoát Quán (Dharmatāvimukti-vicāra) này, được chứng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề

_ Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai theo thứ tự khiến Hiền Hộ Bồ Tát đều vì tất cả Bồ Tát hiện tại với chúng sinh hữu tình ở đương lai, tự nói Quán Môn

*)Thứ mười là: Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát Bồ Đề Tát Đỏa trong Thế Giới Kim Sắc ở phương Đông Bắc, đối trước Đại Chúng Hội, thưa bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Con ở đời đương lai: 500 năm thứ tư, đời loạn Kiếp Trược… khi Thánh Giáo của Như Lai sắp muốn mạt thời hết thảy tất cả các Đại Bồ Tát, hết thảy tất cả chúng sinh hữu tình khiến tu Chính Kiến, khiến hành Chính Giáo, đừng hành Tà Mệnh, đừng hành huyễn hoặc

Như vậy, một bọn các Tỳ Khưu ác, chúng sinh ngu si…chẳng tin Thánh Giáo (Ārya- śāstra) giả trá làm hiền lương, giả trá hiện Tướng của Thánh, lừa dối mê hoặc Thế Gian, người si ám giả trá là sáng suốt, mượn miệng của bậc Thánh nói: “Ta thấy việc sinh tử của đời trước đời sau”. Giả trá hiểu Phật Pháp, nói đảo lộn Kinh Luật, mê hoặc mọi người khiến sinh tin tưởng ta, mưu toan lấy tài vật, tham dính Tà Kiến. Như người này là bạn đảng của Ma, phá diệt Chính Pháp, giống như người điên cuồng nói nghĩa mất chữ, chẳng y theo thứ tự, chẳng biết tốt xấu, giống như tâm của khỉ vượn không có chỗ ngưng nghỉ”

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch với Đức Như Lai lần nữa: “Cúi lạy Đức Thế Tôn! Con chẳng nỡ quán sát chúng sinh có nghiệp ác trong đời khổ ở đương lai… làm điều giả dối này. Nay tức như ở đây chính là thời ấy thịnh hành tà siểm (tà ác và nịnh hót), chẳng y theo Giáo Điển… Lúc đó, con Hiền Hộ Bồ Tát có Nguyện lớn, thề sẽ cứu giúp. Nguyện xin Đức Như Lai nhận lấy Nguyện của con”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Hiền Hộ Bồ Tát: “Ông từng lâu xa phụng sự, cúng dường, cung kính vi trần số kiếp chư Phật Như Lai, được Pháp Tạng Kim Cương bí mật thâm sâu (Gaṃbhīra-guhya-vajra-dharma-garbha), Như Lai hộ niệm (Parigraha). Nay chính là lúc, ông nên diễn nói”

“Như Đức Thế Tôn đã hứa, nguyện xin Đức Như Lai gia bị cho con thì con mới dám nói”

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni nói: “Nay Ta hứa cho nói, ông nên diễn bày”

Khi ấy, Hiền Hộ Bồ Tát liền đối trước Đức Thế Tôn Như Lai trong Đại Chúng, chẳng rời khỏi chỗ ngồi, nhập vào Tam Muội (Samādhi) tên là Như Huyễn Tam Ma Địa Như Huyễn Tam Muội (Māyā-upama-samādhi). Từ Tam Muội dấy lên, liền nói Nhất Thiết Như Lai Vô Tận Bất Hoại Kim Cương Phước Điền Thánh Tính Thánh Tuệ Tự Tại Thần Thông Như Huyễn Tam Muội

