ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

SÁCH PHỤ GIÁO (PHẦN HẠ)

LUẬN VỀ HIẾU

Lời tựa dẫn: Phàm, đối với hiếu các giáo đều tôn trọng, mà Phật giáo lại rất tôn trọng việc đó. Tuy nhiên, ở đó nói chẳng rất rõ ràng so với thiên hạ, cũng bởi chúng ta không có khả năng phô bày đó, mà tôi thường bùi ngùi rất lấy làm hổ thẹn. Nhớ lại lúc mới bảy tuổi, tôi là con đầu mới mở tay chân, liền bảo cho xuất gia. Vừa hơi lớn, các người anh cho là trẻ con có thể dạy dẫn để đoạt chí ý đó, riêng mẹ tôi bảo: “Đó là lệnh của cha, không thể cải đổi”. Đến lúc gấp áo, sắp muốn đi phỏng đạo bốn phương, thì người trong giòng tộc lại lưu giữ. Cũng là mẹ tôi bảo: “Người đã theo Phật, chuyên việc đạo đó thích nghi vậy, đâu có thể vì tình ái mà ngăn trệ người, con nên đi đi”. Than ôi! Sanh ta là cha mẹ, nuôi nấng ta là cha mẹ. Me tôi lại dạy đạo để tác thành cho tôi. Lưới trời lồng lộng lấy gì để báo đáp đức lớn đó? Từ khi xa rời quê hương, trải suốt hai mươi bảy năm, tôi chưa từng chẳng muốn trở về lại phương Nam, đến nơi phần mộ để tu pháp làm minh tán cho cha mẹ, nhưng vẫn chưa toại nguyện ấy. Năm Tân mão (1051), tự vì hoằng pháp mắc phải nạn, mà qua năm sau (1052) tại quê hương cũng gặp trộm cướp lớn. Phần mộ của cha mẹ tôi được không bị hung bạo cướp bóc, trông ngóng đó tự nhiên rớm rơi nước mắt. Lại sang năm nữa (1053), gặp việc càng có chỗ cảm, tôi bèn trước thuật “Hiếu Luận” (= Luận bàn về Hiếu) gồm mười hai chương, nêu bày Tâm ấy vậy. Trong đó phát minh chỗ lý sâu ý kín trong Đại hiếu của Thánh nhân tôi, hợp cùng chỗ nói của Nho gia, gần như cũng hết vậy. Hàng hậu học của chúng tôi cũng có thể lấy xem đó vậy.

*****

CHƯƠNG 1: MINH HIẾU (Nói rõ về Hiếu)

Hai ba ông xuống tóc mới học nơi đạo tôi, nghe cha mẹ họ thường bảo, họ cho mình đã là Phật tử nên từ bỏ cha mẹ mà chẳng lui tới. Tôi từng bảo họ rằng: “Phật tử tình có thể chánh, mà đối với song thân không thể bỏ sót vậy”. Ông cũng nghe từ trước, Thánh nhân tôi mới đầu khởi động làm Đại giới, liền nói: “Hiếu gọi là giới, bởi lấy Hiếu làm đầu mối của giới vậy”. Ông dự vào giới mà muốn bất hiểu, đó chẳng phải giới vậy. Phàm, hiếu ấy là chỗ trước tiên của Đại giới. Giới ấy là nguyên do sanh của các thiện, làm thiện nhỏ, giới thiền làm sao sanh ư? Làm giới nhỏ, hiếu giới sao tự có ư? Nên trong kinh nói: “Khiến ta chứng thành Đạo Vô thượng Chánh chân, là do hiếu đức vậy”.

CHƯƠNG 2: HIẾU BẢN (gốc Hiếu)

Hữu vi trong thiên hạ không gì lớn hơn so với sanh. Ta vốn nhờ cha mẹ sanh, nên trước ở nơi cha mẹ vậy. Minh đức trong thiên hạ không gì thiện so với giáo. Ta nhờ thầy chỉ giáo, nên trước ở nơi thầy vậy. Việc diệu trong thiên hạ không gì diệu hơn so với Đạo. Tôi nhờ Đạo lấy dùng, nên trước ở nơi Đạo vậy. Phàm, Đạo là gốc của thần dụng, thầy là gốc của dạy bảo, cha mẹ là gốc của sanh thân hình. Ba gốc ấy là ba gốc lớn của thiên hạ. Mũi nhọn có thể xâm phạm vào, ăn uống có thể không, nhưng ba gốc đó chẳng thể quên vậy. Tiền Thánh và Hậu Thánh của tôi, họ thành đạo thiết lập giáo, chưa từng chẳng trước ba gốc ấy vậy. Trong Đại giới nói: “Hiếu thuận cha mẹ sư tăng, hiếu là pháp chí đạo”. Chẳng đó vậy ư? Chẳng đó vậy ư?

CHƯƠNG 3: NGUYÊN HIẾU.

Hiếu, có thể thấy, và có thể không thấy. Không thể thấy là Lý của hiếu, có thể thấy là Hạnh của hiếu. Lý ấy là chỗ nguyên do sanh ra của hiếu. Hạnh ấy là nguyên do hình dung của hiếu vậy. Tu hình dung đó mà trong đó chẳng tu thì phụng sự cha mẹ chẳng dốc lòng, ban ân cho mọi người chẳng thành thật. Tu bên trong đó mà hình dung cũng tu, đâu chỉ phụng sự cha mẹ mà ban ân cho mọi người, đó cũng là chấn động đất trời cảm cả Quỷ thần vậy. Đất trời cùng với hiếu đồng linh, nên thần của đất trời không thể dùng bất hiếu mà cầu, không thể dùng dối hiếu mà khinh. Phật dạy: “Hiếu thuận là Pháp chí đạo”. Nho giáo nói: “Phàm, hiếu an đặt đó mà lấp bít cả trời đất, mù mịt đó mà giăng cả bốn biển, ban thí đó đến đời sau không sớm tối”. Nên nói, hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất, là hạnh của dân. Đạt đến thay! Thật lớn làm Đạo của hiếu! Cho nên, Thánh nhân tôi muốn người làm thiện, hẳn trước thành thật tánh đó, sau mới phát các hạnh đó vậy. Hiếu hạnh nghĩa là dưỡng thân. Hành mà không thành thật thì dưỡng đó có lúc mà thiếu thốn vậy. Phàm lấy thành thật mà hiếu đó, thì đó là phụng sự thân trọn vẹn vậy, giúp đỡ người vật quân bằng vậy. Hiếu ấy là công hiệu, thành thật ấy là thành. Thành là thành Đạo đó, công hiệu là công hiệu hiếu đó. Làm hiếu mà không công việc là chẳng phải hiếu vậy. Làm thành thật mà không thành là chẳng phải thành thật vậy. Cho nên, hiếu của Thánh nhân lấy thành thật làm quý. Nho gia cũng chẳng nói đó ư? Quân tử lấy thành thật đó làm quý” vậy.

