ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

BIA – KÝ – MINH – BIỂU – TỪ

BÀI MINH THÁP CỐ HÒA THƯỢNG CẦN CÔNG Ở THIỀN VIỆN TƯ THÁNH TẠI TÚ CHÂU

Tháng tám năm Nhâm Dần (1062) thuộc niên hiệu Gia Hựu (1056106) thời Bắc Tống, người ở Tú Châu nghinh thỉnh cốt thân Cố Hòa thượng Cần Công về tôn trí bảo tháp ở núi An Lạc tại Dư Hàng. Từ mới đầu, đệ tử bẩm pháp của Cố Hòa thượng, là Sa-môn Tỉnh Văn, bậc Nho giả ấy nghe An Viễn mách bảo, mới nhờ Khế Tung tôi biên ghi làm bài minh đó.

Hòa thượng húy là Thạnh Cần, vốn giòng họ Ta, nhưng vì không tìm được gốc ngọn của giòng họ đó, bèn theo giòng họ Thích, là người ở Thọ Dương thuộc Tượng Quận. Hòa thượng đồng chân xuất gia, giữ lễ tôn thờ Thiền sư Duy Tề ở núi Bạch Dung tại Quận tượng. Trong niên hiệu Đại Trung Tường Phù (100-1017) thời Bắc Tống, do tụng kinh trúng thi, bèn được xuất gia xuống tóc. Và cũng năm đó (?), Hòa thượng thọ giới cụ túc tại chùa Diên Linh ở Quế Quản. Trở về lại Bạch Dung thì gặp phải Thầy vừa thị tịch. Hoàn tất việc Tang lễ, Hòa thượng bèn mạnh mẽ theo hướng Tây vân du phỏng tìm bậc Sư tông. Hòa thượng bẩm tánh thuần ý sâu dày, xưa trước vốn có Đạo thức. Lúc còn trẻ nhỏ do tự phát minh, tham học các bậc Thạc sư lão thiền ở các châu Hành, Tương, Yên, Dĩnh, mà riêng rất thấu đạt Huyền chỉ nơi Hòa thượng Viễn ở Đức Sơn. Mới đầu, Hòa thượng đem Ngữ cú của Vân Môn đến thỉnh cầu Hòa thượng Viễn quyết trạch, tuy ân cần thưa hỏi suốt cả ba tháng, nhưng Hòa thượng Viễn vẫn chưa từng biện giải chút ít. Ý muốn để cho Hòa thượng tự khế ngộ vậy. Một sáng nọ, đã tỏ ngộ rồi, đến Hòa thượng Viễn xin chất vấn. Vừa thấy mặt, Hòa thượng Viễn bảo: “Ông đã thấu triệt vậy!”. Đương lúc ấy, Hòa thượng chóng cảm thấy tự thân

bay vượt giữa hư không, chẳng thấy phòng thất làm ngăn ngại. Trở lại chỗ đứng đó, tức khắp thân mình mồ hôi toát đổ như mưa. Hòa thượng ngộ đạo linh nghiệm như thế đó. Trước đó, Hòa thượng từng tham học ở một vị tăng khác, được trao truyền hành tập pháp Thiền định An Ban. Mới đầu trao pháp đó, Hòa thượng ngồi ngay chiếu đất, đốt lửa trên đảnh đầu trước vị thầy đó, bèn có ánh sáng khác lạ bắn vọt lên, tròn đỏ rực như mặt nhật. Ánh sáng dập tắt rồi, mà nguyên vẹn không tổn hại gì. Vị thầy ấy bảo: “Ông là pháp khí tối thượng thừa, hãy cố gắng đó, nếu không do đây tự hết vậy”. Hòa thượng có sự cảm thông, lại như thế đó. Về sau, mọi người tham học thiền mới ùn ùn hưởng mộ, đến Triết Tây xen lẫn dấu vết ở núi An lạc tại Dư Hàng.

Khoảng đầu niên hiệu Hoàng Hựu (109) thời Bắc Tống, Gia Hòa Thái thú Niếp Công, đã nhiều năm nghe đạo phong của Hòa thượng, vì dẫn dắt người trong quận nên cầu thỉnh Hòa thượng nhậm lãnh đồ chúng ở đó. Trải qua mười hai năm, người ở Tú Châu bất kể Hiền ngu, nam nữ đều cảm mộ phong đức ấy mà chuyển hóa lớn. Bạn đạo thường ngày đến pháp hội đó không dưới vài trăm, phòng ốc tự viện hoàn toàn sửa sang, Tăng chúng luôn đầy đủ, mà ở Tú Châu có Thiền Cư là do tự Hòa thượng hưng khởi vậy.

Đến ngày Nhâm dần, tháng năm, năm Canh tý (1060), tức năm Gia Hựu thứ năm, Hòa thượng hiện tướng cảm chút bệnh, an tọa đoan nghiêm, nói kệ mà thị tịch, hưởng thọ sáu mươi tám tuổi, bốn mươi hai Hạ lạp. Đến ngày Kỷ dậu cũng trong tháng năm đó, tuân theo giáo mà trà tỳ, có được xá lợi năm sắc, văn vẻ sặc sở không thể tính kể. Đệ tử do Hòa thượng hóa độ, có như Sa-môn Tông Ích nối dõi pháp đó mà lãnh chúng ở một phương. Ngoài ra còn có các vị như “Tỉnh Văn, Hữu Xướng. Lúc bình sanh, Hòa thượng từ gom nhặt những ngữ yếu xưa trước biên ghi thành sách, đề là “Nguyên Tông Tập”. Mà về sau các học trò mới lưu truyền đó. Nhưng Pháp sở đắc của Hòa thượng, thật là bí yếu của chư Phật, là sở tông của quần sanh, là sở truyền của chư Tổ ấy vậy. Chẳng phải nói hay nín mà có thể thấu đạt vậy, nhưng chẳng phải nói hay nín lại không thể hơi phát. Nên Hòa thượng đợi người tiếp chúng tuy ân cần dạy răn, mà nói đó thường giản đơn, cơ duyên đó chẳng phiền khuôn vết lớn, yếu Đạo đó là từ đức vào người rất sâu. Cho nên, Hòa thượng thị tịch, người ở Tú Châu khắp thành đều gào khóc, như chịu tang người thân vậy.

Các vị ấy cho rằng, Khế Tung tôi đối với Hòa thượng đạo giao cùng biết rất rõ ràng sâu sắc được chỗ xuất xứ đó, mới đem văn giao

phó. Tuy cố nài nỉ nhưng trọn chẳng được chối từ. Xin ghi lời minh rằng:

“Chỉ cốt đặc viên, chỉ Đạo cũng vậy
Chẳng sanh chẳng diệt, không thiên không lệch
Chế tiểu Di Thạch Lặc, mà đây Pháp thường truyền”.

BÀI KÝ ẢNH ĐƯỜNG CỐ HÒA THƯỢNG XIÊM Ở THIỀN VIỆN TƯ THÁNH TẠI TÚ CHÂU.

Thiền sư cảm bệnh, tôi từ Hàng Châu đến thăm hỏi thuốc thang, Thiền sư thường ngoảy nhìn mà bảo: “Tôi già yếu lại bệnh tật, đó hẳn đã vậy, chết lại phiền lụy đến các ông đào bới mà chôn lấp. Ông nên vì tôi mà ghi chế nối dõi pháp đó”, và bèn trao cho tôi nguyên do đó vậy. Tôi trở về lại Hàng Châu chưa bao lâu thì quả nhiên Thiền sư thị tịch. Người học chẳng đều thiêu đốt mất đó, cuối cùng không được mà tạo dựng tháp đó. Nên tôn trí Danh tích của Thiền sư ở Ảnh Đường, nhờ Trưởng lão Thiền sư Cần hiện nay khắc đá để lưu truyền đó.

Cố Thiền sư húy là Khánh Xiêm, tổ tiên xưa trước vốn người xứ Kiến Dương, giòng họ Phạm. Giòng họ Phạm nhiều đời thường là sĩ tộc, thân phụ và ông nội của Thiền sư đều làm Quan sĩ, chẳng lại phải biên ghi vậy. Mới đầu, Thiền sư nhân thân phụ làm quan mà sống ở Cối Kê, đến lúc thân phụ qua đời tại quận Hải Diêm, Thiền sư bèn cùng thân mẫu gìn giữ gia sản nên ở tại Tú Châu. Khi ấy, Thiền sư vừa mới năm tuổi, mà khí mạo tốt lành xông tỏ, thân mẫu lấy làm lạ đó, nên bảo theo Sa-môn Tử Chiếu ở Tịnh Hạnh, tức nay là Tinh xá Tư Thánh, mà cầu xin xuất gia. Qua hơn mười tuổi, được xuống tóc, thọ giới cụ túc tại chùa Linh Quang, tập học các kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác ở giảng sư, sống giữ thuần tố trong suốt mười năm. Qua tuổi rõ ràng, Thiền sư liền rộng vân du phương ngoài, tham vấn khắp các Thiền yếu, lại trải qua mười năm mới trở về. Mới đầu tại Tú Quận chưa từng có Thiền Cư, tiếp đãi người đến cũng có chỗ khuyết thiếu. Nhưng khi Thiền sư đã trở về, mới một mực đổi thay viện đó, chuyên cùng chúng ở dẫn dụ đồ chúng đó, tức như Thiền quy của các Viện chủ ở mười phương vậy. Khi đồ chúng đã có phần ổn định, Thiền sư bèn dựng lập am riêng ở nơi vườn rừng, thuần hành hạnh Đầu đà, chẳng ra chẳng vào lại suốt mười chín năm. Tuy vận mặc áo xấu, ăn thức ăn dở, như tự thấy yên ổn như vậy, sống không sao. Gặp cố Thiền sư Thanh ở Tuyết Đậu đến nơi am của Thiền sư mà nói: “Lành thay! Nhân giả, mới đến vậy thay!”. Nhân đó nêu bày hết pháp sở chứng đó, mà Thiền sư Thanh rất phải đó. Cuối cùng cũng tiếp thừa ở Thiền sư Thanh.

