NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN

Đời Đường, Tam Tạng Sa môn Nghĩa Tịnh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

10- Y thực là chỗ cần:

Có đãi hình lụy, nhờ y thực mà mới giúp, không sanh diệu trí, nương lý diệt mà mới khởi. Nếu kia thọ dụng trái nghi liền chiêu cảm bước bước tội, lắng tâm mất phép tắc bèn gây ra niệm niệm mê, vì đây ở trong thọ dụng, người cầu giải thoát thuận lời thánh mà thọ dụng, ở chỗ lắng lòng tập lý phù hợp tiên giáo để lắng lòng, liền cần cúi nhìn sanh nhai (cuộc sống), là lao ngục mê sống, ngước nhìn bờ tịch làm cửa trống ngộ tịch, mới có thể đậu thuyền pháp nơi bến khổ, bày đuốc huệ soi đêm dài. Nhưng ở chỗ chế đắp y phục và nghi ăn uống, nếu trì phạm rõ ràng Luật có thành phép tắc, hàng mới học cũng biết trọng khinh, đây thì được mất cuộc hạn ở người khác, vốn chính là không phiền bàn bạc, tự có hiện trái Luật kiểm nghiệm mà đem làm kim chỉ nam. Hoặc có thể tập tục sanh thường cho là kia không lỗi. Hoặc đạo, Phật sanh tây quốc, kia xuất gia thì nương hình nghi nước tây, ta ở đông xuyên, lìa tục thì tập phép tắc đông xuyên, đâu có thể đổi kiểu áo của Thần Châu mà nhận phong cách của Ấn Độ, liền là bọn đây cân nhắc thô tháo.

Phàm cái nghi y phục là cương yếu của người xuất gia, lý cần nêu đủ chế kia, đâu được khinh mà lược bỏ. Vả lại ba y của pháp chúng, Ngũ Thiện đều cắt lá, riêng chỉ Đông Hạ khai mà không may. Chính thân hỏi các nước phương Bắc, chỗ lưu hành Luật Tứ Phần đều đồng cắt lá, toàn không khai. Phương Tây nếu đồng phục của Thần Châu, may hợp bèn đắp mặc, văn các bộ luật đều nói là cắt hợp. Nhưng mà sáu vật nuôi thân tự có nghiêm điều, mười ba món đồ rộng như Luật nói. Sáu vật:

Một, Tăng Già Chi (dịch là phúc y). Hai, Ôn Chỉ La Tăng Già (dịch là thượng y). Ba, An Chỉ Bà Sa (dịch là nội y, ba y đây đều gọi là Chi Phạt La. Các nước phương Bắc phần nhiều gọi pháp y là ca sa, chính là nghĩa sắc đỏ, chẳng phải lời văn Luật). Bốn, Ba Chỉ La (là bát). Năm, Ni Sư Đàn Na (đồ ngồi nằm). Sáu, Bát Lý Tát La Phạt Noa (đãy lược nước, khi thọ giới cần phải đủ sáu vật đây).

Mười ba món đồ: Một, Tăng Già Chỉ. Hai, Ôn Chỉ La Tăng Già. Ba, An Chỉ Bà Sa. Bốn, Ni Sư Chỉ Na. Năm, Quần. Sáu, Quần kép. Bảy, Tăng Khước Kỳ (áo che nách). Tám, Phức Tăng Phước Kỳ. Chín, khăn lau mình. Mười, khăn lau mặt. Mười một, áo cạo tóc. Mười hai, áo che ghẻ. Mười ba, thuốc.

Y tư cụ. Tụng rằng:

Ba y và tọa cụ quần, hai khăn có hai
Khăn thân, mặt, cạo tóc.
Áo che ghẻ và thuốc.

Mười ba món y, cho người xuất gia chứa để, đã định cách, liền cần thuận giáo mà dùng. Không so với vật dư khác mình có, mười ba món đây đều cần nêu riêng. Việc kia điểm tịnh, trao giữ, tùy được tùy giữ, không nhọc gồm đủ ngoài y dư khác, lượng sự phân chia, Nếu loại mền, nệm chiếu, chỉ cần khởi tâm ủy phó cho người mà nhận dùng. Có người nói: “Ba y và mười vật, bởi là ý của người dịch, lìa làm hai chỗ, không nương bổn Phạm, riêng nói ba y chia chẻ mười vật”. Nhưng số mười kia không thể ủy thác đến đỗi khiển phỏng đoán, thảy đều là các thứ tạp loạn chưa phù hợp ý trước. Thuốc y kia Phật chế chứa cho phải dùng vải có thể hai trượng, hoặc có thể một thất đã mà bịnh khởi không hằng, rốt sau cầu khó giúp, vì đây chế chứa, có thể chuẩn bị đủ. Khi bịnh có chỗ cần không nên liền dùng. Nhưng tu hành môn lợi sanh, nghĩa ở còn nơi thông giúp, đã là căn có ba… không thể cuộc hạn là một đường. Bốn nương bốn làm mười ba đổ đa, chế chuẩn trên mà làm. Chứa phòng nhận thí mười ba tư cụ, bởi gồm trung hạ, bèn khiến người thiểu dục không lỗi chứa dư đầy. Người cầu nhiều quên lỗi thiếu sự.

Lớn thay Từ Phụ! Khéo ứng căn cơ, giỏi dạy người trời xưng là Điều Ngự, mà nói rằng cúng thân trăm lẻ một. Bốn bộ chưa thấy văn Luật, tuy là kinh có lời kia, cho nên là ý riêng thời. Vả lại nhièu việc người đời đồ nhà đều còn không đủ năm mươi, há cho người Thích Tử ít duyên lại quá số trăm kia chuẩn nghiệm đạo lý, thông tắc có thể biết. Phàm bàn vải thô chính là Phật khai, việc gì gượng ngăn luống làm tiết mục, đoán đó làm ý, muốn ít chiêu lấy nhiều, Ngũ Thiên bốn bộ đều đắp dùng, chợt có thể bỏ dễ cầu vải thô tìm khó được vải mịn rất ngăn đạo là ở đây? Chẳng phải chế mà gượng chế tức là loại kia. Bèn khiến ưa việc trì Luật tăng ngã mạn của mình mà khinh người khác, không cầu khách thiểu dục, trong khởi xấu hổ mà ngoài lại thẹn, đây là ngăn thân nuôi đạo cũng lại nào việc gì… mà ý kia sắp là tột hại mạng thương tổn lòng từ, thương xót hàm thức lý có thể tuyệt dứt. Nếu vậy, đắp y ăn cơm nhiều duyên tổn mạng, loài giun dế từng không để tâm, loài tằm nhộng nào thấy nghĩ đến, nếu gồm hộ mạng chúng nó, bèn khiến nương đâu giữ thân nhờ đâu đặt mạng, dùng lý suy gạn, đây không như vậy, mà có người không ăn tô lạc không mang giày da, không mặc tơ lụa là đồng loại đây.

Hễ bàn chuyện giết, trước lấy sự cố ý đoạn mạng căn kia mới thành nghiệp đạo, quyết chẳng cho suy nghĩ. Phật nói không phạm, ba chỗ thanh tịnh, chế ở quên lỗi, giả sử trái như vậy chỉ đây chỉ bị lõi nhẹ, không tâm giết cho nên nhơn bèn cực thành. Còn nếu nhận người dụ liền bày đắp, nhơn vì dụ đã rõ là không lỗi, nương tông tự rõ. Ba chi đạo lý lại đã rõ tàng, huống gì lại từ kim khẩu của Phật nói, nhọc gì lại cho là xuyên tạc, bèn khiến năm trăm nghi, ra khỏi bút tác giả, ba lần lầm. Truyền lời tin nhận, hoặc kia gọi là xin sống tiêu, gọi là nghiệm tổn trùng; đây thì kẻ tục còn không nên làm huống gì tình mong xa lìa, dẫn đây làm chứng rất thành chưa thể.

