BẢO KHIẾP THỦ NHÃN

 

Bảo Khiếp Thủ (Tay cầm cái rương báu):

Tay thứ sáu trong tám tay thuộc Yết Ma Bộ của Mật Pháp, là Pháp Câu Triệu.

Câu thứ 57,58 trong Chú Đại Bi là:” Tất Ðà Du* Nghệ, Thất Bàn Ra Dạ dịch nghĩa là thành tựu lợi ích  tức Bảo Khiếp Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

* (Âm trại: Dủ, Du, Dụ)

Đại Bi xuất tướng câu 57: Tất Ðà Du Nghệ
Đại Bi xuất tướng câu 58: Thất Bàn Ra Dạ

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 27 trong Kinh Văn:

“Nếu mong cầu mọi loại kho tàng trong lòng đất thì nên cầu nơi tay Bảo Khiếp (cái rương báu)”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Ban dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 22:

“Nếu người nào vì kho tàng chôn vùi trong lòng đất thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái rương báu”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 22 là:

Nếu muốn thấy kho tàng ở trong lòng đất nên tu pháp cái rương báu, tượng KIẾN ẨN QUÁN TỰ TẠI…chỉ có tay trái cầm rương báu, tay phải làm thế mở nắp rương, vẽ hình xong.

Tướng Ấn là  ngửa tay trái, đem tay phải che bên trên tay trái, tụng Chân Ngôn xong, sau đó mở nắp rồi buông Ấn.

Kiến Ẩn Quán Tự Tại Bồ Tát

22) Bảo-Khiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn lấy được kho báu ẩn trong lòng đất, nên cầu nơi Tay cầm cái Bảo-Kiếp”.

Thần-chú rằng: Tất Ðà Du Nghệ [57] Thất Bàn Ra Dạ [58]

𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖯 𑖧𑖺𑖐, 𑖂𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧
SIDDHĀ YOGA, IŚVARĀYA

SIDDHĀ (Thành tựu) YOGA (Du già, sự tương ứng)

SIDDHĀ YOGA: Thành tựu Du Già, tức là Pháp Vô Vi.

IŚVARĀYA: Tự tại đẳng

Tất Ðà” là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “thành tựu lợi ích”. “Du Nghệ” dịch ra nghĩa là “vô vi”, cũng gọi là “hư không”.

Thất Bàn Ra Dạ” dịch ra nghĩa là “tự tại”. Ðây là “Bảo Khiếp Thủ Nhãn”, là Thủ Nhãn thứ hai mươi hai. Ý nghĩa của câu Chú này là trong tự tính lý thể của bạn tự tại thành tựu tất cả công đức.

Kệ:

Tùy loại hóa hiện độ chư thiên
Đồng sự lợi hành tiếp hữu duyên
Xả kỉ vi nhân chân vô ngã
Thệ nguyện chúng sanh thành thánh hiền

Bồ tát kì hiện thiên nữ thân
Nhân cơ đậu giáo chỉ mê tân
Tuần tuần thiện dụ hối bất quyện
Từ bi bình đẳng nhiếp quần sanh

Dịch:

Tùy cõi người trời hiện thân hóa độ
Theo duyên đưa cùng tạo lợi gần xa
Vì người quên mình mới thực sự không Ta
Lập nguyện lớn chuyển chúng sinh thành thánh.

Bồ tát hóa hiện thân thiên nữ
Nhân duyên này giáo hóa chỉ bờ mê
Khéo dần dà dạy bảo chẳng mỏi nhàm
Không thiên lệch vì chúng sinh bình đẳng.

Chơn-ngôn rằng: Án– phạ nhựt-ra, bá thiết ca rị, yết nẳng hàm, ra hồng.

𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖢𑖯𑖫𑖸 𑖎𑖨𑖰 𑖎𑖡𑖎-𑖦𑖯𑖩 𑖮𑖳𑖽
OṂ_ VAJRA-PĀŚE  KARI  KANAKA-MĀLA  HŪṂ

OṂ VAJRA-PĀŚE  KARI (Quy mệnh bàn tay cầm sợi dây Kim Cương) KANAKA-MĀLA  HŪṂ (Thành tựu tràng hoa bằng vàng)

Bảo Khiếp là cái rương chứa châu báu. Theo phong tục Phương Tây (Ấn Độ) thì bậc Trưởng Giả giàu có thường đem châu báu bỏ vào cái rương nhỏ rồi đem chôn xuống đất, mà người Vô Trí ở đó chẳng có thể dùng được.

