CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ GIỚI KINH

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường – TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh – năm 2010

 

TỰA GIỚI KINH

Biệt giải thoát kinh khó được nghe
Trải qua vô lượng trăm ngàn kiếp
Đọc tụng thọ trì cũng như vậy
Bậc như thuyết hành trì khó gặp
Phật thị hiện ở đời là vui
Diễn nói pháp vi diệu là vui
Tăng nhất tâm đồng kiến là vui
Hòa hợp cùng tu tiến là vui
Gặp Thánh nhơn hiện hữu là vui
Được cùng ở chúng cũng là vui
Nếu không gặp những người ngu si
Đó mới gọi là thường thọ lạc
Gặp người trì giới đủ là vui
Nếu gặp Đa văn cũng là vui
Gặp A-la-hán chân thật vui
Vì đời sau không còn tái sanh
Đến thềm diệu bờ sông kia – vui
Dùng pháp hàng địch – chiến thắng vui
Khi chứng đắc sanh chánh huệ quả
Tận trừ được ngã mạn là vui
Nếu có thể khởi ý quyết định,
Khéo điều căn – dục, đủ đa văn
Từ trẻ đến già ở trong rừng
Lan nhã nhàn cư, tịch tĩnh vui.

Các Đại đức, bốn tháng mùa Xuân (hoặc Hạ, Đông) nửa tháng (hoặc một tháng…) đã qua, còn lại ba tháng rưỡi (hoặc ba tháng…), già chết tới gần, mạng sống giảm dần. Các Đại đức nên tinh tấn tỉnh giác chớ có buông lung, do không buông lung nên chắc chắn chứng quả Phật, huống chi các giác phẩm thiện pháp khác vì các đệ tử Thanh văn của Phật thì ít cầu ít việc.

– Người chưa thọ Cận viên đã ra ngoài chưa?

– Các Bí-sô không đến có gởi dục thanh tịnh không?

– Có ai sai Bí-sô ni đến thỉnh giáo thọ không?

Chắp hai tay cung kính
Kính lạy Phật Thích Ca
Biệt giải thoát điều phục
Tôi nói các vị nghe
Nghe rồi phải chánh hành
Như lời Như Lai dạy
Ở trong các tội nhỏ
Dõng mãnh siêng phòng hộ
Tâm như ngựa khó kìm
Liên tục quyết chí trừ
Hàm thiết Biệt giải thoát
Có trăm kim cực bén
Nếu người nào trái pháp
Nghe dạy phải dừng ngay
Đại sĩ như ngựa giỏi
Xông ra trận phiền não
Người thiếu hàm thiếc này
Chưa từng có hỉ lạc
Chết trong trận phiền não
Mê chuyển trong sanh tử.

Đại đức tăng lắng nghe, hôm nay ngày thứ 1 không trăng (hoặc ngày thứ mười lăm có trăng), Tăng làm Bao-sái-đà. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay làm Bao-sái-đà, nói giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa. Bạch như vậy.

Các Đại đức, tôi sắp nói giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa, các vị hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, nếu nhớ có phạm nên phát lồ, không phạm thì im lặng, do im lặng nên biết các Đại đức thanh tịnh. Nếu khi nghe hỏi, các vị nên đáp như thật, ở trong chúng thù thắng này, tôi sẽ hỏi ba lần, các vị nên đáp như thật, nếu Bí-sô nào tự biết có phạm mà không phát lồ thì phạm tội vọng ngữ. Các Đại đức, Phật dạy cố ý vọng ngữ là pháp chướng đạo, nếu Bí-sô mong cầu thanh tịnh thì nên phát lồ, phát lồ thì được an lạc, không phát lồ thì không an lạc.

Các Đại đức, tôi đã nói tựa của giới kinh xong rồi, nay xin hỏi các Đại đức, trong chúng này có thanh tịnh không? (ba lần). Các Đại đức, trong chúng này thanh tịnh vì im lặng, tôi xin nhớ giữ như thế.

I. BỐN PHÁP BA LA THỊ CA:

Các Đại đức, đây là bốn pháp Ba la thị ca, mỗi nửa tháng được nói ra từ Giới kinh.

Tổng nhiếp tụng:

Nếu làm hạnh bất tịnh,
Trộm lấy cắp, giết người,
Vọng nói pháp Thượng nhơn,
Đều không cùng ở chung.

1. Nếu Bí-sô cùng các Bí-sô thọ đắc học xứ trong giới pháp, không xả giới, giới suy kém, không nói ra, làm hạnh bất tịnh cho đến cùng với súc sanh thì Bí-sô này phạm Ba la thị ca, không được ở chung.

2. Nếu Bí-sô ở trong tụ lạc hay ở chỗ vắng vẻ, không cho mà lấy gọi là trộm cắp. Không cho mà lấy như vậy nếu vua hay bậc đồng vua bắt hay giết hay trói hay đuổi đi và mắng rằng: “thầy là người ngu si, là kẻ giặc”. Không cho mà lấy như thế thì Bí-sô này phạm Ba la thị ca, không được ở chung.

3. Nếu Bí-sô đối với người hay thai nhi mà tự tay giết chết, hoặc cầm dao đưa cho người hoặc bảo người khác đưa, hoặc chỉ bảo chết, khen ngợi cái chết, nói rằng: “chao ôi, sống như thế làm chi, thà chết còn hơn”. Tùy theo tâm người đó muốn chết mà dùng đủ cách chỉ bảo chết hay khen ngợi cái chết khiến cho người đó do nhân duyên này mà chết thì Bí-sô này phạm Ba la thị ca, không được ở chung.

4. Nếu Bí-sô hoàn toàn không có gì, không biết, không thấy Pháp hơn người là tri kiến của bậc Thánh giả tịch tĩnh chứng ngộ mà nói rằng: “tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy”. Thời gian sau có ai hỏi hay không có ai hỏi, Bí-sô này muốn xuất tội để cầu thanh tịnh nên nói rằng: “tôi thật không biết mà nói là biết, thật không thấy mà nói là thấy, đó là hư dối vọng ngữ” thì Bí-sô này phạm Ba la thị ca, không được ở chung.

Các Đại đức, tôi đã nói bốn pháp Ba la thị ca, nếu Bí-sô phạm mỗi một pháp nào thì không được ở chung, không được cùng làm việc. Như trước (trước khi xuất gia thọ giới), sau (sau khi phạm Ba la thị ca) cũng như vậy, Bí-sô phạm Ba la thị ca thì không được ở chung và cùng làm việc. Nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy. Các Đại đức, đây là mười ba pháp Tăng già bà thi sa mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ trong Giới kinh.

II. MƯỜI BA PHÁP TĂNG GIÀ BÀ THI SA:

Nhiếp tụng:Tiết, xúc, bỉ, cúng, môi, (tiết tinh, xúc chạm, nói thô bỉ, cúng dường, mai mối)

Tiểu phòng, đại tự, báng, (xây phòng nhỏ, chùa lớn, vu báng)

Phiến tợ, phá tăng sự, (chút tương tợ, việc phá tăng) Tùy tùng, ô, mạn ngữ. (tùy tùng, ô gia và nói khinh mạn).