Nếu có thí chủ tịnh ý mang đến liền nên xướng tùy hỷ, do nhận dùng để nuôi thân mà đủ đức thật không có lỗi. Pháp phục ở Ngũ Thiên mặc cắt mặc tình may,vải sợi không hỏi ngang dọc, vì ngày không quá ba hay năm, tình một xấp vải làm được bảy điều, năm điều, lá trong ba ngón tay, ngoài duyên một tấc, ngoài duyên (bìa) có cắt ba đường, trong lá đều may chần, đủ sự nêu nghi cũng nào nhờ tinh diệu. Nếu đắp y nạp y ý giữ ít sự, hoặc bỏ nơi đống phân, hoặc đem bỏ rừng thây chết, tùy được liền may dùng che lạnh nóng. Mà có thuyết nói rằng: “Trong Luật nói ngọa cụ tức là ba y”, thấy chế tằm hoang liền sanh ý khác. Thừa nghĩa là pháp y chẳng phải vải, bèn liền ân cần tìm cầu, đâu nương bổn văn xưa nay là mền, Cao Thế Gia chính là tên con tằm, làm chỉ vải lại được tên đây, thể là vật quý, chế không cho dùng.

Cách làm mền có hai cách: Hoặc may thành túi đựng lông bên trong, hoặc có thể dùng chỉ dệt thành, tức là loại mền lông. Mền kia rộng hai khuỷu dài bốn khuỷu, dày mỏng tùy thời, tự xin bèn ngăn, người cúng cho thì tội, toàn không cho dùng là việc lớn khoa nghiêm, các đồ trải đây, chẳng phải ba y.

Lại Luật nói rằng: “Chánh mạng nghĩa là miệng bụng làm đầu, cày xới cần được nghi kia, gieo trồng không trái lưới giáo, ứng pháp ăn dùng không sanh tội. Ban đầu nói lập thân có thể lớn phước kia, nương như Luật dạy nhà Tăng làm ruộng, cần cùng tịnh nhơn làm phần số kia,

hoặc có thể cùng các người nhà, hoặc đều sáu phần trích ra một, Tăng chỉ cấp trâu cho ruộng, các việc đều không biết, hoặc có thể chia số lượng thời châm chước. Các chùa phương Tây đều như vậy. Hoặc có người tham lam không phân chia, tự sai nô tỳ đến kiểm tra nông sản. Tỳ kheo hộ giới không ăn đồ ăn ấy, ý do Tăng tự làm ra, tà mạng nuôi thân xua đuổi người làm thuê, chẳng trừng mắt không thể hoại giống khai khẩn đất, trùng kiến nhiều thương tổn, ngày ăn không quá một thăng ai lại có thể mang trăm lỗi, do đây người ngay thẳng, giận kia nhiều việc, mang bình ôm bát, bỏ chỗ ồn náo riêng ngồi nơi trống vắng, ưa cùng chim, nai làm bạn, dứt danh lợi ồn ào, tu Niêt Bàn vắng lặng. Nếu vì mọi nhà tìm cầu lấy lợi thì luật cũng cho. Khai khẩn đất hại mạng, giáo môn không chấp nhận, tổn thương côn trùng ngăn ngại đạo nghiệp có gì hơn đây.

Có mười hạng tội tà sanh, trước tác thì không thấy làm sớ điều, không quá ba y chánh hạnh, mà lại bao nhiêu nhọc nhằn với bút mực, than ôi! Có thể nói cho người tin, khó nói với người nghi, do sợ nhà truyền pháp còn ôm lòng cố chấp. Ban đầu đến nước Đam Ma Lập Đế, ngoài ngôi chùa có khoảnh đất vuông, chợt thấy mọi người đến hái rau, chia làm ba phần, Tăng một phần, Tự lấy hai phần đem về, chưa hiểu cớ gì, hỏi thầy Đại Thừa Đăng: “Đây là ý gì?”, Đáp: “Tăng chúng chùa đây đều nhiều giới hạnh, tự gieo trồng thì Đại Thánh đã cấm, do đó cho người mướn đất, chia hoa màu mà ăn, mới là chánh mạng ít duyên tự sống, không có lỗi sát sanh vì cày cấy trồng tưới”. Lại thấy Tỳ kheo tri sự, sáng sớm đến bên giếng nhìn nước, không trùng được dùng. một ngày có lệnh cần lấy đãy lượt, lại thấy chỉ là người ngoài lấy, thậm chí một cọng rau cũng đều cần hỏi chúng mới dùng. Lại thấy trong chùa không lập quy chế, chỉ khi có việc nhóm chúng tính lường nếu duyên ý riêng, xử đoán tùy tình, tổn ích tăng chúng, không theo chúng mong, đây gọi là Câu La Bát Để, chúng cùng đuổi đó.

Lại thấy ni vào chùa Tăng, thưa là cách trước tăng đến chùa ni hỏi rồi mới vào. Nếu ra khỏi chùa phải đi hai người, nếu có duyên sự cần đến nhà thế tục, bạch chúng cho rồi bốn người chung đi. Lại thấy ngày chay tháng tư họp đại chúng trong chùa vào buổi chiều (sau trưa) để nghe quy chế của chùa, tuân theo đó mà làm, rất sanh kính ngưỡng.

Lại thấy có một sư nhỏ sai Đồng tử đem hai thăng gạo cho phụ nữ nhà người, tình hợp riêng tư, có người báo với chúng, gọi đến đoái khán, ba lần đều thừa nhận, tuy không phải việc xấu mà tự phụ tâm xấu hổ, liền bỏ ra ngoài cửa chùa gọi là ruồng khứ (đuổi), sư sai người khác trao kia y vật, chỉ là pháp chúng cùng tuân theo, chưa quản chế. Lại thấy phụ nữ vào chùa, không đến trong phòng khách, ở dưới hiên cùng nói một lát rồi đi. Lại thấy có một Tỳ kheo ở trong chùa tên là Ác La Hộ La Mật Đát La lúc đó khoảng ba mưoi tuổi, đức hạnh hơn chúng gọi là cao xa, một ngày tụng kinh Bảo tích có bảy trăm bài tụng, rảnh thì xem ba tạng, rỗng suốt Tứ minh của thế tục, ở các Thánh Đông Độ là bậc Thượng thủ, từ khi thọ giới cụ túc, từng không nhìn nói với phụ nữ, mẹ dì có đến cũng ra nhìn mà thôi. Lúc ấy nói rằng: “Đây trái Phật dạy, vì sao làm vậy?” Đáp: Tánh tôi nhiều nhiễm chẳng phải đây không ngăn nguồn kia, tuy là không phải Phật ngăn, ngại tà cũng lại lo gì?

Lại thấy Đại đức đa văn, hoặc có thể tinh nghiêm một tạng, chúng cấp cho phòng tốt, cũng lo tịnh nhơn để sai khiến, bình thường buông bỏ việc tăng, ra ngoài phần nhiều đi xe kiệu, yên ngựa xấu không cưỡi. Lại thấy khách tăng mới đến chùa, trong năm ngày cùng chúng cho tăng kia ăn ngon trái lệnh biếng nhác, sau bên tăng thường, nếu là người tốt, hoa Tăng mới ở, chuẩn theo tuổi hạ, ngọa cụ là giúp, biết người vô học thì một thể với thường tăng, đầy đủ đa văn bèn chuẩn như trước, sắp đặt ghi tên sổ tăng như người ở lâu.