Nếu người muốn tu trì Thánh Tính Thánh Tuệ Như Huyễn Tam Muội (Āryaprakṛti-ārya-prajñā-māyopama-samādhi) trước tiên nên tu nhập vào 10 loại Chư Phật Thánh Hạnh (Sarva-buddha-ārya-caryā) thù đặc, thâm sâu, khó có thứ gì vượt hơn được (nan thắng). Sau đó, mới nên tu được Thánh Tính Thánh Tuệ Như Huyễn Tam Muội. Làm sao tu nhập vào 10 loại Thù Đặc Thánh Hạnh Thánh Tính Như Huyễn Tam Muội? Điều gì gọi là Nan Thắng Thánh Hạnh (Hạnh của bậc Thánh khó có thứ gì vượt hơn được)? Thế nào gọi là Thánh Tính thâm sâu ngầm gia thêm 8 Thức? Làm sao mà hành, tu trì Thân Tâm Trí Hạnh đều chứng 10 loại Thánh Hạnh Như Huyễn Tam Muội?

1_Tu hành đạt ngộ Tâm Bồ Đề, chứng hư không, không có Ý Thức tưởng Tự Tính thanh tịnh, Như Như yên tĩnh chân thật, không có tướng (Animitta: vô tướng), không có nguyện (Apraṇihita: vô nguyện)… Tâm đồng với Pháp Tính Tự Tính Bản Không Thể Tính Tịch Tĩnh Như Huyễn Tam Muội

2_Tu trì được nhập vào Pháp Vị (tên gọi khác của Chân Như), tu tiến Bồ Đề (Bodhi), Trí thấy 4 Đế, vượt lên nhập vào Thánh Địa (Ārya-bhūmi). Đây gọi là Thánh Tính Thánh Tuệ của Như Huyễn Tam Muội thù đặc, siêu việt hai Đế (Thế Đế và Chân Đế), một Thể (Thể của Chân Tâm thường trụ) Chân Như… đồng với Như Lai Trí Hải Pháp Tính Như Huyễn Tam Muội (Tathāgata-sāgara-dharmatāmāyopama-samādhi)

3_Như Thuyết tu hành, nhập vào Thánh Tính Kim Cương Tam Ma Địa (Āryaprakṛti-vajra-samādhi), chẳng trụ Phật Pháp (Buddha-dharma), chẳng trụ Bồ Đề (Bodhi), chẳng chứng Đạo Quả (Mārga-phala), cũng chẳng thấy nơi tội hành 8 Tà Đạo, nhập vào Phật Thánh Hạnh Tính đồng với Nhất Thể Thánh Tính Như Huyễn Tam Muội

4_Tu tập chẳng buông bỏ 3 nghiệp, chứng 3 Thoát Môn (Triṇī-vimokṣamukhāni: 3 Môn Giải Thoát gồm có Không Môn, Vô Tướng Môn, Vô Nguyện Môn), nhập vào Thế Đế (Saṃvṛti-satya), hành Bồ Tát Đạo (Bodhisatva-mārga). Từ Tam Muội này dấy lên Tâm Thanh Văn (Śrāvaka-citta), nhập vào Thanh Hương Giới (Śabda-gandha-dhātu: cõi giới của âm thanh, mùi thơm), chẳng dính mắc 3 đời, Tính đồng với Chân Như Như Huyễn Tam Muội (Bhūta-tathatā-māyopama-samādhi)

5_Tu trì mà hành Không Pháp (Śūnya-dharma), hiện bày trụ ở hình tướng, uy nghi của Thanh Văn, thịnh hành Phi Đạo (con đường thoát lìa khỏi Phật Giáo), thấy Hạnh (hành vi chính đúng), Phi Hạnh (hành vi chẳng chính đúng). Ở trong Phi Hạnh trì Phạm Hạnh (Brahma-caryā) trong sạch, tiếp dẫn chúng sinh hay hành Phi Tướng (Alakṣaṇa: không có hình tướng, tướng trái ngược, tướng không hợp lý), đắc đạt Bồ Đề, nhập vào Phật Đạo (Buddha-mārga). Đây gọi là Thánh Hạnh Như Huyễn Tam Muội (Ārya-caryā-māyopama-samādhi)

