NGỌC HOÀN THỦ NHÃN

 

Ngọc Hoàn Thủ (Tay cầm cái vòng ngọc)

Tay thứ tư trong tám tay thuộc Liên Hoa Bộ của Mật Pháp, là Pháp Kính Ái.

Câu thứ 41 trong Chú Đại Bi là:”Hô Lô Hô Lô Ma Ra” dịch nghĩa là làm Pháp như  ý  tức Ngọc Hoàn Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 41: Hô Lô Hô Lô Ma Ra

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 34 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn có nam nữ và tôi tớ thì nên cầu nơi tay Ngọc Hoàn (Cái Vòng ngọc)”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 17:

“Nếu người nào vì  tôi tớ nam nữ thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái vòng ngọc”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 17 là:

Nếu cầu nam nữ tôi tớ nên tu hành pháp cái vòng ngọc. Tượng TRÌ HOÀN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT…. xong tay trái để ở trái tim cầm vòng ngọc, tay phải che trên vòng ngọc như cái lọng, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là  dùng tay trái nắm cổ tay phải cũng dùng tay phải nắm cổ tay trái, bên trái biểu thị cho nữ, bên phải biểu thị cho nam.

 

Trì Hoàn Quán Tự Tại Bồ Tát

17) Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn có tôi trai tớ gái để sai khiến, nên cầu nơi Tay cầm chiếc Vòng-Ngọc”.

Thần-chú rằng: Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]

𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖢𑖿𑖨
HULU  HULU  PRA

HULU (Nhanh chóng) PRA (Sự thắng thượng như ý)

HULU  HULU  PRA: Nhanh chóng làm pháp Như Ý Thắng thượng

Hô Lô Hô Lô Ma Ra” cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “tác pháp, như ý”, còn có ý nghĩa nữa là “tố pháp mạc ly ngã”. Câu Chú này là “Kim Chạc Ngọc Hoàn Thủ Nhãn”. Chúng ta tu 42 Thủ Nhãn gọi là “tác pháp”. “Như ý” là toại tâm như ý. Bạn tu Thủ Nhãn này thành công rồi thì sẽ toại tâm như ý.

Tố pháp mạc ly ngã”, “tố pháp” tức là tu hành, tức là chính mình phải tu hành, chứ chẳng phải kêu người khác tu hành. Cho nên tu pháp này thì pháp này chẳng lìa ta, ta cũng chẳng lìa pháp này, “ta, pháp”, biến thành một. Tức nhiên biến thành một, cũng chẳng có pháp, cũng chẳng có ta; ta và pháp hai chấp đều không; cũng chẳng có pháp chấp, cũng chẳng có ngã chấp, đây gọi là “mạc ly ngã”. Tu Kim Chạc Ngọc Hoàn Thủ Nhãn hay khiến cho tất cả chúng sinh đều nghe sự giáo hóa của bạn; bạn giáo hóa họ tu hành pháp gì thì họ tu pháp đó.

Kệ:

Quan âm kì hiện quỷ thần vương
Hàng phục chư ma thủ quy chương
Nhất thiết chúng sanh y giáo hối
Cường giả điều nhu nhược giả xương

Dịch:

Đức Quán Âm thị hiện thân ma quỷ,
Hàng phục quân ma vào nề nếp thẳng ngay
Tất cả chúng sinh theo đường lối chỉ bày
Người thông thái mở mang người kém trí.

Chơn-ngôn rằng: Án– bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦 𑖪𑖱𑖨𑖧_𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ PADMA  VĪRAYA_SVĀHĀ

OṂ (Quy mệnh) PADMA  VĪRAY (Liên Hoa Tinh Tiến) SVĀHĀ (Viên mãn Cát Tường )

Ngọc Hoàn là vòng ngọc quý dùng để trang sức. Nếu dùng vàng bạc trang nghiêm thì gọi là kim tỏa (cái khóa bằng vàng) nên Ngọc Hoàn biểu thị cho nghĩa Hệ triền (trói buộc)

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng bản Nguyện Từ Bi cầm vật báu này biểu thị cho nghĩa (Hệ Triền) nhằm giúp cho chúng sanh cầu con cái hay tôi tớ để phụ giúp và giữ gìn sự nghiệp. Nếu biết đúng sự thật hay không thì  dùng cái Vòng này thử.

Hành Giả dùng vàng, bạc, đồng … làm hai cái vòng giao nhau như khoen xích, đặt trước Bản Tôn, tu niệm tụng Pháp thì được như nguyện.

Kệ tụng:

Kinh thiên động địa dịch quỉ thần
Hô phong hoán vũ đàm tiếu trung
Nam cung nữ kính đồng lễ bái
Tân chủ hòa hợp đạo đại hưng.

[Trời đất rung động sáu cách, làm kinh sợ Qủy thần, nên họ y theo lịnh mà làm.
Gọi gió, kêu mưa, như là chuyện vui đùa.
Nam Nữ cung kính, đồng lễ bái.
Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp được phát triển mạnh mẽ.]