1. Nếu Bí-sô cố ý làm xuất tinh thì phạm Tăng già bà thi sa, trừ trong mộng.

2. Nếu Bí-sô với tâm nhiễm ô xúc chạm người nữ hoặc nắm tay, nắm cánh tay hoặc nắm tóc hoặc nắm mỗi một thân phần nào với tâm thọ lạc thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

3. Nếu Bí-sô với tâm nhiễm ô nói lời dâm dục thô tục với người nữ như vợ chồng nói với nhau thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

4. Nếu Bí-sô với tâm nhiễm ô nên tự khen ngợi mình trước người nữ mong họ cúng dường thân, nói rằng: “chúng tôi là Bí-sô trì giới, đoạn trừ dâm dục, tu hành thiện pháp. Nếu cô đem pháp dâm dục cúng dường thì sự cúng dường này là bậc nhất” thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

5. Nếu Bí-sô làm mai mối, đem ý người nam nói với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam hoặc làm cho họ thành vợ chồng hay thành việc tư thông, dù chỉ trong chốc lát thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

6. Nếu Bí-sô không có thí chủ, vì mình nên tự xin làm phòng thì nên làm đúng lượng. Lượng làm phòng là dài mười hai gang tay của Phật, bên trong rộng bảy gang tay. Bí-sô này nên yêu cầu các Bí-sô chỉ chỗ làm phòng không có nạn và không có tranh chấp và dễ tiến tu. Nếu Bí-sô không có thí chủ, vì mình nên tự xin làm phòng mà làm ở chỗ có nạn và có tranh chấp và không tiến tu được, cũng không yêu cầu các Bí-sô chỉ chỗ để làm, lại làm quá lượng thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

7. Nếu Bí-sô có thí chủ, muốn làm phòng lớn, Bí-sô này nên yêu cầu các Bí-sô chỉ chỗ làm phòng không có nạn và không tranh chấp và dễ tiến tu, các Bí-sô nên chỉ chỗ làm phòng không có nạn và không có tranh chấp và dễ tiến tu. Nếu Bí-sô có thí chủ, vì mình nên làm phòng lớn mà làm ở chỗ có nạn và có tranh chấp và khó tiến tu, cũng không yêu cầu các Bí-sô chỉ chỗ để làm thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

8. Nếu Bí-sô vì sân giận không vui đem tội Ba la thị ca không căn cứ vu báng Bí-sô thanh tịnh không phạm tội, muốn phá hạnh thanh tịnh của Bí-sô kia. Thời gian sau, có người hỏi hay không có người hỏi, Bí-sô này biết là việc không căn cứ, chỉ do sân giận mà vu báng, nên nói với các Bí-sô rằng: “tôi vì sân giận nên nói như thế”, thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

9. Nếu Bí-sô vì sân giận không vui, trong phần việc khác lấy một chút tội hay tội tương tợ Ba la thị ca, để vu báng Bí-sô thanh tịnh không phạm tội, muốn phá hạnh thanh tịnh của Bí-sô kia. Thời gian sau, có người hỏi hay không có người hỏi, Bí-sô này biết là trong phần việc khác lấy chút tội hay tội tương tợ Ba la thị ca, chỉ do sân giận mà vu báng, nên nói với các Bí-sô rằng: “tôi vì sân giận nên nói như thế”, thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

10. Nếu Bí-sô muốn phá hòa hợp Tăng, tìm cầu phương tiện thọ trì việc phá Tăng thì các Bí-sô nên can ngăn Bí-sô này rằng: “thầy chớ phá hòa hợp Tăng, chớ tìm cầu phương tiện thọ trì việc phá Tăng, phải cùng Tăng hòa hợp, hòa hợp thì an lạc không tranh, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa, được an lạc trụ. Thầy nên bỏ việc phá Tăng này”. Khi các Bí-sô can ngăn như thế mà không chịu bỏ việc này thì nên can ngăn hai, ba lần cho bỏ việc này, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì Bí-sô này phạm Tăng già bà thi sa.

11. Nếu có Bí-sô muốn phá hòa hợp Tăng, có Bí-sô khác đồng ý trợ giúp, một hay nhiều người nói với các Bí-sô rằng: “các thầy chớ can ngăn Bí-sô này trong việc này, vì sao, vì Bí-sô này nói đúng pháp, đúng luật không phải là nói phi pháp phi luật, Bí-sô này nói điều gì chúng tôi đều vui thích. Đó là biết mới nói không phải không biết mà nói, Bí-sô này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận”. Lúc đó các Bí-sô nên can ngăn các Bí-sô trợ giúp việc phá tăng rằng: “thầy chớ nói rằng Bí-sô này nói đúng pháp đúng luật, Bí-sô này nói điều gì chúng tôi đều vui thích. Đó là biết mới nói không phải không biết mà nói, Bí-sô này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận. Các thầy chớ trợ giúp việc phá Tăng, phải vui giúp Tăng hòa hợp; Tăng hòa hợp thì hoan hỉ không tranh, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa, được an lạc trụ”. Khi các Bí-sô can ngăn như thế mà vẫn chấp chặt không chịu bỏ thì các Bí-sô nên can ngăn ba lần cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng già bà thi sa.

12. Nếu Bí-sô nương ở nơi tụ lạc mà làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết thì các Bí-sô nên quở: “thầy đã làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết, các thầy hãy đi đi, không nên ở đây nữa”. Bí-sô này nói với các Bí-sô: “các thầy tùy dục hành sân sợ si, vì sao, vì có Bí-sô đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi có người không bị đuổi”. Các Bí-sô nên nói với Bí-sô này: “thầy chớ nói các Bí-sô tùy dục hành sân sợ si, vì sao, vì các Bí-sô không có tùy dục hành sân sợ si. Các thầy làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết, các thầy hãy bỏ câu nói tùy dục hành sân sợ si này đi. Các thầy hãy đi đi, không nên ở đây nữa”. Khi nói như thế nếu không chịu bỏ lời nói này thì nên khuyên can đến ba lần cho bỏ nói lời nói này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng già bà thi sa.

13. Nếu Bí-sô tánh ác khó cùng nói chuyện khi các Bí-sô như pháp như thiện, nói tội mà vị này đã phạm trong giới thì Bí-sô này không chấp nhận còn nói với các Bí-sô rằng: “các thầy chớ nói tôi tốt hay xấu, tôi cũng không nói các thầy tốt hay xấu”. Các Bí-sô nên khuyên rằng: “các Bí-sô như pháp như thiện nói tội mà thầy đã phạm trong giới, thầy đừng nên không chấp nhận, thầy nên chấp nhận. Các Bí-sô như pháp như luật khuyên can thầy, thầy cũng sẽ như pháp như luật khuyên can các Bí-sô, vì sao, vì làm như thế chúng đệ tử của Như lai mới được tăng trưởng lợi ích, vì cùng khuyên can nhắc nhở và xuất tội cho nhau. Thầy hãy bỏ nghiệp không chấp nhận này đi”. Khi các Bí-sô khuyên can như thế mà không chịu bỏ, thì nên khuyên can đến ba lần cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng già bà thi sa.

Các Đại đức, tôi đã nói mười ba pháp Tăng già bà thi sa, chín giới trước vừa làm liền phạm, bốn giới sau cho đến can ba lần mới kết thành tội. Nếu Bí-sô biết mình phạm tội mà vẫn cố ý che giấu, tùy che giấu bao lâu thì buộc họ phải hành Ba lợi bà sa bấy nhiêu. Hành Ba lợi bà sa xong, Tỳ kheo này nên ở trong Tăng hành sáu đêm Ma na đỏa; hành Ma na đỏa xong mới cho pháp A phù ha na. Như pháp sám xong, các Bí-sô hoan hỉ, nên ở trong hai mươi vị Bí-sô cho xuất tội, nếu thiếu một vị không đủ hai mươi mà cho xuất tội thì tội của Bí-sô kia không được xuất, mà các Bí-sô cũng bị quở trách. Đúng pháp nên làm như thế. Nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy.

III. HAI PHÁP BẤT ĐỊNH:

Các Đại đức, đây là 2 pháp Bất định mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ Giới kinh:

Nhiếp tụng:

Nếu ở chỗ che khuất
Chỗ có thể hành dâm
Và chỗ không che khuất
Không có người thứ ba.

