CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường – TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh – năm 2010

 

QUYỂN 4

1. Bao-sái-đà – tất cả Tăng đều có tội – Đơn bạch:

Vào ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, nếu tất cả Tăng đều có tội nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối rồi trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này sám hối trừ tội thì chúng tăng nên tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thanh tịnh sám hối trừ tội. Đơn bạch như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, tất cả Tăng đều có tội nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối rồi trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này sám hối trừ tội. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội. Bạch như vậy.

Đơn bạch xong mới làm trưởng tịnh, không được bỏ qua, nếu không làm như thế thì Tăng phạm tội Việt pháp.

Vào ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, nếu tất cả Tăng đối với tội đều có nghi nhưng không có ai đến trú xứ khác để thỉnh hỏi Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi như pháp sám hối, sau đó trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này quyết nghi rồi sám hối trừ tội thì chúng tăng nên tác đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác thỉnh hỏi quyết nghi xong sẽ như pháp sám hối trừ tội. Đơn bạch như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, tất cả Tăng đối với tội đều có nghi nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi như pháp sám hối, sau đó trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này quyết nghi và như pháp sám hối trừ tội. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi sẽ như pháp sám hối trừ tội. Bạch như vậy.

Đơn bạch xong mới làm trưởng tịnh, không được bỏ qua, nếu không làm như thế thì Tăng phạm tội Việt pháp.

Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “Bí-sô phạm tội có được đối trước người phạm cùng tội phát lồ sám hối không?”, Phật nói không được, lại hỏi được đối trước ai sám, Phật nói được đối trước người phi đồng phần, lại hỏi: “thế nào là tội đồng phần, thế nào là tội phi đồng phần?”, Phật nói: “tội Ba la thị ca đối với tội Ba la thị ca là tội đồng phần, đối với tội trong thiên giới khác là phi đồng phần. Tội Tăng già bà thi sa đối với tội Tăng già bà thi sa là tội đồng phần, đối với tội trong thiên giới khác là phi đồng phần. Tội Ba-dật-đề cho đến tội Đột sắc ngật lý ca dựa theo trên nên biết”.

2. Bao-sái-đà – Đơn bạch:

Đến ngày trưởng tịnh, nếu các Bí-sô có phạm tội đã tác pháp như trên rồi nên thuyết Giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa, thuyết tựa giới kinh xong nên tác Đơn bạch như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười bốn không trăng, Tăng làm trưởng tịnh. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay làm trưởng tịnh, thuyết Giới kinh Ba-la-đềmộc-xoa. Bạch như vậy. Đơn bạch xong liền thuyết Giới kinh, Bí-sô ni cũng tác pháp đồng với Bí-sô.

3. Khi trưởng tịnh không đến – Bạch nhị:

Khi trưởng tịnh không phải kết giới, nếu có Bí-sô điên cuồng không thể gởi dục thanh tịnh, cũng không thể đưa họ vào trong Tăng thì như Phật dạy, nên tác yết ma cho Bí-sô này để chúng tăng làm trưởng tịnh không phạm. Tác bạch nhị yết ma cho như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _______ mắc bịnh điên cuồng, không thể gởi dục thanh tịnh, cũng không thể đưa vào trong Tăng. Tăng nên tác pháp yết ma cho Bí-sô này để Tăng làm trưởng tịnh không phạm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma bịnh hoạn cho Bí-sô ______ này. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm.

4. Yết ma sai người chia ngọa cụ:

Như Phật đã dạy, đến ngày 1 tháng 5 phải hạ an cư, các Bí-sô không biết kết hạ an cư như thế nào, Phật nói: “sắp đến ngày an cư, nên chuẩn bị chia phòng xá trước, các vật dụng của Tăng như ngọa cụ, phu cụ… cho đến chậu rửa chân đều nên gom lại một chỗ để chia đều cho các Bí-sô hạ an cư”, lúc đó các Bí-sô không biết ai nên chia, Phật nói: “có mười hai hạng người nên sai làm người chia ngọa cụ, người có đủ năm pháp nếu chưa sai thì không nên sai, nếu đã sai rồi thì không cho làm, đó là: tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si, không nhớ đã làm hay chưa làm. Ngược với năm pháp trên thì nếu chưa sai nên sai, nếu đã sai rồi thì nên bảo làm”. Tác pháp sai như sau: một Bí-sô trong Tăng nên hỏi người được sai: “thầy có thể vì Tăng làm người chia ngọa cụ cho các Bísô hạ an cư không?”, đáp là có thể, Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ______ này có thể làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô ______ làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô _____ này có thể làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư, Tăng nay sai Bí-sô _____ này làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Các Bí-sô chấp thuận sai Bí-sô _____ làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô __________ này làm người chia ngọa cụ cho Tăng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

5. Yết ma sai người giữ y:

Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _________ này có thể làm người giữ y vật cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô __________ làm người giữ y vật cho Tăng. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm.

