NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN

Đời Đường, Tam Tạng Sa môn Nghĩa Tịnh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

19- Phép tắc thọ giới: Nghi tắc xuất gia của nước phương tây đều đầy đủ thánh chế, rộng như Bách nhất yết ma, đây chỉ lược đưa ra vuông góc. Các vị phát tâm muốn xuất gia tuỳ tình ưa mến, đến bên một thầy bày ý muốn của mình. Sư bèn phương tiện hỏi nạn sự, nghĩa là chẳng hại cha mẹ . .. .Nạn sự đã không mới hứa nhiếp thọ, đã nhiếp thọ rồi trải qua tuần tháng kiến kia giải dứt, sư bèn trao cho năm món học xứ (năm giới) gọi là Ô Ba Sách Ca. Từ đây sắp về trước chẳng phải số bảy chúng đây là mới vào nền Phật pháp. Sư kế đó sắm cho mạn y, tăng khước kỳ, hạ quần và bát, đảy lượt, rồi mới bạch tăng thưa việc xuất gia. Tăng chúng chấp nhận rồi, thỉnh A Giá Lê Gia, có thể ở chỗ sai người cạo đầu trừ bỏ râu tóc mới vừa mát lạnh, dạy kia tắm gội. Sư bèn mặc hạ quần cho, phương tiện kiểm soát chẳng phải là huỳnh môn . . . kế cho áo trên khiến đội đầu mà nhận. Mặc pháp y rồi trao cho bình bát đây gọi là xuất gia. Kế ở trước bổn sư, A Giá Lê Gia trao mười học xứ (mười giới), hoặc khi thầm tụng, hoặc có thể đọc văn. Đã nhận giới rồi gọi là Thấp La Mạt Ni La (dịch là Cầu tịch, nói muốn cầu đến chỗ Niết bàn viên tịch, xưa nói là Sa di, nói lược mà âm lầm dịch là tức từ ý chuẩn mà không y cứ) Oai nghi tiết độ thỉnh dạy thưa việc cùng tiến đến cụ túc thể không hai chuẩn.

Nhưng ở luật tạng, mười hai điều không phạm chánh học nữ kia hơi có sai hàng. Gì là mười hai? Một là không phân biệt y. Hai là lìa y ngũ, Ba là riêng đốt lửa. Bốn là ăn đủ. Năm là hai vật sống. Sáu là lìa bỏ đồ bất tịnh trên cỏ xanh. Bảy là leo lên cây cao. Tám là chạm vật báu. Chín là ăn đồ ăn cách đêm. Mười là hoại đất. Mười là không thọ thực. Mười là tổn mầm sống. Mười hai món đây, hai nhỏ chẳng lỗi, đây chính học nữ năm món sau liền phạm. Ba chúng sau đây đều chế an cư. Sáu pháp và sáu tuỳ pháp kia như chỗ khác nói, có thể như đây mới thành ứng pháp. Là năm chúng thâu kham tiêu vật lợi, há có người xuất gia rồi sau sư chủ không trao mười giới, sợ kia huỷ phá đại giới không thành, đây là vọng phụ tên cầu tịch, dối ôm danh xưng xuất gia, do ôm miếng lợi đâu biết tổn lớn.

Kinh nói: Tuy chưa thọ mười giới, rơi vào số tăng, vẫn là quyền khai một chỗ, há được chấp tác thời gian dài.

Lại Thần châu xuất gia đều do công độ, đã mong rụng tóc bèn quyền nương một thầy, sư chủ vốn không hỏi kia một giá nạn, đệ tử cũng nào từng thỉnh mười giới, chưa tiến đến cụ túc, lại sợ tình tạo tội, đến ngày thọ cụ túc khiến vào đạo tràng. Luật ni từng không dự dạy, đến thời chẳng chịu điều thuận, đạo trụ trì vốn không vậy. Đã không tiêu của thường trụ, thọ thí mắc nợ nào nghi. Lý nên nương giáo mà làm giải thoát. Phàm mong công độ đều cần dự thỉnh một thầy, sư trước hỏi nạn sự, nếu thanh tịnh thì trao cho năm giới, sau cạo tóc, trao mạn y cho thọ mười giới, cách thức đẫ rảnh, tuổi đủ muốn thọ giới cụ túc. thầy bèn xem ý chí kia có thể phụng trì, liền có thể sắm cho sáu vật và thỉnh chín vị khác hoặc vào tiểu đàn hoặc ở đại giới, hoặc tự nhiên giới đều được bỉnh pháp. Nhưng trong đàn tràng, hoặc dùng mềm mọi nhà, hoặc có thể người người tự đem vật ngồi, lược sắm hoa hương không ở phí nhọc. Người thọ giới kia dạy khiến ba lần mỗi mỗi lễ tăng, hoặc khi gần trước hai tay cầm chân, hai cái đây đều là nghi thánh dạy lễ kỉnh, cũng đã lễ rồi dạy kia xin giới. Đã ba lần xin rồi, bổn sư đối chúng mà cho y bát, bát kia cần đem tuần hành khắp trình đại chúng. Như hợp dạng, đại chúng người người đều nói là bát tốt, nếu không nói thì mắc tội vượt pháp, rồi sau nương pháp cho thọ, sư yết ma chấp văn mà đọc, hoặc khi tụng thầm đều là thánh giáo, đã thọ giới rồi, gọi là Ô Ba Tam Bát Na (Ô Ba là cận, Tam Bát Na là viên nghĩa là Niết Bàn, nay nhận đại giới tức là thân gần Niết Bàn. Xưa nói rằng cụ túc, nói kia tràn ý).

Nhưng yết ma cũng xong, gấp cần lường ảnh ghi rieng năm thời. Pháp lường ảnh kia, dự lấy một cành cây như đũa nhuyễn dài chừng một khuỷu chẻ một đầu bốn ngón tay dọc như hình khúc xích chớ khiền lìa nhau, dựng dọc đũa giữa ngày, còn bao nhiêu gây rải đất khiến bóng dọc kia cùng gậy nằm tương đương. Mới dùng bốn ngón tay lường bóng nằm kia, đủ một cái bốn ngón gọi là Bố Lạc Sa, nhẫn đến nhiều Bố Lạc Sa, hoặc một Bố Lạc Sa dư một ngón nửa ngón, hoặc chỉ có một ngón… như vậy gia giảm có thể dùng ý lường (nói Bố Lạc Sa dịch là người, sở dĩ bóng bốn ngón tay gọi là một người, tức là bốn ngón khi gậy dọc bóng dài bốn ngón, người đây đứng ở giữa lượng bóng và thân tương tợ, kia tám ngón cùng hai lần bóng lượng thân tương tợ, đây căn cứ người trung bình, chưa hẳn đều như vậy, tự có dài ngắn khác, nghĩa có thế chuẩn đó). Nhưng cần nói kia bữa ăn trước bữa ăn sau hoặc trời mát và ban đêm liền cần chuẩn ước mà nói. Nếu nương cách của Thần châu, hoặc có thể trước dọc giữa ngày lường bóng dài ngắn, hoặc lại ghi kia mười hai thìn số. Nói năm thời đã là cõi nước khác nghi, số tháng lìa hợp, chẳng phải tự ngón tay sự khó để uỷ biết. Một là mùa đông có bốn tháng từ ngày 1 tháng đến 15 tháng giêng. Hai là mùa xuân cũng có bốn tháng, từ ngày 1 tháng giêng đến 15 tháng 5. Ba là mùa mưa chỉ có một tháng, từ ngày 1 tháng 5 đến 15 tháng . Bốn là mùa cuối chí có một ngày một đêm là ngày đêm của ngày 1 tháng . Năm là thời dài, từ ngày 1 tháng đến 15 tháng . Đây chính riêng trong luật giáo Phật chế, thứ lớp như vậy rõ có mật ý, nếu nương phương tục hoặc làm ba thời bốn thời sáu thời như chỗ khác nói.