1. Nếu Bí-sô một mình cùng người nữ ngồi ở chỗ khuất, ở bên trong có thể hành dâm; nếu Ô-ba-tư-ca đáng tin nói Bí-sô này ở trong ba pháp hoặc là Ba la thị ca hoặc là Tăng già bà thi sa hoặc là Ba-dậtđề, tùy nói một việc nào; nếu Bí-sô này tự nói là tôi có ngồi ở chỗ như thế, thì trong ba pháp tùy Bí-sô nói là pháp gì, Tăng nên trị phạt tội đó hoặc là Ba la thị ca hoặc là Tăng già bà thi sa hoặc là Ba-dật-đề; hoặc tùy Ô-ba-tư-ca đáng tin nói là việc gì thì Tăng nên trị phạt tội đó. Đây là pháp bất định thứ nhất.

2. Nếu Bí-sô một mình cùng người nữ ngồi chỗ trống vắng là chỗ không thể hành dâm. Nếu có Ô-ba-tư-ca đáng tin nói Bí-sô ở trong hai pháp hoặc Tăng già bà thi sa hoặc Ba-dật-đề, tùy nói một việc nào; nếu Bí-sô này tự nói là tôi có ngồi chỗ đó thì theo lời nói đó mà trị hoặc Tăng già bà thi sa hoặc Ba-dật-đề; hoặc theo lời của Ô-ba-tư-ca đáng tin nói mà trị. Đây là pháp Bất định thứ hai.

Các Đại đức, tôi đã nói hai pháp Bất định, nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy. Các Đại đức, đây là ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề mỗi nửa tháng thường tụng rút ra từ Giới kinh.

IV. BA MƯƠI PHÁP NI TÁT KỲ BA DẬT ĐỀ:

Nhiếp tụng:

Giữ, lìa, chứa, giặt y,
Lấy y, xin, thọ quá,
Đồng giá và khác chủ,
Sai sứ đưa giá y.

1. Nếu Bí-sô đã may y xong, thời y Yết-sỉ-na đã hết, được cất chứa y dư cho đến mười ngày, nếu chứa quá mười ngày mà không làm pháp phân biệt thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

2. Nếu Bí-sô đã may y xong, thời y Yết-sỉ-na đã hết, nếu trong ba y, lìa một y nào ra ngoài giới ngủ dù chỉ một đêm thì phạm Ni-tát-kỳba-dật-đề, trừ Tăng yết ma cho.

3. Nếu Bí-sô đã may y xong, thời y Yết-sỉ-na đã hết, nếu được vải phi thời, Bí-sô cần y thì được tự tay thọ, thọ rồi nên mau may thành y. Nếu đủ vải thì tốt, nếu không đủ mà biết còn có thể được thêm cho đủ thì Bí-sô này được cất chứa trong vòng một tháng để được thêm cho đủ.

Nếu cất chứa quá một tháng thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

4. Nếu Bí-sô xin y từ Bí-sô ni không phải bà con thì phạm Ni-tátkỳ-ba-dật-đề, trừ trao đổi.

5. Nếu Bí-sô nhờ Bí-sô ni không phải bà con giặt y cũ hoặc nhuộm hoặc đập thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

6. Nếu Bí-sô đến cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải bà con xin y, được y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, trừ nhân duyên. Nhân duyên là y bị cướp, bị mất, bị cháy, bị trôi.

7. Nếu Bí-sô, y bị cuớp hoặc bị mất, bị cháy, bị trôi nên đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải là ba con xin y; nếu cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con cúng cho nhiều vải, Bí-sô được thọ cho đến hai y thượng hạ. Nếu thọ quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

8. Nếu vì Bí-sô nên cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con lo liệu số tiền mua y, nghĩ rằng: “ta đem số tiền này mua y như thế như thế… cúng cho Bí-sô _______”. Bí-sô này vốn không được thỉnh tùy ý trước, liền khởi tưởng đồng ý đi đến chỗ cư sĩ nói rằng: “cư sĩ đã lo liệu số tiền mua y như thế cho tôi thì nên mua loại vải như thế như thế…”. Vì muốn tốt, nếu được y thì Bí-sô này phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

9. Nếu Bí-sô có hai cư sĩ và vợ cư sĩ không phải bà con, vì Bí-sô nên mỗi người để dành tiền mua y, nghĩ rằng: “ta để dành tiền này, mỗi người sẽ mua y như thế như thế cúng cho Bí-sô _____”, Bí-sô này vốn không được thỉnh tùy ý trước, khởi tưởng đồng ý nên đến chỗ các cư sĩ nói rằng: “các vị mỗi người để dành tiền mua y, nên hùn chung lại mua một y như thế như thế cúng cho tôi”. Vì muốn tốt, nếu được y thì Bí-sô này phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

10. Nếu vì Bí-sô nên vua hoặc đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ sai sứ đưa giá tiền y đến, vị sứ này đến nói với Bí-sô: “Đại đức, vua hoặc đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ _______ đưa giá tiền y này cho thầy, xin hãy nhận lấy”. Bí-sô nên nói: “pháp của Bí-sô chúng tôi là không được thọ tiền, khi nào cần y, được vải thanh tịnh tôi sẽ nhận để may thành y thọ trì”, vị sứ này nói với Bí-sô: “Đại đức có người chấp sự có thể lo liệu mọi việc cho Bí-sô không?”, Bí-sô nên chỉ người chấp sự là người làm việc trong chùa hay là Ô-ba-sách-ca cho vị sứ biết. Vị sứ đến nói với người chấp sự: “lành thay, ông hãy cất giữ số tiền này rồi mua vải như thế như thế cho Bí-sô _______, khi nào Bí-sô này cần y thì đưa cho vị ấy may thành y thọ trì”, nói xong vị sứ trở lại nói với Bí-sô: “tôi đã đưa tiền cho người chấp sự, Đại đức khi nào cần y thì đến đó lấy”. Khi Bí-sô này cần y thì nên đến chỗ người chấp sự nói là tôi cần y, như thế đến hai, ba lần; nếu đòi được y thì tốt, nếu không được thì nên đến trước người chấp sự đứng yên lặng nhắc, như thế đến bốn, năm, sáu lần; nếu đòi được y thì tốt, nếu không được y mà cố nài cho được y thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề. Nếu không đòi được đi nên tự đi hay sai sứ đến chỗ người trước kia đưa tiền y đến nói rằng: “số tiền y mà ông đưa cho người chấp sự trước kia, tôi không lấy được y, ông nên tự biết đòi lại tiến, chớ để cho mất”. Việc này đúng pháp nên làm như thế.

Nhiếp tụng:

Cao thế da (tơ tằm), toàn đen,
Phần, sáu (năm), Ni-sư-đàn,
Gánh lông, giặt, vàng bạc,
Nạp chất và mua bán.

11. Nếu Bí-sô dùng tơ tằm mới làm phu cụ thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề.

12. Nếu Bí-sô dùng lông dê thuần đen làm phu cụ mới thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

13. Nếu Bí-sô muốn làm phu cụ mới nên dùng hai phần lông dê thuần đen, một phần lông dê trắng và một phần lông dê tạp xấu. Nếu

Bí-sô không dùng hai phần lông dê thuần đen, một phần lông dê trắng và một phần lông dê tạp xấu để làm phu cụ mới thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề.

14. Nếu Bí-sô muốn làm phu cụ mới thì phu cụ cũ phải dùng đủ sáu năm, nếu phu cụ cũ dùng chưa đủ sáu năm dù đem bỏ hay không đem bỏ mà may phu cụ mới thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, trừ Tăng yết ma cho.

