ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

SÁCH PHỤ GIÁO (PHẦN TRUNG)

NÓI RỘNG VỀ NGUYÊN GIÁO

Lời tựa dẫn: Ngày trước tôi đem Năm giới Mười thiện hợp cùng Ngũ thường của Nho giáo mà làm Nguyên giáo, vì gấp muốn cởi mở sự mắng nhục Phật của các Nho sĩ ở đương thời. Như với Đại bản của Thánh Nhân tôi thiết giáo, tuy nhìn qua khái quát, mà chưa rảnh nói hết, muốn đợi riêng làm sách để nói rộng đó. Nguyên giáo lưu truyền đến nay đã bảy năm, gặp Trương Cát ở Đan Khâu gởi thư khuyên tôi nên hoàn thành đó. Tuy thuộc bản thảo, do đó điều kiện chưa thành đạt, muốn đốt bỏ đó, lại vừa lúc thư đến, tợ như được tâm của Thánh nhân vậy. Mới đầu tôi làm Nguyên giáo học đòi theo kinh Hoa Nghiêm, trước lập Bồ-tát thừa, bởi lấy cái gọi là “y bản khởi mạt” (y gốc sanh ngọn) ấy vậy, và nương theo Luận Trí Độ mà ly hợp Năm giới Mười thiện. Nhưng lập ngôn tự có thể tài, vì người ấy lại không biết mà cùng nhau chê trách, đương thời hoặc có người vì đó mà cải đổi. Sách nay lại trước nêu bày Nhân thừa Thiên thừa, cũng theo từ chỗ gọi “Nhiếp mạt quy bản môn” (gom ngọn về gốc) của Kinh Hoa Nghiêm. Diệu chỉ của Năm giới Mười thiện thì chẳng vượt ngoài Danh số đó. Sở dĩ tôi làm hai sách là bởi muốn phát minh Đại thống của Tiên Thánh, thiết giáo để dẫn dụ những điểm không biết Phật của thế Nho, nên lời đó muốn thành văn, lý đó muốn giản đơn. Thế đó không thể phân cành nói lan tràn, nếu biện giải khúc chiết giáo nghĩa của các kinh thì chương cú còn vậy. Kẻ biết tôi, dèm chê tôi về nguyên giáo đó, nói rộng về nguyên giáo vậy. Nói rộng về nguyên giáo gồm có hai mươi lăm bài, tổng cộng có hơn tám ngàn một trăm lời. Chấp bút viết tại phòng núi Vĩnh An ở Linh Ẩn từ năm Bính Thân (105).

Duy tâm, gọi là Đạo. Xiển dương Đạo đó gọi là giáo. Giáo là in dấu của Thánh nhân. Đạo là Đại bản (gốc lớn) của chúng sanh. Rất lắm chúng sanh xích chặt gốc ấy từ lâu lắm vậy. Thánh nhân chẳng làm mà muôn vật trọn mê muội. Thánh nhân do đó cùng muôn vật sáng lớn, Tâm không có ngoài, Đạo không có trong, nên vật không gì chẳng dự ở Đạo, Thánh nhân chẳng riêng, Đạo chẳng bỏ vật. Chỗ còn của Đạo, Thánh nhân đều cùng, cho nên làm giáo đó, thông u thông minh, thông thế gian và xuất thế gian, không gì chẳng thông. Thông nghĩa là Thống (bao gồm), bao gồm để chánh đó, muốn đó đều cùng Thánh nhân đồng đức. Rộng lớn linh minh không gì đến bằng Đạo, thần đức diệu dụng không gì đến bằng Tâm. Theo vọng nghiệp ràng buộc không gì bằng mê gốc, trôi nổi trong các thú không gì quá bằng sanh tử. Biết quá hoạn của chúng sanh, không ai khéo bằng Thánh nhân, cùng muôn vật chánh gốc chẳng gì khéo bằng thiết giáo. Chánh nên minh, minh nên diệu, diệu nên Đạo ấy ngưng vậy. Cho nên, giáo là giềng mối lớn của Thánh nhân phát minh Đạo cứu đời vậy. Phàm giáo ấy là Thánh nhân nương thời ứng cơ, đại dụng chẳng thể nghĩ bàn, cho nên với hàng Đại cơ thì đốn, hàng Tiểu cơ thì tiệm. Với hàng tiệm ấy thì nói về Quyền, với hàng đốn đó thì nói về Thật. Thật nghĩa là Đại thừa, Quyền nghĩa là Tiểu thừa. Thánh nhân dùng Đại thừa và Tiểu thừa mà nắm hết các cơ, và U hay minh đều hết vậy. Dự vào đến mà nghe tiệm, dự vào tiệm mà nghe đến, đó lại là Diệu giác của Thánh nhân đối với trời người mà trời người chẳng lường biết vậy. Thánh nhân nêu bày Quyền do vì dẫn đến Thật. Thánh nhân hiển bày Thật vì vậy gá ở Quyền. Nên Quyền và Thật riêng đủ mà chưa từng lìa đoái hoài nhau. Quyền ấy là có hiển quyền có minh quyền. Thánh nhân hiển bày quyền đó là làm Thiển giáo làm tiểu đạo, Thánh nhân ngầm quyền đó là làm khác Đạo làm khác giáo, làm cùng thiện ác đồng việc ấy. Cùng người không tin dự làm duyên xa đó mà đắc đạo. Hiển Quyền có thể thấy, mà minh quyền chẳng thể lường. Thật ấy là Chỉ Thật. Chỉ Thật thì vật và ngã duy nhất. Vật và ngã duy nhất nên Thánh nhân lấy quần sanh mà thành đó. Nói Quyền của Thánh nhân thì thiện khắp cùng thiên hạ, Đạo trùm khắp bách gia, đó là Đại quyền cứu thế tế vật vậy. Nói Thật của Thánh nhân, thì bàng bạc khắp pháp giới cùng muôn vật đều hết, đó là Đại đạo của thiên hạ cùng lý tận tánh vậy. Thánh nhân là Thánh giả của Thánh nhân, vì chẳng sanh tử mà thị hiện tử, thị hiện sanh cùng mọi người đồng vậy, mà chẳng thấy nguyên do ấy vậy. Đâu phải Thần linh xưa là một Thánh nhân hiển trí rộng lớn hưng thạnh khắp cùng ư? Nên làm giáo đó có Thần đạo và có Nhân đạo, có thường đức và có kỳ đức.

Không thể lấy một mà cầu chung, không đem thế đạo phỏng bàn được nơi tâm thông, và mất nơi dấu vết kiểm hiệu.

Bình trị người, bình trị trời, không gì tốt lành bằng Năm giới Mười thiện. Tu Tiểu tiểu Thánh và Tiểu Thánh, chẳng gì thạnh bằng Tứ đế và Thập nhị nhân duyên. Tu Đại Thánh để dẫn đến Đại Đại Thánh, chẳng gì thạnh bằng Lục độ vạn hạnh. Phàm năm giới mười thiện, sở dĩ lìa đó đạt đến trời, sở dĩ hiệp đó giúp người. Nói thành công đó thì có hơn có kém, nói sở dĩ đó như vậy thì đạo của Đại nhân là một. Phàm, Tứ đế Thập nhị nhân duyên, lìa đó thì ở Tiểu Thánh, hiệp đó thì tại Tiểu Tiểu Thánh; nói thành công đó thì có Long sát, nói thừa đó thì Tiểu Thánh và Tiểu Tiểu Thánh đồng đạo vậy. Phàm, Lục độ ấy là đứng đầu vạn hạnh, nói rộng vạn hạnh ấy là Đại Thánh cùng với Đại Đại Thánh. Chỗ thừa ấy tuy hơi có phân, đến lúc họ lấy vạn hạnh siêu cực thì cùng Thánh nhân của Đại Đại đồng nhất vậy. Vạn hạnh ấy tức là muôn thiện vậy. Thiện của Thánh nhân bởi tmà làm đó. Vừa biến thừa hóa không nơi nào mà chẳng ở. Cho nên Thánh nhân dự việc ở của trời người mà trời người chẳng lường biết. Phàm, Thần ấy là diệu vậy, việc ấy là thô vậy. Thô là chỉ người biết đó, diệu là chỉ Thánh nhân biết đó. Thiên hạ vì bỉ ngã mà đua tranh, vì sự tướng phải quấy của Nho và Phật, mà biết của thiên hạ là việc của Nho và Phật, đâu biết đó là đất hoang dính nơi Nho và Phật ấy ư? Phàm, hàm Linh mù trời mịt đất, khắp u khắp minh, khắp cả di dịch cầm thú, chẳng vì thần đạo di luân mà xưa nay hầu như có bỏ vật. Thánh nhân trùng đồng, Nho sợ bỏ sót vật, cho nên Thánh nhân dùng thần đạo làm.