Lại thấy người tâm tốt đến, hỏi đủ nhơn do nếu đến cầu xuất gia thì hòa tăng cạo tóc, tên không can hệ sổ sách nhà Vua, Tăng tự có bộ sách, sau lại làm hạnh phá giới, chỉ cần đánh kiền chùy mà cứ đuổi đi, vì đây là chúng tăng tự kiểm soát nhau, quá khó là mầm mồng xấu hổ, bấy giờ than rằng: “ Xưa ở Thần Châu tự nói rõ luật, đâu biết đến đây lại làm người mê, trước nếu không đến phương tây, làm sao có thể xét phép tắc chánh đây”. Đây chính là hoặc chúng chế của chùa, hoặc riêng làm tâm yếu (21). Bao nhiêu đều chép ở văn luật, đời mạt trụ trì rất quan trọng, đây đều là cách thức của chùa Đam Ma Lập Để Bạt La Ha. Phép chùa Na Lan Đà lại càng nghiêm, bèn khiến tăng chúng số hơn ba ngàn, phòng ấp thì hơn hai trăm thôn đều là chỗ cúng của Vua Tích Đại, nội thạnh không dứt, chẳng phải luật thì ai?

Cũng chưa thấy có người tục làm quan ngồi chính giữa còn tăng chúng thì đứng một bên, khinh dối kêu la không khác hạng phàm phu, đưa cũ rước mới rong ruổi cùng đường, nếu kiểm điểm không đến thì chạy đến cửa công cầu mệnh gặp quan, không hỏi lạnh nóng. Phàm người xuất gia vốn là tình mong lìa tục bỏ đường hiểm năm điều sợ, đi theo đường bằng bát chánh, há lại rong ruỗi theo tấm lưới nặng, muốn cầu đơn giản đâu có thể theo ý, có thể gọi là toàn trái giải thoát không thuận túc nhiên, lý cần hai mươi sáu đổ đa, ba mươi tư cụ, tùy duyên nuôi mạng, trừ bỏ thói xưa, báo ân lớn của sư tăng, cha mẹ và trời rồng. Lòng từ sâu xa của vua, đây thì thuận nghĩa Điều Ngự, khéo hợp đường khuyến tu. Nhơn bàn việc hộ mạng, lại nói hiện hành kia, mong các Đại đức, chớ chê phiền nhiều.

Nhưng bốn bộ sai khác là do nêu mặc quần Nhất Thiết Hữu Bộ thì hai bên hướng ra ngoài đều xếp. Đại chúng bộ thì bên phải quần nhìn bên trái, hướng bên trong rút, không cho rớt, phụ nữ phương tây mặc quần không khác với Đại chúng bộ, Thượng tọa bộ, Chánh lượng bộ chế áo cũng đồng đây nhưng lấy hướng bên ngoài thẳng lật rút bên làm khác, dây lưng cũng không khác. Ni thì chuẩn bộ như tăng, toàn không có thể riêng. Vả lại, như Thần Châu Chi Để, Thiên Đản, che ghẻ, quần vuông, khố thiền, áo dài đều trái bổn chế, nào chỉ đồng tay áo cho đến liền vai, đến khi đắp mặc không xứng luật nghi, mặc dùng đều mắc tội, nếu có đí đến phương tây mọi người đều cười, ôm lòng xấu hổ, chế đủ tạp dụng, đây đều là y phục phi pháp. Nếu im lặng không nói thì do đâu mà biết, như muốn nói thẳng thì sợ người nghe lại oán, do đây trục mềm nơi lòng ngắn chìm đắm nơi tiến thoái (tới lui), mong người trí rõ xét biết bổn nghi của y phục.

Lại ở phương tây, hàng thế tục, quan lại, kẻ sang trọng, mặc y phục chỉ có lụa trắng một đôi, kẻ nghèo thì một chiếc. Pháp chúng xuất gia, chỉ chứa ba y sáu vật, người ưa dư đầy mới dùng ba mươi món tư cụ. Đông Hạ không cho áo tay và liền vai, bởi là thói quen của Đông xuyên, vọng bàn nước ư? tức như y phục các người các bờ biển và giửa Thiệm bộ châu có thể lược nói đó. Lại từ Mạt Ha Bồ Đề đông đến Lâm ấp có hơn hai mươi nước chính ngay mé nam của Châu Hoan. Tây nam đến biển bắc, Tề Yết Thấp Di La và hơn mười nước trong nam hải và Châu sư tử đều mặc hai cảm man. Đã không dây lưng lại cũng không cắt may thẳng là miếng vải quấn hai vòng từ eo xuống. bờ mé biển lớn ngoài Tây thiên có nước Ba Lợi Tư và Đa Để đều đóng khố. Nước Khỏa thì từ trước không có y phục, nam nữ đều thể đỏ. Từ Yết Thấp Di La trở đi đến Tốc Lợi các nước Hồ, Phiên Đột Khuyết phần lớn gần giống, không mặc cảm man, áo lông là vụ, ít có kiếp cụ thời còn mặc do cõi kia lạnh, đóng khố là thường tức trong các nước đây chỉ có nước Khỏa và Ba Thích Tư, Thổ Phiên Đột Khuyết vốn không có Phật pháp còn bao nhiêu đều tôn thờ Phật, mà mặc áo quần lại không giặt sạch, do đây ở Ngũ thiên tự ỷ thanh cao. Nhưng phong lưu nho nhã, lễ tiết cung kính, ăn uống thuần đặc, nhơn nghĩa sung túc, chỉ có Đông Hạ còn bao nhiêu đâu thể bằng. Nhưng do ăn không giữ sạch, tiện lợi không rửa, cành dương không tước, việc khác bốn nước, mà hiện có đắp y phục phi pháp cho là không lỗi, dẫn lược văn giác kia, phương đây bất tịnh, phương khác thanh tịnh, được làm người vô tội, đây chỉ là sai lầm của người dịch, ý không như vậy, đủ như chỗ khác.

Nếu vậy Bí sô ở Thần châu, ngoài ba y ra đều chẳng phải nghi thánh. Đã kia có phạm, lý khó mặc dùng, vả lại như đất nóng phương tây, chiếc vải tự có thể trọn đời. Núi tuyết làng lạnh muốn sai như làm cứu giúp, thân an nghiệp tiến, Phật có lỗi răn dạy khổ thể nhọc nhằn chính là giáo pháp ngoại đạo. Lý chí lấy kia muốn thế nào nhưng Phật khai áo lập bá thông mặc vào mùa lạnh đây chính đủ được nuôi thân, cũng lại thành gì ngăn đạo. Tiếng Phạn nói là Bá dịch là Lý Phúc Y, kia chỗ chế nghi, lược bày hình dạng, tức là bỏ ngay lưng kia mà lấy bày vai, một bên không mặc tay áo, chỉ cần một bức vừa xuyên qua được tay, vai tay áo không rộng mặc bên trái không nên quá rộng, bên phải giao dây chớ cho gió thổi tróc, phần nhiều chứa bông vải việc cần dày ấm, cũng có bên phải thích hợp xuyên qua đầu núc ở nách, đây là bổn chế.