15. Nếu Bí-sô muốn làm Ni-sư-đàn mới, bốn bên thành viền của Ni-sư-đàn cũ, mỗi bên nên lấy chừng một gang tay của Phật để may chồng lên Ni-sư-đàn mới làm cho hoại sắc. Nếu Bí-sô bốn bên thành viền của Ni-sư-đàn cũ, mỗi bên không lấy chừng một gang tay của Phật để may chồng lên Ni-sư-đàn mới làm cho hoại sắc, vì muốn tốt thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

16. Nếu Bí-sô khi đi đường được lông dê muốn thọ thì Bí-sô này được tự mang đi cho đến ba do tuần, nếu không có ai mang giùm mà đi quá ba do tuần thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

17. Nếu Bí-sô nhờ Bí-sô ni không phải bà con giặt nhuộm lông dê thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

18. Nếu Bí-sô tự tay cầm lấy vàng bạc hay bảo người cầm lấy hay sai người cầm lấy thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

19. Nếu Bí-sô dùng vàng bạc để mua các vật dụng thì phạm Nitát-kỳ-ba-dật-đề.

20. Nếu Bí-sô dùng vàng bạc mua bán các thứ thì phạm Ni-tátkỳ-ba-dật-đề.

Nhiếp tụng:

Hai bát, hai thợ dệt,
Đoạt y và Cấp thí,
Lan nhã, Y tắm mưa,
Hồi tăng, thuốc bảy ngày.

21. Nếu Bí-sô cất chứa bát dư được cất chứa đến mười ngày, quá mười ngày thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

22. Nếu Bí-sô, bát đã dùng chưa bị răng nứt đến năm lằn mà xin bát mới, vì muốn tốt thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Bí-sô này phải đem bát mới này vào trong Tăng xả, Tăng sẽ lấy bát của người cuối cùng đưa lại cho Bí-sô này và nói rằng: “thầy hãy thọ bát này cho đến khi bể”. Việc này đúng pháp nên làm như thế.

23. Nếu Bí-sô tự xin tơ sợi bảo thợ dệt không phải bà con dệt thành y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

24. Nếu Bí-sô, có cư sĩ và vợ cư sĩ không phải bà con bảo thợ dệt dệt y cho Bí-sô _______, Bí-sô này không được tùy ý thỉnh trước, vì muốn y tốt nên làm chút nhân duyên là đến chỗ thợ dệt nói rằng: “này ông, y này là dệt cho tôi, ông nên dệt cho đẹp, rộng dài và bền chắc, tôi sẽ đưa thêm ít vật cho ông”. Bí-sô này tự khuyến dụ hay bảo người khuyến dụ thợ dệt này, sau đó đưa thêm cho thợ dệt ít vật cho đến một bữa ăn hay đáng giá bằng một bữa ăn, vì muốn y tốt, được y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

25. Nếu Bí-sô cho Bí-sô khác y rồi, sau vì sân giận không vui nên tự đoạt lại hay bảo người đoạt lại, nói rằng: “hãy trả y lại tôi tôi, tôi không cho thầy nữa”, nếu lấy y rời khỏi thân của Bí-sô kia thì Bí-sô này phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

26. Nếu Bí-sô còn mười ngày nữa mới đến tự tứ mà được y cúng gấp, Bí-sô cần thì được tự tay thọ và được cất chứa cho đến Thời y, nếu cất chứa quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

27. Nếu Bí-sô qua ba tháng hạ, có tháng nhuần chưa hết tháng tám, nếu Bí-sô ở nơi A-lan-nhã vắng vẻ có nghi sợ các nạn nên gởi lại một trong ba y ở trong tụ lạc. Nếu có nhân duyên xuất giới thì được lìa y ngủ đêm cho đến sáu đêm, nếu quá sáu đêm thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề.

28. Nếu Bí-sô còn một tháng nữa là hết mùa xuân thì được xin áo tắm mưa và được cất chứa nửa tháng, nếu còn một tháng nữa là hết mùa xuân, Bí-sô xin áo tắm mưa cất chứa quá nửa tháng thì phạm Nitát-kỳ-ba-dật-đề.

29. Nếu Bí-sô biết người khác muốn cúng cho Tăng mà tự lấy xoay về cho mình thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

30. Nếu Bí-sô bị bịnh, Phật cho được dùng bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật và thạch mật. Bí-sô này được cất chứa trong vòng bảy ngày để dùng, nếu cất chứa quá bảy ngày thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dậtđề.

Các Đại đức, tôi đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy.

V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ

Các Đại đức, đây là chín mươi pháp Ba-dật-đề mỗi nửa tháng thường tụng rút ra từ Giới kinh.

Tổng nhiếp tụng:

Vọng ngữ và chủng tử,
Không sai cùng thường ăn,
Nước trùng, bảo bạn đi,
Bàng sanh, đám giặc, ăn.

Biệt tụng thứ 1:

Vọng, hủy và ly gián,
Phát khởi, đồng thanh tụng,
Nói tội, thật đắc quả,
Theo bà con, khinh hủy.

1. Nếu Bí-sô cố ý vọng ngữ, phạm Ba-dật-đề.

2. Nếu Bí-sô nói lời chê bai hủy nhục, phạm Ba-dật-đề.

3. Nếu Bí-sô nói ly gián, phạm Ba-dật-đề.

4. Nếu Bí-sô biết Tăng đã như pháp xử đoán việc xong rồi mà phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề.

5. Nếu Bí-sô nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Badật-đề, trừ có người nam trí huệ ở bên cạnh.

6. Nếu Bí-sô dạy người chưa thọ Cận viên đọc kinh kệ làm cho ồn náo thì phạm Ba-dật-đề.

7. Nếu Bí-sô ở trước người chưa thọ Cận viên nói tôi được pháp hơn người, nếu là thật thấy biết nên nói là thấy biết như vậy, thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

8. Nếu Bí-sô biết Bí-sô khác có tội thô mà nói cho người chưa thọ Cận viên nghe thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề, trừ Tăng yết ma cho nói.

9. Nếu Bí-sô trước đã hoan hỉ cho, sau lại nói rằng: “các Bí-sô tùy thuận người quen biết nên hồi chuyển vật của Tăng đem cho” thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

10. Nếu Bí-sô khi thuyết giới nói rằng: “nói những giới vụn vặt ấy làm chi, mỗi nửa tháng từ trong Giới kinh nói những giới này làm cho Bí-sô khác tâm sanh hối, tâm hoại, tâm phiền não, áy náy, ưu sầu không vui”, nói lời khinh chê giới như vậy thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

Nhiếp tụng thứ hai:

Chủng tử, khinh, xúc não,
Để giường, nệm cỏ, kéo (lôi),
Gượng ở, giường sút chân,
Tưới cỏ; 3, 2 tầng.

11. Nếu Bí-sô chặt phá cây cỏ là chỗ ở của hữu tình hay bảo người khác chặt phá thì phạm Ba-dật-đề.

12. Nếu Bí-sô hiềm trách quở mắng Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.

13. Nếu Bí-sô không đáp theo câu hỏi, muốn xúc não người khác thì phạm Ba-dật-đề.

14. Nếu Bí-sô đem ngọa cụ, đồ ngồi nằm của Tăng để nơi chỗ đất trống, tự trải hay bảo người trải để ngồi nằm; khi đi không tự dẹp cất, cũng không bảo người khác dẹp cất thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

15 – Nếu Bí-sô lấy ngọa cụ trong phòng Tăng, tự trải hay bảo người trải để ngồi nằm; khi đi không tự dẹp cất, cũng không bảo người khác dẹp cất thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

16. Nếu Bí-sô ở trong phòng Bí-sô vì sân giận không vui, tự lôi kéo Bí-sô khác ra hay bảo người khác lôi kéo ra, nói rằng: “hãy đi đi, thầy không nên ở trong phòng này nữa”, vì nhân duyên này không phải vì duyên gì khác thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

17. Nếu Bí-sô ở trong phòng Bí-sô, biết các Bí-sô đã trải ngọa cụ ở trước rồi, mình đến sau gượng ở trong đó tự trải ngọa cụ hay bảo người trải, nghĩ rằng: “nếu không thích thì tự đi khỏi đây”, vì nhân duyên này không phải vì duyên gì khác thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

18. Nếu Bí-sô ở trên tầng gác của Bí-sô mà dùng sức để ngồi nằm trên giường ngồi hay giường nằm sút chân thì Bí-sô này phạm Ba-dậtđề.