Tâm hẳn đến (Chí), đến hẳn biến. Biến là thức vậy; đến là như vậy. Như là diệu, là vạn vật ấy vậy. Thức rối ren muôn vật khác, muôn vật ấy vậy. Biến ấy là cơ của động, đến ấy là gốc của diệu. Thiên hạ không gì chẳng có gốc, thiên hạ không gì chẳng động, nên muôn vật ra từ biến vào nơi biến. Muôn vật khởi từ đến rồi trở lại nơi đến; biến của muôn vật thấy ở tình, đến của thiên hạ còn ở tánh, vì tình có thể biện rành biến hóa của muôn vật, vì tánh có thể quán sát đại diệu của thiên hạ, khéo phàm tình tánh có thể dùng nói giáo đạo của Thánh nhân. Muôn vật đồng linh gọi đó là tâm, nơi Thánh nhân giẫm trải gọi đó là đạo. Đạo có lớn có nhỏ, tâm có thiện có ác. Thiện ác có dày mỏng, lớn nhỏ, cạn sâu, nên có Đại Thánh có thứ Thánh, có Tiểu Thánh, có trời, có người, có Tu-la, có Quỷ Thần, có loại lông vẫy, có địa ngục. Quần sanh là từ một tâm mà lưu xuất vậy. Thánh nhân là từ một đạo mà lìa vậy. Đầu mối lớn nhỏ của Thánh nhân không thể không xét, thiện ác của quần sanh hẳn không thể không thận trọng. Phàm, Tâm và Đạo đâu khác ấy ư? Vì Thánh nhân và quần sanh tạm khu vì riêng biệt đó nên gọi là Đạo là Tâm vậy. Tâm lớn thay đến ấy vậy. Sâu tối quá cả Quỷ thần, sáng tỏ quá cả Nhật nguyệt, rộng lớn bao trùm cả đất trời, tinh vi suốt cả lân hư. Sâu tối mà chẳng sâu tối nên rất sâu tối; sáng tỏ mà chẳng sáng tỏ, nên rất sáng tỏ; lớn mà chẳng lớn nên tuyệt lớn; nhỏ nhiệm mà chẳng nhỏ nhiệm nên rất nhỏ nhiệm. Tinh nhật Tinh nguyệt, linh Quỷ linh Thần, mà diệu thay trời đất tam tài, như là có, như là không, như là chẳng có chẳng không, như là chẳng chẳng có chẳng chẳng không. Đó có thể dùng tướng trạng ngôn ngữ mà có thể kịp ư? Không thể dùng tuyệt đối đãi huyền giải thí dụ. Được đó ngay trong nháy mắt, mất đó tại nơi mảy lông. Đó có thể cùng người đạt đến đồng biết, không thể cùng người học mà nói. Thánh nhân vì khó sáng tỏ khó đạt đến ấy mới làm các giáo, nói đó, nghĩa đó, dụ đó, chánh đó. Tuy phô bày lắm nhiều mối, đó đều muốn người chẳng xiềng xích vậy, mà người học còn mê mờ. Nay thiên hạ hổn độn, gọi đó là Tâm, nói đó mà chẳng rõ ràng, biết đó mà chẳng xét. Giả sự nhận ý thức cho là cùng Thánh nhân đồng được thú Đạo ấy vậy, cũng chẳng xa ư?

Tình phát xuất từ tánh, tánh ẩn ở tình. Tánh ẩn thì đạo của đốn và thật đều dứt vậy. Cho nên, Thánh nhân dùng tánh làm giáo mà dạy người. Động của thiên hạ phát sanh từ tình, lầm hoặc của muôn vật chánh ở nơi tánh. Thiện ác của tình và tánh, thiên hạ có thể chẳng xét ư? Biết thiện ác mà không biết thủy chung của thiện ác, đó đạt đến biết ư? Biết chung cục đó mà không biết khởi đầu đó, đó đạt đến biết ư? Chỉ có đạt đến biết của Thánh nhân, biết thủy biết chung, biết nhỏ nhiệm, biết tan mất, thấy đó suốt cả chết sống, u minh, mà thành tượng thành hình đất trời, đến xa mà phát khởi từ tình. Vũ trụ rất lớn mà bên trong ở tánh, nên muôn vật chẳng gì thạnh bằng tình tánh ấy vậy. Tình ấy là đầu tiên của hữu, có hữu thì có ái, có ái thì có tham dục, có tham dục thì có nam nữ muôn vật sanh tử. Cảm của sanh tử thì thiện ác theo loại biến. Thủy đó chung đó theo sống chết mà chưa từng dừng nghỉ. Tánh ấy là đạt đến của Không. Đạt đến Không thì chưa từng Không; ra sanh vào tử mà chẳng phải sanh chẳng phải tử. Đạo của Thánh nhân do đó mà tịch mà minh vậy, chỉ cảm chỗ thích nghi. Phàm tình ấy là nguy là thức, được đó thì làm ái làm huệ, làm thân, làm thân sơ. Làm sơ thì hoặc thiện hoặc ác, mất đó thì là khinh là dối, làm hung tàn làm chẳng từ tốn, làm tham làm đắm chìm tham dục, làm mất tâm, làm diệt tánh. Phàm, tánh ấy là Chân là Như, là đạt đến, là không tà, là thanh là tịnh.

Gần đó thì làm Hiền làm người chân chánh, xa đó thì làm Thánh thần làm Đại Thánh nhân. Thánh nhân dùng tánh làm giáo để dạy người mà chẳng dùng tình. Đó nếu là tích chứa thì tánh tình ở tại vật, thường vậy uyển vậy. Tham tầm đó chẳng được, khơi tháo đó chẳng tuyệt, Đất trời có cùng, tánh linh chẳng hết; năm thú đổi thay, tình lụy chẳng tan. Cho nên, tình tánh ấy có nghĩa là thiên hạ không thể chẳng chọn vậy. Phàm, lấy tình mà dạy người, đó là ở trong khoảng sanh tử, dùng tánh mà dạy người đó là vượt ngoài vòng sanh tử. Tình giáo đó gần, tánh giáo đó xa, rộng ngoài sanh tử mà không đó. Đó là mê lý trời mà tuyệt nguồn của sanh sống vậy. Nhỏ biết chẳng kịp đến lớn biết, cục hạn của giầm gà chỉ trong khoảng vò hủ, cũng chẳng vậy ư?