6. Yết ma sai người chia y:

Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _________ này có thể làm người chia y cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô ______ làm người chia y cho Tăng. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm.

7. Yết ma sai người giữ khí vật:

Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _________ này có thể làm người giữ khí vật cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô ______ làm người giữ khí vật cho Tăng. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Tám loại yết ma sai người khác cũng dựa theo văn này.

8. Tăng yết ma an cư:

Phật nói: “ta nay nói hành pháp cho Bí-sô thọ sự như sau: vào ngày 15 tháng 5, Bí-sô thọ sự nên quét dọn phòng xá sạch sẽ rồi ở trong chúng cáo bạch: “các Đại đức, ngày mai Tăng sẽ tác yết ma an cư”. Cáo bạch rồi đi kiểm tra có bao nhiêu người an cư để làm thẻ, không được làm thẻ quá thô xấu hay cong vẹo, nên rửa sạch bằng nước thơm, để trên cái mâm sạch, rắc hoa tươi lên và dùng tấm vải sạch phủ lên. Kế đánh kiền chùy nhóm Tăng rồi để mâm thẻ này ở trước vị Thượng tòa. Bí-sô thọ sư nên tuyên cáo chế lịnh của Tăng trong an cư như trong luật đã nói”. Vị Thượng tòa trong Tăng tác Đơn bạch thọ thẻ như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15 tháng 5, Tăng muốn hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng hôm nay thọ thẻ, ngày mai tác pháp an cư. Bạch như vậy.

Bí-sô thọ sư bưng mâm thẻ để phát đi trước, người bưng mâm không để thu thẻ đi sau. Trước đến chỗ Đại sư giáo chủ bỏ xuống một thẻ, kế đến trước vị Thượng tòa, Thượng tòa với đủ oai nghi thọ lấy một thẻ rồi để trên mâm không, cứ như thế phát thẻ và thu thẻ từ vị Thượng tòa cho đến vị cuối cùng. Nếu có Cầu tịch thì Ô-ba-đà-da hay A-giá-lợida nên lấy thẻ cho họ, cuối cùng là thẻ của vị thiên thần hộ chùa. Sau đó gom số thẻ đã thu lại để đếm biết số người an cư rồi ở trong Tăng cáo bạch: “số người hiện diện thọ thẻ trong đây gồm có _______ Bí-sô và ______ Cầu tịch”. Người được sai chia phòng xá ngọa cụ cho Tăng an cư nên đi xem xét họ thọ dụng cho như pháp không, nếu ai thọ dụng không như pháp thì trị phạt như trong Luật đã nói. Đến ngày 15 tháng 5, Bí-sô thọ sư nên ở trong Tăng cáo bạch: “các cụ thọ, số người an cư trong trú xứ này tổng cộng là _________, ngày mai tất cả sẽ nương theo thí chủ tên __________, nương vào thôn phường _____ để khất thực, nương theo __________ làm người cung cấp, nương theo _____ làm người khán bịnh để hạ an cư”. Sau đó các Bí-sô nên tự đi xem xét chỗ khất thực gần thôn phường, xem xét rồi nên suy nghĩ: “ta nên cùng các vị đồng phạm hạnh ở tại trú xứ này an cư để phiền não không sanh, nếu đã phát sanh sẽ khiến mau trừ diệt, nếu an lạc chưa sanh sẽ khiến cho phát sanh, đã phát sanh sẽ khiến cho tăng trưởng. Ở gần thôn phường này khất thực sẽ không gặp khổ nhọc và nếu có bịnh sẽ có người khán bịnh và người cung cấp cho đầy đủ thuốc thang và các vật cần dùng”.

