ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

TẠP TRƯỚC

(Có sáu bài – Tiếp theo)

TIÊU DAO

Trời đất đều ở công, muôn vật đều ở sanh, nhật nguyệt đều ở sáng, bốn mùa đều ở hành. Đạo của sanh sanh đồng, nhưng mà sở dĩ làm sanh sao một? Nghĩa là công chẳng khác, nghĩa là sanh chẳng khác, nghĩa là sáng không hai, nghĩa là hành chẳng riêng, khiến đều mặc nó tự nhiên mà ấy vậy. Như người vừa gặp hổ, lang, rắn, rồng thì các loài hổ, lang, rắn, rồng ấy lại nội tính hung dữ gầm gừ, nhưng sao tất cả đều ở chung dưới gầm trời ư? Nên nói: “Đạo cũng tự nhiên, chẳng phải Đạo cũng tự nhiên. Đạo cũng tự đắc, chẳng phải Đạo cũng tự đắc”. Xưa kia, như Hoàng Đế, Cao Tân, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Võ, Tây Bá, Hậu Tắc, Khổng Tử, Tăng Sâm, Tử Lộ, Bá Di, Triển Cần, Kiệt Trụ, U lệ, Á lai, Đạo chích,… đó đều cũng chẳng sanh ư? Mà sở dĩ làm sanh sao thường ngang bằng ư? Ăn ngủ cùng người đồng, mà động tĩnh cùng người khác. Như chỗ gọi là buộc, lấy gì để rõ đó? Làm sanh của Hoàng Đế là tu đức, chấn động cả binh lính, thị năm khí, trồng tỉa năm thứ giống, vỗ về muôn dân mà an thiên hạ, qua đi mà lên mây trời. Làm sanh của Cao Tân là thuận nghĩa của trời, biết gấp của dân, nhân từ mà oai, ban huệ mà tin, sắc màu đó thạnh vượng, đức đó cao vợi, động đó là thời, phục đó là sĩ,, đã giữ nắm trong quyết mà biến khắp thiên hạ. Làm sanh của Đế Nghiêu là nhân từ đó như trời, biết đó như Thần, ở đó như mặt Nhật, trông nhìn đó tợ vầng mây, giàu mà chẳng kiêu, sang mà chẳng buông, bình ổn trăm họ, hiệp hòa muôn nước. Làm sanh của Đế Thuấn là cha ngu mẹ khờ mà chẳng mất Đạo con, vừa hai mươi tuổi mà hiếu hạnh vang danh, trọn đạp Đế vị mà minh đức đến thiên hạ. Làm sanh của Hạ Võ là đức đó chẳng trái, nhân đó có thể gần, gắng gỏi sâu xa mà làm kỷ cương, vì trị nạn Hồng thủy, nên công đến thiên hạ. Làm sanh của Tây Bá là dốc nhân kính lão, thương trẻ lễ dưới, cách chính hà ngược, đoạn tụng ngu nhuế, bẩm mạng Thiên minh, là Quân Vương muôn nước. Làm sanh của Khí Chậu Tắc, là thích nghi cùng đất mới làm thầy nông, thiên hạ được lợi đó vậy. Làm sanh của Khổng Khâu là tổ thuật Hiến chương văn võ của Nghiêu Thuấn, lễ nhạc do đó mà thành, nhân nghĩa do đó mà sáng. Làm sanh của Tăng Sâm là Hiếu đạo rực rỡ. Làm sanh của Tử Lộ là chí nghĩa tỏa sáng. Làm sanh của Bá Di là khơi khích Đại liêm. Làm sanh của Liễu Hạ Huệ là nghĩ nhớ chí Hòa. Làm sanh của Kiệt là chung hung đức tàn hại tổn thương trăm họ, riêng tự thân chẳng gìn giữ bèn phóng túng mà chết. Làm sanh của Trụ là chống cự can ngăn, trong sức điều quấy, ham mê rượu chè dâm nhạc, hèn với phụ nữ mà giết người không tội, đối với tự thân mang ách lửa chết rất mực xấu xa. Làm sanh của U Lệ là tiếp theo Kiệt Trụ. Làm sanh của Ác Lai là gian loạn vua tôi. Làm sanh của Đạo Chích là trông nhìn khinh bỉ, buông tuồng làm giặc.

Phàm, Đạo cũng tự nhiên, như Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn là nghĩa ấy vậy. Chẳng phải Đạo cũng tự nhiên, như Kiệt, Trụ, U, Lệ, là nghĩa ấy vậy. Đạo cũng tự đắc, như Tăng Sâm, Hứa Do, Bá Di, Liễu Hạ Huệ là nghĩa ấy vậy. Chẳng phải Đạo cũng tự đắc, như Ác Lai, Đạo chính là nghĩa ấy vậy. Dao và kiếm đồng bằng sắt cùng nghĩa là tự nhiên. Ở kiếm được bén nhọn, nước do đó giao tê, đất do đó đoạn hổ hủy, tung mà thử đó hì hì vậy, đó sao biết tánh của vàng hao hút như vậy ư? Cho nên, Thánh nhân nhậm ở Đạo của tự nhiên, chẳng nhậm sanh của tự nhiên, được ở chánh của tự nhiên, chẳng được ở tà của tự nhiên, nên tĩnh cùng trời đất hợp, động cùng cầm thú khác. Nhưng giận chẳng được công kích, nghèo hèn chẳng được dung, lìa các Hữu mà lập ở Diệu, nên Quân tử không thể không biết Đạo. Đạo ấy nghĩa là Đại Diệu vậy. Chí tịch mà thông các động, chí không mà hợp với vạn hữu. Thung dung ở tiếng mà người thông minh không thể dùng hết âm đó, sáng rỡ ở sắc mà người thông minh chẳng thể dùng sạch cảnh ấy, gọi đó là không thể được. Trọn trời đất mà chưa táng mất, gọi đó là có thể được. Cùng trời đất mà chưa có, có có ở không, không không ở có. Có không đều bỏ sót, mà trở lại với tướng trạng không thể, nên nói chẳng phải chí Thần của thiên hạ, ai có thể cùng đó ư? Do vì nắm cả trời đất, xoay chuyển nhật nguyệt. Trời đất nhật nguyệt tuy là lớn vậy, nhưng nào thường chẳng làm Dụng của Đạo ư? Vô danh là mới đầu của trời đất, Hữu danh là mẹ của muôn vật, nghĩa là đó vậy. Có người ở đó, chẳng phải nguyên ở đạo xỏa tóc đi cuồng. Nghĩa là ta tự nhiên vầng trời rối ren ở trong nhìn nghe, rong ruổi vật ngoài, đem giam giữ tánh ấy vậy, lại sao đến được ở sanh? Phàm, người có hai đại, đó là Tánh đại và Tình đại vậy. Tánh đại nên hay sanh thần muôn vật, Tình đại nên hay ngăn che tâm của Thánh nhân. Vàng cùng cây gỗ đồng cọ mài thì bốc cháy, cây gỗ chẳng hơn nên cháy vậy. Tình và Tánh cùng chế cảm thì loạn, tánh không hơn nên diệt mất vậy. Sao biết? Phàm, Tánh toàn, đông người chẳng làm Thánh ư? Tình toàn, Thánh chẳng làm đông người ư?

Hoặc có người nói, nhà sáng vách bít, cửa cao bảng vợi, đó là nơi hàng trưởng giả mến mộ hay đến, mà chim qua đó thì bay nhanh, thú qua đó thì chạy vôi, Tiểu nhân qua đó thì đuổi theo gió mà đi. Nhưng mà chim thú sanh sống ở rừng chầm, Tiểu nhân thành từ xóm làng. Phần đó đã định mà tánh đó không thể biến đổi. Đó là ba loại cùng mà đi, chẳng như vậy ư?