CHƯƠNG 4: BÌNH HIẾU.

Thánh nhân dùng tinh thần cưỡi biến hóa mà giao tiếp làm người nuôi dưỡng, thay vì xưa nay hỗn độn mịt mờ mà thế tục chưa từng tự giác. Nên họ thấy trâu dê hiện nay đó là tinh thần cha mẹ xưa trước đến vậy, nên ở giới giết hại, chẳng khiến hung bạo đối với một vật nhỏ, thuần chỉ nghĩ nhớ người thân. Thí dụ cha mẹ hiện nay thì hẳn ở đạo ấy, chỉ sợ họ thay đổi kiếp sống mà vùi lấp tinh thần đến loài khác vậy. Nên họ truy tìm cha mẹ đã quá vãng thì kịp đến bảy đời, làm cha mẹ lo toan họ chưa vậy thì kịp đến sanh lại, tuy quỷ quyệt nhưng hình hài ở đời mà tại đạo ấy vậy. Thiên hạ tạm dùng không giết hại đó để khuyên, thì dạy răn của thích sống ghét chết còn có thể dời phong đổi tục vậy. Thiên hạ tạm lấy vùi lấp tinh thần đó làm cha mẹ lo toan, còn có thể mở rộng ư? Làm con hiếu, tâm phải cẩn trọng việc tang lễ nghĩ nhớ tổ tiên xa xưa vậy, huống gì đó đối với biến hóa mà được thật đó vậy. Kiểm xét, phàm ở đời gọi là hiếu chỉ hạn cục trong một đời mà tối tăm huyền lãm. Tìm cầu nơi người mà chẳng tìm cầu nơi Thần. Nói là chẳng làm xa mà ai làm xa ư? Là chẳng làm lớn mà ai làm lớn ư? Kinh nói: “Nên sanh tâm hiếu thuận, tâm mến thương gìn giữ hết thảy chúng sanh” là nghĩa ấy vậy.

CHƯƠNG 5: TẤT HIẾU.

Đạo của Thánh nhân lấy thiện làm dụng. Thiện của Thánh nhân lấy hiếu làm đầu mối. Làm thiện mà chẳng trước ở đầu mối ấy tức chẳng phải thiện vậy. Làm Đạo mà chẳng ở dụng ấy tức không phải Đạo vậy. Dụng do đó nghiệm Đạo, đầu mối do đó hành thiện. Hành thiện mà thiện ấy chưa hành đối với mẹ cha, thì có thể tỏ thiện ư? Nghiệm Đạo mà chẳng thấy ở tỏ thiện của Đạo thì có thể làm Đạo ư?

Cho nên, làm Đạo của Thánh nhân không đâu là chẳng thiện. Làm thiện của Thánh nhân chưa từng bỏ sót mẹ cha. Mẹ cha là gốc lớn sanh ra thân hình, là ân lớn của nhân đạo vậy. Chỉ có Thánh nhân làm hay trọng gốc lớn ấy, báo đáp ân lớn ấy. Nay, làm Đạo trong thiên hạ ai có thể so cùng với Thánh nhân? Phàm, Đạo của Thánh nhân rất thấu đáo, cao vời riêng tôn quý trời người, chẳng thể được mà sanh đó, không thể được mà tử đó. Và đó ứng vậy thì đồng với trời người, còn hẳn thuận với nhân đạo, mà chẳng dám quên thân mẫu đã qua đời, chẳng dám chống lệnh mời của thân phụ. Nên lúc mới thành Đạo mà trước tiên Đức Phật lên trời dùng Đạo ấy dẫn dụ mẫu thân Phật, ba tháng sau mới trở lại nơi đời, ứng mạng lệnh trở về lại quê cũ, chỉ bày cho thân phụ vào Đạo mà cả nước nhà đều chuyển hóa. Đến lúc đám tang thân phụ, Thánh nhân tự thân lại cùng mọi người giòng họ Thích gánh khiêng quan tài đến nơi hỏa táng. Thánh nhân có thể gọi là cùng với nhân đạo mà rất thuận vậy. Người đời nay vừa mới làm học trò đó, đối với Thánh nhân chỉ là kẻ học sau đi cuối đường, mà muốn chẳng dự làm hiếu, cho rằng ta xuất gia chuyên việc Đạo, thì tôi đâu dám vậy. Đó đâu thấy tâm của người xuất gia ư? Phàm người xuất gia sắp dùng Đạo mà tỏa thiện, tỏa thiện mà chẳng thiện đối với cha mẹ họ, há nói là Đạo ư? Chẳng chỉ không thấy tâm họ, ước cũng cô phụ đối với pháp của Thánh nhân. Trong Kinh nói: “Cha mẹ cùng với Bồ-tát một đời sẽ bổ xứ làm Phật đồng đẳng, nên phải thừa sự cúng dường”. Cho nên trong luật dạy, người đệ tử Phật được giảm bớt phần ăn mặc mà phụng dưỡng mẹ cha họ. Nếu mẹ cha có chánh tín thì có thể mặc tình cung cấp đó. Còn như mẹ cha không chánh tín thì nên cung cấp phần nào đó, mà có điều dẫn dắt ấy vậy.

CHƯƠNG 6: QUẢNG HIẾU.