Qua ngày 1 tháng 5, Bí-sô nên với oai nghi đầy đủ đối trước một Bí-sô bạch an cư như sau:

Đại đức nhớ nghĩ, hôm nay là ngày 1 tháng 5, Tăng tác pháp hạ an cư, con Bí-sô _____ vào ngày 1 tháng 5 cũng tác pháp hạ an cư. Con Bí-sô ________ở trong đại giới của trú xứ này tiền an cư ba tháng, nương theo thí chủ tên ________, vị thọ sự tên ________, vị khán bịnh tên ______. Trong an cư nếu phòng xá có hư dột con sẽ tu sửa lại, con ở trong đây hạ an cư (ba lần).Bí-sô kia đáp: tốt.

Bí-sô này bạch: lành thay.

Bí-sô hai chúng nên đối trước Bí-sô bạch an cư, Bí-sô ni ba chúng nên đối trước Bí-sô ni bạch an cư.

9. Yết ma sai người xem xét phòng xá:

Lúc đó trong hạ an cư có nhiều chim quạ làm tổ ấp trứng nuôi con dưới mái hiên trong chùa nên gây ồn náo cho các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nên sai người cầm sào đi theo Bí-sô xem xét khắp nơi trong chùa, nếu thấy tổ chim nào không có trứng hay chim non thì nên phá bỏ, nếu thấy có trứng hay chim non thì chờ đến khi chúng bỏ đi mới được phá tổ”. Lại có nhiều tổ ong, Phật nói: “cũng nên sai người đi xem xét, nếu thấy tổ không có trứng và ong con thì khua đông cho bầy ong bỏ tổ bay đi, nếu có trứng và ong con thì dùng dây tơ cột tổ lại cho chúng không phát triển”. Tác pháp sai như sau: một Bí-sô ở trong Tăng hỏi người được sai: “thầy có thể làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng hay không?”, đáp là có thể thì Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô______ này có thể làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô ________ làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm.

Bí-sô thọ sự nên mỗi nửa tháng đi xem xét phòng xá ngọa cụ, nếu thấy có Bí-sô nào đem ngọa cụ mỏng, hư rách để đổi ngọa cụ của Tăng, nếu Bí-sô này là người lớn thì nên bạch cho Tăng biết rồi thu lại ngọa cụ của Tăng; nếu là người nhỏ thì nên nói cho hai thầy biết rồi thu lại ngọa cụ của Tăng. Bí-sô thọ sự nếu làm trái với hành pháp này thì phạm tội Việt pháp, Bí-sô thọ sự nên ở trong Tăng luân phiên theo thứ lớp sai làm. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “như Phật đã dạy Bí-sô nên hạ an cư, vậy còn ai cũng nên hạ an cư?”, Phật nói: “cả năm chúng xuất gia đều nên hạ an cư, ai làm trái thì phạm tội Ác tác”.

10. Yết ma thọ nhật xuất giới:

Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “như Phật đã dạy trong hạ an cư các Bí-sô không được ngủ đêm ở ngoài giới nên khi có việc của Tam bảo hay việc khác cần phải xuất giới thì các Bí-sô không dám đi”, Phật nói: “từ nay khai cho các Bí-sô nếu có nhân duyên được thọ trì pháp bảy ngày xuất giới”, các Bí-sô lại không biết việc gì thì được xin xuất giới, Phật nói: “đó là những việc liên quan tới Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, Bísô, Bí-sô ni, Thức xoa ma na, Cầu tịch nam, Cầu tịch nữ, hoặc thân tộc thỉnh hoặc vì trừ ác kiến cho ngoại đạo, hoặc đối với tam tạng có nghi cần thỉnh hỏi, hoặc trong sự tu điều chưa đắc cầu đắc, điều chưa chứng cầu chứng, điều chưa hiểu cầu hiểu… tất cả duyên sự này đều được thọ pháp bảy ngày xuất giới”.

Lại hỏi: như Phật đã dạy trong hạ an cư có duyên sự phải ra ngoài thì nên thọ pháp bảy ngày, vậy ai được thọ?

Phật đáp: năm chúng nên thọ, đó là Bí-sô, Bí-sô ni, Chánh học nữa, Cầu tịch và Cầu tịch nữ.

Lại hỏi: nên thọ pháp này ở đâu?