Đến trong niên hiệu Thiên Thánh (1023-1032) thời Bắc Tống, Quận thái thú Trương Công mong mỏi Thánh cao đó, mới trở lại Phương trượng để cử hành Thiền. Nên sự việc đó đợi cố Hàn lâm học sĩ Diệp Công Đạo Khanh dùng trong Duẫn lãnh quận, thấy mà càng vui mừng bèn tôn kính làm Trưởng lão, bảo truyền Pháp đó. Qua hai mươi năm trọn dùng vật cũ đó.

Than ôi! Thiền sư sống ở đời bảy mươi sáu năm mà sáu mươi hai hạ lạp. Thiền sư dẫn trị viện đó, từ lúc trẻ khỏe đến tuổi già suy suốt bốn mươi sáu năm. Đối với người rất trang nhã, đối với chính mình rất liêm ước, ăn uống tự dụng thảy đều thuần tố tiết kiệm, chẳng hợp với trụ đương thời, cho nên các học trò cho là khó mà ít thân gần. Chỉ các Sĩ Đại phu trong Thiền sư nghiêm tu tinh khiết nên chẳng nhẫn đem các thứ rượu thịt tanh nồng làm rối loạn Thất đó.

Trước đó, tại Ngô Trung, chư Tăng tọa pháp mất hẳn thứ tự, liền dùng thế cao thấp, chẳng lại dùng giới đức để luận, Thiền sư bùi ngùi, từng vài lần gởi thư đến Quan cầu xin xử lý. Người đời đều chẳng ngó ngàn thuyết đó, mà Thiền sư chưa từng tự ngăn cản. Đến lúc Diệp Công Đạo Khanh chuyển vận Ngô Việt, Thiền sư lại gởi thư đó, mà Diệp Công chấp thuận, bèn chánh chỉnh việc đó ở tại Quận. Thế rồi, Tăng chúng ở Tú Châu quả nhiên suy tôn Thiền sư ở tòa cao. Mới gặp lại, bèn liền tụ tuyệt, nối gót chẳng dùng tục gần mười lăm năm. Nhưng cũng là thiên tánh công chánh tha thiết đối với Hộ pháp vậy.

Xưa trước, Thiền sư từng cùng nói với tôi rằng: “Tôi không khả năng đem Đạo ban thí cho vật, Đức hạnh cũng chẳng đủ đáng trông, thật lấy làm thẹn với Thánh nhân xưa trước vậy. Tạm nhẫn nhìn loạn Pháp đó là càng thẹn nữa vậy”. Tôi liền nói lại với Thiền sư rằng: “Chẳng hẳn phải khiêm nhường vậy. Tông môn Tào Động là Đạo diệu của thiên hạ, mà người học hiếm ít thấu đáo. Mười hai hạnh Đầu đà là hạnh rốt ráo của xuất thế, là chỗ khó của bọn chúng tôi. Hay vì pháp mà phấn phát, chẳng đoái hoài tự thân, cũng là việc khó thể làm của người. Với ba điều đó sư điều được mà hành đó, sao lại thẹn ư?” Thiền sư bảo: “Tôi đâu dám được như thế”. Tuy nhiên, tôi tầm thường lấy khải mà ngợi ca đó đối với chúng tôi, bởi muốn đó có chỗ khuyên vậy. Thiền sư đã thị tịch đến nay, năm Kỷ Hợi (năm Kỷ Hợi (1059) (tức thuộc niên hiệu Gia Hựu (1056-106) chứ không phải là Hoàng Hựu.) thuộc niên hiệu Hoàng Hựu (109-105) thời Bắc Tống, thật đã năm năm rồi vậy. Buồn thay!

BÀI MINH THÁP ĐẠI SƯ PHỔ TỪ Ở LINH ẨN.

Pháp sư húy là Ấu Mân, vốn giòng họ Diệp, người xứ Ngọc sơnTín Dương. Từ thuở bé thơ Pháp sư đã có chí xuất tục. Xin cùng song thân, được chấp thuận, Đại sư bèn vào Lan nhã Hưng Giáo thuộc trong ấp đó, nương theo Sa-môn Tĩnh Đàm cầu xin xuất gia. Sau khi đã thọ giới cụ túc, Đại sư mới vân du khắp bốn phương phỏng hỏi đạo. Đến Hổ Lâm ra mắt Thiền sư Huệ Minh, chợt nhiên có đạo khí, Đại sư bèn liền phục ứng giữ lễ làm học trò, dốc lòng học pháp đó, việc pháp không khó dễ, đủ lấy làm thường đó vậy. Lâu sau, Thiền sư Huệ Minh bảo Đại sư trông coi việc chùa đó. Sau đó không lâu, chùa gặp phải nạn lửa đốt hại lan tràn hết mới tính chỗ mất mát đó, những người đồng sự lấy làm nguy ách đó đều lo buồn là họa. Đại sư mới bảo đó rằng: “Tôi không coi việc chùa, tất cả tội đều tại tôi, riêng mình tôi nhận chịu đó, các ông chẳng hẳn phải lo sợ vậy”. Quan lại quả nhiên không vào chùa xét hỏi Đại sư, mà bắt người giữ việc nấu bếp vậy. Đó há là chỗ người xưa nói gặp nạn không tạm khỏi đó ư? Sau đó, Thiền sư Huệ Minh thị tịch, hoàn tất việc tang lễ, Đại sư liền dẫn đồ chúng đó mà bảo: “Bản phủ thỉnh Đại Trưởng lão Huệ Chiếu Thông Công trú trì chùa đó, để kế thừa Thiền sư Huệ Minh”. Chỗ bao gồm là để trông coi chùa giúp đó, nên chung sức cùng làm lại chùa đó, chưa đầy mười năm mà dựng xây phòng nhà sừng sửng có hơn ngàn gian, lại hùng vĩ hơn so với xưa trước.

Trong khoảng niên hiệu Khánh Lịch (101-109) thời Bắc Tống, triều đình dùng tiến cử đó mà ban tặng Chương phục, về sau lại ban tặng hiệu là Phổ Từ. Đến lúc Trưởng lão Huệ Chiếu thị tịch, Đại sư đang cảm mắc bệnh nặng, cũng gắng sức bệnh mà lo việc lễ tang đó. Mới đầu, Trưởng lão Huệ Chiếu sắp thị tịch có để lại Di thư, đề cử Đại sư tự thay thế. Quan phủ nghi ngờ việc ấy, chẳng chấp thuận, để Linh Ẩn đổi thay đề cử vị Tăng làm chủ việc chùa đó. Đại sư phụng sự vị Tăng đó càng cung kính, không mảy may tâm niệm bị lận hiện bày nơi dáng vẻ và tiếng nói, nên mọi người càng mến đức đó. Bấy giờ Tri phủ Long Đồ Quý Công biết đó, mới đem lên Tinh xá Thiên Trúc, bảo Đại sư làm Trưởng lão ở đó. Đến lúc Quán Văn Tôn Công mới bắt đầu làm Tư Chánh Đại học sĩ đến Hàng Châu, đặc biệt vì chuyển dời Đại sư trở lại làm chủ chùa Linh Ẩn. Mới ngày đầu tiên, Đại sư giảng Pháp, các hàng Công Tôn Đại Sư áo mão sang quý đến dự chẳng những cả trăm người, dự hội đốt hương, nghe Đại sư giảng Pháp, và các hàng Tăng tục già trẻ sang hèn chen vai mà đến có cả muôn người. Ngày đó, tiếng người, vết xe đầy tràn cả núi cốc. Hưng thạnh của Pháp tịnh đó sống lại như thế vậy.

Đại sư bẩm tánh khoan dung bình thản từ thứ, cùng người bao gồm mà phần nhiều đều dung nhiếp mà người cũng rất tốt lành đó. Nên Đại sư ở chùa đó vừa mới sáu năm, mà chùa càng tu, chúng càng Tĩnh. Đại sư độ Đệ tử được hai mươi ba vị.