Thiên hạ lấy Nho làm hiếu mà chẳng lấy Phật làm hiếu, lại nói: “Đã là hiếu, còn gì phải thêm vậy?” Ôi! Đó là thấy Nho mà không thấy Phật. Phật là cùng cực vậy. Vì Nho chỉ giữ đó, còn Phật mở rộng đó. Vì Nho chỉ là người, còn Phật ở cả Thần. Hiếu ấy thấu đạt lại lớn vậy. Nước hẳn đổ xuống khơi tháo mà lan tràn, chỗ nói đến cũng chẳng nhanh ư? Lữa hẳn bốc lên, thổi mà tỏa đó, nơi nó khắp cũng chẳng xa ư? Nguyên Đức Tú là người Hiền ở thời Tiền Đường, chịu tang thân mẫu, buồn cảm rất lắm, chẳng thể tự bắt chước, chích thịt ra máu họa vẻ tượng Phật, viết kinh Phật mà các nhà làm sử ngợi khen đó. Lý Quán là người có tiếng tăm ở thời Tiền Đường, chịu tang cha mà chích máu biên tả Kinh Kim Cang Bát-nhã, ban trải đến người ấy để ngầm giúp cha,bèn có mùi hương khác lạ tỏa phát nơi phòng nhà, tỏa ngát mấy ngày liền cùng khắp chung quanh gần đó. Phàm, thiện hẳn có lớn như vậy và có nhỏ như vậy. Phàm, Đạo hẳn có cạn như vậy và có sâu như vậy. Đạo sâu là diệu ở chất sống biến hóa vậy. Thiện lớn là suốt cả trời đất thần minh vậy. Thiện của Phật là thiện lớn ấy vậy, Đạo của Phật là Đạo sâu ấy vậy. Quân tử hẳn chí họ lớn âu cũng từ đó vậy, Luận Ngữ chẳng nói đó ư? Nghe nhiều nên chọn người thiện ấy mà theo vậy”.

CHƯƠNG 7: GIỚI HIẾU.

Với Ngũ giới: Một là không giết hại, – hai là không trộm cướp, – ba là không tà dâm, – bốn là không nói hư dối, – năm là không uống rượu. Phàm, không giết hại là Nhân vậy, không trộm cướp là Nghĩa vậy, không tà dâm là Lễ vậy, không uống rượu là Trí vậy, không nói hư dối là Tín vậy. Với năm điều đó, tu hành thì thành người cho bản thân và hiển bày vinh hạnh mẹ cha, cũng chẳng là hiếu ư? Với năm điều đó, nếu có một không tu thì vất bỏ tự bản thân lại làm nhục cả mẹ cha, cũng chẳng là bất hiếu ư? Phàm, Ngũ giới có chứa nhóm của hiếu, mà người đời chẳng thấy, chợt nhiên mà chưa từng tin vậy, nên trong thiên hạ phước không đến mà hiếu chẳng khuyên vậy. Đại giới nói: “Hiếu gọi là giới”. Bởi còn ở đó vậy. Nay thiên hạ muốn có phước thì không gì bằng thuần hiếu. Thuần hiếu thì chẳng bằng tu giới. Giới ấy là pháp chánh thắng của Thánh nhân, dùng ý thanh tịnh mà giữ đó. Phước ấy như lấy đến chung quanh vậy. Trong Lễ của Nho gia, há chẳng nói: “Ta đánh thì khắc, cúng tế thì thọ phước”. Bởi được Đạo ấy vậy. Và trong Thi đó há chẳng nói: “Vui kính Quân tử, cầu phước chẳng thôi”. Tức là đều nói lấy chánh ấy vậy. Phàm, chánh của thế gian còn như vậy, huống gì chánh của xuất thế ấy ư?

CHƯƠNG 8: HIẾU XUẤT.

Hiếu sanh ra từ thiện, mà mọi người đều có thiện tâm, chẳng dùng Phật đạo mở rộng đó thì làm thiện chẳng lớn, mà làm hiếu nhỏ vậy. Làm Đạo của Phật, xem cha mẹ của người như cha mẹ của mình, giữ gìn sự sống của vật như sự sống của mình. Nên họ làm thiện thì đối với côn trùng thảy đều nghĩ nhớ; làm hiếu thì Quỷ Thần đều khuyên. Nhờ hiếu đó mà ở nơi đời thì cùng đời hòa bình mà mất phẩn hận đấu tranh. Nhờ thiện đó mà ra nơi đời thì cùng đời đại từ mà khuyên đời ấy vậy. Cho nên chuyên việc Đạo của Quân tử không thể không giải bày, chuyên việc thiện của Quân tử không thể không cân lường. Trong Trung Dung nói: “Giả sử chẳng đạt đến đức, đạt đến Đạo thì chẳng ngưng dừng”. Nghĩa là như thế đó.

CHƯƠNG 9: ĐỨC BÁO.

Nuôi dưỡng chưa đủ để báo ân cha mẹ, mà Thánh nhân dùng đức để báo ân đó. Đức chẳng đủ để báo ân cha mẹ, mà Thánh nhân dùng đạo để đạt đó. Đạo ấy chẳng phải là Đạo của Thế gian thường gọi, mà là Diệu thần minh ra khỏi sanh tử, là chí đạo của Thánh nhân ấy vậy. Đức ấy chẳng phải là Đức của Thế gian thường gọi, mà đủ muôn thiện, khắp u khắp minh, là chí đức của Thánh nhân vậy. Nho gia há chẳng nói ư? Điều quân tử gọi là hiếu là ý trước giữ chí dẫn dụ cha mẹ đến với Đạo. Tham dự ngay nuôi dưỡng ấy, sao có thể làm hiếu ư? Hoặc nói: “Điều Quân tử gọi là hiếu, mọi người cả nước đều xứng nguyện vậy”. Xin nói: “May thay! Có ông như vậy”. Điều gọi là hiếu, tuy nhiên đã vậy, bởi ý đồng mà nghĩa khác vậy. Phàm, báo ân trong thiên hạ, chỉ Thánh nhân tôi có thể gọi là rất mực báo ân ấy vậy. Làm hiếu trong thiên hạ chỉ Thánh nhân tôi mới có thể gọi là thuần hiếu ấy vậy. Trong Kinh nói: “Chẳng như dùng giáo của Tam Tôn độ cha mẹ trong một đời đó”. Thư nói: “Thóc lúa chẳng tỏa mùi thơm, chỉ có Minh đức tỏa mùi thơm”. Chẳng đó vậy ư? Chúng tôi mắc nợ cô phụ mẹ cha mà còn thẹn đối với Thánh nhân ấy vậy.

