CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường – TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh – năm 2010

 

QUYỂN 3

1. Yết ma nuôi đồ chúng:

Như Phật đã dạy, Bí-sô ni nào đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng nên theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, Bí-sô ni xin nuôi đồ chúng nên đến trước vị Thượng tòa ni trong Ni tăng đảnh lễ rồi quỳ gối chắp tay bạch rằng:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tôi Bí-sô ni _______________ đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng.Cúi xin Ni tăng cho tôi Bí-sô ni _____ yết ma nuôi chúng, xin Ni tăng từ bi thương xót (ba lần).

Một Bí-sô ni trong Ni tăng bạch nhị yết ma như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni _______________ này đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay cho Bí-sô ni __________ đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni _______________ này đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng.Ni tăng nay cho Bí-sô ni __________ đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng. Các Bí-sô ni chấp thuận cho Bí-sô ni _______________ đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Ni tăng đã chấp thuận cho Bí-sô ni ____________________ đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Ni tăng tác pháp cho rồi, Bí-sô ni này được tùy ý nuôi đồ chúng.

2. Yết ma nuôi chúng vô hạn:

Bí-sô ni nào muốn nuôi đồ chúng vô hạn nên theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, Bí-sô ni kia nên đầy đủ oai nghi bạch xin như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, tôi Bí-sô ni _______________ muốn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Cúi xin Ni tăng cho tôi Bí-sô ni _____ yết ma nuôi chúng vô hạn, xin Ni tăng từ bi thương xót (ba lần).

Một Bí-sô ni trong Ni tăng bạch nhị yết ma như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni __________ này muốn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay cho Bí-sô ni _______________ yết ma nuôi chúng vô hạn. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni ____________ muôn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn, Ni tăng nay cho Bí-sô ni __________ yết ma nuôi chúng vô hạn. Các Bí-sô ni chấp thuận cho Bí-sô ni _______________ yết ma nuôi chúng vô hạn thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Ni tăng đã chấp thuận cho Bí-sô ni _____ yết ma nuôi chúng vô hạn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Ni tăng đã tác pháp cho rồi thì Bí-sô ni này được tùy ý nuôi đồ chúng vô hạn.

3. Yết ma không lìa y Tăng-già-lê:

Bí-sô nào tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tănggià-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập ít nhất là bốn người, tác tiền phương tiện, Bí-sô kia nên đến trước vị Thượng tòa trong Tăng, đủ oai nghi bạch như sau:

 

Đại đức Tăng lắng nghe, tôi Bí-sô _______________ tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, tôi Bí-sô __________ nay theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-giàlê. Cúi xin Tăng cho tôi Bí-sô _______________ yết ma không lìa y Tăng-già-lê, xin Tăng từ bi thương xót (ba lần).

Một Bí-sô trong Tăng bạch nhị yết ma như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _______________ này tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô __________ này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-giàlê. Nếu Tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô __________ yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ____________________ này tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô _______________ này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê, Tăng nay cho Bí-sô _______________ yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Các Bí-sô chấp thuận cho Bí-sô __________________ __ yết ma không lìa y Tăng-già-lê thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô _____ yết ma không lìa y Tăng-giàlê xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tăng đã tác pháp cho rồi thì Bí-sô này được tùy ý mang theo hai y thượng hạ du hành, Bí-sô ni cũng theo nghi này mà làm.

4. Yết ma kết tiểu giới (giới tràng):

Như Phật dạy các Bí-sô khi dừng ở tại trú xứ nào cũng phải kết giới, lúc đó các Bí-sô không biết có mấy loại giới và kết như thế nào, Phật nói: “có hai loại giới là tiểu giới và đại giới, muốn kết tiểu giới tràng phải chọn một chỗ không có các nạn ngại ở trong đại giới mà kết. Các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở ba phía kia theo đó mà nhận biết. Sau khi xem thấy các tiêu tướng rồi nên đánh kiền chùy nhóm tất cả các Bí-sô cựu trụ lại, tác tiền phương tiện rồi xướng tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, sau đó một Bí-sô bạch nhị yết ma kết như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phái Tây là _____, tiêu tướng phía Bắc là __________. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướngphía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là ____________ ________, tiêu tướng phía Bắc là _______________. Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