Phật đáp: nên thọ pháp này ở trong giới, đối trước một Bí-sô chắp tay bạch rằng: “cụ thọ nhớ nghĩ, tôi Bí-sô __________ ở tại trú xứ này tiền (hậu) an cư ba tháng, tôi Bí-sô _____ nay vì việc Tăng xin thọ pháp bảy ngày xuất giới, nếu không có nạn duyên sẽ trở về lại trong trú xứ này an cư” (ba lần). Nếu có duyên sự phải đi trong sáu ngày cho đến một ngày đều dựa theo pháp thọ bảy ngày mà tác pháp thọ.

Lúc đó vua Thắng quang nước Kiều-tát-la mời trưởng giả Cấp-côđộc đến trong quân doanh nơi biên thùy lâu ngày, do trưởng giả nhớ các Thánh chúng nên vua sai sứ bảo quan trấn thủ thành đến trú xứ Tăng thỉnh mời Thánh chúng, không phải ra lịnh rồi phương tiện đưa đến trong quân doanh gặp vua. Quán trấn thủ nghĩ ra được một kế để các Thánh chúng tự đến gặp vua, bèn đến trong rừng Thệ đa căng dây đo đạc, các Bí-sô hỏi muốn làm gì, đáp là vua ra lịnh đào mương dẫn nước, các Bí-sô nói: “các vị tạm thời dừng lại để chúng tôi gặp vua bàn bạc việc này”, lại hỏi: “từ đây đến chỗ vua có thể trở về ngay trong ngày được không?”, đáp: “không được, e đến bảy ngày cũng không trở về được”. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nếu vì việc Tăng, ta khai cho thọ trì pháp xuất giới trong bốn mươi ngày đêm”, các Bí-sô không biết thọ trì như thế nào, Phật nói: “nên trải tòa đánh kiền chùy nhóm Tăng, một Bí-sô trong Tăng nên hỏi vị muốn đi: “thầy có thể vì việc Tăng thọ trì pháp xuất giới trong bốn mươi ngày đêm không?”, vị này nên đáp là có thể, một Bí-sô trong Tăng bạch nhị yết ma cho thọ nhật xuất giới như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ________ ở trong giới của trú xứ này tiền (hậu) an cư ba tháng. Bí-sô __________ nay vì việc Tăng xin thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô _______ thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ______ ở trong giới của trú xứ này tiền ( hậu ) an cư ba tháng. Bí-sô _________ nay vì việc Tăng xin thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Tăng nay cho Bí-sô ________ thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Các Bí-sô chấp thuận cho Bí-sô _____ thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về dây an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô _____ thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “có được thọ trì pháp xuất giới một ngày đêm không?”, Phật nói được, lại hỏi: “có được thọ trì pháp xuất giới hai ngày đêm cho đến bốn mươi ngày đêm không?”, Phật nói được, lại hỏi: “có được thọ trì pháp xuất giới hơn bốn mươi ngày đêm không?”, Phật nói: “không được, trong ba tháng an cư thời gian ở trong giới phải nhiều hơn thời gian ở ngoài giới”, lại hỏi: “như Phật khai cho thọ trì pháp xuất giới một ngày đêm, vậy nên đối trước ai tác pháp?”, Phật nói: “nên đối trước một người, cho đến xuất giới bảy ngày cũng đối trước một người tác pháp, nếu nhiều hơn bảy ngày thì phải ở trong Tăng tác pháp xin”.

Như Phật đã dạy, nếu trong hạ an cư, đối với các việc như khất thực, thuốc thang trị bịnh và người khán bịnh có thiếu sót thì cho tùy ý bỏ đi đến chỗ khác. Cho đến gặp nam nữ, bán trách ca hoặc gặp một nạn trong tám nạn đều không nên ở; nếu có duyên sự xuất giới mà gặp một trong tám nạn không trở về được trú xứ đã an cư, cũng không gọi là phá hạ… như trong An cư sự đã nói rõ.