Phàm người phương Tây, Nam Hải xuất gia, mới gặp nhau hỏi rằng: “Đại Đức mấy hạ?” Đáp: “Tôi chừng mấy hạ”. Nếu hạ đồng thì hỏi thời kúc nào, nếu thời đồng thì hỏi được mấy ngày, nếu ngày đồng thì hỏi ăn trước sau, đồng ở bữa ăn trước mới hỏi bóng, bóng nếu khác thì lớn nhỏ thành khác, bóng nếu đồng thì không lớn nhỏ. Ngoài thì cứ ai đến trước, người tri sự mặc tình kia sai trước. Từ trước phương Tây cần phải hỏi, không giống như Chi Na (Trung Quốc) ghi ngày tháng mà thôi. Nhưng chùa Na Lan Đà phần nhiều là htời dai, minh tướng mới ra thọ nhận cận viên kia, ý lấy trong đồng hạ nhiều là lớn nhất. Tức ngay Thần châu, ngày 1 tháng minh tướng vừa ra, do không được sau hạ (đây cứ pháp bốn phương ngồi hạ, nếu như làm xưa của Thần châu tức phải là ngày 1 tháng 5). Nếu đêm 1 tháng sắp hết mà thọ giới thì đồng nhỏ nhất trong hạ, do kia được hạ sau.

Đã thọ giới rồi không hành sấn khí, nếu thầy có cho nhiều ít, hoặc dây lưng, hoặc đãy lược nước mang đến đàn để bày tâm không dối. Kế bổn sư chỉ bày giới bổn chỉ biết tướng tội, mới dạy tụng giới. Đã tụng tạng đại luật thuần thục rồi, ngày ngày tụng qua, sáng sáng thử đó, không hằng thọ trì e tổn tâm lực. Tụng luật tạng rồi mới học kinh luận, đây là chách thức của thầy phương Tây. Tuy là cách Phật rất xa mà pháp đây chưa thiếu, vì hai thầy đây dụ như cha mẹ đâu có lúc muốn thọ cực nhọc vô cùng, cũng đã được rồi giới không đoái hoài, có thuỷ không chung rất là đáng tiếc. Cũng có một hội cầu thọ, thọ rồi không lại thăm thầy, không tụng giới kinh, không mở sách luật, dối thấm thiết pháp vị, tự tổn và tổn người khác, hạng đây thành diệt pháp. Nhưng hành pháp của phương Tây, thọ cận viên rồi đi, gọi là Đạt Hạt La (dịch là tiểu sư) đủ mười hạ gọi là Tất Tha Tích La (dịch là trụ vị) được lìa y chỉ mà ở, lại được làm Ô Ba Đà La. Phàm có sách vở qua lại đề là cầu tịch (A, B) tiểu Bí sô (A, B), trụ vị Bí sô (A, B). Nếu học xong nội ngoại điển, đức hạnh cao cả liền nói là Bí sô đa văn (A, B), không thể nói là tăng (A, B). Tăng là tăng già tự là đại chúng, đâu cho một mình nói bốn người, phương Tây không có phép đây, phàm làm thân giáo sư, cốt yếu càn trụ vị đủ mười hạ sư bỉnh yết ma và dạy chỗ vắng cùng các người chứng minh đều không định năm bao nhiêu sự cần hiểu luật trong thanh tịnh bèn đủ đủ số. Luật nói: Chẳng phải Ô Ba Đà Na, mà gọi là Ô Ba Đà Na, chẳng phải A Giá Lợi Na mà gọi là A Giá Lợi Na, hoặc dịch hai tên đây và thân gần tên Ô Ba Đà Na, đều mắc tội ác tác. Nếu có người hỏi:

Vậy thân giáo sư gọi là gì?

Hoặc hỏi: Ông đệ tử ai?

Hoặc có thể tự có việc đến cần nói tên thầy, đều nêu nói ta nhơn viêc ấy mà nói tên Ô Ba ĐÀ Na. Ô Ba Đà Na tên mỗ giáp, nước phương Tây, Nam Hải xưng ta không phải mạng từ, giả sử khiến nói ông cũng chẳng xưng nhẹ, nhưng muốn riêng bỉ thử kia. Toàn không tâm ngạo nghễ, không đều Thần châu toan làm xấu ác. Nếu kia chê hiềm mà sửa, ta vì nayđây chính đều là thánh giáo nên có thể làm đó, không được sấm đồng không chia đen trắng. Nói rằng: phàm các bạch y đến chỗ Bí sô, hoặc chuyên tụng kinh Phật, tình mong rơi rụng tóc, nguyện mặc áo đen gọi là đồng tử, hoặc cầu ngoại điển tâm không xa lìa gọi là học sanh, hai dòng đây đều cần tự ăn (chùa Tăng nước Tây có nhiều học sanh, đến Bí sô học tập ngoại điển, một là được rong ruổi hầu hạ, hai là dạy phát tâm tốt, đã có lợi mình và lợi người, chứa đó chẳng tổn, hẳn là một Bát Đổ Đa. Hiện thỉ không nhọc, nếu cũng ít có cùng thừa, cũng thành là cốt yếu sai cấp cây xỉa răng khiến kia trao ăn, đủ ứng thời cần, không thương tổn đạo bi).

Nếu ăn của thường trụ thánh giáo toàn ngăn hẳn kia ở chúng có cực nhọc, chuẩn công cũng hợp bữa ăn, hoặc là ăn thông thường, hoặc có thể thí chủ tâm trước tuy lại ăn uống cho nên thành không tội. Rồng chìm bóng dưới sông, núi Linh thứu mất ánh sáng, La Hán truyền pháp có thể còn bao nhiêu, cho nên luận nói rằng: “Đại sư nhắm mắt chứng tuỳ mất, khi phiền não tăng nên siêng năng chớ buông lung, lý phải các đức cùng làm hộ trì nếu uỷ tuỳ mà buông tâm mạn, muốn sai người trời hướng đâu mà quay về”. Luật nói: “Có bỉnh yết ma pháp ta chưa diệt, nếu không bỉnh yết ma pháp ta liền hết”. Lại nói rằng: “Giới trụ ta trụ, lý chẳng dối nói, đã có ý chỉ sâu thật có thể kỉnh ư?”.

Lại nói: Đại sư bóng tạ pháp sắp theo mất núi tà vòi vọi, đỉnh huệ

đồi cương, lại sáng mặt trời Phật, là uỷ hiền lương, nếu tuân theo con đường tắt nhỏ, ai hoằng phương lớn, may mắn rủ thông thệ gắng sức tuyên dương, mong nối thạnh không thay thế, truyền hằng kiếp mà càng thêm, càng thêm người nào, biển giới nổi sóng, đây thì giáo sắp diệt mà không diệt, hạnh muốn cảm hoá mà không cảm hoá, phù hợp chánh thuyết ở Vương Xá sự không khuyết ở Thệ Đa.

20- Tuỳ thời tắm rửa: Phàm luận pháp tắm rửa, nước phương Tây cùng đông hạ không đồng nhưng do thời tiết điều hoà tiêu các chỗ khác, ở tháng 12 hoa quả hằng có, không biết nước tuyết mỏng có sương nhẹ, tuy lại nấu nhiều cũng chẳng khổ nóng, nóng thì thân không rôm sảy, lạnh bèn đủ không áo da, đây là người nhiều tắm rửa thân thể thanh tịnh, thường mỗi mỗi ngày không rửa là không ăn. Lại chỗ ở rất nhiều nước ao, người lúc bấy giờ dùng xuyên ao làm phước, nếu làm một dịch thì trong thấy ba hai mươi chỗ, hoặc rông một mẫu năm mẫu, ở bốn bên gieo cây Đa La cao bốn năm mươi thước, ao đều đầy nước mưa lắng trong như sông trong, tám tháp đều có ao Thế Tôn tắm, nước ở đó trong mát hơn các chỗ khác. Chùa Na Lan Đà có hơn mười ao lớn, thường mỗi buổi sáng, chùa đánh kiền chuỳ chúng tăng đi tắm mỗi người đều tự đem đồ tắm, hoặc ngàn hoặc trăm, đều ra ngoài chua đến các ao mà tắm,cách quần tắm là lấy vải bố dài năm khuỷu rộng khuỷu rưỡi quấn thân cho giáp vào, rút quần cũ ra, xoay hai đầu ra phía trước, lấy góc bên trái lên dùng tay phải kéo xuông eo dưới khiến gần thân và kéo bên phải đè vào trong eo, đây gọi là cách mặc quần tắm, khi nằm cách mặc quần cũng vậy. Khi muốn ra ao, dủi áo từ từ ra chớ cho dính trùng. Cách thức lên bờ rộng như luật biên.

