NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN

Đời Đường, Tam Tạng Sa môn Nghĩa Tịnh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Xưa nay bắt đầu dựng nên ba ngàn thế giới, nương bóng dáng khởi đầu mỗi dựng lập, trăm ức đã còn không có tựa vật hay người, thế giới đã trống rổng thì mặt trời mặt trăng chưa xuất hiện, thẳm thương vắng lặng thì âm dương chớ bàn.

Đã ở Tịnh Thiên giáng xuống, ánh sáng ở thân tự theo, vì ăn vị đất ngon bèn sanh tham trước. rừng keo lúa thơm lần lượt ăn, ánh sáng nơi thân mất dần, mặt trời mặt trăng xuất hiện, mới khởi việc vợ chồng làm ruộng, mới lập đạo Vua tôi, cha con. nhưng mà nhìn lên trời xanh thì sắc diệu cao mà sáng sạch, nhìn xuống đất vàng bèn gió thổi nước dậy sóng mà thành kiết, mà nói rằng chia phân hai nghi, người sống ở giữa, cảm khí sạch dơ tự nhiên mà có. Đúc luyện âm dương dụ như dùng lò đốt đỏ luyện thành đồ vật, mới ở đó dính đất, cái gọi là riêng cho chiều uốn mà bàn là đây vậy.

Vì thế sao cao vòi vọi, hàm linh lan tràn, bèn khiến có chín mươi sáu món đạo sai khác, đồ phần có hai mươi lăm môn, tăng thì từ một mà sanh muôn vật, giảm thì nhờ sáu thú mà năm đường mới khởi. Hoặc bày thể nhổ tóc đem làm xuất yếu hoặc đốt thân nhổ tóc chấp là thăng thiên (lên trời), hoặc cho sanh là tự nhiên, hoặc nói chết sẽ là thức diệt, hoặc nói rằng u u minh minh mới biết tinh kia, mờ mờ mịt mịt quên hiểu chỗ ra, hoặc nói rằng thường sẽ làm người, hoặc nói chết liền làm linh hồn, hoặc bèn không biết bướm là mình, mình là bướm. Đã là bầy mê ở nơi ổ tò vò, lại nhóm hoặc ở ấu trùng, bươm bướm, so hổn độn nơi gà con mới mờ mịt như trẻ nít, đây đều là chưa rõ, do ái cho nên sanh nhờ nghiệp mà có, luân hồi biển khổ, qua lại bến mê.

Nhưng chính thân chỉ đường bằng, tuyên bày lý mầu, nói mười hai duyên khởi, được ba mươi sáu pháp trược, hiệu là Thiên Nhơn Sư (thầy người trời), xưng là Nhất Thiết Trí, dẫn bốn loài ra khỏi nhà lửa, dắt ba cõi vượt thành tối tăm, ra dòng phiền não, lên bờ Niết Bàn, đại sư Thích Ca Thế Tôn của ta khi mới thành chánh giác như rồng chín sông vượt qua khỏi trần, sau đem ánh sáng về vườn Lộc Uyển, sáu đường đầy đủ tâm quy y. (205) Ban đầu chuyển pháp luân thì năm người được sự giáo hóa, kế bàn đến giới thì ngàn đời cúi đầu. Vì vậy diễn Phạm Âm ở Vương Xá, người chứng quả cao nhất, báo đáp ân huệ của cha ở thành Ca Tỳ La, kẻ phát tâm không thể tính kể. Trước tiên tự dạy con, hội đầu nguyện để nêu răn dạy, sau ở Diệu, Hiền, Khế hội kết kỳ sau chót. Trụ đời tám mươi tuổi, rộng giúp chín cõi, giáo pháp khắp bày, các cơ đều dung nạp. Nếu thiếu làm bạn tục chỉ lược nói năm giới cấm. cuộc hạn nêu pháp chúng, rộng bày nơi bảy thiên. Cho là nhà có người rất trái, giới khởi thì lỗi diệt, kẻ sống thì ít lỗi, luật hiển thì lỗi mất. Lại như nhuế tổn cành nhẹ, hiện sống cửa rồng. Lòng từ giúp mạng mỏng, Vua cha sanh lên cõi trời, quả báo thiện ác vốn đã rõ ràng.

Vì vậy kinh luận gồm bày, định huệ chung lập, nhiếp sanh nơi khuy chỉ ở ba tạng đây. Đã chính thân đối Đại Sư mà giáo chỉ một thuyết, tùy cơ giúp vật, lý mất người bàn, cho đến ban đầu từ tạ nhà cỏ, ma vương cảm chí vui mừng, sáng rỡ liền sau xướng lý không diệt hiển mất nghi, có thể gọi là hóa duyên đến đây đã hết, công việc đã xong. Bèn là dấu vết diệt hai sông, người trời vọng trông, bóng bày nơi Song Thọ, rồng quỷ xô dẹp tâm, đến đổi rừng Ta La nhỏ lệ thành bùn, người khóc toàn thân ửng máu đỏ như hoa. Đại Sư xướng thị tịch, thế giới trống rổng.

Kế có hoằng pháp ứng người kết tập, có năm bảy sai khác. Trì luật bộ phận đại tướng là mười tám sai khác. Tùy chỗ thấy nghe, ba tạng đều riêng biệt, mặc quần dưới thì quần có ngay có lệch, mặc áo trên thì có lá hẹp rộng. Đồng ngủ bèn khác nhà, dây vòng quanh, cả hai đều không lỗi. Nhận ăn dùng tay cầm hay vẽ đất, cả hai đều không tội, đều có thầy dạy, sự không hòa nhã (Hữu bộ thì ngay, ba bộ khác đều lệch. Hữu Bộ thì cần phải riêng nhà. Chánh Lượng Bộ thì dùng giường dây. Hữu Bộ tay thỉnh. Tăng Kỳ thì vẽ đất). Lưu phái các Bộ sanh khởi

không đồng, Tây Quốc nối nhau, đại cương chỉ có bốn (Một; A Ly Gia Mạt Ha Tăng Kỳ Ni Ca Gia, đời Đường nói là Chánh Đại Chúng Bộ chia ra làm bảy bộ, ba tạng đều có mười muôn bài tụng, đời Đường dịch có thể thành ngàn quyển. Hai; A Ly Gia Tất Tha Bộ Lãm Ni Ca Gia, đời Đường nói là Thánh Thượng Tọa Bộ chia làm ba bộ, ba tạng nhiều ít đồng trước. Ba; A Ly Gia Mộ Lãm Bộ Bà Tất Để Bà Tha Ni Ca Gia, đời Đường nói là Thánh Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, chia làm bốn bộ, ba tạng, nhiều ít đồng như trước. Bốn; A Ly Na Tam Mật Lật Để Ni Ca Gia, đời Đường dịch là Thánh Chánh Lượng Bộ, chia làm bốn bộ, ba tạng có ba mươi bài tụng. Nhưng mà bộ chấp chỗ truyền đều có đồng và khác, lại nương hiện sự nói mười tám kia, chia làm năm bộ, không nghe ở Tây Vức). Trong kia chia phần xuất hiển hay ẩn mất, bộ riêng danh tự, sự chẳng phải một mối, như các chỗ bàn. Đây không phiền thuật lại, cho nên địa của năm trời và các châu Nam Hải, đều nói rằng: Bốn món Ni Ca Gia nhưng kia chỗ có thiếu có đủ nhiều ít bao nhiêu Ma Yết Đà thì bốn bộ thông tập. Hữu bộ rất đầy. Tín Độ La Trà (Tây Ấn Độ là tên nước) thì thiếu gồm ba bộ. Nhẫn đến Chánh Lượng rất nhiều, phương Bắc đều toàn là Hữu Bộ, khi gặp Đại Chúng, mặt Nam thì đều tôn Thượng Tọa Bộ. Các bộ ít còn, các nước Đông Thương xen lưu hành bốn bộ. (Từ đây Chúc đà đông hành trăm năm đều gọi là Đông Thương, nhẫn đến trọn đời. Có núi đen lớn tính sẽ ở ngọn Phiên Nam, truyện nói rằng: “Đây là Tây Nam của Châu Thục, đi có thể hơn một tháng, lại gặp ngọn núi này. Kế mé Nam ngọn này rất gần bờ biển nam, có nước Thất Lợi Sát Chiếu La, kế mé Đông Nam có nước Lang Ca Mậu, kế mé Đông có nước Thổ Hòa Bát Để, kế mé Đông tột đến nước Lâm Ấp, thảy đều rất tôn trọng Tam Bảo, có rất nhiều người trì giới, khất thực đổ đa là quốc pháp của nước đó. Phương Nam thấy có vòng thật khác thường.