CHƯƠNG 10: HIẾU LƯỢC

Thiện ở thiên hạ thì Đạo là lớn; hiển vinh cho cha mẹ, thì đức làm ưu. Cáo thì chẳng được đạo đức ấy. Không cáo thì được Đạo mà thành Đức. Cho nên, Thánh nhân liền trốn đến ở núi rừng, kịp đến lúc đem Đạo mà trở về, đức tỏa khắp trên dưới, mà thiên hạ ngợi ca đó là có con như vậy. Tôn quý mẹ cha đó mà nói là cha mẹ của Đại Thánh nhân vậy. Thánh nhân có thể lược bỏ đầu mà mưu tính cuối, khéo thực hành quyền biến vậy. Quân tử xưa trước đã từng có người làm vậy, như Ngô Thái Bá là hạng người đó, hẳn là chí lớn có thể dùng để phô bày đại nghĩa, hẳn là trong sạch lớn có thể gìn giữ đại chánh. Thánh nhân suy thắng đức ở nơi người trời, hiển bày chí chánh nơi chín hưởng, nên pháp của Thánh nhân chẳng đoái hoài nối dõi ở đời. Quân tử xưa trước hẳn có làm vậy, như Bá Di, Thúc Tề là hạng người ấy vậy. Đạo hẳn tôn quý ở nơi người, nên Đạo tuy ở con mà cha mẹ có thể dùng kính bái đó, Quan nghĩa gần đó vậy. Lễ nói: “Đã làm Quan mà tự đó, Đạo của Thánh nhân vậy, thấy ở mẹ, mẹ kính bái đó”. Thế tục hẳn gốc ở chân, chân ấy đã tu, thì tuy Tăng mà có thể chống kháng lễ đối với Vương hầu vậy, mà võ sự gần đó vậy. Lễ nói: “Giới là chẳng kính bái”. Vì đó kính bái mà phải bái vậy, chẳng bái là trọng tiết, mẹ bái là trọng lễ vậy. Lễ tiết mà Tiên vương còn trọng đó, Đại Đạo sao có thể chẳng trọng ư? Thế tục nói: “Thánh nhân không cha”. Hẳn là ưa thích phá hủy của hạng tiểu nhân ấy vậy. Kia mù mờ mà đâu thấy Thánh nhân làm hiếu sâu xa vậy thay!

CHƯƠNG 11: HIẾU HẠNH.

Đạo Kỷ phụng sự người mẹ, lúc mẹ đi đầu thì dùng thân mình khiêng cõng, hoặc cùng hỗ trợ đó, mà Đạo Kỷ hẳn nói: “Mẹ tôi chẳng phải là mẹ ông vậy. Hình hài mẹ lụy, tôi mới phụng sự, đâu có gì nhọc đến ông ư?” Đó có thể gọi là thuần hiếu đối với mẹ vậy. Huệ Năng khéo lo liệu cháo củi để nuôi dưỡng mẹ già. Lúc sắp muốn theo thầy, còn lo nạn không biết lấy gì tích trữ cho mẹ, gần như muốn làm mướn đợ để lấy giúp. Đến lúc trở về thì người mẹ đã qua đời, bùi ngùi không được đem Đạo để mẹ thấy đó, bèn dựng lập chùa tại nhà ở để làm thiện đó. Cuối cùng chết cũng về chết ở đó, nên nói là rụng về cội vậy. Huệ Năng là bậc chí nhân, đâu lường khác đức đó, còn chỉ bày cho người mà chẳng quên gốc ấy vậy! Đạo Phi gặp đời loạn lạc, mới cõng cha đến trốn trong núi Hoa Âm, đi xin ăn để về nuôi dưỡng. Người cha chết, Đạo Phi đến tìm kiếm hài cốt đó, đến nơi thì đã lộn lạo cốt chẳng thể phân biệt. Đạo Phi bèn khẩn cầu, vụt nhiên liền có hài cốt nhảy vọt đến trước mặt, đó là hài cốt của người cha vậy. Đạo Phi có thể gọi là người toàn hiếu. Trí Tạng là vị Tăng cứng rắn thẳng thắn ở thời trước, tôn thờ thầy tôn kính như phụng sự cha. Thầy tịch thì giữ tâm trung ba năm vậy. Thường Siêu tôn thờ Thầy trúng lễ, đến lúc Thầy tịch cũng phụng thờ như lúc hiện còn, nên người Yên ngợi ca đó là Hiếu để vậy. Nên trong luật chế, Phật tử hẳn giảm bớt phần ăn mặc để phụng dưỡng mẹ cha vậy. Như những vị trên chẳng bỏ sót mẹ cha, đối với ý của Thánh nhân là được đó vậy. Trí Tạng, Thường Siêu kính cẩn tôn thờ Thầy, bởi cùng hợp đối với Đại giới của Phật mới đầu hoằng giáo, có thể pháp ấy vậy.

CHƯƠNG 12: CHUNG HIẾU.