5. Yết ma kết đại giới:

Các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở ba phía kia theo đây mà nhận biết. Sau khi xem thấy các tiêu tướng rồi nên đánh kiền chùy nhóm tất cả các Bí-sô cựu trụ lại, tác tiền phương tiện rồi xướng tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, sau đó một Bí-sô bạch nhị yết ma kết như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là __________, tiêu tướng phía Bắc là ____________. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là ____________, tiêu tướng phía Tây là _______ _______, tiêu tướng phía Bắc là ___________ng nay trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận ở trong các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Baosái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Sau khi Tăng đã kết đại giới xong thì ở trong trú xứ này có bao nhiêu Bí-sô đều phải tập họp lại một chỗ để làm Bao-sái-đà và việc Tùy ý, tất cả các pháp đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma đều nên làm. Nếu khi tác pháp mà Tăng không như pháp nhóm họp thì tác pháp không thành, Tăng phạm tội Việt pháp.

6. Yết ma kết giới không mất y:

Tăng nên ở trong đại giới kết giới không mất y, tác tiền phương tiện rồi một Bí-sô bạch nhị yết ma như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nên trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y, các Bí-sô chấp thuận ở trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tăng kết giới không mất y xong rồi thì các Bí-sô khi đi lại trong giới chỉ cần mang hai y thượng hạ, không có lỗi lìa y.

7. Yết ma giải đại tiểu giới:

Muốn giải đại giới, Tăng nên ở trong đại giới tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập ít nhất là bốn Bí-sô, tác tiền phương tiện rồi bạch tứ yết ma giải:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải đại giới này. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay giải đại giới này, các Bí-sô chấp thuận giải đại giới này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba)

Tăng đã chấp thuận giải đại giới này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Muốn giải tiểu giới tràng, Tăng phải ở trong tiểu giới tràng, ít nhất bốn Bí-sô tác tiền phương tiện rồi bạch tứ yết ma giải như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm tiểu giới tràng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải tiểu giới tràng này. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm tiểu giới tràng. Tăng nay giải tiểu giới tràng này, các Bí-sô chấp thuận giải tiểu giới tràng này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba)

Tăng đã chấp thuận giải tiểu giới tràng này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu muốn kết đại tiểu giới một lần hay giải cả hai một lần thì các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở phía nam, tây và bắc cũng theo đó mà nhận biết, sau đó xem xét đến các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới giống như trường hợp của tiểu giới. Tăng nên ở trên hai cương giới này tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, một Bí-sô trong Tăng xướng tiêu tướng bốn phương của tiểu giới trước: tiêu tướng phía Đông là __________ kế đến tiêu tướng ba phía Nam tây bắc. Xướng xong các tiêu tướng của tiểu giới rồi mới xướng tiêu tướng bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là __________ rồi đến tiêu tướng của ba phương Nam tây bắc. Xướng xong các tiêu tướng của đại giới rồi, Bí-sô tác yết ma nên dùng giường hay phản, chiếu… đè ở trên hai giới này rồi mới tác bạch yết ma kết:

Đại đức Tăng lắng nghe, ở trong trú xứ này, Bí-sô cựu trụ đã xướng các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là ___________, tiêu tướng phía Bắc là ___________. Cũng đã xướng các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là __________, tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là ___________, tiêu tướng phía Bắc là ____________. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Bạch như vậy

Đại đức Tăng lắng nghe, ở trong trú xứ này, Bí-sô cựu trụ đã xướng các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới: tiêu tướng phía Đông là ___________, tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là __________, tiêu tướng phía Bắc là __________. Cũng đã xướng các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là _____, tiêu tướng phía Nam là __________, tiêu tướng phía Tây là _________, tiêu tướng phía Bắc là __________. Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Sau đó các Bí-sô đứng dậy đến trong đại giới nhóm họp lại một chỗ, nương theo phạm vi các tiêu tướng của đại giới để kết giới Bí-sô không mất y, cũng giống như trên đã nói.