Mắt nghiệm phương tây có Tăng Hồ đến phần nhiều thấy có mặc, ở Na Lan Đà không thấy áo đây, bởi vì là chổ nóng, người đều không dùng, chuẩn ý khai đây là vì xứ lạnh, người già bày vai che hết lưng, vốn bắt chước đây, mà làm thêm bờ bên phải mất oai nghi gốc, chẳng phải chế tự làm, định chiêu tội vượt pháp, đến như lập bá ôm bụng tự khỏi lạnh rét, áo dày thông đắp đủ ngăn đông lạnh, chỗ hình tượng đối tôn lễ Phật bày vai là thường, che liền mắc tội.

Nhưng người xuất gia ít việc, tháng mùa đông ở trong phòng đốt lửa thang tùy thời mặc nhiều áo, hẳn có duyên bệnh cần phải mặc, đến khi xử đoán chớ khiên trái nghi. Nhưng mà Đông Hạ lạnh như cắt thân thể, nếu không mặc áo dày sẽ có thể bị chết, đã là nạn duyên lý cần rộng giúp. Quần vuông áo bày vai, hình khác thế tục, chỉ có áo lạp bá mùa đông tạm mặc, biết chẳng phải bổn chế, chì là quyền khai, như xe trục thẳng trong sanh tử lần dày, quyết kia không mặc là việc rất tốt. Từ bao nhiêu loại quần áo khác thảy đều cần ngăn đoán, lạnh rét tạm nhờ, đã là không hợp mặc vào thân mà lại liền mặc áo bày vai, thật chẳng phải khai hạn. Đây thì bỏ nhiều lấy cốt yếu, ngước thuận tình thánh, tự theo chợt có thể, một thân truyền trao sợ là lầm chúng, như có thể thấu triệt sửa đây, việc liền mới theo, liền có thể gọi là tiếp tục thất nhơ, nương núi Thứu mà đều cao vút san sát Vương Xá thông gần Vua mà cùng vây quanh. Nương sông lớn thì sáng nơi lằn ao, liễu mịn chính đồng nhìn nơi cây giác, luyến tiếc rộng dâu mà xanh tốt, bởi kiếp thạch mà nêu sáng rỡ thật đáng thanh thay! Thật đáng tiếc thay!

Nhưng mặt trời Phật đã chìm, giáo pháp để lại đời sau, thật hành đó thì Đại Sư ở trước mặt, trái giáo thì các lỗi hiện tiền, cho nên kinh dạy: “Nếu có thể trì giới, thì như Ta còn ở đời không khác”, hoặc nói “Thượng đức xưa nay đều không nói, ngày nay người sau việc gì đổi phép tắc”. Vốn không vậy ư? Y pháp chẳng y người dạy có rộng nói, khảo xét Luật tạng, y thực không lỗi mới có thể lấy (215). Chẳng biết đó là khó, nghe nếu không làm người dẫn nào có lỗi, lại nói rằng:

Loại hàm sanh y thực là trước hết, đây là trối buộc khống chế cuộc sống, vâng lời Phật thì xa lìa rõ ràng tự ý, chính tội lụy kéo nhau, người trí cần xem xét, việc ở trước mắt như ngọc ở chỗ bùn, như hoa sen ở nước, tám gió liền lìa, năm sợ hải nào có buộc, áo vừa che thân ăn chỉ nuôi miệng, chuyên cầu giải thoát, không mong làm người trời, ngăn nhiều hết đời, cứu vật trọn kiếp, bỏ hư dối chính cửa, mong bền chắc cửa thập địa, nên nhận thí năm trăm làm phước lợi ba ngàn.

11- Cách thức mặc ý:

Kia đắp ba y và làm khuy nút, cách thức y luật bày. Có thể lấy vải y năm khủy làm ba nhiếp, chỗ vải đầu vai kia để thành y, khoảng bốn năm ngón tay để miếng vải vuông chừng năm ngón tay, chung quanh bốn bên may chần, ở giữa xỏ một lỗ nhỏ để đặt khuy vải, khuy kia hoặc điều hoặc vải, thô hay mịn như khuy áo, có thể dài hai ngón tay, kết làm lổ tròn, còn bao nhiêu cắt bỏ đem nút tra vào lỗ kéo ra bên ngoài, chữ thập giao kết liền thành hai khuy. Khuy trong là đặt ở trước ngực, bờ thành đặt nút cũng như khuy nút áo, tức là páhp kia.

Trước trình bổn chế, lược chuẩn đại cương, nếu muốn khéo thể hội phép kia cần phải đối mặt mà trao, khuy dưới bờ y cũng làm, tùy ý đắp lộn lên xuống, đó là Phật khai cho. Hai đầu cách góc chừng tám ngón tay đều làm một khuy một nút. Đây là khi ăn cần đắp, xếp khuy trước ngực liền hợp nhau. Đây thành cốt yếu. Phàm ở trong chùa, hoặc khi đối chúng, hẳn không cột nút và cách lồng vai mà đắp. Nếu ra ngoài dạo đi, và vào nhà thế tục mới cần một nút, các lúc khác chỉ có thể vắt lên vai mà thôi, ở phòng riêng làm việc tùy ý lật trở. Nếu đối tôn tượng việc cần tề chỉnh, dùng góc phải y rộng vắt lên vai trái, rủ về sau lưng, chớ đặt trên khủy tay, nếu muốn cột nút liền cần thông vai đắp rồi đem nút vào khuy, rồi hướng ra sau vai chớ khiến nó rơi rớt, dùng góc đắp vai y liền vòng qua cổ. Hai tay rủ ra một góc ở trước, tượng Vua A Dục chính là cách thức kia. Đi ra ngoài cầm dù hình nghi đáng mến, tức là nương giáo tề chỉnh đắp thượng y.

Cái dù kia có thể dùng trúc dệt nó, mõng như chiếc tre một lớp liền được, trong đảnh lại làm nghĩ thí như mộng kia, mộng kia dài ngắn lượng như dù rộng, hoặc có thể phủi mõng bằng sơn, hoặc có thể dệt có làm nó, hoặc như loại vải tấc, chỉ hẹp cũng thành chắc chắn.

Thần Châu tuy không làm trước, vì đó cũng là cốt yếu kia. Đi mưa thì không thấm y phục, nắng nóng thì thật có thể được mát mẽ, đã nương Luật mà lợi ích thân, kỉnh đó vốn cũng không tổn, đây đồng chỗ bàn cốt yếu nhiều việc. Và Thần Châu không làm góc ca sa rủ ngay như mũi voi, Phạm Tăng dầu đến đều cũng giống nhau. Bởi vì vải trơn theo vai bèn khiến ngay thì lầm thế. Sau Đường Tam Tạng truyền đến cách vắt vai, nhưng mà Cổ đức chê đó còn nhiều. Đẳng cư mê ở chỗ đều có, ba y kia nếu đặt nút ngắn mà cắt điều dài thì lỗi trái giáo đã khỏi. Mặc quần ngang mà bỏ dây eo lưng, bèn nhọc châm sợi giao dứt, chỗ có bình bát đều treo hai vai, vừa đến dưới nách không nên kết nhau, quần kia không dài chỉ cho mặc đến đùi mà thôi. Nếu giao kết trước ngực khiến người hơi gấp, vốn chẳng phải bổn chế, liền không thể làm.