Tang của cha mẹ cũng đâu buồn, nhưng mang mặc tang chế thì chẳng phải chỗ thích nghi, dùng Tăng phục vải thô có thể được vậy. Phàm ứng xử hẳn đồng như người con ở thế tục nhưng địa vị thì khác. Quá liệm thì theo thời đến nhà đó, đưa tang thì hoặc phù trợ hoặc chỉ dẫn. Ba năm hẳn giữ tâm tang, sống tĩnh lặng tu ngã pháp, tán minh của cha mẹ. Qua kỳ hạn chịu tang, chỉ ngày kỵ cha mẹ, thì ngày Rằm tháng bảy, hoặc thiết lập trai hội giảng tụng kinh giáo như Pháp Vu lan Bồn. Đó có thể gọi là hiếu đến chung cùng vậy. Xưa kia có tiên sinh Cổ Hoàng người xứ Thiên Trúc, chịu tang cha thì đứng nghiêm trang trước linh sàng ấy, như dùng tâm tang mà lược bỏ khóc than quằn quại vậy. Còn Đại Thánh nhân đến lúc đưa tang Phụ Vương thì hoặc khiêng gánh quan tài, hoặc chỉ dẫn. Đại thánh nhân như Mục-kiền-liên chịu tang mẹ khóc mà thương cảm, thiết trai ban thí quỷ thần. Mục-kiền-liên cũng là Thánh nhân vậy, còn chưa thể hết sạch tình, chúng ta muốn vô tình đó ư? Nên Phật tử đang lúc chịu tang cha mẹ buồn thương nghĩ tưởng có thể như Mục-kiền-liên vậy. Tâm tang có thể trước như Đại Thánh nhân vậy. Chịu tang thầy hẳn như tang của cha mẹ, mà kỳ hạn chịu tang Thập sư thì có thể rút bớt. Chỉ có đối với thầy bẩm pháp đắc giới thì giữ tâm tang ba năm có thể vậy. Pháp Vân đang lúc chịu tang của cha mẹ, buồn cảm rất lắm, uống ăn chẳng màng qua nhiều ngày. Pháp Vân là vị Cao Tăng thời xưa trước vậy. Tuệ Ước gần như là bậc chí nhân, lúc cha mẹ qua đời cùng chia tay quyết biệt mà đều gào khóc, như chẳng thể tự còn sống nỗi. Nhưng tang chế khóc than tuy trong giáo ta lược đó, bởi muốn họ hết ghét thương để đến cảnh Thanh tịnh. Nếu như thương ghét chưa quên thì tâm thức đến nơi các vật. Đến lúc có tang mà chẳng khóc cũng là sự an nhẫn của người vậy. Nên lúc Đức Phật nhập Niết-bàn, đại chúng đấm ngực kêu gào, mà máu huyết hiện nơi Hoa Ba-la-xa, bởi họ chẳng nhẫn vậy. Luật Tông nói: “Chẳng bày buồn khổ cũng là đồng xấu hổ của hàng Đại tục vậy”. Chúng ta lúc gặp tang có thể chẳng buồn đau ư?

ĐÀN KINH TÁN

(Xưng gọi là Kinh, tức tự người sau tôn trọng pháp đó, chứ chẳng phải ý của Lục Tổ vậy. Nay theo xưa cũ đó không dám cải đổi. Cũng có thể gọi là Kinh, tức là gọi theo ở cuối quyển Hạ bản Kinh ấy vậy).

Tán nghĩa là cáo, mở kinh mà tỏa cáo vậy. Đàn Kinh là nêu bày tâm ấy của bậc chí nhân. Tâm nào ư? Chính là Diệu tâm do Phật truyền vậy. Lớn thay! Tâm ấy vốn mới đầu biến hóa mà thanh tịnh thường như. Phàm vậy, Thánh vậy, u vậy, hiển vậy, không nơi nào mà chẳng tự được có. Thánh ngôn thì sáng tỏ, phàm ngôn thì mờ tối. Mờ tối ấy là biến, sáng tỏ ấy là trở lại. Biến và trở lại tuy khác nhau mà Diệu tâm chỉ một. Mới đầu, Đức Phật Thích-ca lấy đó mà truyền cho Đại Quy Thị, Đại Quy Thị lần lượt tương truyền cho đến đời thứ ba mươi ba là truyền đến Đại Giám (Lục tổ Huệ Năng thụy hiệu là Đại Giám Thiền sư). Đại Giám tiếp tục lưu truyền ngày càng rộng vậy. Thuyết đó ước cũng hẳn nhiều mối, hẳn có sanh đồng mà thật khác ấy vậy. Hẳn có nghĩa nhiều mà tâm chỉ một ấy vậy. Nói là tâm máu thịt (= con tim), tâm Duyên lự, tâm Tập khởi, tâm Kiên thật, như Tâm và Tâm sở lại càng nhiều vậy. Đó gọi là danh đồng mà thật khác ấy vậy. Nói là tâm chân như, tâm sanh diệt, tâm phiền não, tâm Bồ-đề. Trong Tu-đa-la nói các loại như vậy hầu như không thể tính kể. Đó gọi là nghĩa nhiều mà Tâm chỉ một ấy vậy. Nghĩa có nghĩa giác, có nghĩa bất giác, Tâm có chân tâm, có vọng tâm, đều vì riêng của Chánh Tâm ấy vậy. So với trong đầu kinh chỗ gọi là Tâm cũng nghĩa giác của nghĩa, thật tâm của tâm vậy.

Xưa kia, Thánh nhân sắp ẩn, mới bảo Đại Quy Thị cốt yếu của truyền pháp ngoài giáo. Ý sợ mọi người mắc kẹt nơi dấu tích mà quên trở về, nên muốn người đời sau ngay gốc mà chánh ngọn, nên trong Kinh Niết-bàn nói: “Ta có chánh pháp Vô thượng, đều đã phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp vậy”. Đạo của trời còn ở dị, đạo của đất còn ở giản, đạo của Thánh nhân lấy cốt yếu làm then chốt của pháp giới môn, làm chỗ nhóm hội của vô lượng nghĩa, làm trục xoay của Đại thừa. Kinh Pháp Hoa há chẳng nói: “Diệu pháp đó là bí yếu của chư Phật”. Kinh Hoa Nghiêm há chẳng nói: “Dùng phương ít bèn nhanh thành Bồ-đề”. Cốt yếu ở nơi đạo của Thánh nhân là lợi mà lớn vậy thay! Nên tông chỉ của Đàn Kinh là tôn quý tâm yếu vậy. Tâm ấy hoặc là sáng, là tối, là không, là linh, là tịch, là tĩnh, có vật, không vật. Nghĩa là một vật ấy hẳn tràn khắp nơi muôn vật, nghĩa là muôn vật bao gồm nói một vật; một vật như muôn vật, muôn vật như một vật. Đó nghĩa là có thể nghĩ bàn vậy, và đến cả chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn vậy. Thiên hạ gọi đó la Huyền giải, gọi đó là Thần hội, gọi đó là tuyệt đối đãi, gọi đó là mặc thể, gọi đó là minh thông. Một đều lìa đó, xua đuổi đó, xua đuổi đó lại xua đuổi, cũng sao có thể đến đó. Nhỏ nhiệm đó quả nhiên riêng được cùng tương tợ của bậc chí nhân vậy. Ai có thể tin ư? Suy mà nói rộng ra đó thì không trải qua chẳng thể được vậy. Tham tầm mà xét lựa đó thì không chỗ chẳng đáng. Buông đến chứng tánh thì chỗ ấy thấy rất gần, buông đến tu tâm thì chỗ đến chí chánh, buông đó đến sùng đức biện hoặc thì chân vọng dễ hiển bày, buông đó ở xuất thế thì Phật Đạo chóng thành, buông đó ở cứu đời thì trần lao dễ hết. Đó là Tông chỉ của Đàn Kinh, do vì đi bên cạnh thiên hạ mà chẳng nhàm chán. Kia cho rằng tức