Châu Sư Tử đều là Thượng Tọa Bộ mà Đại Chúng thì ít, nhưng các châu Nam Hải có hơn mười nước thuần chỉ là Căn Bổn Hữu Bộ. Khi Chánh Lượng Bộ cong đi, gần đây đã có đến, có ít gồm hơn hai (Từ

Tây biện đó, có châu Bà Lỗ Sư, châu Mạt La Du, tức nước Hộ Lợi Phật Thệ ngày nay, châu Mạt Ha Tín, châu Ha Lăng, châu Đán Đán, châu Bồn Bồn, châu Bà Lý, châu Khuất Luân, châu Phật Thệ Bổ La, châu A Thiện, châu Mạt Ca Man, lại có châu nhỏ không thể chép hết). Đây chính là tôn trọng Phật pháp, phần nhiều là tiểu thừa, chỉ Mạt La Du là có ít Đại Thừa.

Các nước vây quanh, hoặc trăm dặm hoặc có thể mấy trăm dặm, hoặc có thể trăm dịch. Biển lớn tuy khó tính dặm, Thương Bá Trung chuẩn biết, bởi vì Khuất Luân mới đến giao rộng bèn khiến gồm lại là nước Côn Lôn. Chỉ có Côn Lôn đây đầu cuộn thể đen, từ các nước khác cùng châu Thần không sai, gót đỏ dám bò gồm là thức kia, rộng như trong Nam Hải Lục thuật đủ. Châu Ly chánh nam bước đi có thể hơn nửa tháng, nếu đi thuyền cũng năm sáu ngày, liền đến Tỵ Cảnh, nam đến Điểm Ba, tức là Lâm Ấp, nước đây phần nhiều là Chánh Lượng, ít gồm Hữu Bộ, tây nam có một tháng đến nước Bạt Nam, xưa nói rằng Phù Nam, trứoc là nước Khỏa, người phần nhiều thờ trời, sau Phật Pháp thịnh hành, ác vương sai diệt trừ, không còn tăng chúng, xen tạp chung ở với ngoại đạo, đây là gốc của Nam Thiện Bộ, chẳng phải Châu biển.

Nhưng đông hạ đại cương phần nhiều làm pháp ủng hộ, trong cửa các chỗ tăng kỳ xưa gồm. Núi Giang Nam, Hữu Bộ rất thịnh, mà nói là Thập Tụng Tứ Phần, phần nhiều là lấy kinh kia, hẹp dùng làm đề mục, rõ xem Luật nghi sai khác của bốn bộ, treo cao khinh trọng, khai chế soi chiếu người xuất gia đều nương bộ chấp, không nên lấy việc nhẹ của người thay thế điều nặng của mình. Tự mở văn thấy nghi các chế, nếu vậy thì nghĩa bộ khác không dính, chấp nhận lý ngăn đó chớ phân, đâu được cho một thân khắp đi cả bốn, dụ áo đỏ gậy vàng bèn nêu chứng diệt, không khác tín đồ hành pháp cần nương tự bộ (Vua Tần Tỳ Bà La mộng thấy chồng lụa là mười tám xấp, một cây gậy vàng cắt làm mười tám đoạn. Thức giấc sợ hải, đến hỏi Phật, Phật nói “Sau khi Ta nhập diệt hơn một trăm năm, có vua A Thâu Ca Oai thạnh cả Thiện Bộ, các Bí Sô bấy giờ chia giáo pháp làm mười tám, nhưng đến môn giải thoát là một mối. Đây là điềm ứng trước, vua chớ lo”.

Trong bốn bộ kia, đại thừa tiểu thừa chia phân không nhất định, quận bắc trời nam biển thuần là tiểu thừa. Làng của huyện xích châu Thần, ý ở đại giáo, từ các chỗ khác đại tiểu xen thực hành xét đầu mối kia, thì Luật kiểm không khác, đều chế năm thiên, thông tu bốn đế, hoặc lễ Bồ Tát, đọc kinh đại thừa gọi đó là đại, không làm việc đây gọi là tiểu. Cái gọi là hai món không lỗi của đại thừa: Một là Trung Quán, hai là Du Già. Trung Quán thì tục có chơn không thể trống như huyển. Du Già thì ngoài không trong có, sự đều chỉ là thức. Đây đều tôn trọng Thánh giáo, ai đúng ai sai, đồng khế Niết Bàn, nào chơn nào ngụy, ý ở đoạn trừ phiền não hoặc cứu giúp chúng sanh đâu muốn rộng bày ồn ào phân vân càng thêm kết nặng. Nương hành thì chung lên bờ kia, trái bỏ thì cùng chìm bến nọ. Nước tây cùng làm lý không chống trái. Đã không có mắt huệ ai xét đúng sai, mặc cho tập khí lâu đời mà tu đó, may mắn không nhọc nơi tự sức.

Vả lại châu Thần trì Luật, các bộ xen lôi kéo, mà nhà giảng nói biên soạn bên là sao chép phiền tạp, năm thiên bảy tụ đổi chỗ liền khó, mới lại phạm trì, hiển mà lại ẩn, bèn khiến che một sọt mà tình dứt, cho một tòa mà tâm lui. Bọn thượng lưu tóc xanh bèn thành, hạng trung hạ đầu bạc há xong, Luật vốn tự nhiên thưa thớt, đọc sớ bèn đến trọn đời, thầy trò nối nhau dùng làm thành phép tắc. Bàn chương đoạn thì khoa mà lại khoa, thuật kết tội thì câu mà lại câu, xét công kia vậy. Thật đến là nhọc núi, nghiệm lợi ích kia, bấy giờ có thấm nhuần hạt châu ở biển.

Lại kể là nhà chế tác, ý khiến người khác dể hiểu, đâu được cố làm mật ngữ mà làm giải sóng dụ cho nước, tràn đầy sông quyết vào giếng sâu. Có ăn uống hít thở là giúp mạng sống không lý do (20) Chuẩn nghiệm văn luật thì không như đây. Luận đoán khinh trọng chỉ dùng mấy hàng, nói tội phương tiện không phiền nửa ngày. Đây thì đại quy của pháp đồ Tây Phương Nam Hải. Đến như châu Thần lễ giáo thịnh hành, thờ kính vua cha, tôn nhường bậc trưởng lão, khiêm nhượng tùy thuận, nghĩa mà sau lấy, con hiếu tôi trung, giữ thân tiết độ.

Hoàng Thượng ân nuôi triệu dân, nhận trân bảo mà lo minh phát, quần thần thảy đều cung tay che kém bày chí ở thông tiếu, hoặc khi rộng mở ba thừa, khắp bày trăm tòa, xây tháp miếu nơi tám đầm. Có người hiểu biết, hoặc đều quy tâm, dựng già lam nơi chín cõi. Kẻ ở đường mê đều hồi hướng, hoàng hoàng, trong nâng ca giữa đồng, tề tề là trên thượng vịnh ghe xe, bèn khiến nước kê quý tượng tôn, trán độn ??? làng vàng gần núi ngọc đầu thành ngọc bích, là không là sự vô sự, đây vốn không thêm. (Kê Quý phương tây gọi là nước Cao Lệ là Câu Câu Thát Linh Thuyết La. Câu Câu Thát là Kê, Linh Thuyết La là Quý, truyện phương tây nói rằng: “Nước kia kỉnh quý gà, thần mà thủ tôn, cho nên chở cánh mà trang sức. Nói tôn tượng, nước Tây ở vua dùng tượng làm cao tột. Ngũ Thiên đều đồng vậy.) Pháp lữ xuất gia kia giảng nói nghi phép đồ chúng nghiểm nhiên, tuân theo ý chí. Tự có người vào nới hang sâu, cổi giày vịn lồng, súc dòng núi để giả tưởng, ngồi rừng sâu mà tịnh tâm, sáu thời hành đạo có thể báo ân tịnh tín, hai kỳ nhập định gồm nhận tôn trọng của trời người. Đây là khéo phò kinh luật nào lại có lỗi.

Nhưng do lầm lẫn nhận truyền, phép tắc lần sai, chứa nhóm sanh thường có trái giềng mối, cẩn thận nương thánh giáo và hiện hành giáo pháp cốt yếu, gồm có bốn mươi chương chia làm bốn quyển gọi là Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện. Lại ở đời đại Đường, cao tăng Tây Vức lại truyền đến một quyển và tạp kinh Luận mười quyển, đều chép phụ quy, cúi xin các Đại Đức khởi tâm hoằng pháp không đoái hoài bỉ ngã (người và ta), khéo tính toán thuận Phật dạy mà làm, chớ có khinh người mà chẳng trọng pháp. Nhưng xưa nay chỗ truyền kinh Luận lý giáo khéo thông thiền môn định nghiệm đầu mối đây khó xa dặn.