Tâm động gọi là nghiệp, nhóm nghiệp gọi là cảm, cảm ấy nghĩa là thông cả trong và ngoài. Trong thiên hạ, tâm ai chẳng động? Nghiệp của muôn vật, ai mà chẳng cảm? Làm lý của người rất sâu sắc, làm thế của cảm rất xa vời. Cho nên, dân chúng chẳng thấy mà chẳng sợ, giáo của Thánh nhân cẩn trọng ở nghiệp, muốn người đó hẳn cảnh tĩnh, muốn tâm đó cẩn trọng máy động. Cảm bên trong gọi là chiêu, cảm bên ngoài gọi là ứng. Chiêu nghĩa là nhân ấy, ứng nghĩa là quả ấy. Nhân quả hình tướng là đều là dự vậy. Phàm, tâm động có nghịch có thuận, nên tình của thiện ác sanh vậy. Tình của thiện ác đã phát, nên họa phước ứng đến vậy. Tình đó có cạn sâu, báo đó khinh trọng. Khinh thì có thể đổi chuyển, trọng thì chẳng thể dứt. Thiện ác có trước sau, họa phước có nhanh chậm. Tuy mười đời, muôn đời mà cùng cảm ấy chẳng vượt qua, đâu phải một đời mà thôi vậy? Phàm, thiện ác chẳng nghiệm ở một đời mà nghi ngờ, đó cũng là kẻ mê mờ về nhân quả vậy. Báo nếu chẳng do nhân quả thì thiên hạ lấy gì để khuyên người thiện? Cây không thấy nó lớn mà ngày một tươi tốt, mài chẳng thấy nó tiêu mà ngày một dần không. Nghiệp đó ở người như vậy, có thể chẳng cẩn trọng ư?

Vật có Tánh, vật có mạng, vật ham sống, vật ghét chết, các loài có khí huyết thảy đều như vậy. Thánh nhân do đó muốn sống mà chẳng muốn giết hại. Phàm sống và giết đều có nhân quả, thiện ác có cảm ứng. Nhân đó thiện thì quả đó Thiện, nhân đó ác thì quả đó ác. Phàm tâm ham thích sống là thiện, tâm ưa thích giết là hại là ác. Cảm của thiện ác có thể không thận trọng ư? Người ăn vật, vật cung cấp người, xưa trước cùng mắc nợ nhau mà ngầm cùng đền trả, bởi do nghiệp khiến nên như vậy. Người cùng với vật mà chẳng hay biết, cho rằng vật tự nhiên trời sanh để nuôi dưỡng người. Trời sao quá tà vậy! Hại tánh mạng để nuôi dưỡng tánh mạng. Đạo trời rất mực, nhân đức há như vậy ư? Phàm, lý cùng đền trả cho nhau mù tối khó mà nói đó, thế bắt giết tích chứa mà khó thôi nghỉ vậy. Nên pháp xưa trước khiến không được hung bạo. Phàm với vật không nên vây nhốt, không kịp thành đàn. Cần câu mà không lưỡi không móc, không bắn dừng nghỉ, đó dừng giết hại dần ư? Phật giáo dạy người nên nuôi sống mà không được giết hại, có thể chẳng suy nghĩ ư? Rõ ràng thay!

Tin lớn thì gần, tin nhỏ thì xa, gần trái xa, xa trái gần, do tình ngăn che mà khiến nên như vậy. Thiên hạ chẳng gì gần bằng tâm. Thiên hạ chẳng gì xa bằng vật. Người phàm chẳng tin tâm đó mà tin vật đó, cũng chẳng gần trái xa, xa trái gần ư? Cũng chẳng mê buộc điên đảo bày biện ư? Tâm ấy là nguồn của thông minh duệ trí. Chẳng được nguồn ấy mà chỗ phát có thể không trói buộc ư? Thánh nhân do đó mà muốn người tự tin ở tâm họ. Tin tâm họ mà chánh đó thì làm thành thường, làm thành thiện, làm thành hiếu, làm thành trung, làm thành nhân, làm thành từ, làm thành hòa, làm thành thuận, làm thành sáng suốt. Thành sáng suốt thì cảm đất trời, động Quỷ thần mà thôi vậy, sao lại có thể đạt đến Đại đạo của Thánh nhân ư? Cho nên Thánh nhân lấy tin tâm đó làm lớn. Phàm, Thánh nhân nói rộng lớn đó, nói ước lược đó, chỉ bày đó, khéo bày đó đều do vì chánh tâm người và cùng người tin cậy. Người mà không tin lời nói của Thánh nhân là chẳng tin tâm họ vậy, tự vứt bỏ, tự lầm hoặc, đâu có thể gọi là sáng suốt ư? Là bậc Hiền ư?

Tu-đa-la-tạng nghĩa là gì? Là hợp lý, là kinh, Kinh nghĩa là thường, là xuyên suốt, là nhiếp thâu. Hiển bày điều đó của Tiền Thánh và Hậu Thánh đều như vậy, chẳng gì khéo bằng thường. Gìn giữ nghĩa lý mà chẳng mất, chẳng gì khéo bằng xuyên suốt (=Quán), bao gồm tất cả chúng sanh mà dạy đó, chẳng gì khéo bằng nhiếp thâu vậy!

A-tỳ-đàm tạng nghĩa là gì? Là Đối pháp, là Luận, luận ấy là Phán, là Biện. Phát minh Tông thú của Thánh nhân, không gì khéo bằng Biện. Chỉ chỗ cạn sâu của Đạo ấy không gì khéo bằng phán. Tỳ-ni-tạng nghĩa là gì? Tức là giới, là luật; Luật ấy là chế. Mở các thiện ngăn các ác không gì khéo bằng chế. Nhân thừa, Thiên thừa nghĩa là gì? Tức là tiệm của tiệm vậy. Dẫn dắt thế tục chẳng gì thạnh bằng đạt đến tiệm. Thanh văn thừa nghĩa là gì? Tức là quyền, là Tiệm, là Tiểu Đạo. Duyên giác thừa nghĩa là gì? Cũng là Tiểu Đạo. Tùy từng đồ vật mà thích nghi đó, chẳng gì thạnh bằng quyền, cùng đó tiến mà chẳng cùng đó hừ, không gì thạnh bằng tiệm. Bồ-tát thừa nghĩa là gì? Tức là Thật, là Đốn, là Đại Đạo. Ngay tâm người mà trao Đại Đạo, không gì thạnh bằng Bồ-tát thừa vậy. Thừa đó cùng thông với Diệu giác, đó gần như ấy vậy. Tứ luân nghĩa là gì? Tức là phong, là thủy, là kim, là địa. Tứ luân ấy là thiên địa, do đó mà thành hình. Quán xét về Tứ luân thì thủy chung của đất trời có thể biết vậy. Tam giới nghĩa là gì? Tức là Dục giới, là Sắc giới, là Vô sắc giới. Tam giới ấy là nơi nương tựa của hữu tình. Quán xét Tam giới thì trong ngoài của Lục hợp có thể rõ ràng mà không nghi ngờ vậy. Lục đạo nghĩa là gì? Là Địa ngục, là súc sanh, là ngạ quỷ, là Tu-la, là người, là trời. Lục đạo ấy là chỗ cảm của tâm thiện ác. Quán xét Lục đạo thì có thể cẩn trọng làm tâm ấy vậy. Tứ sanh nghĩa là gì? Là Thai sanh, là Noản sanh, là Thấp sanh, là Hóa sanh. Tứ sanh ấy là chỗ thành của hữu tình. Quán xét Tứ sanh thì có thể biết nguyên do của hình mạng ấy vậy. Nhà nào không giáo, sách nào không nói? Nói gần mà chẳng nói xa, thiên hạ làm sao biết xa ư? Dạy người mà chẳng dạy lại người khác, vật ấy có chỗ bỏ sót ư? Phàm, sâu tối, xa vời hẳn là nơi tai mắt người không kịp tới được. Hoảng hốt, bay lặn, hẳn là nơi sức người chẳng thể cứu giúp. Người chẳng thể đến kịp, nên Thánh nhân hay đến kịp đó; người chẳng thể cứu giúp, nên Thánh nhân hay cứu giúp đó. Thánh nhân không thể kịp thiên hạ, đó trọn là mê mờ. Phàm, sâu tối xa vời làm sao Thánh nhân chẳng thể cứu giúp? Hàm linh sắp đắm chìm mà không chỗ cứu vớt ư? Cho nên, giáo của Thánh nhân đối với xa gần, tối sáng, không nơi nào chẳng khắp, không chỗ nào chẳng hiển trước. Thiên hạ rộng lớn đó thảy đều đầy đủ, ai có như giáo của Thánh nhân ấy vậy?

