TỬ LIÊN HOA THỦ NHÃN

 

Tử Liên Hoa Thủ (Tay cầm hoa sen tím):

Tay thứ bảy trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích.

Câu thứ 40 trong Chú  Đại Bi là:Phật Ra Xá Dadịch nghĩa là bình hòa tức Tử Liên Hoa Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 40: Phật Ra Xá Da

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 21 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn diện kiến tất cả mười phương chư Phật thì nên cầu nơi tay Tử Liên Hoa (Hoa Sen tím )”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đờii Đường, là tướng tay thứ 21:

“Nếu người nào vì muốn diện kiến tất cả chư Phật ở mười phường thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen tím”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 21 là:

Nếu người muốn thấy các Như Lai nên tu pháp hoa sen tím, tượng KIẾN LIÊN QUÁN TỰ TẠI…xong tay phải cầm hoa sen tím, tay trái ngửa lên đặt ở trái tim, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là kết Liên Hoa Hợp Chưởng như thế hoa nở, rồi buông Ấn.

Kiến Liên Quán Tự Tại Bồ Tát

21) Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp 

Kinh nói rằng: “Nếu muốn được diện kiến 10 phương tất cả chư Phật, nên cầu nơi Tay cầm Hoa-Sen-Tím.”

Thần-chú rằng: Phật Ra Xá Da [40]

𑖥𑖨 𑖫𑖧
BHARA  ŚAYA

BHARA (Ủng hộ, tán trợ) ŚAYA (Ngọa, nằm. Dùng Pháp Y đắp thân nằm, chính niệm chính giác mà chẳng mất uy nghi)

BHARA  ŚAYA: Tự tỉnh ngộ Bản Lai Diện Mục (Khuôn mặt xưa nay. Đây là thuật ngữ của Thiền Tông nhằm chỉ bậc đa kiến Tính)

Phật Ra Xá Da”. Ở trên là “Phật Ra Xá Lợi”, dịch ra nghĩa là “giác thân tử”, còn “Phật Ra Xá Da” dịch ra nghĩa là “tượng”. Ý ở đây nói là nếu trong tâm của bạn giác ngộ thì làm con của Ðấng Tượng Vương. Con của Ðấng Tượng Vương tức cũng là Pháp Vương Tử (con của Ðấng Pháp Vương), tương lai sẽ làm Ðấng Pháp Vương tối cao, cho nên nói “giác tâm giác tượng vương”, là ý nghĩa đại khái của câu Chú này.

Câu Chú “Phật Ra Xá Da” này là nói bổn thân của Phật A Di Ðà. Phật A Di Ðà là sư phụ của Bồ Tát Quán Thế Âm; vì Bồ Tát Quán Thế Âm nơi nơi đều cung kính sư phụ của Ngài, cho nên Ngài nói Chú Ðại Bi cũng là tôn trọng sư phụ của Ngài. Câu Chú này là Phật A Di Ðà phóng quang để chiếu đến người trì Chú. Câu Chú này tức cũng là “Tử Liên Hoa Thủ”. Trong 42 Thủ Nhãn có Bạch Liên Hoa Thủ, Thanh Liên Hoa Thủ, Tử Liên Hoa Thủ, Hồng Liên Hoa Thủ. Tu Tử Liên Hoa Thủ Nhãn có thể gặp được mười phương chư Phật, do đó Tử Liên Hoa Thủ này rất là quan trọng.

Kệ:

Quán Âm sư chủ A Di Đà
Tứ thập bát nguyện hóa sa bà
Tam bối cửu phẩm sanh Cực Lạc
Thủy lưu phong động diễn ma ha

Dịch:

Đức A Di Đà – tôn sư Quán Thế Âm Bồ tát
Bốn mươi tám nguyện hóa độ chúng sanh
Ba hạng, chin tầng, Cực Lạc vãng sinh
Gió động, nước trôi thuyết lời đại pháp.

Chơn-ngôn rằng: Án– tát ra tát ra, phạ nhựt-ra ca ra, hồng phấn tra.

(GHI CHÚ: trong bản dịch của HT. THÍCH THIỀN-TÂM, không có 2 chữ “CA RA”?)