Vả lại thô bày hành pháp, phù Luật tướng do trước bày, giúp nêu điều chương, xét tông sư nơi thật chép, dầu khiến mạng chìm cảnh tối, mong thành công của một bài. Sáng rỡ triều quang ngõ hầu có nối tiếp trăm đèn, vui đây thì không nhọc thước bộ, có thể đạp Ngũ Thiên mà lên thềm bậc, chưa luống uổng tấc thời gian, thật giương mê ngàn năm may mắn kiếm tìm ba tạng, trống biển pháp mà nổi nơi bốn sóng, sáng soi năm thiên thiếu ghe huệ mà nêu sáu tượng. Tuy lại chính thân vâng tuân ý chỉ, giúp nghiệm tôn mầu, nhưng chẳng phát công tâm trọn e nhận cười nhạo nơi huệ. Mục chép rằng:

  1. Phá hạ chẳng nhỏ.
  2. Nghi đối tôn
  3. Ngồi ăn sàng nhỏ
  4. Chia bửa nhỏ sạch
  5. Ăn bỏ đồ dơ
  6. Nước có hai bình
  7. Sáng sớm xem trùng
  8. Sáng tước cây xỉa răng
  9. Nhận phép tắc thọ trai
  10. Y thực chỗ cần
  11. Cách thức đắp y
  12. Chế áo Ni
  13. Phép kết tịnh địa
  14. Năm chúng an cư
  15. Tùy ý thành quy tắc
  16. Muỗng đủa hợp chăng
  17. Biết thời mà lễ
  18. Việc tiện lợi
  19. Phép tắc thọ giới
  20. Tắm rửa tùy thời
  21. Đồ ngồi lót thân
  22. Cách nằm nghỉ
  23. Kinh hành ít bịnh
  24. Bốn lễ không giúp nhau
  25. Đạo hầu Thầy
  26. Khách xưa gặp nhau
  27. Trước thể nguồn bệnh
  28. Cách dâng thuốc
  29. Bỏ thuốc hư
  30. Xoay đá xem thời
  31. Nghi tắm tượng
  32. Ca ngâm và lễ
  33. Tôn kỉnh trái cách
  34. Học pháp phương tây
  35. Tóc dài có không
  36. Mất tắc tăng hiện
  37. Thọ dùng vật tăng
  38. Đốt thân nên chăng
  39. Bán người mắc tội
  40. Cổ đức không làm

Luận đây đều nương căn bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, không thể đem việc bộ khác thấy lẫn lộn ở đây. Đây cũng Thập Tụng Đại Quy gần giống. Hữu bộ chia làm ba bộ sai khác: Một là Pháp Hộ, hai là Hóa Địa, ba là Ca Nhiếp Tỳ. Đây đều không làm Ngũ Thiên, chỉ có nước Ô Trường Na và Quy Tư V#ô#t Điền có xen làm. Nhưng Luật Thập Tụng cũng không phải cội gốc của Hữu bộ.

1. Phá hạ chẳng nhỏ: Phàm phá hạ, Bí Sô chỉ không được mười lợi, nhưng là lý bổn vị nên không thành nhỏ, há cho lúc xưa thọ kính nay dịch là lễ tỵ, do thói quen mà thành vốn không chỗ y cứ. Nương hạ nhận mới lỗi trộm dễ sanh, cho nên ứng rõ phiên lý không sẽ lược, nên lấy ngày thọ giới để bàn lớn nhỏ. Dầu khiến mất hạ không lui hàng sau, tìm xét Thánh giáo không văn tự, ai xưa sai làm việc đây.

2. Nghi đối tôn: Chuẩn nương Phật giáo, hoặc đối hình tượng và thân gần tôn sư, trừ bệnh còn phải qua nghi đây. Không cho liền mang giày dép, riêng bày vai phải, áo che đùi trái, đầu không đội khăn, từ đây hằng dạo đi các nơi. Ở khi mở lỗi, hoặc là nước ở mùa lạnh cho mang giày ngắn các giày khác tùy chỗ nên dùng, đã khác phương khác nước, lạnh nóng không đồng, chuẩn như Thánh giáo, phần nhiều có trái chỗ, lý có thể tháng thạnh đông, quyền mặc nuôi thân, mùa đông mà hạ cần nương Luật chế. Mang giày không nhiễu tháp Phật, giáo đã trước rõ, phú la chớ dâng hương, lãnh từ lâu, nhưng có loại cố trái tức là gượng mạn lời vàng.

3. Ngồi ăn giường nhỏ: Tăng chúng ở phương tây khi sắp ăn, mỗi người đều rửa sạch tay chân, đều ngồi giường nhỏ cao bảy tấc vuông một thước, dệt bằng dây chân trong tròn lại nhẹ, hạng nhỏ thấp đóng nhỏ tùy việc. Hai chân chạm đất, trước để mâm, lấy phân trâu chà sạch đất, là tươi rải trên, tòa chừng một khủy xen không chạm nhau, chưa từng thấy có người ngồi ăn trên giường lớn. Vả lại như Thánh chế, lượng giường cao chừng tám ngón tay của Phật, dài thì gấp ba lần là hai mươi bốn ngón tay của người trung bình. Phải thước hết nửa thước cao, chùa Đông hạ giường cao hai thước sắp lên, đây thì vốn không nên ngồi, ngồi thì có lỗi.

Khi đồng chúng, đây muốn như thế nào, hàng mắc tội cần xem dạng thước. Nhưng Linh Nghiêm bốn giường thiền cao một thước. Cổ Đức chỗ chế thật có nguyên do, tức như liền tòa ngồi xếp bằng bày gối mà ăn, đây chẳng phải pháp gốc, may mắn có thể biết đó. Nghe khi Phật thuyết mới đến, Tăng ăn đều ngồi xổm, đến đời Tấn việc đây mới hóa, từ đây về sau người xếp bằng mà ăn. Nhưng Thánh giáo qua đông độ khoảng bảy trăm năm, trải qua mười đời, đời có người kia phạm Tăng nối gót theo nghi đến, đức Hán bèn bày vai nhận nghiệp, cũng có chính thân hành tây quốc mắt buộc đúng sai, tuy còn bảo rằng ai có thể dùng. Lại kinh nói rằng: “Ăn rồi rửa chân”, rõ chẳng phải ngồi trên giường, ăn rau bỏ bên chân, biết thòng chân mà ngồi. Là đệ tử Phật nên học Phật, dầu không thể nương chớ sanh chê cười, bởi do trải khăn mới ngồi, khó làm giữ sạch, hết đêm chạm dơ không do đâu được khỏi. Lại nghiệm chúng ăn dư, sâu nghi phải quấy, lấy bỏ lại chạm mâm tăng, ngồi nhà lại cầm đồ sạch. Đây thì luống truyền, giữ sạch chưa thấy công kia, monh xét kỷ cần quán sát được mất.

4. Bửa chia dơ sạch: Cách ăn nuốt của kẻ tục người đạo ở phương tây, việc dơ sạch sai khác, đã ăn một miệng đều thành dơ, đồ đựng nên chồng lại để một bên, đợi xong rồi bỏ, có đồ ăn dư, nên ăn thì ăn, nếu lại nhận lại đây định không thể, không kể sang hèn, cách thức đều như vậy. Đây là nghi trời chẳng phải riêng loài người, cho nên các Luận nói rằng: Không tước nhành dương, tiểu tiện không rửa tay, ăn không dơ sạch, sẽ cho là xấu. Há có đồ bị dơ lại đem đựng lại, có đồ ăn dư gom vào nhà bếp, bánh dư nên đậy cất trong chảo, hâm lâu lại quay về trong chõ, canh rau sáng ra ăn lại, bánh trái ngày sau vẫn ăn, người trì luật rất biết chia biên giới, kẻ lưu manh lôi đồng một mối. Lại phàm nhận cúng trai tăng và các ăn uống khác, đã vào miệng kia liền thành dơ, sau muốn đem nước sạch súc miệng, mới được chạm vào người khác và đồ sạch khác, nếu chưa xúc miệng chạm vào người hay vật khác đều thành bất tịnh. Kia bị người dơ đều cần súc sạch, nếu dơ dính vào chó cũng cần rửa sạch. Kia nếm đồ ăn cần ở một bên, nếm xong rửa tay xúc miệng và đồ nếm mới chạm vào nồi chõ, nếu không vậy thì cầu đảo và chú thuật đều không hiệu nghiệm, dầu bày cúng thần linh không nhận, do lời nói đây chỗ tạo cùng lập, muốn dâng Tam Bảo và thần linh và các ănuống tầm thường đều cần trong sạch.

Nếu thân chưa tắm rửa sạch và đại tiểu tiện lợi mà không rửa sạch, đều không cho làm đồ ăn. Kẻ tục cũng có nói rằng: “Trong sạch mới đặt để”. Cắt móng nên xâm cơ bỏ bụi dơ, lỗ lông sắc mặt cũng loại đây, cũng là việc cần sạch sẽ, không do đồ ăn dư mà hưởng ăn. Phàm thiết trai cúng dường và tăng thường ăn, cần người kiểm xét, nếu đợi cúng trai xong sợ quá thời, không kể kẻ đạo người tục, tuy chưa dâng cúng, lấy phần ăn trước, đây là Phật dạy không có lỗi, so thấy Tăng Ni giúp người kiểm xét ăn nhiều, quá ngọ, nhơn phước mắc tội, sự chưa có thể vậy. Nhưng đất Ngũ Thiên nói rằng: “Cùng các nước có sai khác”, do đây sạch dơ là nền tảng ban đầu.