6_Tu hành không có tướng (Animitta: vô tướng) rồi tùy theo âm thanh mà chẳng dính vào tướng của âm thanh, nhập vào 12 Duyên (Dvadaśāṅga-pratītya-samutpāda), chứng Thánh Tâm Lượng, chẳng tập hai Đế (Tục Đế và Chân Đế), Duyên Giác (Pratyeka-buddha) mà chặt đứt hư vọng, trụ Phiền Não Tính mà chẳng nhập vào Hữu Chướng (có 3 loại chướng là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng), thịnh hành Hữu Vi (Saṃskṛta) mà chẳng dính mắc Pháp Tướng (dharma-lakṣaṇa), hiện thân Bích Chi (Pratyeka-buddha-kāya), làm tượng Thế Tôn (Bhagava-biṃba), dẫn quy về Đại Thừa (Mahā-yāna), thành tựu Vô Thượng A Nậu Bồ Đề, tất cả Hồi Hướng (Pari-ṇāmana). Thế nên gọi là Hồi Hướng Bồ Đề Như Huyễn Tam Muội (Pari-ṇāmana-bodhi-māyopama-samādhi)

7_Tu học thường quán sát không có ngăn ngại, Trí Tuệ biện tài nói Pháp, dẫn đường cho chúng sinh hữu tình nhập vào Pháp Tính của Phật, tràn khắp tất cả mà chẳng nhiễm dính Thế Gian, nhập vào Niết Bàn (Nirvāṇa) yên tĩnh mà thường trụ ở biển khổ, thường ở tại Thiền Định (Dhyāna) mà chẳng nhập vào Định (Samādhi), trụ ở Tam Muội (Samaya) mà chẳng trụ ở Tam Ma Địa (Samādhi). Đây gọi là Như Huyễn Tam Muội (Māyopama-samādhi)

8_Tu hành hay hiện Hữu Tướng (Sākāra: hình tướng) mà trụ ở Phi Tướng (Alakṣaṇa: không có hình tướng) rồi nhập vào các Dục (Kāma) mà chẳng nhiễm vào Hành (Saṃskāra: sự tạo làm), lìa sự chấp dính kết buộc của Chúng Sinh Kiến (cái thấy hư vọng cố chấp là thật có chúng sinh. Đây là tên gọi khác của Ngã Kiến), đồng với Tâm của Thế Gian trụ trong sạch, thường ưa thích Tâm ra khỏi 3 cõi. Đây gọi là Như Huyễn Tam Muội (Māyopama-samādhi), là Như Huyễn Lạc (Māyopamasukha: sự vui thích của Như Huyễn)

9_Tu hành rồi hiện việc của Phàm Phu mà chẳng dính mắc 3 cõi, nhập vào Tà Đạo mà chẳng nhiễm Tham ái, trụ trong Thế Đế (Saṃvṛti-satya) mà lìa Si (Moha), 5 Cái (Pañca-āvaraṇāni: 5 loại phiền não khiến cho Thiện Pháp chẳng sinh, gồm có tham dục cái, sân khuể cái, hôn miên cái, trạo cử ác tác cái, nghi cái), nhập vào gốc rễ của 3 độc (tham, sân, si) mà chẳng trụ ở 5 Dục (Pañca-kāmāḥ: gồm có Sắc Dục, Thanh Dục, Hương Dục, Vị Dục, Xúc Dục), chứng nơi Không Tính (Śūnyatā) mà Pháp mãn đầy đủ, tại Uẩn Giới (Skandha-dhātu) mà Tâm Trí Tuệ như cây đuốc, chứng Giải Thoát Môn (Vimokṣa-mukhāni) lìa khỏi 5 Dục. Đây gọi là Vô Trước Như Huyễn Tam Ma Địa (Asaṅga-māyopama-samādhi)