Trời rất cao, đất rất xa, quỷ thần rất sâu tối. Tu pháp của Thánh nhân tôi thì trời đất ứng đó, dứt một lời của Thánh nhân tôi thì Quỷ thần thuận đó. Trời đất và Thánh nhân đồng tâm, Quỷ thần cùng Thánh nhân đồng linh, bởi vì loại ấy cùng cảm mà vậy. Tình chẳng đồng thì người trợn mắt, loại chẳng đồng thì vật trái phản. Chẳng phải Đạo ấy thì Nhu Tử không theo. Nay, phàm cảm trời đất, chấn động quỷ thần, được trăm nhà di địch, đổi thay xưa nay mà tâm ấy chẳng lìa, thì Đạo của Thánh nhân tôi thật là Đại thông đại chí (=Rất Thông rất đạt đến), đoán có thể thấy vậy.

Phật nghĩa là gì? Chánh ở một ấy vậy. Người nghĩa là gì? Dự ở một ấy vậy. Phật cùng người là một mà thôi vậy. Muôn vật gọi đó là Danh, chí lý gọi đó là Thật, chấp Danh mà mê mờ Thật, Thiên hạ biết đến đó ư? Đạo còn nơi người gọi là nhân, Đạo ở nơi Phật gọi là quả. Nhân ấy là nói ở chưa đạt đến, quả ấy là nói đã đạt đến vậy. Đạt đến thì chánh, chánh thì không chỗ ở mà chẳng tự đắc vậy. Phật đâu hẳn ở hình của Hình, nới tích của tích. Hình tích là còn ở giáo ấy vậy. Giáo ấy là làm vốn của chánh ấy vậy. Riêng vạn vật chẳng gì thạnh bằng Danh, đồng muôn vật chẳng gì thạnh bằng Thật. Thánh nhân dùng Thật chỉ dạy người, muốn người đại đồng đó vậy. Thánh nhân dùng Danh để lại chỉ dạy người là phòng đại dị của người vậy. Quán xét nguyên do giáo của Thánh nhân, thì đạt đến của Danh và Thật, đoán có thể thấy vậy.

Người nào không tâm? Người nào không diệu? Giáo nào không Đạo? Đạo nào không trúng? Đại khái nói trúng thì thiên hạ chẳng rảo theo đến đạo ấy. Hổn độn nói diệu ấy thì thiên hạ chẳng cầu đến tâm ấy. Chẳng hết ở đến tâm đến đạo, thì là ngụy, là cuồng, là kiêu căng, là khinh mạn, do đó mà chẳng tu vậy. Sanh tử là nhân theo biến hóa, do đó mà chẳng cảnh răn vậy. Diệu có diệu, có đại diệu; trúng có sự trúng có lý trúng. Phàm sự trúng ấy là chế trúng của của muôn vật ấy vậy. Lý trúng ấy chí chánh của tánh lý ấy vậy. Phàm diệu ấy là diệu của diệu vậy. Đại diệu ấy là diệu ấy lại diệu vậy.Diệu là Bách gia đều nói mà chưa từng kịp đến đại diệu ấy. Đại diệu là chỉ Thánh nhân tôi suy đó, cùng cực các diệu ấy vậy. Phàm, sự trúng là Bách gia đều vậy, tôi cũng như vậy. Lý trúng là Bách gia tuy dư trúng mà chưa từng đạt đến trúng, chỉ có Thánh nhân tôi chánh trúng ấy để nghiệm đó không gì chẳng trúng vậy. Nói là Tâm, là Đạo, là Danh ấy vậy. Nói là Trúng, là Diệu, là ngôn ngữ ấy vậy. Danh và ngôn tuy khác nhau mà chí linh là một vậy. Một tức là một, muôn lại muôn, chuyển đó triển đó, tương giao dung nhiếp mà hạo nhiên chẳng cùng. Phàm, đại diệu lại huyền, đó như đây ấy vậy. Nên nó ném Đại Thiên đến phương ngoài, đặt để Tu-di nơi hạt cải, mà Bậc Chí nhân chẳng nghi ngờ, chỉ nói diệu mà thôi vậy, nói trúng mà thôi vậy, lại đâu lấy gì để thêm. Nói biển hẳn là sâu, mà chín vực sâu nơi biển, con của Di Khê đâu tin ở đùa bởn.

Giáo không thể câu nệ, Đạo không thể trống không. Câu nệ giáo là quả đắm ở vết tích, trống không đạo là bỏ mất gốc. Câu nệ ấy là quả, trống không ấy là chẳng kịp. Đó là hoạn chỉ một vậy. Do đó Thánh nhân làm lý hẳn chân thật, làm sự hẳn quyền biến, mà sự và lý đều lấy đại trúng được vậy. Phàm, sự có thích nghi, lý có đạt đến. Theo thích nghi ấy mà thích nghi đó, do vậy, làm giáo của Thánh nhân vậy. Ngay đạt đến ấy mà đến đó, vì vậy, làm Đạo của Thánh nhân vậy. Hai vua ở thời nhà Lương và nhà Tề (vua Võ Đế-Tiêu Diễn 502-550 thời nam Lương và vua Tuyên Đế-Cao Dương 550-50 thời Bắc Tề) trái thích nghi ấy mà phụng sự giáo, cũng chẳng là câu nệ ư? Hai vua ở thời nhà Ngụy và nhà Chu (vua Thái Võ Đế-Thác Bạt Đào 28-52 thời Bắc Ngụy và vua Võ Đế- Võ Văn Ung 51-59 thời Bắc Chu) hết sạch đạt đến ấy mà dự đạo, cũng chẳng là trống không ư? Phàm, giáo của Thánh nhân chỉ thiện mà thôi, còn đạo của Thánh nhân chỉ chánh mà thôi. Người ấy chánh người ấy, việc ấy thiện việc ấy, chẳng kể là Tăng sĩ chẳng kể là Nho sĩ, chẳng hẳn là kia, chẳng hẳn là đây, Kia và đây là tình, Tăng và Nho là vết tích vậy. Thánh nhân giáng tích, do vì còn gốc, Thánh nhân thực hành tình do vì thuận tánh. Còn gốc mà chẳng trệ nơi vết tích, có thể nói là quyền; thuận tánh mà chẳng trệ tình có thể dùng nói là thật.

Ngày xưa, Thạch Hổ, dùng quyền bính nước nhà mà giết phạt, ông lại nghi là phụng sự Phật mà không thấy giúp đỡ, Phật Đồ Trừng mới bảo cùng Thạch Hổ rằng: “Vương giả phải dùng tâm thể đại thuận để đồng hợp Tam bảo, nếu nó là hung ngu chẳng thể giáo hóa chuyển đổi, sao được chẳng trách phạt. Chỉ hành hình với người có thể hành hình, có thể phạt với người có thể phạt. Nếu như hình phạt chẳng trúng, tuy khinh của cải mà kính phụng Phật nào có ích gì?”