Nếu không đến ao mà tắm trong chùa, mặc quần đồng vậy. Nước bên người mà tắm, tuỳ chỗ tuỳ thời có thể làm đồ che. Thế Tôn dạy làm nhà tắm, hoặc làm ao ngói chỗ đất trống, hoặc làm thuốc thang kẻ bệnh, hoặc lấy dầu thoa khắp thân đêm đêm dầu hằng thoa chân, sớm sớm thoa dầu lên đầu, hôm sau cách gió rất lợi ích, đều có thánh giáo không nhọc thuật đủ rộng như trong luật. Lại tắm rửa nên là lúc đói, tắm rồi mới ăn có hai lợi ích: Một là thân thể sạch sẽ không có cấu dơ, hai là đàm ấm được tan ăn uống ngon miệng. No mới tắm là thầy thuốc kỵ. Cho nên biết nói đói tắm no rửa chưa phải bàn thông phương. Nếu mặc áo tắm ba thước, áo nhỏ lộ thân hoặc nguyên không mặc, thể đỏ mà tắm rất trái giáo lý. Nên dung quần tắm bốn bức che thân đáng ưa, chẳng thẳng vâng theo thánh giáo cũng không xấu hổ người thần, bao nhiêu đó có thể không trí đủ phải biết. Tắm đêm còn không cách đổi, đối người đâu không che đậy.

21- Đồ ngồi lót thân: Lễ lạy trải đồ ngồi kia, Ngũ Thiên không thấy làm, chí kỉnh lễ ba lễ, bốn bộ quên dòm sự kia. Phàm cách thức lễ bái như biệt chương đã bày, pháp đồ ngồi kia, cách làm quyết cần làm phúc (đôi) chế khiến an điệp, độ lương không rảnh rõ biết. Kia chỗ cần chỉ nghĩ khi ngồi được mền chiếu khác, nếu dùng vật của người, mới cũ đều xếp cất, như vật của mình, cũ thì không cần. Chớ để dơ hay tổn hư của tín thí. Chẳng làm lễ bái, các Tăng Nam Hải người giữ một miếng vải dài ba hay năm thước, chồng như khăn ăn. Lễ bái dùng lót đầu gối, khi đi thì vắt lên vai, Bí sô nước phương Tây thấy có, đều dùng mỉm cười.

22- Cách thức nằm nghỉ: Phòng ở của nước phương Tây lại nhiều người ở, sau khi nằm rồi dậy, giường đều dẹp lại, hoặc để lại một bên, hoặc dời ra ngoài phòng, giường rộng hai khuỷu dài bốn khuỷu, mền nệm rõ ràng nhẹ mà không nặng. Rồi sau lấy phân bò khô chà đất cho sạch, đặt toà giường và cây khô, giường nhỏ… tuỳ cao thấp mà ngồi, như nghiệp thường làm chỗ có đồ tư sanh, đều đặt trên sàn, trước giường kia đều không có cách dùng giá y che, kia không nên thì tự không nên nằm, nếu nên thì việc gì ngăn thân. Đồ nằm của chúng tăng hẳn cần để đồ lót mới hợp thọ dụng đồ ngồi ý ở nơi đây, như kia không phải vậy, lại chiêu lấy lỗi luỵ trái. Thánh có lời thành thật không thể không cẩn thận. Lại mười đảo Nam Hải, Ngũ Thiên của nước phương Tây đều không dùng gối gỗ để gối đầu, Thần châu riêng có việc đây. Gối túi phương Tây hình dạng và cách thức gần giống loại kia, lấy lụa hoặc vải nhuộm màu tuỳ tình may làm túi thẳng dài một khuỷu rưỡi rộng một khuỷu, giữa độn đồ tuỳ mình có được, hoặc có thể để lông, hoặc đựng sợi dây vụn, hoặc cót vàng liễu vụn, hoặc cây miên hoa lâu, hoặc lá nhuyễn rêu khô, hoặc đậu mè vỡ ra, tuỳ thời lạnh nóng, lượng ý cao thấp, đây chính lấy sự vừa an thân, thật không lỗi cứng nhắc, nhưng làm gối cây ( ) dưới cổ thông gió đến đổi chiếc giường bấy giờ phần nhiều bị đau đầu, nhưng cõi nước sai khác, thói quen không đồng, liền thuật khác nghe làm chăng tuỳ tốt. Đã mà vật nóng trừ phong, đậu mè sáng mắt. Vả lại có ích dùng thành không lỗi. Lại là xứ lạnh phần nhiều bị thương hàn, tháng mùa đông mũi chảy là lỗi kia, hợp thời ấm đầu liền không lỗi đây.

Ngạn ngữ nói: “Đông đảnh ôn túc” chưa hẳn thường có thể nương.

Lại trong phòng tăng có để tôn tượng, hoặc ở trên cửa sổ hoặc làm cái khám, khi ngồi ăn, dùng tấm màn che trước tượng, sáng sáng tắm rửa, thường dâng (bông) hoa hương, trưa trưa cung kính ăn gì cúng nấy, hòm kinh cách một bên, khi nằm mới ở nhà khác, phép của các châu Nam Hải cũng đồng đây, đây là phép lễ kỉnh tầm thường ở phòng riêng. Tôn tượng của nhà chùa kia đều riêng có chánh điện, há có tượng thành rồi sau trọc đời lại không lau chùi, tự chẳng phải trai thứ, đâu cho liền bày đồ ăn, do đây nói đó đồng ở cũng lại tổn gì. Đại sư còn sống hứa cho đồng ở, hình tượng ngạo chơn lý nên không ngại nước Tây truyền nhau, kia đến lâu rồi.

23- Kinh hành ít bệnh: Ở Ngũ Thiên kẻ đạo người tục phần nhiều đều đi kinh hành, thẳng qua thẳng lại chỉ có một đường, tuỳ thời vừa tánh chớ ở chỗ vắng, một là lành bệnh, hai là tiêu đồ ăn, lúc giữa ngày liền đi. Hoặc có thể ra ngoài chùa, hoặc ở dưới mái hiên đi từ từ, nếu không vì thân nhiều bệnh khổ bèn khiến xưng gót phù bụng đau tay nhức đùi, chỉ có đàm ấm là không tiêu, đều là đầu mối ở đó gây ra, nếu có thể làm việc đây (đi kinh hành) thật có thể giúp thân nuôi đạo. Cho nên dưới cây giác ở núi Linh Thứu, trong vườn Lộc Uyển ở Vương thành và các thánh tích khác đều có nền Thế Tôn kinh hành, rộng chừng hai khuỷu dài mười bốn mười lăm khuỷu cao hơn hai khuỷu chồng gạch ngói lên mà làm, trên lấy than đá kết làm hình hoa sen nở cao chừng hai tấc rộng vừa một thước có mười bốn mười lăm dấu chân Phật, trên hai đầu nền đặt tháp nhỏ lượng bằng con người, hoặc có thể vào bày tôn tượng là tượng Thích Ca đứng, hoặc đã kia xoay quanh điện Phật, xoay quanh tháp, riêng vì sanh phước, vốn muốn cung kính kinh hành chính là nghĩa tiêu tán, ý ở nuôi thân trị bệnh. Xưa nói là hành đạo, hoặc nói là kinh hành thì hai việc bao gồm không chia kinh hoạt bèn khiến việc điều thích lâu thiếu Đông Xuyên. Kinh nói rằng xem cây kinh hành, thân ở bên toà kim cang chỉ thấy dấu thẳng chưa thấy nền tròn.

24- Lễ không giúp nhau: Phép lễ bái cần nương giáo làm tiến cụ, nếu chia bóng như ở trước, liền nên nhận người nhỏ lạy. Phật nói: Có hai hạng người nên nhận lễ bái: Một là Như Lai, hai là Bí sô lớn tuổi” đây là miệng vàng răn dạy nào nhọc chấp sự hiềm hạ. Người nhỏ gặp người lớn vội nên bày cung kính xướng “Bạn đệ” mà lễ. Người lớn nhận người nhỏ lễ, tự có thể thẳng người chấp tay mà nói: “A lộ để” (là dài vậy, lại là chú nguyện cho kia không bệnh) nếu không nói cả hai đều mắc tội. Tuỳ đứng tuỳ ngồi không đổi cách thức, đã là nên nhận không cho kính ngược, đây chính phép tắc của chúng tăng ở Ngũ Thiên, há có nhỏ muốn lễ lớn trước chờ người lớn đứng dậy, lớn nhận nhỏ cung lễ sợ nhỏ hiềm hận mà vội vội vàng vàng làm phép đây. Cao chấp thấp mà không cho cúi đầu, khổ cực nhọc nhằn thấp cầu kỉnh mà không thể đến đất, nếu không như đây nói là trái số lễ, than ôi! Thiếu thành giáo lấy nhơn tình, kính nhận trái nghi thật đáng xét kỹ, kéo dài đã lâu ai sẽ yên các vị.