Đầu tháng mười một năm Ất hợi, thuộc niên hiệu Gia Hựu (105-

106), (trong niên hiệu Gia Hựu không có năm Ất hợi, và năm Ất hợi (1035) hay (1095) thì hẳn là không phải), bỗng nhiên Đại sư cảm chút bịnh mà năm. Trước lúc thị tịch một ngày, Đại sư cùng nhờ nói sắp giao việc chùa và trông coi Thiền đức hiện nay, ngữ khí rõ ràng chánh xác như ngày trước bình thường không suy yếu. Đến ngày mười ba, lúc gà gáy, Đại sư thức dậy súc miệng rửa mặt, hỏi giờ khắc rồi mới ngồi yên mà thị tịch, thọ sáu mươi mốt tuổi với bốn mươi mốt Tăng lạp. Mãi đến ngày hai mươi chín tháng đó (11) mới nhập tháp trong tường thành của chùa, ngay hướng Bắc của khe suối Hô Viên. Nhập tháp xong, biết Đại sư đem Hành trạng đó cầu nhờ soạn văn mà làm bài minh đó. Nhưng pháp đó trong Cao Tăng Truyện xưa trước phàm chúng tôi đối với giáo phó đó có Đức của ngôn từ và người có công đó mới biên ghi đó. Như nay, Linh Ẩn là một ngôi chùa rất danh tiếng trong thiên hạ, hẳn trong Phật pháp chúng tôi vì đó mà buông giữ vậy. Than ôi! Đại sư Phổ Từ ở chùa đó lúc bình sanh có công hiệu như vậy, há chẳng phải là đối với Pháp có công ư? Nên tôi chẳng nhún nhường mới dẫn nêu việc đó mà biên ghi vậy. Và xin ghi lời minh rằng:

“Chỉ công ở Pháp, chỉ Đức ở Pháp,
Pháp đã chẳng sanh, Thắng duyên đó đâu có dứt ư?”
Chỉ thạnh thiện của Đại sư thường vậy,
Chẳng hết chẳng đổ, đoán có thể thấy vậy”.

BIỂU VĂN THÁP CỐ ĐẠI ĐỨC HẠNH THIỆU

Ở CHÙA BẢO THẮNG TẠI NÚI THẠCH BÍCH – HÀNG CHÂU. Chùa Thạch Bích cách Hàng Châu ba mươi dặm, chạy theo Long Sơn mà về hướng Tây, sâu thẩm mà vào cốc tối. Có vẻ đẹp của khe suối Thạch nham, tuy khí tượng ở đó trong lành, mà người đời chưa từng biết đến. Từ khi Đại đức Hạnh Thiệu và người anh là Pháp sư Hạnh Tĩnh ở đó, thì tôn ấy mới lan tỏa, cũng là đất do người mà hiển bày vậy.

Đại đức húy là Hạnh Thiệu, vốn giòng họ Thẩm, người xứ Tiền Đường thuộc Hàng Châu. Mới đầu, thân mẫu mộng thấy được vị Dị Tăng cho viên xá lợi, bèn nuốt đó, nhân vậy mà mang thai. Đến lúc sanh ra Đại đức, tỏ tánh thuần mỹ chẳng như những trẻ nhỏ khác, không thích ăn thịt cá, ham mê nghe Phật sự. Vừa mới mười hai tuổi tìm đến Thiền sư Diên Thọ – Trí Giác cầu xin làm đệ tử, song thân bèn chấp thuận đó. Đến lúc đắc giới Cụ túc, Đại đức chuyên luyện thông luật bộ. Đương lúc ấy, Quốc sư Thiều ở tại núi Thiên Thai, đạo phong vang vọng, Đại đức mới vén áo tìm theo đó. Quốc sư Thiều vừa thấy gặp mà liền mến quý, bèn bảo Đại đức đến học pháp Tam Quán ở Pháp sư Hy Tịch tại Loa Khê. Nhân đó, cùng người anh là Pháp sư Hạnh Tĩnh đều tôn thờ Pháp sư Hy Tịch giảng cầu Đại nghĩa. Ở đó chưa bao lâu, mà sở học đã thành tựu, bèn trở về lại Hàng Châu, tức tu bổ lại chùa cũ đó. Sau đó, Đại đức cũng nhường chùa ấy cho Pháp sư Hạnh Tĩnh làm Hội giảng chúng. Pháp sư Hạnh Tĩnh cùng Đại đức đều xuất gia từ Thầy Trí Giác, mà Đại đức làm Pháp huynh, còn pháp sư Hạnh Tĩnh làm anh thế tục. Pháp sư Hạnh Tĩnh là do tố đức tự phát, trước đó sáu mươi năm, tuy các bậc túc học danh tăng vẫn đều suy tôn đó là Cao nhân. Đương thời nên làm chỗ nương tựa của người học. Đến lúc Pháp sư Hạnh Tĩnh chuyển dời giảng ở chùa khác, mà Đại đức lại đến ở Thạch Bích, trong suốt thời gian năm mươi năm đó, gìn giữ tiết tháo ở núi rừng đó, chưa từng tạm đến trong xóm làng lân cận, giữ thân tu khiết. Những người có sự nhận biết đều ngợi ca đó là thanh ước. Một sớm mai nọ, Đại đức hiện tướng cảm chút bệnh. Đến đêm sau đó ba ngày, căn dặn đồ chúng đó. Mới đầu nhóm chúng uống trà, cùng trao khí rồi, bèn ngồi mà thị tịch. Lúc đó Đại đức thọ tám mươi tuổi, sáu mươi tám Tăng lạp.

Qua hai mươi năm sau, tôi mới đến Thạch Bích, gặp đệ tử của Đại đức là Sa-môn Giản Trường, mới nghe được Đạo phong đó. Samôn Giản Trường cũng là người giới khiết, hay gìn giữ khuôn phép xưa trước đó, bèn cùng người em đồng học là Sa-môn Giản Vi cố đem bài chí về tháp Đại đức giao phó cho tôi. Tôi từng nói đó rằng: “Điều trong giáo nói: “Nhân sanh khó gặp là vài đầu mối, mà Thiện Tri thức lại rất khó nữa vậy”. Nên sách thế tục nói: “Người Hiền thiện, tôi không được mà thấy gặp đó vậy. Được thấy có thường, đó có thể vậy”. Người Hiền thiện thật khó gặp đó vậy.

Như Đại Đức xuất gia ở Thọ Công (Diên Thọ-Trí giác) học pháp ở Tịch Công (Hy Tịch). Thấy biết ở Quốc sư Thiều Công, Thiều Công là người chẳng thể lường vậy. Kỳ tiết dị đức, Đạo hạnh tỏa khắp, mà Thọ Công và Tịch Công cũng là bậc có Đạo của chúng ta vậy. Thiên hạ đâu có thể được nhiều. Như Đại đức lúc đầu gặp mà thân gần tàn rụi đó, giả sử được một lần thấy đó, đã rất tốt lành vậy, huống hồ nhân nơi người mà được Pháp ư? Vẽ Đẹp như thế nơi Đại đức có lắm nhiều vậy. Đại đức lại là anh em với Pháp sư Hạnh Tĩnh, đồng chuyên học thân gần đạo, nương náu tự dưỡng ở núi rừng, đó là vẻ đẹp của bình sanh đáng nên biên ghi vậy. Tháp đó ở trong vườn thuộc phía Tây của chùa, nên dùng bút mà biên ghi Biểu văn này vậy.

Ngày mười một tháng hai năm Quý tỵ (1053) thuộc niên hiệu Hoàng Hựu (109-105) thời Bắc Tống vậy.

AI TỪ TRÍ CHÍNH THỊ LANG TRUNG SƠN CÔNG.

Cố Thị lang Trung Sơn Công, ngày hạ táng tang lễ có người khách cảm đức xưa trước của Thị Lang mà làm Ai từ để phô bày ý vậy. Nhưng, khách vốn là người nhà Phật. Ngoài để lại hình chất mà bên trong dung chứa tình ngụy, không tiện có chỗ cảm mà Ai đó vậy. Bởi không nhẫn thấy Hiền nhân đó qua đời mà đạo của Quân tử càng hiếm ít. Than ôi! Đó chẳng thôi, hãy mượn Ai mà từ đó. Tuy nhiên, công đức của Thị lang ở người, danh và tích có Thái sử truyền bá đó, mà người ấy chưa hẳn đều biết gốc Công đức của Thị lang là thấu đạt (chí) ấy vậy. Chỗ gốc của Thị lang là Thành thật vậy. Nên mới đầu, Thị lang tu thân phụng sự song thân, mà người trong làng xóm đều học theo đó. Đến tuổi Trung niên ra làm Quan ở Triều đình mà giữ tiết tháo lớn chẳng biến đổi, mà Thiên tử luôn đề cao đó. Đến lúc tuổi già, dùng Lễ cáo lui, phô bày bậc thầy của các Sĩ Đại phu mà thiên hạ ứng nghi đó. Nhưng hành đạo của kẻ sĩ ở đời, phần nhiều mới đầu nhạy bén mà giữa chừng lười biếng, trước phải mà sau sai quấy. Có ai như Thị Lang tiến thối trước sau không mất một mảy may. Bởi Thị Lang tu thành thật sâu dày ở gốc mà khiến nên vậy. Thị Lang đã từ tạ bỏ đi Hiên niệm, lại càng lấy sự Thanh tịnh mà dưỡng thọ mạng đó, nên lờ mờ tủi nhục sự giao du của Thị Lang, cũng là thân gần biết được đạo đức của Thị Lang sở dĩ thấu đạt, lại rõ ràng có thể ở pháp ấy vậy. Than ôi! Tủi nhục đoái hoài chờ đợi của Thị Lang khác lạ vậy, chẳng lại còn thấy vậy. Xin ghi bài Từ:

“Lông vẫy tốt nhiều vậy, chỗ Rồng phụng bày.
Rồng chẳng thể ẩn vậy, Phụng chẳng thể suy
Nhân luân chỉnh chỉnh vậy, chỗ Thánh Hiền nhờ.
Thánh chẳng thể mất, Hiền chẳng thể tiệt.
Người đã lão thành vậy, đã cùng Hóa…
Điển hình tuy còn vậy, đâu thể gần nhìn.
Đêm dài tối mịt vậy, lại sáng lúc nào
Thần minh đi rồi vậy, vắng vẻ nào biết.
Đạo đức trải đời vậy, chỗ các Tâm suy
Thanh bạch truyền nhà vậy, đời đời đáng theo.
Ngũ phước quý trọng vậy, Thị Lang được đó
Thời phân riêng khó vậy, ai cùng bằng rộng,
Người thọ trăm năm vậy, Thị Lang muốn đủ
Con hiếu cháu thuận vậy, sao hẳn thêm buồn
Chỗ tôi buồn thương vậy, Hiền giả ít đượm
Thuần thành chẳng nói vậy, đạo Quân tử nhỏ
Muôn loại phân luân vậy, tà chánh cùng quấy.
Riêng đừng lẽ đi vậy, không ai trù theo,
Gió Thu se se vậy, sương trắng lả tả.
Cỏ cây linh lạc vậy, gò đồi cao vợi
Linh xa riêng cử vậy, cờ đỏ vút bay
Nhìn đây biệt ly vậy, mờ mịt dài xa!”

AI TỪ LÝ HỐI THÚC THÔI QUAN.

Lý Hối Thúc ở Lũng Tây qua đời, có người cho biết tin đó. Nghe vậy tôi vô cùng xót thương, vã lại, có chỗ cảm vậy. Hối Thúc là người có tuấn tài, vốn do khí lực của tài đó mà tự hào kiệt, nên đối với văn chương biện luận không lắm suy nhường. Tháng hai năm trước, dẫn dắt thí sinh đến nơi Thất tôi cùng trò chuyện, trọn ngày mà chẳng thể rời đi. Thường nói là: “Xưa trước gọi là Phương bào bình thúc. Tôi nay trông nhìn sư chẳng đủ sách vậy, bèn tự bùi ngùi cùng biết đó muộn”. Đến lúc được chuyển thư nhường đó quá ngợi khen, lại nói: “Mới nay, trong thiên hạ, người Hiền mà có thức được mấy ai ư? Ở Trọng Linh sao lại nhường?

“Sau đó có vài lần cùng trò chuyện, suy khiến ở khoảng giao du, kỳ hẹn sắp trở lại kịch luận. Tuy nhiên, tôi chẳng phải người đó, châm chước ý mến thương đó, há chẳng có nghĩa đó biết tôi ư? Cách biệt đi một năm, chí mới hùng mạnh, đâu tỏ ngộ đó chợt nhiên mà đã mất ư? Người xưa đem đời sống con người mà sánh ví tợ mây nổi rồi chợt nhiên tan, không thể gìn giữ lâu bền. Như thế nên tin đó vậy. Xin ghi lời Từ rằng:

“Trước nghe Hối Thúc chí khí hùng
Nay nghe Hối Thúc chợt chẳng còn
Mới biết chưa tin tiện hẳn vậy
Định nghe bất chợt lòng tự thương.
Lòng thương Quân tử sao tha thiết
Nghĩ ông chưa trải tấm lòng son
Hiền lương chẳng toại chết theo việc
Đáng tiếc trách Tiên tài diễm còn.
Lục Cơ anh em đều mất sớm
Chi Lan rơi rụng sao cùng mong
Nhà cao mẹ cha tóc phủ áo
Ban ngày dằn dặc buồn chưa tan.
Nhớ ông năm trước đến Thất tôi
Chỉ chỏ nói cười tiếng rẽ rành
Người nghe sợ khen nào tuyệt đến
Quấy quấy phải phải cùng chăng tàng.
Đương lúc vâng vậy rất tương đắc
Thanh sắc khảng khái lắm du dương.
Mới bảo Bình Thúc chẳng đủ sách
So le tự ngại nào dám đương
Mây trắng có kỳ còn cùng đợi
Đâu ý hồn đi thành mênh mông.
Triết nhân từ xưa hiếm người thọ
Lý trời vì sao chẳng thể lường!”

AI TỪ CHU THÚC TRÍ.

Chu Thúc Trí tên là Trắc, vốn người xứ Tầm Dương, Cửu giang. Từ tuổi nhỏ đã thông minh mẫn ngộ, đọc sách hay nhớ kỷ, từ sáu sách Dương Mạnh, cho đến Sử của Tư Mã, thuyết của Lão Trang, liệt ngự khấu, và kinh nhà Phật tôi, trải qua mắt bèn thông hiểu đó. So sánh xưa nay, viện dẫn việc cũ, động có điển cứ, từng kinh hãi người nghe. Tất cả đều phục cao luận đó, làm văn học Dịch hệ Từ, cao kỳ rất khéo, thẹn với đua tranh, vội vàng chẳng đổi giữ gìn đó, nên danh chẳng nhờ gá lắm, giao du bè bạn thường vì phận nhà nghèo khó, thêm nữa song thân già nua nên cố gắng đó. Đến ngoài bốn mươi tuổi, mới dùng tài năng khéo tốt khắc đẳng cử, sau đó báo với Hữu ty, trở về quê nhà chuyên đem Đạo đó dạy dẫn người sau. Tại Giang Châu, phong tục cướp bóc khinh rẻ, người đó ít thể trang chỉnh, mà Thúc Trí khảng nhiên ở với quê nhà, mà hàng hậu học sanh sau chẳng dám tứ ý phóng túng.

Tháng tư năm trước, được con của Thúc Trí nói rõ Phục thư, lại nghe Thúc Trí đã qua đời từ tháng bảy năm Quý mùi (103). Than ôi! Tôi từng cùng Thúc Trí kết bạn, phàm có bàn luận chẳng vì Đạo cùng khế hợp, chưa từng mở miệng nói lời đó. Trung chánh của giao Đạo, tự cho là người xưa chẳng thấu đáo như vậy. Tới lúc đến Ngô Việt chẳng cùng gặp nhau đã sáu bảy năm. Ngày đêm mênh mông, nghĩ trở về lại Tầm Dương, mến mộ phong thái của Tuệ Vĩnh, Tuệ Viễn, Tông Bích, Lưu Di Dân, cùng với Thúc Trí đều già lão cùng ở dưới rừng. Kịp đến tin đây, tôi chẳng trọn giúp việc ấy. Than ôi! Giao đạo đó đã vậy ư? Buồn thay! Người đó không còn thấy lại nữa, nên lời Từ đây để ngợi ca đức đó vậy. Xin ghi lời Từ rằng:

“Núi của Sông chừ! Khang Lô rõ linh
Nước của Sông chừ! Cửu giang trong vắt.
Hợp khí đó chừ! Sanh người tinh anh
Ông được đó chừ! Đã thông lại minh,
Đạo đức tu chừ! Khí thức rộng lớn
Trọn chẳng bày chừ! Đoạt hóa đời lắng
Thọ của ông chừ! Khiến danh chẳng hủ
Phước của ông chừ! Học hỏi giàu có
Nhân nghĩa gia truyền chừ! Con cháu giữ báu
Ai bảo đã qua chừ! Chẳng sáng đời sau.
Sông Bồn nỗi trời chừ! Duyên lắng lăn tăn
Đá trắng cỏ xanh chừ! Ngày chiều sâm sai
Như người chẳng về chừ! Muôn xưa ly biệt
Cùng trông gò mộ chừ! Ngàn dặm y y”.

THUẬT XÁ LỢI HÀNH ĐẠO Ở

CHÙA TINH NGHIÊM TẠI TÚ CHÂU

(Tiếng Phạm gọi là Xá lợi, Trung Hoa gọi là Thân Cốt ).

Đạo hẳn có chỗ nghiệm, chẳng có chỗ nghiệm, ai thấy Đạo đó thấu đáo (= chí) hay chẳng thấu đáo ư? Xá lợi của Phật, là nghiệm của Đạo ấy vậy. Phàm, Đại chí (thấu đáo rốt ráo) của Đạo hẳn suốt cả nhân thần sống chết mà Diệu đó. Thánh nhân dùng Diệu đó thì ở trong u tối mà hay hưng hiển, ở nơi trong sáng mà hay biến không, cho nên Thánh nhân mới sanh đó vậy. Khéo tốt lành đời mà không tốt lành, mới chết đó vậy. Ngầm Thần mà dùng Thần, Xá lợi là phô bày cả trăm đời mà nghiễm nhiên, công hiệu linh đó, thì thiên hạ chẳng thể lường, há chẳng phải làm của Thần đó ư? Nay, phàm chín phái triết học và cả trăm nhà dùng Đạo đó mà làm, đó là thiên hạ rối ren, nghĩa là Đạo đó thì cùng với Phật chưa từng khác vậy. Xét nghiệm đó thì thiên hạ không có vậy. Tranh giành tôn quý bậc thầy đó thì cho là Phật chẳng đủ. Cùng Thánh nhân đó mà so sánh thì chết của người đó vậy, chưa trọn ngày mà hình thối rả, chưa trọn năm mà cốt mục nát. Thần đó thì mênh mang, sao có ở hốt hoảng. Há đạo đó cũng có chỗ chưa đạt đến so với Phật ấy ư?