Vua Văn Đế (Lưu Nghĩa Long 2-5) thời tiền Tống, nói cùng Sa-môn Cầu-na-bạt-ma rằng: “Trẫm thân theo việc nước, tuy muốn trai giới chẳng giết hại sao được như Pháp?” Sa-môn Cầu-na-bạt-ma đáp: “Chỗ tu hành của Đế Vương so với thất phu có khác. Đế Vương chỉ chánh mở lời phát lệnh, khiến tâm thần người vui hòa. Tâm thân người vui hòa thì mưa gió thuận, mưa gió thuận thì muôn vật được toại sự sanh trưởng. Lấy đó mà trì trai, trai cũng đạt đến vậy; lấy đó mà không giết hại, đức cũng lớn vậy, nào hẳn bỏ bữa ăn ngon nửa ngày, để toàn mạng của một cầm thú mới là tu ư?” Vua Văn Đế, vỗ án ngợi khen rằng: “Người thế tục mê mờ lý xa, chư Tăng dính kẹt ở giáo gần. Nếu như lời của ông nói, thật đáng gọi là đạt đạo của Thiên hạ, có thể luận cùng ngằn mé của trời người vậy”. Sa-môn Phật Đồ Trừng và Cầu-na-bạtma là các bậc chí nhân ở thời xưa trước, có thể gọi là biết được quyền biến vậy.

Thánh nhân dùng Ngũ giới để dẫn dắt thế tục, dạy người tu, người dùng gieo giống người. Tu đó thì ở tại thân đó, gieo giống đó thì ở tại thân đó. Cùng người thuận lý, đó gọi là thiện, theo thiện không vết tích gọi đó là hóa. Thiện đó nên người mến mộ mà tự khuyên. Hóa đó nên ở nơi người mà chẳng hiển bày. Cho nên thiên hạ không được lấy kiểm hiệu công ấy, thiên hạ không thể được lấy bàn nghị đức ấy. Nhưng thiên hạ ít xấu ác, ai biết chẳng phải nhân mà tổn đó. Thiên hạ nhiều thiện, ai biết chẳng phải nhân mà ích đó. Có người cho rằng, Phật không có chỗ trợ giúp bình trị thiên hạ vủa Vương giả. Đó là người chẳng thấy được Lý vậy.

Thiện chẳng tu thì nhân đạo dứt tuyệt; tánh chẳng sáng tỏ thì thần đạo diệt mất. Thường luôn của đất trời là thần, linh tộc của muôn vật là người. Thần ấy mờ tối sanh, sanh là do vì khác vậy. Người ấy mất linh tộc là do vì suy vậy. Thánh nhân trọng thần đạo, do vì suy tánh mà nối dõi đó vậy. Người, trời, Thánh nhân, ai chẳng từ tự tánh mà sanh ra? Thánh nhân, trời, người, ai chẳng từ thiện mà thành? Sanh ra hẳn là có gốc ấy vậy, được thành hẳn là giáo ấy vậy. Lắm nhiều thành đó là Đại thành ấy vậy; muôn gốc đó là gốc lớn ấy vậy. Thánh nhân dùng tánh nối dõi, bởi cùng thiên hạ sâu dày gốc lớn ấy vậy. Thánh nhân dùng thiện để lợi ích, bởi cùng thiên hạ chuyên Đại thành ấy vậy. Gốc của cha mẹ là gốc thứ, thành của cha mẹ là thành thứ. Gốc thứ và thành thứ có khả năng thành hình người mà không có khả năng khiến đó hẳn là người vậy. Để khiến đó hẳn là Thần, hẳn là gốc lớn Đại thành trước đó vậy, mà sau đó tiếp thành gốc thứ thành thứ là có nghĩa biết gốc vậy. Phàm, thiên hạ lấy cha con vợ chồng làm Nhân đạo là thấy duyên của Nhân đạo mà không thấy nhân ấy vậy. Duyên là gần, nhân là xa. Phàm, thiên hạ biết dùng biến hóa tự nhiên làm Thần đạo, là thấy đó vậy mà không thấy đó sở dĩ vậy. Vậy là hiển bày, sở dĩ vậy là u ẩn, cho nên Thánh nhân suy đó sở dĩ vậy là dùng hết u minh của Thần đạo vậy. Suy xa đó mà lược gần đó, dùng để nghiệm nhân quả của Nhân đạo vậy. Thánh nhân họ cùng thủy chung của thiên hạ ư? Thánh nhân chẳng tự tương tục. Tộc ấy cùng với tộc người mà tương tục đó. Họ làm tộc mà chẳng làm Đại tộc ấy ư? Thánh nhân chẳng tự nối dõi. Nối dõi ấy cùng với gốc tánh, mà cùng thiên hạ nối dõi đó, họ làm nối dõi cũng chẳng nối dõi lớn ấy ư?

Giáo nói về Bố thí nghĩa là gì? Bố thí, ở nguyên giáo tôi tuy có luận bàn mà chưa tường tận, đây mới tường tận ấy vậy. Bố thí ấy là Thánh nhân muốn người làm phước vậy. Phàm, phước đâu có hình tượng ư? Tại nơi họ làm, tâm thiện hay là bất thiện. Người có tâm tham lam keo lận đó là bất thiện, người có tâm cứu người giúp vật đó là thiện. Thiện tâm cảm đó thì làm phước. Tâm chẳng thiện cảm đó thì làm cực. Lý của Phước và Cực còn ở trong Hoàng cực của Nho gia. Hoàng cực là bởi nhập mà chẳng bàn nghị ấy vậy. Phàm, nói là Bố thí tức Thánh nhân muốn người phát tâm cảm phước ấy vậy. Phát tâm đó có ưu liệt (Hơn kém) thì ứng đó cũng có hậu bạc (Dày mỏng). Vì Phật sự mà phát tâm Bố thí đó là ưu vậy. Vì thế sự mà phát tâm Bố thí đó là liệt. Thánh nhân muốn phước của người hẳn là sâu dày, nên trước ưu mà sau liệt. Liệt có nghĩa là thấp hèn, ưu có nghĩa là hơn thắng. Nho gia nói phước là Bị (đủ cỏ). Bị là tên của Bách Thuận. Không gì chẳng thuận đó gọi là Bị. Ấy là nói duyên đó mà chẳng nói nhân đó. Chẳng phải nhân thì thiên hạ không biết sở dĩ họ làm phước vậy. Đất chỗ gieo trồng mỏng thì vật được trưởng thành chẳng tươi tốt. Đất chỗ gieo trồng tốt thì vật được thành hẳn là lớn mạnh. Cho nên, Thánh nhân chỉ bày hơn kém (ưu liệt) của người, đâu có chỗ cẩu thả ư? Như dùng của cải mà Bố thí cho người, phước ấy có thể lường được vậy. Dùng pháp để bố thí cho người, phước ấy chẳng thể lường được. Có thể lường là vì thế gian mà nói, không thể lường là vì xuất thế gian mà nói đó vậy.