Nếu muốn giải cả giới cùng một lúc thì Tăng nên nhóm họp ở trên hai giới, Bí-sô tác yết ma dùng giường hay chiếu đè trên hai giới để tác pháp bạch tứ giải như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải đại giới có tiểu giới tràng này. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay giải đại giới có tiểu giới tràng này, các Bí-sô chấp thuận giải đại giới có tiểu giới tràng này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba)

Tăng đã chấp thuận giải đại giới có tiểu giới tràng này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, phạm vi của giới không tác pháp như thế nào?”, Phật nói: “nếu các Bí-sô trụ trong thôn thì phạm vi ở trong tường rào, nếu ở bên ngoài thế phần thì nên tập họp lại một chỗ để làm trưởng tịnh và việc tùy ý, cho đến tất cả các pháp đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma thảy đều nên làm.

Nếu không tập họp lại thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ”.

Lại hỏi: nơi không có thôn xóm, nơi A-lan-nhã, đồng trống thì phạm vi của giới như thế nào?

Phật đáp: phạm vi khoảng chừng một Câu lô xá, các Bí-sô ở trong phạm vi này nên tập họp lại một chỗ để làm trưởng tịnh… như trên cho đến câu nếu không tập họp lại thì tác pháp không thành, phạm tội Việt pháp.

Lại hỏi: như Phật dạy các Bí-sô nên kết đại giới, vậy phạm vi đại giới là chừng bao nhiêu?

Phật đáp: phạm vi đại giới khoảng chừng hai Du thiện na rưỡi (một Du thiện na là chừng 30 dặm, tức là một dịch trạm).

Lại hỏi: nếu phạm vi lớn hơn hai Du thiện na rưỡi thì có gọi là đại giới không?

Phật đáp: không gọi là đại giới.

Lại hỏi: phạm vi xuống phía dưới bao nhiêu thì được gọi là đại giới?

Phật đáp: phạm vi đến chỗ có nước được gọi là đại giới.

Lại hỏi: phạm vi ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến chỗ có nước, chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không?

Phật đáp: không gọi là phần của đại giới.

Lại hỏi: lên cao chừng bao nhiêu là đại giới?

Phật đáp: lên cao bằng ngọn cây hay đầu tường được gọi là đại giới.

Lại hỏi: nếu ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến ngọn cây hay đầu tường thì chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không?

Phật đáp: không gọi là phần của đại giới.

Lại hỏi: ở trên núi chừng bao nhiêu là phạm vi của đại giới?

Phật đáp: phạm vi đến chỗ có nước.

Lại hỏi: nếu ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến chỗ có nước thì chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không?

Phật đáp: không được gọi là phần của đại giới.

Lại hỏi: nếu không giải đại giới đã kết trước đây, lại ở ngay đây kết thêm giới mới thì có thành kết không?

Phật đáp: không thành.

Lại hỏi: có được lấy giới này nhập chung với giới khác hay không?, Phật nói không được.

Lại hỏi: có mấy loại giới không được nhập chung với nhau và không được kết chồng lên nhau?

Phật đáp: có bốn đó là tiểu giới tràng và chỗ nước đọng, giới của

Bí-sô và giới của Bí-sô ni. Bốn loại giới này không được nhập chung với nhau và không được kết chồng lên nhau.

Lại hỏi: có thể lấy giới này bao quanh giới khác hay không?

Phật đáp: không được, trừ chỗ nước đọng, tiểu giới tràng và giới của Bí-sô ni

Lại hỏi: chỗ đã kết đại giới từ trước có mấy trường hợp xả?

Phật đáp: có năm trường hợp: một là đại chúng đều hoàn tục, hai là đại chúng đồng thời chuyển căn, ba là đại chúng quyết tâm bỏ đi, bốn là đại chúng đồng thời qua đời và năm là tác pháp yết ma giải giới.

Lại hỏi: có được lấy một cây là tiêu tướng cho hai hoặc ba, bốn giới không?

Phật đáp: ở một góc của hai giới, cho đến ba bốn giới có thể lấy cây làm tiêu tướng, nếu lượng biết giới hạn thì được thành tựu.

Lại hỏi: có được kể Thế tôn vào túc số Tăng hay không?