Đến đây mới nói: Tánh toàn thì đông người có thể làm Thánh, tình toàn thì Thánh có thể làm đông người. Đó là chỗ chưa từng có ở đời vậy. Tiêu Dao nói: “Chẳng đợi Hoàng Đế mà luận Đại trí, tượng lớn gục ở con trùng đục khoét; chẳng phải Bành Tổ mà nói Đại viên, Thung lớn gục bởi có Thuấn anh hẳn vậy”. Phàm, so lường vì Mạnh Tân sao có thể dùng dùi? Nhìn mây trời sao có thể dùng ống trúc? Nhìn Đại Đạo sao có thể dùng hình hài. Nên Thần chiếu mà Tâm chẳng trệ là có thể cùng nói Đạo vậy. Phàm, ở con của Việt, Di, Khê sanh mà đồng tiếng, trưởng thành mà khác tục. Xưa kia, Thái giáp buông tuồng hung bạo chẳng có đạo pháp như Thang mà Y Duẫn dạy đó ba năm thì chuyển đổi thiện tu đức cuối cùng chầu chư Hầu. Ở thời nhà Chu, Tuyên Vương (Cơ Tĩnh 82-81 trước tây lịch) là con của Lệ Vương (Cơ Hồ 81-82 trước tây lịch), mà Chu Công mời Công Phụ đến tu chính nên hay khua động Di phong của Thành Khang. Tề Hoàn Công tham mê nhạc chẳng phải lễ, là do Quản Trọng làm bạn vậy. Nên có thể một chánh thiên hạ mà làm lớn Ngũ Bá, như dựng Dao đổi ngà vậy, nên cha con nghi kỵ, nước đó đại loạn. Tử Lộ kia là người hùng dõng, hơn ở Trọng Ni, nên hay đem Nghĩa xiển dương, khúc nhạc của Danh quỳ vậy, đánh đá vỗ đá mà trăm thú đều múa. Thuế khóa của Tồ Công, sáng ba chiều bốn mà chúng đông chết oán, bầu ba trống đàn mà cá bơi lội ra nghe. Bá Nha đánh đàn cầm mà sáu ngựa ngưỡng thức ăn. Thái Giáp, Tề Hoàn là người bên trong du phương, mắt thấy tai nghe chưa hẳn vượt ngoài sự vật. Tâm tình cùng đánh nhau lượn đi lượn lại chẳng dừng, một mai làm người chỗ hóa Lễ nghĩa hơn đó, còn có thể bỏ ngu hèn mà hầu mong ở Hiền giả. Họ như thế đó, cầm thú kia vậy, do tình người động vì muốn đuổi theo vật còn có thể cảm nhạc mà thuận dưỡng. Chín thứ ấy đâu khác sanh mà riêng ở tạo hóa ư? Sao phải Thủy đây mà chung kia, thú ở mà người theo, huống hồ là Đại thông ư? Huống hồ là Đại toàn ư? Mênh mang chỉ Thần, chết sống chẳng hóa ấy vậy. Lại nữa, sao người mà chẳng làm Thánh ư? Nên Tuân Khanh nói: “Thần chẳng lớn so với hóa đạo, Phước chẳng lớn ở không họa”. Chỉ người đến nước khác hẳn biết đường. Người đi muôn dặm hẳn chứa hành trang. Đến mà chẳng biết đường của Hồ Việt, thì vùi mất thân chẳng thăm thấy nước khác. Đi mà chẳng nhấc động nửa bước chân thì trọn đời chẳng lìa cửa nước. Nên Quân tử mắc hoạn không biết lý chẳng mắc hoạn tên họ không đẹp, mắc loạn không hành. Đạo mà không mắc hoạn Tâm đó chẳng thần. Thường thử luận nói: “Thánh Ngu là Nghiêu Kiệt”. Khí họ có khác mà Tánh họ thường một. Tánh chẳng phải khí mà chẳng phải có, khí chẳng phải Tánh mà chẳng sanh. Nên khí ấy là đợi ở tánh, tánh ấy là mượn ở khí, khí và tánh chưa từng trái nhau. Người xưa đã được mẹ họ đã biết con họ. Đã biết con họ lại giữ được mẹ họ, lấp vùi thân chẳng chết. Nên, phàm, tương giao của Âm Dương là sanh Ngũ hành. Tánh nhân Âm Dương mà gặp tương giao đó, nên làm Thánh nhân, làm Hiền nhân, làm Nhân nhân, làm Nghĩa nhân, làm Tiểu nhân, làm ngu nhân. Còn Lễ vận nói: “Người là đức của trời đất, là tương giao của Âm Dương, là tụ hội của Quỷ thần, là khí lành của Ngũ hành”. Phàm, Thánh nhân là được toàn Âm Dương. Nhân nhân và Nghĩa nhân được ở một của Ngũ hành. Cầm thú lại được nhỏ nhiệm của nhỏ nhiệm ấy vậy. Phàm, tánh đó cùng với khí của lửa đó ở củi vậy. Tánh của lửa nó sáng rỡ chỉ một, đến lúc đốt ở cây cỏ thì ánh sáng đó chưa đồng vậy. Cho nên người đến với Đạo thời xưa chẳng vì tâm sai sứ khí, chẳng vì khí nhiễu loạn tâm. Tâm đó chẳng động, thì người chánh tánh mạng. Nên Lão Đam nói: “Quy căn gọi là Tĩnh, Tĩnh gọi là Phục mạng. Phục mạng thì Diệu quán ở sắc mà theo đến vậy”. Chẳng phải không, chẳng phải không ấy là thường không có vậy. Chỉ sắc ấy là có tức chẳng phải Thường vậy. Biết sắc tuy vọng mà không, chưa từng làm không. Người lầm hoặc đều làm sắc mà cách ở không ấy vậy. Mà sắc ấy là cũng chẳng làm có thể giúp ở vạn vật rối ren khác mà đây sao chẳng đồng. Nhưng, tuy biết chưa kịp Thánh mà sở dĩ làm Thánh, lại sao khuyết đó? Nghĩa là, đó chẳng phải sắc, vức lớn của muôn vật. Nghĩa là đó chẳng phải không, Đại Tông của muôn vật. Do đó, Tam thừa đồng đều quán, tâm không mà vào Đạo. Được như vậy thì trải qua đại loạn mà chẳng quấy nhiễu, giẫm đến tai ách mà chẳng nguy ngập. Chẳng làm mà tự hóa, chẳng tháo mà tự chánh. Trời đất có mất mà đây chưa từng mắc hoạn đó có chung, Nhật Nguyệt có ngấm tắt, mà đây chưa từng mắc hoạn đó có cùng. Đó hoặc là Chân Đạo Tiêu Dao, chỗ hướng đến của các người đi vậy.

VĂN DỜI TÂY SƠN

Tự Nhiên Tử, có đạo của Tây Sơn ấy vậy. Ở nơi nghiêng hẹp suốt ba mươi năm, giao du xen tạp với già nông già vườn mà chưa từng một ngày đem nói việc gặp vật. Khoảng đầu niên hiệu Khang Định (100) thời Bắc Tống, Triều đình cầu Nho ở Thảo Trạch. Biết mình sắp đem Đạo dâng hiến Thiên tử, Tự Nhiên dẫn đi chẳng đoái hoài.

Tôi, đối với Tự Nhiên Tử có nguyên cớ vậy, nghe mà lầm hoặc đó, nghĩa là Tự Nhiên Tử là bậc Hiền, không nên chẳng thấy gặp, mong nghĩ vừa đang xa cách chẳng được cùng nói, nên dùng văn từ để dụ hiểu đó rằng: “Ông Tự Nhiên Tử đọc sách thâm cứu Đạo của Nghiêu Thuấn, đâu nên tự riêng tự đắc chí. Suy ở thiên hạ cùng người chung đó, chẳng đặng đừng ở núi rừng mà thôi. Xưa kia, Tăng Điểm, Nhan Uyên vui thích Đạo, trọn sống ẩn ước mà chẳng đổi thay. Kia vì thời mạng rất rối ren mà như vậy, còn nay thiên hạ một nước Vua là người có Đạo, thời của Tự Nhiên Tử hẳn khác vậy. Sao được so với hai vị kia đồng thời gian mà nói ư? Tôi thường nói: Đạo của người ẩn có ba, đó là Thiên ẩn, Danh ẩn và Hình ẩn. Hình ẩn ấy là giấu kín núp sâu một lần đi mà chẳng trở lại, chẳng phải chỗ ưa thích của người ngạo đời vậy. Như Trương Trở, Kiệt Nịch là hạng người ấy vậy. Danh ẩn là chẳng trông nhìn trị loạn cùng sự nổi chìm của thời cuộc, trốn lộc chu toàn sự sống là chỗ họ ưa thích, như Đông phương Man Thiến, Dương Tử Vân là hạng người ấy vậy. Thiên ẩn ấy là Tâm chẳng ngưng trệ bó buộc tuyệt ở sự không cố định không hẳn phải. Có thể hành tức hành, có thể dừng tức dừng, thông chỗ biến, đó là chỗ họ ưa thích, như Thái Công Vọng, Khổng Tử, Nhan Uyên là hạng người ấy vậy. Ông Tự Nhiên Tử, chỉ ở Khổng Tử mà chỗ giữ cùng như Trương Trở, Kiệt Nịch ấy vậy. Trương Trở, Kiệt Nịch kia là vạch vạch xén xén, riêng khéo tự dưỡng, chẳng có tâm âu lo thiên hạ, chưa đủ cùng vậy. Tự Nhiên Tử hẳn nên suy tư đó, cùng Đạo đó ở núi rừng sao như ở tại thiên hạ; cùng vui đó với khỉ vượn hươu nai sao như vui cùng vua tôi cha con? Chí đó xa mà tiết đó lại lớn, vì đó danh tiếng rực rỡ, đất trời soi chiếu muôn đời, cũng chẳng thạnh vậy thay! Tự Nhiên Tử tư duy đó, hành vậy không tạm dung cùng người biết nói, đâu vì tôi làm nói cuồng ư?

VĂN BUỒN THƯƠNG ĐỒ LONG

Đồ Long (giết mổ Rồng), xưa trước có Chu Bình Mạn vì học chỗ sai lầm mà cùng ở đương thời. Bình Mạn, không biết là người thế nào, tánh tình cứng mạnh, lấy sự cắt gà mổ trâu chẳng đủ để hết dõng nghị đó, nghĩ gởi khác thường đó giết (Đồ) đề vừa ở trí, nên hết ngàn vàng vốn học ở thầy, suốt ba năm học thành mà không chỗ dùng, nó khéo léo bướng bỉnh, ở đời không chỗ tin, đến cắt dê mổ chó là dương dương đi trước, mọi người nơi chợ giếng trông thấy thì chỉ và cười mà nói: “Ô hay! Bình Mạn đến vậy”. Trải ngàn vạn năm có người nghe phong đó mà tự cảm, tạm làm thành bài văn để mở bày việc đó. Long (Rồng) là loài Tình linh thuần dương ở giếng trùng vẩy. Chẳng có định hình cậy thần mây khí mà biến hóa chẳng lường, nên đối với người đời hiếm được mà trông thấy. Kia (= Đồ) muốn tuyệt tinh quái ấy, dứt trừ hung bạo cho người ở sông biển, hết hình sống đó, sạch chủng loại ấy. Chẳng thể du nhận ở không liên can, trí cùng Thần gặp, mà Rồng có thể giết ư? Thường nghe, đất nước ở trong biển, người đó như vậy, nương gió cưỡi mặt nhật vào ra ngoài đất trời, đi lại không dấu vết. Kia là đồ nhấm thịt rồng là vốn chỗ cấp giúp, Đồ long đó là việc của người kia vậy. Nhưng việc của Đồ long ở xưa thì dùng ở nước đó. Còn nay (thời của Bình Mạn) hoặc mất, cơ hồ dứt vậy. Bình Mạn thân thế thì khác với người kia, mà làm Đồ Long đâu phải thích nghi đó ư? Nhưng Bình Mạn chẳng phải không biết đó chẳng phải mình nhậm ư? Bởi tánh cùng Đạo đó hợp mà hình tích ngoài quên, lại nào rảnh để tính dùng của thế tục chẳng dùng ư? Phàm, Long đó làm vật mà nó cũng là Thần vậy, làm thuật của Đồ là khó thể được của người. Bình Mạn ở đó thì cứng rắn làm thế, cùng lại chẳng dừng, đó là tánh của Bình Mạn vậy. Thần Võ Diệu được ở dõng của Thánh nhân ấy vậy. Than ôi! Đồ Long nghe đó ở xưa, nay đời nào mà không có một lần thấy ở tánh của Bình Mạn. Chỗ gọi là người Thánh Hiền là hay tận tánh của người, tận tánh của muôn vật. Thánh Hiền ấy còn chưa nghe khác tâm của Bình Mạn, mà chánh chỗ gởi đó, huống gì là tục của khư khư, họ có thể biết Bình Mạn ư? Đạo của Đồ Long chẳng làm cùng ư? Đau đáu giữa khoảng Lục hợp, xưa vậy lại nay, người đi họ có thể buồn, người lại họ có thể thương.