Nghi túi bát như sau sẽ bàn, phương bắc mau lợi các người, phần nhiều giao kết, tùy phương biến đổi thật chẳng phải Phật chế, giả sử có y dư khác đắp lên vai, nhưng sau thông đắp che y bát kia. Nếu kia đến chùa và đến nhà thế tục, cốt yếu đến phòng đặt dù mới cởi khuy, treo y bát y, trước phòng, trên vách phần nhiều đặt ngà voi, chớ khiến đến lúc đặt vật không có chỗ, còn câu khác giống chương thứ hai mươi sáu “khách xưa gặp nhau” có nói. Nhưng vải mõng làm ca sa, phần nhiều trơn không chịu dính trên vai, khi lễ lạy dể rớt đất, mặc tình lấy vật không rớt làm đó, xe sợi điệp trắng là cốt yếu kia. Y Tăng Khước Kỳ kia tức là áo che cánh tay, lại thêm một khủy mới hợp nghi gốc, cách đắp mặc kia nên ra vai phải giao kết cánh tay trái, trong phòng thường đắp, chỉ đây cùng quần ra ngoài hay lễ tôn túc mặc tình mặc thêm áo khác. Cách thức mặc quần kia rộng bày ở Đại Huống, tức như làm quần của Hữu bộ, rộng năm khuỷu dọc hai khuỷu, vải thô và vải bố tuỳ ý làm đó. Nước bên Tây thảy đều làm đơn (chiếc), Thần Châu mặc tình làm kép (đôi), rộng dọc tuỳ ý, quấn thân xong liền qua rốn, tay phải kéo góc lên bên trái, ở trong kéo bên phải lên eo, quần trên bên trái lấy bên ngoài mà che bờ trái (gần bên tay phải là quần phải, gần bên tay trái là quần trái), hai tay hai bên cùng kéo cho ngay thẳng chặn giữa chồng thẳng liền thành ba gấp, sau lấy hai tay đều rút đến eo, đều đem ba lớp che về phái sau, hai góc đều nâng lên ba ngón tay, đều hướng theo lưng buông xuống, vào eo chừng ba ngón tay, đây dầu chưa buộc đều cũng đắp vào thân không bị rớt.

Sau lấy dây lưng dài chừng năm khuỷu câu đến ở giữa về trước rốn buông xuống, vòng quanh thành trên quần ra đằng sau cả hai đầu, giao độ trước rút kéo hai bên, đều dùng một tay nắm chặt hai bên, buộc hai đầu dây kia chừng ba lần, có dài thì cắt bớt, nếu ngắn thì nối thêm. Đầu dây không nên may nhiều màu vì là mặc quần tròn ngay, thành bộ riêng của Tát Bà Đa. Bát Lý Man Trà La Trước Nê Bà Sa, tức chơn kia dịch là mặc quần tròn ngay. Sợi dây kia bề mặt rộng bằng bề mặt ngón tay, thì là hạng mang vớ cột giày, hoặc vuông hoặc tròn cả hai cũng không tổn. Dây gai thì văn Luật không cho.

Phàm ngồi xổm trên giường nhỏ và khi lấy kéo góc quần trên quần dưới, gấp kéo thành quần che dưới háng chỉ đậy hai gối lộ cổ chân không thương tổn. Cao cần che trên rốn dưới đến mắt cá chân bốn ngón tay, đây là nghi của nhà thế tục. Nếu ở trong chùa nửa đùi cũng được. Đây là chừng hạn chính Phật tự chế, chẳng phải ý của người có cao thấp, há nên cố trái ý chỉ dạy mà tự thuận phàm tình mặc quần dài phết đất, một là tổn đồ tịnh thí của người có tín tâm, hai là chê câu nói của Đại Sư. Giả sử nếu ân cần ai có thể thấy dùng, trong muôn người có được một hai người giữ ý.

Quần áo ở nước bên Tây đều rộng. Vải điệp trắng cõi ấy một bức rộng hai khuỷu, nếu một nửa kia thì kẻ nghoè khó cầu được, liền cần may hai đầu cho hợp nhau, cắt ở trong mở ra để đủ việc. Nghi mặc áo đây văn Luật đủ có chớ kia, nhưng lại lược bày cương yếu, bàn kỹ chẳng phải là không thể được. Lại phàm là y phục xuất gia đều có thể nhuộm làm Càn- đà, hoặc là đất vàng, hoặc vàng của chồi mận gai. Đây đều nên dùng đất đỏ, đá đỏ nghiền bột hoà đó. Lượng màu đậm nhạt cốt yếu xét việc, hoặc lại riêng dùng tim táo, hoặc đất đỏ đá đỏ, hoặc thường lê, đất tía, một phrn nhuộm đến hư cũng việc gì cầu cái khác, mà viền xanh da dâu chính là ngăn điều, màu chánh tía phương Tây không mặc. Giày dép tự có thành dạy dài, dây giày toàn là phi pháp. Vậy Phật theo lằn, nếu chế đoạn như da lột, trong sự nói đủ.

12- Chế áo Ni: Các Ni đông hạ áo điều giống thế tục, có mặc dùng đều trái nghi. Chuẩn như Luật nói y có năm áo: Một, Tăng Già Đề. Hai, Ôn tha la tăng già. Ba, An đát bà la. Bốn, Tăng phước kỳ. Năm, Quần.

Bốn y phép tắc không khác với đại tăng, chỉ có quần là có khác. Tiếng Phạm là Câu tô lạc ca dịch là? Y do kia hai đầu may lại hình như ( ) nhỏ dài bốn khuỷu rộng hai khuỷu, trên có thể đậy, dưới rốn đến trên mắt cá bốn ngón tay khi mặc kéo vào trong, liền qua khỏi rốn, đều rút hai bên kéo đè lên xương sống. Cách buộc dây, lượng đồnh với Tăng. giữa ngực và nách không có buộc vòng quanh, giả sử tuổi trẻ hoặc già mà vú nổi cao bên trong thì không lỗi, há làn xấu hổ không trộm dạy kiểm điểm mạn làm nghi sức, mặc cởi mắc tội ư? đến khi gần chết tội như mưa thấm, trong muôn có một thời lại có thể sửa. Nhưng nếu ra ngoài và ở trước Tăng và đến nhà thế tục nhận lời ăn, ca sa quần cổ che thân là không nên, cởi nút vai không lộ ngực, dưới ra tay ăn, hạng áo quần kỳ chi thiên đản (mặc áo bằng vai) Đại Thánh thân chế, không nên mặc dùng.

Ni chúng các nước Nam Hải riêng mặc một y, tuy lại chế chẳng giống phương Tây, cung gọi là Tăng khước kỳ, dài và rộng đều hai khuỷu, hai đầu may hợp lại để chừng một thước đầu góc cắt một tấc, dơ lên xuyên cánh tay suốt qua đầu, đắp ra vai phải, lại không dây lưng, che nách, đậy vú, dưới rốn, quá gối, nếu muốn mặc đồ đây cũng không thương tổn. Sợi thì chỉ bỏ hai đầu càng kham che hình xấu, nếu không ưa liền có thể trở lại cần giống như đại Tỳ kheo mặc Tăng khước kỳ. Ở phòng trong chùa chì Câu tô lạc ca và Tăng khước kỳ hai sự liền đủ (chuẩn kiểm tổn phạm không có tên Phú kiên y tức là Tăng khước kỳ. Đây chính là bổn hiệu của Kỳ chi, đã không nói quần, phần nhiều là truyền dịch sai lầm). Nên bỏ áo trái pháp, mặc áo thuận giáo. Tăng khước kỳ lúc ấy lấy một bức rưỡi hoặc vải to hoặc vải bố, có thể dài bốn đến năm khuỷu. Nếu đắp năm điều, lại vắt lên vai, tức là nghi kia, nếu đến chỗ khác cần khéo che thân, như ở phòng vắng vai cánh tay chẳng phải sự. Mùa xuân hạ, đây có thể đầy thân, lúc thu đông mặc tình mặc cho ấm. Ôm bát khất thực đủ để nuôi thân, tuy nói rằng nữ nhơn có chí trượng phu há cho làm các tạp nghiệp như máy dệt, rộng làm y phục năm lớp, mười lớp, thiền tụng từng không đến tâm, rong ruổi trấn não tình chí, giống thế tục lo trang sức, không đoái hoài gì giới kinh. Nên có thể môn đồ cùng nhau kiểm soát. Ni chúng nước phương Tây hoàn toàn không có việc này, chỉ khất thực nuôi thân ở chùa nghèo mà thôi. Nếu ni chúng xuất gia như vậy, toàn mong lợi dưỡng, ở trong chùa phần nhiều không có chúng ăn, nếu không tuỳ phần lo toan thì mạng sống không có dưỡng, liền traíi luật day, liền sai với tâm Phật. Tới lui hai đường thế nào gãy ở giữa, thân an đạo thạnh có thể không nghe rõ.