Xưa kia, Phật pháp mới lưu truyền đến trong thời nhà Hán, mà người Hán chẳng rõ biết, truyền đến trong thời nhà Ngô mà người Ngô chẳng tin thực. Họ đều chuyên theo Nho Lão mà chống cự đạo ta, nên Tôn giả Ca-diếp Ma đằng, Sa-môn Khương Tăng Hội đem xá lợi để nghiệm đời Phật, từ đó hợp nhiên mà hưởng ứng theo. Phàm, Đạo xa vậy, mà nghiệm gần vậy. Quán gần vậy là phát đó vậy, quán xa vậy là thấu đạt đó vậy. Thấu đạt đó là Thánh nhân, dùng nghiệm quán Đạo thì thô hay diệu có thể xét vậy. Dùng Đạo để quán Thánh nhân mà lớn nhỏ có thể thấy vậy. Người cũng có nói: “Giáo đó có việc lớn không thể nghĩ bàn”. Càng biết Phật làm Đại Thánh nhân, chẳng vậy đó ư? Nhưng trông thấy xá lợi trong thiên hạ xưa nay có lắm nhiều, có cuộn quanh giữa hư không mà bay liệng, có không duyên mà cớ mà đến, có phát sáng tỏa chiếu đồng như nhật nguyệt, có chẳng thể thiêu đốt, có chẳng thể vỡ nát. Xá lợi của hành đạo như vậy ngày đêm triển chuyển mà chẳng dứt, mà thiên hạ chưa từng thấy vậy. Bưng pháp đó cung kính thì Khánh đạt càng chuyển, như cùng ý người mà cùng ứng khác ư? Đẹp xinh thay! Vật của chí Thần cũng chẳng hẳn lớn vậy, nghiệm của chí đạo chẳng hẳn nhiều vậy. Xét đó mới đầu đặt để thì nói được đó ở Ngô Việt, nên Quốc sư Thiều Công bởi được ở Nhạc Dương của Lương, Vương Tiêu xét chỗ truyền đó ấy vậy. Thế mà Tiên Vương của giòng họ Tiền bên trong nơi khánh đạt vàng dùng tháp đồng nhỏ mà phong bịt đó đặt để ở chùa Linh Quang (Tên cũ của chùa nay) gần cả trăm năm vậy. Thiều Công là bậc chí nhân, gọi xá lợi đó, một là Hành Đạo, một là Nhập Định. Nhập Định là bí ẩn mà không thể thấy. Hành Đạo là giúp tháp mà trang bày đó. Đó há chẳng vì chư tăng đời sau không khuôn phép đạo mà tục bạc ít tin, sẽ cũng có chỗ khuyên mà phát đó ấy ư? Nên thuật ý đó bảo chúng tôi dùng hiển bày.

ĐỀ Ở VÁCH TƯỜNG ẢNH ĐƯỜNG VIỄN CÔNG.

Sự tích của Viễn Công, người học tuy thấy mà ít có thể cùng tận đó, khiến đời chẳng rõ ràng trông thấy đức của tiên Hiền, cũng là lỗi quá của người sau vậy. Tôi đọc “Cao Tăng truyện”, “Liễu Xá Ký”, và các bản ghi lục mới cũ ở Cửu Giang, rất mến mộ Viễn Công, gồm có sáu việc có thể dùng để khuyên vậy. Lại nên nêu dẫn để giải thích đó, xếp đặt nơi ảnh đường để chỉ bày lại là: Lục Tu Tĩnh là một học giả dị giáo, mà đưa tiễn qua Hổ Khê, đó chẳng vì người mà bỏ lời thề vậy.

Đào Uyên Minh là người đắm say rượu chè, mà lại cùng kết giao, đó là gạt bỏ tiểu tiết mà lấy thấu đạt đó vậy. Cao Tăng Bạt Đà vì hiển dị bị ruồng duổi mà mời lại cùng ngợi khen đó, bởi trạng có nhận biết mà nắn sửa tật Hiền vậy. Tạ Linh Vận vì tạp tâm chẳng giữ, mà kết quả chết bị luật hình, bởi biết khí đó mà cẩn trọng việc chung cùng ấy vậy. Lô Tuần muốn phản, mà lại nắm tay cầu xưa cũ, bởi tự tin đạo vậy. Hoàn Huyền khua oai, mà chống kháng lại khuất, bởi có đại tiết vậy. Phàm, từ xưa đến nay, nhân tình không ai chẳng sợ oai mà tạm khỏi, quên nghĩa mà lánh nghi ngờ, ham sanh mà mờ tối sự thật, bạn đảng với thế lực mà nhẫn chịu cô quạnh, trang sức hành vi mà sợ lụy, tự mình phải mà quấy với người. Ai có đạo tôn quý một đời làm Hiền, làm thầy chịu vì phiến ngôn mà theo người đó ư? Ai có xưa trước bẩm thọ thắng đức làm hạnh sáng sạch, lại chịu giao du với kẻ say sưa mà cao chuộng thành đạt đó ư? Ai có khuất cúi sự tôn quý của người lễ tiếp khách bị xua đuổi mà bày tỏ Hiền đó ư? Ai có chống kháng kẻ sĩ thạnh danh chẳng cùng đối với giáo mà khắc toàn chung ư? Ai có nghĩa chẳng lánh họa thuần hóa xưa cũ mà tin đạo ư? Ai có gặp phải oai phong của Tướng soái đang lúc giết phạt bạo ngược, mà giữ đạo chẳng nhiễu loạn, toàn tiết ư?

Đó, nên Viễn Công có thức lượng xa lớn riêng vượt ngoài xa nay vậy. Như phù trì mang đội chí giáo mở lớn Thánh đạo, cứu giúp trời người đó, chẳng phải nhờ mới có thể tận cùng Thánh đó ư? Hiền đó ư? Kỳ vĩ lớn lao thay! Ôi khí lục hợp phong thanh danh vang của Viễn Công vậy. Sắc thu của bốn biển rung động trong thần núi, thanh cao của Viễn Công vậy. Người, Tăng, Rồng, phụng cao vái tiếp Sào Hứa, tức phong phạm của Viễn Công vậy. Mây trắng núi đỏ cây ngọc cỏ Dao là nơi ở của Viễn Công vậy. May được sau Viễn Công mà sanh sống, tuy mến mộ đó mà lại bàn luận, chiêm ngưỡng di tượng đó, cúi đầu kính lễ, nguyện đem văn tệ ghi đề ở vách tường phòng thất.

ĐỀ SAU TRUYỆN MAI PHƯỚC.

Ban Cố nói: “Mai tử Chân từng làm Nam Dương úy bất đắc chí, bèn tự dẫn đi biến đổi họ tên để làm Giám môn ở Cối Kê”. Lại nói: “Tiên đi, nên sau đó người nói”. Chẳng qua là cho rằng, Tử Chân hay dùng Tiên Úy làm Lại Ẩn, khéo cùng thời thế nổi chìm, luôn luôn dẫn việc đó làm úy là mỹ ngôn, cũng là chỗ không rõ ràng của người học vậy. Nhỏ nhen thay nói vậy.

Tử Chân là người lỗi lạc có tiết tháo lớn phấn phát, chẳng đoái hoài tự thân, trung với nước nhà, lo âu cho thiên hạ ấy vậy. Đang lúc triều đại nhà Hán mất chính lý, gốc ngọn đều trái ngược, Tử Chân giận ghét tà thần dùng việc trộm lộng quyền lớn, nên phát tức dâng thư luận về Đại thể đại yếu của nước nhà, hưng hành lễ độ lên dùng người tài tuấn hiền lương. Tuy xúc chạm bọn dèm pha dua nịnh mà không chỗ lánh kỵ, nhưng từ khí thẳng thắng, ý muốn cảnh động chúa ở đương thời. Tuy thư từng dâng tấu mà chưa trọn chẳng tỏ hiểu, cuối cùng đất đổ ngói vở, khiến đương thời tạm hơi dùng lời nói đó, mà xã tắc của Cao Tổ (?) chưa hẳn táng mất.

Than ôi! Tử Chân ở địa vị cuối Cửu phẩm, triều đình không một để ý viện dẫn lên, cứng rắn phấn phát chí trung dũng mạnh quá người, nhả từ hỗ trợ nguy ách của nước nhà, đi ngược vảy rồng mà tìm đến miệng Hổ; chẳng trên bước chân mà họa đến thân đó. Thế mà còn chẳng lấy làm sợ hãi, thật khảng khái đại trượng phu vậy! Ôi! Xưa nay những người đọc sách làm học, ai chẳng ôm khí tự thấy làm anh hùng ở khoảng bằng du. Như có một lời trái ngược, chẳng hợp ý đó, hẳn liền phát hận mắng rủa, hận chẳng thể giết đó như thù. Đến lúc đó đứng nơi Triều đình, thấy có bất nghĩa, tuy đại chí ở hại giáo hóa thương phong tục, lấy đó chẳng thiết đối với chính mình. Tuy thấy như không thấy, tuy nghe như không nghe, luôn luôn theo mà nịnh nọt đó. Nếu đó hư bại thì chụm miệng mà cười đó. Đây nghe phong của Tử Chân, nên làm Tâm thế nào? Tử Chân qua đời ở cuối thời Tiên Hán, đến nay trên dưới có hơn ngàn năm, đối với Huyện úy chưa có như Tử Chân ấy vậy, hay có mà chưa nghe thấy ư? Tôi thường đau khổ vì ở đời không biết đạo của Tử Chân, đức của Tử Chân, nhọc đề cao được Thuật Tiên đi đó, nên ghi đề từ vậy.