11. Yết ma sai người thọ Tùy ý:

Như Phật đã dạy các Bí-sô an cư xong nên thỉnh nói ba việc: thấy,

nghe, nghi để tác pháp Tùy ý. Lúc đó các Bí-sô không biết thỉnh nói như thế nào, Phật nói: “trước ngày tác pháp Tùy ý khoảng bảy tám ngày, các Bí-sô cựu trụ đến các thôn xóm lân cận thông báo cho các Bí-sô già trẻ và những người chưa thọ cận viên biết để cùng góp phần vào việc cúng dường. Đến ngày 1 tháng , các Bí-sô nên sắp đặt việc cúng dường và trang hoàng nơi Phật điện, bên tháp treo cờ phướn, quét dọn sạch sẽ… Sáng ngày 15 đến giờ tác pháp Tùy ý, Tăng nên sai một vị có đủ năm đức làm người thọ Tùy ý cho Tăng, hoặc hai, ba hay nhiều người nhưng phải là người có đủ năm đức: không thương, không giận, không sợ, không si, khéo hay phân biệt các việc tùy ý. Nếu trái với năm đức trên thì không được sai, nếu trước đó chúng tăng chưa hòa hợp thì phải làm cho hòa hợp; nếu đã hòa hợp thì phải làm cho được an lạc trụ. Nên sai như sau: trải tòa, đánh kiền chùy tập Tăng, Tăng nhóm xong trước nên hỏi vị đủ năm đức: “thầy có thể làm người thọ tùy ý cho tăng già thỉnh nói 3 việc thấy nghe nghi để tác pháp tùy ý không?”. Nếu đáp là có thể thì một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng già lắng nghe, Bí-sô tên ________ nay làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô tên ________ làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư. Bạch như thế.

Đại đức Tăng già lắng nghe, Bí-sô tên ________ nay làm người thọ tùy ý cho Tăng già hạ an cư. Tăng nay sai Bí-sô tên ____________ __ làm người thọ tùy ý, Bí-sô này tên _____ sẽ làm người thọ tùy ý cho Tăng già hạ an cư. Nếu các cụ thọ nào chấp thuận Bí-sô tên ________ làm người thọ Tùy ý cho Tăng già hạ an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng già đã chấp thuận Bí-sô tên ___________ làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Này các Bí-sô, nay ta chế hành pháp cho Bí-sô thọ Tùy ý như sau: Bí-sô thọ Tùy ý nên trao cỏ tranh cho các Bí-sô,nếu chỉ có một người thọ Tùy ý thì từ Thượng tọa cho đến hạ tòa đều phải làm Tùy ý; nếu là hai người thọ Tùy ý thì một người thọ Tùy ý từ Thượng tòa, một người thọ tùy tùy từ nửa số chúng còn lại cho đến người cuối cùng; nếu là ba người thọ tùy ý thì nên bố trí ba chỗ ngồi và chuẩn theo như trên mà làm Tùy ý. Thượng tòa lúc đó nên tác bạch:

Đại đức Tăng già lắng nghe, hôm nay ngày 15 Tăng già tác pháp Tùy ý. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp Tùy ý, bạch như vậy.

Lúc đó từ Thượng tòa cho đến hạ tòa đều đến trước Bí-sô thọ Tùy ý làm Tùy ý như sau: Cụ thọ nhớ nghĩ, hôm nay ngày 15 Tăng già làm tùy ý, tôi Bí-sô tên __________ cũng làm Tùy ý. Tôi Bí-sô tên ______ ___ ở trong Tăng đối trước Cụ thọ thỉnh nói ba việc thấy nghe nghi để làm tùy ý. Đại đức tăng già nên nhiếp thọ chỉ bảo cho tôi, xin thương xót làm lợi ích cho tôi, nếu tôi thấy biết có tội, tôi sẽ như luật sám hối.

(3 lần). Bí-sô thọ tùy ý nói: Áo tỉ ca (thiện).

Bí-sô làm tùy ý nói: sa độ (nhĩ).

Cứ như thế cho đến vị hạ tòa, Bí-sô thọ tùy ý nếu là hai, ba người thì nên đối nhau tác pháp, nếu là một người thì nên tâm niệm tác pháp. Bí-sô tác pháp xong, kế đến Bí-sô ni từng người đến tác pháp cũng giống như Bí-sô. Sau đó là Thức xoa ma na, Cầu tịch, Cầu tịch nữ cũng tác pháp giống như trên. Tác pháp xong, Bí-sô thọ Tùy ý đến trước vị Thượng tòa bạch: hai bộ Tăng già đã làm tùy ý xong. Lúc đó hai bộ tăng già cùng xướng: Lành thay, đã tác pháp tùy ý xong. Nếu cùng xướng lên như thế thì tốt, nếu không xướng thì phạm Ác tác”.