25- Đạo thầy trò: Dạy dỗ học trò là tất yếu nối thạnh, nếu không giữ niệm thì pháp diệt đã có thời kỳ, việc nên ân cần, không được sót lại. Luật nói: Mỗi sáng sớm, trước tước cây chà răng, kế có thể đến chỗ thầy lấy cây kia, nước súc miệng, khăn trải đặt chỗ ngồi cho an ổn rồi, sau đó lễ kinh tôn nghi, đi nhiễu điện Phật, liền đến chỗ thầy nhiếp y một lễ lại không liền đứng dậy chấp tay ba lần gõ, hai gối quỳ đất cúi đầu chấp tay hỏi rằng: “Ô Ba Đà Na nhớ nghĩ” (chữ đà là nói ngược âm đình giá, tức không chánh thể,lầm âm nói đó. Ô Ba là thân gần, chữ ba kêu trong có chữ A, A Đà Na nghĩa sẽ dạy khen, nói Hoà Thượng là sai. Phương tây gọi thiếu bác sĩ đều gọi là xã, đây chẳng là lời sách, nếu nương văn kinh luật bổn tiếng Phạm, hoặc nói rằng Ô Ba Đà Na, dịch là thân giáo sư, các nước phương Bắc đều kêu là hoà xã đến đổi khiến truyền dịch với âm lầm kia). Hoặc hỏi rằng: “A Giá Lê Na nhớ nghĩ” (dịhc là Quỹ Phạm sư, là nghĩa có thể dạy đệ tử cách thức, trước nói A Xà Lê là lầm). Con nay thỉnh hỏi, không biết Ô Ba Đà Na đêm ngủ có an chăng? Bốn đại điều hoà chăng? Đi dứng nhẹ nhàng, ăn uống có tiêu chăng?Bữa ăn sáng có thể đến chăng? Đây thì rộng lược tuỳ thời.

Thầy bèn lượng thân an hay không đáp đủ việc kia. Kế trước đén phòng gần bên lễ lạy các vị lớn. Kế đọc chút hứa kinh, nhớ điều được dạy ở trước, ngày mới tháng cũ không thiếu tấc bóng. Đợi đến lúc tiểu thực lượng thân nặng nhẹ thưa thỉnh mới ăn. Nào nhọc chưa hiểu vội vàng tìm cháo không kịp thưa bổn sư, không do tước cây xỉa răng, không rảnh xem trùng trong nước, há có thể rửa sạch, đâu biết là một bồn cháo liền trái bốn hạng Phật dạy, lầm thế đó vốn đều từ đây, xin nhà trụ trì khéo nên lượng xứ (trước thưa sự… đây chính là nghĩa A Ly Na Đề Xá dạy dỗ, A Ly Na dịch là thánh, Đề Xá dịch là phương, tức gọi nước phương tây là phương thánh do,hiền thánh kia kế thừa phép tắc người đều cùng xưng. Hoặc nói rằng Mạc Cung là trung Đề Xá là quốc là trung tâm bá ức là việc đây, hiệu đây người đều biết đó. Nước Hồ phương Bắc kia kêu thánh phương cho là yết, âm trái của hứa y đều là phương ngôn vốn không có nghĩa riêng, nước Tây nếu nghe tên đây phần nhiều đều không biết, nên kêu theo nước Tây là thánh phương, đây thành đầy đủ hoặc có truyện nói Ấn Độ dịch là Nguyệt, tuy có lý đây mà chưa là xưng chung. Vả lại như nước Tây gọi Đại đường là Chi Na thật là tên kia lại không nghĩa khác. Lại cần biết ở Ngũ Thiên đều nói là nước Ba la môn, phương bắc Tốc Lợi gồm gọi là Hồ Di, không được lôi đồng đều là một tiếng).

Cạo tóc đắp mạn y, xuất gia, thọ cần viên rồi, luật nói rằng: Chỉ trừ năm việc không thưa, còn ra mỗi mỗi đều cần thưa thầy, không thưa thì mắc tội. Năm việc là: Một là tước cây xỉa răng. Hai là uống nước. Ba là đại tiện. Bốn là tiểu tiện. Năm là trong giới chừng bốn mươi chín tầm chế để bạn đệ. Vả lại như muốn ăn, người thưa cần đến bên thầy nương cách lễ bái mà thưa thầy rằng: “Ô Ba Đà Na nhớ nghĩ, con nay xin thưa rửa tay rửa đồ muốn đi ăn”. Thầy đáp: “Cẩn thận”, thưa các việc khác loại đây nên biết, thầy bèn lượng sự độ thời cùng kia tới lui, biết có nhiều việc liền có thể một thời đồng thưa.

Nếu người hiểu luật và được năm hạ thì được lìa bổn sư đi dạo chốn nhơn gian tiến cầu nghiệp khác, đến chỗ rồi trở cần y chỉ lại. mười hạ đã đủ mới thôi y chỉ. đại thánh ân cần rốt cuộc ở đây. Như không hiểu luật nương người khác trọn đời. Giả sử không coa người lớn thì nương người nhỏ mà ở, chỉ trừ lễ bái còn bao nhiêu đều phải làm, há được sáng sớm hỏi han từng không y luật, tuỳ có sự đến đâu biết thưa nói. Hoặc có sớm chiều hai thời thỉnh thầy dạy dỗ, tuy lại tạm bày dạy dỗ văn luật ý không như vậy, thì sao người thưa không là việc kia, người đáp chỗ nào thương lượng, lời thưa việc không vậy, nhưng vì nhơn theo lâu ngày bèn bớt ai chịu nhọc phiền, hẳn có thể chuẩn giáo vâng làm tức là giữ gìn không dứt. Nếu cho đây là nhẹ bao nhiêu lại nào thành nặng ư? Cho nên văn luật nói: “Thà làm đồ tể chứ không trao giới cụ túc cho người rồi bỏ họ không dạy”.

Lại nước tây nối nhau việc lễ thầy, đầu đêm sau đêm đến chỗ thầy, thầy bèn trước sai đệ tử đặt toà, trong ba tạng tuỳ thời dạy trao hoặc sự hoặc lý không khiến luống qua, xét giới hạnh kia chớ cho thiếu trái, biết có chỗ phạm liền sai trị sám. Đệ tử mới bèn vì thầy thoa chà thân thể xếp chồng y áo, hoặc khi quét lau sân phòng, xem trùng, dâng nước, có việc cần làm thì đều làm thay, đây là lễ kỉnh thượng. Nếu môn đồ có bệnh liền đều tự thân ôm giữ lo lắng thuốc thang, thương như con đỏ. Nhưng giềng mối Phật pháp lấy dạy dỗ làm đầu, như Luân vương nuôi dưỡng con không khinh luật có nói rõ đâu cho có ra khinh mạn.

Trên nói: “Chế để bán đệ”, hoặc nói rằng: “Chế để bán đàn na”, Đại sư Thế Tôn sau khi Niết bàn, người trời đều để thiêu, chúng nhóm củi thơm thành đống lớn, liền gọi chỗ đây là chế để, nghĩa là chứa nhóm, căn cứ từ sanh lý bèn có tên chế để. Lại giải thích: Một là tưởng Thế Tôn các đức đều nhóm ở đây. Hai là chính do nhóm đất đá gạch mà thành. Rõ truyền chữ nghĩa như vậy, hoặc gọi là Tốt Đỗ Ba, nghĩa cũng đồng đây. Xưa đều nói là tháp, riêng nói Chi đề, đây đều lầm, hoặc có thể đều đúng. Chúng cùng rõ tên, không bàn nghĩa kia, phương tây giải thích tên lược có hai món: Một là có danh nghĩa, hai là không nghĩa danh. Có nghĩa danh mà lập tên có lý do, tức nương danh nghĩa mà giải thích, tên thể một bề xứng nhau, như giải thích tên khéo vào là ban đầu nương vết đức, tức là nương nghĩa lập.