BIÊN GHI CUỐI TRUYỆN VĂN TRUNG TỬ.

Đọc “Vương Trách Tập” của Đông Nghiệt Tử, mới biết Vương thị giả thật có sáu kinh của Khổng Tử, biết Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Lý Tĩnh, Đỗng Thường, Ôn Ngạn Bác, Ngụy Trưng, Tiết Thâu, Đỗ Yêm… quả nhiên đều là đệ tử của Văn Trung Tử ấy vậy. Đọc “Đường Thư”, “Truyện Vương Bột”, mới biết Văn Trung Tử là Tổ của Bột, quả thật từng làm Nguyên Kinh. Vương Trách chết năm Trinh Quán thứ 1 (66) thời tiền Đường, cách đời của người anh đó rất gần, hay nói việc ấy vậy. Xót xa thay! Các ông Phòng, Đổ, Ôn, Ngụy, Vương Bột đều không viết một chữ để truyền Hiền của Văn Trung Tử! Mà “Tùy Thư mất ghi chép đến đời sau, nên cho việc của Văn Trung Tử chẳng đủ tin. Đến lúc

Hàn Tử nổi tiếng văn chương, Học sĩ trong thiên hạ tôn Hàn là Hàn Dũ, chứ không xưng là Văn Trung Tử. Lý Cao lại xem thường sách đó, so sánh như gia giáo của Thái Công, mà người học chuộng chẳng lấy Văn Trung Tử vậy. Nhưng Vương thị hay tiếp tục sáu kinh của Khổng Tử, chuộng Á của Khổng Tử vậy. Hàng thức giả nên đem đạo của Thánh nhân so sánh mà chánh đó. Đạo của Văn Trung Tử đó nếu cùng Khổng Tử hợp là nối dõi của Khổng Tử, mà có và không của sách truyện chẳng đủ làm tin. Tình ghét thương của người thời nhà Tùy muốn khinh miệt Thánh hiền đó có thể được ư? Mạnh Kha há không nói: “Tận tin biên ghi chẳng như không biên ghi”. Tôi thấy Trung thuyết đọc Thơ đó nói: “Bốn danh năm chí”, đọc Thư nói: “Bốn chế bảy mạng”. Nguyên kinh thì nói: “Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần mất vì họa nước nhà đó, mà khéo lập pháp đó, có đạo của Thánh nhân”. Than ôi! Không thấy Lục kinh đó, hãy ghi đây để lại người học.

BIÊN GHI SAU LÝ HÀN LÂM TẬP.

Tôi đọc: “Lý Hàn Lâm Tập” thấy thơ Lạc Phủ đó có hơn trăm bài, ý đó là tôn trọng nước nhà, làm chánh nhân luân, trác nhiên có phong của Chu Thi, chẳng phải nhọc ngâm vịnh tình tánh oái ẩu cẩu thả tự tiện mà thôi. Rõ ràng, đương thời Tiền Đường có thiên hạ đến đời thứ năm, Thiên Tử (Duệ Tông-Lý Đán 65?) ý lắm Thanh sắc, hình như chấp chính hơi cởi mở, để bọn gian tà được vào trộm lộng quyền bính, gặp binh giặc Lộc Sơn phạm khuyết, mà Minh Hoàng đến Thục. Rõ ràng, Mẫn Thiên Tử thất thủ khinh bỏ Tông miếu, nên làm biệt ly xa để giết đó. Đến lúc làm “Thục Đạo Nan”, vì giết cường hoàng của chư hầu, làm “Lương Phủ Ngâm” thương Hoài Trung mà chẳng thấy dừng; làm “Thiên Mã Ca” buồn thương vất bỏ tài hiền mà không ghi lục công đó, làm “Hành Lộ Nan” ác dèm pha mà không được cùng tận thần tiết đó, làm “Mạnh Hổ Hành” phẩn hận Hồ lỗ loạn Hạ mà nghĩ an Vương thất, làm “Dương Xuân Ca” để răn Dâm lạc không tiết, làm “Mã Tê Khúc” để tránh ham Sắc mà không ham Đức, làm “Chiến Thành Nam” để chê hết binh lính không tốt. Như thế đó không thể thảy đều nói và phóng bỏ đi. Còn làm “Thu Phổ Ngâm” mang rõ ý người chủ chẳng trọn hoài mong. Cuối cùng vất bỏ ở khoảng giang hồ, bèn quanh co. Ngoài ra, khinh đời đánh uống quá say, ngụ ý ở pháp của Đạo Sĩ, nên họ giao du xem tặng đưa các thợ tạp dùng thuyết của Thần Tiên. Phàm chỗ làm của Tánh là chỗ đến của Chí. Tiểu nhân thì dùng ngôn từ, Quân tử thì dùng thơ. Do ngôn từ và thơ để cầu chí đó thì Quân tử và Tiểu nhân có thể cùng tận đó. Như thơ của Lý Bạch vậy. Như vậy mà Tánh đó cùng với chí há là Tiểu hiền ư? Như đương thời thủy chung người đó tận cùng tài đó mà dùng đó khiến lập công nghiệp, sau biết quả đó không thể vậy. Đời gần đây nói Lý Bạch thanh tài quá khí, chỉ trích tiên nhân. Đó đâu hẳn vậy ư? Nhìn thơ đó thể chế tài tư như núi rung biển động, cao vợi mênh mông không thể cùng cực. Nếu đương thời được dự gạn lọc của Thánh nhân có thể tham Nhị nhã, nên cùng phong hóa của nước nhà mà truyền đó đến vô cùng, mà Ly Tao, Tử Hư chẳng đủ để cùng sách.

BIÊN GHI SAU TRUYỆN GIA CÁT VÕ HẦU.

Khổng Minh lúc mới đầu tự thân cày ở Long Trung, từng tự so sánh với Quản Trọng, Lạc Nghị. Người thời bấy giờ chẳng có ai hẹn được, chỉ Bình Từ Thứ ở Thôi Châu lấy làm vậy. Tôi khảo xét sự tích Khổng Minh, đó là lấy chí công của thiên hạ để làm tâm, muốn chinh phạt Ngụy là để dựng lại xã tắc nhà Hán, cùng hợp với Quản Trọng ở chỗ là tập hợp chư hầu thành một để giúp thiên hạ. Lạc nghị chẳng giết cử tức thành Mắc chi, muốn chuyên dùng Vương Đạo một kết quy thiên hạ. Đạo đó đâu khác ư? Lưu Bị ba lần đến mới thấy gặp. Khổng Minh mới cùng Lưu Bị họa kế, sao đó khéo vậy! Đến lúc quân Lưu Bị thất bại, tự thân trốn đến Hạ Khẩu mà Khổng Minh đến nói với Tôn Quyền, được binh lính tiếp viện, đánh phá Tào Tháo ở Xích Bích. Đó cùng với Lạc Nghị nói Thiệu Sở Ngụy, khiến Thiệu hám Tần vì đánh lợi của Tề, mà Nghị đều được binh lính của năm nước Sở, Ngụy… đánh Tề, phá đó tiếp tế hướng Tây. Mà tài lược đó kỳ vĩ cùng Lạc ngang bằng vậy. Dẫn các quân từ phương Bắc đổ vào Hán Trung, đến lúc sắp phát hành, dâng sớ, cùng với Lạc Nghị báo gởi thư của Yến Huệ, trung nghĩa đó đồng loại. Chỉ gặp chủ đó trong thời khó, chẳng như đắc chí của Quản Trọng vậy. Giả sử Khổng Minh gặp thời thạnh, trời chẳng đoạt tuổi thọ đó, được dùng việc đó thủy chung, khôi phục lại nhà Hán mà bình nhất thiên hạ, hưng sùng Vương Đạo, thì Quản Di, Lạc Nghị gần như chẳng kịp vậy. Tiếc đó khinh dùng mã súc bèn bại ở Nhai Đình, hại việc hay đó. Nhưng Gia Cát Khổng Minh hiền hào tuấn kiệt còn lầm mờ ở biết người như vậy, huống người chẳng như Khổng Minh mới khinh tin ư? Người lợi khẩu mà dùng đó cũng chẳng dễ ư? Răn đó thay! Răn đó thay!

BIÊN GHI SAU TRUYỆN PHẠM TUY.