Tâm tức Phật là cạn cợt, sao đó chẳng biết lượng vậy? Dùng dùi gãy để thăm dò đất mà cho là đất cạn; dùng lỗ nhà thủng để nhìn trời mà cho là trời nhỏ. Đâu phải trời đất như vậy ư? Nhưng Bách gia tuy tạm thắng đó mà chẳng như vậy, mà bậc chí nhân thông lại suốt đó, hợp với các kinh, đoán có thể thấy vậy. Bậc chí nhân biến mà thông đó, chẳng can dự danh tự, chẳng thể lường vậy. Nên với Hiển thuyết đó thì có luân có nghĩa, với mật thuyết đó thì không đầu không đuôi. Người thiện có nhạy bén thì được sâu đó, kẻ thiện có chậm lụt thì được cạn đó, có thể phỏng định, có thể bàn nghị ư? Chẳng đặng đừng huống gì đó là Viên Đốn giáo vậy, là Tối thượng thừa vậy, là Thanh tịnh thiền của Như Lai vậy, là Chánh tông của Bồ-tát tạng vậy. Người bàn luận cho đó là Huyền học, cũng chẳng rõ ràng ư? Thiên hạ gọi đó là Tông môn, cũng chẳng thích nghi ư?

Đàn Kinh nói Định Tuệ làm gốc là mở đầu đến với Đạo vậy. Định ấy là Tĩnh, Tuệ ấy là minh. Minh và quán đó tĩnh để an đó. An tâm đó có thể thấu rõ tâm vậy. Quán đạo đó có thể để nói đạo vậy. Nhất hạnh Tam-muội nghĩa là Pháp giới nhất tướng vậy. Nghĩa là muôn thiện tuy khác đều chánh ở một hạnh ấy vậy. Vô tướng làm thể là tôn quý Đại Giới vậy. Vô niệm làm tông là tôn quý Đại Định vậy. Vô trú làm gốc là tôn quý Đại Tuệ vậy. Phàm, Giới Định Tuệ là đạt đạo của Tam thừa. Phàm, Diệu tâm là vốn lớn của Giới Định Tuệ vậy. Dùng một Diệu tâm mà bao gồm cả ba pháp, nên nói là Đại vậy. Vô tướng giới là giới ấy hẳn là Chánh giác vậy. Tứ Hoằng Nguyện là nguyện độ độ Khổ, nguyện đoạn đoạn Tập, nguyện học học Đạo, nguyện thành Tịch diệt. Diệt không chỗ diệt, nên không chỗ chẳng đoạn vậy. Đạo không chỗ Đạo, nên không chỗ chẳng độ vậy. Vô tướng sám là sám không chỗ sám. Tam quy giới kết quy một ấy. Một ấy là nguyên do sanh ra của Tam Bảo. Thuyết Ma-ha Bát-nhã nghĩa là đạt đến trong của Tâm ấy. Bát-nhã ấy là phương tiện của Thánh nhân, là Đại trí của Thánh nhân, hẳn hay Tịch đó, tỏ sáng đó, quyền đó, thật đó. Thiên hạ cho là Tịch ấy có thể hết sạch các ác. Thiên hạ cho là tỏ sáng đó có thể nhóm tập các thiện. Thiên hạ cho là quyền đó có thể làm Hữu vi lớn. Thiên hạ cho là thật đó có thể làm Vô vi lớn. Đạt đến thay Bát nhã ấy vậy! Đạo của Thánh nhân nếu chẳng Phải Bát-nhã, chẳng tỏ sáng vậy, chẳng thành vậy. Việc chuyên của thiên hạ chẳng phải Bát-nhã, chẳng thích nghi vậy, chẳng đáng vậy. Làm của Bậc Chí nhân, dùng Bát-nhã chấn động, cũng chẳng xa ư? Ngã pháp vì hạng người thượng căn mà nói là thích nghi đó vậy. Khinh vật trọng dụng là chẳng thắng, phương lớn trao nhỏ thì là quá vậy. Từ trước trở lại im lặng truyền phân giao, nghĩa là mật thuyết vậy. Mật ấy là chẳng phải không nói mà mờ tối chứng vậy. Chân mà mật đó vậy. Chẳng hiểu pháp ấy mà liền hủy báng, nghĩa là trăm kiếp ngàn đời đoạn mất chủng tánh Phật, phòng ngại thiên hạ, mất tâm ấy vậy. Lớn thay làm của Đàn Kinh! Gốc ấy chánh, vết tích ấy công hiệu, nhân ấy chân, quả ấy chẳng sai bậy. Tiền Thánh và Hậu Thánh khởi đó như vậy, chỉ bày đó như vậy, trở lại đó như vậy, mênh mông lan tràn như sông lớn trút đổ, như thông suốt của hư không, tợ tỏ sáng của Nhật Nguyệt, như không ngăn ngại của hình ảnh, như có thứ lớp của Hồng tiệm vậy. Diệu mà đắc đó, đó gọi là gốc. Suy mà dùng đó, đó gọi là vết tích. Lấy chẳng phải mới đầu đó là mới đầu đó, đó gọi là nhân; lấy chẳng phải thành đó mà thành đó, đó gọi là quả. Quả chẳng khác Nhân, đó gọi là Chánh quả; Nhân chẳng khác Quả, đó gọi là Chánh nhân. Vết tích hẳn đoái hoài đến gốc, gọi đó là Đại dụng, gốc hẳn đoái hoài đến vết tích, đó gọi là Đại thừa. Thừa ấy là dụ đạo của Thánh nhân. Dụng ấy là khởi giác của Thánh nhân. Phàm, Đạo của Thánh nhân chớ đạt đến ở Tâm, giáo của Thánh nhân chớ đạt đến ở Tu, Điều thần nhập đạo chớ đạt đến ở Nhất tướng chỉ quán. Khuôn phép thiện thành đức chớ đạt đến ở Nhất hạnh Tam-muội. Vốn tất cả giới chớ đạt đến ở Vô tướng. Chánh hết thảy định chớ đạt đến ở Vô niệm. Thông hết thảy trí chớ đạt đến ở Vô trú. Sanh thiện diệt ác chớ đạt đến ở Vô tướng giới. Thuần Đạo suy Đức chớ đạt đến ở Tứ hoằng nguyện. Khéo quán lỗi quá chớ đạt đến ở Vô tướng sám. Chánh chỗ hướng tới chớ đạt đến ở Tam quy giới. Chánh Đại thể lựa chọn Đại Dụng chớ đạt đến ở Đại Bátnhã. Phát Đại tín chuyên Đại đạo, chớ đạt đến ở chí lớn. Cùng lý tận tánh của thiên hạ chớ đạt đến ở mặc truyền. Muốn tâm không lỗi quá chớ khéo ở chẳng hủy báng. Định tuệ làm nền tảng của đạo đầu tiên, Nhất hạnh Tam-muội là đầu mối của đức. Tông của Vô niệm nghĩa là giải thoát, gốc của Vô trú nghĩa là Bát-nhã. Thể của Vô tướng nghĩa là Pháp thân. Vô tướng giới là ưu tối của giới, Tứ hoằng nguyện là cùng cực của nguyện. Vô tướng sám là thấu đạt của Sám. Tam quy giới là chỗ quay về chân thật vậy. Đại trí tuệ là khuôn phép lớn của Thánh phàm, làm người thượng căn thuyết là nói thẳng vậy. Mặc truyền là thấu đạt của truyền, giới răn phỉ báng là xác đáng của giới. Phàm, Diệu tâm chẳng phải chỗ thành do tu, và chẳng phải chỗ tỏ sáng của chứng vậy, mà vốn tự thành vậy, vốn tỏ sáng vậy. Vì người mê làm tỏ sáng trở lại tỏ sáng do đó mà chứng. Vì người trái với thành trở lại với thành do đó tu vậy. Vì chẳng phải tu mà tu đó, nên gọi là chánh tu vậy. Vì chẳng phải tỏ sáng mà tỏ sáng đó, nên gọi là chánh chứng vậy. Bậc Chí nhân mờ tối vậy, chẳng thấy oai nghi đó, mà thành đức làm hạnh hòa nhã như vậy, Bậc Chí nhân như không nghiêm trì gì mà đạo hiển bày nơi thiên hạ vậy, bởi vì chánh tu mà tu đó vậy, vì chánh chứng mà chứng đó vậy. Khi ấy, nói là không tu, không chứng, không nhân, không quả, xuyên tạc tủn mủn tranh làm thuyết ấy xiềng xích của Bậc Chí Nhân vậy.