19. Nếu Bí-sô biết nước có trùng mà tự tay dùng tưới lên cỏ hay lên đất hoặc bảo người tưới thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

20. Nếu Bí-sô muốn làm phòng xá lớn có cửa cái, cửa sổ, từ đất bằng theo thứ lớp xây lên hai hay ba tầng cho kiên cố, nếu quá ba tầng thì phạm Ba-dật-đề.

Nhiếp tụng thứ 3:

Không sai, đến chiều tối,
Vì ăn, hai loại y,
Cùng đường và chung thuyền,
Chỗ khuất, giáo hóa ăn.

21. Nếu Bí-sô, Tăng không sai đi giáo giới Bí-sô ni mà đi thì phạm Ba-dật-đề, trừ vị chứng đắc thắng pháp.

22. Nếu Bí-sô tuy được Tăng sai đi giáo giới Bí-sô ni mà giáo giới cho đến khi mặt trời lặn thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

23. Nếu Bí-sô nói rằng: “vì lợi cúng dường nên các Bí-sô đi giáo giới Bí-sô ni” thì phạm Ba-dật-đề.

24. Nếu Bí-sô ước hẹn đi chung đường với Bí-sô ni cho đến một tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên. Nhân duyên là có nhiều người làm bạn cùng đi hay nghi có sợ hãi.

25. Nếu Bí-sô ước hẹn đi chung thuyền với Bí-sô ni, ngược dòng hay xuôi dòng thì phạm Ba-dật-đề, trừ đi đò ngang qua sông.

26. Nếu Bí-sô đem y cho Bí-sô ni không phải bà con thì phạm Ba-dật-đề.

27. Nếu Bí-sô may y cho Bí-sô ni không phải bà con thì phạm Ba-dật-đề.

28. Nếu Bí-sô một mình ngồi ở chỗ khuất với Bí-sô ni thì phạm Ba-dật-đề.

29. Nếu Bí-sô một mình ngồi ở chỗ đất trống với người nữ thì phạm Ba-dật-đề.

30. Nếu Bí-sô biết do Bí-sô ni khen ngợi mà được thức ăn, nếu ăn thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên là bạch y thỉnh trước.

Nhiếp tụng thứ tư:

Thường ăn, chỗ ngủ một đêm,
Thọ ba bát không cho người khác,
Ăn đủ, riêng chúng, phi thời,
Xúc chạm, không thọ, diệu thực.
(xúc chạm thức ăn, không thọ mà ăn,đòi thức ăn ngon)

31. Nếu Bí-sô thường thường ăn thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên. Nhân duyên là khi bịnh, khi cúng dường.

32. Nếu Bí-sô tại nhà thí chủ theo ngoại đạo nghỉ đêm, họ cúng một bữa ăn, Bí-sô không bịnh nên ăn một bữa, nếu ăn quá một bữa thì phạm Ba-dật-đề.

33. Nếu Bí-sô đến nhà cư sĩ được tùy ý cúng cho nhiều bánh bún…, Bí-sô cần thì được thọ hai, ba bát, nếu thọ quá thì phạm Ba-dật-đề. Thọ hai, ba bát rồi mang về nên chia cho các Bí-sô khác ăn, việc này đúng pháp nên làm như vậy.

34. Nếu Bí-sô ăn xong, không thọ pháp thức ăn dư mà ăn nữa thì phạm Ba-dật-đề.

35. Nếu Bí-sô biết Bí-sô khác đã ăn xong, không thọ pháp thức ăn dư mà đưa cho nhiều thức ăn, gắng gượng khuyên Bí-sô kia ăn nữa, nói rằng: “thầy hãy ăn thức ăn này”, vì muốn xúc não Bí-sô kia, nghĩ rằng: “khiến cho Bí-sô này phiền não cho đến trong chốc lát”, vì nhân duyên này không phải vì duyên gì khác thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

36. Nếu Bí-sô ăn riêng chúng thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên. Nhân duyên là khi bịnh, khi may y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại hội, khi Sa môn ngoại đạo thí thực.

37. Nếu Bí-sô ăn phi thời thì phạm Ba-dật-đề.

38. Nếu Bí-sô ăn thức ăn để cách đêm đã từng xúc chạm thì phạm Ba-dật-đề.

39. Nếu Bí-sô không thọ thức ăn uống mà để vào miệng ăn thì phạm Ba-dật-đề, trừ nước và tăm xỉa răng

40. Nếu Bí-sô trong nhà thí chủ có thức ăn ngon như sữa, lạc, sanh tô, thục tô, dầu, cá, thịt, nem; Bí-sô không bịnh, vì mình mà xin thức ăn ngon như vậy thì phạm Ba-dật-đề.

Nhiếp tụng thứ năm:

Nước có trùng, hai nhà ăn,
Không y, đến xem hành quân,
Hai đêm, nhiễu loạn quân binh,
Đánh, dọa, che dấu tội thô.

41. Nếu Bí-sô biết nước có trùng mà lấy dùng thì phạm Ba-dậtđề.

42. Nếu Bí-sô ngồi nơi chỗ nằm trong nhà ăn (nhà có nam nữ thương yêu nhau) thì phạm Ba-dật-đề.

43. Nếu Bí-sô một mình cùng người nữ guợng ngồi nơi chỗ nằm trong nhà ăn thì phạm Ba-dật-đề.

44. Nếu Bí-sô tự tay đưa thức ăn cho ngoại đạo lỏa hình nam hay nữ thì phạm Ba-dật-đề.

45. Nếu Bí-sô đến xem quân trận xuất hành thì phạm Ba-dật-đề.

46. Nếu Bí-sô có nhân duyên đến trong quân trận, được ở lại hai đêm; nếu quá hai đêm thì phạm Ba-dật-đề.

47. Nếu Bí-sô ở trong quân trận hai đêm, đến xem quân diễn tập hoặc xem chủ tướng bày binh bố trận thì phạm Ba-dật-đề.

48. Nếu Bí-sô vì sân giận không vui, dùng tay đánh Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.

49. Nếu Bí-sô vì sân giận không vui, dùng tay dọa tát Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.

50. Nếu Bí-sô biết Bí-sô khác phạm tội thô mà che giấu cho đến một đêm thì phạm Ba-dật-đề.

Nhiếp tụng thứ sáu:

Làm buồn, đốt lửa, dục,
Cùng ngủ, pháp không chướng,
Chưa bỏ, Cầu tịch, nhuộm,
Cầm vật báu, quá nóng.

51. Nếu Bí-sô nói với Bí-sô khác: “thầy hãy cùng tôi đến các nhà kia, tôi sẽ bảo họ cúng thức ăn ngon”, đến nơi lại không bảo cúng cho thức ăn, mà còn nói rằng: “thầy hãy đi đi, tôi cùng thầy cùng ngồi, cùng nói chuyện không vui; tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình vui hơn”, vì muốn xúc não Bí-sô kia, nghĩ rằng: “khiến cho Bí-sô này phiền não cho đến trong chốc lát”, vì nhân duyên này không phải vì duyên gì khác thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

52. Nếu Bí-sô không bịnh, đốt lửa sưởi ấm nơi đất trống, dùng cây cỏ hay phân trâu để đốt hay bảo người khác đốt thì phạm Ba-dật-đề.