Đáp vốn khế xuất gia tình mong cầu giải thoát dứt giống hai ba châu, yên dòng bốn bạo, nên dốc chí ngăn nhiều, trừ đường tà khổ vui, đôn đốc lòng thiểu dục, việc đường chơn rảnh rổi vắng lặng, vâng giữ giới luật sớm tối, đây tức đạo thạnh há nghĩ thân an cho là xứng lý. Nếu có thể giữ luật quyết luyện trinh sớ, thì rồng quỷ trời người tự nhiên tôn kính, lo gì không sống, luống sự cực khổ, đến như năm y bình bát đủ được toàn thân, một miệng nhà nhỏ càng kham nuôi mạng, lựa môn đồ người ít việc, như ngọc ở bùn, hoa sen ở nước, tuy nói là hạ chúng, thật trí đồng thượng nhân.

Lại nữa mé tang chết, tăng ni mạn lập lễ nghi, hoặc lại cùng thế tục đồng thương cho là hiếu tử, hoặc phòng lập linh cơ, dùng làm cúng dường, hoặc mặc vải mà trái hình thức, hoặc để tóc dài mà khác, hoặc chống gậy khóc, hoặc ngủ nhà tranh, những điều này đều chẳng phải giáo nghi không làm không lỗi, lý nên là quên trang sức sạch một phòng, hoặc có thể tuỳ thời quyền thí lọng tràng phan, đọc kinh niệm Phật đều lập hương hoa, trái sử vong hồn, nương sống chỗ lành mới thành hiếu tử mới là báo ân, há có thể khóc lệ máu ba năm cho là báo đức không ăn bảy ngày mới phù hợp báo ân ư? Đây chính kết chồng trần lao, càng thêm xiền xích, từ tối vào tối không ngộ ba tiết duyên khởi, muốn chết đến chết cụ chứng viên thành thập địa.

Nhưng nương Phật giáo, Bí sô chết, quán biết quyết chết, ngay ngày đem đến chỗ thiêu liền lấy lửa đốt. Ngay khi đốt, bạn bè đều hoa ngồi một bên, hoặc kết cỏ làm toà, hoặc nhóm đất làm đài, hoặc sắp ngoái đá để làm chỗ ngồi, sai một người có thể tụng kinh Vô thường nửa tờ hay một tờ, chớ khiến lâu mà mỏi mệt (kinh kia riêng chép). Rồi sau đều niệm Vô thường, trở về chỗ ở ngoài chùa trong ao đem y đi giặt, đều dùng trước y cũ không tổn áo mới, riêng mặc khô rồi sau về phòng, lấy phân trâu chà đất cho sạch còn các việc khác đều như cũ. Nghi y phục từng không miếng khác, hoặc có lấy Thiết Lợi La làm tháp cho người chết, gọi là Câu La, hình như cái tháp nhỏ trên không có luân cái. Nhưng tháp có phàm thánh sai khác, như trong luật rộng bàn, há cho bỏ Thánh giáo của cha lành họ Thích mà theo lễ tục của Chu Công kêu gào vài tháng để tang ba năm ư? Từng nghe có pháp sư Linh Dụ không làm cử phát không mặc áo hiếu, liền nghĩ trước vì người chết mà tu phước nghiệp các sư kinh lạc cũng theo dấu vết đây, hoặc người cho là chẳng hiếu, đâu biết lại phù hợp với ý chỉ của luật.

13- Cách kết tịnh địa: Có năm loại tịnh địa; Một là khởi tâm làm, hai là cùng ấn định, ba là như trâu nằm, bốn là chỗ cũ bỏ, năm là tác pháp làm.

Khởi tâm làm: Khi mới làm chùa, định nền đá rồi, nếu một Bí sô làm người coi xét, nên khởi tâm như vầy “Ở một chùa đây, hoặc có thể một phòng, vì tăng làm tịnh trù”.

Cùng ấn định: Khi định nền chùa nếu chỉ ba người nên một Bí sô bảo hai vị kia: “Các Đại đức đều có thể dụng tâm ấn định chỗ đây, ở một chùa đây hoặc có thể một phòng vì tăng làm tịnh trù”, người thứ hai thứ ba cũng nên nói như vậy.

Như trâu nằm: Chùa kia phòng nhà dụ như trâu nằm, cửa phòng không có định chỗ, dù khiến không tác pháp, chỗ đây liền thành tịnh địa.

Chỗ cũ bỏ: Nghĩa là chỗ tăng bỏ từ lâu, nếu có người đến chạm vào chỗ cũ liền là tịnh địa. Nhưng đây cần tác pháp liền không được qua đêm.

Nói tác pháp làm: Nghĩa là bạch nhị Yết ma kiết giới, văn như trong Bách nhất yết ma có nói. Như năm món trước tác tịnh pháp rồi, Phật nói “Khiến các Bí sô được hai món an lạc: Một là nấu ở trong chứa ở ngoài, hai là nấu ở ngoài chứa ở trong đều không có 1ỗi”. Kiểm nghiệm bốn bộ chúng tăng mắt thấy ngay nay làm việc và lại rõ nhìn ý chỉ luật phần lớn như đây lập tịnh. Nhưng trước khi chưa tác pháp, nếu cùng ăn uống, đồng giới ngủ đều có lỗi nấu ngủ. Đã gia pháp rồi, tuy cùng giới ngủ không lỗi ngủ, nấu đây giáo kia.

Nói một chùa là gồm xướng trụ xứ lấy làm tịnh trù, trong mỗi phòng sống chín đều cất chứa. nếu không cho ngủ trong đó, chẳng lẽ đuổi tăng ra ngoài mà ở, một là tăng không hộ đêm, hai là cất chứa không lỗi. Nước phương tây truyền nhau, đều gồm kết một chùa làm tịnh trù. Nếu muốn cột thâu một bên, đều ở khai hạng không đồng ý luật sư Thần châu. Vả lại Như Lai kiết giới y lìa ngũ chiêu lấy lỗi, tăng nếu kiết rồi lìa liền không mất y. Tịnh trù cũng vậy, đã là Phật chấp nhận chớ có trệ phàm tình. Lại giới pháp hộ y, cỏ cây. . . không đồng, chỉ hộ phần giới ý chẳng ngăn nữ, tịnh nhân vào nhà bếp, há được tức là thôn thâu, giả như thân vào thôn xóm không đâu chẳng hộ nữ, Duy Na giữ y, kiểm xét đây cũng mạn làm thương tổn.