Giáo hẳn tôn trọng Tăng nghĩa là gì? Tăng là người lấy Phật làm giòng họ, lấy Như Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mạng, lấy Thiền duyệt làm thức ăn, nên chẳng cậy giòng họ thế tục, chẳng tạo dựng gia đình thế gian, chẳng sửa sang hình hài, chẳng tham sống, không sợ chết, chẳng đắm chìm trong năm mùi vị. Họ có Giới để phòng ngừa thân, có Định để nhiếp tâm, có Tuệ để biện minh. Nói về giới ấy là trừ sạch ba thứ mê hoặc mà trọn đời chẳng dơ bẩn; nói về Định ấy là lặng lẽ tư lự chân chánh thần minh mà trọn ngày chẳng loạn; nói về Tuệ ấy là sùng đức biện hoặc mà hiển nhiên. Dùng đó để tu thì gọi đó là Nhân, dùng đó để thành thì gọi đó là Quả. Họ đối với vật thì có từ có bi, có thệ nguyện lớn, có ban ân huệ lớn. Từ ấy là thường muốn an muôn vật, Bi ấy là thường muốn cứu các khổ, Thệ nguyện ấy là thề cùng thiên hạ thấy được Chân đế. Ân huệ đó là dùng chánh pháp ban trải cho quần sanh. Thần mà thông đó, trời đất chẳng thể kềm kẹp; kín đáo mà thực hành đó, Quỷ thần chẳng thể lường biết. Họ diễn nói pháp thì biện giảng không ngưng trệ. Họ hộ pháp thì phấn phát chẳng đoái hoài tự thân. Họ hay nhẫn việc mà người chẳng thể nhẫn, hay làm việc mà người chẳng thể làm. Họ sống với chánh mạng là khất thực mà ăn nhưng chẳng lấy làm xấu hổ. Họ ít tham muốn là mặc y phục phấn tảo khâu vá, trì Bát mà chẳng lấy làm nghèo bần. Họ không tranh đua là có thể nhục mà không thể khinh. Họ không oán là có thể đồng mà không thể tổn. Dùng thật tướng tiếp đãi vật, dùng chỉ từ để tự tu. Nên họ đối với thiên hạ hay hẳn hòa hay kính khắp. Họ nói năng không hư dối, nên họ làm niềm tin rất thấu đạt. Họ tu pháp vô ngã nên họ nhường nhịn rất chân thành. Họ có oai đáng kính, có nghi đáng làm khuôn phép. Người trời mong ngóng mà nghiễm nhiên. Hay làm phước cho đời, hay dẫn dắt phàm tục. Họ quên lũ hình hài phó thác cho cầm thú mà chẳng keo lận. Họ đọc tụng xong vào giữa nắng mưa mà chẳng từng phế bỏ. Họ vì Pháp mà ra, đi giữa nhân gian khắp cùng tụ lạc, xem danh dự chỉ như tiếng vang trong hang cốc, nhìn lợi lộc chỉ tợ lướt giữa bụi trần, trông vật sắc chỉ như gợn nắng, ấp ấm nghèo bệnh, kiệu đài lộn xộn mà chẳng lấy làm thấp hèn, vì Đạo mà sống vậy. Tuy ở nơi núi sâu hang cùng, dùng cỏ làm áo mặc, lá cây làm thức ăn, vẫn yên nhiên tự đắc. Không thể dùng lợi mà dụ dỗ, không thể dùng thế mà khuất nhục. Tạ Thiên tử chư hầu mà chẳng lấy làm cao. Họ độc lập vậy, do Đạo mà tự thắng, tuy hình ảnh cùng gom thâu mà chẳng lấy làm cô quạnh. Họ sống với đoàn thể dùng pháp làm quyến thuộc, nhóm tụ người cả bốn biển mà chẳng lấy làm hổn độn, đó đáng nên học vậy. Tuy Ba tạng, Mười hai bộ loại kinh giáo và sách của Bách gia dị giáo, không gì chẳng biết; ngôn từ của tha phương khác tộc, không gì chẳng thông. Tố thuật pháp ấy thì có văn chương, hành trung đạo ấy thì chẳng Không chẳng Hữu, họ tuyệt học vậy. Lìa niệm thanh tịnh thuần chân nhất như, chẳng lại có chỗ phân biệt. Tăng, họ làm người thấu đạt, họ làm tâm đoàn, họ làm đức hoàn bị, họ làm đạo lớn, họ làm bậc Hiền chẳng phải chỗ gọi là Hiền của người đời. Họ làm bậc Thánh, chẳng phải chỗ gọi là Thánh của người đời. Họ là Hiền thánh xuất thế thù thắng. Tăng là như vậy, có thể chẳng tôn trọng ư?

Dùng thế pháp làm Tịch tăng (xếp đặt sơ bộ chư tăng) nghĩa là gì? Tịch tăng chẳng phải có từ xa xưa, đó là do ý Bao Chu (vua Võ Đế-Võ Văn Ung 51-59 thời Bắc Chu) vậy. Tăng là người xa lìa trần tục, họ ở ngoài bốn hạng dân. Tịch tăng là Dân chúng nuôi dưỡng chư tăng vậy. Thánh nhân tôi ở đời, nước nhà có tăng, dùng tăng pháp để trị nước nhà, có tục dùng tục pháp để trị đó, mỗi mỗi dùng theo pháp riêng của họ mà trị đó, chưa từng nghe dùng thế pháp để kiểm chứng chư tăng. Đâu chẳng phải do Thánh nhân đã ẩn, Đạo ấy rất suy, đồ chúng ở tạp quá lắm, Phật pháp chẳng thắng người ấy mà vậy ư? Vũ gia sanh Ứng long, Ứng long sanh Phụng hoàng, Phụng hoàng sanh các giống chim, vật lâu mới biến, thế đó là tự nhiên. Đã biến thì không thể không chế. Chế là ở nơi khu đó biệt đó tà chánh cong thẳng. Không thể xem đại khái vậy. Đá có ngọc, cỏ có lan, trong loài người há không có bậc Thánh Hiền ư? Biểu dương một điều thiện thì thiên hạ khuyến thiện, lễ một bậc Hiền thì thiên hạ kính mộ bậc Hiền. Các bậc Cao tăng từ xa xưa cho đến gần nay, thấy Thiên Tử chẳng xưng tên, dự chế thư thì gọi là Sư là Công. Samôn Tăng Viễn ở Chung Sơn, xe kiệu đã đến nơi cửa mà vẫn ngồi yên trên sàng tòa không nghinh đón. Sa-môn Tuệ Viễn ở Hổ Khê, Thiên Tử đến Tầm Dương mà ban chiếu chẳng ra khỏi núi. Thời ấy, tiếp đãi người ấy, tôn quý đức của họ, cho nên Đạo của Thánh nhân đó phấn phát, học trò họ kính chuộng Đức. Nho gia nói: “Quý Đức làm gì vậy? Để làm họ gần nơi Đạo vậy”. Nho gia há chẳng vậy ư? Người đời sau mến mộ Cao tăng, giao tiếp với Khanh Đại phu còn chẳng tiếp đãi, giữ lễ của kẻ hạ sĩ. Họ đi họ ở chẳng như hạng người thường ngu tự đắc, huống gì như Sa-môn Tăng Viễn ra mắt Thiên tử ư? Huống gì như Sa-môn Tuệ Viễn tự nhiên ư? Mong ngóng dấy nổi của Đạo tôi. Tôi và mọi người cùng tu, đó có thể được ư? Còn giáo ấy mà chẳng cần người ấy còn, các nơi lấy gì làm lợi ích ư? Chỉ có đây chưa từng không rơi lệ vậy.

Giáo gọi là Trú trì, nghĩa là gì? Trú trì ấy nghĩa là Tịch nhân gìn giữ pháp ấy khiến mãi an trú mà chẳng diệt mất vậy. Giới Định Tuệ là dụng cụ của gìn giữ Pháp. Vườn tăng chuyên vật là vốn gìn giữ Pháp. Pháp ấy là Đạo của Đại Thánh. Vốn là dụng cụ đợi người ấy mà sao cử khắp, khéo dụng cụ ấy mà chẳng khéo vốn, ấy thì không thể vậy. Khéo vốn ấy mà không khéo dụng cụ ấy cũng không thể vậy. Đều khéo thì có thể dùng để gìn giữ mà an trú đó vậy. Xưa kia, Trú trì nơi Linh Sơn, lấy tôn giả Đại Ca-diếp thống nhiếp đó. Trú trì ở Trúc lâm lấy lấy Tôn giả Xá-lợi-phất làm chủ đó. Cho nên giáo của Thánh nhân thạnh, pháp của Thánh nhân trường tồn. Thánh nhân đã ẩn, đó là số đời cùng mất, mênh man đã lâu vậy. Chúng ta kiêu hãnh mới dùng Trú trì danh đó, lợi đó, thế đó. Thiên hạ cùng tập mịt mờ rối ren vậy, ngõ hầu thành phong thành tục. Thánh nhân chẳng xuất hiện lại, như vậy, ai làm đó chánh? Hàng ngoại vệ chẳng trông nhìn chẳng chọn lựa, muốn phong hóa của Thánh nhân tôi chẳng suy, mong Pháp của Thánh nhân tôi càng xương thạnh mà không thể được vậy. Buồn thay! Tôi mong ngóng làm sao?