Cái rương có hình vuông biểu thị cho chữ A 𑖀 là thể của Tâm Tĩnh Bồ Đề.  Chôn vùi dưới lòng đất biểu thị cho Triền Cái (ràng buộc ngăn che) Do đó cái rương báu này tuy chứa Như Lai Tượng Bảo nhưng vì triền cái vây quanh nên chẳng biết chẳng thấy. Nếu có bậc Trí Giả biết được vị trí của cái rương đào lên và mở ra thì thấy được châu báu. Điều này biểu thị cho kẻ tu hành, sau khi dứt trừ được Triền Cái thì khai thác được tâm Tĩnh Bồ Đề.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng bản nguyện Từ Bi, cầm cái rương báu nhằm khai thị cho chúng sanh nhìn thấy kho tàng chôn dấu trong lòng đất.

Hành Giả làm cái rương báu, đặt trước Bản Tôn, tụng Chú, xoay mở cái rương ra sẽ thấy các loại báu vật bị chôn vùi trong đất nghĩa là khai phát được Tâm Bồ Đề.

Kệ tụng:

Thiên thượng chúng bảo diệu nghiêm trang
Địa trung phục tạng hóa ngu manh
Hải lý long cung kỳ trân hiện
Bảo khiếp thủ nhãn phóng hào quang.

[Trên các cõi Trời dùng vô-lượng diệu bảo để trang nghiêm cảnh giới,
Trong “Tâm-Địa” đầy đủ GIỚI, ĐỊNH, HUỆ và THẦN THÔNG để chuyển hóa quần mê.
Trong Long-cung ở dưới biển xuất hiện Kỳ-trân, thì có thánh nhân ra đời,
Cũng như Bảo khiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp phóng hào quang, thì có người đắc đạo.]

Trong Kinh lúc nào cũng có 2 nghĩa: 1) tượng trưng  2) thật tướng. Cũng như Bồ-tát Quán Thế-Âm là tượng trưng cho TÂM  “ĐẠI-BI”, và cũng thật có “Bồ-tát Quán Thế-Âm” có đủ ngàn tay ngàn mắt, để cứu khổ cho VÔ-LƯỢNG  chúng sanh. 

Như trong “ĐẤT” ẩn chứa Vàng, Bạc, Kim-cương… nhưng cũng có nghĩa là “TÂM-ĐỊA” ẩn tàng KinhLuậtLuận, và Bí-mật Tạng vậy. Cho nên, khi Qúy-vị TRÌ “BẢO KIẾP THỦ NHÃN ẤN PHÁP” đến TÂM và PHÁP không hai, thì KINH, LUẬT LUẬN, BÍ-MẬT TẠNG chuyển thành GIỚI, ĐỊNH, HUỆ và THẦN THÔNG, lúc nầy “QÚY-VỊ” có khả năng chuyển hóa chúng sanh u mê.

Như cũng thật có “Bồ-tát Địa-tạng” ở dưới địa ngục để cứu độ chúng sanh thoát khổ. Nếu “Qúy-vị” lễ bái ngài, thì cùng ngài có DUYÊN, nhất định sẽ được NGÀI độ thoát.

Nếu như trong biển có kỳ trân xuất hiện, thì có THÁNH NHÂN RA ĐỜI.

Nếu như có người Trì “BẢO KIẾP THỦ NHÃN ẤN PHÁP” PHÓNG HÀO QUANG, thì có  khả năng cứu độ loài  “RỒNG”, hàng “NGƯỜI” và “TRỜI” ra khỏi sanh tử luân hồi trong TAM GIỚI.

Lại nữa, những người trì danh hiệu “ NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, thì cũng có đủ “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” và “THẦN THÔNG”  diệu dụng như trên. (“Bản thần thông” là thần thông sẵn có, phát sanh từ nguồn gốc chân tâm, không phải do tập luyện mà được.)

 

Kệ Niệm Phật 

(Hòa Thượng Thích Trí Tịnh soạn)

Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau                  (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ

Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ                          (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)

Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền                       (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu

Đương niệm tức vô niệm                      (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện

Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm                  (Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)

 

Một Trăm Bài Kệ Niệm Phật

của Triệt Ngộ Ðại Sư

Việt dịch và Lược giải: Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.