Xưa có người sứ nước Hồ phương Bắc đi đến nước Tây, nhiều người thấy cười, bởi do tiểu tiện không rửa, ăn dư trong bồn, khi ăn nhóm ngồi xen nhau rung lắc, không tránh heo chó, không nhằn cây tăm, bèn chiêu lấy sự chê cười. Cho nên người hành pháp rất cần giữ ý, chớ cho là nhẹ. Nhưng Đông Hạ ăn không chạm sạch kia đến đã lâu, tuy nghe thuyết đây, phần nhiều chưa hiểu nghi kia, tự chẳng phải mặt lời nói có thể hiểu ngộ.

5. Ăn xong bỏ dơ: Khi ăn xong, hoặc lấy đồ đựng, hoặc ở chỗ vắng, hoặc đến ao lớn, hoặc có thể đến thềm, hoặc tự cầm bình, hoặc sai người đưa nước, tay phải sạch súc miệng, nhằn tăm, xỉa răng, cạo lưỡi khiến cho sạch sẽ. Luật khác nếu còn tức không thành trai (sạch), rồi sau dùng vỏ cám đậu, hoặc khi đem đất nước trộn thành bùn chà môi miệng không còn mùi hôi, kế lấy nước sạch nơi tịnh bình đựng đầy chén, hoặc dùng lá tươi, hoặc vốc bằng tay, đồ kia và tay cần phải ba lượt rửa sạch (vỏ đậu, đất khô, phân trâu) rửa bỏ hôi dơ. Hoặc ở chỗ vắng tịnh bình súc miệng, hoặc ở chỗ hiển, Luật có văn ngăn, lược súc hai ba lần mới là sạch. Từ đây về trước súc miệng không nên liền nuốt, đã phá oai nghi mỗi nuốt đều mắc tội, nhẫn đến chưa đem nước sạch, súc lại về sau, khạc nhổ cần bỏ ngoài. Hoặc quá ngọ lại phạm phi thời, đây thì người ít biết, dầu biết giữ cũng khó, do đây mà nói đậu, bún, tro, nước thật khó khỏi tội, bởi là ăn trong răng, trên lưỡi, còn hôi dơ, người trí quán lý đây nên giữ ý, há cho ngay khi ăn rồi bàn nói qua ngày, không súc tịnh bình, không nhằn (tước) cây tăm, trọn ngày ngậm dơ, suốt đêm chiêu lỗi, do đây dâng trọn vốn thành khó. Nước tịnh bình kia hoặc sai môn nhơn trao đến cũng là nghi đây.

6. Nước có ai bình: Phàm nước chia sạch dơ, bình có hai hiệu. Sạch đều dùng bình sành, dơ mặc tình gồm đồng thiếc. Sạch nghỉ phi thời uống dùng, dơ bèn tiện lợi chỗ cần. Sạch thì tay sạch mới cầm, hẳn nên để chỗ sạch, do thì tay dơ tùy cầm, có thể để chỗ dơ. Chuẩn bình sạch đây và lấy đồ sạch mới đựng nước, phi thời nên uống các đồ khác đựng gọi là thời thủy, giữa ngọ, trước ngọ nhận uống là không lỗi, nếu uống sau ngọ liền có lỗi. Kia làm bình phép đậy cần liền miệng, đảnh ra đài nhọn, có thể cao hai ngón tay, trên thông lỗ nhỏ, thô như ống đồng, nước uống có thể đựng trong đây, ở bên mở cái lỗ tròn, đậy miệng khiến trên cao dọc hai ngón, như lỗ đồng tiền, thêm nước nên ở chỗ đây, có thể đựng hai ba thăng nhỏ thì không dùng. Hai lỗ dây sợ trùng bụi nó vào, hoặc có thể đậy nắp, hoặc lấy cây trúc, hoặc vải, lá, mà nút lại. Kia có Phạm Tăng lấy vải mà làm, nếu khi lấy nước cần rửa bên trong cho sạch cấu dơ mới dựng nước mới. Đâu cho nước thì không chia sạch dơ, chỉ chứa một bình đồng nhỏ, đậy nắp nghiêng miệng nước chảy ra, không kham nhận dùng, không chia dơ sạch, ở giữa có cấu, có hơi, không thể đựng nước một thăng hai hợp tùy sự đều thiếu.

Cách thức bình vải kia, có thể lấy vải dài hai thước rộng một thước, nhiếp hai đầu góc, đối chỗ may hợp cả hai đầu góc liền làm một cái quai dài chừng một trách, trong đó treo lên mà đi. Túi đựng bát khất thực cũng giống như đây, trên che miệng bát để bụi đất vào, do đáy nhọn khiến bát không động chuyển, túi đựng bát kia cùng đây không đồng như các chỗ khác thuật. bình bát là y vật tùy thân đều để một vai, thông che ca sa cầm dù mà đi.

Những món này đều là Phật dạy nghi của xuất gia, có tay rảnh thì cầm bình dơ và túi dày dép. Tích trượng lệch hẹp tới lui an tường. Chim dụ cho tháng, kinh nhã sẽ dụ kia, đến như Vương thành, cây bồ đề, núi Linh Thứu, vườn Lộc Uyển, Ta La đổi trắng, chỗ túc điều phong thước, lễ tháp, bốn thời mới chung thấu. Ngày xem ngàn số đều đồng cách ngày, hoặc như Đại Đức ở chùa Na Lan đà đa văn và đều đi kiệu, không cỡi xe và chùa Đại Vương nghiệm cũng đồng vậy. Chỗ có đồ dùng đều khiếnn coi biết, hoặc sai đồng tử giữ gìn đây là cách thức Tăng chúng phương Tây (Ấn Độ).

7. Sáng sớm xem trùng: Thường mỗi tháng sớm nên cần xem nước, nước có nước bình, nước giếng, nước ao, nước sông sai khác, việc quán sát chẳng phảimột chuẩn, cũng đã sáng mai trước xem nước bình, có thể ở bình đồng trắng sạch, đồng điệp, hoặc trong chén sành, trong đồ thêm nước, nghiêng thì rút lấy cho bằng, đặt bình lên, hoặc có thể nghiêng làm cây xem nước, dùng tay che miệng bởi ngó lâu, hoặc ở trong bồn vại nhìn cũng được, nếu trùng bằng đầu lông cần tồn niệm, nếu thấy trùng thì dốc ngược lại trong bình, lại lấy nước khác rửa đồ đựng hai ba lần, không trùng mới bỏ, có chỗ ao sông đem bình đến đó, bỏ nước có trùng lược lấy nước mới sạch, như chỉ có nước giếng chuẩn pháp lược đó. Nếu nhìn nước giếng, khi muác nước ra dùng chén đồng múc nước trong vại châm vốc nước, như trên quán sát, nếu không có trùng qua đêm tùy dùng. Nếu có trùng như nước mà lược. Xem nước ao, sông, rộng như Luật nói.

Phàm lược nước bên phương Tây dùng bạch diệp (lụa trắng) dày, Đông Hạ nên lấy vải dày, hoặc dùng gạo mịn, hoặc có thể chưng, hoặc là lụa sống, trùng nhỏ lọt qua, có thể lấy lụa chín Vĩ dày thước bốn thước, nắm biên kéo dài, túm lấy hai đầu khiến cho dính nhau, tức là giống lưới. Hai góc đặt hai bờ khăn thẳng, giữa để cây ngang trương ra thước sáu, hai bên cột trụ, dưới để bồn hứng. Khi nghiêng đổ nước, đáy vại cần vào trong lưới, nếu không vậy thì trùng theo nước rớt xuống đất, rớt trong bồn còn không khỏi chết. Phàm khi nước mới vào lưới, hứng lấy mà quan sát, có trùng liền cần đổi bỏ, nếu sạch như thường dùng đó. Nước đã đủ rồi liền có thể lật lưới, hai người đều cầm một đầu lật lưới khiến vào đồ phóng sanh, trên lấy nước rửa ba lần, bên ngoài lại dùng nước rửa, bên trong lại đặt nước hứng lấy xem xét, nếu không trùng thì tùy ý bỏ lượt.