Tăng trị chánh mà phẩm trật sánh với Thị trung, nghĩa là gì? Trị chánh chẳng phải có từ xa xưa, mà được bắt đầu từ thời Diêu Tần. Trị chánh có thể được vậy, Trị phẩm trật thì không thể được vậy. Tăng là người vất bỏ vinh lợi, vì đức thắng vượt cao ngoài đời, đâu dự vào sự sủng ái bổng lộc ư? Đem Tăng so sánh phẩm trật, há chẳng phải tạo ra mối tranh giành thế quyền ở đời sau ư? Đạo mài giũa chẳng sáng, không biết mắc mưu đó dần dần, là lỗi quá của Đạo mài giũa vậy. Phàm, Tăng là người được sinh ra từ giới định tuệ, Chánh ấy là sanh ra từ thật sáng ấy vậy. Tăng chẳng thật sáng thì sao có thể thành Giới, thành Định, thành Tuệ ư? Chẳng thành giới định tuệ thì tôi không biết họ lấy gì để làm chánh vậy. Ở thời nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương, nhà Trần, cả bốn triều đại cũng men theo thời nhà Tần mà làm Trị chánh. Hai thời nhà Ngụy, nhà Tề và Hậu Chu cải đổi chế của nhà Tần mà đặt Trị thống. Nhà Tùy tiếp theo nhà Chu mà đặt Trị thống. Đến thời Tiền Đường thay đổi nhà Tùy, bãi bỏ thống mà đặt là Lục. Quốc Triều chúng ta men theo chế của thời Tiền Đường, ở hai Kinh đô thì đặt là Lục, ở các quận thì đặt là Chánh. Phàm từ xưa đến nay men nương thay đổi tuy khác, mà làm chủ ấy chỉ là một. Thiên hạ khó ở được người mà xưa nay đều vậy. Nếu được Chánh đó, thì chúng ta ngõ hầu không tà vậy. Thận trọng đó thay! Thận trọng đó thay! Khó người ấy vậy.

Hữu hình ra Vô hình, Vô hình ra Hữu hình, nên Đạo của bậc Chí thần không thể dùng Hữu để tìm, không thể dùng Vô để lường. Không thể vì Động mà mất, không thể vì Tĩnh mà được. Đạo của Thánh nhân không ư? Thì đời đời sau lại. Đạo của Thánh nhân chẳng không ư? Thì sanh sao chẳng hết sạch? Khéo thấu rõ không và chẳng không, đối với Đạo của Thánh nhân đó mới ngõ hầu vậy. Phàm, kiểm nghiệm về không chẳng gì bằng xét ở Hữu hình. Xét Hữu hình chẳng như biết Vô hình. Biết Vô hình thì có thể dùng để trông nhìn Thần minh. Trông nhìn Thần minh mới đầu có thể dùng để nói Đạo. Đạo ấy là tích chứa của Thần. Nhận biết nói nó tự sanh ra. Nhận biết đó là nguồn đại hoạn. Cho rằng, Đạo của Thánh nhân là không, đó là đắm chìm nơi không hỗn độn mịt mờ, bệnh lại càng bệnh thêm vậy. Thiên hạ như vậy ai có thể trị đó ư?

Thiên hạ không tin tánh làm nhân của Thánh nhân, thiên hạ không tin tánh làm quả của Thánh nhân. Thiên hạ lầm hoặc tánh mà không biết tu tánh, thiên hạ nói tánh mà không biết thấy tánh. Không tin tánh cùng Thánh nhân đồng nhân, tự mê muội vậy. Không tin tánh cùng Thánh nhân đồng quả, tự vất bỏ vậy. Chẳng tu tánh mà tánh chìm đắm lầm hoặc vậy. Không thấy tánh mà họ nói tánh là chẳng xét vậy. Cho nên, chỉ tu không gì bằng nhân, khắc thành không gì như quả. Toàn tánh không gì bằng tu, xét tánh chằng gì bằng chứng. Nhân ấy là phô bày của tu tánh, quả ấy là hiệu nghiệm của thành tánh. Tu ấy là dụng của trị tánh, chứng ấy là nghiệm của thấy tánh. Thiên hạ tâm họ mới tán đó, loạn đó, biếng lười đó, khinh mạn đó. Cho rằng không hẳn nhân mà trống không phô bày ấy, thì thiên hạ lấy gì khuyên họ tu tánh mà tiến đến thành đấy ư? Tâm của thiên hạ mới nghi ngờ đó lầm hoặc đó, mà chẳng định vậy. Cho rằng không hẳn quả mà trống không hiệu nghiệm ấy, thì thiên hạ lấy gì để chỉ bày họ thành tánh và hiển bày quả ấy có chỗ đạt đến ư? Cho rằng chẳng hẳn tu mà trống không dụng cụ ấy, thì thiên hạ tánh họ có thể chẳng ngăn che, quả tỏ sáng lại tịnh ư? Chấp có chấp không, chấp thường, chấp đoạn, trong thiên hạ thuyết ấy mới rối ren cùng lẫn lộn mà chẳng biện rành. Cho rằng chẳng hẳn chứng mà trống không ứng nghiệm ấy, thì thiên hạ có thể dùng riêng họ thấy tánh đó là chánh hay tà ư? Là đạt đến hay chẳng đạt đến? Bách gia đều nói tánh mà không việc ở nhân ở quả, ở tu, ở chứng. Họ đối với tánh quả thật có hiệu nghiệm rõ ràng ư? Chư Tử chuyên việc tánh, mà chẳng cầu ở nhân, ở quả, ở tu ở chứng. Họ đối với tánh có thể đạt đến đó ư? Cho nên, Thánh nhân của tôi nói tánh, hẳn trước tiên ở nhân quả tu chứng ấy vậy. Diệu chỉ thay! Thiên hạ khá nên suy nghĩ đó vậy!

Giáo của Thánh nhân còn ở đạo, đạo của Thánh nhân còn ở giác. Giác thì tỏ sáng, bất giác thì chẳng tỏ sáng, chẳng tỏ sáng thì quần linh do vậy cách biệt với Thánh nhân. Giác ấy là chẳng phải tiệm giác, cực giác. Cực giác là hay hoàn tất việc của Thánh nhân, giác ấy, đó gọi là Phật. Huống gì ấy, đó gọi là Thừa, giác đó để thành Đạo của Thánh nhân. Thừa đó để đến địa vức của Thánh nhân, các bậc Tiền Thánh Hậu Thánh ai chẳng như vậy ư? Xét sở giác của Thánh nhân vốn ở nơi thường giác của quần sanh vậy. Chúng sanh giác thường ngày mà chưa từng giác, giác như mộng, hiểu mà còn mê muội, cho nên Thánh nhân vạch bày mà chỉ cho đó. Muốn họ tìm cầu đó, dẫn dắt mà tiến đến đó, muốn họ đạt đến đó. Có người cho rằng, Phật sao từ mà loạn đó, làm nhà mà ném vất vật báu, giẫm đạp trên đường mà xả bỏ đất. Lầm hoặc cũng quá lắm vậy. Giác ấy là dùng nói ở gần thì dứt trần lao, lắng Thần minh, chánh gốc để tu ngọn, dùng nói ở xa thì rõ suốt sanh tử đại ngụy bên ngoài để đến vắng lặng mà thường tỏ sáng. Nhàn nhàn cùng Thánh nhân đồng đức, giác đó có công hiệu vậy. Như vậy, lớn thay? Đạt đến ư? Không thể dùng ngôn từ nói hết, không thể dùng trí để đắc. Thần mà minh, còn ở nơi người ấy!