Phật đáp: không được vì Phật bảo và Tăng bảo, thể vốn sai khác.

Lại hỏi: như Phật đã nói về tịnh và bất tịnh, như thế nào gọi là tịnh và bất tịnh?

Phật đáp: chánh pháp trụ thế có tịnh và bất tịnh, nếu chánh pháp hoại diệt thì đều là bất tịnh.

Lại hỏi: như thế nào gọi là chánh pháp trụ thế, như thế nào là hoại diệt?

Phật đáp: cho đến khi nào còn có tác pháp yết ma, như thuyết hành trì thì gọi là chánh pháp trụ thế; ngược lại nếu không còn tác pháp yết ma, không như thuyết hành trì thì gọi là hoại diệt.

Lại hỏi: nơi giới không thể kết vượt qua, có được kết vượt qua không?

Phật đáp: không được.

Lại hỏi: có mấy loại giới không thể kết vượt qua?

Phật đáp: có năm loại giới, đó là giới Bí-sô, giới Bí-sô ni, tiểu đàn tràng, chỗ nước đọng và khoảng giữa hai giới.

Lại hỏi: nếu hào sâu, sông khe suối là giới không thể kết vượt qua thì có được kết vượt qua không?

Phật đáp: nếu thường có cầu thì kết vượt qua không lỗi, không có thì không được kết.

Lại hỏi: nếu cầu hư thì trong bao lâu giới không bị mất?

Phật đáp: chừng bảy đêm, đây là dựa trên có tâm tu sửa cầu, nếu không có tâm tu sửa thì tùy cầu hư lúc nào, giới bị mất lúc đó.

Lại hỏi: nếu khi đang kết giới, vị tác pháp yết ma bỗng qua đời thì có thành kết giới không?

Phật đáp: nếu Bí-sô đã xướng tiêu tướng, vị tác pháp yết ma đã bỉnh bạch hơn phân nửa thì tuy qua đời vẫn thành kết kết giới. Ngược lại nếu chưa xướng tiêu tướng, vị tác pháp yết ma chưa được phân nửa mà qua đời thì không thành kết giới. Trường hợp Bí-sô ni kết giới cũng giống như vậy.

Lại hỏi: có trường hợp một Bí-sô tác pháp yết ma tại bốn trú xứ mà đều được thành tựu không?

Phật đáp: được, nếu mỗi giới đều có đủ bốn người và việc hiện tiền, tức là ở mỗi giới có ba người ngồi, người thứ tư tác pháp yết ma ngồi trên giường, phản hay chiếu trải đè trên ranh giới của bốn giới thì tác pháp được thành tựu. Nếu làm pháp sự với túc số năm người thì trên mỗi giới có bốn người ngồi, người thứ năm tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Nếu làm pháp sự với túc số mười người thì trên mỗi giới có chín người ngồi, người thứ mười tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Nếu làm pháp sự với túc số hai mươi người thì trên mỗi giới có mười chín người ngồi, người thứ hai mươi tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Lại có năm loại túc số Tăng tác pháp yết ma:

1. Là túc số Tăng bốn người được làm các pháp yết ma, chỉ trừ Tùy ý, thọ Cận viên và xuất tội Tăng tàn.

2. Là túc số Tăng năm người được làm các pháp yết ma, chỉ trừ thọ Cận viên tại Tw và xuất tội Tăng tàn.

3. Là túc số Tăng mười người được làm tất cả các pháp yết ma, chỉ trừ xuất tội Tăng tàn.

4 & 5. Là túc số Tăng hai mươi người và hai mươi người trở lên, được làm tất cả các pháp yết ma.

Bí-sô ni đối với việc kết và giải đại giới, tiểu giới, giới Bí-sô ni không mất y, giới tác pháp và giới không tác pháp, phạm vi tiêu tướng của bốn phương đều giống như Bí-sô.

Lại hỏi: Thế tôn, có mấy loại thuyết Giới kinh Ba-la-đề-mộcxoa?