Nước đây qua đêm cần phải xem lại, hễ nước qua đêm nếu không xem thì có trùng hay không Luật nói là dùng đều mắc tội. Nhưng hộ sanh lấy nước nhiều món khác nhau. Chỗ giếng thực hành lược đây là rất quan trọng, chỗ ao sông hoặc có thể đặt nắm tay dùng âm dương quyền khi việc trai. Lại tháng sáu tháng bảy trùng kia càng nhỏ không đồng lúc khác, lụa sống mười lớp trùng cũng lọt qua, người ưa hộ sanh lý nên giữ niệm phương tiện khiến khỏi. Hoặc làm bồn ngói, lược cũng là xét cốt yếu. Nhà chùa phương Tây phần nhiều dùng đồng làm, đều là Phật chế việc không thể coi nhẹ.

Đồ phóng sanh kia, làm vại (lọ)nước nhỏ, khiến miệng mở thẳng, đáy bằng lại đặt hai cái vòi, hai dây buông xuống đến nước lại kéo, hai ba lần như vậy rồi sau kéo ra. Nếu là nhà chùa lược nước, Đại Tăng không cho chạm vào, khi nước ở trong phòng cũng vậy, người chưa thọ giới cụ túc lấy mới được uống. Uống phi thời cần dùng lược sạch, bình sạch, đồ sạch mới có thể nhận dùng, ở người là tánh giới, có thể hộ bậc trung, tội thập ác nặng ở đầu, lý khó khinh dễ. Lược nước là một trong số sáu vật, cần phải giữ gìn, nếu đi xa ba đến năm dặm thì không mang lược nước là không đi. Nếu biết chùa không lược nước là không ăn uống, thà chết khát nơi đường dài, đủ làm gương soi, há cho thường dùng nước từng không quan sát. Chỉ có lược trùng lại chết bên trong, giả như muốn cứu ít biết nghi kia, lược trên miệng giếng là chưa hiểu đồ phóng sanh, giả sử có đến được nước, trùng sẽ chết nào có nghi.

Khi làm lược tròn nhỏ, vừa nhận một thăng hai hợp, sống buộc vải mỏng, vốn không xem trùng, treo trên bình bát, khiến người thấy biết, không tâm hộ mạng, ngày ngày chiêu lấy lỗi thầy trò nối nhau dùng làm truyền pháp, thật là đáng than thở đủ buồn than. Đồ xem nước kia người người tự cất, vại phóng sanh chỗ ở cần có.

8. Sáng tước cây xỉa răng: Sáng sớm mỗi ngày cần nhằn cây xỉa răng, chả răng cạo lưỡi khiến như pháp. Súc miệng sạch sẽ mới làm kỉnh lễ, nếu kia không vậy, nhận người lễ hay lễ người đều mắc tội. Cây xỉa răng kia, tiếng Phạn là Đạm Đa Gia Sắc Tra, Đàn Đa dịch là xỉ (răng) Gia Sắc Tra tức là cây kia, dài mười hai ngón tay, ngắn thì không dưới tám ngón, lớn bằng ngón út, một đầu hoãn, cần nhằn cho mềm, bởi lâu là sạch cửa răng, nếu ở gần người cần tôn trọng nên lấy tay che miệng, bỏ tay bẻ cho cong mà cạo lưỡi, hoặc có thể riêng dùng đồng thiếc làm đồ cạo lưỡi, hoặc lấy cây trúc miếng mỏng như mặt ngón tay út. Một đầu cắt nhỏ dùng xỉa răng, cong thì cạo lưỡi chớ khiến thương tổn, cũng đã dùng bỏ, liền có thể chung ở chỗ vắng rửa bỏ. Phàm bỏ cây xỉa răng, nếu nhổ nước trong miệng và do khạc nhổ đều cần khảy móng tay ba lần, hoặc khi tằng hắng qua hai lần, nếu không vậy mà bỏ liền có tội. Hoặc có thể cây lớn thì chẻ dùng, hoặc có thể cây nhỏ cắt làm. Gần sơn trang thì cây trách, cây cát làm đầu, ở đồng bằng thì tùy ý dùng cây đào, cây mai, cây dương liễu… đầy đủ đừng để thiếu. Ướt thì cần người khác trao, khô thì cho tự cầm giữ. Trẻ tuổi tự tiện nhằn đó, già thì đập cho nát một đầu, cây kia dùng đắng, rít, cay làm tốt đẹp, đầu tước thành nát là tốt nhất, thô hồ là gốc là tinh xảo (Tức lấy lá xanh tai gốc đều cắt chôn vào đất hai tấc) cho răng miệng thơm, tiêu đồ ăn bỏ hôi dơ, dùng chừng nửa tháng hơi miệng liền hết, răng bị bịnh sâu thì ba tuần là lành, cốt yếu cần tước nhuyễn, chà sạch khiến đồ dơ chảy ra, lấy nhiều nước sạch súc đó. Đây là cách thức vậy.

Kế sau nếu có thể trong mũi uống nước một sao. Đây là thuật nhiều năm của Ngài Long Thọ, nhưng trong mũi kia cần phải không bịnh, uống bằng miệng cũng tốt, dùng lâu thì ít bịnh tật, nhưng mà dơ ở chân răng nhóm lâu thành cứng, cạo cho sạch hết, lấy nước đắng súc liền không bị hư, đến cuối đời bịnh răng như nước tây sẽ không có. Bởi vì tước cây chà răng kia, há lại không biết cây đó làm bằng cây dương liễu, nước Tây (Ấn) rất ít có dương liễu, người dịch liền truyền hiệu đây. Cây chà răng của Phật thật ra chẳng phải cây dương liễu. Ở chùa Na Lan Đà chính mắt nhìn, đã không dám tin nơi người, người nghe cũng không nhọc gì gây ra lầm. Xét kinh Niết Bàn bổn tiếng Phạm nói: “Khi tước cây chà răng, cũng có dùng cây dương nhỏ, hoặc năm, hoặc sáu toàn tước trong miệng không phải súc bỏ, hoặc có nuốt nước để trị bịnh, cầu sạch mà lại dơ, muốn bỏ bịnh mà lại chiêu lấy bịnh. Hoặc có đây cũng không biết, chẳng phải ở luận hạn cuộc. Nhưng cách của Ngũ Thiên, kẻ tục nhằn cây chà răng tự là sự thường, đứa bé ba tuổi đều đã được dạy làm. Thánh giáo, hàng tục lưu đều thông lợi ích, đã bày hết chăng, thực hành hay bỏ tùy tâm.

9. Phép tắc thọ trai: Phàm bàn cách thưa thỉnh ở Phương Tây và các nước ở biển Nam, lược hiển nghi kia. Phương Tây, thí chủ chuẩn bị trước thỉnh Tăng lễ bái, ngày cúng trai đến giờ thì lại thỉnh, chuẩn bị đồ ngồi cho chúng Tăng, hoặc có thể là tịnh nhơn tự giữ, hoặc nhận tịnh vật từ người khác. Đồ đựng chỉ một sắc bằng đồng, cần lấy tro và nước sạch chà rửa. Ngồi bèn đều riêng giường nhỏ, không nên liền tòa chạm nhau. Cách thức giường kia như chương thứ ba đã nói. Nếu đồ sành chưa từng dùng, hoặc dùng một lần đây thành không lỗi. Đã dùng xong, bỏ xuống hào hầm vì kia dùng dơ không thể dùng lại. cho nên nước tây (Ấn) bên đường lập bày chỗ ăn, đồ dư như núi không dùng lại. Tức như giúp dương đồ sành ăn xong dùng lại. Trước nếu bỏ liền đồng pháp sạch. Lại ở Ngũ Thiên vốn không có đồ bằng men sứ, men sứ nếu dầu hợp là sạch không nghi, đồ sứ là hoặc khi khách buôn đem đến phương tây, và ở Nam Hải đều không dùng dùng đồ ăn, bởi vì là nhận dơ bẩn, quyết cần là mới, lấy tro sạch rửa đó khiến hết hơi hôi, dùng cũng được.

Đồ cây kia vốn không phải là đồ ăn mới và dùng một lần vốn không lỗi, dơ nặng là có lỗi sự như Luật nói: Nhà thí chủ kia, chỗ bày đồ ăn, cần lấy phân trâu chà đấtcho sạch, riêng đặt giường tòa nhỏ, cần bồn vại sạch sẽ chứa nhiều nước. Khi tăng đã đến, cổi khuy áo đặt bình sạch, liền nên xem nước, nếu không có trùng thì dùng rửa chân, rồi sau đến giường nhỏ nghỉ ngơi một chút, xét thời gian sớm hay trễ, ngày sắp đến ngọ, thí chủ thưa đã đến giờ pháp chúng bèn xếp y trên buộc hai góc trước, thòng góc bên phải che đùi eo bên trái, hoặc vụn, hoặc đất, rửa tay cho sạch, hoặc thí trao nước, hoặc tự dùng quân trì tùy thời trai sự, lại đến tòa ngồi nhận diệp khí kia, dùng nước lược rửa, chớ khiên chảy.

