BẠCH LIÊN HOA THỦ NHÃN

 

Bạch Liên Hoa Thủ (Tay cầm hoa sen trắng):

Tay thứ tư trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích.

Câu thứ 27 trong Chú Đại Bi là:”Kiết mông” dịch nghĩa là biện sự  tức Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 27: Kiết mông

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 19 trong Kinh Văn:

“Nếu vì mọi loại Công Đức thì nên cầu nơi tay Bạch Liên Hoa (Hoa Sen trắng)”.

– Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh : Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 18:

“Nếu người nào vì mọi loại Cong Đưc thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen trắng”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 18 là:

Nếu muốn thành tựu công đức nên tu pháp Hoa sen trắng, tượng PHÂN TRÀ LỢI QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT…. chỉ có tay trái cầm hoa sen trắng, tay phải kết ấn Thuyết Pháp, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là  Khai Phu Liên ấn (ấn hoa sen hé nở).

Phân Đà Lợi Quán Tự Tại Bồ Tát

18) Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn được các thứ công đức, nên cầu nơi Tay cầm Hoa-Sen-Trắng”.

Thần-chú rằng: Kiết Mông [27]

𑖎𑖨𑖿𑖦𑖽
KARMAṂ

KARMAṂ (Nghiệp Đẳng)

Kiết Mông” cũng là tiếng Phạn, đây là tiếng Phạn của Ðại Phạm Thiên, chứ chẳng phải tiếng Phạn Ấn Ðộ, vì văn Ấn Ðộ cũng căn cứ Phạm văn của Ðại Phạm Thiên. Tiếng Phạn gọi là Kiết Mông, dịch ra là nghĩa gì? Tức gọi là “biện sự”. Biện là biện lý, sự là tất cả mọi sự việc. Còn có lối dịch khác là “công đức”. Biện sự gì? Tức làm việc công đức, làm việc công đức này là việc công đức lợi ích cho người. Lợi ích cho người cũng là lợi ích chính mình, cũng là việc của Bồ Tát tự lợi lợi tha, tự giác giác tha. Làm các việc công đức, các công đức tức là hết thảy tất cả lục độ vạn hạnh đều bao quát ở trong đó. Dùng gì để tu lục độ vạn hạnh? Tức là dùng Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn.

Bạn thường đọc Chú Ðại Bi, hoặc tu pháp 42 Thủ Nhãn thì có thể làm các việc công đức, như thế thì tu lục độ vạn hạnh mới có thể viên mãn, do đó mới thành tựu vi diệu không thể nghĩ bàn, không thể tả. Nói thì nói, cũng chẳng cách chi nói hết được sự diệu của nó, nếu có thể nói hết chỗ diệu thì chẳng còn diệu nữa. Không diệu thì có bờ mé, có thủy chung, còn diệu thì chẳng có bờ mé, chẳng có thủy chung. Cho nên câu Chú “Kiết Mông” này có thể làm các việc công đức.

Nếu bạn tu Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn thì tương lai đời đời kiếp kiếp bạn đều có hương thơm bạch liên hoa (hoa sen trắng), đều có bạch liên hoa đến hộ bạn. Cho nên chỗ diệu của Chú Ðại Bi nói không thể hết, giảng chẳng hết được.

Kệ:

Không thân không tâm không thế giới
Thiên đại tướng quân lĩnh thiên binh
Tuần du chư phương sát thiện ác
Công thưởng quá phạt vô thác phân

Dịch:
Không mê chấp thân, tâm và thế giới
Thiên đại tướng quân thống lĩnh binh trời
Thiện ác, lại qua xem xét khắp nơi
Công thưởng, tội trừng, không thiên chẳng vị.

Chơn-ngôn rằng: Án– phạ nhựt-ra, vị ra dã, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖪𑖱𑖨𑖧_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ VAJRA  VĪRAYA_ SVĀHĀ

Kệ tụng:

Bạch sắc bạch quang bạch liên hoa
Thiện công mỹ đức đại vô nhai
Ư thử thủ nhãn cần tu tập
Hà sầu bất chí pháp vương gia.

[Hoa sen trắng thì phóng ánh hào quang màu trắng,
Khi chạm đến “Thân-tâm”, thì Công-đức tăng trưởng, không cùng cũng không tận.
Nếu một người siêng năng “TRÌ” thủ nhãn nầy,
Thì còn lo gì không đến được nhà của đấng Pháp Vương?
]

Nếu Quý-vị “TRÌ” Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp nầy, thì thân thể sẽ có mùi hương của HOA SEN TRẮNG, còn TÂM thì thông đạt tất cả pháp, vì thường được thấm nhuần ánh hòa quang của “HOA SEN TRẮNG” (Bạch Liên Hoa), nên công đức mỗi ngày thêm tăng trưởng, Thì còn lo gì không đến được nhà của đấng Pháp Vương?

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Pháp Sư’ Thứ Mười

Dược-Vương! Nếu có người thiện-nam, người thiện-nữ nào, sau khi đức Như-Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp-Hoa này thời phải nói cách thế nào? Người thiện-nam, thiện-nữ đó phải 1) vào nhà Như-Lai,

2) mặc y Như-Lai,  3) ngồi tòa Như-Lai, rồi mới nên vì bốn-chúng mà rộng nói kinh này.