53. Nếu Bí-sô khi Tăng như pháp tác pháp, gởi dục rồi sau lại hối thì phạm Ba-dật-đề.

54. Nếu Bí-sô cùng người chưa thọ Cận viên ngủ chung phòng quá hai đêm thì phạm Ba-dật-đề.

55. Nếu Bí-sô nói rằng: “tôi hiểu nghĩa của pháp Phật là hành pháp chướng đạo không thể chướng đạo”, các Bí-sô nên can ngăn Bí-sô này: “thầy chớ nói là tôi hiểu nghĩa của pháp Phật là hành pháp chướng đạo không thể chướng đạo. Thầy chớ hủy báng Phật, hủy báng Phật là không tốt; Phật không nói lời này, Phật dùng đủ nhân duyên nói hành pháp chướng đạo thật là chướng đạo; thầy nên bỏ ác tà kiến này đi”. Khi các Bí-sô can ngăn như thế mà không chịu bỏ việc này thì nên can ngăn hai, ba lần cho bỏ việc này, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

56. Nếu Bí-sô biết Bí-sô kia nói lời như thế, không như pháp sám hối cũng không chịu bỏ ác tà kiến nên bị tẫn mà lại chứa nuôi cùng làm việc, cùng nói chuyện, cùng ngủ thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

57. Nếu có Cầu tịch nói rằng: “tôi hiểu nghĩa của pháp Phật là hành pháp chướng đạo không thể chướng đạo”, các Bí-sô nên can ngăn Cầu tịch này: “chú chớ nói là tôi hiểu nghĩa của pháp Phật là hành pháp chướng đạo không thể chướng đạo. Chú chớ hủy báng Phật, hủy báng Phật là không tốt; Phật không nói lời này, Phật dùng đủ nhân duyên nói hành pháp chướng đạo thật là chướng đạo; chú nên bỏ ác tà kiến này đi”. Khi các Bí-sô can ngăn như thế mà không chịu bỏ việc này thì nên can ngăn hai, ba lần cho bỏ việc này, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì các Bí-sô nên nói rằng: “này Cầu tịch, từ nay chú không được nói Phật là thầy, cũng không được đi theo sau các Bí-sô, không được cùng ngủ chung phòng với các Bí-sô cho đến hai đêm. Chú hãy đi khỏi nơi đây, không được ở đây nữa”. Nếu Bí-sô biết Cầu tịch bị tẫn mà lại chứa nuôi, cùng nói chuyện, cùng ngủ chung thì phạm Ba-dật-đề.

58. Nếu Bí-sô tự tay cầm lấy vật báu hay tợ vật báu, hoặc bảo người khác cầm lấy thì phạm Ba-dật-đề, trừ ở trong tăng phòng hay ở trong trú xứ. Nếu vật báu hay tợ vật báu ở trong Tăng phòng hay ở trong trú xứ, khi cầm lấy nên nghĩ rằng: “ai là chủ của chúng đến nhận, sẽ giao lại”. Việc này đúng pháp nên làm như thế.

59. Nếu Bí-sô được y mới nên dùng một trong ba màu hoặc xanh, hoặc bùn đen hoặc vỏ cây Mộc lan nhuộm làm cho hoại sắc. Nếu Bí-sô không dùng một trong ba màu hoặc xanh, hoặc bùn đen hoặc vỏ cây Mộc lan nhuộm y mới làm cho hoại sắc thì phạm Ba-dật-đề.

60. Nếu Bí-sô chưa tới nửa tháng mà tắm thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên. Nhân duyên là vào một tháng rưỡi của cuối mùa xuân và một tháng đầu của mùa hạ, hai tháng rưỡi này khí trời rất nóng hoặc khi bịnh, khi gió, khi mưa, khi làm việc, khi đi đường.

Nhiếp tụng thứ bảy:

Giết bàng sanh, cố xúc não,
Chọc lét, giỡn nước, đồng ngủ,
Khủng bố, giấu vật, đòi y,
Vô căn, cùng nữ đồng đi.

61. Nếu Bí-sô cố ý giết hại súc sanh thì phạm Ba-dật-đề.

62. Nếu Bí-sô cố ý làm cho Bí-sô khác sanh tâm nghi, nghĩ rằng: “khiến cho Bí-sô này phiền não cho đến trong chốc lát”, vì nhân duyên này không phải vì duyên gì khác thì Bí-sô này phạm Ba-dật-đề.

63. Nếu Bí-sô dùng ngón tay chọc lét Bí-sô khác thì phạm Badật-đề.

64. Nếu Bí-sô đùa giỡn trong nước thì phạm Ba-dật-đề.

65. Nếu Bí-sô cùng người nữ ngủ chung trong một phòng nhà thì phạm Ba-dật-đề.

66. Nếu Bí-sô tự khủng bố Bí-sô khác hay bảo người khủng bố, cho đến đùa giỡn thì phạm Ba-dật-đề.

67. Nếu Bí-sô đối với các vật cần dùng trong sinh hoạt của Bí-sô như y bát, ống kim, khóa cửa, giày dép… tự lấy giấu hay bảo người giấu, cho đến đùa giỡn thì phạm Ba-dật-đề.

68. Nếu Bí-sô đem y cho Bí-sô, Bí-sô ni, Chánh học nữ, Cầu tịch, Cầu tịch nữ rồi lấy lại dùng thì phạm Ba-dật-đề.

69. Nếu Bí-sô đem pháp Tăng già bà thi sa không căn cứ vu báng Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.

70. Nếu Bí-sô hẹn với người nữ đi chung đường, cho đến một tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề.

Nhiếp tụng thứ tám:

Cùng giặc đi, tuổi chưa đủ,
Đào đất, đòi hỏi, trái giáo,
Nghe lén, làm thinh bỏ đi,
Không kính, uống rượu, phi thời.

71. Nếu Bí-sô hẹn với giặc buôn lậu đi chung đường, cho đến một tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề.

72. Nếu Bí-sô cho người chưa đủ hai mươi tuổi thọ Cận viên thì phạm Ba-dật-đề. Người này không đắc giới mà các Bí-sô cũng bị quở trách. Việc này đúng pháp nên làm như thế.

73. Nếu Bí-sô tự tay đào đất hay bảo người khác đào, hoặc chỉ chỗ nói rằng: “hãy đào chỗ này” thì phạm Ba-dật-đề.

74. Nếu Bí-sô thọ tùy ý thỉnh trong bốn tháng, qua bốn tháng mà thọ nữa thì phạm Ba-dật-đề, trừ thường tùy ý thỉnh, nhiều lần tùy ý thỉnh hay thọ tùy ý thỉnh riêng.

75. Nếu Bí-sô khi thuyết giới nói rằng: “tôi nay chưa học giới này, tôi sẽ hỏi các Bí-sô đọc tụng kinh luật luận”, thì phạm Ba-dật-đề. Bí-sô muốn được pháp lợi thì nên học Giới kinh, cũng nên hỏi các Bí-sô đọc tụng kinh luật luận, hỏi rằng: “Đại đức, lời này có ý nghĩa gì?”, việc này đúng pháp nên làm như thế.

76. Nếu Bí-sô khi cùng các Bí-sô khác tranh cãi, đứng ở chỗ khuất lặng lẽ nghe lén, nghĩ rằng: “những lời các Bí-sô này nói, ta sẽ nhớ giữ” thì phạm Ba-dật-đề.

77. Nếu Bí-sô khi Tăng xử đoán việc, im lặng đứng dậy bỏ đi thì phạm Ba-dật-đề.

78. Nếu Bí-sô khinh thường Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề.

79. Nếu Bí-sô uống rượu thì phạm Ba-dật-đề.

80. Nếu Bí-sô phi thời vào tụ lạc mà không bạch với thiện Bí-sô khác thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên.

Nhiếp tụng thứ chín:

Ăn, minh tướng nay biết,
Ống kim, lượng chân giường,
Dồn bông và tọa cụ,
Ghẻ, mưa, y Đại sư.

81. Nếu Bí-sô thọ thỉnh thực rồi, trước giờ ăn hay sau giờ ăn lại đi đến nhà khác thì phạm Ba-dật-đề.

82. Nếu Bí-sô trời chưa sáng, vua dòng Sát-đế-lỵ đã làm lễ Quán đảnh chưa cất báu vật mà Bí-sô bước qua ngạch cửa cung thì phạm Badật-đề, trừ nhân duyên.