Nếu Qúy-vị, trong khi tu hành mà gặp phải  những chúng sanh can cường, rất khó giáo hóa; cũng không thể hòa hợp với họ để tu hành, vì họ luôn tìm cách làm chướng ngại Qúy-vị;  hoặc là con cái ngỗ nghịch không nghe theo lời khuyên dạy thiện lành của Cha Mẹ, hay là bất cứ ý nguyện gì bạn muốn “hòa hợp” mà không thể thực hiện được, thì nên tu thủ nhãn này sẽ được như ý nguyện mong cầu.

Tại sao vậy?  Vì  “ĐÀ-RA-NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa.

Khi Qúy-vị tu thủ nhãn này,  thì tự nhiên “THÀNH TỰU”: tâm “TÙY-HỶ”, tâm  “HỶ-XẢ”,  tâm Đại-Từ-Bi, tâm Bình-Đẳng, tâm Vô-Vi, tâm Vô-Nhiễm-Trước, tâm Không-Quán, tâm Cung-Kính, tâm Tỳ-Hạ, tâm Vô-Tạp-Loạn, tâm Vô-Kiến-Thủ, tâm Vô-Thượng Bồ-Đề… ĐỀU TỪ “ĐÀ-RA-NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.

Tâm “TÙY-HỶ” là khi thấy có chúng sanh, dù có một việc thiện nhỏ nào như vi-trần, cũng nên tán thán khen gợi, làm cho họ trưởng dưỡng thiện-căn, tiêu trừ nghiệp-chướng. Như “Phổ-Hiền Bồ-tát” trong KINH HOA NGHIÊM.

Tâm “HỶ-XẢ” là khi thấy có chúng sanh, vong ân, bội nghĩa, tạo ngũ nghịch, thập ác, tổn hại cho mình và người , thì cũng vui lòng bỏ qua, chỉ mong họ sớm cải ác làm lành, Quy Y Tam Bảo, Phát Bồ-đề tâm… Như “Phật Thích-ca” là “Nhẫn Nhục Tiên Nhơn” bị Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân, trong KINH KIM CANG.

Đây là tinh thần VÔ-NGÃ, có đầy đủ “BI, TRÍ, DŨNG”  thì làm cho Trời Đất chấn động sáu cách:

1) Phương Đông nổi phương Tây chìm,

2) Phương Tây nổi phương Đông chìm,

3) Phương Nam nổi phương Bắc chìm,

4) Phương Bắc nổi phương Nam chìm,

5) Chính Giữa nổi bốn bên chìm,

6) Bốn Bên Nổi chính giữa chìm.

(Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật)

Đó gọi là sáu cách chấn động của các thế giới,  làm kinh sợ Qủy Thần, có khả năng ra lịnh cho Qủy Thần, cho Rồng phun mưa, làm gío là chuyện rất thường như chuyện đang vui đùa vậy,  đây gọi là “du hý thần thông.”

Chúng-sanh “CAN CƯỜNG”, Nam Nữ ngỗ nghịch, nhìn thấy “DU HÝ THẦN THÔNG” của người tu “NGỌC-HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy thì trở lại “cung kính lễ bái tam bảo”, cải ác làm lành, cùng hướng tới chơn-lý, vậy nên “Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp phát triển mạnh mẽ.” LÀ DO CÓ NGƯỜI TU THỦ NHÃN NẦY?

Tứ chúng hòa hợp là chỉ cho Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Cư-sĩ Nam và Cư-sĩ Nữ trong Phật-pháp. Nếu nói rộng ra thì là sự “HÒA-HỢP” trong Gia-đình, Xã-hội, Quốc-gia, Chúng-sanh, Pháp-giới…

Lời bàn:

Khi Quý-vị phát tâm “Đại-Từ-Bi” thì đó chính là trì “Chú Đại-Bi và 42 Thủ Nhãn.”

hoặc là trì “ Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp” nầy thì tự nhiên “THÀNH TỰU” : 

1)  tâm “TÙY-HỶ”

2) tâm  “HỶ-XẢ”

3) tâm “Đại-Từ-Bi”

4) tâm “Bình-Đẳng”

5) tâm “Vô-Vi”

6) tâm “Vô-Nhiễm-Trước”

7) tâm “Không-Quán”

8) tâm “Cung-Kính”

9)  tâm “Tỳ-Hạ”

10) tâm “Vô-Tạp-Loạn”

11) tâm “Vô-Kiến-Thủ”

12) tâm “Vô-Thượng Bồ-Đề”… ĐỀU TỪ “ĐÀ-RA-NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.

Tai sao vậy?  Vì  “ĐÀ-RA-NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa. Nếu hiểu theo 1 nghĩa, 1 pháp nào đó cố định, thì không gọi là “Đà-Ra-Ni.”

Kệ tụng Việt dịch:

Khiến thần sai quỷ động đất trời
Gọi gió kêu mưa lúc nói cười
Trai gái một lòng cung kính lạy
Hợp hòa chủ khách đạo vun bồi.

Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Bảy

Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]
𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖮𑗜𑖩𑗜 𑖢𑖿𑖨
HULU  HULU  PRA

Án– bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦 𑖪𑖱𑖨𑖧_𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ PADMA  VĪRAYA_SVĀHĀ