14- Năm chúng an cư: Tiền an cư là ngày mùng một hắc ngoạt tháng năm, hậu an cư là mùng một hắc ngoạt tháng sáu, chỉ hai ngày này nên làm an cư, chặn giữa hai ngày đây văn không cho. đến nửa tháng tám là tiền hạ xong, đến nửa tháng chín là hậu hạ xong. Lúc này

pháp tục cúng dường đầy đủ, từ nửa tháng tám về sau gọi là tháng Ca Chúng Để Ca. Giang Nam lập hội Ca Đề chánh là thời tiền hạ xong, ngày mười sáu tháng tám tức là ngày mở y Yết hy na, đây là phép xưa. Lại văn luật nói: “Phàm ở trong hạ nếu có pháp duyên cần thọ nhựt, tuỳ duyên nhiều ít liền chuẩn ngày mà thọ. Việc một đêm thì đến thọ một ngày, như vậy dẫn đến bảy ngày đều đối riêng một người. Lại có duyên đến, luật sai lại thỉnh mà đi, nếu quá bảy ngày và tám ngày rồi đi, nhẫn đến chặn giữa bốn mươi đêm yết ma thọ tám ngày. . . rồi đi, nhưng không được quá nửa hạ ngủ đêm ngoài giới, vì đây chỉ cho bốn mươi đêm. Nếu có bệnh duyên và các nạn sự cần đến chỗ khác, tuy không thọ nhựt mà không phá an cư.

Năm chúng xuất gia đã làm an cư, chúng dưới có duyên dặn dò mà đi. Chưa đến hạ, trước dự chia phòng xá, Thượng tọa lấy phòng tốt, rồi theo thứ lớp phân chia đến cuối. Chùa Na La Đà hiện thật hành pháp đây. Đại chúng mỗi năm thường chia phòng xá, Thế Tôn chính thân dạy rất là lợi ích, một là trừ tâm chấp ngã, hai là khắp hộ phòng tăng. Chúng xuất gia lý nên cần làm. Nhưng các chùa Giang Tả, khi có chia chùa, đây là cổ đức truyền nhau, còn làm pháp kia, há cho ở một chùa cho là mình có, không quán hợp hay không bèn đến trọn đời. Bởi do đời trước không làm đến đổi người sau mất pháp, nếu có thể chuẩn giáo mà chia, thật là rất có ích.

15- Tuỳ ý thành quy: Phàm khi hạ xong trọn tuổi, ngàn này nên gọi là tuỳ ý, tức là tuỳ người khác ở trong việc mặc ý cử phát nghĩa nói tội trừ lỗi, xưa nói là tự tứ, là dịch nghĩa. Hẳn cần ở đêm mười bốn thỉnh một kinh sư lên tòa cao tụng Phật, lúc này kẻ tục hay pháp đồ mây nhóm, đốt đèn nối sáng hương hoa cúng dường, sáng mai gồm ra nhiễu thôn thành, thảy đều chí tâm lễ các tháp miếu, kiệu cáng, xe cộ, trống nhạc đầy trời, tràng phan, bảo cái, lưới lọng rợp mặt trời, gọi là Tam Ma Cận La dịch là Hoà Tập. Phàm ngày đại trai thảy đều như vậy, tức là hành pháp cõi Thần châu, giữa ngọ mới về lại chùa ngọ nhựt mới là đại trai, quá ngọ đều nhóm, đều lấy tranh tươi có thể một ôm, tay cầm chân đạp làm việc tuỳ ý, trước là Bí sô, sau mới Ni chúng, kế ba chúng sau. Nếu chúng kia nhiều sợ tốn nhiều thời gian, nên sai nhiều người chia nhận tuỳ ý, được người khác cử tội thì chuẩn pháp nói trừ ngay lúc đó.

Hoặc thế tục làm thí hoặc chúng tăng tự làm, chỗ có vật thí đem đến trước chúng. người đủ năm đức kia nên hỏi Thượng toà: “Vật đây được cho chúng tăng làm vật tuỳ ý chăng ?”

Đáp: Có được y phục, dao kim. . . nhận rồi chia đều. Đây là kia dạy. Ngày này sở dĩ cúng kim dao là ý cầu thông minh lợi trí. Tuỳ ý đã xong mặc tình mỗi vật, tức là ngồi hạ xong không nhọc gì trải qua một đêm, rộng như chỗ khác đây không nói rõ. Nói thuyết tội là ý muốn bày tội nói lỗi trước của mình, sửa lỗi tu mới chí thành khẩn trách, nửa tháng nửa tháng làm Bào Sái Đà sáng chiều sáng chiều nhớ tội đã phạm (Bào Sái là Trưởng dưỡng, Đà là Tịnh, Ý rõ lớn Thiện tịnh trừ lỗi phá giới. Xưa nói là Bố tát lầm lược). Thiên đầu nếu phạm, sự không thể trị. Thiên thứ có trái cần hai mươi người. Nếu làm tội nhẹ đối người không đồng mà trừ hối đó. Tiếng Phạn gọi là A Bát Để Bát Lặc Để Đề Xá Na. A Bát Để là tội lỗi. Bát Lặc Để Đề Xá Na là đối người mà nói. Nói lỗi mình mong được thanh tịnh, tự cần đều nương phần hạng thì có thể mong diệt tội. Nếu tổng tướng bàn lỗi chẳng phải luật chấp nhận, xưa nói là sám hối, chẳng phải liền nói tội cớ gì sám ma là âm bên tây, tự sẽ nhận nghĩa còn hối là chữ của Đông hạ, theo hối là tự, hối đó cùng nhận lỗi không can hệ nhau. Nếu nương bản Phạn, khi trừ các tội nên nói rằng chí tâm nói tội, do đây rõ xét. Dịch sám ma là truy hối tợ như can do đến. Người nước phương tây chỉ có lầm chạm và thân lầm chạm nhau, không hỏi lớn nhỏ, lớn thì duỗi tay đến nhau, nhỏ thì chắp tay cung kỉnh, hoặc có thể vỗ thân, hoặc lúc cầm tay miệng nói “sám ma”, ý là xin tha thứ xin chớ giận trách.

Trong luật nói: Đề Xá Na, sợ ôm lòng sau mang đến người tạ tội, đã nói lời Sám ma, hẳn như tự mình bày lỗi, chính nói là “Đề Xá Na” Sợ ôm lòng sau trệ dùng sửa mê trước, tuy có thể thói quen đã thành từ lâu mà sự cần nương gốc. Tiếng Phạn gọi là Bát Thích Bà Thích Noa dịch là Tuỳ ý cũng là nghĩa no đủ, cũng là tuỳ người khác ý nêu chỗ phạm kia.

16- Muỗng đũa hợp chăng: Cách ăn ở phương chỉ dùng tay phải, hẳn có bệnh cho nên khai cho chứa muỗng đũa kia thì Ngũ thiên không nghe tên, bốn bộ cũng chưa thấy, mà Đông hạ có việc đây. Kẻ tự là pháp xưa, tăng lữ tuỳ tình dùng chăng? Đũa tức không cho mà chẳng ngăn, tức là ở lược giáo, khi dùng chúng không chê bai, Đông hạ liền có thể làm. Nếu chấp tục có chê cười, cõi tây nguyên không nên cầm, ý chỉ lược giáo việc kia.

17- Biết thời mà lễ: Phép lễ kỉnh cẩn hợp nghi kia, nếu không thuận giáo thì đất bằng đảo ngược, cho nên Phật nói: “Có hai món dơ không nên nhận lễ củng không lễ người khác, nếu trái lời dạy mỗi lễ đều mắc tội ác tác. Gì là hai dơ: Một là ăn uống dơ, nghĩa là nếu ăn nuốt tất cả các vật, thậm chí nuốt một miếng thuốc nếu không súc miệng rửa tay rồi đến thì đều không nên nhận lễ hay lễ người khác. Nếu uống tương hoặc nước nhẫn đến nước trà, mật và tô đường, nếu chưa súc miệng rửa tay, lễ đồng trước phạm tội. Hai là bất tịnh dơ, nghĩa là đi đại tiểu tiện dính thân chưa rửa sạch và chưa rửa tay súc miệng hoặc thân hoặc áo bị tiện lợi bất tịnh, khạt nhỗ . . . làm dơ, mình chưa sạch, hoặc sáng dậy chưa tước cây xỉa răng mà lễ đồng phạm như trước.