Nhà Như-Lai chính là “tâm từ-bi rộng  lớn đối với tất cả chúng-sinh”, y Như-Lai chính là “lòng nhu-hòa nhẫn nhục”, tòa Như-Lai chính là “nhất-thiết pháp không.” An-trụ trong đây, sau rồi dùng tâm không biếng trễ vì các Bồ-tát và bốn-chúng rộng nói kinh Pháp-Hoa này.

Cho nên, Quý-vị “TRÌ TỤNG”  BẠCH LIÊN HOA THỦ NHÃN thì vào được  “NHÀ NHƯ LAI” chính là “tâm từ-bi rộng lớn đối với tất cả chúng-sinh”, trong nhà như lai thì có đủ “Y NHƯ LAI”  và “TÒA NHƯ-LAI” …rồi vì 4 chúng mà nói THẦN LỰC  “THỌ-KÝ” THÀNH PHẬT của KINH PHÁP HOA ( THÀNH PHẬT CÓ PHÁP HOA).

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Phương Tiện’ Thứ Hai

Nếu lòng người tán-loạn
Vào nơi trong tháp-miếu
Một xưng Nam-mô Phật
Ðều đã thành Phật-đạo

Nơi các Phật quá-khứ
Tại-thế, hoặc diệt-độ,
Có người nghe pháp này

(Tin nhận chính mình cũng có “PHẬT TRI KIẾN” thì được “Thọ-ký” cho thành Phật ở tương lai.)

Ðều  “ĐÔ thành Phật-đạo

Chữ  “ĐÔ THÀNH PHẬT-ĐẠO  là chỉ cho “PHẬT TRI KIẾN” KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT” dù là phàm phu hay là chư Phật cũng không khác. Đây là “ NHÂN” THÀNH PHẬT.

Chữ  “SẼ” THÀNH PHẬT-ĐẠO là chỉ cho vị Phật có đầy đủ “ PHẬT HIỆU, CÕI NƯỚC, CHÚNG SANH…” Như ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða. Đây là “ QỦA” THÀNH PHẬT.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm ‘Ðề-Bà-Ðạt-Ða’ Thứ Mười Hai

Phật bảo hàng tứ-chúng: “Qua vô-lượng kiếp về sau, ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða “SẼ”  được thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn. Cõi nước đó tên là Thiên-đạo, lúc Thiên-Vương Phật trụ ở đời hai mươi trung-kiếp, rộng vì các chúng-sinh mà nói pháp mầu, hằng-hà-sa chúng-sinh được quả A-la-hán, vô-lượng chúng-sinh phát tâm Duyên-giác, hằng-hà-sa chúng-sinh phát tâm vô-thượng đạo, được vô-sinh nhẫn đến bậc bất-thối-chuyển.

Khi xưa trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn nói Kinh Pháp Hoa, có năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn, đã chứng từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến đệ tứ quả A La Hán, không tin tưởng lui ra khỏi Pháp tịch. Đối với cảnh chính đức Phật còn tại thế thân nói pháp, với các vị Thanh Văn thánh giả trí huệ đã siêu thường, mà còn có sự không tin (Nhận chính mình cũng có “PHẬT TRI KIẾN”), thì ta thấy pháp Đại Thừa chẳng phải dễ tin hiểu.

Cho nên trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghevì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội. Đến khi Đại Thừa pháp được lan truyền rộng, các vị cổ đức khuyên người học Phật khi nghiên cứu về loại kinh này, chỗ nào dùng trí huệ hiểu được cố nhiên là tốt, chỗ nào suy gẫm không thấu triệt vẫn đặt trọn vẹn niềm tin nơi lời của đức Thế Tôn ( ĐẤNG CHƠN THẬT NGỮ). Như thế mới tránh khỏi tội lỗi khinh báng đại pháp, và không mất phần lợi ích.

( NIỆM PHẬT THẬP YẾU

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi )

Tóm lại, nếu Quý-vị  siêng năng “TRÌ” BẠCH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy thì được vào 1) vào nhà Như-Lai, 2) mặc y Như-Lai,  3) ngồi tòa Như-Lai  , rồi vì tứ chúng mà “KHAI, THỊ, NGỘ , NHẬP PHẬT TRI KIẾN”, để cho tất cả chúng sanh được “THỌ KÝ” THÀNH PHẬT TRONG TƯƠNG LAI.

Kệ tụng Việt dịch:

Sắc trắng sáng trong một đóa sen
Đức lành công lớn khó so lường
Đây pháp mắt tay năng tu tập
Lo gì chẳng đến cõi pháp vương.

Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Tám

Kiết Mông [27]
𑖎𑖨𑖿𑖦𑖽
KARMAṂ

Án– phạ nhựt-ra, vị ra dã, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖪𑖱𑖨𑖧_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ VAJRA  VĪRAYA_ SVĀHĀ