Bí-sô thọ Tùy ý cầm dao nhỏ hoặc kim chỉ hoặc các tư cụ tạp vật của Sa môn ở trước Thượng tòa bạch: “Đại đức, các vật thí này có nên trao cho người đã an cư xong làm vật thí Tùy ý không? Nếu trú xứ này được các lợi vật khác, Tăng già nên hòa hợp chia hay không?”, đại chúng cùng đáp nên chia. Nếu làm khác thì Bí-sô thọ Tùy ý và đại chúng đều phạm tội Việt pháp. Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “đến ngày Tùy ý, nếu Bí-sô bịnh không thể đến được thì phải làm sao?”, Phật nói: “Bí-sô bịnh nên chắp tay gởi dục như pháp gởi dục Trưởng tịnh:

Cụ thọ nhớ nghĩ, hôm nay ngày 15 Tăng già tác pháp Tùy ý. Tôi Bí-sô tên _______ vào ngày 15 cũng tác pháp Tùy ý. Tôi Bí-sô tên __ _____ tự nói không có các chướng pháp, vì bịnh nên Tăng sự như pháp xin gởi dục. Những lời này xin ở trong tăng nói lại giùm. (3 lần).

Nếu gởi dục được như vậy thì tốt, nếu người bịnh không thể nói được thì nên dùng thân biểu nghiệp, cũng thành gởi dục. Khi làm tùy ý, các trường hợp nhớ có tội, đối với tội có nghi thì khác với lúc trưởng tịnh là Bí-sô khi làm tùy ý ở trong chúng nhớ có tội, đối với tội có nghi thì phải tùy thời phát lồ sám hối”.

12. Khi làm Tùy ý, trong chúng tranh cãi về tội:

Khi làm Tùy ý, nếu trong chúng tranh cãi lăng xăng về tội đã phạm là khinh hay trọng thì Tăng nên tác Đơn bạch để quyết đoán tội này như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15, Tăng làm Tùy ý, do trong Tăng phát sanh tranh cãi về tội đã phạm là khinh hay trọng nên làm trở ngại pháp sự, Tăng nay muốn quyết đoán tội này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cùng quyết đoán tội này. Bạch như vậy.

Sau khi tác bạch xong, Tăng nên hỏi vị thông tam tạng có khả năng quyết đoán tội để như pháp như luật quyết đoán tội này. Khi đã quyết đoán rồi nên bạch cho Tăng biết tội đã được quyết đoán như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15, Tăng làm Tùy ý, do trong Tăng phát sanh tranh cãi về tội đã phạm là khinh hay trọng nên làm trở ngại pháp sự, Tăng nay đã quyết đoán tội này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng đã cùng quyết đoán tội này rồi thì không được nói về việc này nữa. Bạch như vậy.

Giống như trưởng tịnh, nếu làm Tùy ý chỉ có hai ba bốn người thì chỉ nên đối thú, phải đủ năm người trở lên mới tác yết ma và sai người thọ Tùy ý. Nếu có người bịnh không đến được thì nên lấy dục đến, người bịnh gởi dục không được gởi cho người tục hoặc Cầu tịch hay bán trạch ca; nên đối trước vị thanh tịnh đồng kiến mà gởi.

Lúc đó có các Bí-sô do trước đó sanh tranh cãi hiềm khích, tuy trong lòng oán hận nhau nhưng đến ngày vẫn cùng làm Tùy ý. Phật nói: “nếu trong lòng còn oán hận thì không nên làm Tùy ý, nên sám hối rồi mới làm”, các Bí-sô sám tạ nhau trong ngày Tùy ý khiến tăng thêm tức giận và lại tranh cãi nhau, tâm không thể xả. Phật nói: “không nên sám tạ ngay trong ngày Tùy ý, nên sám tạ trước khoảng tám chín ngày”. Lúc đó, tất cả các Bí-sô đều theo lời Phật dạy cùng nhau sám tạ, Phật nói: “không phải tất cả Bí-sô đều sám tạ, chỉ những người có hiềm khích nhau mới sám tạ để cùng hoan hỉ cho nhau rồi làm Tùy ý; ai không có hiềm khích thì không cần sám tạ”, các Bí-sô làm Tùy ý xong lại làm trưởng tịnh, Phật nói: “Tùy ý tức là thanh tịnh nên không cần thuyết giới nữa”.