GHI VỀ RỒNG NGÂM.

Năm mười chín tuổi, tôi sang hương Phong Ninh thuộc ấp của tôi, đến ở nhà của Diêu Đạo Cô. Đạo cô khác với phụ nữ vậy. Nhà đó tại

Sơn Cân, lưu ở tạm vài ngày, bèn nghe nơi hông núi của nhà đó có âm thanh phát ra ở giữa khoảng bờ ao, thư thả như khua dọng chuông lớn, như thế vài tiếng. Mới đầu tôi lấy làm quái lạ, ngoảy trông nhìn đó thì chẳng phải có chuông có thể phát ra tiếng. Khoảnh khắc sau, tôi đem hỏi Đạo Cô, Đạo Cô tỏ vẻ cung kính mà nói: “Lạ thay! Rồng ấy ngâm vậy. Người nghe đó là điềm lành lớn vậy. Ông về sau hẳn sẽ tốt lành!” Đạo Cô lúc còn trẻ con từng đến lấy nước trong khe, thân cảm nước bọt của Rồng, đến đêm người lễ, ánh sáng Rồng tỏa phát nơi phòng nhà, người con gái ấy bèn chết mất, chết mà sống lại, và chẳng còn vui thích ở nhà đó. Người trong làng cho đó là Thần, bèn vì dựng lập Tinh lô ở tại trong núi. Nhưng Diêu nữ từ nhỏ riêng giữ trai giới thanh khiết, mới đầu nghịch nói việc tốt xấu trong nhân gian, những việc đó đều có ứng nghiệm. Đến lúc tôi thấy gặp thì đã già, tuổi ngoài sáu mươi, khí lực và dáng mạo vẫn lãnh nhiên. Chẳng còn nói việc tốt xấu của người, chuyên mặc túi mũ áo vải ở trên lầu cao, chuyên trì tụng kinh Phật, tuy cả muôn lời mà mỗi một ngày đêm hẳn xong vài pho (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa). Vì tấm lòng từ thiện đó, nên người làng ấy tự nhiên cùng hóa. Tôi từng hỏi cô ấy nguyên do gì được trao kinh. Cô đáp: “Thuở mẹ thiếu thời từng có vị Thần Tăng nương giữa hư không mà đến dạy cho mẹ (Đạo Cô) vậy”. Tôi tin chắc điều Đạo nói về Rồng ngâm là không dối vọng vậy. Tôi đọc xem sách xưa nói người như vậy có lắm nhiều, như Phòng Quan, Tiết Lệnh lúc nghèo hèn nương náu nơi núi rừng, đều nói là gặp nghe được Rồng ngâm, mà sau đó quả thật Phòng Quan làm Tể tướng, Tiết Lệnh làm đến Thái Tử thị độc. Tức điều nghe của họ đều có ứng nghiệm vậy. Than ôi! Tôi tuy chẳng bằng hai người đó, nhưng mà tuân theo Đạo để hành thôi, đâu phụ đối với Thánh Hiền. Mà rất cùng vì Hoằng pháp bị người ngu vu khống vùi dập, bèn bày xấu xa nói thiên hạ. Sao chỗ nghe đó chưa khác mà sự ứng nghiệm chẳng đồng ư? Điều Diêu thị nói đó đáng nghi ngờ vậy! Theo ý tôi, phàm, Rồng là biểu tượng của Quân Vương vậy, há nay thiên hạ đang bình trị hưng thạnh, tiếng tăm văn vật, vì gặp thời ấy được lấy mà ca đó. Đó là nghiệm ấy vậy. Nếu chẳng vậy thì Rồng thần cũng có hư vọng để nghe đó ư?

GIẢI VỀ TỊCH TỬ

(Bởi thuở thiếu thời, Sư từng xưng mà sau đổi hiệu là Tịch Tử).

Tịch Tử là học Phật ấy vậy. Vì Đạo sở đắc đó là tịch tĩnh áo diệu (vắng lặng sâu mầu), nên bảo gọi là Tịch Tử. Tịch Tử đã nghiên cứu học ấy, lại vui tập theo Nho. Sách tập theo Nho có lắm nhiều mà vui làm văn từ, nên làm chỗ rõ của người học. Người học Phật cho rằng, Tịch Tử hẳn nhiều tâm ư? Chẳng thể chuyên thuần Đạo đó, sao vì đó mà ngự vậy. Người học Nho cho rằng, Tịch Tử chẳng phải người thật làm Phật mà chỉ xin gá vết trong Pháp nhà Phật.

Tịch Tử tôi trộm cho rằng, hai hạng người trên là không biết nên nói vậy, không thể không bảo cùng họ, nhân đó nói cùng hai người khách rằng: Vui thích Nho của tôi là bởi lấy đó đối với trung đạo của tôi có chỗ hợp mà làm đó vậy. Điều Nho gọi là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, cùng với nhà Phật tôi gọi là Từ bi, Bố thí, cung kính, không ngã mạn, Trí tuệ, không nói lời hư dối, lời thêu dệt. Họ làm tiêu mục tuy chẳng đồng, mà do vì họ lập thành thật tu hành đẹp đời dạy người đâu khác ấy ư? Làm tâm của Thánh nhân là muốn mọi người đều thiện, khiến họ đều thảy bỏ tội ác, tạm đồng có đem đạo đó khiến người làm thiện. Đâu nói kia tuy thiện chẳng phải do trong giáo nhà Phật tôi mà sở dĩ làm thiện, tôi chẳng thiện đó vậy. Như vậy thì đâu được gọi là Thánh nhân ư? Nên tôi vui thích Nho cũng muốn mờ mờ sáng chỉ của Thánh nhân mà cùng người làm thiện vậy. Lại nữa, nhà Phật tôi đó dùng muôn hạnh mà làm người vậy, nay những điều Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín của Nho há chẳng phải chỗ nhà Phật tôi thi hành muôn hạnh ấy ư? Vì tôi muôn hạnh lại làm sao ngủ ư? Lại nói với đó rằng: “Khách không vì tôi vui thích Nho mà nói là gá vết tích tạm dung trong Pháp nhà Phật vậy. Tịch Tử Tôi tuy không lớn quá người, há không thể làm việc giữ cửa đánh mõ gõ bảng để tạm dung thân đó ư? Cam nhận xuống tóc, nhẫn chịu sự mến thương, miệng chẳng dám thường ăn cả thứ máu huyết tanh nồng. Vì người phụng Phật thật vì giáo đó rộng lớn, Đạo đó sâu sắc, lấy đó để tu thân thì thanh tịnh trai giới, lấy đó để tu tâm thì chánh tĩnh không vọng, lấy đó mà suy ở người thì đổi bỏ ác làm thiện. Thiện là làm Thánh thật, vì đó đối với sống chết thủy chung thì thông ở Quỷ thần biến hóa. Tuy đói rách khô khan gá nơi cỏ rác mà chẳng nhẫn đổi dời chánh vì chỗ còn đó như vậy. Phàm, chợ giếng, tiểu nhân lấy trợ đạo cùng thầy, có một lời nói lợi chỗ làm đó, còn có thể trọn đời đổi đức của thầy đó. Tịch Tử tôi tuy hẹp hòi, sao chẳng Hiền so với bọn chợ giếng ư? Được Đạo của người mà kiêu hãnh, vì phụ giáo đó mà nô lệ đó, người chẳng nhẫn làm vậy. Tịch Tử Tôi làm đó ư? Ngửa trời cúi đất, tôi chẳng dám khinh đối với Thánh nhân vậy. Khách may không lấy đó vì nói vậy.

Hai người khách cùng đem giáo đó cùng biện luận. Tịch Tử tôi cũng theo mà dẫn dụ đó rằng: Khách không tranh cải vậy. Nho và Phật là giáo của Thánh nhân vậy. Chỗ xuất phát đó tuy chẳng đồng mà đồng kết quy ở trị đạo. Nho là Đại hữu vi của Thánh nhân ấy vậy, Phật là Đại Vô vi của Thánh nhân vậy. Hữu vi là để trị đời, vô vi là để trị tâm. Trị tâm là chẳng tiếp ở sự, chẳng tiếp ở sự thì chí của thiện thiện ác ác không thể được mà dùng vậy, Trị đời là thích nghi tiếp ở sự, thích nghi tiếp ở sự thì Lễ của thưởng thiện phạt ác không thể không cử vậy. Tâm đó đã trị thì gọi đó là tình tánh chân chánh. Tình tánh chân chánh thì cùng chỗ dẫn dắt của lễ nghĩa mà thấu đạt đó cũng chẳng hội hợp ư? Nho là muốn người nhân giáo để chánh sự sống đó, Phật là muốn người do giáo để chánh tâm đó (Hoặc nói muốn người chánh Tâm để hành giáo đó). Tâm ấy là suốt triệt Thần minh. Thần minh ấy là đời không được nghe thấy, nên nói Thần minh hẳn dụ lấy xuất thế. Nay kéo dẫn ở đời mà bàn nghị xuất thế đó, đó cũng không nghĩ quá lắm vậy. Nên người trị thế không phải Nho thì chẳng thể được, người trị xuất thế chẳng phải Phật thì không thể được.