Phật đáp: có năm:

1. Là thuyết tựa giới kinh, các pháp còn lại như Tăng đã thường nghe.

2. Là thuyết tựa giới kinh và bốn pháp Ba la thị ca, các pháp còn lại như Tăng đã thường nghe.

3. Là thuyết tựa giới kinh cho đến mười ba pháp Tăng già bà thi sa, các pháp còn lại như Tăng thường nghe.

4. Là thuyết tựa giới kinh cho đến hai pháp Bất định…

5. Là thuyết tựa giới kinh cho đến hết.

Lúc đó vào ngày thứ mười lăm làm Bao-sái-đà (Bao sái dịch nghĩa là trưởng dưỡng, đà dịch nghĩa là tịnh trừ, tức là người phạm tội nên nhớ lại tội đã làm trong mỗi nửa tháng để sám trừ cho được thanh tịnh. Một là ngăn phạm lại trong hiện tại, hai là ngăn khinh mạn pháp trong tương lai.), Phật ngồi trước các Bí-sô bảo rằng: “phần đêm sắp qua, hãy làm trưởng tịnh”, một Bí-sô trong chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, trong phòng có một Bí-sô đang bịnh, phải làm thế nào?”, Phật bảo nên lấy dục thanh tịnh đến, các Bísô không biết ai nên lấy dục, Phật nói: “một người có thể lấy dục của một hoặc hai cho đến nhiều người, nếu ở trong chúng có thể nói hết tên được thì tùy ý lấy dục của nhiều người. Nay ta nói hành pháp cho người gởi dục thanh tịnh như sau: Bí-sô muốn gởi dục thanh tịnh đủ oai nghi đối trước một Bí-sô bạch rằng:

Cụ thọ nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng làm trưởng tịnh, tôi Bí-sô _____________ vào ngày thứ mười bốn cũng làm trưởng tịnh, tôi Bí-sô _____________ tự nói thanh tịnh, không có các chướng pháp, vì nhân duyên bịnh, Tăng sự như pháp, xin gởi dục thanh tịnh (ba lần)

Lại hỏi: “nếu Bí-sô muốn gởi dục thanh tịnh nhưng bịnh quá nặng, không ngồi dậy được muốn dùng thân biểu nghiệp để gởi dục thanh tịnh thì có thành gởi dục thanh tịnh không?”, Phật nói: “thành gởi dục thanh tịnh, gọi là thiện gởi dục thanh tịnh; nếu dùng khẩu biểu nghiệp để gởi dục thanh tịnh cũng gọi là thiện gởi dục thanh tịnh. Nếu người bịnh quá nặng không thể dùng thân khẩu biểu nghiệp thì các Bí-sô nên đến chổ người bịnh, hoặc đưa người bịnh đến trong Tăng để tác pháp, nếu không làm như vậy thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ. Ta nay sẽ nói hành pháp cho Bí-sô thọ dục như sau: sau khi thọ dục rồi, Bísô này không nên chạy mau hay chạy nhảy, không nhảy qua hố, không được ở chỗ hiểm nạn, đi rên thang lầu trong chùa không được bước hai nấc thang, không được xuất giới, không được đi trên không trung, không được ngủ, không được nhập định và hai việc xấu là không biết hổ thẹn và biếng nhác. Khi thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, trong Tăng hỏi: “Bí-sô không đến có gởi dục thanh tịnh không?”, vị trì dục nên đối trước một Bí-sô trong Tăng bạch rằng: “Đại đức nhớ nghĩ, trong liêu phòng có

Bí-sô ____________ bịnh, hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng làm trưởng tịnh, Bí-sô __________ vào ngày thứ mười bốn cũng làm trưởng tịnh, Bí-sô __________ tự nói thanh tịnh, không có các chướng pháp, vì nhân duyên bịnh, Tăng sự như pháp, xin gởi dục thanh tịnh”, nếu có duyên sự khác thì tùy nói ra, không làm như thế thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ”.

Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: người thọ dục thanh tịnh của người khác, sau khi thọ dục rồi liền qua đời thì có thành thọ dục thanh tịnh không?

Phật đáp: không thành, nên lấy dục thanh tịnh lại.

Lại hỏi: người mang dục tịnh đến trong Tăng cho Bí-sô, nếu tự nói tôi là Cầu tịch hoặc nói là người tục, hoặc là người biệt trụ thì có thành mang dục tịnh đến hay không?, Phật nói không thành.