 

Lược giải:

Có một độ, bút giả (Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm) vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:

Lời bàn: Thông thường người tụng kinh đều tìm kiến giải, rồi theo kiến giải mà thực hành, như theo Hòa Thượng thì quên hết mọi điều kiến giải, đọc từ đầu đến cuối, thì mới hợp với “CHƠN TÂM BỔN TÁNH”.

Cũng như lìa sáu trần: Sắc, Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp mà có sự hiểu biết , thì đó mới là CHƠN TÂM của chính mình. (KINH LĂNG NGHIÊM)

Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.

Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!

Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đại tạng Luật.
Miết nhĩ tịnh tâm
Giới ba la mật.

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng luật.
Chớp mắt vào tịnh tâm
Ðủ Giới Ba La Mật.

 Lược giải:

Câu niệm Phật đã bao hàm đầy đủ nghĩa lý của một Ðại Tạng Kinh thì đối với một Ðại Tạng Luật nó cũng như thế. Vì luật chẳng ngoài nhiếp giữ thân, khẩu, ý cho trong sạch. Và thân, khẩu, ý lại không ngoài tâm, nếu tâm thanh tịnh thì ba nghiệp cũng đều trang nghiêm thanh tịnh. Luật nói: “Phật chế tất cả giới, mục đích để trị tất cả vọng tâm. Nếu không có tất cả vọng tâm thì cần chi dùng tất cả giới?” (Phật chế nhứt thiết giới, vi trị nhứt thiết tâm. Nhược vô nhứt thiết tâm, hà dụng nhứt thiết giới?)

Cho nên khi niệm Phật, thoáng chốc dứt hết vọng tưởng đi vào tịnh tâm, tức đã đầy đủ Giới Ba La Mật rồi. Ba-la-mật là “bờ bên kia”, là nơi giải thoát rốt ráo. Niệm Phật thanh tịnh, tức đã đầy đủ sự giữ giới đến bờ cứu cánh giải thoát vậy.

Lời Bàn: Niệm Phật đến tương tục không gián đoạn, thì Thân, Khẩu, Ý không còn cơ hội xen vào “Phạm Giới”. Thì đây mới thật là giữ giới.

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Luận.
Ðương niệm tâm khai
Huệ quang như phún.

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Luận.
Ðương niệm tâm mở thông
Ánh huệ tuôn vô tận.

Lược giải:

Như trên, câu niệm Phật đã bao hàm Kinh, Luật, tất nhiên đối với Luận cũng như thế. Kinh Viên Giác nói: “Trí tuệ sáng sạch vô ngại đều từ nơi Thiền Ðịnh mà sanh”Niệm Phật thanh tịnh chính là thiền định, từ Ðịnh phát sanh trí huệ. Ðã có trí huệ thì nguồn biện luận sẽ vô cùng. Tứ vô ngại biện cũng từ nơi niệm Phật thanh tịnh tâm cảnh mở sáng mà tuôn trào như suối chảy.

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt tạng bí mật.
Phát bản thần thông
Cụ đại uy lực.

Một câu A Di Ðà
Là một tạng bí mật.
Phát nguồn cội thần thông
Ðầy đủ uy lực lớn.

 Lược giải:

Câu niệm Phật đã gồm ba tạng của Hiển giáo lại cũng đủ thần thông uy lực của bí tạng Mật giáo“Bản thần thông” là thần thông sẵn có, phát sanh từ nguồn gốc chân tâm, không phải do tập luyện mà được. Niệm Phật công thuần đến mức thanh tịnh, cũng như người có sẵn tiền muốn mua món gì cũng được. Dùng công đức niệm Phật để cầu an, cầu siêu, trừ tai nạn, trị đau bịnh, hàng tà ma, sám tội chướng, cầu phước huệ duyên lành, nguyện sanh lên cung trời hoặc về cõi Phật, cho đến cầu Ðại Niết Bàn cũng đều thành tựu. Tất cả uy lực thần thông cũng từ câu niệm Phật mà phát sanh. Như thuở xưa, Thiện Ðạo đại sư khi niệm Phật, mỗi câu đều có một luồng ánh sáng phóng ra. Một Ðại sư về Tịnh tông bên Nhật Bản, mỗi câu niệm hồng danh, trong miệng bay ra một vị Phật. Liên Trì đại sư lúc dân chúng nhờ đảo võ, ngài chỉ ra ngoài đồng gõ mõ niệm Phật, đi tới đâu mưa rơi đến đó. Niệm Phật tùy ý phát ra thần thông uy lực là như thế.

Nhứt cú Di Ðà
Hồn toàn Ðại Tạng
Giới, Ðịnh, Huệ quang
Lưu xuất vô lượng!