Hai người khách lại cùng biện luận về ngọn của giáo ấy… Tịch Tử tôi lại vì dẫn dụ đó rằng: “Quân tử đối với sự cần nên đo lường gốc đó để tề ngọn đó, thì chí thường được mà lời nói chẳng mất vậy. Nay các vị mỗi tự chẳng rõ sở dĩ làm giáo đó mà biện luận chỗ phụng giáo đó. Tôi chưa thấy người đạt được đó vậy. Tạm biện luận ngọn đó, ai chẳng thể biện luận vậy?

Hai người khách tạm dừng. Nhưng Tịch Tử tôi cùng người giao du, chẳng tiếp thế họ, chẳng phụng hào phú họ, chẳng cần danh dự họ, chỉ muốn họ đạt đạo cùng mình hợp vậy. Như cùng đó thấy họ nói to lớn cùng rỉa rói nhau, chợt nhiên chẳng vui thích đó. Hoặc có người hỏi Tịch Tử tôi rằng: “Tợ như ông khéo ở Phật, bởi đề cao đạo của ông để chỉ bày ở đời vậy?” Tịch Tử tôi nói: Đạo tôi khó nói vậy, nói ở gần thì thường chẳng cùng cực, nói ở xa thì thường tự đắc. Còn ở người mà thông ở Thần đạt ở Thánh, trải qua sống chết biến hóa mà chẳng mất, chưa dễ mỗi một cùng người đời nói vậy. Người thành thật muốn cầu đó phải nên tham tầm ở nội thư do Tịch Tử tôi trứ thuật vậy.

TỊCH TỬ GIẢI NGOẠI

Tịch Tử làm kẻ ẩn của giòng họ Hác, tánh giản đơn sạch sẽ, chẳng hẹp hòi giữ lễ hà khắc, nên bị người thế tục phỉ báng oán ghét, trọn đem ngạo dối mà gán cho đó. Mới đầu, Tịch Tử dùng thuyết của Lưu tục nên chẳng đủ để đoái hoài, tuy bọn thông mẫn khuôn phép đó cũng chưa từng kính phụng giáo. Đến lúc lớn, đạo nghiệp tạm tu, mà sự phỉ báng đó càng lắm, lại cùng khuôn pháp càng chuyên cần, Tịch Tử vỗ về than rằng: “Ở đất thật không có người biết được ta vậy?” Mới bị người khuôn phép cùng đó nói rằng: “Ở đời cho tôi là ngạo, há chẳng phải vì tôi riêng lập hạnh một mình chẳng cùng đời xen tạp đó ư? Lại đâu phải vì tôi không thể lời ngọt dáng mềm mà cùng đời thuận theo cúi ngưỡng ư?” Người khuôn phép nói: “Chẳng ra là phải vậy”. Tịch Tử nói: “Nói Đạo đức lễ nhạc, cốt yếu là ở thành thật, chẳng phải ngay trong sức dung mạo mà chuyên việc cúi ngưỡng nói năng vậy. Tôi ghét người theo Lễ ở trong thế tục, chỉ dáng mạo cung kính mà thân thì gắng gỏi. Xét thành thật đó thì trong muôn phần chẳng được một. Bên trong thì tự khi dổi mình, bên ngoài thật khinh ngạo người. Nên tôi đối với người muốn họ thành thật tin, chẳng chuyên ở dung mạo nói năng cúi ngưỡng vậy. Chỗ gọi là người thì ai chẳng thể dùng thành thật tin để tiếp đó. Thành thật tin đó thông, tuy dung mạo vái nhường cũng chẳng là ngọn ư? Xưa kia, Nghiêm Tử Lăng đến Hán mà nằm, thấy Hồng Lô đến Đường mà chẳng bái. Chánh có nghĩa là dùng thành thật tin để đãi thiên hạ vậy. Ông cho rằng hai người kia họ chẳng phải là phải ư? Hẳn lấy làm ngạo thì tôi đây không như họ. Tại sao? Tục ngày nay cho đó là cung kính mà chẳng hỏi Nhân hay nghĩa hay bất nghĩa. Chỗ có quyền lợi thì chiếu cỏ cũng gắng gỏi, rong chạy đến dưới đó cam chịu sai khiến thân mà chẳng hết. Còn khi quyền và lợi chẳng còn, thì tuy Hiền và nghĩa cùng ngồi thì hẳn ngôn láo, cùng nhìn thì hẳn trừng trợn, bày dẫy kiêu khí lấn lướt người. Thư nói: “Ngạo Lang minh đức chánh” là nghĩa của đó vậy. Than ôi! Chỗ làm của thế tục như thế, chỉ chẳng tự dẫn lỗi quá của họ, mà trái lại dèm pha ta, cũng như phủ bụi đó mà cười chẳng sạch. Ông đi đi vậy, không cải đổi khuôn phép tôi”.

(Hết phần Tạp trước)

THƯ

THƯ VẠN LỜI TẤU DÂNG HOÀNG ĐẾ NHÂN TÔNG

Ngày, tháng, năm.

Thần là Sa-môn Khế Tung, ở Lan-nhã Vĩnh An tại Linh Ẩn, Hàn Châu kính cẩn mê muội liều chết kính dâng thư lên Hoàng đế Bệ hạ.

Thần nghe, cùng mà chẳng quên Đạo học đó là Hiền vậy, mất mà chẳng quên nghĩa chí sĩ đó là Đức vậy. Ở đây có người tuy chẳng phải Hiền Đức mà chưa từng quên Đạo nghĩa ấy vậy. Nay muốn nghiên cứu tận tường nhỏ nhiệm nơi pháp của Thánh nhân, ấy mới gọi là chẳng quên Đạo vậy. Nay lo âu khuyết mất chánh trị của Bệ hạ (Hoàng Đế Nhân Tông tức Triệu Trinh. 1023-10 thời Bắc Tống) tức là chẳng quên nghĩa vậy. Thần là người đó vậy. Thần thường vì thấy xưa nay văn hưng phát, các nhà Nho dùng văn để bài bác Phật, mà Phật đạo xâm suy. Thiên hạ, người làm thiện đó lầm hoặc, nhưng đây vì liên quan với chính hóa của Bệ hạ, chẳng ra sức cứu thì Đạo và giáo hóa đó mất. Nên ở trong núi, thần thường trộm viết sách để khuyên nhũ đời. Tuy nhiên cũng mong truyền tấu đến nơi Đan trì của Bệ hạ, mà nhỏ nhiệm thành thật, không đủ khả năng trên cảm, thường sợ già chết nơi hang hốc cùng chí ý đó trái nhau. Nay chẳng lánh phạt trách chết mất, lại ôm thư đó tìm đến dưới cốc, thành thật mong muốn Bệ hạ xét đó toan tính ở Đạo chẳng nghĩ gì thân, vì pháp chẳng vì danh, mở sách đó mà xem sơ, tuy có phải chịu nép cúi dưới búa dùi cũng không chỗ hối hận vậy.

Nếu nay các nhà văn đều nói hẳn bài bác Phật, nên ở đời chẳng dùng, mà chỉ mỗi tôn quý đạo của Quân Vương, kính mộ chính của Tam đại, đó đâu biết đạo của Phật cùng với Vương đạo hợp vậy. Phàm, Vương đạo là Hoàng Cực, Hoàng Cực có nghĩa là Trung đạo. Mà Đạo của Phật cũng nói Trung đạo, đó đâu chẳng vậy ư? Nhưng mà vừa Trung cùng chánh chẳng thiên lệch, chẳng tà, tuy đại khái cùng Nho đồng, và đó suy vật lý mà cùng thần cực diệu thì cùng đời muôn tướng vậy. Nên pháp đó gọi là: Tùy dục, tùy nghi, tùy đối trị, tùy Đệ nhất nghĩa. Đó, họ dạy người thực hành điểm gọi là Trung đạo. Như Tùy dục thì hãy chớ nói luận bàn. Còn điểm họ gọi là Tùy nghi là bởi nói phàm việc gì thì hẳn tùy thích nghi đó mà thích nghi vậy. Điểm họ gọi là Tùy đó đối trị, bởi nói với thiện thì thiện trị đó, với ác thì ác trị đó. Hai điều đó cùng pháp của Đại Vương dùng mừng thưởng để tiến thiện, dùng hình phạt để răn trừng ác, đâu xa nhau ư? Chỉ tâm Phật là Đại công, còn Đạo của thiên hạ là thiện mà thôi vậy. Chẳng hẳn đã ra là tốt đó, chẳng hẳn đã 80 ra là xấu đó. Nhưng Thánh nhân hẳn là Thần mà làm đó, mà Nhị Đế Tam Hoàng vọng về biết đó chẳng phải là biến của Phật ư? Phật chẳng phải là gốc của Nhị Đế Tam Hoàng ư? Thi nói: “Thần đó cách tư, chẳng thể độ tư, cũng có thể xạ tư”. Đó bởi nói chế có nghĩa không thể lường của Thần vậy. Tạm dùng chỗ thích nghi đó mà thích nghi đó vậy. Bệ hạ là Bậc chân chủ Đế Vương vậy, thích nghi thiện với Đạo của Đế Vương vậy. Nay Bệ hạ chuyên chí Thánh đoạn, cùng khắp Hoàng Cực mà đến với thiên hạ, nhậm Hiền và Tài, chính sự lớn nhỏ hẳn được chỗ đó. Hiệu lệnh chẳng mất tin đó, chế độ văn vật chẳng mất thích nghi đó, với người đáng thưởng thì thưởng đó, với kẻ đáng phạt thì phạt đó, khiến Bệ hạ sử dụng đạo đức của Nghiêu Thuấn càng sáng càng phấn phát, thì Đạo của nhà Phật quả nhiên ở nơi thị thể của Bệ hạ vậy. Kinh nói: “Dùng ngữ ngôn trị thế, giúp sống các nghề nghiệp… đều thuận chánh pháp”. Đó là nghĩa đây vậy. Lấy đó mà suy thể xa của Thánh nhân, chẳng chỉ luận ở vết tích gần đó vậy. Nhưng thể xa là người phần nhiều không thấy, vết tích gần là chưa tăng phần nhiều buộc chấp, chỉ Bệ hạ là bậc Thánh nhân, xa gần thảy đều quán sát. Mong Bệ hạ phát mở thể xa đó, khiến các nhà Nho được biết đó, dẫn dụ vết tích gần đó, khiến chư tăng thông suốt. Phàm vết tích là thuộc về giáo, mà thể là thuộc về Đạo. Chẳng Phải Đạo thì giáo ấy không có gốc, chẳng có giáo thì Đạo ấy không hiển bày. Nên giáo và Đạo cùng cần vậy.