Mới đầu, Phạm Tuy cải đổi họ tên, tự xưng là Trương Lộc tiên sanh, vào đất Tần nói với Tần Vương, chỉ điều lỗi của Nhưỡng Hầu là tướng của Tần. Tần Chiêu Vương bèn đuổi Nhưỡng Hầu, thâu ấn tướng đó. Và liền bái Phạm Tuy làm tướng, hiệu là Ứng Hầu. Ứng Hầu nhậm dùng Trịnh An Bình, sai đem binh lính đi đánh Triệu. Ứng Hầu lo không biết tính chỗ ra đó, mà Thái Trạch mới từ hướng Tây vào Tần ra mắt Chiêu Vương, sai người tuyên lời cảm giận Ứng Hầu. Ứng hầu phục nói đó, mới cử Thái Trạch. Ứng Hầu nhân đó lấy cớ bệnh từ tạ xin trao ấn lại. Phạm Tuy đã hết làm tướng, Tần Chiêu Vương bèn phái Thái Trạch làm tướng. Thái Trạch làm tướng Tần được vài tháng, hoặc có người ghét ganh, sợ bị giết chết, sau đó cũng lấy cớ bệnh xin trả lại ấn tướng đó. Trang Tử nói: “Một con ve sầu mới được chỗ râm mát đẹp mà quên thân nó. Con Bọ ngựa báo ngăn che mà bắt đó. Thấy được mà quên hình nó. Con chim khác khác theo mà được lợi. Thấy lợi mà quên thật đó”. Trang Chu xót xa mà bảo: “Ôi! Vật hẳn cùng lụy vậy”. Đó cùng với Phạm Tuy, hai ba ông cùng khuynh mà cùng đoạt, có gì khác ư? Muốn điều muốn của người, người cũng muốn đó. Ai nói là có thể hẳn gìn giữ giàu sang đó ư?

NGỢI CA TRUYỆN ĐOÀN THÁI ÚY THỜI TIỀN ĐƯỜNG.

Thái úy Đoàn Tú Thật trước tiên bị người dùng việc đoạt đi Binh quyền mà không oán hận, đến lúc cứng rắn phấn phát hòm sách đánh giết Chu Thử. Chẳng đoái hoài một cái chết, mưu đồ chỉ còn Vương thất. Xưa trước xưng gọi đó là Bề tôi của xã tắc vậy. Lại nói là giết thân để thành nhân, lại nói là gặp nạn không tạm khỏi, mà họ Đoàn đều được đó vậy. Người nói hoặc lại bảo là: “Đoàn Thái Úy nhỏ bé yếu đuối, động mà chẳng nghịch vậy, rất thuộc loại Nho giả”. Đến lúc phấn phát đánh tù phản tiếng mắng gằng vút mà khí quen muôn phu, mũi nhọn sáng hoắc múa máy trước mặt mà chọn chẳng biến đổi sắc mặt. Có gì mạnh hơn vậy ư? Mạnh như gió thổi, xe như sấm sét đánh, khẳng khái hùng vĩ vượt cao ngoài xưa nay. Thái Sử Công nghi ngờ Điền Hầu ở Họa Đồ, tin có đó vậy. Than ôi! Phần lớn xưa nay nhân tình được thạnh của quyền thế, chẳng khua động chủ thì kiêu, thời đến khí mất đó thì oán, mong chẳng thể tự còn, luôn luôn mưu tính làm không khuôn phép. Như Thái úy Đoàn Tú Thật là được đó mà chẳng lấy làm may mắn, mất đó mà chẳng làm oán hận. Thành và bại chỉ tại lúc chưa quyết mà vì chết theo Vương Thất, phỏng theo Hoài Âm Hầu, Hàn Tín thì Hiền đó xa vậy.

NGỢI KHEN HIẾU THIỆN.

Thiện của Thánh nhân lấy người làm thiện, người đó hẳn là hiếu thiện. Cản trở thiện của người để tự thiện, người đó hẳn là ghét thiện. Người hiếu thiện, đạo đó hẳn rộng, người ghét thiện, sống đó hẳn nhục. Hiếu thiện thì người thiện trong thiên hạ vui dùng thiện đó báo, nhóm tụ thiện của thiên hạ lấy làm hạnh. Đạo đó cũng chẳng rộng lớn ư? Ghét thiện thì người thiện trong thiên hạ tuy sợ nghe chỗ thiện đó, bưng bít thiện của thiên hạ lấy làm ngôn từ. Sống đó cũng chẳng nhục ư? Thuấn là người hiếu thiện thời xưa, Nhan Tử cũng là người hiếu thiện thời xưa. Thuấn ấy là Thánh nhân của thời xưa vậy, ở ngay đời của Nghiêu khắc đều làm hiếu, chung chung lại chẳng cách gian, thiên hạ chẳng kết quy ở Chu mà kết quy ở Thuấn, mà thiên hạ đều có thiện đối với Thuấn ấy vậy. Đến lúc họ nghe một ngôn từ thiện thấy một hạnh thiện, như khơi sông ngoài chảy sầm sầm chẳng thể ngăn cản vậy. Nhan Tử là Hiền nhân của thời xưa, sống đương thời của Khổng Tử, ôm đạo của Thánh nhân cùng ở nơi hẻm hóc hẹp hòi, người chẳng kham ưu lo đó, mà Nhan Tử chẳng đổi niềm vui đó, ngõ hầu ư? Thánh nhân sở dĩ ngợi khen đó, mà thiên hạ đâu có thiện đối với Nhan Tử vậy. Đến khi họ nghe một điều thiện của người thì chăm chăm phục ứng.

Như nay chỗ gọi là thiện nhân, tôi chưa thấy có như Thánh Hiền của Thuấn và Nhan Tử vậy. Thiện đó chưa hẳn là thiện đối với người trong thiên hạ. Đến lúc họ nghe thiện của người, ai chịu chảy xiết mà hành đó, cũng ai chịu chăm chăm mà phục ứng. Người theo mà bưng bít đó có đó, người biện rành hẳn hình ở ngôn từ, người vụng chạt hẳn hình ở sắc. Hoặc thiếu mà ngợi khen đó người đó vậy. Chẳng phải tình cùng bằng đảng thì chẳng làm vậy.

Than ôi! Muốn danh đó chẳng nhục, họ có thể được chăng? Rộng lớn của đạo đó vậy, có thể được chăng? Người thời nay không như thời xưa xa vậy. Nên gọi hiếu thiện, nếu không phải người của Thánh Hiền thì không thể hiếu thiện vậy. Tận cùng trời đất, phô bày đến muôn đời, chỉ có Thuấn và Nhan Tử mà thôi vậy. Tuyên bày ở đạo và danh đó, truyền đó đến vô cùng vậy.

TRUYỆN LỤC THIỀM

Lục Thiềm người xứ Đàm Tân, Đằng Châu, do khéo giỏi thơ văn nên tiếng tăm vang tới tận Sở Việt. Trong bài vịnh Bộc Bố, viết rằng:

“Linh nguyên người chẳng lường,
Ngàn thước treo đầu mây.
Sắc núi nhuốm không được,
Thần Công cắt cũng khó
Hạ phun Quyến điểu ngưng,
Thu vẩy Đẩu ngưu lạnh
Đợi đến ngày mênh mông,
Làm sóng đổi khéo xem.”

Đó, các Thi nhân rất ngợi ca, mà làm khách chết ở núi Tư Không thuộc Du Huyện. Thuở nhỏ, tôi đến Hành Sơn, gặp Cao Lãng là người ẩn dật nói với tôi rằng: “Xưa trước Lục Tiên sinh là người Ấp của ông, mới thời đầu nước nhà, nhà họ Liêu do làm thơ rất hưng thạnh, mà Thi nhân khắp bốn phương mến mộ nhà họ Liêu nên đến Hành Sơn rất đông nhiều”. Riêng Lục Tiên sinh làm thơ phần nhiều là câu cú cảnh răn, tuy mến mộ Liêu Dung cũng cùng suy cao, nhưng Lục Tiên sanh chẳng chỉ khéo giỏi thơ văn mà thôi, còn hiểu biết đại khái về Vương Bá, cũng đợi có chỗ khó gặp, nên trong ngôn ngữ thơ đó thấy có chí ý, như hai câu cuối của bài Vịnh trên nói “Đợi đến ngày mênh mông, làm sóng đổi khéo xem”. Thường quấn khăn áo vải, khéo nắm cao tiết, đến đâu, đóng cửa tự ở, chẳng chịu cùng người thường giao tiếp. Tôi nghe phong thái đó lại tán thán đó là: “Lục tiên sinh người cùng Ấp, hay khéo dùng thơ, vượt cao ngoài đồng bạn, đó cũng Hiền vậy, mà phụ đạo giữ tiết, chẳng làm a dua đời cẩu thả hợp, mà muốn tự có chỗ khó gặp”. Tuy Khổng Mạnh còn chẳng được chí đó mà sống vậy, cũng chẳng khéo ư? Nhưng trong thiên hạ, như Lục tiên sanh theo chết nơi gò hốc là hạng nào?”

TRUYỆN HÀN KHOÁNG.