𑖌𑖼_ 𑖭𑖨 𑖭𑖨 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖎𑖯𑖨𑖯 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ SARA  SARA  VAJRA  KĀRĀ  HŪṂ  PHAṬ

OṂ (Cảnh giác) SARA SARA (kiên cố, cực kiên cố) VAJRA  KĀRĀ (Kim Cương Chưởng) HŪṂ (hộ khắp cả ) PHAṬ (phá bại)

Hoa sen tím (Jambura padma) là chỗ ngồi của chư Phật 10 phương. Chư Phật đều ngồi ở tòa sen trên Tử  Kim Đàn (Đàn màu vàng tía). Nếu ứng cơ đi lại thì dùng mây tím làm điều lành, tay cầm hoa sen tím biểu thị cho chúng sanh trước thấy Phật sau thấy màu tím và cuối cùng là Tử Kim Đàn. Khi Hành Giả thấy tướng này thì đời đời thấy Phật.

Như Kinh nói: “ Ở nơi sinh ra, thấy Phật nghe Pháp”. Màu tím là màu hòa hợp của đỏ và đen. Màu đen biểu thị cho nghiệp đen của chúng sanh, màu đỏ là màu Đại Bi của Bản Tôn. Vì nghiệp phiền não của chúng sanh chẳng lìa tâm từ bi ngưỡng ái, nên màu tím biểu thị cho sự “bất tịnh bất cấu” hay “phiền não bồ đề chẳng lìa một thể”.

Lại nữa, màu tím là màu chẳng đỏ chẳng đen, nên biểu thị cho nghĩa “phi hữu phi không”. Do màu đỏ màu đen hòa hợp thành màu tím tức biểu thị cho nghĩa“kiến sắc”hoa sen biểu thị cho sự vô nhiễm. Vì vậy Hoa Sen Tím biểu thị cho nghĩa “thấy sắc nhưng không nhiễm dính”.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội “Liên Hoa”nên cầm hoa sen tím biểu thị cho Thật Tướng của các Pháp nhằm giúp cho chúng sanh đời đời thường gặp Phật.

Kệ tụng:

Vi diệu nan tư tử liên hoa
Bồ đề tốc chứng giải thoát pháp
Diện kiến thập phương Phật-đà-da
Tùng kim bất lạc lục đạo gia.

[Tử Liên Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp, vi diệu không thể “NGHĨ BÀN” mà hiểu được,
Được Pháp Giải-thoát nầy, thì mau chứng qủa Bồ-đề của chư PHẬT.
Gặp được chư Phật ở 10 phương Tịnh-độ,
Thì “TỰ-TẠI” vào Lục-đạo, cứu độ tất cả Chúng-sanh “MÀ KHÔNG BỊ THỐI CHUYỂN.”]

Tỷ-khưu Đức-Vân dạy Thiện-tài Đồng-tử về môn “ỨC-NIỆM NHỨT-THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH-GIỚI TRÍ-HUỆ QUANG-MINH PHỔ-KIẾN”, như thế nào mà gặp được chư Phật ở mười phương tịnh độ?

Lúc đầu, thì Bồ-tát Văn-Thù Sư-lợi dạy cho Thiện-Tài Đồng-Tử  “PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM”, tức là chỉ dạy cho Thiện-Tài về phần “TÍN-GIẢI”, mà không dạy về phần “HÀNH-CHỨNG”,  KHÔNG DẠY làm thế nào để  “NHẬP PHÁP GIỚI.”

Rồi THIỆN TÀI được Bồ-tát Văn-thù giới thiệu theo học với “TỶ-KHƯU ĐỨC VÂN”, rồi Tỷ-khưu Đức-vân giới thiệu tới một vị “Thiện Tri Thức” khác… cho đến sau cùng gặp ”PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT” dạy THIỆN TÀI “PHÁT NGUYỆN  VÃNG SANH” VỀ CÕI CỰC LẠC CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ, thì mới mau “NHẬP PHÁP GIỚI” một cách viên mãn.

Tôi nay hồi hướng các căn lành
Ðể được Phổ Hiền hạnh thù thắng.

Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả các chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Ðà
Liền được vãng sanh cõi Cực Lạc,
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu
Lợi lạc tất cả các chúng sanh.

Chúng hội Di Ðà đều thanh tịnh
Tôi từ hoa sen nở sinh ra
Thân thấy đức Phật Vô Lượng Quang
Liền thọ ký tôi đạo Bồ Ðề.

Nhờ đức Phật kia thọ ký rồi
Tôi hóa vô số vạn ức thân
Trí huệ rộng lớn khắp mười phương
Khắp lợi tất cả chúng sanh giới.