Trước khi ăn hoàn toàn không có pháp chú nguyện thí chủ rửa sạch tay chân ở trước đại chúng, ban đầu đặt cúng Thánh tăng, kế hành thực để dâng Tăng chúng. Lại khi chưa hành thực đặt một bàn ăn để cúng cho Ha Lợi Để Mẫu, Ha Lợi Để Mẫu đời trước nhân sự phát nguyện ăn hết trẻ con nơi thành Vương Xá, vì tà nguyện đó bỏ thân sanh vào loại Dược Xoa, sanh năm trăm đứa con mỗi ngày thường bắt trẻ con ở thành Vương Xá, nhân dân bạch Phật, Phật bèn giấu đứa con út của nó tên là Ái Nhi. Nó đi tìm cho khắp nơi, đến bên Phật mới được, Thế Tôn bảo: “Ngươi thương Ái Nhi lắm ư? Con ngươi năm trăm đứa, mất một còn thấy thương xót huống chi là người khác chỉ có một hai đứ mà thôi”. Phật nhân đó giáo hóa khiến thọ giới làm Ô Ba Tư Ca, Ha Lơị Để Mẫu thưa Phật rằng: “Năm trăm mẹ con của con ngày nay lấy gì ăn?” Phật dạy: “Các chùa có Tỳ kheo, mỗi ngày sẽ cúng cho ăn, khiến các người được no đủ”. Cho nên các chùa ở phương tây thường ở chỗ cửa hoặc bên nhà ăn vẽ hình mẹ ôm đứa con dưới gối có ba hoặc năm đứa nữa để nêu bày tượng kia, mỗi ngày trước bàn bày đồ ăn mà cúng. Người mẹ kia chính là chúng của Tứ Thiên Vương, có thế lực rất mạnh, người nào có bệnh tật hay không con, dâng đồ ăn cúng đó thì đều toại nguyện. Duyên rộng như trong Luật, đây chì nêu đại ý.

Thần Châu trước có tên Quỷ Tử Mẫu. Lại các chùa lớn ở phương tây đều ở bên cột nhà bếp hoặc ở trước cửa lớn, khắc cây bày hình kia, hai hay ba thước làm hình trạng thần vương ngồi ôm túi vàng chân đạp giường nhỏ, một chân chấm đất. Thường lấy dầu lau, sắc đen làm hình gọi là Mạt Ha Ca La tức Đại Hắc Thần. Đời xưa truyền rằng là bộ thuộc của đại thiên, tâm mến Tam bảo, hộ trì năm chúng khiến không tổn hại. Người cầu được xứng tình, chỉ đến khi ăn, nhà bếp thường dâng hương đèn, có đồ ăn tùy bày ở trước, từng chính thân thấy nói ở chỗ đại Niết Bàn chùa Bát Đan Na, mỗi khi Tăng ăn, hơn một trăm, hai thời lễ bái xuân thu không hẹn mà đến. Tăng chúng năm trăm người gần trưa bổng đến, đã gần đến giờ ngọ không thể nấu ăn kịp, vị tri sự chùa kia bảo với nhà bếp rằng: “Có chúng như vậy nhà kho việc muốn thế nào?” Bấy giờ có bà cụ tịnh nhơn bảo rằng: “Đây là việc thường không nên lo nghĩ”, bèn đốt nhiều đèn hương bày đầy đồ ăn mà cúng, bảo Hắc Thần rằng: “Đại Thánh Niết Bàn và đồ chúng còn ở, Tăng bốn phương đến làm lễ Thánh tích, ăn uống cúng dường chớ để cho thiếu, là sức của Ngài, may mắn có thể biết thời”. Xong tìm bảo đại chúng ngồi, lấy phép thường ăn của chùa theo thứ lớp mà làm, đại chúng đều no đủ, đồ ăn kia còn dư như ngày thường mọi người đều khen “ Lành thay!”, khen sức thiên thần rồi chính thân làm lễ và thấy Hắc Thần ngồi trước mâm đại chúng mà ăn.

Hỏi kia ý ra sao, bảo lý do đây Hoài Bắc tuy lại trước không mà Giang Nam phần nhiều có đặt chỗ, người cầu hiệu nghiệm, thần đạo chẳng luống. Chùa Đại Giác, Mục Chơn Lân Đà Long cũng đồng điềm lạ đây. Pháp hành thực kia, trước để gùng muối, gừng một hai miếng lớn như ngón tay, muối thì nửa muỗng hoặc một muỗng, dùng là đựng. Kia hành muối, chấp tay quỳ gối trước Thượng tọa miệng xướng ba lần Bát La Khư Đa dịch là “Thiện chí” (khéo đến), xưa nói là Tăng Bạt là lầm. Thượng tọa bảo: “Bình đẳng hành thực, ý đạo đủ cúng khéo thành”. Giờ ăn lại đến, chuẩn chữ nghĩa kia nên phải như vậy.

Nhưng Phật và đại chúng nhận đồ ăn độc của người khác, Phật dạy ba lần xướng “Bát La Khư Đa” rồi sau mới ăn, hể có thuốc độc đều biến thành vị ngon, do lời nói đây chính là lời bí mật, chưa hẳn gọi kia là thiện chí. Đông tây hai âm đến thời nhậm đạo, và phần đó địa xướng thời đến rất có cớ thật. Người trao đồ ăn hẳn cần phải đều hai chân cung kính cong người, hai tay cầm đồ và dùng bánh trái cách một khủy tay liền buông, từ các đồ ăn khác hoặc một tấc hai tấc, nếu khác đường đây lý không thành thọ, tùy nhận tùy ăn không nhọc đợi khắp. Đồng cúng ăn khắp hay không là lật chánh, ăn xong tùy ý cũng chẳng phải Thánh nói. Kế trao bánh khô bánh gạo và đậu nấu đặc, rửa dùng thục tô, tay khuấy cho đều chìm các trợ mùi, ăn dùng tay đá, vừa mới nửa bụng mới hành bánh trái, sau hành sửa lạc và bún, khát uống nước lạnh, không kể động hạ, đây là bửa ăn thường của chúng Tăng và khi lập cúng trai tăng, đại lược đều vậy. Nhưng phép cúng trai tăng ý tồn nơi ân dày, bánh cơm dư đầy mâm bát, sửa lạc ngang dọc tùy ý đều nhận. Cho nên vào ngày vua Thắng Quang (210) cúng Phật và chúng Tăng đồ ăn uống, sửa tô đều dư tràn lan. Luật có thành văn tức là sự kia.

Tịnh Sơ đến nước Đam Mỹ Lập Để ở Đông Ấn độ, muốn nương Khiêm Sách lập cúng trai tăng, người bấy giờ chỉ nói: “Nếu chỉ vừa đủ mà thôi thì làm gì không được”, nhưng mà xưa nay truyền nhau, làm cần phải dư nhiều, nếu chỉ đủ no thì sợ người cười. Nghe Phật từ nước lớn đến là người ở xứ giàu có, nếu không dư đầy thà không làm còn hơn, do đây lại nương pháp kia. Đây là tâm thí rộng lớn, lại được quả báo đầy nhiều là không trái lý, hẳn kia nghèo thiếu và ăn xong hành sấn là tùy khả năng. Đã ăn xong dùng miếng nước súc miệng, nuốt mà không bỏ, lấy chút nước đổ vào đồ đựng, lượt sạch tay phải, rồi sau mới đứng dậy. Khi muốn đứng dậy, cần dùng tay phải vốc đầy đồ ăn đem ra ngoài, không lựa là vật của Tăng hay Phật, Thánh sai khắp thí chúng sanh. Trước khi chưa ăn thì Luật không thành dạy. Lại đem một chén đồ ăn dâng lên người chết và các quỷ thần loại nên ăn. Duyên ở Linh Thứu như kinh rộng nói, có thể đem đồ ăn kia hướng quỳ trước Thượng tọa, Thượng tọa bèn lấy miếng nước rưới lên mà chú nguyện:

Do ngày nay tu phước,
Khắp thắm các loài quỷ
Ăn rồi khỏi cực khổ
Bỏ thân sanh chỗ vui
Phước báu của Bồ Tát
Không cùng như hư không
Thí được quả như vậy
Tăng trưởng không hề dứt.

Rồi đem ra ngoài, ở chỗ tối vắng, dưới lùm rừng, hoặc ở trong ao sông để thí cho người chết. Giữa Giang Hoài kế lập trai, ngoài đặt một mâm tức pháp đây. Nhưng người thì kia trao cây xỉa răng, cúng nước sạch, cách súc như chương thứ năm đã thuật. Tăng chúng khi từ biệt miệng nói: “Chỗ tu phước nghiệp thảy đều tùy hỷ”. rồi sau mới đi. Chúng Tăng mỗi mỗi tụng kệ, lại không pháp sự. Ăn xong, đồ ăn dư và vật cúng cho chúng tăng, sai trẻ nhỏ đem đi, hoặc thí cho kẻ nghèo, tủy người nên ăn thì ăn. Hoặc khi gặp năm đói khát, hoặc sợ thí chủ xẻn tiếc, hỏi rồi mơi lấy, trai chủ toàn không trọng cách lấy ăn, đây là cách nhận cúng của phương Tây.