Hàn Khoáng tự là Nhiếp Sanh, là một ẩn sĩ vậy. Hoặc có người nói là con cháu của Hàn Thông ở thời Ngũ Đại. Đầu thời Bắc Tống, gia đình đó bị phá tán, Hàn Khoáng đang còn bé nhỏ, có người trộm giấu mà dưỡng nuôi. Đến lúc hơi biết số phận gia thế mình, Hàn Khoáng cũng bèn tự trốn mất ở xứ Dương Việt, chỉnh tề to lớn. Lúc tuổi trẻ nhậm hiệp túng rượu đánh kiếm. Một sáng nọ cảm ngộ, liền nghiêm khiết thân vén áo, vân du khắp Danh sơn, mến mộ Đạo gia, bỏ ăn dẫn dắt, làm người trầm lắng cương nghị, ít nói, lo lắng nhưng có khi xa, cam chịu ăn mặc xấu dỡ. Đến ở đây, bèn liền đóng cửa, chẳng giao tiếp với người đời. Các Quan tôn quý như Thứ Sử túng cầu đó, mà chưa từng có cho thấy gặp, hoặc hơi thấy gặp chỉ một lần bái tiếp, bèn tự dẫn chẳng lại cùng trò chuyện. Thuở thiếu thời, tôi biết Hàn Khoáng ở Nhạc Mê, người đó đã già, lặng lẽ, chẳng vọng nói việc gì. Nhưng người nhiều vui thích cao nghĩa đó mà tự khuyên. Mới đầu tôi cho Hàn Khoáng là cây gỗ vụng về ít văn vẻ, khi vân du đến Hồng Tĩnh thấy chúc từ đó hoàn hảo khả quan, nghe bình sanh đó rõ ràng hơn càng tin, đó có đức mà có ngôn từ vậy. Cuối đời, cùng Hàn Khoáng mất ở Tương Đàm vậy.

BÌNH SÁCH CỦA THANH CÔNG Ở BẮC SƠN.

Tôi xin bình phẩm rằng: Cao tăng Thần Thanh ở thời Tiền Đường không ưa thích Thiền giả, tự tôn quý tông của chính mình, mới viết sách mà chèn ép đó, bảo là: “Truyền pháp Hiền Thánh đó chỉ là Thanh văn, như Ca-diếp… Tuy nói là hồi tâm, mà còn là Tiểu trí, đâu có thể truyền Tâm ấn của Phật ư?” Lại dẫn trong Truyện Phú Pháp tạng nói: “Xưa kia, Thương-na-hòa-tu bảo Ưu-ba-cúc-đa rằng: “Tam muội của Phật hàng Bích-chi không biết, Tam muôi của Bích-chi hàng Thanh văn không biết, Tam muội của các Đại Thanh văn thì các Thanh văn khác không biết. Tam muội của A-nan nay ta không biết, Tam muội của ta nay ngươi cũng không biết. Như vậy, Tam muội đều theo ta diệt. Lại có bảy vạn bảy ngàn kinh Bản Sanh, một vạn A-tỳ-đàm, tám vạn thanh tịnh Tỳ-ni cũng theo ta diệt”.

Có vậy thay! Thần Thanh nhọc bày điều ưa ghét của chính mình mà không biết rất sai lầm về tiên Thánh. Mới đầu tôi thấy sách của Thần Thanh, thấy so sánh luận bàn về Tam muội đó tuy văn từ không đẹp, bởi vì khéo ghi nhớ kinh sách, chẳng khác biệt nghĩa lý nguyên do mà chẳng tức quấy đó. Đến khi khảo xét về thuyết của Thiền tông đó, gặn hỏi vài phen, liền gom nhặt điều chuộng của lưu tục, và việc dẫn sách truyện lại không được rõ ràng đó. Mới đầu tôi cho đó chẳng phải là chí luận, nên chẳng đủ mà lưu tâm để ý. Tôi mãi nghĩ suy điều nói là “Ca-diếp… đâu có thể truyền Tâm ấn của Phật”, đúng rất là nói cuồng. Sợ điều đó thiêu đốt làm mê hoặc thế tục, tăng thêm sự bới móc nhau của hàng sanh sau học cuối không thôi, mới cùng chánh đó, chẳng phải ham thích biện luận vậy. Phàm muôn sự thì lý làm gốc đó mà vết tích là làm ngọn đó. Người thông gốc đó nên được nhiều đó, người bó buộc ngọn đó nên nhiều mất mát đó. Như truyền pháp có cả vài mươi Thánh hiền, tuy chỉ bày đồng là Thanh văn mà đâu nên vì Thanh văn đều cùng tận đó ư? Trong kinh nói: “Nay Ta có chánh pháp Vô thượng…, thảy đều đem phó chúc cho Đại Ca-diếp”. Cuối cùng lúc nói kinh Đại Niếtbàn, Phật truyền nói: “Nay Ta có các Pháp Đại từ Đại bi Tứ thiền Tam muội vô lượng công đức mà tự trang nghiêm, mà Tỳ-kheo Ca-diếp cũng lại như thế”. Lại nói: “Ưu-ba-cúc-đa là Vô cấu tướng hảo”. Phật lại bảo “Tăng-già-nan-đề là Đức Như Lai Bà-la-vương ở thời quá khứ giáng tích làm Tổ”. Đồng loại như vậy có nhiều lắm, há chẳng phải Thánh nhân muốn phù trì pháp đó cùng nhau tôn kính mà hiện bày làm lớn nhỏ ư? Trong kinh Lăng Nghiêm nói có ba hạng A-la-hán: Một là Đắc quyết định tịch diệt Thanh văn A-la-hán; hai là Tăng tu Bồ-tát hạnh A-la-hán; ba là Ứng hóa chỗ Phật hóa A-la-hán. A-la-hán đó vì bản nghiệp thiện căn, sức phương tiện, nên hiện cõi nước chư Phật. Nên như Đại Ca-diếp truyền pháp vài mươi Thánh hiền, há chẳng phải là A-la-hán ứng hóa chỗ Phật hóa ư? Nhưng chỗ Phật hóa là nên có Tứ thiền Tam muội vô lượng công đức cùng Đức Như Lai không khác vậy. Chẳng khác so với Đức Như Lai mà truyền Tâm ấn của Phật, ai bảo đó không vậy ư? Như Thương-na-hòa-tu nói: “Tam muội của A-nan thì ta không biết, Tam muội của ta nay ngươi cũng không biết”. Đó là sợ có chỗ ức dương vậy, chưa thể gọi đó hẳn vậy. Trong kinh nói: “Vào Viễn hành địa đã được vô lượng Tam muội”. Phàm, vào Viễn hành địa, tức từ là Bồ-tát Thất địa vậy. Bồ-tát Thất địa còn có thể được vô lượng Tam muội, mà hóa Phật há đều không thể vậy? Nhưng chỗ truyền Tâm ấn của Phật cùng các Tam muội khác, nên khác ngày mà nói ư? Phàm, Tâm ấn là Diệu bản chủng trí của Đại Thánh nhân. Các Tam muội khác là Trí tuệ do Diệu bản phát ra, đều do Tam muội mà xưng đó vậy. Tâm ấn tức như trong kính nói là Tam muội của Tam muội Vương ấy vậy. Chỗ truyền của Như Lai là Tam muội đó vậy. Thần Thánh cho là các Tam muội khác ư? Còn chỗ đó gọi là “Bảy vạn bảy ngàn kinh Bản Sanh, một vạn A-tỳ-đàm, tám vạn thanh tịnh Tỳ-ni cũng tùy theo ta diệt”. Điều đó, tôi chưa thấy ở các sách khác, chỉ riêng Truyện Phú Pháp tạng nói. Đó còn hoặc nghi ngờ vậy. Giả sử khiến sách ấy không sai lầm, sợ chẳng phải cho là Truyền pháp Thánh hiền đó chẳng thể nhậm trì mà ấy vậy. Đó hẳn vì quần sanh đời sau có duyên phước lực càng kém yếu mà chẳng hơn giáo đó. Cho nên diệt đó, mới còn mất của Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt Pháp cũng tùy theo đời mà pháp có ô nhiễm hay hưng long vậy. Nào từng vì hoằng pháp Thánh Hiền đó mà khiến chánh hay mạt ư? Than ôi! Người học chẳng cầu kinh, không tận cùng lý, động sai lầm ý của Thánh nhân làm thuyết đó. Tuy khéo giỏi biên ghi liền việc của muôn đời, cũng đâu ích gì ư? Thư nói: “Ghi nhớ học của hỏi, chưa đủ để làm Thầy người” nghĩa là như Thần Thanh ấy vậy.

BÌNH VỀ VIỆC THIỀN TỔ TUỆ KHẢ TRONG TỤC CAO TĂNG TRUYỆN THỜI TIỀN ĐƯỜNG.

Bình rằng: Trong Tục Cao Tăng Truyện biên soạn ở thời Tiền Đường nói: “Tuệ Khả gặp giặc nên chặt tay cho”. Tôi xin biên ghi rằng: Sao kỳ lạ vậy ư? Tôi xét trong văn Bia, Pháp Lâm nói: “Đại sư Tuệ Khả đứng trong tuyết qua vài đêm, chặt cánh tay, đập dập thân mình để mong cầu khai thị”. Nhưng người làm Tăng truyện cùng đồng thời với Pháp Lâm, thuyết của Pháp Lâm hợp với sách Thiền, mà Truyện trái lại đó. Há chẳng phải gom nhặt nghe đó chưa thấu đáo ư? Ước cũng theo tà thuyết mà vọng, chẳng phải đó ư? Nên sách đó chẳng đủ để bình xét vậy.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19