Kế nói rằng: Hoặc cùng rẽ biết, tức là không luận nghĩa kia, chỉ căn cứ người đời cùng gọi là khéo vào, tức là tên không nghĩa.

Bán đệ là kính lễ, phàm muốn ra ngoài lễ bái tôn tượng, có người hỏi rằng: “Đến chỗ nào?” Đáp “Tôi đến chỗ ấy”. Chế để bán đệ, phàm lễ bái ý nghĩa kỉnh trên tự thấp, khi muốn chí kỉnh và có thưa hỏi, trước sửa y áo vắt lên vai trái, y nách phải khiến dính thân, tức đem tay trái hướng xuống đậy hiếp y bên trái tay phải tuy y chỗ đậy. Quần đã đến bên dưới, cuốn y đến gối, hai gối đều che chớ cho lộ thân, thành y sau lưng gấp cho gần thêm đậy xếp y áo chớ cho rớt đất, hai gót chân đứng thẳng, cổ ngay ngắn, mười ngón rải đất mới khấu đầu. Nhưng dưới gối chỗ không y vật, lại chắp tay, lại gõ đầu, ân cần chí kỉnh như vậy ba lần, hẳn cũng tầm thường một lễ liền thôi, chặng giữa lại không khởi nghĩa. Nước tây thấy làm ba lạy người đều cho là quái lạ. Nếu sợ trên trán có bụi đất, trước cần tay chà cho sạch rồi sau lau đó. Kế phải phủi bỏ đất dính hai đầu gối, chỉnh đốn y áo ngồi qua một bên, hoặc có thể tạm thời đứng một bên, Tôn giả liền nên cho ngồi, hẳn có quở trách đứng cũng không tổn. Đây chính là khi Phật còn ở đời, xong đến đời sau thầy trò truyền nhau đến nay không dứt. Như kinh Luật nói: “Đi đến chỗ Phật, lễ hai chân Phật, ngồi qua một bên”. Không nói trải toạ cụ, lễ ba lạy, đứng một bên. Đây là giáo kia. Nhưng chỗ tôn lão nhiều tòa cần sắp đặt, hẳn có người đến, chuẩn nghe mà ngồi. Hể ngồi thì hai chân phải chấm đất từng không có cách thiếp gối.

Luật nói: Nên trước Ôn khuất trúc ca, dịch là ngồi xổm, hai chân đạp đất. Hai gối đều dọc nhiếp kiểm y phục chớ cho rớt đất, tức là phép thức thường làm trì y, thuyết tịnh . . . hoặc đối người khác nói tội, hoặc hướng đại chúng mà bày chí kỉnh, hoặc được quở trách mà thỉnh nhẫn, hoặc thọ cụ túc mà lễ Tăng, đều đồng như đây. Hoặc có thể hai gối chấm đất quì nửa thân chấp tay, chính là đài hương chiêm ngưỡng, khen ngợi. . . Nhưng ở trên giường lễ bái, các nước không có, hoặc trải nệm chiếu cũng không thấy có, muốn cung kính trở lại kiêu mạn há thành đạo lý. Đến như trên giường trên tòa, bằng hàng còn không chí kỉnh huống gì lễ Tôn Sư, Đại sư. Việc đây nếu vì an thì có thể. Trong nhà ăn, giảng đường ở nước tây xưa nay không đặt giường lớn, phần nhiều để cây khô và giường nhỏ, cho khi giảng, ăn đem đến chỗ ngồi, đây là bổn pháp. Thần châu thì giường lớn mới ngồi, việc kia lâu rồi, tuy có thể tuỳ thời lập nghi mà nguồn gốc xưa nay cần phải biết.

26- Khách xưa gặp nhau: Lúc Đại sư còn ở đời, chính thân làm giáo chủ, khách Bí sô đến, tự xướng “thiện lai”. Lại các chùa phương Tây phần nhiều là chế pháp, phàm thấy người mới đến không kể là khách xưa hay là đệ môn nhơn, người xưa liền rước trước xướng “Sa yết đa” dịch là “thiện lai” khách bèn theo tiếng liền nói: “Tốt sa yết đa” dịch là “cực thiện lai”, nếu không nói, một là trái pháp chế của chùa, hai là chuẩn Luật có phạm. Không hỏi lớn nhỏ thẩy đều như đây, tức là thâu lấy bình bát, treo ở trên vách, tuỳ chỗ đặt toà cho khách nghỉ ngơi. Nhỏ ở chỗ vắng, lớn ở phòng trước. Thấp thì kính trên mà xoa bóp sau ( ) và khắp thân. Cao quý thì vỗ dưới mà hơi tiếp lưng mà không đến eo chân, bằng tuổi sự như vậy.

Đã hết mệt nhọc mới rửa tay chân, kế đến chỗ Tôn túc bày lễ kính, chỉ lễ một lễ quỳ mà chạm chân. Bậc Tôn túc dùng tay phải vỗ vai lưng người kia, nếu chẳng lâu thì không vỗ vai. Thầy bèn hỏi “khoẻ không” đệ tử tuỳ việc mà đáp, rồi lui ra chí kính mà ngồi một bên, thật không có cách thức đứng.

Nhưng phép tắc phương Tây là ngồi nhiều ít đứng, lại đều lộ chân, Đông hạ không có việc đây, lễ chạm chân không làm. Kinh nói: “Người trời đến chỗ Phật, đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên tức là nghi kia. Rồi sau thích hợp thời gian mà cung cấp nước uống, tô, mật đường cát, uống ăn tuỳ ý, hoặc tám thứ nước khác đều cần lược cho trong mới uống gần như cặn đục đây định không cho, nước trái hạnh, thuốc, thể là cặn đục chuẩn y đạo lý toàn chẳng phải hạng uống.

Luật nói: “Phàm nước tịnh lự (lược sạch) màu nhơ huỳnh địch”. Đây gọi là lễ ở nước Tây khi thầy trò môn đồ khách xưa đưa rước lúc gặp nhau, há có cảm lạnh, bị sốt nóng, hoặc khắp thân ra mồ hôi, tay chân lạnh cóng mà buông bỏ áo mũ gấp làm việc lễ kính, tình trạng vội vàng rất trái phép tắc. Thầy bèn đứng thong thả hỏi các việc, thật thay quá gấp đem làm nối thạnh. Nói hoà nam, tiếng Phạm nói là “Bán đệ”, hoặc nói “Bán đàn nam” dịch là kính lễ, nhưng vì nhặt lời không chơn gọi là Hoà Nam, không thể đổi xưa. Vả lại nói Hoà Nam, lấy chánh âm nên nói là bán đệ. Lại đi đường, chúng nhóm lễ bái là trái nghi. Chấp tay, cúi đầu, miệng nói “bán đệ”, cho nên kinh nói rằng: “Hoặc lại chỉ chấp tay, nhẫn đến hơi cúi đầu” tức là chí kính vậy. Người phương Nam không xét kỹ nương mong hợp độ, từ trước khiến sửa là bấn đệ, đây chính toàn đồng luật dạy.

27- Nguồn bịnh tiên thể: Trước nói rằng lượng thân nặng nhẹ mới ăn tiẻu thực, tức là quán bốn đại mạnh yếu. Nếu nhẹ nhàng liền có thể ăn như thường. Hẳn có hơi khác thì cần xem nguyên do nó khởi. đã biết được nguôn bệnh rồi sau toan dứt. Nếu biết nhẹ khoẻ trong bụng đói, đến khi tiểu thực mới ăn nuốt, phàm là hằng ngày lúc gọi đàm ấm, là đồ ăn đêm qua còn chứa trong bụng chưa tiêu, ăn liền thành lỗi. cánh tay đưa cây củi vào ngọn lửa, củi tím lửa bốc cháy, nếu lửa chưa cháy mà để cỏ vào, cỏ bèn không cháy, phàm tiểu thực là thánh khai chế, hoặc cháo hoặc cơm lượng thân mà ăn, hẳn cũng nhờ cháo có thể nuôi đạo, tức chỉ do đây chứ chẳng phải gì khác. Nếu cần cơm mới nuôi thân thì sáng ăn cơm cũng không tổn. Hễ ăn mà khiến thân không an là làm duyên bệnh cho thân, không cần đau đầu nằm trên giường mới gọi là bệnh. Nếu các thuốc không trị lành, thầy thuốc xử cần ăn phi thời, Phật nói: “Ở chỗ kín mà ăn”. Nếu khác hạng đây vốn chẳng khai chế, nhưng trong Ngũ Minh Luận của phương Tây, mục y minh nói “Trước phải xét thinh sắc rồi sau làm tám thuốc”, nếu không hiểu khéo mầu đây, cầu thuận trở lại thành nghịch.