Ôi! Buông phóng giới định tuệ mà hẳn rảo đến trống không của hỗn mang thì tôi chưa như đó. Sao vậy? Quá lắm thay! Hàm thức chìm đắm tâm mà nỗi thức, thức cùng với nghiệp chuyên chở nhau các hưởng mà chưa từng ngừng dứt vậy. Tượng đó, hình đó, người cùng vật đều sanh rối ren giữa khoảng đất trời, có thể thắng số ư? Được hình đó ở nơi loài người hẳn là một trong muôn vàn vậy, người mà hay rõ biết, hầu như hiếm ít vậy. Thánh nhân nghĩ nhớ đó, tuy dùng nhiều nghĩa phát mở đó, mà thiên hạ còn có chỗ chẳng tỏ sáng ấy vậy. Thánh nhân cứu đó, tuy dùng lắm phương chữa trị đó mà thiên hạ còn có chỗ chẳng tĩnh ấy vậy. Bậc Hiền giả vì trí đoạn, kẻ bất tiếu vì ngu bít, hạng người trung bình thì vô ký hôn mê. Đến lúc họ cảm vật mà phát vui đó giận đó; buồn đó, vui đó, càng tệ là muôn mối mịt mù như đi đêm mà chẳng biết chỗ đến. Họ nhân nói lời nói của Thánh nhân, thì tính đó, lấy đó, như trong sương mù mà trông nhìn xa, cho là có vậy, cho là không vậy, cho là chẳng phải có vậy, cho là chẳng phải không vậy, cho là cũng có vậy, cho là cũng không vậy. Vì không thấy mà liền che mờ, nên trọn đời mà chẳng được xét đó vậy. Biển do vì ở nơi nước, cá rồng, chết sống tại biển mà chẳng thấy ở nước. Đạo do vì ở Tâm, người ấy trọn ngày nói Đạo mà chẳng thấy ở tâm. Buồn thay! Tâm hẳn vi diệu sâu xa, khó tỏ sáng, khó nhóm họp, họ là như vậy đó. Thánh nhân đã ẩn, thiên hạ trăm đời tuy dùng sách truyền mà chẳng được đó tỏ sáng chứng nghiệm. Nên Tông của Đàn Kinh cử bày mà chỉ thẳng Tâm đó, mà thiên hạ vừa biết tức chánh ở tánh mạng vậy. Như vạch mây mốc thì chóng thấy trời xanh, như lên núi Thái mà chỗ thấy rỗng rang như vậy. Vương thị dùng phương ở Sách đời, nói là: “Tề một biến đến ở Lỗ, Lỗ một biến đến ở Đạo”. Lời nói ấy gần đó vậy. Kinh Niết-bàn nói: “Mới đầu từ vườn Lộc-dã, cuối cùng đến sông Bạt-đề, trong suốt thời gian năm mươi năm, ta chưa từng nói một chữ”. Đó là chỉ bày pháp chẳng phải văn tự vậy, nghĩa là ngăn ngừa người dùng văn tự mà tìm cầu vậy. Nói nương tựa pháp không nương tựa người, vì pháp là chân thật mà người là hư giả. Y cứ nghĩa chẳng y cứ ngữ vì nghĩa là thật mà ngữ là hư giả. Nói ý cứ trí mà chẳng y cứ thức, vì trí là thấu đạt mà thức là hư vọng. Nói y cứ Kinh liễu nghĩa là tận lý mà chỗ Bồ-tát cho là tuyên thuyết Đại Niết-bàn, nghĩa là Tự thuyết cùng đồng với Kinh. Chỗ Thánh nhân gọi là bốn người xuất hiện nơi đời (tức là bốn y cứ) hộ trì chánh pháp cần phải chứng biết đó. Cần phải chứng biết nên Bậc Chí nhân để chánh ngọn ấy vậy; tự thuyết cùng với đồng kinh, nên Bậc Chí nhân nói kinh như kinh. Y cứ nghĩa và y cứ kinh liễu nghĩa, nên Bậc Chí nhân hiển thuyết mà hợp nghĩa hợp kinh vậy. Y cứ pháp y cứ trí, nên Bậc Chí nhân mật thuyết biến đó thông đó mà chẳng bị cẩu thả ngăn trệ. Chỉ bày Pháp chẳng phải văn tự nên tông của Bậc Chí nhân chuộng ở mặc truyền. Thánh nhân như Xuân đào, đào mà phát đó vậy. Chí nhân như Thu rửa, rửa mà thành đó vậy. Thánh nhân bảo đó mà Chí nhân hiệu nghiệm đó. Chí nhân hẳn là Thánh nhân đó, là môn đó, kỳ đức un đúc khác lạ, lớn vậy! Phàm, Bậc Chí nhân mới đầu khởi từ nhỏ nhiệm, tự cho là không biết văn tự thế tục. Đến lúc thành đạt thấu đáo, mới ngồi một nơi giảng nói mà hiển bày Đạo cứu đời, cùng như chỗ gọi là làm của Đại Thánh nhân vậy. Như khế hợp tương phù vậy, hẳn Huyền đức ấy phải là hạng Thượng trí sanh mà biết đó, dẫn từ bên ngoài pháp ấy mà chỉ bày không biết ấy vậy. Chết đã gần bốn trăm năm mà lời pháp lưu truyền khắp bốn biển chẳng ngưng dứt. Các bậc đế Vương, các vị Hiền giả trải ba mươi đời cầu Đạo đó mà càng kính. Nếu chẳng phải thấu đạt chỗ thấu đạt của Đại Thánh nhân thì trời đã nhàm chán đó từ lâu vậy. Đâu có thể được như thế ư? Tôi hẳn đâu hết được Đạo đó, may mắn muỗi nhặng uống nước biển cùng dự hưởng mùi vị đó, dám cúi đầu trải bày đó để lại cho người học sau ấy vậy.