13. Xử phân y vật để làm y Yết-sỉ-na:

Lúc đó có nhiều Bí-sô hạ an cư xong, làm Tùy ý xong cùng đi đến rừng Thệ đa để kính lễ Thế tôn, giữa đường gặp mưa nên ba y đều ướt, họ xách mang rất nhọc mệt. Đến nơi, sau khi thu xếp y bát xong, họ đến chỗ Phật đảnh lễ, Phật thăm hỏi đi đường có nhọc mệt không, khất thực có dễ được không và có được an lạc trụ không. Các Bí-sô đáp là đi đường rất nhọc mệt, Phật nghe rồi suy nghĩ: “ta nên làm thế nào cho các Bí-sô được an lạc trụ và các thí chủ cũng được thêm phước”, nghĩ rồi liền bảo các Bí-sô: “từ nay sau khi Tùy ý xong, qua ngày 1 nên trương y Yết-sỉ-na, sau khi trương y sẽ được mười y lợi trong năm tháng. Trú xứ nào an cư được y lợi nên chọn lấy một xấp vải tốt để làm y Yết-sỉ-na rồi ở trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, vải này là lợi vật mà Tăng đã được trong hạ an cư tại trú xứ này, Tăng nay đem vải này làm y Yết-sỉ-na, Tăng sẽ trương y này làm y Yết-sỉ-na. Sau khi trương y xong, dù xuất giới, đối với ba y đã có còn không phạm lỗi lìa y huống chi là y dư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng sẽ trương y này làm y Yết-sỉ-na. Sau khi trương y xong, dù xuất giới, đối với ba y đã có còn không phạm lỗi lìa y huống chi là y dư. Bạch như vậy.

Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm”.

14. Yết ma sai người trương y Yết-sỉ-na:

Sau đó các Bí-sô đem y tài này may thành y Yết-sỉ-na rồi bạch Phật, Phật nói: “nên sai một Bí-sô có đủ năm đức làm người trương y, tác pháp sai như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, một Bí-sô trong Tăng nên hỏi người được sai: “thầy có thể vì Tăng làm người trương y không?”, nếu đáp là có thể thì Bí-sô nên bạch nhị yết ma sai như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô _____ này có thể làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô __________ làm người trương y Yết-sỉna cho Tăng. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ___________ này có thể làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng, Tăng nay sai Bí-sô __________ làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Các Bí-sô chấp thuận sai Bí-sô _____ làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô _____ làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

15. Yết ma giao y tài cho người trương y:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng sẽ đem y tài này làm y Yết-sỉ-na, Tăng đã sai Bí-sô _____ làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giao y tài này cho Bí-sô trương y tên __________. Bạch như vậy.

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng sẽ đem y tài này làm y Yết-sỉ-na, Tăng đã sai Bí-sô _____ làm người trương y, Tăng nay giao y tài này cho Bí-sô trương y tên _______________. Các Bí-sô chấp thuận giao y tài này cho Bí-sô trương y tên _______________ thì im lặng, ai không chấp thụan thì nói.

Tăng đã chấp thuận giao y tài này cho Bí-sô trương y tên _____ xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

16. Đơn bạch xuất y Yết-sỉ-na:

Bí-sô sau khi thọ y tài này rồi cùng các Bí-sô khác giặt nhuộm cắt may… như trong y Yết-sỉ-na sự đã nói. Lúc đó các Bí-sô thọ y Yết-sỉ-na đã mãn năm tháng, không biết phải làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “đến ngày 15 tháng giêng, Bí-sô trương y nên bạch Tăng: “các Đại đức, ngày mai Tăng sẽ xuất y Yết-sỉ-na, các vị nên tự thọ trì y của mình”. Sáng hôm sau Tăng nhóm họp tác tiền phương tiện xong, một Bí-sô đơn bạch như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này đã hòa hợp cùng trương y Yết-sỉ-na. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cùng xuất y Yết-sỉ-na. Bạch như vậy.

Các Bí-sô xuất y xong, không biết phải làm sao, Phật nói: “khi trương y được mười y lợi, nhưng sau khi xuất y thì việc này nên ngăn dứt, ai làm trái thì mắc tội”.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10