Việc làm của Thánh nhân tôi, đang ở đời nhà Chu hưng thạnh, khí lành hiện ở đời Chiêu Vương (Cơ Hạ 1000-9 trước tây lịch thời tây chu) mà Chu thư chẳng biên chép, bởi lánh dị vậy. Hóa nhân từ Tây cực mà đến, tới thời Mục Vương (Cơ Mãn 9-921 trước tây lịch thời Tây chu) thời thần du (= Phật diệt độ). Điều ứng của Thánh nhân đến Các Hạ vậy. Mười tám vị Dị Tăng đến trong thời nhà Tần, mà Thủy Hoàng (Doanh Chính 2-209 trước tây lịch) lấy làm quái lạ, khi ấy Phật pháp đã dần truyền bá ở phương Đông. Đến thuyết mộng Kim nhân ở thời Hậu Hán (= Minh Đế-Lưu Trang 58-, mộng thấy người vàng), thanh giáo bèn phấn phát. Đó là minh số đang dấy khởi vậy. Ra từ kia mà chẳng ra ở đây, tại sao? Vì kia là một trung tâm lớn của một thiên hạ, để phô bày trung tâm lớn của tâm đó, quyền đó, Đạo đó vậy. Thánh nhân dùng Đạo làm, dùng quyền thích nghi do đó ra bày vết tích. Phàm Đạo ấy là lý trung của Thánh nhân, quyền ấy là sự trung của Thánh nhân vậy, chỗ sanh ra là phô bày trung tâm của Thánh nhân vậy. Phô bày trung thì tâm của Thánh nhân có thể biết, lý trung thì Đạo của Thánh nhân đạt đến vậy, sự trung thì sự của Thánh nhân được vậy. Truyện nói kia là một thiên hạ, chỗ bao gồm ấy như ở Trung Quốc cho là thiên hạ ấy vậy gần như có trăm số, mà Trung Quốc cho là Thánh nhân tôi chẳng sanh ra từ Trung Quốc mà sanh ra từ giống Di. Há chỗ thấy đó chưa rộng lớn ư? Xuân Thu dùng Từ đánh cử bất nghĩa, mới di địch đó, dùng người địch cùng người Tề thề bắt giết được nghĩa, mới Trung Quốc đó. Xuân Thu hẳn là pháp của Thánh nhân Nho gia vậy, đâu hẳn lấy chỗ sanh ra mà bàn nghị người ấy ư? Nhưng loại chẳng đủ để hết người, vết tích chẳng đủ để hết Đạo. Vì loại mà mong cầu Thánh nhân cũng chẳng trói buộc ư? Vì vết tích mà bàn nghị Đạo của Thánh nhân cũng chẳng là hư vọng ư? Thánh nhân xuất hiện sau đời của Ngũ đế, Tam vương, mà chẳng xuất hiện trước đời Ngũ đế, Tam vương, tại sao vậy? Thánh nhân chẳng phải cẩu thả mà xuất hiện. Thánh nhân vì chỗ cảm của tâm người mà xuất hiện. Trước đời Ngũ đế, Tam vương, tâm quần sanh chẳng cảm, nên Thánh nhân chẳng lại. Sau đời Ngũ đế Tam vương, tâm quần sanh cảm, vết tích của Thánh nhân do đó mà đến. Đạo ở nơi chúng sanh, đó gọi là Nhân; Đạo ở nơi Thánh nhân, đó gọi là Duyên. Nhân duyên có chín mùi và chưa chín mùi. Nhân duyên chín mùi, tuy chúng sanh chẳng cầu mà Thánh nhân hẳn đến. Nhân duyên chưa chín mùi, tuy chúng sanh mong cầu đó, mà Thánh nhân chẳng ứng. Vậy biết, Thánh nhân cùng chúng sanh bởi vì đạo mà tự nhiên tương cảm. Chẳng như ở đời có chỗ làm vì tình mà thủ vì tình mà xả ấy vậy.

Thánh nhân biết xa đạt đến xa, Thánh nhân tiên giác đạt đến giác. Cho nên giáo đó suy buộc từ trước Thái cực, tức Đạo là mở đầu của trời đất vậy. Nên sách làm rộng làm nhiều làm chẳng ước lược. Mênh mông thay! Chẳng thể dùng một lần qua mong cầu, chẳng thể dùng một ngày mà hết. Trị sách ấy, đó gọi là học; Học giáo ấy, đó gọi là xét; xét đạo ấy, đó gọi là đạt đến. Thiên hạ chẳng phải đạt đến mà không gốc, chẳng phải giáo mà không tỏ sáng, chẳng phải sách mà không biết. Cho nên, nghiên cứu đạo của Thánh nhân là không thể bỏ giáo ấy. Tham tầm giáo của Thánh nhân là không thể vất sách ấy. Nay biện giải Đạo ấy mà cự giáo ấy, kiểm hiệu giáo ấy mà chẳng đoái hoài sách ấy, cũng chẳng hư vọng ư? Nho gia nói: “Tuy có thức ăn ngon mà chẳng ăn, không biết ý chỉ ấy vậy. Tuy có chỉ đạo mà chẳng học tức chẳng biết khéo ấy vậy”. Chẳng ấy việc ư? Cho rằng Đạo đó không đủ pháp, suy Đạo mình để biện giải đó; cho rằng sanh ấy chẳng đủ rõ, viện dẫn sách mình đi để so sánh đó. Phàm cùng người làng tố cáo mà dẫn người nhà làm chứng, xác đáng ư? Hẳn là chẳng xác đáng vậy? Đạo ấy là gốc của thiên hạ, sách là vết tích của thiên hạ; Sự ấy là dị của thiên hạ; Lý ấy là đồng của thiên hạ. Dùng lý mà chất ngại sự là công của thiên hạ, tìm vết tích để nghiệm gốc là thường của thiên hạ vậy. Phàm, vất sách mà biện giải Đạo, bỏ lý mà đoán sự, thiên hạ như vậy mà làm đó, ông thấy có nên chăng?

Thời xưa có cổ Thánh nhân là Phật, là Nho, là Bách gia. Tâm thì một mà vết tích đó thì khác. Một ấy là đều muốn mọi người làm thiện, khác ấy là phân gia mà mỗi mỗi làm nên giáo riêng của họ. Thánh nhân mỗi mỗi có làm giáo của họ nên phương pháp họ dạy người làm thiện có cạn có sâu, có gần có xa. Và đến cả dứt tuyệt ác mà người chẳng tổn hại nhau thì đức của họ đồng vậy. Ở sau thời Trung cổ, đời ấy rất bạc bẻo, Phật là giáo đó cùng mong mà ra đời, cùng giúp để mở rộng, làm thiện trong thiên hạ là ý trời đó ư? Hay làm của Thánh nhân đó ư? Chẳng lường biết vậy. So sánh trong thiên hạ không thể không có Nho gia, không có Bách gia, không thể không có Phật. Khuyết thiếu một giáo thì tổn mất một thiện đạo của thiên hạ. Tổn mất một thiện đạo thì ác rong thiên hạ tăng thêm nhiều vậy. Phàm, giáo ấy là vết tích của Thánh nhân; làm được đó, là tâm của Thánh nhân vậy. Thấy tâm đó thì thiên hạ không có chẳng phải, theo vết tích đó thì thiên hạ không có chẳng quấy. Cho nên, bậc Hiền là quý biết được tâm của Thánh nhân. Văn Trung Tử nói: “Quán sát Hoàng Cực nói thẳng bàn nghị, biết Phật giáo có thể dùng một vậy”. Vương thị gồm như thấy được tâm của Thánh nhân vậy.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19