Nhẫn đến hư không thế giới tận
Chúng sanhnghiệp và phiền não tận
Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận
Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận

Tại sao “Bồ-tát Văn-thù” không dạy, mà giới thiệu tới “Tỷ-khưu Đức-vân” học Đạo ?  Vì bấy giờ, Thiện-tài không thấy rằng gặp Bồ-tát Văn-thù là một chuyện hy-hữu, trong trăm ngàn muôn ức kiếp khó gặp được một lần, nên dù Bồ-tát Văn-thù có dạy, thì Thiện-tài cũng không chứng nhập được.

Cho nên, trước khi lên đường tìm cầu “THIỆN TRI THỨC”, Bồ-tát Văn-thù dặn dò THIỆN-TÀI rằng:

“Thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận. Nơi thiện xảo phương tiện của thiện tri thức chớ thấy lỗi lầm(Y theo PHÁP không Y theo NGƯỜI)

Lời dạy của “BỒ-TÁT VĂN-THÙ” cũng giống như Phẩm  “TỨ-Y” trong “Kinh Đại-Bát Niết-Bàn”:

1) Y theo PHÁP không Y theo NGƯỜI

2) Y theo NGHĨA không Y theo LỜI

3) Y theo TRÍ không Y theo THỨC

4) Y theo KINH LIỄU-NGHĨA  không Y theo KINH CHẲNG LIỄU NGHĨA

Phương nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên là Diệu Phong. Trên núi đó có một Tỳ kheo tên là Ðức Vân. Ngươi nên đến hỏi Tỳ Kheo Ðức Vân : Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải như thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tỳ Kheo Ðức Vân sẽ chỉ bảo cho ngươi.”

Thiện Tài đồng tử nghe xong hớn hở vui mừng, đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rơi lệ từ tạ mà đi qua hướng Nam, đến nước Thắng Lạc, lên núi Diệu Phong. Ở trên núi đó xem ngó tìm kiếm khắp bốn phía, lòng khao khát muốn được gặp Tỳ-Kheo Ðức-VânBảy ngày sau mới được thấy T ỳ Kheo Ðức Vân ở trên ngọn núi khác đi kinh hành chậm rãi.  

BÀI HỌC THỨ 1:  DẠY “NHỚ NIỆM THIỆN TRI THỨC” trong 7 ngày.

Tỷ-khưu Đức-vân dạy Thiện-tài về môn “NHỚ NIỆM THIỆN TRI THỨC”, cũng giống như pháp “TRÌ DANH HIỆU PHẬT”, trong KINH A-DI-ĐÀ , làm cho Thiện-tài có “TÂM” mong cầu muốn gặp được Thiện-Tri-Thức, nên trong 7 ngày nhớ niệm, khát ngưỡng mong gặp Tỷ-khưu Đức-vân, nên được nhất Tâm, như chỉ được sự nhất tâm mà thôi, vì còn thấy mình ở núi bên nầy, Tỷ-khưu Đức-vân ở núi bên kia (còn năng niệm sở niệm)

Thấy xong, Thiện Tài đồng tử liền đến đảnh lễ chân Tỳ Kheo Ðức Vân, hữu nhiễu ba vòng cung kính đứng trước Ðức Vân mà bạch rằng :

Bạch Ðức Thánh ! Tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tôi nghe đức Thánh khéo có thể dạy bảo, mong đức Thánh thương xót dạy cho tôi thế nào Bồ Tát được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Ðức Vân Tỳ Kheo bảo Thiện Tài đồng tử rằng :

Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, lại có thể hỏi hạnh của Bồ Tát. Việc như vậy là sự khó trong những sự khó. Những là cầu Bồ Tát hạnh, cầu Bồ Tát cảnh giới, cầu đạo xuất ly của Bồ Tát, cầu đạo thanh tịnh của Bồ Tát, cầu tâm thanh tịnh quảng đại của Bồ Tát, cầu Bồ Tát thành tựu thần thông, cầu Bồ Tát thị hiện môn giải thoát, cầu Bồ Tát thị hiện việc làm tại thế gian, cầu Bồ Tát tùy thuận tâm của chúng sanh, cầu môn sanh tử Niết bàn của Bồ Tát, cầu Bồ Tát quán sát hữu vi vô vi tâm không chấp trước.

Này thiện nam tử ! Ta được sức thắng giải tự tại quyết định, tín nhãn thanh tịnh, trí quang chói sáng, thấy khắp các cảnh giới khỏi tất cả chướng ngại, quán sát khéo léo, phổ nhãn sáng suốt, đủ hạnh thanh tịnh. Qua đến tất cả cõi nước mười phương cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Thường nhớ tất cả chư Phật Như Lai. Tổng trì tất cả chánh pháp của chư Phật. Thường thấy tất cả chư Phật mười phương.