Lại hỏi: người mang dục đến trong Tăng cho Bí-sô, đang trên đường đi hoặc đến trong Tăng liền qua đời thì có thành mang dục đến hay không?

Phật nói: không thành, nên lấy dục lại. Các hành pháp của Bí-sô gởi dục và thọ dục nên biết như vậy, nhưng trong đây có điểm khác là nếu làm trưởng tịnh mới nói là gởi dục thanh tịnh, nếu không phải làm trưởng tịnh mà làm các yết ma khác thì chỉ nên nói là gởi dục, không cần nói thanh tịnh; nếu kiêm cả hai yết ma thì nên nói gởi dục thanh tịnh.

Lại hỏi: nếu trú xứ chỉ có một Bí-sô, đến ngày trưởng tịnh nên làm thế nào?

Phật đáp: đến ngày trưởng tịnh, Bí-sô một mình nơi A-lan-nhã nên quét dọn sạch sẽ trú xứ, trải tòa rồi tụng vài bài kinh, sau đó lên chỗ cao nhìn ngó bốn phía nếu thấy có Bí-sô nào đến, nên chào hỏi và nói: “cụ thọ, hôm nay là ngày trưởng tịnh, thầy nên cùng tôi làm trưởng tịnh”. Nếu thấy không có ai đến thì Bí-sô này nên ở trong trú xứ của mình tâm niệm miệng nói rằng:

Hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng trưởng tịnh, con Bí-sô _____ _____ cũng trưởng tịnh, con Bí-sô _____ đối với các chướng pháp tự nói thanh tịnh. Nay con tạm làm trưởng tịnh, sau này gặp chúng tăng hòa hợp, con sẽ làm trưởng tịnh với đầy đủ các giới tụ (ba lần).

Nếu trú xứ có hai Bí-sô, đến ngày trưởng tịnh cũng theo thứ lớp như trên rồi cùng đối thú với nhau; nếu trú xứ có ba Bí-sô cũng làm như thế. Trú xứ đủ bốn Bí-sô nên làm trưởng tịnh như pháp, nhưng không được thọ dục thanh tịnh; nếu có năm Bí-sô trở lên thì một người được gởi dục thanh tịnh. Đến ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, nếu Bí-sô nhớ tội đã phạm thì nên đối trước một Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội rồi mới làm trưởng tịnh; nếu Bí-sô đối với tội có nghi thì nên đến một Bí-sô thông tam tạng để thỉnh hỏi trừ nghi rồi như pháp sám hối xong mới được trưởng tịnh. Nếu khi đang ở trong chúng làm trưởng tịnh mà nhớ tội đã phạm thì Bí-sô này nên đối với tội ấy tâm niệm thủ trì như sau:

Hôm nay ngày thứ mười lăm, Tăng đang trưởng tịnh, con Bí-sô _____ cũng đang trưởng tịnh. Con Bí-sô ______ đang ở trong Tăng bỗng nhớ tội đã phạm, con Bí-sô _____ đối vói tội đã phạm tự tâm niệm thủ trì, sau khi Tăng trưởng tịnh xong, con sẽ đối trước Bí-sô thanh tịnh sám hối trừ tội ấy.

Nếu khi Bí-sô đang ở trong chúng làm trưởng tịnh, đối với tội đã phạm có nghi thì Bí-sô này nên đối với tội ấy tâm niệm thủ trì như sau:

Hôm nay ngày thứ mười lăm, Tăng đang trưởng tịnh, con Bí-sô _____ cũng đang trưởng tịnh. Con Bí-sô ________ đang ở trong Tăng bỗng đối với tội đã phạm có nghi, con Bí-sô ________ đối vói tội đã phạm có nghi này tự tâm niệm thủ trì, sau khi Tăng trưởng tịnh xong, con sẽ đến Bí-sô thông tam tạng thỉnh hỏi để quyết nghi rồi sẽ như pháp sám hối trừ tội ấy.

Trường hợp đang nghe thuyết Giới kinh, Bí-sô ngay nơi chỗ ngồi nghe hỏi mới nhớ tội đã phạm hoặc đối với tội có nghi thì cũng giống như trên, tự tâm niệm thủ trì, sau đó sẽ đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10