Xưa trước, vua Đức Tông (Lý Khoát 80-805) thời tiền Đường, muốn kính mộ đạo đó mà không phụng giáo đó, đó chẳng phải là biết đạo vậy. Vua Ý Tông (Lý Thôi 80-8) thời tiền Đường đắm mê giáo đó mà không tỏ rõ đạo đó, đó cũng là chẳng phải biết giáo vậy. Vua Võ Tông (Lý Viêm 81-8) thời tiền Đường, khinh miệt Phật, bởi không biết Đạo và giáo ấy vậy. Thần trộm thấy Bệ hạ tán tụng văn Phật thừa, Bệ hạ đáng gọi là bậc Đại minh. Phàm giáo đạo của nhà Phật như vậy, mà người học mới có không hiểu, Bệ hạ đánh thức như vậy, sao họ chưa nghĩ đó vậy? Hồng Phạm nói: “Nhóm hội đó có cực, kết quy đó có cực, gồm tất cả gọi đó là Hoàng kiến”. Đó là ý của có cực, rõ ràng Vương Đạo chỉ lấy đại trung làm chuẩn, hẳn không bè đảng, không lệch không phản không trắc. Đó hội hơp đó có Trung đạo là đồng kết quy Trung đạo đó vậy. Pháp của Xuân Thu tôn quý Trung Quốc mà khinh thường Di địch. Thời đó, chư hầu tuy Trung Quốc hoặc mất nghĩa ấy cũng là Di địch đó, còn tuy Di địch mà tạm được nghĩa ấy, cũng là Trung Quốc đó vậy. Đó cũng là Khổng Tử dùng Đạo của Đại trung đó vậy. Nên Truyện nói: “Quân tử đối với thiên hạ là không vừa không chớ vậy”. Nghĩa đó

cùng so sánh thì đồng nghĩa lý vậy. Thánh nhân chỉ dùng vừa lý làm thích đáng, đâu chẳng vậy ư? Mà người học sao chẳng xét ý chỉ của Hồng Phạm và Xuân Thu trước lời của Trọng Ni dùng làm nghị luận? Sao họ lấy bỏ cùng pháp của Thánh nhân cùng là pháp nhà Chu, mà nhọc muốn cẩu thả cho Tam Đại không Phật ư? Phàm, ở thời Tam Đại, dân đó mới đầu thích nghi một giáo trị đó, nên riêng dùng một giáo ấy vậy. Sau thời Tam Đại, dân đó thì một giáo không thể trị nổi. Hoặc nói: Thiên đạo lại dùng Phật giáo cùng mà chung trị đó ư? Phàm, thiên hạ đó không thể khinh, chẳng gì quá so với ngằn mé của trời người vậy. Nay muốn rõ đó, không gì bằng đem thiên hạ mà nghiệm đó. Phật giáo truyền đến Hoa Hạ đã cả ngàn năm, nêu cử Pháp đó hẳn trời đất quỷ thần thuận đó, người dân theo đó, sâu cảm mà lớn hóa là càng lắm nhiều vậy. Việc đó, chỗ thấy nghe xưa nay đều có thể dùng từ đối đáp mà trù tính vậy. Phàm, chỗ gọi là giáo đều là Thánh nhân xưa thuận Thiên thời, hợp lòng người dân, tùy chỗ thích nghi mà làm đó để cứu đời bình trị ấy vậy. Nhưng tâm của Thánh nhân thích nghi với tâm trời tương đồng, chỉ tại toại người chứ chẳng vì vùi dập ác mà thôi vậy. Đâu hạn cục giáo ấy ở một hay hai ư? Thư đâu chẳng nói: “Làm thiện vốn chẳng đồng, mà đồng kết quy ở trị đạo vậy”. Nay người bàn luận chẳng tham tìm sâu xa nguyên do của giáo đó, lần lượt thấy học trò họ chẳng mọi việc ở nhà, trốn thoát ra ngoài hình hài, chẳng tự ăn mặc, lấy làm dôi la cách xa thế tục mà đay nghiến sâu xa dèm pha đó. Nhọc ghét đen sạm cho là bệnh hoạn mà không thấy bệnh hoạn mạch đó sâu vậy. Đen sạm chẳng qua là biến đổi da dẻ đó vậy, còn bệnh hoạn ở mạch đến sâu thì dứt tuyệt tánh mạng con người ấy vậy. Nay Thánh nhân dẫn dắt họ, gọt đẳn tình ái phó mặc thân ngoài đời, muốn họ đến gốc của toàn tánh mạng, để trị bệnh lớn của sanh tử, ấy gọi là Trị xuất thế đó vậy. Như Lão Tử nói: “Sở dĩ tôi có hoạn nạn lớn bởi vì tôi có thân, đến lúc tôi không còn thân thì tôi nào có hoạn nạn gì ư?” Người nay chẳng lui chút khả năng đó cùng thiên hạ trị liệu bệnh lớn đó, mới liền so sánh thế giáo mà dèm pha, đó cũng là chỗ thấy chưa thấu đạt vậy. Tóm lại, thường nghe rằng, phàm việc tạo hình thì dễ thấy, còn ở lý thì khó thấy, bởi hình đó là sáng rỡ mà lý đó sâu mầu vậy. Nếu nay Phật giáo mở rộng lợi ích, việc của thiên hạ lắm nhiều, chỉ họ làm lý sâu mầu mà người học ít thể thấy đó. Thần tuy chẳng đủ cùng biết, nay thử suy đại khái đó vậy, ngay thẳng tấu dâng Bệ hạ, mong Bệ hạ rũ lòng đó để dẫn dụ người học trong thiên hạ, thì đó là may lớn của sanh tử vậy.

Thần nghe, Phật pháp cốt yếu là ở người chánh tâm, tâm họ quả thật chánh, thì họ làm giáo thấu đáo, làm đức thạnh vậy. Bởi điều họ nói, tình tánh biện rành, chân vọng đều đã xét vậy. Nếu nay Bệ hạ dùng Thái hòa để dưỡng nuôi thành thật, dùng Nhân, Ân, Lễ, Nghĩa mà thương nhớ thiên hạ, tuy thạnh mỹ đó đã có công hiệu, tạm dùng Phật pháp để chánh tâm thì họ làm đạo đức càng sung càng tốt vậy. Kinh nói: “Diệu tịnh minh tâm, tánh nhất thiết tâm” là nghĩa của đây vậy. Xưa trước, trong thời Tiền Đường, vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 12-

5), mới đầu dẫn học trò của Phật giáo và Lão giáo thực hành vô vi kiến tánh, bèn tự thanh tịnh theo việc ở huân tu, nên trong suốt thời gian niên hiệu Khai Nguyên (13-2) thiên hạ đại trị ba mươi năm liền, chứa nhóm mỹ phong của Trinh Quán (tức vua Thái Tông-Lý Thế Dân 2-50 thời Tiền Đường) mà Thiên tử thọ bảy mươi tám tuổi, hưởng vận nước suốt bốn mươi lăm (12-5). Đó bình thường biết, nếu chẳng phải nhân Phật pháp hỗ trợ đạo đức thì đó được như vậy ư? Vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương, chuyên tu trai giới nghiêm khiết hơn cả Cao tăng, cũng hưởng vận nước năm mươi năm, mà Giang Biểu, Tiểu Khang có tuội thọ đặc biệt vượt ngoài trường thọ, đó cũng là ứng nghiệm do Phật Pháp hỗ trợ trị vì vậy. Khiến ở thời Tiền Đường chẳng tràn tình, thời Nam Lương chẳng quá kém. Biết người nhận người, họ làm đạo đức rất cẩn trọng từ đầu đến cuối, há chẳng tận thiện tận mỹ ư? Nhưng đây vốn chỗ Bệ hạ lưu ý, đó ngầm giúp Duệ thánh của Bệ hạ ấy vậy. Đó là Bệ hạ tự biết mà tự chứng đắc vậy, đâu mượn lời của Sô nghiêu? Nhưng đâu hẳn trình bày đó…, bởi muốn mong Bệ hạ ban chiếu để chỉ bày người học, khiến họ biết được Pháp của Phật có lợi ích đối với đạo đức của Đế Vương như thế đó.

Thần lại nghe: Pháp của Phật lấy dấy thiện dứt ác làm đầu mối lớn đó, đây lại là rất ích lợi ở sự giáo hóa của Bệ hạ ấy vậy. Xin thử kiểm hiệu đó, như nay trong thiên hạ nước nhà, ở Châu đặt trường lớp, ở Ấp mở trường học để phát khởi giáo hóa ấy vậy. Thuyết của Thi, Thư, Lễ, Nghĩa do dân hành tập, muốn họ làm thiện ngày càng nhiều, và mong họ gian ác không nảy mầm nơi tâm, Quan tướng lại giúp đỡ tuyên dương chính hóa. Dù là văn Nho của thời Tam Đại, Nhị Hán có xương thạnh, mà xướng của Văn Nho thạnh tuy ở Tam Đại cũng không lấy làm hơn đó vậy, nhưng mà làng xóm hương ấp, nhà mọi người còn có vậy. Chưa từng nghe âm của Thi thư, miệng chẳng nói từ của Lễ nhạc, như thế đó nào hạn cục gì? Bởi lại tập nghe Phật dạy làm thiện khiến được phước, làm ác khiến mắc tội. Tội thì thông cả Quỷ thần, phước thì thông cả sanh tử. Với người đó, phía dưới các hàng Ngu nam nữ phu phụ, phía trên đến các vị có luân thường Hiền triết, ít ai chẳng dùng đó mà cùng hóa. Khắc kỷ trai giới, lại phóng sống mà chấm dứt giết hại, hoặc theo ngày tháng năm, hoặc tu trọn thân đó, xưng trọng kinh Phật, thiên hạ trong bốn biển, ngõ hầu khắp cả xóm làng được khoan dung vậy. Nhưng trong khoảng đó, đổi tâm cải hạnh, làm nhân, làm từ, làm hiếu, làm liêm, làm cung làm thuận, làm chân, làm thật, ý đó cũng không thiếu vậy, đó là chỗ xưa nay tai mắt thường tiếp vậy. Quả như từ nhà đến phòng mà tiếp làm việc đó như vậy sợ chẳng những cả nửa thiên hạ vậy. Tuy đầu mối của họ rão tập cùng với Nho gia chẳng đồng, nhưng đến nơi vào thiện thành trị thì cùng với sự đặt để của Thi Thư Lễ Nghĩa đâu khác gì ư? Chỗ gọi là rất lợi ích với giáo hóa của Bệ hạ là đó vậy. Đường Thư nói: “Tuy giáo của họ khác phương nhưng không tổn lý nguyên”, là nghĩa của đây vậy.