Những là thấy phương đông một đức Phật, hai đức Phật, mười đức Phật, trăm đức Phật, ngàn đức Phật, ức đức Phật, trăm ức đức Phật, ngàn ức đức Phật, trăm ngàn ức đức Phật, na do tha ức đức Phật, trăm na do tha ức đức Phật, ngàn na do tha ức đức Phật, trăm ngàn na do tha ức đức Phật, nhẫn đến thấy vô số, vô lượng, vô biên vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết đức Phật. Nhẫn đến thấy chư Phật bằng số vi trần trong Diêm Phù Ðề, bằng số vi trần trong bốn châu thiên hạ, bằng số vi trần trong Tiểu thiên thế giới, bằng số vi trần trong nhị thiên thế giới bằng số vi trần trong Ðại Thiên thế giới, bằng số Phật sát vi trần nhẫn đến thấy chư Phật bằng số bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần.

Như phương đông, chín phương kia cũng đều thấy như vậy.

Chư Phật trong mỗi phương, những sắc tướng, những hình mạo, những thần thông, những du hí, những chúng hội trang nghiêm đạo tràng, những quang minh chiếu sáng vô biên, những quốc độ, những thọ mạng. Tùy những tâm sở nghi của chúng sanh mà chư Phật thị hiện những môn thành Ðẳng Chánh Giác, làm sư tử hống trong đại chúng.

Này thiện nam tử ! Ta chỉ được pháp môn “ức niệm Nhứt thiết chư Phật cảnh giới trí huệ quang minh phổ kiến” này thôi.

BÀI HỌC THỨ 2:

DẠY “ỨC-NIỆM NHỨT-THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH-GIỚI TRÍ-HUỆ QUANG-MINH PHỔ-KIẾN”

Khi niệm một vị Phật  nào đó tới “không còn năng niệm sở niệm”, thì thấy được TẤT CẢ CHƯ PHẬT HIỆN Ở TRONG “PHỔ-QUANG MINH TRÍ” SÁT-NA TẾ TAM MUỘI , rồi  “Qúy-vị” có khả năng hóa hiện vô-lượng thân, ở trước vô-lượng chư Phật ở 10 phương đồng thời niệm Phật. Vì Thường niệm  tất cả chư Phật Như Lai, nên Thường thấy tất cả chư Phật ở mười phương Tịnh-độ.

 Đây gọi là “ỨC-NIỆM NHỨT-THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH-GIỚI TRÍ-HUỆ QUANG-MINH PHỔ-KIẾN”. Còn gọi là: “PHỔ-QUANG MINH TRÍ” SÁT-NA TẾ TAM MUỘI.”

Cảnh giới nầy, cũng giống như LỄ PHẬT “không còn năng lễ sở lễ”.

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

Tóm lại, nếu “Qúy-vị” tu Tử Liên Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp, không còn năng niện sở niệm, thì gặp được chư Phật ở 10 phương “TỊNH ĐỘ”  làm “THIỆN TRI THỨC”.  

VÌ gặp được 10 phương chư Phật làm “ THIỆN TRI THỨC” , nên được pháp  Giải-thoát không thể nghĩ bàn, mau chứng qủa Bồ-đề  của Phật, rồi mới “TỰ-TẠI” vào Lục-đạo để cứu độ tất cả Chúng-sanh “MÀ KHÔNG BỊ THOÁI CHUYỂN”, hoặc “THUẬN” hoặc “NGHỊCH” tùy ý của “QÚY-VỊ”.

Kệ tụng:

Vi diệu nan tư tử liên hoa
Bồ đề tốc chứng giải thoát pháp
Diện kiến thập phương Phật-đà-da
Tùng kim bất lạc lục đạo gia.

Kinh sách tham khảo:

1) Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

– Phẩm Nhập Pháp Giới

– Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện

2) Kinh Đại-Bát Niết-Bàn

3) Kinh Nhật Tụng

Kệ tụng Việt dịch:

Vi diệu đóa sen tím khó lường
Mau chóng chứng giải thoát Bồ đề
Thấy được đất Phật khắp mười phương
Sáu cõi thời thời chẳng lạc về

Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Mốt

Phật Ra Xá Da [40]
𑖥𑖨 𑖫𑖧
BHARA  ŚAYA

Án– tát ra tát ra, phạ nhựt-ra ca ra, hồng phấn tra.
𑖌𑖼_ 𑖭𑖨 𑖭𑖨 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖎𑖯𑖨𑖯 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ SARA  SARA  VAJRA  KĀRĀ  HŪṂ  PHAṬ