83. Nếu Bí-sô khi thuyết giới nói rằng: “tôi nay mới biết pháp này mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ trong Giới kinh”, các Bí-sô biết Bí-sô này đã ngồi trong chỗ thuyết giới hai, ba lần huống chi là nhiều lần. Bí-sô này không phải vì không biết mà được thoát tội, tùy theo tội đã phạm nên như pháp mà trị, nên quở trách rằng: “thầy đã mất lợi, không lợi, không tốt; khi thuyết giới thầy đã không kính giới, không nhất tâm nhớ nghĩ, không lắng tai nghe pháp”, do việc này nên phạm Ba-dật-đề.

84. Nếu Bí-sô làm ống kim bằng ngà, xương hay sừng thì phạm Ba-dật-đề.

85. Nếu Bí-sô muốn làm tòa ngồi hay giường nằm, chân giường nên cao bằng tám ngón tay của Như lai, trừ chỗ tra vào lỗ bệ, nếu cao quá tám ngón tay thì phạm Ba-dật-đề.

86. Nếu Bí-sô tự lấy bông Đâu la miên dồn nệm hay bảo người khác dồn thì phạm Ba-dật-đề.

87. Nếu Bí-sô muốn may áo tắm mưa, nên liệu lượng, lượng trong đây là dài sáu gang tay của Phật, rộng hai gang rưỡi, nếu may quá lượng này thì phạm Ba-dật-đề.

88. Nếu Bí-sô muốn may áo che thân, nên liệu lượng, lượng trong đây là dài bốn gang tay của Phật, rộng hai gang rưỡi, nếu may quá lượng này thì phạm Ba-dật-đề.

89. Nếu Bí-sô muốn may Ni-sư-đàn nên liệu lượng, lượng trong đây là dài hai gang tay của Phật, rộng một gang rưỡi, nếu thân lớn thì may thêm một gang tay nữa. Nếu may quá lượng này thì phạm Ba-dậtđề.

90. Nếu Bí-sô may y bằng kích lượng y của Phật hay hơn kích lượng của Phật thì phạm Ba-dật-đề, kích lượng y của Phật là dài chín gang tay, rộng sáu gang tay.

Các Đại đức, tôi đã nói chín mươi pháp Ba-dật-đề, nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy. Các Đại đức, đây là bốn pháp Ba la đề đề xá ni, mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ trong Giới kinh.

VI. BỐN MƯƠI PHÁP BA LA ĐỀ XÁ NI:

Nhiếp tụng:

Thọ của ni chẳng thân thích,
Trong nhà xử phân thức ăn,
Không thỉnh mà đến Học gia,
Thọ thức ăn bên ngoài chùa.

1. Nếu Bí-sô không bịnh, ở trong nhà bạch y tự tay thọ thức ăn từ Bí-sô ni không phải bà con; Bí-sô này khi trở về trú xứ nên đến bên Bísô khác nói tội rằng: “Đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến bên Đại đức nói tội”. Đây là pháp Ba la đề đề xá ni thứ nhất.

2. Có các Bí-sô đến nhà bạch y thọ thỉnh thực, trong nhà này có một Bí-sô ni chỉ bảo bạch y đưa cơm cho Bí-sô này, đưa canh cho Bísô kia. Các Bí-sô nên nói với Bí-sô ni này rằng: “cô hãy thội đi, hãy đợi các Bí-sô dùng cơm xong”, nếu trong các Bí-sô không có ai nói với Bí-sô ni này như vậy thì các Bí-sô này khi trở về trú xứ nên đến bên Bísô khác nói tội rằng: “Đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến bên Đại đức nói tội”. Đây là pháp Ba la đề đề xá ni thứ hai.

3. Có nhà của Học gia, chư Tăng đã tác pháp yết ma Học gia; nếu Bí-sô biết Tăng đã tác pháp yết ma Học gia, Bí-sô này trước không được tùy ý thỉnh mà đến trong nhà Học gia này tự tay thọ thức ăn, Bí-sô này khi trở về trú xứ nên đến bên Bí-sô khác nói tội rằng: “Đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến bên Đại đức nói tội”. Đây là pháp Ba la đề đề xá ni thứ ba.

4. Có trú xứ A-lan-nhã là nơi có nghi sợ, nếu Bí-sô biết trước trú xứ A-lan-nhã này là nơi có nghi sợ, Tăng cũng chưa tác pháp yết ma cho mà lại ở ngoài tinh xá thọ thức ăn, Bí-sô này khi trở về trú xứ nên đến bên Bí-sô khác nói tội rằng: “Đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến bên Đại đức nói tội”. Đây là pháp Ba la đề đề xá ni thứ tư.

Các Đại đức, tôi đã nói bốn pháp Ba la đề đề xá ni, nay xin hỏi các Đại đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin nhớ giữ như vậy.

Các Đại đức, đây là Chúng học pháp, mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ trong Giới kinh.

VII. CHÚNG HỌC PHÁP:

Nhiếp tụng:

Ăn mặc thân tề chỉnh,
Nhà tục giữ dung nghi,
Giữ bát trừ người bịnh,
Cỏ nước, leo quá đầu.

1. Mặc quần tề chỉnh, cần nên học.

2. Mặc quần không quá cao, không quá thấp, không cuốn thành hình vòi voi, không cuốn thành hình đầu rắn, không xếp thành hình lá cây Đa-la, không xếp thành hình miếng đậu, cần nên học.

3. Mặc ba y tề chỉnh, cần nên học.

4. Mặc ba y không quá cao, không quá thấp, kín đáo khi vào nhà bạch y, cần nên học.

5. Không nói nhiều, không nhìn lên cao khi vào nhà bạch y, cần nên học.

6. Không trùm đầu, không lật y một bên, không lật y sang hai bên, không chống nạnh, không vung tay khi vào nhà bạch y, cần nên học.

7. Không nhún nhảy, không nhón chân, không nhảy cò cò, không uốn éo, không hấp tấp khi vào nhà bạch y, cần nên học.

8. Trong nhà bạch y chưa được mời, không nên tự tiện ngồi, cần nên học.

9. Trong nhà bạch y chưa xem xét kỹ, không nên ngồi, cần nên học.

10. Trong nhà bạch y, không nên ngồi lộn xộn, cần nên học.

11. Trong nhà bạch y, không nên ngồi gác chân, tréo chân, ngồi bó gối, ngồi duỗi hai chân, ngồi lộ bày thân, cần nên học.

12. Cung kính thọ thức an, cần nên học.

13. Bát đã thọ đầy cơm và thức ăn thì không nên thọ thêm canh làm cho thức ăn tràn ra ngoài, cẩn thận dùng tay giữ bát khi ăn, cần nên học.

14. Thức ăn chưa dọn đưa đến, không nên đưa bát ra trước để đợi, cần nên học.

15. Không để bát trên thức ăn, cần nên học.

16. Cung kính khi ăn, cần nên học.

17. Không vắt miếng cơm quá lớn, quá nhỏ, nên vắt miềng cơm vừa để ăn, cần nên học.

18. Thức ăn chưa đưa đến miệng, không nên há miệng trước để đợi, cần nên học.
19. Không được trong miệng ngậm thức ăn mà nói chuyện, cần nên học.

20. Không lấy cơm phủ trên canh hoặc lấy canh phủ trên cơm để mong được sớt thêm thức ăn nữa, cần nên học.

21. Không liếm thức ăn, không nhai cơm ra tiếng, không húp canh ra tiếng, không bươi lấy thức ăn ngon, không chê thức ăn, không dồn thức ăn làm phồng hai bên má, không lè lưỡi ăn, không đắp cơm thành hình tháp, cần nên học.