Lại nghe pháp của nhà Phật dùng Năm giới Mười thiện làm giáo để dắt thế tục. Nghĩa là, tu tập Năm giới là chỗ để thành người, tu tập Mười thiện do đó sanh lên trời, hai đầu mối ấy chẳng trị đó mà buông phóng tâm ư? Mười ác là chẳng chỉ không đến nơi trời người mà sau lại chìm đắm thần đó đến nơi phụ trái vậy. Nay người trong thiên hạ dùng Năm giới Mười thiện để tự tu hẳn đã lắm nhiều, phần lớn theo thiện thì không ác, không ác thì chẳng phiền hình phạt. Nay do giới thiện mà chẳng phiền Hình pháp của Bệ hạ, trong thiên hạ đâu nói là không ích lợi vậy, bởi không căn cứ mà tự rõ thấy vậy. Và trong thiên hạ, ở các Quận ấp luật hình đó có lúc mà giảm bớt, ngục tù đó có lúc mà trống không, bình thường biết đó chẳng phải nhân Âm trợ mà ấy vậy. Ở thời Tiền Tống, Hà Thượng Chi nói với vua rằng: “Người hay thực hành một việc thiện thì bỏ một việc ác, bỏ một việc ác thì dứt một tội hình. Một tội hình chấm dứt ở một nhà thì muôn tội hình chấm dứt ở một nước, thì lời nói của Bệ hạ là ngồi yên đợi đến Thái bình, phải vậy”. Nhưng Phật Pháp hay cùng Bệ hạ giảm bớt Hình ngục đó”, lại như thế vậy.

Ước lại nghe: “Phật là bậc Thần linh duệ trí, xưa trước gọi là người rất chẳng thể lường vậy. Sanh tử biến hóa vẫn tự nhiên, mà chết sống chẳng thể biến hóa, bởi đạo vô sắc của họ là Đại Diệu, Diệu đến cả trời đất quỷ thần, mà trời đất quỷ thần vui mừng đó. Họ làm Thánh nhân vậy, cũng khác với chỗ gọi là Thánh nhân ở đời vậy”. Phạm Hoa Tây Vức luận nói: “Chỗ giáng tập của Linh Thánh, nơi nổi sanh của Hiền ý”. Bùi Hưu cũng nói: “Biết Phật làm Đại Thánh nhân, giáo đó có việc chẳng thể nghỉ bàn”. Đó là hai người ấy mới đầu biết Phật sở dĩ làm Thánh nhân vậy. Nên họ làm Pháp làm lời mới có thể cảm trời đất mà nghĩ nhớ quỷ thần u minh. Cần yếu Pháp đó, khâm chuộng lời đó mà người xưa thường phát ở Đồng bóng bói quẻ cầu đảo, tiếp xúc ở mộng mỵ hẳn cũng lắm nhiều. Sông biển sóng cả nỗi cuộn, thuyền đó muốn chìm, người đó muốn đắm, kịp lúc chí thành vào kinh của Phật thì sóng yên nước lắng, dân được khỏi hại. Dân muốn nắng tạnh, nếu dùng Pháp đó mà khẩn cầu, ít việc gì không công hiệu nhưng đó chỉ là Phong dư Pháp thừa cho thiên hạ làm phước làm lành mà như vậy. Đây là chỗ thường tiếp xúc của tai mắt con người vậy, cùng với Bệ hạ cầu trời đất, tế Xã tắc, khấn nơi trăm thần mà cùng dân làm phước, đâu có gì khác ư? Tế Pháp nói: “Thí Pháp đến dân thì tế đó, hay ngăn tai ương lớn hay trừ hoạn nạn lớn thì tế đó”. Như nay Phật Pháp trên thì kín giúp đạo đức của Thiên tử, tiếp đến thì cùng thiên hạ hỗ trợ giáo hóa, tiếp theo nữa thì giảm bớt Hình ngục. Lại tiếp theo nữa là cùng thiên hạ tạo phước dứt họa. Dùng pháp của Tiên Vương mà quyết đoán đó là đáng bài xích hay đáng phụng sự? Nhưng các Nho gia cho rằng, Phật giáo và Đạo giáo là dị đoan, ghét họ xen tạp Nho thuật để phòng ngại đạo hạnh của Thánh nhân mới đem so sánh với tục pháp của Dương Mặc mà bài bác đó. Đó cũng là sai lầm của Quân tử vậy. Mà Phật, Lão cùng với Khổng Chu, từ xưa các bậc Đế Vương đều dùng giáo đó để trị đời đó, ngõ hầu cả trăm đời là giáo của Phật cao vợi nhưng liên quan với trời đất người thần, đâu đem Dương Mặc làm sánh ví? Bởi người bàn luận chưa nghĩ đó, vì vậy mà cho là phòng ngại. Đại khái việc đó khác mà ý khác là ít có thể giúp việc. Ý đồng mà việc chẳng đồng, ít chẳng giúp việc. Phàm, đối với việc chẳng giúp mới gọi là cùng phòng ngại, mà giúp việc thì đâu gọi là cùng hay phòng ngại ư?