Nói tám thuốc: Một luận chỗ có các ghẻ. Hai kim châm đầu bệnh. Ba luận thân hoạn. Bốn luận quỷ chướng. Năm luận ác yết đà dược. Sáu luận người bệnh đồng tử. Bảy luận mởi lớn. Tám luận đủ sức thân. Nói việc bênh gồm trong ngoài. đầu bệnh chỉ là ở đầu, từ yết hầu sắp xuống là thân hoạn. Quỷ chướng gọi là tà mị. Ác yết đà là khắp trị các độc. đồng tử là từ trong thai đền mười sáu tuổi. Tuổi lớn thêm dài giữ lâu. Đủ sức là thân thể mạnh khoẻ. Tám thuật đây trước là tám bộ, gần đây có người lược làm một hiệp, ở Ngũ Thiên thảy đều tuân theo, nhưng khiến người hiểu không đâu chẳng ăn lộc. Do đây thầy thuốc là quý nhất ở nước Tây, gồm trọng thương buôn là không sát hại, tự lợi ích và giúp người khác. Ở đây y minh đã dụng công học, do chẳng phải chánh nghiệp bèn bỏ đó. Lại cần biết vị thuốc phương Tây cùng đông hạ khác nhau, xen có xen không sự chẳng phải một. Vả lại như nhơn sâm, phục linh, đan quy, viền chí, ô đầu, phụ tử, ma huỳnh, tế tân, các loại này là thượng dược của Thần châu, xét hỏi nước Tây đều không thấy có, Tây phương thì phần nhiều là Ha Lê Lặc, phương Bắc thì có Uất Kim Hương, bên Tây vẫn dồi dào A Nguỵ Nam Hải thì ít long não, ba món đậu ( ) đều ở Đỗ Hoà La, hai sắc đinh hương đều sanh ở nước Khuất Luân chỉ có sắc loại đây là nhà Đường cần, còn các vật thuốc khác không đủ thâu lượm.

Phàm thân bốn đại có sanh bệnh, đều từ ăn nhiều mà khởi, hoặc do lao lực mà phát, hoặc ăn đêm chưa tiêu sáng ra ăn nữa, hoặc ăn sáng chưa tiêu trưa liền ăn lại, nhơn đây phát động bèn thành dịch tả, nấc cục thì liền đêm không dứt, bụng trống liền trọn tuần chẳng dứt. Rồi sau bèn cầu khí hiền nhiều tiền, tìm tần giao giá quý, người giàu việc đây có thể vì người nghèo chia tuỳ sương sớm, bệnh liền thành đó. Đây cầu gì dầu khiến lư oai sáng đến tiến hoàn tan mà không nhân. Chim thước tối đến sai thang cao mà an giúp, lửa đốt kim châm cùng caay đá không khác, nắm chân lắc đầu hỗn cương bốc mà nào khác, đây chính bởi do không thể bệnh vốn không hiểu điều tướng, có thể gọi là dừng dòng mà không tắt nguồn, đốn cây không trừ gốc, cành nhánh tràn lan cầu dứt không nhơn, đến đỗi khiến người học kinh luận nhìn ba tạng mà hằng than, người tập tu tịnh lự tưởng tâm định mà thở dài, kẻ tục bèn vụ rõ bối kinh thì tuyệt dây cương nơi cửa ngựa vàng, hạng cầu tiến sĩ bèn dứt bước ở công sở thàch cừ, ngại tu đạo nghiệp có thể không lớn ư? Bỏ mất vinh quang thật chẳng phải viêc nhỏ, liền là thâu đó chớ hiềm phiền nặng, mong khiến chưa tổn nhiều thuốc bệnh cũ có thể trừ, không tạo nhà thuốc mà bệnh mới bèn lành, bốn đại điều hoà trăm bệnh không sanh, tự lợi và lợi người há chẳng lợi ích sao? Nhưng mà ăn độc chết sống bởi là do nghiệp xưa, riêng nay tránh nó chẳng phải không cần là đây.

28- Cách thức dâng thuốc: Bốn đại nghịch hoà sinh linh chung có, tám tiết giao tranh, phát động không hành. Phàm bệnh sanh liền cần phải dứt cho nên Thế Tôn chính thân nói kinh y phương rằng: “Bốn đại không đều: Một là lũ lỗ, hai là tiếp bả, ba là tất đa, bốn là bà đa. Ban đầu thì địa đại đều tăng khiến thân nặng nề, hai thì thuỷ đại nhóm mũi dãi trái thường, ba thì hoả đại thạnh đầu ngực nóng ran, bốn thì phong đại động khí xung kích. tức ngay Thần châu trầm nặng đàm ấm, nhiệt huỳnh, khí phát… tên khác. Nếu nương tục luận bệnh, bèn có ba món kia, nghĩa là phong nhiệt đàm, nặng thì cùng đàm đồng thể không khác chướng địa đại kia. Phàm hầu nguồn bệnh sáng sớm tự xét, nếu biết bốn hầu trái khác liền lấy tuyệt lạp làm đầu, dầu cho rất khát chơ đem nước đến, đây là cực cấm. Hoặc một ngày hai ngày, hoặc bốn ngày năm ngày dùng bệnh làm kỳ hẹn nghĩa không giao trụ. Nếu nghi bụng có đồ ăn chưa tiêu, lại trích nơi rốn ngực nên cần uống nước sôi chín, lấy ngón tay móc trong họng cho ói hết ra, lại uống lại quyết, cho hết làm độ, hoặc uống nước lạnh lý cũng không tổn thương, hoặc thang thuốc gừng khô, đây là tốt nhất, ngày ấy hẳn phải nghỉ ăn, đến hôm sau mới ăn. Nếu không thể đến thời châm chước, hẳn đồ thật chín rất kỵ rưới nước.

Nếu trầm nặng chiến lạnh, gần lửa là tốt nhất, kia Gian Lãnh rồi Nam Nhiệt chướng không thể nương đây. Phát nóng, lặm nước đất nghi. Như gió gấp thì dùng dầu cao, có thể dùng vải bọc hoả cứu mà chà (ủi) chỗ thương tích đây cũng là tốt, thoa dầu nóng, ngày nghiệm giao ích, nếu biết đàm ấm đè trong miệng ngực khạc nhổ, mũi chảy nước xanh, khí nhóm yết hầu, mở cửa đầy thương hầu, nói tiếng không chuyển, ăn cơm không biết vị, động qua một tuần, các bệnh như đây dứt ăn liền lành, không nhập châm đầu chẳng nhờ quay cổ, đây chính là không cần thang thuốc mà không bệnh, là phép tắc lớn của y minh.

Ý do đồ ăn cũ nếu trừ trang nhiệt liền dứt, dòng bến đã cạn đàm ấm liền hết, trong lặng khí tiêu tức cuồng phong tự dứt, đem đây điều đình vạn lần không sai một. Đã không nhọc chẩn mạch, đâu nhờ hỏi âm dương, mỗi người tự là y vương, người người đều thành kỳ quốc, đến như loan pháp sư điều khí lành bệnh, ẩn mặt bèn làm, Tư thiền sư ngồi trục cong chẳng phải chỗ hạng tục biết được. Hỏi danh y nơi Đông Lạc thì nghèo thiếu tuyệt bến kia, cầu thượng dược ở tây dao thì ( ) độc mất đường kia, chỗ luận tuyệt ăn, bớt mà lại nhiệm màu, đủ thông nghèo giàu há chẳng cốt yếu sao?