22. Không liếm tay, liếm bát, không vung vảy tay, không khua bát ra tiếng, nhất tâm ngó vào bát mà ăn, cần nên học.

23. Không có tâm khinh mạn ngó vào bát của người ngồi bên cạnh, cần nên học.

24. Không dùng tay dơ cầm bình nước sạch, cần nên học.

25. Trong nhà bạch y, không nên đổ nước rửa bát mà không hỏi chủ nhà, cần nên học.

26. Không được bỏ thức ăn dư vào bát đựng nước, cần nên học.

27. Trên đất không có vật kê lót thì không được để bát, cần nên học.

28. Không đứng rửa bát, cần nên học.

29. Không được để bát chỗ dễ rơi bể, dễ mất, không dùng bát múc nước chảy ngược dòng, cần nên học.

30. Người ngồi ta đứng thì không nên vì nói pháp,cần nên học.

31. Người nằm ta ngồi thì không nên vì nói pháp, cần nên học.

32. Người ngồi tòa cao, ta ngồi tòa thấp thì không nên vì thuyết pháp, cần nên học.

33. Người đi trước, ta đi sau thì không nên vì thuyết pháp, cần nên học.

34. Người đi đường chánh, ta đi bên lề thì không nên vì thuyết pháp, cần nên học.

35. Không thuyết pháp cho người trùm đầu, người lật y qua một bên, người lật y sang hai bên, người chống nạnh, người vung vẩy tay, trừ bịnh, cần nên học.

36. Không thuyết pháp cho người cỡi vi, cỡi ngựa, ngồi kiệu, đi xe, trừ bịnh, cần nên học.

37. Không thuyết pháp cho người mang giày, mang guốc…, trừ bịnh, cần nên học.

38. Không thuyết pháp cho người đội mũ nón, người quấn đầu,… trừ bịnh, cần nên học.

39. Không được thuyết pháp cho người cầm dù, lọng, cần nên học.

40. Không được đứng đại tiểu tiện, trừ bịnh, cần nên học.

41. Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước sạch, trừ bịnh, cần nên học.

42. Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trên cỏ tươi, trừ bịnh, cần nên học.

43. Không được leo lên cây cao quá đầu người, trừ nạn duyên, cần nên học.

Các Đại đức, tôi đã nói xong các Chúng học pháp, nay xin hỏi các Đại đức trong chúng này có thanh tịnh không? (ba lần). Các Đại đức, trong chúng này thanh tịnh vì im lặng, tôi xin nhớ giữ như vậy. Các Đại đức, đây là bảy pháp diệt tránh, mỗi nửa tháng được nói ra từ trong Giới kinh.

VIII. BẢY PHÁP DIỆT TRÁNH:

Nhiếp tụng:

Hiện tiền và ức niệm,
Bất si và cầu tội,
Đa nhơn ngữ, tự ngôn,
Cỏ phủ trừ các tránh.

1. Đáng cho Hiện tiền Tỳ-nại-da thì nên cho Hiện tiền Tỳ-nạida.

2. Đáng cho Ức niệm Tỳ-nại-da thì nên cho ức niệm Tỳ-nại-da.

3. Đáng cho Bất si Tỳ-nại-da thì nên cho bất si Tỳ-nại-da.

4. Đáng cho Cầu tội tự tánh Tỳ-nại-da thì nên cho Cầu tội tự tánh Tỳ-nại-da.

5. Đáng cho Đa nhơn ngữ Tỳ-nại-da thì nên cho Đa nhơn ngữ Tỳnại-da.

6. Đáng cho Tự ngôn Tỳ-nại-da thì nên cho Tự ngôn Tỳ-nại-da.

7. Đáng cho cỏ phủ Tỳ-nại-da thì nên cho Cỏ phủ Tỳ-nại-da.

Nếu có việc tranh cải khởi lên nên dùng bảy pháp này thuận theo lời Phật dạy như pháp như luật dứt diệt.

Các Đại đức, tôi đã nói xong bảy pháp diệt tránh, nay xin hỏi các Đại đức, trong chúng này có thanh tịnh không? (ba lần). Các Đại đức, trong chúng này thanh tịnh vì im lặng, tôi xin nhớ giữ như vậy.

Các Đại đức, tôi đã nói xong tự Giới kinh, bốn pháp Ba la thị ca, mười ba pháp Tăng già bà thi sa, hai pháp Bất định, ba mươi pháp Nitát-kỳ-ba-dật-đề, chín mươi pháp Ba-dật-đề, bốn pháp Ba la đề đề xá ni, các Chúng học pháp và bảy pháp diệt tránh. Các pháp này đều được nói ra từ trong Giới kinh của Như lai Ứng chánh đẳng giác, nếu có các tùy pháp khác tương ưng với các pháp này, đều nên tu học. Các Đại đức cùng nhau hòa hợp, hoan hỉ không tranh, nhất tâm hòa hợp như nước hòa với sữa, siêng năng phát huy rực rỡ Thánh giáo của Đại sư, chớ buông lung để được an lạc trụ, nên tu học như vậy.

“Trong cần, nhẫn là trên,
Hay được quả Niết-bàn,
Xuất gia xúc não người,
Không gọi là Sa môn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Chánh đẳng giác Tỳ bà thi nói ra.

“Mắt sáng tránh đường hiểm,
Đến được chỗ an ổn,
Người trí trong Sanh giới,
Xa lìa được các ác”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Thi khí nói ra.

“Không báng cũng không hại,
Khéo hộ trì giới kinh,
Ăn uống biết vừa đủ,
Thọ dụng ngọa cụ xấu,
Siêng tu Định tăng thượng,
Là lời chư Phật dạy”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Tỳ xá phù nói ra.

“Ví như ong hút mật,
Không hoại sắc và hương,
Chỉ hút lấy hương vị,
Như Bí-sô vào thôn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Câu lưu tôn nói ra.

“Không chống trái việc người,
Không xem làm, không làm,
Chỉ xem lại hạnh mình,
Là chánh hay không chánh”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Yết nặc ca nói ra.

“ Chớ đắm nơi tâm định,
Siêng tu chỗ vắng lặng,
Người nên cứu không lo,
Thường khiến niệm không mất.
Nếu người hay huệ thí,
Phước thêm, oán tự dứt,
Hành thiện trừ các ác,
Dứt hoặc đến Niết-bàn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Ca-diếp-ba nói ra.

“Tất cả ác chớ làm,
Tất cả thiện nên tu,
Điều phục khắp tự tâm,
Là lời chư Phật dạy.
Lành thay, hộ thân nghiệp,
Lành thay, hộ ngữ nghiệp,
Lành thay, hộ ý nghiệp,
Hộ ba nghiệp tối thiện,
Bí-sô hộ tất cả,
Giải thoát mọi khổ đau.
Khéo hộ nơi miệng nói,
Cũng khéo hộ nơi ý,
Thân không làm các ác,
Ba nghiệp thường thanh tịnh,
Đây là tùy thuận theo,
Đạo Đại tiên đã hành”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Thích ca nói ra.

“Tỳ bà thi, Thức khí,
Tỳ xá, Câu lưu tôn,
Yết nặc ca mâu ni,
Ca-diếp, Thích ca tôn,
Đều là Trời trong trời,
Vô thượng điều ngự sư,
Bảy Phật đều hùng mãnh,
Hay cứu hộ thế gian,
Đầy đủ đại danh xưng,
Đều nói Giới kinh này.
Chư Phật và đệ tử,
Đều cùng tôn kính giới,
Do cung kính Giới kinh,
Chứng được quả vô thượng.
Người nên cầu xuất ly,
Siêng tu lời Phật dạy,
Hàng phục quân sanh tử,
Như voi xô nhà cỏ,
Ở trong pháp luật này,
Nên tu không phóng dật,
Khô được biển phiền não,
Dứt hết bờ mé khổ.
Như Giới kinh này nói,
Hòa hợp làm Trưởng tịnh,
Phải cùng tôn kính giới,
Như trâu mao tiếc đuôi.
Tôi nói Giới kinh rồi,
Chúng tăng trưởng tịnh xong,
Phước lợi các hữu tình,
Đều cùng thành Phật đạo”.