Nay, Phật, giáo đó hẳn đồng, dẫn dắt người mà làm thiện, tuy chỗ làm của họ có trước sau, bởi vì trước sau mà cùng giúp vậy, ai cho là có phòng ngại đạo của Thánh nhân ư? Phàm như, kinh Nho cùng kinh Phật có ý tương tợ vài đầu mối ngậm mà chứa đó, cũng nhờ Phật giáo mà phát minh đó. Nhưng ý sâu kín mà lại xa vời, mà các hàng hậu Nho chú giải rút từ nơi giáo, chẳng thể xa thấy yếu chỉ sâu mầu của Thánh nhân, đâu chẳng phải chỗ truyện gọi là Văn chương của Phu Tử có thể được mà nghe vậy. Lời nói của Phu Tử, tánh hợp Thiên đạo, không thể được mà nghe vậy. Nay thử so sánh đó, cũng mong Bệ hạ duổi bày cho người học, như Trung Dung nói: “Tự thành thật sáng suốt, đó gọi là tánh. Tự sáng suốt thành thật đó gọi là giáo”. Đó há chẳng phải chỗ kinh nói là “thật tánh nhất tướng” tương tợ ư? Trung Dung chỉ nói thành thật đó, chỉ chưa từng cùng tận sở dĩ thành thật ấy vậy, đến trong nhà Phật diễn nói sở dĩ thành thật đó thì chỗ gọi là cùng Pháp giới. Khắp vạn hữu, muôn hình như đại địa, sâu tối cả Quỷ thần, thường chỉ bày mà trời đất quỷ thần chẳng thấy sở dĩ đó. Đây chỉ nói đại lược đó vậy. Còn như điều gọi là Trùng huyền điệp diệu thì trong các kinh vẫn hiện còn vậy. Ở đây nghi ngờ nếu cùng Thánh nhân mở rộng thuyết Thành thật ấy mà nghiệm đó vậy. Khổng Tử nói: “Chất vấn đến Quỷ thần mà không nghi ngờ, mà trăm đời để chờ đợi Thánh nhân mà không lầm hoặc”. Lý ấy há chẳng phải đây vậy? Lại nói: “Chỉ thiên hạ chí thành tức có thể thấu tận tánh đó. Có thể thấu tận tánh đó thì có thể thấu tận tánh người, thấu tận tánh người thì thấu tận tánh vật, cho đến cùng với trời đất dự tham”. Đó là sáng tỏ trời đất, người và vật tánh đó đều thông vậy. Há chẳng cùng chỗ gọi muôn vật đồng một chân tánh ở trong Phật giáo tương tợ ư? Trung Dung tuy nói Đại đồng đó, mà chưa khai mở vì sao đồng ấy vậy. Đến trong nhà Phật suy lý do đồng đó thì gọi là người và vật vốn đều một thanh tịnh. Đến lúc nó nhiễm đó, bèn thành người thành vật, mới sai biệt so với Thánh nhân. Đó là chỗ gọi là đồng mà dị, dị mà đồng ấy vậy. Tỏ rõ Đồng đó, do vì khiến họ cầu gốc để tu vết tích mà hướng đến đạo của Thánh nhân; tỏ rõ Dị đó, do vì khiến họ tu vết tích mà trở lại gốc không dám lạm đạo đức của Thánh nhân vậy. Sách đó lại nói: “Chí thành chẳng ngưng dứt, không ngưng dứt thì lâu dài, lâu dài thì chứng nghiệm, chứng nghiệm thì lo lắng xa để đến lo lắng lâu vậy. Do đó thành vật lớn dày để phối với đất, cao sáng phối với trời, lo lắng xa không ngằn mé. Như thế đó không thấy mà rõ ràng, không động mà biến, không làm mà thành. Đạo của trời đất có thể một nói mà cùng tận vậy”. Há chẳng cùng như trong nhà Phật nói “Pháp giới thường trú chẳng tăng chẳng giảm” tương tợ đó ư? Trung Dung nói ý đó còn khiêm nhường chưa vượt khỏi trời đất đó vậy. Đến trong chỗ luận về pháp giới của nhà Phật thì gọi đó rộng lớn linh minh mà bao trùm cả mười phương ấy vậy. Đó, chỗ gọi là lớn dày cao sáng đâu chỉ cùng trời đất tương phối mà thôi? Kinh nói: “Không biết ngoài sắc thân, tất cả sơn hà đại địa hư không đều là vật bao hàm ở trong chân Tâm diệu minh”, há chẳng vậy ư? Mà Khổng Tử chưa khai phát đó, bởi tôn quý đất trời mà muốn hành giáo đó vậy. Đó, chỗ gọi là lo lắng lâu do vì thành vật, đó cũng có thể tìm cầu nó nơi ý của bao hàm vậy. Đó lại nói: “Họ làm vật hai thì sanh vật đó chẳng lường. Đạo của trời đất lớn dày cao sáng lo lắng lâu”. Nay trời đó rõ ràng lắm nhiều và nó không cùng vậy, nhật nguyệt nuôn sao cũng lắm nhiều, muôn vật che chở, cho đến đất đó gom một có lắm nhiều… Đó há chẳng cùng chỗ trong Phật giáo nói là “mới đầu của thế giới là có Quang minh phong luân trước trời Sắc giới, sau có an trú phong luân mà thành trời đất” tương tợ ư? Trung Dung tuy tôn trọng sở dĩ sanh đó, mà chưa thấy sở dĩ sanh đó vậy. Đến trong nhà Phật, chỗ gọi là sở dĩ sanh của trời đất núi sông là nó vốn do sở dĩ biến của tâm thức quần sanh mới sanh các tướng hữu vi ấy vậy. Nên kinh nói: “Tưởng lắng thành cõi nước, Tri giác là chúng sanh”. Chỗ Khổng Tử gọi là “Họ làm vật hai, sanh vật đó chẳng thể lường”, tương tợ đây mà không nghi ngờ cũng rõ ràng ấy vậy. Như thuyết Ngũ phước Lục cực ở trong Hồng Phạm, đó là lời nói cùng cực về báo ứng của nhà Nho ấy vậy. Thần từng lén trộm khảo xét trong đó, ý chỉ nhỏ nhiệm như liên quan đến chỗ trong nhà Phật gọi là Tam giới ấy vậy, mà các chú giải cũng dẫn nêu ở giáo, mà lại chẳng thể suy xa đó, đâu là ấy vậy. Trong đó điều thứ nhất nói “Hung đoản triết thọ”, và điều thứ năm nói: “Ác ác xấu vậy”. Như có bị chết non, vừa mới sanh thì chết, há cũng do ác chính gây nên mà khiến hung đoản chiết ư? Bởi con người tướng trạng họ gian xấu là thân hình họ cha mẹ sanh ra vốn đã định, đâu hẳn cho rằng ở hiện đời ác chính mà khiến đó ư? Nhưng Thánh nhân bao gồm ý đó mà chưa khai phát đó, há chẳng vì tình người tiện gần mà mê mờ xa, chưa hiện tiền đem đời sống khác nói đến nghi ngờ đó, đó cũng có chỗ chờ đợi ấy vậy. Ở đời này tu hay không tu thì quả báo xấu đẹp đó lại sẽ có ở đời sau vậy. Lấy đó mà tìm cầu ý của Khổng Tử thì có thể tường tận vậy. Như Hệ Từ nói: “Từ đầu đến cuối nên có thuyết của sanh tử. Tinh khí làm vật, du hồn làm biến, cho nên biết tình trạng của Quỷ thần”. Đó há chẳng như chỗ nhà Phật nói “sống chết đều do thần thức vào ra các thú tương tợ ư? Khổng Tử chỉ lược nói, bởi đó là khái phát đầu mối vậy. Đến trong nhà Phật, đã nói rõ sanh tử biến hóa chẳng phải do trời đất biến hóa tự nhiên, sanh tử mỗi tự do nghiệp quả cảm họ làm người, làm Quỷ thần, làm các loại khác, mà sanh tử biến hóa đó sở dĩ như vậy. Đến đây cũng chẳng càng rõ ràng ư? Thi nói: “Thần đó cách tư, chẳng thể đạt tư, cũng thể xạ tư”. Thư nói: “Nay khiến đa sanh, Tiên triết vương ở trơi”. Đó chẳng chỉ Thánh nhân muốn khiến kính đối với Quỷ thần mà ý cũng cho là Tinh minh của người bất diệt, không thể không trị đó vậy. Đó cùng như trong nhà Phật nói người người làm đức làm thiện giúp Thần để trong sạch thăng hoa, có gì khác ư? Khổng Tử chỉ chẳng hiển bày nói rõ đó. Đến trong nhà Phật thì suy mà tường tận đó vậy. Tấn Thư nói: “Vương Thản Chi cùng Thúc pháp sư ước hẹn việc ứng nghiệm quả báo”. Đó cũng rõ ràng vậy. Phật giáo, họ nói không hư dối có lắm loại như vậy. Mà vài thuyết như đây đều tạo đầu mối đó ở Nho, mà rộng suy kiểm hiệu ở Phật, há Thánh nhân tự dùng minh số ngầm thông chẳng khiến người mà liền biết ư? Nếu không như vậy, thì sao đạo lý đó cùng xuyên suốt như thế? Hán Thư nói: “Bởi tuân theo tục, không phương vừa hợp vật khác, nhóm lấy các đồng kết quy, chỉ các nghi ngờ nói, thì Đạo Đạo thông vậy”. Há chẳng vậy ư? Mà Liệt Tử cũng nói là: “Khổng Tử từng nói ở phương Tây có Thánh nhân, không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tin, không hóa mà tự hành. Mênh mông thay! Dân không thể gọi tên là gì!” Nhưng thuyết của Liệt Tử tuy chẳng biên ghi trong năm kinh sáu sách, bởi trân trọng Thánh nhân ở Trung Quốc để lập giáo. Hoặc tuy có nói đó mà chẳng nên biên ghi đó. Chư Tử được dùng biên ghi đó ư? Đó là Nho giáo và Phật giáo chẳng thể cùng trái, lại càng rõ ràng vậy.

Ước lại nghe trong nhà Phật nói, đối với Đạo đó chưa có rốt ráo thì gọi đó là Quyền giáo; đối với Đạo đó mà rõ ràng rốt ráo, thì gọi đó là Thật giáo. Thật giáo thì dùng Đốn cho người nhận thọ, Quyền giáo thì dùng Tiệm cho người nhận thọ. Nên chỗ gọi Nhân thừa, Thiên thừa là bởi nói Tiệm của Tiệm ấy vậy. Nay đem giáo Ngũ thường của nhà Nho mà so sánh đó, chánh cùng với Năm giới Mười thiện trong Nhân thừa và Thiên thừa đó của Phật giáo tương đồng vậy. Há Thánh nhân của nhà Nho cũng chẳng dùng Quyền của nhà Phật mà dùng Tiệm để dạy người ư? Trong kinh Phật nói: “Khổng tử là Nhu Đồng Thánh nhân xưa trước vậy”. Hoặc đó đã vậy, nên Truyện nói: “Có thể cùng vừa Đạo, chưa thể cùng Quyền”. Quyền ấy cũng chẳng quá làm mà chẳng dễ biết vậy. Nhưng Phật pháp truyền bá đến đây cũng đã lâu dài vậy, xem trọng đối với người là Thánh Hiền của vua tôi, sao có thế tính đếm hết được. Mà Thánh Tổ của Bệ hạ (tức vua Chân Tông-Triệu Hằng 998-1023 thời Bắc Tống) tông phụng pháp đó mà trang trải đó, đó lại hơn cả Thiên tử ở thời xưa trước vậy. Tiên Hoàng Đế là bậc Chí Thánh rất biết đó vậy, tuy làm “Sùng Thích Luận” mà mở rộng đó. Nay, Bệ hạ là bậc minh Thánh lại thảy đều tường tận Đạo diệu đó, thiên hạ mới hướng phong mộ đức, muốn nhân Bệ hạ mà lấy Phật làm thiện vậy. Người học ở đời sao họ chưa biết tin vậy. Nhưng tuy đời của Đại Công có thể dùng để hiển bày Đại đạo, người đại minh có thể để dứt nghi ngờ lớn. Nay Bệ hạ là bậc Thánh nhân thật Đại minh vậy. Bệ hạ ở đời thạnh, Đại công thạnh vậy, mà Chánh Đạo của Phật và Nho, hai Thánh nhân dứt đoạn nghi của thiên hạ, đâu chẳng thuộc Bệ hạ ở ngày nay vậy. Thần mong Bệ hạ ban xuất Thư đó cho các Công khanh được rõ biết. Nếu thuyết đó chẳng lắm sai lầm hư vọng thì mong trải bày khắp thiên hạ, khiến các nhà Nho rõ theo đó, các nhà Phật rõ theo đó, mỗi tự dùng pháp họ mà tán thán hóa trị của Bệ hạ như chỗ luận bàn trước, để lại làm giám định muôn đời, mà về sau cấm tuyệt thuyết cùng nhau rỉa rói đó. Khiến Phật pháp đổi thay lại mới đầu từ Thánh triều của Bệ hạ. Đó chẳng chỉ là may mắn của học trò nhà Phật, mà ước cũng là may mắn của sanh linh trong thiên hạ, và đâu chỉ may mắn của sanh linh mà Quỷ thần trong thiên hạ cũng rất vui mừng vậy.