Lại như ung nhọt bộc khởi, máu nóng bỗng hoành hành, tay chân đau nhức do thiên hành thời khí, hoặc dao cắt thân thể, hoặc té rớt tổn thân, thương hàn, hoắc loạn, nửa ngày bị tả, đau đầu đau tim, mờ mắt nhức răng, có chút bệnh khởi đều cần nhịn ăn? Lại ba đảng hoàn có thể trị các bệnh, lại chẳng khó được lấy da A Lê Lặc, gừng khô, đường cát ba thứ bằng nhau giã hai phần cho nát, lấy nước hoà đường cát giã làm hoàn, sáng uống mười hoàn làm chừng độ các người không có kỵ nếu bệnh lỵ, uống không quá hai ba lần là lành, có thể phá khí huyền trừ phong tiêu thực, vì chỗ lợi ích rộng cho đây nói. Nếu không đường cát dùng mật cũng được, lại A Lê Lặc nếu có thể mỗi ngày ăn một khoả yết trấp, cũng trọn đời không bệnh, đây đồng y minh truyền nơi Đế Thích, Ngũ Minh một số người Ngũ Thiên tuân theo, trong đó cốt yếu tuyệt thực là hơn hết.

Người xưa truyền rằng: Nếu bỏ ăn bảy ngày không lành, sau mới có thể cầu Quán Thế Âm, Thần Châu phần nhiều đều không rảnh, đem làm riêng là trai giới, kia có uống loại đơn thạch và trường bệnh cùng phúc hồn, hoặc lại nương đây (sợ có người uống đơn thạch, đói chẳng nên uống, lại phi đơn thì các nước đều không, uống thạch thì Thần Châu có, nhưng mà nước đường, đã trắng có ra lửa, nếu uống thì thân thể nóng nảy, thời người không riêng, chết uổng không cùng, do đây mà nói rất cần biết thể). Các độc rắn rết toàn chẳng phải đây trị, mà khi tuyệt thực rất kỵ dạo đi và làm việc, người đi lâu dầu bỏ ăn tuỳ đường không tổn, như kia lành rồi sau cần sắp nghĩ nên ăn cơm mới nấu, uống nước đậu nóng sôi, dùng hương hoà mặc tình uống nhiều ít, nếu biết có lạnh thì uống tiêu, gừng, tất bạt, nếu biết là gió thì uống hồ thông, kinh giới. Y phương luận nói: Các chất cay đều động gió chỉ có gừng khô là chẳng động, thêm đó cũng tốt. Chuẩn sắc ăn hằng ngày mà làm điều tức, kỵ uống nước lạnh, còn bao nhiêu như thuốc cấm. nếu kia ăn cháo sợ đàm ấm lại tăng, hẳn là phong lao ăn cũng không tổn. Nếu bệnh nhiệt, tức thục tiễn thuốc sâm đắng uống rất tốt, mầm chè cũng tốt. tự lìa nước cũ đến hơn hai mươi năm, nhưng do trị như đây thân không có bệnh khác.

Vả lại như thuốc của Thần Châu, loại đá, gốc, nhánh số đến hơn bốn trăm, phần nhiều sắc vị tinh kỳ, khí hương thơm ngát có thể làm lành bệnh, có thể làm vương thần, thuật châm cứu chẩn mạch, trong châu Thiệm bộ không có thêm. Thuốc lâu năm chỉ có ở đông hạ, bởi do Liên cương, tuyết hiến và núi đảnh hương các loại thuốc lạ quý hiếm đều mọc ở đây, cho nên thể người tượng vật gọi là Thần Châu. Trong Ngũ Thiên không ai thêm tôn thượng, trong bốn biển ai chẳng vâng theo. Nói rằng Văn Thù Sư Lợi hiện ở nước này, chỗ đến nếu nghe là Đề Bà Phất Đán La Tăng thảy đều rất sanh lễ kinh, Đề Bà là thiên, Phất Đán La là tử, nói rằng Chi Na là chỗ ở của Thiên tử. Xét thuốc đá kia thật là kỳ diệu, sắp hết bệnh do rất có sơ khuyết, cho nên thô bày lớn huống gì do đủ lúc cần.

Nếu nhịn ăn không tổn, sau mới bèn tuỳ nơi chỗ mà trị. Thuốc sâm đắng chỉ trừ bệnh nhiệt dầu tô, mật đặc biệt trị bệnh phong. Nước La Trà nửa tháng hoặc một tháng, cốt yếu đợi bệnh bớt rồi sau mới ăn.

Trung Thiên nhiều nhất là bảy ngày, Nam Hải thì hai ba ngày. Đây do phong thổ sai khác bốn đại chẳng đồng đến đỗi có ra nhiều ít không là một mối. chưa hẳn Thần Châu nên nhịn ăn chăng, nhưng mà bảy ngày không ăn mạng nhiều chết yểu, do kia không bệnh giữ cũ, nếu bệnh ở thân, nhiều ngày cũng không chết, từng thấy có người bệnh nhịn ăn ba tuần sau lại hết bệnh, thì nào cần thấy lạ vì nhịn ăn nhiều ngày. Há cho chỉ thấy bệnh phát mà không xét nguyên do khởi phát của bệnh, củi lửa còn làm chín cháo, ăn uống mang bệnh ăn mạnh rất là đáng sợ, muôn người có một người lành trọn cũng không kham dạy đời. Trong y phương minh rất là kỵ lại do đông hạ, người bấy giờ cá rau phần nhièu ăn sống, còn nước Tây đều không ăn như vậy. Phàm là rau đều cần nấu chín, thêm A nguỵ, dầu tô và các hương hoà rồi sau mới ăn, loại dưa muối người đều không ăn. Khi lại thèm cố ăn đó bèn khiến trong rốn kết đau, tổn đường ruột, mờ mắt, bệnh tật lâu dài càng luống uổng, là do đây vậy. Người trí suy nghĩ xét dùng hạnh xả chứa, nghe mà không làm đâu phải lỗi thầy thuốc, làm thì thân an đạo đủ, mình và người đều có lợi ích, bỏ thì thể tổn trì yếu, công mình và người đều mất.

29- Trừ thuốc hư xấu: Tự có nơi chỗ từ lâu làm theo thói xấu, bệnh phát liền uống đại tiện tiểu tiện. Bệnh khởi liền dùng phân heo phân mèo, hoặc chứa đầy bồn ngói đá gọi là thuốc rồng tuy đặt tên tốt đẹp mà dơ xấu cùng cực. Vả lại uống hành tỏi còn phải ở phòng riêng bảy ngày tắm rửa thân thể cho sạch mới vào ở chung, thân nếu chưa sạch không vào trong chúng, không cho nhiễu tháp, không nên lễ bái, bởi vì hôi dơ mà không cho chứ không phải bệnh mà không cho. Nói tứ y bày bỏ, tức là bày thuốc cũ bỏ, ý ở xét việc chỉ có thể giúp thân, giá mắc từ ở trong cửa, ăn uống thật thành chẳng tổn. Tiếng Phạm là Bổ Đề Mộc Để Tỵ Sát Xã, Bổ Đề là bày, Mộc Để là bỏ, Tỵ Sát Xã dịch là thuốc (tức là thuốc bày bỏ (trần khứ)). Luật khai đại tiện tiểu tiện chính là phân tiểu trâu bò, cực hình của nước Tây là trét phân lên người rồi đuổi ra đồng trống không cho ở chung với người. Loại trừ bỏ phân dơ làm liền bị đánh gậy là tự khác, nếu lầm xung trước tức liền y khắp tắm.

Đại sư đã chuyên thời ngự vật, ngăn trước sự chê xấu, há sai uống đây mà riêng trái thời mong, do không vậy đủ như trong luật. Dùng đây cho người thật là đáng xấu chớ cho thế tục làm quen cho là thường, người nước ngoài nếu nghe thật tổn phong hoá (Phong tục tập quán).

Lại nữa, có thuốc thơm sao không uống, mình đã không ưa đâu lại cho người, nhưng mà trừ độc rắn rết, tự có đá lưu huỳnh, hùng huỳnh, thư huỳnh, miếng nhỏ tuỳ thân thật chẳng phải khó được. Nếu gặp nhiệt trướng liền có thuốc cam thảo hằng sơn và sâm đắng, chứa để nhiều ít lý liền dễ được, gừng, tiêu, tất bạt, đản yết mà gió lạnh toàn pháp, đường cục đường cát, ăn đêm thì khát đói đều hết, không chứa thuốc thang, gạơ việc định có, trái giáo không làm sao khỏi tội lỗi. Tiền tại lạm dùng chỗ gấp lại nhàn rỗi. Nếu không bày công ai có thể ngộ thẳng. Than ôi! Không chịu cho thuốc tốt, bèn xét dùng thuốc rồng, tuy lại lợi nhỏ nơi tâm, đâu biết khuyết lớn thánh giáo. Trong Chánh lượng bộ nói “Trần khứ kia đã là bộ riêng, không thể nương đây”, rõ luận tuy lại thấy văn, nguyên chẳng phải chỗ học của Hữu Bộ.