10_Tu học rồi hiện ngu si, đi vào các phiền não (Kleśa), chẳng hoại Pháp của Thế Gian (Loka-dharma: Thế Pháp) mà trụ Niết Bàn (Nirvāṇa), ở biển sinh tử chẳng phạm 8 nạn (Aṣṭāv-akṣaṇāḥ: 8 loại chướng nạn chẳng được nghe Chính Pháp, gồm có: nạn sinh vào nẻo Địa Ngục, nạn sinh vào nẻo Quỷ đói, nạn sinh vào nẻo Súc Sinh, nạn sinh vào cõi Trời Trường Thọ, nạn sinh vào vùng Uất Đan Việt ở biên địa, nạn mù điếc câm ngọng, nạn Thế Trí Biện Thông, nạn sinh ra trước Đức Phật sau Đức Phật), trụ ở 3 cõi chẳng được vô nan (không có khó khăn). Người trụ như vậy sẽ chứng vô kiến [tên gọi khác của Đoạn Kiến (Uccheda-dṛṣṭi) tức phủ định Lý nhân quả, chủ trương không có Thiện Ác], ở Pháp của 5 Dục (Pañca-kāma) thật không có chỗ phạm, chẳng dính mắc Thế Đế (Saṃvṛti-satya). Đây tức gọi là Như Huyễn Tam Muội (Māyopama-samādhi)

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát nói diễn Như Lai Thánh Tính Thập Pháp Như Huyễn Tam Muội (Tathāgata-ārya-prakṛti-daśa-dharma-māyopama-samādhi) là ruộng Phước (Puṇya-kṣetra) vô tận của Thánh Hạnh (Ārya-caryā) chân thật thù thắng khó có gì vượt hơn được. Chính vì thế cho nên, nếu có tất cả Bồ Tát theo thứ tự tu hành Như Huyễn Tam Muội: Trước tiên nên chứng ngộ Chư Phật Tam Mật Thánh Hạnh Vô Tận Thánh Tính Kim Cương Thánh Lực Tam Ma Địa, sau đó được chứng Như Huyễn Tam Muội, ắt mau chóng tỏ ngộ huyền diệu, nhập vào Nhất

Thiết Chư Phật Kim Cương Thánh Tính Thật Tế Tam Ma Địa Quán

Làm sao tập học sẽ thấy nghĩa này? Mỗi mỗi hiểu biết rõ ràng, như Thuyết tu hành

Thế nên các Pháp Thánh Hạnh của tất cả Như Lai, tất cả Tam Muội bí mật… thật không có thể đắc, như huyễn, không có xác định các Pháp Tịch Tĩnh của Tự Tính Chân Như, chứng Thể Tính lặng yên, trống rỗng (Śūnya: không) không có sở hữu.

Thế nên, tất cả các Pháp của Như Lai thảy đều như huyễn, chúng sinh 3 đời ắt cũng như huyễn; Hữu Tình, Vô Tình với các Hiển Thánh đều sẽ như huyễn. Tại sao thế? Vì do nơi Nghiệp (Karma), tùy theo nơi mà Nghiệp lưu chuyển đã hóa hiện.

Đức Phật nói: “Thân của Ta cũng như thế, tất cả sự tướng không có Pháp xác định. Tất cả Thánh, Hóa Thánh như huyễn. Tất cả Thế Giới trong 3 ngàn Đại Thiên giả hội hòa hợp cũng đều là huyễn, các Pháp cũng như thế. Bồ Tát, Tỳ Khưu đều làm như vậy. Tất cả sự nghiệp cùng chung như huyễn. Phàm hết thảy Pháp không có gì chẳng phải là huyễn, là nơi mà Nhân Duyên giả hợp đã tạo thành”

Khi ấy, Hiền Hộ Bồ Tát khiến các Bồ Tát với các Hiền Thánh tu nhập vào Bồ Đề (Bodhi), Công Đức thù đặc vô tận thuộc Thánh Hạnh, Thánh Tính của Như Lai; ruộng phước Thánh Lực của Kim Cương bất hoại, Tự Tại Thần Dụng Như Huyễn Tam Muội, Quán Thánh Tính thanh tịnh của biển Trí (Jñāna-sāgara)

_“Làm sao thọ trì? Tu nhập như thế nào?”