Thần lại nghe, Bệ hạ lưu truyền Phật Pháp ở trong thiên hạ, hẳn muốn họ cùng sống mà làm phước đó, kiểm xét người trong thiên hạ để làm học trò đó là hẳn muốn thực hành giáo pháp đó vậy. Muốn giáo đó hành thì hẳn muốn đem pháp đó mà dẫn dắt người làm thiện vậy. Như vậy thì thiên hạ làm thiện làm phước thật lắm nhiều ở pháp đó. Pháp thực hành cũng chẳng thật do ở học trò đó vậy. Vì thế thiên hạ chuyên học trò đó mà làm gấp. Nếu còn Pháp đó mà học trò họ chẳng được người đó, thì Pháp đó cũng nào lấy làm công hiệu vậy. Dịch nói: “Nếu chẳng phải người đó, Đạo chẳng được hư hành”. Đâu chẳng vậy ư? Nhưng mà được nghi chế ở học trò đó, đến thời đó mà học tập đó khiến thành khí cụ đó. Đến thời đó thì học tập đó dễ thành người vậy. Qua thời đó thì giáo đó dẫn dụ khó vào vậy. Xưa kia, Phật chế khiến người tuổi đủ hai mươi mới cho thọ giới cụ túc. Xuất gia thì cho làm Sa-di tùng sự đó. Sa di thì chấp thuận cho họ từ nhỏ mà xuất gia. Ý đó là vì người đời sau căn khí càng chậm lụt mà người đốn giải hiếm ít. Hẳn giúp họ sớm giáo, tập hành từ nhỏ. Khi tâm họ chưa lạm mà dần đượm nói Đạo, đến năm hai mươi tuổi mới được thọ giới cụ túc, bởi vì tập tánh đã thành và chí lự đã định, có thể khiến họ giữ giới mà hành Đạo vậy. Họ tự đã vậy hẳn có thể suy đó đem thiện đến người. Nên nói, trong Tam Bảo tương thừa mà tiếp tục Tuệ mạng của Phật thì chỉ nhờ ở Tăng Bảo vậy. Quy chế của xuất gia đó ở luật bộ rất lấy làm Định Pháp, chẳng thể tạm thoát vượt. Xưa trước, có lời dâng trình Bệ hạ rằng: “Người chưa đủ tuổi hai mươi thì chưa cho họ xuất gia. Sao họ cùng với Phật chế giáo ngang trái vậy ư?” Người hai mươi tuổi mà xuất gia, hãy khiến họ dự vào hàng Tăng thắng duyên, thì có thể được vậy. Nếu muốn họ thành khí pháp lớn để hành Đạo và cùng Bệ hạ dẫn dắt người làm thiện, sợ họ chưa thể được vậy. Điều đó có thể tự nghiệm biết. Phàm người hai mươi tuổi mới xuất gia, giả sử họ hơi thông lại minh, trong một kinh sa sả mà còn chẳng rảnh tập học điều khác, suốt ba – bốn năm chỉ ở. Đến lúc họ thử đó, nêu cử một mà được thì trăm người chẳng được một vài người vậy. Hạng kế đó, suốt năm sáu năm mới tụng một kinh. Hạng kế tiếp đó là ám độn thì hoặc mười năm mà chỉ có thể tụng được đó. Nếu họ như vậy, may được thọ giới mà làm Tăng thì người đó tuổi không ba mươi thì đã bốn mươi vậy. Căn cứ khiến người đó phải ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi mà cho dự thọ Đại giới, còn sợ họ chống cách mà chẳng hơn họ học tập vậy, huống gì để họ đến ba bốn mươi tuổi mà muốn họ thông minh luyện tập, với chỗ gọi là Thiền, là giảng, là luật, là giới định tuệ. Đạo của Thánh nhân tông giáo khác, ngôn ngữ của khác phương khác tục, thì đó lại sợ họ chẳng thể vậy. Hẳn đó khiến người hai mươi tuổi mới cho xuất gia, cũng chẳng sai lầm ư? Lại nói: Vì họ tuổi nhỏ mà dự vào hàng Tăng luân thêm trên những người già lớn mà lấy làm ngờ vực, mới nói chế đó? Nhưng đây dùng Pháp của tăng sắp ngồi mà luật thành đó có thể vậy. Phàm, Pháp của tăng sắp ngồi cũng có lấy tiếng tăm và đức hạnh mà cùng suy đặt trên dưới ấy vậy, chẳng chỉ niên lạp họ cao là phải trên, còn người danh đức mà tuổi nhỏ hẳn phải ở dưới vậy. Nay vì xếp ngồi cao thấp đó mà bèn định thành uy chế xuất gia đó, há gọi là được việc thích nghi đó ư? Phàm, Phật chết luật của người xuất gia, bởi họ trò đó là cội nguồn của sở sanh, nếu chìm ngỉm nguồn đó mà muốn dòng đó trong, là cũng lầm hoặc vậy. Đại khí người biết Đạo mà có chỗ giữ, họ làm điều quấy thì ít vậy. Họ không biết Đạo mà không chỗ giữ, họ làm lỗi quá hẳn lắm nhiều vậy. Như ở đời gần đây, chư Tăng vì lỗi quá mà xúc phạm hình cấm của Bệ hạ, bởi họ tập học chẳng chánh, không có chỗ gìn mà khiến nên ấy vậy. Thần trộm sợ hàng học trò đó từ nay và về sau càng không chỗ giữ, và thường xúc phạm hình cấm, và giáo đạo đó mà nhục đó vậy. Lại lo pháp đó càng không được người đó, mà Pháp mầu của Thánh nhân bèn diệt mất vậy! Bởi vậy mà thường chẳng ngủ chẳng ăn, ăn chẳng ngon. Thật mong muốn Bệ hạ trở lại quy chế xưa trước, tâm hành theo Pháp của Tiên đế, chuyên cùng Phật chế mà cùng gần vậy. Xuất gia thì chẳng hạn định tuổi tác lớn nhỏ, miễn hạnh nghiệp họ có phần tinh chuyên thì nên mở rộng đó, tâm họ càng thành thật thì nên chánh đó. Như thế thì ngõ hầu trong muôn vàn có được một người đó vậy!

Lại cầu mong Bệ hạ chuyên nhất vị Sư Suất, nên khuyên họ chánh. Họ chánh mà mở rộng đó, như thế cũng ngõ hầu trong muôn vàn đồ chúng đó có được một người làm khuôn phép đạo mà ít lỗi quá vậy. Chỗ gọi là Sư Suất, như nay chủ Thiền trong chúng đông, chủ giảng trong chúng đông trong thiên hạ. Như chỗ gọi là Trị chánh mà nay là Tăng chánh ở trong các châu quận vậy, quả thật chẳng lấy đó làm kiêu hãnh, mà làm thành thật, có thể trang trải giáo pháp đó. Vậy, mong ít dùng thêm lễ phục, hoặc giả nếu vì công đó mà xuất đó cũng dẫn giúp đó. Xét Quan lại lừa dối mà không khuất hình luật vùi dập. Được thế, có thể khiến đồ chúng đó kính mộ đó, khâm chuộng đó vậy. Đó cũng là một Đạo khuyên tu vậy. Đồ chúng đó như muốn cầu thầy học Đạo vượt xa ngàn dặm, các Quan Hữu Ty chẳng vì bằng cớ mà cản trở họ, khiến người không có tâm bực tức, qua lại đều được giúp đỡ vậy. Nhưng quy chế của bằng cớ vốn dùng để ngăn ngừa ác, mà đến các Quan lại nhỏ khinh thường đó mà trở ngăn ngại thiện, đó lại tại giữ trăm việc, mà nên sâu xét đó. Như Thần nương náu nơi hang núi chẳng tính toán gì ở đời cũng đã dài lâu vậy. Vừa rồi có người viết thư muốn khiến Thần ra khỏi núi, mà người già lụn vén áo cùng ở lại mà nói là: “Ông vì Đạo tự thắng ở chốn núi rừng, có thể gọi là được vậy”. Mới một sáng sớm mà liền động, sao chẳng tự trọng đi ở đó. Tạm lưu lại, Thần nói cùng người đó rằng: “Phật Pháp tôi thật là nguồn Đạo của Thánh Hiền, là gốc thiện của thiên hạ”. Nay người đó không biết mới cùng nhau dèm pha Phật, cản trở Pháp, tôi lo sợ họ làm tổn hại gốc thiện của thiên hạ muốn đến cậy nhờ tôi. Đế mà khuyên dụ đó cũng chẳng muốn giúp họ trị đời vậy”. Thần minh ở trên, thật mong nghe lời đó, chẳng như huyễn thuật khác buôn bán kiêu hãnh, muốn có cầu vậy. Nhưng bình sanh vì Pháp chẳng vì riêng mình cũng chẳng trọng ư? Mà Thần một mực giữ chết, đâu đủ tự làm khinh trọng vậy. Người đó lại nói: “Đế tôi đem chùa miếu giao cho ông, trải khắp cả bốn biển. Há chẳng thạnh ư? Vậy biết làm sao?” Thần lại nói với người đó rằng: “Ông thuộc hạng người biết một mà không biết hai, Phàm, Đạo của Thánh nhân là ở chánh, chứ không ở thạnh vậy”. Và Thần khư khư giữ chí của sâu kiến, đó thật như vậy. Như được Bệ hạ duổi xét trời đất, thì đó là may mắn vậy!

Thư của Khế Tung tôi, trước và sau xưng là Thần (Bề Tôi) nhưng ở trong xưng tên thôi, cũng có nguyên do nói vậy. Phàm gọi là vua tôi, Thánh nhân dùng để định ở công là tôn ty vậy. Từ xưa chỉ phải áo mão dây đai ấy vậy. Nay làm Tăng xuống tóc, hủy bỏ hình nghi, khuôn phép cùng nhân gian tuy khác mà tạm cho áo mão, lời xưng cùng loạn, chẳng là mất sự nghi đó ư? Khổng Tử nói: “Hẳn phải chánh danh vậy”. Gọi người xuất gia làm tăng mà dự làm bề tôi, danh đó đâu phải là chánh ư? Nho sĩ có người trên chẳng là bề tôi của Thiên Tử, dưới chẳng phụng sự chư hầu. Xưa kia, Vương Bá Nghiêm Quang chẳng phải bề tôi, chẳng xưng danh ở Hán, đâu phải họ tự nhiên vậy? Chư Tăng vốn giẫm Đạo vượt ngoài đời, lại dám mạo phạm xưng của người bề tôi vậy. Nhưng Tăng mà người bề tôi đó, khéo có ra ở đời gần đây, chẳng xét lệ đó vậy. Vì trong Thư trước và sau xưng là bề tôi, là bày tỏ trước sau chẳng dám trái lệ, còn bên trong xưng tên là tỏ bày chẳng dám quả thật dùng trái chỗ thích nghi đó để ra mắt cùng Bệ hạ vậy. Can phạm Thiên oai, chẳng nhậm khiếp sợ, đến mà chẳng tuyên!

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19