30- Xoay đá quán thời: Nói xoay đá, tiếng Phạm nói là Bát Lặc Đặc Kỳ Noa, chữ Bát Lặc duyên có nhiều nghĩa, trong đây ý thú sự nêu thi hành. Đặt Kỳ Noa là đá, gồm rõ mục tôn tiện, cho nên người bấy giờ gọi thạch thủ là tay Đặt Kỳ Noa, ý là từ bên đá kia làm tôn làm tiện, mới hợp nghĩa xoay quanh. Hoặc Đặc Kỳ Noa mục là nghĩa thí, cùng đây khác nhau, như trước đã thuật. Ngũ Thiện là nước phương Tây đều gọi phương đông là tiền phương, phương nam là thạch phương, cũng không thể nương đây mà bàn hai bên (trái, phải). Các kinh nên nói là xoay đá ba vòng, nếu nói rằng kinh hành bên Phật là sai. Kinh nói xoay đá ba vòng là chánh thuận nghĩa kia, hoặc nói nhiễu trăm ngàn vòng mà không nói đá là lược vậy. Nhưng nhiễu phải hay trái khó định rõ, vì xoay bên phải là nhiễu phải, xoay bên trái là nhiễu trái ư? Từng thấy đông hạ có học sĩ nói rằng: “Tay phải hướng vào trong là nhiễu bên phải, tay trái hướng vào trong là nhiễu bên trái”, lý có thể hướng bên trái kia mà chuyển, việc nhiễu phải mới thành, đây là rút ra từ hông ngực chẳng liên quan chánh lý, bèn khiến mê tục chớ biện phương ty, đại đức anh hùng cũng lầm đồng đây, dùng lý thương lượng thế nào điều hoà. Nhưng có thể nương bổn tiếng Phạm kia đều cần xã tắc nhơn tình nhận hướng bên phải là nhiễu phải, hướng bên trái là nhiễu trái, đây là Thánh chế chớ có nghi hoặc.

Lại nữa thời và phi thời, vả lại như thời kinh đã nói tự nên riêng là hội cơ, nhưng văn luật bốn bộ đều dùng giờ ngọ làm chánh, nếu bóng quá tuyền chấp nhận liền gọi là phi thời. Nếu muốn hộ tội lấy phương chánh, nên cần ban đêm nhìn phương bắc, ban ngày trông cực nam mà định tà chánh kia, biện góc giữa. Lại nên ở chỗ cốt yếu đặt đài đất nhỏ, tròn rọng một thước cao năm tấc, giữa để cây gậy nhỏ, hoặc khi đính dọc trên đá, như đũa tre có thể cao bốn ngón tay, lấy bóng chánh ngọ kia vẽ để ghi nhớ, bóng quá chỗ vẽ liền không nên ăn, ở chỗ phương tây phần nhiều đều có, gọi là Tỵ La Thiết Yết La (đàn thiệt đạo) dịch là thời luân, pháp xét bóng là nhìn bóng cậy kia, lúc ngắn nhất là lúc chánh giữa ngày.

Nhưng ngay Châu Thiệm Bộ bóng phần nhiều không định, tuỳ phương xứ kia lượng có tham sai liền như châu lạc không bóng cùng các chỗ khác không đồng. Lại như nước Thất Lợi Phất Thệ đến giữa tháng tám dùng sao khuê lường bóng không thu hẹp, không đầy tràn. Giữa ngày người đứng đều không có bóng, giữa xuân cũng vậy, một năm là lại một mặt trời quá trên đầu, nếu mặt trời đi phương nam thì bóng bờ bắc dai hai thước ba thước, mặt trời hướng phía bắc, bóng phía nam đồng vậy. Thần Châu thì nam minh bắc sóc không đồng, cửa bắc hướng mặt trời là hằng, lại biển đông mặt trời ngọ cửa tây chưa giữa ngày, chuẩn lý đã vậy sự khó chấp nhất, cho nên luật nói: “Sai lấy giữa ngày ngay chỗ ở làm định”.

Phàm người xuất gia cốt yếu nương thánh giáo, việc miệng bụng không ngày nào không cần, xét bóng mà ăn lý nên giữ niệm, đây kia lạc mẫu mực chỗ khác nào giữ được. do đây anh hùng nói nắm không lạ phiền nặng, đi biển còn đợi sao khuê, ở đất há được theo đó cho nên nước tây truyền nhau rằng: “Xem nước xem giờ là luật sư”. Lại chùa lớn ở nước tây đều có lậu thuỷ, đều là nhiều đời vua chúa vâng làm và cất lậu tự là các cảnh thời, giới để bồn đồng đầy nước, trên là chén đổng nổi ở trong, chén kia mỏng tốt có thể nhận hai thăng lỗ xuyên ở dưới, nước liền vọt lên, nhỏ như lỗ kim, lượng thời chuẩn nghi, chén nước đã chìm hết liền đánh trống, ban đầu từ sáng sớm, một chén chìm đánh một tiếng trống, hai chén chìm hai tiếng trống, ba chén ba tiếng, bốn chén bốn tiếng rồi sau thổi loa hai tiếng, lại riêng đánh một tiếng gọi là một thời. Tức mặt trời ở góc đông. lại quá bốn chén giống trước đánh bốn tiếng lại thổi loa, riêng đánh hai tiếng gọi là hai thời, tức chánh ngọ. Nếu nghe hai lần đánh thì tăng chúng không ăn, nếu thấy người ăn theo phép chùa liền đuổi ra. Hai thời quá ngọ phép cũng đồng vậy. Đêm có bốn thời gần giống ban ngày. Gồm luận một ngày một đêm thành tám thời. Nếu thời đầu đêm hết, người tri sự ở lầu trên chùa đánh trống để nhắc chúng, đây là lậu pháp của chùa Na Lan Đà.

Lại khi mặt trời sắp lặn và gần sáng đều ở trước cửa đánh một hồi trống, đây đồng tạp nhậm đều là tịnh nhơn hộ nhơn làm. Sau mặt trời lặn dẫn đến sáng, đại chúng toàn không có đánh kiền chuỳ. Phàm đánh kiền chuỳ không sai tịnh nhơn, đều là duy na tự đánh, có bốn năm cách sai khác rộng như các chỗ. Chỗ Mạc Ha Bồ Đề và Câu Hộ Na cách lậu hơi khác, từ sáng đến trưa chén chìm mười sáu lần, như nước Cốt Lôn ở Nam Hải thì chảo đồng đựng nước, xuyên lỗ ở dưới, khi nước hết liền đánh trống, một hết một lần đánh, bốn chuỳ đến trưa, đến chiều lại như vậy, tối đồng tám lần đây cộng thành mười sáu, cũng là chỗ làm của Quốc vương. Do lậu đây, dầu khiến mây dày ngày mù lâu không lầm ngọ hay sáng, mưa dày liên tiếp trọn ít nghi canh đêm. Nếu có thể vâng thỉnh đặt đó rất là yếu sự của nhà Tăng.

Phép lậu khí kia rất cần trước lấy giờ nghỉ ngày đêm, sáng đến trưa thì tám chén chìm, như kia giảm tám xuyên lỗ cho lớn, điều đình tiết số lại cần thợ khéo. Nếu ngày đêm dần ngắn liền có thể tăng nửa sao kia, nếu ngày đêm lần dài lại giảm nửa chước. Nhưng lấy nghĩ ngợi làm chừng độ, duy na nếu phòng bày chén nhỏ chuẩn lý cũng không lỗi. Nhưng mà Đông Hạ năm canh tây phương bốn tiết, Điều Ngự dạy chỉ nêu ba thời, nghĩa là chia một đêm là ba phần. Phần đầu phần sau niệm tụng thiền định, một thời ở giữa buộc tâm mà ngủ, không bệnh mà trái đây liền chiêu lỗi trái giáo, kỉnh mà vâng làm mong có lợi mình lợi người.

NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN.

(HẾT QUYỂN 3)

 

Pages: 1 2 3 4