Một câu A Di Ðà
Gồm toàn cả Ðại Tạng.
Giới, Ðịnh, Huệ ánh mầu
Tuôn ra không hạn lượng!

Lược giải:

Bài kệ trên nói tổng quát về sự bao hàm các Ðại Tạng của câu niệm Phật. Các Ðại Tạng đây, gồm Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Tạp tập tạng và Bí Mật tạng. Tạp Tập tạng nói về các pháp Ðại Thừa cũng gọi Bồ Tát tạng. Bí Mật Tạng gồm các phương thức đàn, ấn, chú, mở một lối tu đặc biệt, gọi là Kim Cang Thừa.

Ðường lối chứng lên thánh đạo không ngoài căn bản Giới, Ðịnh, Huệ, nhưng chỉ một câu niệm Phật đã gồm đủ. Niệm Phật nhiếp thân, khẩu, ý trong sạch là Giới. Niệm Phật thanh tịnh lòng không loạn động là Ðịnh. Niệm Phật sáng suốt dứt hết vọng tưởng điên đảo là Huệ. Hành trì như thế, công càng dày, niệm càng sâu thì ánh nhiệm mầu của giới, định, huệ, càng sáng tỏ và chiếu xa đến nơi vô cùng tận!

Thật không ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh,

Thật không ngờ tánh mình vốn không sanh diệt,

Thật không ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ,

Thật không ngờ tánh mình vốn không lay động,

Thật không ngờ “TÁNH MÌNH” có thể sanh ra muôn pháp!

(KINH PHÁP BẢO ĐÀN) 

Lời bàn: “TÁNH MÌNH” còn gọi là: TÂM-ĐỊA, TỰ TÂM BỔN TÁNH, CHƠN TÂM, NHƯ LAI TẠNG, ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ, PHỔ QUANG MINH TRí, PHẬT TRI KIẾN, NHẬP PHÁP GIỚI…Tại sao có nhiều “TÊN” như vậy?  Vì “TÁNH MÌNH” TRÙM KHẮP PHÁP GIỚI”, LÌA TẤT CẢ TƯỚNG SANH DIỆT, NẾU THÔNG ĐẠT, THÌ “TÊN NÀO” CŨNG LÀ “TÁNH MÌNH”.

Tóm lại, nếu Qúy-vị trì “BẢO KIẾP THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, đến TÂM  PHÁP không hai, thì chuyển KINH, LUẬT, LUẬN và BÍ MẬT TẠNG  thành GIỚI, ĐỊNH, HUỆ và THẦN THÔNG  diệu dụng , có khả năng chuyển hóa chúng sanh u mê mà không sợ sai lầm, không làm cho chúng sanh “MẤT TÍN TÂM”, bỏ  tu hành, rồi mình cùng người  bị đọa lạc vì chưa TRÌ THỦ NHÃN NÀY.

ẤN PHÁP nghĩa là TÂM  PHÁP không hai

BẢO KIẾP THỦ NHÃN ẤN PHÁP PHÓNG RA HÀO QUANG, thì cảm ứng trên trời có những diệu bảo trang nghiêm, dưới LONG-CUNG có những kỳ-trân vị-bảo xuất hiện, BÁO TRƯỚC ĐIỀN LÀNH CÓ THÁNH NHÂN RA ĐỜI ĐỂ CỨU ĐỘ LOÀI RỒNG, HÀNG TRỜI NGƯỜI  RA KHỎI SANH TỬ LUÂN HỒI TRONG TAM GIỚI.

Kệ tụng Việt dịch:

Thiên giới trang nghiêm lắm ngọc ngà
Dấu trong lòng đất hóa thô sơ
Cung điện vua rồng trân bảo hiện
Hộp ngọc hào quang tỏa sáng lòa.

 

Bảo-Khiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Hai 

Tất Đà Dủ Nghệ [57] Thất Bàn Ra Dạ [58]
𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖯 𑖧𑖺𑖐, 𑖂𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧
SIDDHĀ YOGA, IŚVARĀYA

Án– phạ nhựt-ra, bá thiết ca rị,
yết nẳng hàm, ra hồng.
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖢𑖯𑖫𑖸 𑖎𑖨𑖰 𑖎𑖡𑖎-𑖦𑖯𑖩 𑖮𑖳𑖽
OṂ_ VAJRA-PĀŚE  KARI  KANAKA-MĀLA  HŪṂ