Hoặc có thể thí chủ mời thình đồng trước, ở trong nhà ấy hình tượng tự lập, giờ ngọ đã đến, khắp đến tôn nghi, ngồi xổm chấp tay, đều tự tâm nghĩ, lễ kính xong rồi ăn đồng như trước. Hoặc có thể riêng sai một người ở trước tôn tượng quỳ dài chắp tay lớn tiếng khen Phật (nói quỳ dài nghĩa là hai gối chấm đất, thẳng hai chân, ngay thân, xưa nói là hổ quỳ là sai, Ngũ Thiên đều vậy, nào riêng đạo hồ) chỉ khen đức Phật không nói lời khác. Thí chủ bèn đốt hương rải hoa một lòng chí thành dùng bột bùn thơm thoa chân Tăng, đốt hương thơm phức không làm gì khác, trống nhạc ca ngâm tùy tình cúng dường, mới bắt đầu chuẩn như trước thứ lớp ăn. Ăn xong đem bình nước kia, khắp rưới trước chúng, Thượng tọa mới vì thí chủ lược tụng Đà Na Già Đà, đây chính hai đường cách ăn ở phương Tây, nhưng mà nước Tây nhai nuốt phần nhiều cùng thần châu không đồng, nhưng có thể lược cứ khoa luật thô bày, đại khái nói rằng:

Luật nói: Nửa là Bổ Thiện Ni, nửa là Kha Đản Ni. Bổ Thiện Ni dùng ngậm nuốt làm nghĩa Kha Đản Ni tức cắn ăn nhận làm tên. Nửa nghĩa là năm. Nửa, Bổ Thiện Ni nên dịch là năm miếng ăn, xưa nói rằng: “Năm chánh”, chuẩn theo nghĩa mà dịch. Một cơm, hai lúa đậu, ba bún, bốn thịt, năm là bánh. Nửa Kha Đản Ni nên dịch là năm tước thực: Một là gốc, hai là cành, ba là lá, bốn là hoa, năm là quả. Nếu không duyên thì ăn năm món đầu, năm món quyết không nên ăn. Nếu ăn năm món sau trước, năm món trước nhai liền tùy ý, chuẩn biết sữa, lạc, chẳng thuộc trong hai món năm ấy. Văn Luật lại không gọi riêng, rõ chẳng phải bữa ăn chánh nhiếp, nếu các đồ ăn bột, cắm đứng cái muỗng mà không ngã đều thuộc cơm bánh thau. Bột khô hòa nước, lấy ngón tay vẽ thấy dấu, đây thuộc năm nhiếp.

Vả lại như ở Ngũ Thiên, giới chia xa nhỏ, đại lược mà nói, Đông Tây Nam Bắc đều hơn 00 dịch, trừ bờ mé kia, tuy chẳng tột mà có thể nhìn thấy, cho nên có thể rõ mà hỏi biết chỗ có nhai tước khéo léo chẳng phải một, phương Bắc đủ bột, mé Tây dồi dào sao, nước Ma Yết Đà bột ít gạo nhiều, Nam thương Đông thùy một lọi voia Ma Yết Đà. Dầu tô, sữa, lạc ở đó đều có, bánh trái thuộc khjó có thể kể số. Người tục sự hôi tanh còn ít, các nước phần nhiều đều gieo lúa, cây dẻ ít cây lúa nếp thì không. Có dưa ngọt, rất nhiều mía, thiếu rau cải, đủ dây tỏi tây. Nhưng hột có đen trắng, đến nay dịch là hột cải, ép dầu đủ ăn, các nước đều vậy. Nhứng ăn rau kia vị cùng với tỏi tây của thần châu không khác, chỉ khác là gốc nó cứng hơn. Kết trái hột thô chẳng phải hột cải kia giống cây quýt mà vì nơi đất nên đổi hình.

Ở Na Lan Đà cho không làm thiền sư cùng bàn luận ôm lòng nghi chưa thể biện. Lại người Ngũ Thiên không ăn các gừng tỏi giã nhỏ và rau sống, do người nước này không bị đau bụng, ruột và bao tử hòa nhuyến, quên lo cứng chắc.

Nhưng mười châu Nam Hải, cúng trai liền thành ân dày, ngày đầu đem một tíu trái cau và phiên tử, dầu thơm và ít bột gạo, đều đựng đầy đồ đựng, đặt trong mâm lớn, lụa trắng đậy lên, bình vàng đầy nước, trước rưới đất, để thình chúng Tăng. Trong ngày hôm sau, trước tắm rửa sạch sẽ, ngày thứ hai quá ngọ vếau thì đánh trống nhạc, bày hoa thơm, thỉnh tôn nghi bằng xe kiệu, cờ phan sáng mặt trời pháp tục mây bay, dẫn đến sân nhà, trương phan lọng, lấy vàng đồng trang sức tôn tượng sáng rỡ, dùng bùn thơm hoa, đặt trong mấmạch, hoặc đem nước thơm chí thành tắm rửa, lau xong dùng lụa thơm bưng vào trong nhà, bày đầy hương đèn mới làm ca ngợi. Rồi sau lên tòa vì thí chủ nói đà Na Già Tha (kệ), bày thuật công đức. Xong mới thình Tăng ra ngoài súc miệng rửa tay, uống nước đường cát, ăn nhiều cau rồi sau lấy rải.

Đến ngày thứ ba, giữa ngọ vào chùa thưa giờ đã đến, tăng Tắm rửa rồi dẫn đến nhà trai tăng, lại bày tôn nghi lược làm tắm gội, hương hoa trống nhạc hơn sáng hôm trước, có cúng dường thì bày trước tôn tượng, hai bên tôn tượng đều đặt đồng nữ hoặc năm hoặc mười, hoặc có thể lượng đồng tử thời có không. Hoặc bưng lư hương, cầm bồn tắm bằng vàng, hoặc bưng lư hương, hoa tươi phất trần trắng , chỗ có đài, gương… thảy đều đem đến trước Phật dâng cúng.

Hỏi: Kia ý ra sao?

Đáp: Là ruộng phước.

Nay không dâng cúng về sau đâu mong có quả báo. Dùng lý mà nói, đây cũng là việc lành.

Kế thỉnh một vị Tăng trước tòa quỳ gối khen ngợi công đức của Phật. Lại riêng thỉnh hai vị Tăng đều lên ngồi bên tòa Phật lược tụng tiểu kinh nửa tờ hay một tờ, hoặc mừng hình tượng cùng điểm mắt Phật cho đến thắng phước (211), rồi sau tùy tiện đều đến một bên lật xếp ca sa (Ca sa là tiếng Phạm tức là màu càn đà, xưa nay không can hệ đến đông ngữ, nhọc gì dưới đấy để ý. nếu nương văn luật lời sách, ba y đều tên Chi Đại La). buộc hai góc trước, rửa tay đến ăn, oai nghi cách thức phân trâu chà đất, xem nước rửa chân và ăn nuốt pháp dụng hành thực đều cùng phương tây phần lớn đồng. Nhưng kia khác là gồm ba sạch và phần nhiều chằm lá làm chén, ruộng như nửa tịch chứa lúa gạo bánh một thăng hai thăng, cũng dùng làm đồ đựng một thăng hai thăng.