Hiền Hộ Bồ Tát Đại Sĩ bảo các Bồ Tát với tất cả chúng sinh rằng: “Trước tiên phát Đại Từ, Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Hạnh, Như Huyễn Thánh Tính của Như Lai. Sau đó tu tập Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề Quán Môn Tất Địa Thành Tựu

Nếu người muốn tu. Bồ Tát trước tiên cần ;phải dùng Tuệ (Prajñā) ngay trái tim soi chiếu Tính, thấy Viên Kính Trí, nơi con mắt của Tâm quán thấy Thể Tính của Tâm, chỉ quán, chỉ định, chỉ định, chỉ chính đúng, Thánh Trí sáng tròn, chỉ lặng lẽ, chỉ yên tĩnh… nhập vào Chân Như của mình (tự Chân Như) đồng với Thể Tính của Phật, đạt bờ mé Kim Cương, Thần Dụng Tự Thánh. Làm như vậy dùng công chứng Kim Cương Dụ Định (Vajropama-samādhi), mau được thành Phật, đồng với Như Lai Thánh

Thế nên, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình ở đương lai đồng tu Như Huyễn Bồ Đề Tam Muội Chính Quán (Māyopamabodhi-samādhi-samyak-vicāra) của Giáo (Śāstra) này, lại cùng nhau vận độ, mau vượt qua bờ bên kia (Pāra: bờ giác ngộ)

Lúc đó, Hiền Hộ Bồ Tát đều phát Đại Nguyện xong thì Thế Giới Diêm Phù (Jambu-dvīpa) với hàng ngàn cõi nước, Tịnh Thổ của chư Phật đột nhiên sáng tỏ, biến làm màu vàng ròng, chấn động theo 6 cách. Trời tuôn mưa các hoa quấn quýt nhau rơi xuống dưới, mùi hương thơm phức tràn đầy Pháp Giới. Khi ấy, bên trong Đạo Tràng tại Đại Hội ở Tinh Xá Kỳ Viên (Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma) trong nước Xá Vệ (Śrāvastī): 600 vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát được chứng 4 loại mắt của bậc Thánh là: con mắt thịt (Māṃsa-cakṣus: nhục nhãn), con mắt của hàng Trời (Divya-cakṣus: Thiên nhãn), con mắt Tuệ (Prajñā-cakṣus: Tuệ nhãn), con mắt Pháp (Dharma-cakṣus: Pháp nhãn). Thần dụng tự tại, Trí Tuệ biện tài. Hết thảy đều cùng một lúc đều tự phát Thệ Nguyện rộng lớn, đều đồng với Hiền Hộ Đại Sĩ Bồ Tát Ma Ha Tát tu Như Huyễn Tam Muội Thánh Tính Quán Môn này, đương lai đồng cứu tất cả chúng sinh, hết thảy đều thành Phật

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai với chư Phật Như Lai cùng chung với tất cả Hiền Thánh, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Chúng đồng thanh khen ngợi Hiền Hộ Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay! Hay dùng Trí Tuệ vô lậu chân thật diễn nói Kim Cương Thánh Tính Thù Đặc Vi Diệu Thậm Thâm Như Huyễn Tam Muội Quán của chư Phật Như Lai”

Đại Chúng đồng thanh xứng lên rằng: “Hiền Hộ Bồ Tát! Chẳng thể nói hết, chẳng thể nghĩ bàn! Khéo hay diễn nói tất cả Giáo bí mật (Guhya-śāstra) của Như Lai”

Khi ấy, các Chúng trong Đại Hội ở nước Xá Vệ: tất cả Bồ Tát, tất cả Thanh Văn, tất cả chư Thiên, tất cả hàng Quỷ Thần… đồng thanh khen ngợi: “Thật chưa từng có!”. thảy đều tỏ ngộ, vui vẻ vô tận, tin nhận, phụng hành

 

KINH ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH HẢI

MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ THIÊN BÁT

ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THỨ TƯ (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11