LUẬN CHÂN ĐẾ KHÔNG THÁNH

Chân đế là gì? Nghĩa là cực diệu tuyệt đãi vậy. Thánh nhân là gì? – Nghĩa là Thần trí hữu vi vậy. Hữu vi thì dùng ngôn ngữ làm quyền. Tuyệt đải thì dùng yếu chỉ làm thật. Thật đó, do vậy toàn tâm mà hết sạch vết tích; quyền đó, do vậy gom thâu ngọn mà trở lại gốc. Nhưng mà Chân đế ấy là nào dung phỏng nghị ở khoảng ấy ư? Tạm thử ngụ ngôn để rõ sáng tích chứa ấy vậy. Phàm Chân đế là Nguyên tâm của các tâm, là thật tế của các Thánh. Nó là như vậy, chẳng phải như vậy chẳng phải chẳng phải như vậy. Ẩn các tâm mà chẳng mờ tối, hiển Thánh trí mà chẳng tỏ sáng. Thần minh chẳng thể lường khéo léo trải qua chẳng thể cùng. Nên Kinh Bát-nhã nói: “Đệ nhất Chân đế không thành không đắc”. Nói Thể đó mà còn đó, thì thanh tịnh rỗng rang, Thánh phàm hết sạch; nói cđó mà dụng đó, thì lan tràn muôn vàn cổ vũ các động. Nhưng Thể mà còn đó, như gốc ấy vậy; Chiếu mà dụng đó tợ ngọn ấy vậy. Ngay tâm đó mờ tối ở thấu đạt gốc vậy, im lặng ở thanh tịnh, mà tuyệt Thánh bỏ trí, đó cũng thích nghi vậy. Chỗ gọi là Đệ nhất nghĩa đế rỗng rang không tịch, không có Thánh nhân, ai làm trói buộc ư? Mà người Tần cho là quá lắm, sân hẹp chẳng gần tình người, nếu không phải Thánh nhân mà biết không ấy là ai ư? Đó cũng là chưa thí dụ yếu chỉ ấy vậy. Nếu phàm Thánh đều biết giác là ảnh hưởng của Chân đế, phan duyên của vọng tâm. Còn ở ảnh hưởng tức ngăn trệ nơi danh số, vì phan duyên thì mờ hoặc ở phân biệt. Đó thì chẳng phải Thánh mà Thánh, mà là Thánh nhân. Sở dĩ Đại Thánh không biết mà biết, thật biết đó, do vì biết khắp. Người xưa có hỏi ở người xưa rằng: “Thế nào là Đệ nhất nghĩa đế?” Đáp rằng: “Rỗng rang không Thánh”. Lại hỏi: “Đối trước mặt Trẫm là ai?” Đáp rằng: “Không biết”. Nhưng người ấy chẳng phải mê mờ Thánh mà hẳn không biết vậy, bởi không muốn người dùng ngôn từ hình tướng mà cầu tìm Chân đế ấy vậy. Vì hỏi người không tỏ ngộ, mới trở lại nói đó là: “Đánh dấu nơi thuyền để tìm kiếm rơi”. Xa cũng xa vời vậy. “Dùng ngón tay chỉ mặt Trăng”. Ngón tay ấy đâu phải mặt trăng, nên dùng ngôn từ mà thí dụ Đạo, cũng như nhìn ngón tay mà không nhìn mặt trăng ấy. Chẳng phải là biết mặt trăng vậy. Do đó, bậc trí nhân thường diệu ngộ ngoài ngôn từ và ảnh tượng, mà riêng đắc ở ngoài hình hài. Cư sĩ Tịnh Danh im lặng vậy mà Bồ-tát Văn-thù ca ngợi, Tôn giả Không Sanh dùng Vô thuyết mà thuyết, Vua trời dùng không nghe mà nghe. Đó chẳng vậy ư?

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19