Bưng đến chỗ Tăng phải trước trao cho, kế hành các việc ăn, có ba hai mươi loại, đây chính là nhà nghèo cúng. Nếu là nhà vua hay nhà hào phú, đều trao mâm đồng chén đồng và đồ bằng lá lớn bằng một tịch, đồ ăn ngon ngọt số dư trăm vị. Quốc vương bỏ ngôi tôn quý tự xưng là nô bộc, trao đồ ăn cho Tăng cung kính triệt để tùy dính đều nhận, lại không pháp ngăn. Nếu chỉ lấy đủ mà thôi tâm thí chủ liền không vui, thấy kia dư dật mới thành vừa ý, cơm gạo thì bốn thăng năm thăng, bánh trái… thì ba mâm hai mâm, thân thuộc bà con đều chung cúng, hoặc cơm hoặc bánh, canh rau chẳng phải một. Nhưng một người ăn dư, có thể cúng cho ba bốn người, hoặc sắm đầy nhiều, mười người ăn cũng không hết, chỗ dư kia đều mặc tình chúng Tăng sai tịnh nhơn đem đi. Nhưng phép cúng trai của Thần Châu cùng nước Tây (Ấn) không đồng, có đồ ăn dư thí chủ tự lấy, Tăng liền đem đi lý thành chưa thể được, cho nên người xuất gia tướng khi mà động, biết đủ không nhục, không thiếu tâm thí, hẳn như thí chủ quyết tâm không nghỉ lấy lại, thỉnh Tăng đem đi, mặc lượng sự châm chước. Chúng Tăng cũng đã ăn rồi, súc miệng xong bèn quét bỏ đồ ăn dư cho sạch đất, khắp dùng hoa đèn đốt hương thơm phức, đồ cúng bày trước chúng. Kế hành hương nê (bùn thơm) như ngô tử, Tăng đều lau tay cho sạch thơm, kế hành trái cau, vỏ đậu mềm, dùng đinh hương, long não nhấm nháp cho thơm miệng cũng có thể tiêu đồ ăn bỏ hôi. Thuốc thơm kia đều cần nước bình sạch rửa, dùng lá tươi đựng, trao cho chúng Tăng, thí chủ đến trước Thượng Tòa hoặc người có khả năng để nắm miệng bình nước như đưa đồng liền chú không dứt, để bình xuống mâm, thầy bèn trong tay cầm hoa nương giọt nước kia miệng tụng chú (Đà Na Già Tha). Ban đầu cần Phật nói bài tụng, sau thông người làm, mặc tình nhiều ít lượng thời làm độ, cần xưng tên thí chủ mà nguyện khiến họ được giàu vui. Lại giữ phước hiện tại hồi hướng cho người chết, sau vì vua, kế đến rồng quỷ, cầu cho đất nước thành thục mọi người an ổn. Thánh giáo Thích Ca trụ mà chẳng diệt, Già Tha kia dịch đó như riêng, đây chính Thế Tôn lúc còn tại thế chính thân chú nguyện, chỉ đến ăn xong hẳn vì nói Đặc Y Noa Tha là đem vật thí đến cúng, Đặc Y Ni Sư tức là nên hợp nhận người cúng dường đây cho nên Thánh chế, thường chỉ ăn xong, hẳn cần tụng một hai bài kệ mà báo ân thí chủ (tiếng Phạm là Đà Na Bát Để dịch là thí chủ, Đà Na là thí, Bát Để là chủ, mà nói là đàn việt vốn chẳng là chánh dịch, lược bỏ chữ Na. Lấy trên âm đà chuyển gọi là đàn, lại thêm chữ việt, ý đạo do hành đàn xả, tự có thể vượt qua nghèo cùng diệu thích tuy nhiên, trọn trái bổn chánh, xưa dịch là đạt sấn là lầm).

Nếu không vậy, đã trái thánh giáo thì không tiêu đồ ăn của tín thí. Xin đồ ăn dư thời pháp có hành xứ, rồi sau hành vật sấn, hoặc làm cây như ý để cúng Tăng, hoặc làm hoa sen vàng để dâng Phật. Hoa tươi đầy gối, lụa trắng đầy giường quá ngọ hoặc giảnh tiểu kinh, hoặc thời liền đêm mới tan, khi từ biệt miệng nói “Bà Độ”, gồm xướng “A Nô Mô Tha”, bà độ tức sự gọi là khéo dâng. A Nô Mô Tha dịch là tùy hỷ, hoặc thí cho mình, hay thí cho người, đều đồng thuyết đây. Ý trước người đã trình bày, tùy sau mừng khen, đều chiêu cảm phước lợi. Đây là mười châu Nam Hải, một đường nhận cách thức cúng, hoặc ngày đầu trầu cau thỉnh Tăng, ngày thứ hai tắm rửa tôn tượng ăn trưa xong chiều thỉnh kinh, đây là việc làm ở giữa. Hoặc có thể ngày đầu dâng cây xỉa răng thỉnh Tăng, sáng hôm sau chỉ bày lễ trai tăng mà thôi. Hoặc có thể đến Tăng lễ bái nói lời mời, đây là hàng nghèo thiếu cúng trai tăng.

Nhưng chư Hồ phương Bắc, các nước Đổ Hóa La và Tốc Lợi Pháp kia lại khác. Thí chủ trước dâng hoa cúng dường Tháp, đại chúng đi nhiễu khiến xướng chú nguyện mà Đại sư đã rộng bày, rồi sau mới ăn, cách thức dâng hoa kia nhưng trong ký ở phương Tây đã bày. Những sự đây có sơ, phiền, ăn gồm rộng lược, mà cách thức Tăng chúng giữ tay sạch để ăn, phần lớn phép tắc đều gần giống. Chúng Tăng hoặc có đổ phần nhiều khất thực chỉ đắp ba y. Giả sử người khác đến thỉnh, dâng vàng báu bỏ như đàm dãi, vắng dấu vết tận rừng sâu. Tức như pháp trai của đông hạ,sai sớ thỉnh Tăng tuy đến sáng mai không lại thỉnh bạch, chuẩn như thánh giáo tợ có sự không ân cần, hẳn là môn đồ cần dạy cách thức. Nếu làm lễ cúng nên đem lược để Tăng lược nước đều có thể quan sát, kia đã ăn xong cần tước cây xỉa răng, nếu miệng có hơi hôi dư liền không thành trai, tuy là bụng đói trọn tiêu, há khỏi lỗi phi thời. May có thể xem thức ăn phương Tây nghĩ bàn đồng xuyên được không định nên tự nhiên rõ ràng, không nhờ người trí thuật rõ, sẽ suy nghĩ thường thử bàn đó rằng: “Nhưng Vô Thượng Thế Tôn đại từ bi, là cha lành thương xót chúng sanh chìm đắm qua ba đại mà lay động, giúp khiến nương hạnh hiện bảy mươi tuổi mà tuyên dương giáo hóa, do vì làm gốc trụ trì y thực là trước hết. Sự nhiều trần lao kiểm nghiêm thí giới, chế ở ý Thánh lý có thể tuân theo mà làm. Trở lại dùng tâm khinh nói kia không tội, ăn nuốt không biết nhận dơ, chỉ giữ một điều giới dâm, liền nói rằng “Ta là người không tội, nhọc gì lại phiền học Luật”, ăn uống, mặc hay cởi vốn không liên quan, thẳng chỉ không môn toan láy Phật, đâu biết các giới đều là ý của Phật. Mọt quý một khinh đưa ra ức đoán, môn đồ bèn bắt chước nhau, phán là không xem giới kinh, chép được hai quyển không môn liền cho là lý bao trùm ba tạng, không nghĩ miếng miếng ăn nuốt sẽ có đắng như tượng, ai biết bước bước chiêu cảm ương tai giặc đến. Phao nổi không lưng chính là bổn tâm Bồ tát, chớ khinh lỗi nhỏ trở lại thành xướng rốt sau, lý nên đại tiểu song tu mới thuận lời dạy của Từ Tôn (Phật). Ngăn lỗi nhỏ, nhìn hư không lớn, nhiếp vật lắng lòng, có lỗi gì. Hoặc sợ tự mê lầm chúng, chuẩn giáo liền bày một góc, pháp không tin là chẳng luống. Sách Luật nhơn gì khinh mạn, nên nửa tháng nói giới sám hối, hằng vì răn dạy môn đồ, ngày ba lần lễ rằng: “Phật pháp trụ đời ngày càng suy yếu,xét mình tuổi nhỏ có nhìn thì cùng khi lớn có khác gọi là nghiệm đây có thể giữ tâm”. Phàm cái lụy ăn uống thường cần nguyện kính vâng, không khinh thánh giáo, lại nói rằng:

Thánh giáo có tám muôn, cốt yếu chỉ một hai, ngoài thuận đường tục, trong ngưng đọng chơn trí. Sao gọi là tục đồ? Là vâng giới cấm mất tội. Sao gọi là chơn trí? Là thấy cảnh đều bỏ. Tuân thắng đế mà không đắm trước, diệt lụy duyên sanh, siêng nhóm tu nhiều, chứng nghĩa mầu viên thành, há cho không học ba tạng, giáo lý đều mê. Tội, lượng lớn như cát sông, vọng nói đã chứng bồ đề, bồ đề là giác, hoặc lụy đều mất, không sanh không diệt gọi là chơn thường, đâu được đồng ở biển khổ mạn nói ta trụ Tây Phương. Lý thường muốn trong sạch làm nền, giữ lỗ nhỏ túi nổi, lấp tội lớn lỗ kim, lỗi lớn đầu tiên, nhiều lỗi là y thực, vâng lời Phật dạy thì giải thoát lỗi lầm. Mạn chê lời Phật bèn chìm đắm từ lâu, liền nêu hành pháp, lược thuật phép tắc, đều nương Thánh kiểm, há gọi là tình đồ. Mong không chê lời nói thẳng, ngõ hầu có lợi ích nơi đường xa. Nếu không lời thật thì ai là người tiến tới, lại liền xét nơi tinh thô.

NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN.

(HẾT QUYỂN 1).

 

Pages: 1 2 3 4