Lại ở đại chúng nhóm họp trai hội, kế chắp tay tức là chí kỉnh, cũng không nhọc toàn lễ, lễ liền trái giáo, hoặc chỗ ồn náo, hoặc đất không sạch, hoặc giữa đường đi lễ cũng đồng phạm. Các việc đây đều có văn luật nhưng vì lâu ngày truyền nhau ở nơi cõi lạnh, muốn cầu thuận giáo việc cũng khó làm, chớ không dẫn đồng nhiều để tự an ủi rất chịu lưu tâm nơi tội nhỏ.

18- Việc tiện lợi: Việc tiện lợi lược nêu ra nghi kia, dưới là mặc quần tắm rửa, trên là mặc tăng khước kỳ, kế lấy độc bình châm nước cho đầy, đem lên nhà xí đóng cửa ngăn thân, đất cần mười bốn hòn để ở ngoài nhà xí trên lu đá hoặc trên ván nhỏ, lượng ván và lu đó dài một khuỷ rộng nửa khuỷ, đất kia nát làm bột, riêng làm hai hàng, mỗi mỗi riêng nhóm lại đặt một hòn, lại đem ba hòn vào trong nhà xí đặt ở một bên, một chùi thể một dùng rửa thân. Cách rửa thân, cần dùng tay trái, trước lấy nước rửa, sau chùi bằng đất sạch, dư có một hòn, để lại một bên rửa tay cái kia. Nếu có thẻ đem vào cũng treo, khi dùng xong cần ném ra ngoài nhà xí, hẳn dùng giấy cũ có thể bỏ trong nhà xí.

Đã rửa sạch rồi mới dùng tay phải kéo y kia, bình để một bên, tay phải mở cửa bên, lại tay phải cầm bình mà ra, hoặc lấy tay trái ôm bình, có thể dùng tay phải nâng tay trái đóng cửa mà đi. Đến chỗ kia ngồi xổm một bên, nếu cần vật ngồi tuỳ thời lượng xứ, đặt bình trên đùi trái có thể dùng tay trái đè nó trước lấy bảy hòn đất gần thân mỗi mỗi rửa tay trái, sau dùng bảy hòn còn lại mỗi mỗi rửa sạch hai tay, trên ngói gỗ quyết cần rửa sạch, dư có một hòn đem rửa bình, kế rửa cánh tay và chân đều cho sạch sẽ, rồi sau tuỳ tình mà đi. Nước trong bình này không nên đưa vào miệng môi, lại đến trong phòng, lấy nước ở bình sạch súc miệng, nếu việc kia đến chạm bình này còn cần rửa tay súc miệng mới có thể cầm đồ khác đây chính là nghi đại tiện, thô nói như đây, hẳn kia bớt việc đều mặc ý tự làm, may có người cúng liền rửa chẳng lỗi. Tiểu tiện thì một hai hòn đất có thể dùng rửa tay rửa thân, đây tức trước thanh tịnh là cơ bản cung kính, hoặc người cho là việc nhỏ, luật dạy bèn có quở lớn. Nếu không rửa sạch, không nên ngồi giường của tăng, cũng không nên lễ Tam bảo. đây là cách ngài Thân Tử hàng phục ngoại đạo. Phật nhơn đó gồm chế cho Bí sô, tu đó thì vâng theo luật phước sẽ sanh, không làm là trái giáo thì chiêu lấy tội. Đây là Đông hạ không truyền. Xưa còn vậy giả xử nay mở bày bèn khởi tâm chê cười, liền nói “Đại thừa luống thông gì là sạch gì là dơ trong bụng hằng đầy rửa ngoài ích gì”? Đâu biết khinh khi giáo, vu báng tâm thánh, nhận lễ hay lễ người đều chiêu lấy tội. Mặc áo ăn cơm trời thần cũng chê, nếu rửa sạch Ngũ thiên đồng cười, đến đâu mọi người đều chê, tân đặt nối rộng nên truyền giáo, đã nhàm lìa trần tục, bỏ nhà đến chốn không nhà, liền nên ân cần dùng lời của cha lành họ Thích, đâu được trợn mắt nơi thuyết tỳ ni. Như kia không tin may có thể nương đây, rửa đó khoảng năm sáu ngày, liền biết lỗi không rửa.

Nhưng tháng đông lạnh phải rửa nước ấm, hoặc có ngậm nước đem đi cũng trái phép sạch. Phàm là tăng trước cần làm sạch nhà xí, nếu mình không đủ sức thì sai người khác làm, cùng mười phương tăng lý thông phàm thánh, không phí tổn nhiều, đây là cốt yếu, phải sạch nghiệp mới không luống uổng. Lý cần đại khái có thể nhận một hai viên đá, chứa đất cho đầy đặt ở bên, đại chúng hẳn không riêng phòng có thể chứa. Nếu rốt cuộc không có bình nước, cho dùng chậu ngói. . . bát. . . đựng đầy nước đem vào để một bên, tay phải rửa cũng không thương tổn. ở Giang Hoài đất dưới bồn xí nhiều, không thể ở đây liền là rửa sạch, mà nên làm chỗ rửa riêng, dòng nước thông ra là tốt. Vả lại như Thần châu, Bao Phúc, Đại Khâu, Linh Nghiêm, Kinh Phủ, Ngọc Tuyền, Dương Châu, Bạch Tháp làm sạch nơi nhà xí rất truyền pháp đây, nhưng mà để nước, đất ít có giống vậy. Từ trước khiến sớm có người dạy làm phép cũng không sai Vương Xá, đây chính là cái còn sót lại của Tiên hiền há là lòng mong của kẻ hậu tấn. Nhưng trong nhà xí chứa đất đặt bình đều cần an ổn chớ khiến khuyết sự, thêm bình rửa tưới là tốt, như chứa quân trì là chuẩn làm trước. Bình đồng đầy nắp mà miệng rộng. Xưa nay không trong rửa sạch, nếu bên bụng né riêng là một cái lỗ trên đảnh dùng thiếc cứng, cao nhọn ra giữa đặt lỗ nhỏ, đây cũng là quyền (tạm) dùng lúc cần.

Lại nói: Chép nhọc giấy bút, bao nhiêu ân cần, thuận dòng theo can gián mong có người kia.

Đại thánh đã thị tịch ở Song lâm, La hán cũng đốt thân nơi Ngũ ấn, để lại bao nhiêu giáo pháp ảnh hưởng Chấn Đán đây đi gởi bạn tổn sanh. Hưng do khách bỏ tục, bỏ phiền trược ngây ngô, mộ trong sạch sáng rỡ, cầu ngoài và hoặc trong đều diệt, kiết trên cùng phược dưới đồng rửa sạch, túc đều dấu vết kia, sáng rỡ thần kia, bốn nghi không luỵ, ba tôn là thân thuộc, đã không bị người đời cười há lại sợ thấy vua chết giận, lợi chín cõi mà xét nghĩ thành nhơn thơm ba đời, mong mỏi muôn một mà có thể sửa cũng đâu có từ chối nạn khó hai kỷ. (21).

NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỆN.

(HẾT QUYỂN 2).

 

Pages: 1 2 3 4